Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

HIỆN TƯỢNG XĂM MÌNH CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------oOo---------

NGUYỄN THIỀU TUẤN LONG

HIỆN TƢỢNG XĂM MÌNH CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 60310301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHƢ TRANG

Hà Nội, 2018
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------oOo---------

NGUYỄN THIỀU TUẤN LONG

HIỆN TƢỢNG XĂM MÌNH CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHƢ TRANG

Hà Nội, 2018


2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn
trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Nếu có bất cứ sai phạm nào, tôi xin được nhận trách nhiệm theo quy định của pháp
luật và quy chế của nhà trường.

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thiều Tuấn Long

3


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin phép được giành lời cám ơn này tới Giáo viên hướng dẫn của tôi, PGS.TS
Nguyễn Thị Như Trang – người đã sẵn sàng ủng hộ ý tưởng nghiên cứu, đưa ra lời
khuyên cũng như những chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên
cứu.
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn tới các thầy cô Khoa Xã hội học, Đại học Khoa
học, ĐH Huế - những người đã tạo mọi điều kiện công tác để tôi có thời gian thực hiện
nghiên cứu của mình tại Hà Nội. Bên cạnh đó là lời cảm ơn gửi tới quý thầy cô trong
khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội - đã động
viên, hỗ trợ tôi trong quá trình làm luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Gia đình và các Bạn bè, Đồng nghiệp cùng các em
Sinh viên thuộc 8 trường đại học tại Huế và Hà Nội đã giành thời gian chia sẻ và tham gia

khảo sát online của tôi. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cám ơn chị Nguyễn Thị Sâm, học
viên lớp cao học Xã hội học – QH.2016, nhờ có sự giới thiệu của chị mà tôi mới có thể
tiếp cận được các bạn trẻ có hình xăm và thực hiện phần lớn các phỏng vấn thành công.
Trân trọng !

Tác giả

Nguyễn Thiều Tuấn Long

4


Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 8
2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................. 9
3. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................................... 9
4. Đối tượng, khách thể ...................................................................................................... 17
5. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................... 17
6. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 17
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 18

Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài .............................................. 22
1. Một số khái niệm then chốt ............................................................................................ 22
2. Sơ lược lịch sử của xăm mình và hình xăm: .................................................................. 23
3. Lý thuyết áp dụng........................................................................................................... 27

Chƣơng 2: Thái độ và Hành động xăm mình của giới trẻ Hà Nội .................... 37
1. Thái độ về xăm mình của giới trẻ Hà Nội ...................................................................... 37
2. Thực trạng xăm mình của sinh viên Hà Nội................................................................... 44


Chƣơng 3: Yếu tố ảnh hƣởng tới việc xăm mình của giới trẻ Hà Nội .............. 67
1. Một số yếu tố nhân khẩu xã hội..................................................................................... 67
2. Xăm mình và các mối quan hệ xã hội ............................................................................ 71
3. Xăm mình và ý thức về bản thân .................................................................................... 77

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 88
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 91

5


Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1: Tỉ lệ giới tính của sinh viên tại Hà Nội ........................................................................ 20
Biểu đồ 2: Tỉ lệ ngành học của sinh viên Hà Nội .......................................................................... 21
Biểu đồ 3: Thái độ về xăm mình của sinh viên Hà Nội ................................................................ 37
Biểu đồ 4: So sánh về thái độ về xăm mình giữa sinh viên Huế và Hà Nội.................................. 38
Biểu đồ 5: So sánh kết quả tìm kiếm giữa "xăm mình" và "tattoo" .............................................. 40
Biểu đồ 6: Lý do sinh viên Hà Nội ủng hộ xăm mình ................................................................... 41
Biểu đồ 7: Lý do sinh viên Hà Nội phản đối xăm mình ................................................................ 42
Biểu đồ 8: Cảm nhận đầu tiên khi thấy người khác xăm mình của sinh viên Hà Nội................... 43
Biểu đồ 9: Thực trạng xăm mình của sinh viên Hà Nội ................................................................ 44
Biểu đồ 10: Thời điểm xăm lần đầu tiên của sinh viên Hà Nội..................................................... 45
Biểu đồ 12: So sánh tuổi bắt đầu có hình xăm giữa Hà Nội và Huế ............................................. 46
Biểu đồ 13: Thời điểm xăm của sinh viên Hà Nội ....................................................................... 48
Biểu đồ 14: Vị trí xăm của sinh viên Hà Nội ................................................................................ 50
Biểu đồ 15: So sánh vị trí xăm giữa sinh viên Hà Nội và Huế ...................................................... 52
Biểu đồ 16: Việc tìm hiểu trước khi xăm của sinh viên Hà Nội ................................................... 61
Biểu đồ 17: Ý định xăm trong tương lai của sinh viên Hà Nội ..................................................... 63

Biểu đồ 18: So sánh ý định xăm mình giữa sinh viên Hà Nội và Huế .......................................... 64
Biểu đồ 19: So sánh việc xăm mình của sinh viên Hà Nội phân theo giới tính ............................ 67
Biểu đồ 20: So sánh việc xăm mình giữa Hà Nội và Huế ............................................................. 68
Biểu đồ 21: Những người có hình xăm mà sinh viên Hà Nội quen biết ....................................... 71
Biểu đồ 22: Người khuyến khích các sinh viên Hà Nội xăm mình ............................................... 72
Biểu đồ 23: Người có thể khuyên các sinh viên Hà Nội xóa xăm................................................. 74
Biểu đồ 24: Tiêu chí lựa chọn hình khi xăm của sinh viên Hà Nội............................................... 78
Biểu đồ 25: Tiêu chí quan trọng nhất ............................................................................................ 79
Biểu đồ 26: Mức độ độc lập và Tỉ lệ có hình xăm của sinh viên Hà Nội...................................... 82

6


Danh mục bảng số liệu
Bảng 1: Thông tin người tham gia phỏng vấn sâu......................................................................... 19
Bảng 2: Ngành học và tỉ lệ có hình xăm của sinh viên Hà Nội .................................................... 69

Danh mục hình ảnh
Hình 1: Phân loại hình xăm theo kích thước ................................................................................. 24
Hình 2: Hình xăm trên cơ thể của tội phạm Nga ........................................................................... 26
Hình 3: Phần lớn cửa hiệu xăm mình tại Hà Nội được viết bằng Tiếng Anh ............................... 39
Hình 4: Vị trí xăm mình trên cơ thể của người tham gia phỏng vấn ............................................. 54
Hình 5: Các vùng quy ước trên cơ thể: Linh hoạt, Riêng tư, Phóng khoáng .............................. 106
Hình 6: Ảnh hình xăm do người phỏng vấn đồng ý cung cấp (TT-001 tới TT-005) .................. 107
Hình 7: Ảnh hình xăm do người phỏng vấn đồng ý cung cấp (TT-006 tới TT-010) .................. 108
Hình 8: Vị trí của hình xăm tại phía trước (hoặc mở) của cơ thể ................................................ 109
Hình 9: Vị trí của hình xăm tại phía sau (hoặc khuất) của cơ thể ............................................... 110

