ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-------------------------
LÊ NGỌC QUANG
BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI: LỊCH SỬ VÀ THỰC TRẠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Hà Nội - 2019
1
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-------------------------
LÊ NGỌC QUANG
BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI: LỊCH SỬ VÀ THỰC TRẠNG
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số : 60 22 03 09
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG
PGS. TS. TRẦN THỊ KIM OANH
Hà Nội - 2019
3
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Ngọc Quang
1
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Tôn
giáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những vấn đề
lý luận và phương pháp luận để hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt, tác giả
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh - người thầy đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.
Con xin đê đầu đảnh lễ và tri ân chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa
lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quan tâm, tạo nhiều
thuận duyên cho con trong suốt quá trình học tập, bên cạnh đó nhờ sự động
viên và trợ duyên quý báu của gia đình cũng như đàn na thí chủ.
Kính chúc Chư Liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn pháp, chúng sinh
dị độ, Phật đạo viên thành!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Lê Ngọc Quang
2
MỤC LỤC
BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN GIA LÂM,.........................................1
THÀNH PHỐ HÀ NỘI: LỊCH SỬ VÀ THỰC TRẠNG...................................................1
Hà Nội - 2019.........................................................................................................................1
BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN GIA LÂM,.........................................3
THÀNH PHỐ HÀ NỘI: LỊCH SỬ VÀ THỰC TRẠNG...................................................3
Hà Nội - 2019.........................................................................................................................3
Hai nghìn năm Phật giáo du nhập trên đất nước Việt Nam, đạo Phật đã trở thành tôn giáo
của dân tộc. Với truyền thống Hộ quốc - An dân, Phật giáo và dân tộc như một thực thể
không thể tách rời luôn luôn hòa quyện như nước với sữa, và đã trở thành một nét đẹp
văn hóa, đạo đức trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời đã
trải qua 1/3 thế kỷ, tuy không dài do với 2000 năm Phật giáo. Song Giáo hội đã luôn nỗ
lực kế thừa, phát huy có chọn lọc những tinh hoa để xây dựng và phát triển làm chỗ quy
tụ cho tất cả các tổ chức, hệ phái, các thành viên tăng ni, phật tử sinh hoạt trên nguyên
tắc thống nhất ý chí và hành động, thống nhất tổ chức và lãnh đạo, cũng như tôn trọng
các pháp môn tu hành đúng Chính pháp theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ
nghĩa xã hội”. ..................................................................................................................77
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thời kỳ văn hóa Vê- đa khi xã hội Ấn Độ
đang chìm trong chế độ phân biệt đẳng cấp của Bà – la – môn vô cùng khắc
nghiệt. Phật giáo ra đời như một sự phản kháng mạnh mẽ đối với chế độ chính
trị đương thời mà như C. Mác đã nói: “Sự ra đời của tôn giáo chính là sự phản
ánh và phản kháng chống lại chính xã hội đó”. Phật giáo đề cao sự bình đẳng,
xóa bỏ phân chia đẳng cấp trong xã hội, Đức Phật đã từng nói “Không có
đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt
nước mắt cùng mặn”. Với hệ tư tưởng đơn giản hóa, không cầu kỳ, rườm rà,
Phật giáo chủ trương không giáo quyền, thần quyền, nên không có tổ chức
cầu kỳ theo một hệ thống nhất định. Do vậy, ngay từ khi hành đạo Ngài chủ
trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương
vào giáo lý, giáo luật để duy trì, tồn tại giáo Pháp. Nên thưở ban đầu Phật
giáo chỉ có những nhóm người cùng đi truyền đạo, gọi là Tăng già hoặc Tăng
đoàn, hay giáo đoàn. Thông thường, Tăng già có từ 4 người trở lên, đến sau
này khi Phật giáo được truyền đi các quốc gia với tinh thần Khế lý – Khế cơ
thì Phật giáo bắt đầu hình thành những tổ chức khác nhau nhằm thuận tiện
cho việc sinh hoạt tăng đoàn và phù hợp với địa chính trị cũng như truyền
thống, văn hóa của mỗi quốc gia.
Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ những thế kỷ đầu của Công
nguyên. Khi vào Việt Nam Phật giáo với những “thuận duyên” (tùy duyên
phương tiện), nhiều điểm tương đồng cùng văn hóa Việt Nam nên đã nhanh
chóng hòa quyện vào sự phát triển chung của nền văn hóa tín ngưỡng Việt
Nam trở thành Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với thăng trầm của lịch
sử, đến năm 1975 Việt Nam mới thống nhất hai miền Nam - Bắc, nhưng khi
2
đó ở Việt Nam vẫn tồn tại rất nhiều các tổ chức Phật giáo khác nhau hoạt
động. Với mục đích thống nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo tại Việt Nam
dưới một tổ chức duy nhất, cuộc Vận động thống nhất Phật giáo được tiến
hành và Phật giáo cũng bắt đầu có một tổ chức thống nhất trên cả nước với
Đại hội thống nhất Phật giáo được tổ chức vào năm 1981 và được gọi là
“Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo
phương châm: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”, tổ chức của Giáo
hội luôn tuân theo Hiến chương. Hiện nay thì hầu hết các tỉnh, thành, quận,
huyện đều đã thành lập Ban Trị sự. Công tác tổ chức của Trung ương Giáo hội
cũng như các Ban Trị sự điều hành tại địa phương cũng ngày một hoàn thiện
nhằm hòa nhịp chung cùng sự phát triển của xã hội.
Trên thực tế, sự hoạt động của cấp địa phương luôn đóng vai trò không
nhỏ vì nó là hạt nhân, nền tảng cho sự phát triển chung của Trung ương Giáo
hội Phật giáo Việt Nam, nên về cơ cấu, nó thuộc cấp hành chính và có con
dấu riêng để xử lý các vụ việc liên quan trực tiếp thuộc thẩm quyền.
Phật giáo huyện Gia Lâm nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã có
nhiều đóng góp đối với sự phát triển của Phật giáo thành phố Hà Nội nói
riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung. Để có được những thành tựu đó, không
thể không kể đến vai trò của Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm1.
Là tu sĩ với sự trải nghiệm của bản thân, tôi luôn trăn trở làm thế nào để
công tác Phật sự huyện nhà đạt được những kết quả tốt vì đó là sự đóng góp
cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam theo phương châm “Phật pháp - Dân tộc
- Chủ nghĩa xã hội”, trường. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Ban Trị sự Phật giáo
Việt Nam huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội: lịch sử và thực trạng” làm đề tài
nghiên cứu Luận văn của mình.
1
Tên đầy đủ là Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm, gọi tắt là Ban Trị sự Phật giáo Việt
Nam huyện Gia Lâm.
3
2. Tình hình nghiên cứu
Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm là thành phần trong cơ
cấu, tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vì vậy, khi nghiên cứu đề tài
này không thể không nhắc tới các tài liệu viết về Giáo hội Phật giáo Việt Nam
hiện nay nói chung, tổ chức Giáo hội Phật giáo nói riêng.
Trước tiên phải kể đến các tài liệu gốc: Hiến chương của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam là văn kiện căn bản nhất mà qua đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam
trình hiện căn cước văn hóa, thiết kế khung sườn tổ chức và quy định về quy
trình vận động của Giáo hội. Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã
trải qua năm lần tu chỉnh, lần gần đây nhất là tại Đại hội Phật giáo toàn quốc
lần thứ VII. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 13 chương, 71
điều.
Quy chế hoạt động Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quận/
Huyện/ Thị xã/ Thành phố thuộc Tỉnh nhiệm kỳ VII (2012 – 2017) do Hội đồng
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành quyết định số 023/ QĐ/ HĐTS
ngày 20/01/2014.