7



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các hình ảnh trừu tượng, sự chuyển dộng của những mùi dùi, những thông điệp
được truyền tài qua hình khổi và màu sắc - mỗi hình xăm là một câu chuyện và mỗi câu
chuyện có thế được hiểu theo nhiều cách khác nhau; cùng với bấm khuyên, đeo vòng,
nhuộm tóc, sơn màu lên tuờng, mặc quần áo hippi và phóng mô tô quanh các con phố
thanh niên ngày nay sử dụng hình xăm như một cách để thể hiện cá tính của mình, gây ấn
tượng với người khác và để lại dấu ấn riêng. Tuy nhiên, những dấu ấn được thế hiện qua
các hình xăm nói trên không phải khi nào cũng được hiểu và đón nhận một cách thiện
cảm.
Không quá khó dễ nhận ra điều này trong cuộc sống khi quan sát phản ứng của
những người qua đường khi thấy một thanh niên xăm những hình vẽ đầy trên người vừa
bước qua; cộng thêm sự “hỗ trợ" từ truyền thông, phim ảnh về các phạm nhân với ít nhất
một hình xăm trên người và mỗi hình xăm là một câu chuyện. Định kiến xã hội, sự gán
nhãn (labeling) việc xăm mình với các hành vi nguy cơ (risk-taking behaviours) ² hay rối
loạn nhân cách (personality disorders), khiến những người có hình xăm, bằng một cách
nào đó, bị gắn kết với các hành vi lệch chuẩn (deviance), ăn chơi, đàn đúm và liên quan
đến tội phạm.
Câu hỏi đặt ra: nếu xã hội nhìn nhận những người xăm mình bằng cái nhìn định kiến
và gán nhãn, vậy những người xăm mình nhìn nhận xã hội với góc nhìn ra sao? Họ có
đồng ý với các định kiến mà xã hội gán cho? Động cơ gì khiến họ bất chẩp các dư luận để
lựa chọn xăm mình là gì? Và hình xăm sẽ tác dộng ra sao đến cuộc sống của những người
bẩt chấp sự gán nhãn đấy của xã hội.
Đây là những câu hỏi không dễ giải đáp, nhưng tại Việt Nam, chúng ta mới chỉ nghe
sự phản ánh một chiều từ phía các cơ quan truyền thông như các phóng sự ngắn về đời
sống của vài chủ cửa hàng xăm thành đạt mới nổi tại các thành phố lớn. Vẫn còn rất ít các
nghiên cứu về nhóm xăm mình dưới góc nhìn khoa học như Xã hội học, cụ thể là nghiên
cứu về “hiện tượng xăm mình của giới trẻ tại Hà Nội hiện nay”.
8



2. Ý nghĩa của đề tài
Đây là một công trình nghiên cứu phi lợi nhuận. Ở góc độ chủ quan, động cơ thực
hiện nghiên cứu này xuất phát từ đam mê cá nhân trong việc mở rộng thêm hiểu biết của
mình về cuộc sống xã hội. Ở góc độ khách quan, việc trả lời cho những câu hỏi chưa có
lời giải đáp để tìm hiểu kĩ hơn về góc nhìn của những người xăm mình trong bối cảnh xã
hội Việt Nam hiện nay có thể cung cấp kiến thức khách quan về hiện tượng xăm mình cho
những ai quan tâm.
Phát hiện ấy, dù nhỏ, cũng sẽ là cơ sở giúp các cá nhân trong xã hội có được ứng xử
phù hợp. Mở rộng thêm cái nhìn đúng đắn và tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các nhóm
xã hội - chính là lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu này của chúng tôi.

3. Tổng quan nghiên cứu
Carly Fraser trong bài báo với tiêu đề “Tattoos, Piersing and Youth: How does body
modification fit into young people’s life circumstances” cho rằng, việc xăm mình và bấn
khuyên lên cơ thể là hình thức của sự thay đổi cơ thể có chiều hướng gia tăng trong thời
gian gần đây và trên thực tế có liên hệ với giới trẻ / Nghiên cứu vào năm 2013 này của
Carley Fraser quan tâm tới việc giới trẻ sẽ tham gia vào việc xăm mình như thế nào cùng
lúc các điều kiện môi trường liên quan tới công việc, nghề nghiệp sự kiểm soát các yêu tố
nhân khẩu xã hội khác. Bên cạnh đó, carley cũng chỉ ra được sự tương quan giữa việc
xăm mình và bấm khuyên có mối quan hệ với giới tính, tôn giáo, thu nhập cá nhân, xu
hướng tình dục và nghề nghiệp của bố mẹ
Phương pháp định lượng được Carley áp dụng trong nghiên cứu trong 4 đợt, từ năm
2006 tới năm 2013 tại Úc. Việc phân tích thực hiện trên cỡ mẫu 1927 người, Carley quy
định và sử dụng phương pháp hồi quy logistic, quy ước các yếu tố giới tính, thu nhập, tôn
giáo là biến độc lập; quy ước việc xăm mình và bấm khuyên là biến số phụ thuộc. Theo
đó, Carley cho biết có khoảng 14% những người được hỏi cho biết họ có ít nhất một hình
xăm, con số của những người bấm khuyên trong nghiên cứu này cao hơn một chút. Tuy
không có quá nhiều sự khác biệt về tôn giáo nhưng những Nữ giới có tỉ lệ xăm mình cao

hơn Nam giới gấp 2 lần. Các xu hướng về tình dục và nơi sinh sống không cho thấy có
9