Các Báo cáo tổng kết công tác Phật sự và phương hướng hoạt động
hàng năm của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm, đây là
nguồn tư liệu quan trọng để tiếp cận các số liệu chân thực về các kết quả các
hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm. Bởi
các báo cáo đó là kết quả tổng kết hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam huyện Gia Lâm từng năm và phương hướng hoạt động của
năm tiếp theo.
Thứ hai là tác phẩm của các tác giả nghiên cứu:
Viết về tổ chức Phật giáo thuở ban đầu, Thích Chơn Thiện (1991) có
tác phẩm Tăng già thời Đức Phật, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Trong đó, tác giả đề cập đến các vấn đề sự hình thành của Tăng già, các chuẩn
mực đạo đức, quy định ra nhập Tăng đoàn và những sinh hoạt của Tăng đoàn.
4
Cuốn Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (2004) của Hòa thượng
Thích Trí Hải, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội đã đề cập đến tiến trình hình
thành hội đoàn, tổ chức Phật giáo trước khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thành lập. Cuốn sách cũng dành phần lớn nội dung đề cập đến quá trình vận
động thành lập Hội Phật giáo Việt Nam.
Nghiên cứu về tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cuốn Giáo hội
Phật giáo Việt Nam từ 1986 đến nay của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc
(2014), nhà xuất bản Phương Đông đã đưa ra bức tranh cụ thể về quá trình
hình thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên nhiều góc độ.
Tác giả đã trình bày sự phát triển của “hệ thống cơ cấu tổ chức của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam đang từng bước hoàn thiện về mặt tổ chức” [51, tr.72].
Đồng thời trên cơ sở khảo sát thực tiễn, tác giả chỉ ra những ưu, khuyết điểm
của tổ chức này. Tác phẩm cũng đi sâu phân tích mối quan hệ của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam với các tổ chức Phật giáo nước ngoài. Tuy là một trong số
ít công trình nghiên cứu trực tiếp đề cập tới thực trạng hoạt động, cơ cấu tổ
chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay, song tác phẩm cũng đã đề
cập tới sự phát triển hệ thống tổ chức cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Viết cụ thể về một Ban trong cấu trúc tổ chức của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, Hòa thượng.TS. Thích Thanh Điện (Dương Quang Điện) (2017) có
cuốn Quá trình hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung
ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam giai đoạn từ 1981 đến nay, Nxb Tôn giáo.
Trong cuốn sách đó, tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của
Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chỉ ra thực
trạng hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam,… trong các nội dung đó, ít nhiều có đề cập đến tổ chức của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam bởi Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương là một ban
trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
5
Đứng dưới góc độ quản lý, Ban Tôn giáo Chính phủ (2003) có Tập văn
bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội. Trong Tập văn bản này, tổ chức và đường hướng hành đạo
của các tôn giáo trong đó có Phật giáo được thể hiện rõ nét.
Các bài viết đăng trên các tạp chí như: Bài viết “Giáo hội Phật giáo Việt
Nam - 36 năm hình thành và phát triển” của Tâm Đạt (2017), đăng trên Tạp
chí nghiên cứu Phật học số 11. Bài viết đề cập đến lịch sử hình thành Giáo
hội Phật giáo Việt Nam, quá trình đồng hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
với đất nước trên các công cuộc như: xây dựng và bảo vệ tổ quốc; phát triển
kinh tế, văn hóa; công tác đối ngoại…
Nghiên cứu của Thích Viên Thành về “Giáo hội Phật giáo Việt Nam
cần phát huy những thành tựu đã đạt được và tiếp tục củng cố để không
ngừng phát triển”, Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 20 năm thành lập Giáo hội Phật
giáo Việt Nam (2001), nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra
những khó khăn và những điều chưa làm được của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam [61, tr.197]. Thích Thọ Lạc (2008), “Tổ chức Tăng đoàn thời Đức Phật
và những bài học cho việc tổ chức Giáo hội hôm nay”, Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo (05),…
Viết về Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm chủ yếu là các
bài thông tin được đưa thường xuyên về các hoạt động của Phật giáo huyện
Gia Lâm trên trang cổng thông tin điện tử Huyện Gia Lâm, Báo chí, và các
trang tin chuyên môn của Phật giáo…
Qua sự trình bày ở trên, chúng ta thấy đã có không ít công trình viết về
cụm chủ đề tổ chức Giáo hội Phật giáo nói riêng, các vấn đề khác của Giáo
hội Phật giáo nói chung, nhưng công trình đề cập trực tiếp một cách hệ thống
về Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm là còn vắng bóng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
6
- Mục đích: Trên cơ sở quá trình hình thành, phát triển của Ban Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm, luận văn chỉ rõ những hoạt
động, thành tựu và hạn chế hiện nay của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam huyện Gia Lâm, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện
tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa của Ban Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam huyện Gia Lâm.