mối tương quan nào với xăm mình. Chỉ có hai yếu tố đáng quan tâm: thu nhập cá nhân và
việc đi học 1 - là có mối liên quan tới việc có hay không có việc xăm mình. Nghiên cứu
cũng cho thấy có sự tương quan mạnh và thuận chiều với biến thu nhập, thu nhập càng
cao cơ hội để có một hình xăm càng lớn. So sánh với những người có thu nhập từ 30.000$
trở lên, những người có thu nhập dưới 15.000$ có ít hơn 46% (p-value < 0.001) khả năng
xăm mình, trong khi đó những người chưa học xong hay chưa tốt nghiệp THPT, có khả
năng xăm mình cao hơn những người đã hoàn thành chương trình học 20% (p-value <
0.05).
Tương tự với kết quả xă mình, biến thu nhập và việc đi học cũng ảnh hưởng trực
tiếp tới việc lựa chọn bám khuyển của giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, nhưng người có thu
nhập trên 30.000$ sẽ có 55% khả năng bấm khuyên, nhưng thú vị là những người có thu
nhập dưới 10.000$ lại có tới 77% khả năng bấm khuyên (p-value < 0.001); ngoài ra
những người chưa hoàn thành chương trình phổ thông có tỉ lệ bấm khuyên cao hơn những
người chưa kết thúc chương trình học tới 60% (p-value < 0.01). Điểm khác biệt lớn nhất
giữa hai hình thức thay đổi cơ thể đó là, khác với hình xăm, tỉ lệ bấm khuyên của Nữ cao
hơn Nam khoảng 12 lần.
Nghiên cứu của Carley là một công trình được đầu tư, bằng chứng là số liệu về 14%
những người có hình xăm tài Úc được một sô tài liệu khác trích dẫn lại. Tuy nhiên, chính
bản thân của Carley cũng thừa nhận rằng đây là một nghiên cứu mô tả thực trạng hơn là đi
sâu vào phân tích các động cơ về việc thay đổi cơ thể của giới trẻ. Trên thực tế, đây cũng
là hạn chế của nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi. Mặc dù vậy, đây có thể coi là nghiên
cứu mở đầu cho cái nhìn khái quát, và chuyên sâu hơn.
Khác với cách gọi về sự “biến đổi cơ thể” Carley, công trình nghiên cứu mang tên
“Who gets tattoos? Demographic and Behavioural correlates of even being tattooes in a
representative sample of Man and Women” của các nhà khoa học đến từ trung tâm Giới
tính, Sức khỏe và Xã hội của Úc (ARCSHS) thực hiện năm 2012 cho rằng, việc nghiên

cứu về hình xăm hiện nay có liên quan tới các hành vi nguy cơ (risk-taking behaviour).
Các chuyên gia cho biết, việc xăm mình cả các nhóm vị thành niên này thường có sự liên

1

Từ gốc trong bài báo là “involvemntin study”

10


quan tới hành vi như say rượu (drug), sử dụng chất có cồn (alcohol use), sự gia tăng mức
độ của các hoạt động tinh dục (sexual activity). Ý định tự tử (suicide ideation) và các
hành vi bạo lực bất hợp pháp (illegal l violent behaviours).
Nghiên cứu được thực hiện vào giai đoạn 2004 - 2005 với 8656 người (trong đó có
4290 người là Nam và 4366 người là Nữ), và được tiến hành trên toàn bộ các bang và
vùng lãnh thổ của Úc. Việc thu thập dữ liệu lần này được hỗ trợ bời hệ thống máy tính hỗ
trợ phỏng vấn qua điện thoại (computer-assisted telephone interview), tẩt cả các cuộc
phỏng vấn này đều được thực hiện bằng tiếng Anh và nếu trong nhà những người được
gọi có hơn một người đang sinh sống, máy tính sẽ tự động lựa chọn phỏng vấn ngẫu nhiên
theo ngày sinh cùa họ. Những câu hỏi được đưa vào lần này đã được cấu trúc hóa sao cho
có thể tiếp nhận câu trả lời một cách ngắn gọn và nhanh chóng nhất. Ví dụ, người tham
gia nhận được câu hỏi: “Đã bao giờ bạn xăm mình chưa?”, nếu câu trả lời là “Có”, họ sẽ
được hỏi tiếp “Có hình xăm nào của bạn được thực hiện trong khoảng 12 tháng gần đây
không”. Những người có thực hiện hình xăm trong tháng trở lại đây, sẽ lại tiếp tục được
hỏi “Hình xăm cuối cùng của bạn được thực hiện ở đâu?“, lúc này câu trả lời có thể là
“Những nơi làm xăm chuyên nghiệp (parlor) tại Úc, các salon làm đẹp tại Úc, nhà bạn
cùa bạn, trong trại giam, ở nước ngoài, hoặc các trại giam tại nuớc ngoài...” . Dữ líệu
sau khi thu thập được xử lý và qua các phân tích hồi quy logistic (logistic regression, mức
ý nghĩa p < 0.05).
Kểt quả nghiên cứu cho thẩy, trong tống số 8656 người tham gia phỏng vẩn, có

khoảng 14,5% đã từng xăm mình 2, trong đó, tỉ lệ xăm mình ở nữ có độ tuổi từ 20 - 29 sẽ
cao hơn cùa đàn ông trong độ tuổi tương tự (p < 0.008); trong khi đó, tỉ lệ xăm mình của
đàn ông sẽ trở nên phổ biến hơn ở độ tuổi 40 49 (p < 0.001), cứ 4 người đàn ông trong độ
tuổi này thì 1 người có hình xăm, khả năng có xăm mình của những người làm trong lĩnh
vực thương mại (tradesment) cũng cao hơn, những người làm việc chuyên nghiệp
(professionals); còn những người có hút thuốc, sẽ có khả nảng xăm mình cao hơn những
nguời không hủt thuốc 2 lần. Trong khi đó, các yếu tố như Giới tính (sexual identily)
không có nhiều liên hệ với việc xăm hay không xăm mình ở đàn ông, điều này tương tự
diễn ra với nữ. Có một sự khác biệt ở đây, đó là những phụ nữ đã tốt nghiệp THPT ít có
2

Con số này gần tương ứng với nghiên cứu của Carley 3 năm sau đó (14,2%)

11


khả năng xăm mình hơn những phụ nữ chưa tốt pghiệp, mặt khác những phụ nữ sử dụng
thuốc lá (tobaco) và cần sa (cannabis) trong 12 tháng gần dây, sẽ có khá năng xăm mình
cao hơn những phụ nữ không sử dụng các chất kích thích này.
Như vậy, dựa trên báo cáo của nghiên cứu này, chúng ta cũng có thể thấy, Nữ giới
từ 16 - 29 tuồi sẽ có tỉ lệ xăm mình cao hơn nam, trong khi đó độ tuồi từ 30 - trên 50 tuổi,
xu huớng xăm mình có chiều phố biển hơn ở Nam giới. Điều này phần nào bổ sung vào
kểt quả nghiên cứu của Carley ở trên khi chỉ ra số những người xăm mình là Nữ nhiều
gấp 2 lẩn so với nam giới. Nếu Carley tiến hành một nghiên cứu với độ tuổi mở rộng hơn
sau 30 tuối, con số có xãm mình ở nam giới, có thể sẽ còn cao hơn.
Bài viết “Tattoos and their influent on colledge students" của Zachary Travis ", trích
ra từ công trình nghiên cứu cúa mình năm 2013 lại là một cách tíếp cận khác, khi tảc giả
sử dụng phương pháp định lượng và nghiên cứu trên một mẫu tương đối nhỏ với 200 sinh
viên dang chuẩn bị tốt nghiệp. Zachary - trong bài viết của mình đã lập luận: các sình viên
đặc biệt là các sinh viên sắp ra trường mỗi người có một định hướng trong tương lai riêng,

nhưng tựu trung sẽ là các mối quan tâm về công việc (jobs) và về sự nghiệp (career) của
riêng mình trong tương lai. Việc họ sở hữu một hình xăm, sẽ là một thách thức đến việc
họ nhận lại sự đề phòng (precations) khi đi xin việc, hay tham đự một cuộc phỏng vẫn.
Bài viết của Zachary, tập trung trả lời cho câu hỏi: đâu là nhận thức chủ đạo cùa Sình
viên, nhũng người có xăm mình và những người không xăm minh trong công việc, và
sinh viên với ngành học khác nhau, có thể sẽ có góc nhìn khác nhau về việc xăm mình.
Khác với Gabriel phương pháp mà Zachary sử dụng thiên về định Iuợng tuy mẫu
khảo sát không lớn (chỉ 200) nhưng so với cách thức tiến hành của Carley Fraser, phương
pháp Zachary lụi có chút khác bỉệt. Thay vì gọi điện thoại cho các sinh viên trong trường,
Zachary sử dụng công cụ khảo sát online Survey Monkey. Các câu hỏi được sử dụng
trong nghiên cứu lần này dược xây dựng trên cẩu trúc rất đơn giản, gổm đa số là câu hỏi
“Có | Không" (Yes | No queestions) và các câu hỏi đánh giá mức độ trên thang Likert
gồm: “Rất không đồng tình” tới “Rất đồng tình" (Strongly Disagree to Strongly Agree).
Phần cuối của bảng hỏi là một vài câu hỏi liên quan tới chiều cạnh nhân khẩu học của
những nguời tham gia trả lời, cơ cấu bao gồm 31% là Nam và 69% nữ, độ tuổi trung bình
vào khoảng 22, bao gồm cả những sinh vỉên năm cuối và cả những học sinh tổt nghiệp
12


THPT (high-schooldiploma) có ý dịnh thi vào trường tới cả những nguời đã tốt nghíệp cử
nhân (bachelor degree) .
Kểt quả nghiên cứu cho thẳy, khoảng 42,5% những người được hỏi cho biết họ có
sở hữu hình xăm, trong đó có tới 65% những người có hình xăm cho biết vị trí những
hình xăm của họ là nơi mà người khác có thể nhìn thấy được. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự
khác biệt trong sự lựa chọn xăm mình giữa các sinh viên theo chuyên ngành nghệ thuật và
các sinh viên học về Kinh doanh (business) nhưng quan trọng hơn cả, dữ liệu của nghiên
cừu chi ra, các sinh viên có hình xăm, có tiềm năng xin được việc thấp và hạn chế về khả
năng thăng tiến (promotion) hơn, so vởi các sinh viên không có hình xăm trên cơ thể. Tuy
không phải là một nghiên cứu ra các chiều sâu vấn đề như phương pháp định tính của
Gabriel hay Christ, nhưng các kểt quả thu dược của Zachary cũng khá thú và liên quan

trực tiếp tới nghiên cứu của chúng tôi hiện nay.
Tuy nhiên cũng cần cân nhắc rằng, các con số trên không có sự chính xác quá cao,
bởi chỉ có 87/200 người được hỏi. Con số chính xác là 95, nhưng có 8 người cho biết họ
không còn là sinh viên của trường. Đây cũng là hạn chế của việc thực hiện các khảo sát
qua mạng. Mặc dù vậy, các con số đưa ra cũng gần tương đương vởi các khảo sát đi
trước: PRNewswire thực hiện năm 2010 cho biết có khoảng 40% những người từ độ tuổi
18 - 40 có hơn 1 hình xăm, trong khi đó, nghiên cứu vào năm 2005 của McLaughlin cho
biết, cả nước Mĩ cỏ khoảng 20% dân số có sở hữu hình xăm trên người. Bên cạnh cái gọi
là sự tăng trưởng nhanh chóng về tỉ lệ những người có hình xăm là sự cởi mỏ và chấp
nhận hình xăm lại Mỹ trong những năm qua. Tuy nhiên, Zachary cũng nhấn mạnh, tại
những nơi làm việc (workplace), nơi có các hướng dẫn cụ thể cho những người lao dộng,
thì việc có hay không có hình xăm, sẽ là một câu chuyện khác.
Tuy là một nghiên cứu so sánh giữa những nguời có hinh xăm và không có hình
xăm, nhưng công trình cùa Zachary mới chỉ dựng lại ở mô tả bề mặt, về số luợng, có hay
không những người xăm mình và con số này là bao nhiêu, họ là ai và rơi vào nhóm tuổi
hay khoảng thu nhập nào chứ chưa phải là một nghiên cứu có chiều sâu để đưa ra các lý
giải: rốt cuộc, đâu là điều khiến các sinh viên ở Rochester xăm mình? Để làm được điều
này, nhà nghiên cứu sẽ cần dển các phương pháp định tính (qualitative method), với
13


phỏng vẩn sâu, quan sát tham dự, chụp ảnh và cách tiếp cận với cộng đồng những người
xăm mình (tattoo community).
Bài viết “Inked lives: Tanoos, ldentity, and Power” của Gabriel Garcia-Meritt

3

dàng trên Digita! Repository năm 2014 với mục đâu là cách thức và nguyên nhân khiến
xăm mình trở thành một dạng tài liệu cơ thể quan trọng trong xác định các cá nhân. Xăm
mình không chỉ là một hình thức thể hiện có chiều dày văn hóa mà còn là cách tự thế hiện

bân thân của các cá nhân cả bên trong lẫn bên ngoài và những người xăm mình có khả
năng sử dụng hình xăm như một công cụ để tranh Iuận về sự tồn tại của cấu trúc quyền
lực và sự chấp nhận các ý thức hệ trên trên cơ thể (body ideologies).
Trong công trình của mình Gabriei phân biệt và sử dụng hai nhóm người gồm: nhóm
những người xăm mình (tattooed) và nhóm những người có hình xăm (with tattoos). Hai
nhóm này có tên gọi gần nhau tới mức dễ gây ra các nhầm lẫn và bằng việc thâm nhập
vào cộng đồng của những người xăm mình, Gabriel đã chỉ ra sự khác biệt. Nhóm những
người xăm mình nên được hiểu là những người làm việc với hình xăm như các nghệ sĩ
xăm mình (tattoo artists), những người đam mê hình xăm (tattoo enthusiast)... đây là
những người có kiến thức, có trình dộ trong nghề xăm và dựa vào nghề xăm để kiếm
sống. Điều này cơ bản khác với những nhóm người có hình xăm (people with tattoos) là
những người làm những nghề khác nhau, nhưng có ít nhất một hình ẵm trên cơ thể, việc
họ xăm minh có nhiều nguyên nhân, nhưng họ không phải là chuyên gia trong lĩnh vực
xăm mình, không có cách thức thể hiện hình xăm theo phong cách như các chuyên gia,
thậm chí là thiếu hiểu biết về các phong cách ấy. Thú vị hơn, thông qua các nghiên cứu đi
trước, Gabriel cũng chỉ ra một nhóm thiểu sổ, nằm trung gian giữa hai nhóm trên là các
nhà nghiên cứu về hình xăm (tattoo researcher) mà theo Gabriel, có thể đơn giản gọi họ
là các nhà sưu tập (collectors) hay những người tim kiếm hình xăm thông thường (tattoo
seekers).
Trong nghiên cứu lần này, Gabriel sử dụng phương pháp định tính (vốn là thế mạnh
của cảc nhà Nhân học). Gabriel đến các cửa hàng xăm (tattoo studio) đề thực hiện quan
sát sự tuơng tác giữa nhân viên với các khách hàng, trong khi đó các cuộc phòng vấn lại