- Nhiệm vụ:
+ Chỉ ra quá trình hình thành và phát triển của Ban Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam huyện Gia Lâm
+ Chỉ ra thực trạng tổ chức, hoạt động và những thành tựu, hạn chế của
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm
+ Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức, nâng cao
hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
huyện Gia Lâm
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: những hoạt động của Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Từ khi thành lập đến nay
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp
luật của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo và Hiến chương của Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của tôn
giáo học: cụ thể là phương pháp về nhu cầu tín ngưỡng, phương pháp cấu
7
trúc chức năng, phương pháp về pháp chế tổ chức và một số phương pháp
của các ngành khác: triết học, có phương pháp thống nhất logic - lịch sử, so
sánh, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa. Phương pháp của Nhân học, xã hội
học như: phỏng vấn, quan sát…
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Đóng góp về lý luận
Luận văn có thể trực tiếp, gián tiếp góp phần bổ sung về mặt lý luận
vào sự phát triển của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm
nói riêng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và sự quản lý hoạt động tôn
giáo - Phật giáo của các ban ngành liên quan
6.2. Đóng góp về thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tra cứu, tham khảo cho việc học
tập, nghiên cứu với các đối tượng, ban ngành liên quan đến tôn giáo, văn hóa
tôn giáo, quản lý hoạt động tôn giáo...
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
8
Chương 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHÁI QUÁT
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA BAN TRỊ SỰ GIÁO
HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN GIA LÂM
1.1. Một số vấn đề lý luận về cách tiếp cận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Trong nghiên cứu này chúng tôi đề cập đến nội hàm một số khái niệm:
+ Ban Trị sự: được hiểu là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý một tổ
chức nào đó. Ở Luận văn này được triển khai nội hàm theo nghĩa, cơ quan
điều hành, quản lý hành chính các cấp của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt
Nam.
+ Phật sự: Trong Từ điển Phật học, Phật sự có các nghĩa: 1. Công hạnh
Đức Phật thể hiện. Hoằng truyền Phật pháp. Công hạnh cứu độ chúng sinh; 2.
Mọi công hạnh thi tác sau khi tu tập chứng ngộ được gọi là Phật sự [1, tr.494].
Như vậy, khái niệm Phật sự được hiểu chung nhất là các công việc học Phật,
hoằng dương Phật pháp.
+ Sa - môn: Phiên âm chữ Sramana từ tiếng Phạn và chữ samana từ
tiếng Pali. Hán dịch là Tức, Tức tâm, Tịnh chí, Tĩnh chí, Pháp đạo, Bần đạo,
Cần tức,... Là người tu đạo từ bỏ cuộc sống thế tục, nỗ lực tìm cầu giải thoát.
Để gọi một Tăng sĩ hay Ni cô. 1. Đầu tiên ở Ấn Độ, để chỉ cho những ai cạo
bỏ râu tóc, từ bỏ cuộc sống và của cải thế gian, hướng tâm lý nỗ lực đình chỉ
việc ác, siêng năng làm việc thiện. Nguyên chỉ cho những tu sĩ ngoài Phật
giáo như Kì - na giáo, đặt niềm tin vào tín ngưỡng Vệ - đà và Áo nghĩa thư. 2.
Tăng sĩ hay Ni cô Phật giáo. [1, tr.526]. Có thể hiểu nôm na, Sa môn là những
người tu theo đạo Phật.