3

Khoa Nhân học, Đại học Quốc gia Iowa, Mỹ

14



được tiển hành ở những nơi công cộng như nhà hàng, quán cà phê, công viên... với các
câu hỏi phi chính thức (non-fomulated questions). Tác giả cho biết, dây là cách thức khiến
cho những người được hỏi cảm thẩy thoải mái, tất cả 34 người được ông mời phòng vấn
(gổm 17 nam và 17 nữ) đều được sủ dụng bằng một cái tên khác, tên các cửa hiệu được
thay đổi, tất cả nhằm thể hiện sự riêng tư và an loàn cho những người tham gia trả lời. Sự
thật là các trường hợp được ông hòi, đều sẵn lòng mà Gabriel ghi âm và chụp ảnh hình
xăm cùa họ nhưng đôi khi việc này cũng gặp những thử thách: tiểng ồn của phương tiện
đi lại tại các nơi công cộng hay tiếng nhạc trong các của hàng - do vậy, một quyến sổ điền
dã (filed note) là công cụ quan trọng để ghi chép lại những chi tiết chính, và làm dự phòng
cho các bản chuyên ký tự (transcription) sau ghi âm sau này.
Cũng là một nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, Chris William Martin 4 với
bài nghiên cửu mang ten “Tanoos as naratives: Skin and Self” là một điền hình của
nghiên cứu trường hợp về chủ đề xăm mình. Nghiên cứu của Chris chỉ ra rằng có thề tìm
hiểu và so sánh nhận thức về ý nghĩa bình xăm của những nguời tham gia phỏng vấn với
ý nghĩa hình xăm được truyền đạt cho họ qua việc nghiên cứu nhiều chiều cạnh căn hóa
lịch sử (cultural history) và ngôn từ học (semiotics). Hình xăm, theo quan điểm của tác
giả là cách thức mà các cá nhân sử dụng để tự thể hiện mình (self-expression).
Nghiên cứu mà của Chris dược tiến hành với sự tham gia của 15 nguời, trong dó có
11 nữ và 4 nam, với việc thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structure interwiews).
Trước đó, tác giả nảy còn chia các nhóm tham gia phỏng vấn làm 3 nhóm: “Social
Peacocks”, “Familial heart” và “Beauty", tác giả cũng lưu ý, cách chia này chỉ dùng trong
nghiên cứu của mình chứ không đại diện cho toàn bộ những người có hình xăm. Khác với
các phân tích đã trình bày ở trên, Chris sử dụng các tài liệu phỏng vấn của mình và kể lại
những câu chuyện về những người mà ông đã phỏng vấn, ví dụ như cậu chuyện của
Roger.
Roger kể cho Chris nghe về lý do tại sao anh ta xăm hình con mèo lên cánh tay phải
cùa mình, chú mèo tên là Maxx, vừa mới chết năm ngoái, chú mèo có bộ lông màu đen và
trắng, Roger xăm hình cùa Maxx lên tay để tưởng nhớ nó. Ở cánh tay trái, Roger xăm

4


Đại học Memorial , Newfoundland, Canada

15


bình một con robot, hiện giờ chỉ có thể mua dược nó ở trên Ebay, theo lời kể của Roger,
Chris lần theo Ebay và phát hiện ra con robot này, dòng robot có tên là “Khói" (smoked),
được sản xuất tại Nhật Bản và là kiểu mẫu duợc sán xuất vào những năm 50. Con robot
này cũng là quà tặng của người bạn gái đã tặng anh ngày trước. Việc kể những câu
chuyện như thế này của Chris khiến người đọc có thể đi vào thế giới riêng của những
người được hỏi, và thực tế các hình xăm mà Roger xăm lên tay thuộc chủ đề “manenki
neko”, một hình xãm truyền thống của Nhật Bản có nghĩa là “welcome cat“. Roger giải
thích thêm, hình xăm bên tay phải này sẽ giúp anh ta kiếm được nhiều tiền do chú mèo
mang lại và tay trái sẽ mang cho anh ta may mắn.
Hình xăm, thứ mà người khác nhìn vào có thể chỉ là một hình vẽ ngẫu nhiên, không
mang hàm ý gì khác ngoài việc chủ nhân của nó thích được làm như thế. Hoặc có thể
cùng lúc, chúng mang rất nhiều ý nghĩa (multiple meanings) và ấn chứa một câu chuyện
đằng sau mà chỉ có chủ nhân của nó mới hiểu được. Việc có thể nắm bắt và hiểu được các
ý nghĩa thực sự ẩn chứa đằng sau nó khiển người khác có cơ hội nhìn nhận và đánh giá lại
thái độ của mình đối với những người mang hình xăm.
Tiểu kết:
Nhìn chung, rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng xăm mình trên thế giới đã được
thực hiện. Người ta xem hình xăm là một phần của đời sống xã hội, mà ở trong sống xã
hội đó có thể là một hình vẽ bình thường xuất phát từ sở thích cá nhân, nhưng cũng có thể
là một câu chuyện dài đằng sau có liên quan tới rất nhiều người khác. Hình xăm đôi khi
chỉ là một dấu tích nhỏ trong cách mà người ta thể hiện bản thân giúp họ trở nên khác biệt
song đôi khi chính những dấu tích đó lại biến thành những trở lực lớn trong việc lựa chọn
cộng việc và thăng tiến trong một vài môi trường xã hội. Các đặc điểm nhân khẩu và thu
nhập có thể tác động trực tiếp tới việc lựa chọn xăm mình của các cá nhân và thông điệp

mà họ truyền tải có thể sẽ ảnh hưởng tới sự đánh giá của nhiều người khi tiếp nhận chúng.
Các thông tin này có thể trở thành cơ sở quý giá cho nghiên cứu của chúng tôi.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, đây là các nghiên cứu được tiến hành tại các nước
phương Tây khi mà hình xăm và chuyện xăm mình đã trở nên tương đối phổ biến và sự
chấp nhận chúng đang ngày càng được mở rộng. Trong khi đó tại Việt Nam, các nghiên
16


cứu về hình xăm và cộng đồng xăm mình vô cùng nhỏ giọt, phần lớn là các khảo sát thị
trường về xu hướng của một bộ phận thanh niên. Bên cạnh các biến số như thu nhập, độ
tuổi, giới tính… các yếu tố văn hóa xã hội của một quốc gia Á Đông sẽ tác động đến việc
xăm mình và lựa chọn xăm mình của các bạn trẻ? Sẽ cần nhiều hơn một nghiên cứu để có
thể trả lời những câu hỏi như thế và nghiên cứu này là một trong những bước đi mở đầu
tìm hiểu về đời sống thú vị của con người hiện đại. Quan trọng hơn, nghiên cứu đó phải
được soi đường bởi nhãn quan xã hội học 5.

4. Đối tƣợng, khách thể
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng xăm mình của giới trẻ hiện nay
- Khách thể nghiên cứu: 423 sinh viên tham gia khảo sát online thuộc 11 trường đại
học: 4 ở Huế và 7 ở Hà Nội, trong đó Hà Nội có 177 trường hợp (42%). 10 trường hợp
tham gia phỏng vấn sâu, gồm 7 người tại Hà Nội và 3 người tại Huế. Trong 10 người
tham gia phỏng vấn lần này có 9 người thuộc nhóm người đi xăm (tattooed) và 1 người là
hành nghề xăm mình (tattoo artist).

5. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu tập trung tìm hiểu về hiện tượng xăm mình của giới
trẻ Hà Nội thông qua các chiều cạnh thái độ và hành vi xăm mình, các giá trị mà giởi trẻ
đề cao khi xăm và các mối quan hệ xã hội diễn ra xoay quanh việc quyết định xăm mình
của giởi trẻ Hà Nội. Trong nghiên cứu có tiến hành so sánh giữa sinh viên tại Hà Nội và
Huế.

- Phạm vi không gian: địa bàn thành phố Huế và Hà Nội
- Phạm vi thời gian: từ tháng 04/2018 đến tháng 10/2018

6. Câu hỏi nghiên cứu
- Các cá nhân có thái độ và thực trạng xăm mình khác nhau như thế nào?
- Thông qua việc phân tích hành động xăm mình, các cá nhân đã sử dụng hình xăm
để biểu hiện giá trị về bản thân như thế nào?
5

“Nhãn quan xã hội học” là thuật ngữ được sử dụng trong tác phẩm “Lời mời đến với xã hội học” của P.Berger,
mang hàm ý tương đương với quan điểm xã hội học (sociological perspective) thông qua việc sử dụng các lý thuyết
của ngành này để lý giải hiện tượng thông thường trong xã hội - một cách khác biệt.

17


- Đâu là các yếu tố ảnh hưởng tới hành động xăm mình của các cá nhân?

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi kết hợp sử dụng phương pháp định tính và định
lượng, bao gồm: phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu và phát vấn. Cụ thể:
- Phân tích tài liệu: việc tìm hiểu qua nghiên cứu từ các tài liệu nước ngoài về hiện
tượng xăm mình là điều cần thiết. Các tài liệu được đưa vào nghiên cứu không chỉ bao
gồm các bài báo khoa học, sách vở mà còn có cả phim tài liệu, phóng sự ảnh về những
người làm nghề xăm, cộng đồng xăm và các album về hình xăm trên các diễn đàn mở.
Quá trình phân tích tài liệu đã giúp chúng tôi định hình được nội dung cùng các phương
pháp nghiên cứu đã từng sử dụng, qua đó rút kinh nghiệm từ các lỗ hổng của các nghiên
cứu đi trước và đưa ra kế hoạch cụ thể giúp tối ưu nghiên cứu của mình hơn.
Cũng cần nói thêm về hạn chế trong hiểu biết về xăm mình của những người làm
nghiên cứu chúng tôi - việc đọc tài liệu liên quan tới môn nghệ thuật tạo hình này giúp

chúng tôi hình thành nên một lượng từ vựng nhất định trong quá trình tương tác với
những người có hình xăm – khi có cùng một ngôn ngữ với những ngươi có hình xăm
chúng tôi tạo nên sự thiện cảm và gia tăng khả năng đồng ý khi chúng tôi đề nghị thực
hiện phỏng vấn sâu về sau.
- Phỏng vấn sâu: đây được xem là mộ trong hai phương pháp chính được thực hiện
trong nghiên cứu. Chúng tôi dựa vào chính mạng lưới bạn bè của mình để nhờ họ liên hệ
với những người quen có tối thiếu 1 hình xăm, độ tuổi từ 18 - 30. Chúng tôi sẽ gặp gỡ họ
qua mạng và nói rõ mục đích nghiên cứu của mình.
Sau khi đảm bảo mọi yếu tố về quyền riêng tư, chúng tôi mời họ tới các địa điểm
công cộng như công viên, quán cà phê để trao đổi. Nhằm tránh gây áp lực không đáng có,
chúng tôi không sử dụng từ “phỏng vấn” trong suốt quá trình nghiên cứu, nội dung câu
hỏi được thống nhất từ trước và được thực hiện với hình thức của một buổi nói chuyện về
hình xăm 6. Với các khách thể không có thời gian gặp trực tiếp, chúng tôi tiến hành phỏng
vấn online với khung thời gian linh hoạt cho người được hỏi.

6

Xem thêm biên bản phỏng vấn sâu ở Phụ lục

18


Toàn bộ cuộc nghiên cứu, chúng tôi đặt vấn đề với khoảng 18 người, tuy nhiên chỉ
có hơn một nửa trong số đó đồng ý gặp mặt và nói chuyện. Những người đồng ý tham gia,
đều nằm trong độ tuổi mà nghiên cứu yêu cầu, người lớn tuổi nhất trong nhóm này sinh
năm 1987 và trẻ nhất là 1998. Phần lớn trong số họ rất nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ các
thông tin cho chúng tôi, một số khác đồng ý chia sẻ thông tin hạn chế và muốn chắc chắn
rằng việc công khai kết quả nghiên cứu sẽ không để tên thật của họ. Chính vì thế, chúng
tôi đã mã hóa danh tính của người tham gia dựa trên thứ tự tham gia phỏng vấn 7. Số
lượng hình xăm ít nhất là 1, nhiều nhất là 10.


Bảng 1: Thông tin ngƣời tham gia phỏng vấn sâu

- Phát vấn: bảng hỏi được phát trong nghiên cứu này dựa trên phương pháp “quả
bóng tuyết” (snow ball) và sử dụng ứng dụng Google Form để thu thập dữ liệu. Chúng tôi
gửi link khảo sát tới nhũng người quen tại các trường đại học và đề nghị họ chuyển link
khảo sát tới cho sinh viên của mình. Các dữ liệu thống kê này được phân tích trên phần
mềm Excel và R. Mẫu khảo sát trong nghiên cứu này gồm 423 sinh viên thuộc 11 trường
Cao đằng, Đại học ở Huế và Hà Nội. Cụ thể:
Các trường tại Hà Nội – Tổng cộng có 177 sinh viên (chiếm tỉ lệ 42%), gồm: Cao
đẳng múa Việt Nam (7%), Đại học Công nghệ giao thông vận tải (7%), Đại học Khoa học