+ Tăng già: Chi hội đoàn của các vị Tỉ khâu, Tỉ khâu ni, cũng như các
Sa di. Trong nhiều trường hợp, các Cư sĩ cũng được liệt vào Tăng già [1,
tr.563].
9
1.1.2. Cách tiếp cận Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện
Gia Lâm là một đơn vị hành chính cấp quận/huyện/ thị xã, thành phố
thuộc tỉnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trong những trang lịch sử Phật giáo Việt Nam, sự kiện thống nhất chín
hệ phái tổ chức Phật giáo Việt Nam năm 1981, thành một tổ chức Phật giáo
duy nhất là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” là một sự kiện trọng đại, sự kiện
này mở ra cho Phật giáo Việt Nam một trang sử mới: trang sử của sự đoàn
viên và thống nhất. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện
Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, thực hiện mục đích: “hoằng
dương Phật pháp, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước và ở
nước ngoài, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần
xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới” [30, tr.8].
Ngay khi được thành lập, ở nhiệm kỳ đầu, Giáo hội Phật giáo Việt Nam
đã chú trọng đến việc hoàn thiện bộ máy tổ chức hành chính, vì vậy, thời kỳ
đầu được gọi là thời kỳ xây dựng và củng cố cơ sở của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam. Thành lập Hội đồng chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam gồm 50 vị Hòa thượng, trưởng lão tiêu biểu của các giáo hội, hệ
phái; hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 49 vị tiêu
biểu; Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 6 ban chuyên ngành hoạt
động: Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng, Ni, Ban Hướng dẫn Nam Nữ Cư sĩ
Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa; thành lập 28 Ban Trị sự
Phật giáo Tỉnh, Thành hội. Còn đối với cấp quận, huyện, thị xã thì điều 26,
chương VI, Hiến chương năm 1981 ghi rõ:
Huyện, quận nếu có Tăng Ni và cư sĩ Phật tử, Ban Trị sự Tỉnh hội,
Thành hội có thể bổ nhiệm một Ban Đại diện gồm có: Một Chánh đại diện;
một Phó đại diện; một Thư ký trong hàng Tăng Ni, Phật tử ở địa phương.
Những xã nếu có tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, Niệm Phật đường, có Tăng, Ni và
cư sĩ Phật tử, xét thấy cần thiết Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội có thể bổ nhiệm
10
các đại diện tại địa phương đó, để giúp quận, huyện liên hệ với các cơ sở của
Giáo hội về mặt sinh hoạt tín ngưỡng.
Như vậy, ở nhiệm kỳ I của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ở cấp hành
chính quận, huyện vẫn chưa thành lập Ban Trị sự là một cấp quản lý trong hệ
thống các cấp quản lý hành chính của Giáo hội mà vẫn chỉ là bầu Ban đại diện
để phụ trách liên lạc với Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội với cơ cấu thành viên
rất đơn giản.
Trách nhiệm của Ban Đại diện quận, huyện, thị xã được quy định trong
điều 20 Nội quy Ban Thường trực Hội đồng Trị sự: Ban Đại diện Phật giáo
thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện và các đại diện thị trấn, xã,
phường có trách nhiệm liên hệ với Tỉnh hội, Thành hội để tiếp nhận các chỉ
thị, nghị quyết,... của Giáo hội để phổ biến, hướng dẫn Tăng Ni, cư sĩ Phật tử
trong địa phương thực hiện, đồng thời để đạt nguyện vọng và báo cáo tình
hình hoạt động của địa phương lên Tỉnh hội, Thành hội.
Ban Đại diện Phật giáo quận, huyện, thị xã,... đều trực thuộc Ban Trị sự
Tỉnh, Thành hội, chưa được công nhận như một cơ quan hành chính lãnh đạo
có đầy đủ tính pháp lý và quyền hạn như cơ quan hành chính cấp quận, huyện
tương đương.