7

TT-001 = “Tattoo 001” – người tham gia phỏng vấn về hình xăm đầu tiên

19


Xã hội và Nhân văn Hà Nội (11%), Đại học Tài nguyên Môi trường (1%), Đại học FPT
Hà Nội (7%), Học viên Bưu chính viễn thông (3%) và Học viện Ngoại giao (5%).
Các trường của Đại học Huế – Tổng cộng có 246 sinh viên (chiếm tỉ lệ 58%), gồm:
Đại học khoa học Huế (14%), Đại học sư phạm Huế (35%), Đại học Luật Huế (7%), Đại
học ngoại ngữ Huế (2%). Về nhóm ngành học, nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn
nói chung chiếm tỉ lệ cao hơn (86%).
Có hai điểm cần làm rõ trong nghiên cứu này. Thứ nhất, tuy tỉ lệ của sinh viên Huế
tham gia vào khảo sát lần này lớn hơn so với Hà Nội nhưng trên thực tế đây chỉ là dữ liệu
so sánh, không có nhiều ý nghĩa quan trọng. Phần chủ đạo của nghiên cứu được thực hiện
trên dữ liệu thuộc về sinh viên Hà Nội, sinh viên tại Huế chỉ được sử dụng khi so sánh và
đối chiếu để làm rõ thêm vấn đề.

Thứ hai, song song với việc sử dụng bảng hỏi online, vào giai đoạn cuối của cuộc
khảo sát chúng tôi còn phải tiến hành phát thêm bảng hỏi giấy tại trường Cao đẳng múa
Việt Nam với lý do các học viên ở điểm trường này đề nghị tham gia qua hình thức này
thay vì sử dụng email. Chính vì vậy, chúng tôi đã liên hệ với người liên lạc ở trường này
và in một số lượng bảng hỏi nhỏ để phát cho học viên ở đây.

Giới tính của sinh viên tại Hà Nội (N = 177, %)
2%

LGBT

44%

Nam

54%
Nữ

Biểu đồ 1: Tỉ lệ giới tính của sinh viên tại Hà Nội

Cũng ở địa bàn khảo sát Hà Nội. Về giới tính, trong tổng số 177 người tham gia
khảo sát có 44% là sinh viên Nam, 54% là sinh viên Nữ và 2% sinh viên có giới tính
20


LGBT. Nhóm ngành học cũng có sự đa dạng hơn so với ở Huế, theo đó có 65% theo học
nhóm ngành khoa học Xã hội & Nhân văn và 35% theo học khối ngành khoa học Tự
nhiên

&




thuật.

Tỉ lệ ngành học của sinh viên Hà Nội (N = 177, %)
18%

17%
14%

13%
11%

11%

6%

5%
3%

Công trình Diễn viên
đường bộ
múa

Công Ngôn ngữ Báo chí và Xã hội học Chính trị
nghệ
Anh
truyền
học

thông tin
thông

2%

Du lịch Quản lý tài Văn học
nguyên

Biểu đồ 2: Tỉ lệ ngành học của sinh viên Hà Nội

21


Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài
1. Một số khái niệm then chốt
1.1. Lệch chuẩn
Nhìn chung, xã hội vẫn còn cái nhìn khắt khe về hiện tượng xăm mình của giới trẻ.
Trong chừng mực nào đấy, việc có một hình xăm trên cơ thể là biểu hiện của một trong
các hành vi lệch chuẩn. Để hiểu được lệch chuẩn, trước hết cần hiểu được khái niệm
chuẩn.
Chuẩn hay chuẩn mực (norm) là các tiêu chuẩn hành vi được hình thành dựa trên
những gì mà một nhóm hay cộng động tán thành trong suy nghĩ và tư cách đạo đức. Trên
cơ sở giá trị mà các nhóm hoặc cộng đồng hình thành nên các tiêu chuẩn hành vi (hay còn
gọi là chuẩn mực) trong phần lớn các trường hợp 8. Chuẩn mực khác với luật lệ ở sự bất
thành văn và mỗi xã hội khác nhau lại có những chuẩn mực khác nhau, việc một vài hiện
tượng được coi là bình thường ở xã hội này sẽ bị coi như sự lệch lạc ở xã hội khác. Theo
đó, các hành vi chống lại sự hiện diện như việc bẻ gãy hoặc đi lệch ra khỏi quỹ đạo của
cộng động sẽ bị xem là lệch chuẩn (deviance) 9. Như vậy chức năng chính của chuẩn mực
là kiểm soát xã hội, kiểm soát hành vi của các cá nhân, buộc họ phải thực hiện đúng với
các ràng buộc với xã hội.

Lệch chuẩn cũng đồng nghĩa với phạm pháp, người lệch chuẩn không chỉ sự lên án
của dư luận xã hội và áp lực để quay về chuẩn cũ mà còn bị hệ thống pháp luật trừng phạt.
Chuẩn mực sinh ra là để duy trì sự tồn tại ổn định và phát triển của cộng đồng xã hội.
Thiếu đi chuẩn mực, con người sẽ bị rơi vào tình trạng vô chuẩn (anomie), kéo theo một
loạt các hệ lụy xã hội khác.
1.2. Giới trẻ:
Giới trẻ là một khái niệm rộng. Có thể thu hẹp khái niệm này bằng định nghĩa về
thanh niên của theo quy định của luật thanh niên tại Việt Nam, theo đó giới trẻ là những

8
9

Vũ Quang Hà & Nguyễn Thị Hồng Xoan (1995), “Xã hội học đại cương”, trg 122, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Jay Gaber, “Sociology for dummies”, Wiley Publishing, Inc, Indianapolis, Idiana, Canada, 2010, p.192

22


thanh niên nằm trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi (Điều 1, Luật Thanh niên) 10. Giới trẻ theo
độ tuổi này bao gồm toàn bộ các học sinh cấp III, sinh viên cao đẳng, đại học, kể cả
những đã đi làm hoặc những người không đi học nằm trong phổ tuổi.
Khách thể của nghiên cứu được trình bày ở trên là giới trẻ tại Hà Nội, tuy nhiên
trong phạm vi nghiên cứu của đề tại này, cũng là hạn chế của đề tài, chúng tôi lựa chọn
sinh viên tại Hà Nội là khách thể nghiên cứu. Bởi đây sinh viên là một bộ phận đặc thù
của giới trẻ. Nhóm trẻ này có độ tuổi từ 17 – 22 tùy vào nhóm ngành học và năm bắt đầu
học. Vẫn còn có mỗi liên hệ mất thiết với gia đình, bạn bè hơn là các quan hệ đồng
nghiệp, việc làm. Bên cạnh đó là nhóm phỏng vấn sâu với những người tham gia hoàn
toàn nằm trong độ tuổi mà pháp luật quy định.

2. Sơ lƣợc lịch sử của xăm mình và hình xăm:

Xăm mình là một hoạt động sử dụng các công cụ đặc biệt để tạo nên các hình vẽ và
lưu giữ chúng trên da người trong một khoảng thời gian, đôi khi là vĩnh viễn.
Từ “tattoo” trong tiếng Anh xuất phát từ từ “taltaw” sau chuyến đi của thuyền
trưởng Cook với việc ghi lại trong nhật ký của mình sau chuyển viễn dương xuống các
vùng biến phía Nam Tahitian

11

năm 1771. Trong cuốn sách mang tên “The Voyage in

H.M. Bart Endeavor“, Thuyền trưởng Cook mô tả lại hoạt dộng này như sau: “Người ta
sử dụng một vài công cụ nhỏ, dùng dễ thụt hoặc dãm lên da người. Bằng thao tác này, họ
có thể đồ lên đấy một lượng mực (ink) nhỏ màu xanh đậm hoặc màu đen vốn đã được pha
trộn với dầu dừa hun khói. Sau quá trình được gọi bằng tiểng bàn địa là “tattaw” này,
nguời ta sẽ đề lại những đấu vết không thể xóa (indelible mark) trên da. Việc này thường
được diễn ra cho các độ tuổi từ 10 -12 và thực hiện trên các phần khác nhau của cơ thể“
12

.
Có một điều thú vị với hình xăm, tuy được du nhập từ một địa danh ngoài Châu Âu,

nhưng từ “tattaw” này tồn tại trong ngôn ngữ của hầu hết cảc quốc gia tại châu lục này
10

Luật Thanh niên. Nguồn: />page=1&mode=detail&document_id=30037
11
Tahiti là đảo lớn nhất của Polynesis thuộc Pháp, nằm ở nam Thái Bình Dương. Đây là trung tâm kinh tế văn hóa
và chính trị của Polynesis. Nguồn: />12
Richard S. Post (1969), “The relationship of tattoos to personality disorders". Journal of Criminalo law and
Cn'minology, Volume 59, Issue 4. 1969, p.517


23


như “tatowirung” trong tiếng Đức, “tatouage” ttong tiếng Pháp và “tatuaggio” trong tiếng
Itali; bản thân từ “tatau” trong tiếng Tahiti có nghĩa là “đánh dấu” 13.
Tác phẩm của xăm mình chính là hình xăm. Đấy là các hình ảnh được vẽ lên cơ thể
bằng các dụng cụ và kỹ thuật đặc biệt, thường mang những ý nghĩa tượng trưng nhất định
nào đó. Hình xăm trước đây là một dấu tích văn hóa cổ xưa dùng để phân biệt người của
nền văn hóa này với người của nền văn hóa khác. Việc xăm mình được thực hiện theo
quy định cho các giai tầng trong bộ lạc và đôi tuổi của thành viên. Tuy hình xăm ngày nay
được sử dụng với nhiều mục đích hơn như thể hiện cá tính, ở một số nơi còn được sử
dụng để trang điểm hay che dấu đi những khiếm khuyết của cơ thể. Nhưng trước đó hàng
ngàn năm xăm mình đã tồn tại như một môn nghệ thuật có lịch sử lâu đời ở nhiều nơi trên
thế giới. Trong suốt chiều dài lịch sử, con người sử dụng hình xăm để làm dấu hiệu nhận
biết địa vị xã hội, thực hiện các nghi thức tôn giáo và khẳng định quyền tự do của giới trẻ.
Hình xăm hiện đại có thể chỉ là các hình xăm nhỏ (mini tattoo), có tác dụng trang trí và
được xăm bằng công cụ có tên là súng xăm (ảnh 1). Nhưng cũng có những hình xăm lớn
(huge tattoo) được xăm theo phương thức truyền thống như xăm dùi và mang trong mình
những ý nghĩa lịch sử văn hóa nhất định.

Hình 1: Phân loại hình xăm theo kích thƣớc

13

Mark J.Penn (2007), “Những trào lưu mới trong xã hội Mỹ”, trg. 384, NXB Thế giới

24



Cách đây khoảng 4000 đến 2000 năm trước công nguyên, các chiến binh của các bộ
lạc đã sử dụng hình xăm, mà ngày nay thuờng được gọi là “tribal warriors” để nhận biết
nhau trên chiến trường. Màu sẳc và hoa văn sử dụng trong hình xăm là cách thức đề gừi
thông điệp chiến tranh tới cho đối phương và những người khách không mời mà tới. Về
sau những hình xăm này được các nghệ sĩ xăm phỏng theo và tạo nên phong cách xăm
hình Tribal ở Châu Phi (ảnh 2)

14

hoặc xăm hình Maori (ảnh 3) giành cho các tù tưởng ở

miền nam Newzeland 15. Hình xăm trong một số giai đoạn lịch sử ngoài được xem là tín
hiệu của cuộc chiến, còn là một biểu hiện của chiến binh đúng nghĩa bởi khả năng chịu
đau của mình. Bởi lẽ, một chiến binh có khả năng sống sót trên chiến trường trước hết
phải là những người có khả năng vượt qua nỗi sợ đau đớn.
Hình xăm không chỉ là một vết mực được vẽ trên da vì một phút ngẫu hứng. Hình
xăm nằm trên da một khoảng thời gian rất lâu và chúng tồn tại bởi ý nghĩa mà chúng
mang trong mình. Các nghiên cứu cho thấy, có cả một hệ thống ý nghĩa nằm sau các hình
xăm. Mỗi hình xăm có thể mang trong mình một hoặc nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào bối
cảnh xuất xứ của chúng. Những người phụ nữ ở Mohammedan ở Yougoslavia xăm hình
cây thánh giá lên trên ngực không chỉ để thể hiện đức tin như các tín đồ công giáo mà còn
để thượng đế che chở tránh khỏi những điều tà ma

16

. Người dân ở các nước phương

Đông không phải ai cũng dám xăm hình Phật lên lưng hoặc ở chỗ nhạy cảm trên cơ thể
nếu không muốn những điều không may sẽ ập đến. Hình xăm đôi khi còn thể hiện sự
đánh dấu tội lỗi và cảnh cáo. Các tù binh Mông Cổ trong chiến tranh với Đại Việt bị xăm

lên trán hai chữ “Sát Thát” như một thông điệp mà người Việt bôi lên lịch sử bất bại của
đạo quân khét tiếng này. Song cũng ở cùng một vị trí trên trán, lực lượng bảo vệ kinh
thành – Thánh Dực quân - của nhà Trần thời điểm ấy lại được xăm lên dòng chữ “Thiên
tử binh” như một sự tự hào về lực lượng thiện chiến nhất bảo vệ kinh đô và hoàng tộc 17.
Cũng đối với xử sở này trước đó hàng ngàn năm, người Việt cổ đã tự xăm lên mình
những đường nét tương tự thủy quái chỉ để chúng tưởng là đồng loại 18, buông tha không
14

“Tìm hiểu về hình xăm Tribal”. Nguồn: />“HÌnh xăm Maori”. Nguồn: />16
“Hình xăm và tôn giáo”. Nguồn: />17
“Bí ẩn thú xăm mình của người Việt cổ”. Nguồn: />18
“Xăm”, Nguồn: />15

25


×