11
Nhiệm kỳ II được coi là giai đoạn phát triển các mặt hoạt động theo
chương trình nội dung 6 điểm của Giáo hội trong thời kỳ mới với việc bầu ra
60 thành viên Hội đồng chứng minh, 60 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập
33 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội và 08 Ban ngành hoạt động
(thêm 2 đơn vị mới: Ban Kinh tế tự túc nhà chùa – Từ thiện xã hội và Viện
Nghiên cứu Phật học Việt Nam).
Nhiệm kỳ III, được coi là giai đoạn tiếp tục phát triển một cách toàn
diện và hoàn chỉnh các mặt hoạt động của Giáo hội: 75 thành viên Hội đồng
Chứng minh, 70 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập 41 đơn vị Ban Trị sự
Phật giáo Tỉnh, Thành hội và 10 ban ngành, viện (Tách Ban Kinh tế tự túc nhà
chùa – Từ thiện xã hội thành Ban Kinh tế tài chính và Ban Từ thiện xã hội,
thêm 01 ban mới: Ban Phật giáo Quốc tế).
Nhiệm kỳ IV, được coi là nhiệm kỳ tổng kết công tác Phật sự sau 3
nhiệm kỳ với 65 thành viên Hội đồng Chứng minh, 95 thành viên Hội đồng
Trị sự, thành lập 45 đơn vị Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội.
Nhiệm kỳ V, là nhiệm kỳ đầu của thế kỷ XXI, với 52 đơn vị Ban Trị sự
Tỉnh, Thành hội và 85 thành viên Hội đồng chứng minh, 95 thành viên Hội
đồng Trị sự chính thức và 24 thành viên Hội đồng Trị sự dự khuyết.
Nhiệm kỳ VI, là nhiệm kỳ kiện toàn cơ cấu tổ chức, triển khai nội dung
hoạt động theo Hiến chương đã tu chỉnh, với 58 đơn vị Ban Trị sự Tỉnh,
Thành hội Phật giáo, 97 thành viên hội đồng chứng minh, 147 thành viên Hội
đồng Trị sự chính thức và 48 thành viên Hội đồng Trị sự dự khuyết. Và đặc
biệt, năm nhiệm kỳ đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam được quy định hai cấp
hành chính là Trung ương và Tỉnh, Thành hội. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu
hoạt động, Đại hội Phật giáo nhiệm kỳ VI năm 2007, Giáo hội Phật giáo Việt
Nam đã được quy định thêm một cấp hành chính nữa là Quận/ Huyện/ Thị
hội. Sự chia nhỏ thêm về cấp hành chính lãnh đạo và hỗ trợ hoạt động đã giúp
cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn. Từ đây, cấp hành
12
chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam được chia làm ba cấp: Trung ương, tỉnh/
thành, quận /huyện.
Điều 37, chương VII, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện
nay quy định: “Các Quận, Huyện, Thị Xã, Thành phố thuộc tỉnh theo địa giới
hành chính, được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì
được thành lập tổ chức Giáo hội cấp quận, huyện, thị xã, thành phố, với danh
xưng: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ,
THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH (gọi chung là cấp huyện)” [30, tr.29, 30]. Và
điều 38, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện do Đại hội Đại biểu Giáo
hội Phật giáo Việt Nam cùng cấp suy cử Ban Trị sự để điều hành Phật sự. Ban
Trị sự cấp huyện là cơ quan hành chính, điều hành quản lý trực tiếp mọi mặt
hoạt động Phật sự của Giáo hội tại địa phương” [30, tr.30]
Nhiệm kỳ VII, tiếp nối chặng đường 30 năm thống nhất Phật giáo Việt
Nam, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
Nhiệm kỳ VIII, với tổng số thành viên Hội đồng Chứng minh là 96 vị,
Hội đồng Trị sự gồm 225 ủy viên chính thức và 45 ủy viên dự khuyết.
Như vậy, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện là cơ quan
hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự của Giáo
hội Phật giáo địa phương với chức năng và nhiệm vụ được quy định rõ ràng
trong các văn bản pháp quy của Giáo hội như tại điều 40 Hiến chương Giáo
hội Phật giáo Việt Nam và Quy chế hoạt động Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam cấp quận/ huyện.
Từ sự phân tích trên đây, chúng tôi chỉ ra việc tiếp cận trong nghiên
cứu Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm là nghiên cứu
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm với tư cách là một
đơn vị tổ chức hành chính cấp huyện trực thuộc Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam thành phố Hà Nội.
13
1.2. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Ban Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm.
1.2.1. Địa, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của huyện Gia Lâm
Gia Lâm - vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi giao thoa của dòng văn hoá Thăng
Long và Kinh Bắc. Phía Bắc giáp quận Long Biên, phía Tây Nam là dòng
sông Hồng lịch sử với bờ bên kia là huyện Thanh Trì, Hoàng Mai, phía Đông
Bắc và Đông giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc
Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Lịch sử huyện Gia Lâm gắn liền với những thăng trầm lịch sử của thủ
đô ngàn năm văn hiến. Xa xưa, Gia lâm thuộc vùng đất Long Biên, Thời Lý
thuộc phủ Thiên Đức, thời Trần thuộc lộ Bắc Giang,… Trải qua bao biến cố
thăng trầm của lịch sử với những thay đổi về địa giới hành chính, Gia Lâm
ngày nay là một huyện của thành phố Hà Nội với 20 xã, 2 thị trấn. Đó là các
xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Đặng Xá, Đa
Tốn, Đình Xuyên, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh
Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trung Màu, Yên Viên, Yên Thường, Văn Đức và 2
thị trấn: Yên Viên, Trâu Quỳ.
Với những thế mạnh về vị trí địa lý, nguồn lực phát triển kinh tế, Gia
Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến
lược ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Kinh tế của huyện Gia Lâm là sự
phát triển song song của cả hai loại hình truyền thống và hiện đại. Về
truyền thống, Gia Lâm có nhiều làng nghề cổ truyền nổi tiếng, đã trở thành
thương hiệu, thu hút đông khách trong nước và quốc tế như dát vàng, may
da Kiêu Kỵ, chế biến thuốc bắc Ninh Giang, đặc biệt là gốm sứ Bát Tràng
đã trở thành thương hiệu:
Uống chung một chén Bát Tràng
Rồi mai em có sang ngang cũng đành
Áo hồng, men ngọc, tóc xanh
14
Dòng sông quê mãi long lanh mộng vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Ca dao
Về hiện đại, Gia Lâm với thế mạnh về vị trí với nhiều loại hình giao
thông đa dạng và thuận tiện (đường bộ, đường thủy, đường sắt), có nhiều khu
đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành.
Về văn hóa, Gia Lâm là vùng đất nằm ở của ngõ phía Đông của Thủ đô
Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi giao thoa của dòng văn hóa Thăng Long và
Kinh Bắc, chính vì vậy nơi đây có nền văn hóa nhiều tầng, dày và đa dạng.
Đất và người Gia Lâm gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc; kiên cường bất khuất đánh đuổi giặc ngoại xâm; cần cù,
thông minh, sáng tạo trong xây dựng cuộc sống. Gia Lâm tự hào là quê hương
của hai vị thánh: Phù Đổng Thiên Vương (tương truyền, Thánh Gióng được
sinh ra ở Phù Đổng, vùng đất thuộc huyện Gia Lâm, nằm bên bờ tả ngạn sông
Đuống) và Chử Đồng Tử (tương truyền, Chử Đồng Tử sinh ra tại làng Chử
Xá – một làng Việt cổ ven sông Hồng Hà, nay là một làng thuộc xã Văn
Đức, huyện Gia Lâm), là hai trong "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng dân gian
Việt Nam. Gia Lâm còn gắn liền với tên tuổi của Nguyên Phi Ỷ Lan, Ngọc
Hân công chúa, Cao Bát Quát, Lý Thường Kiệt và biết bao anh hùng hào
kiệt khác mà công tích của họ đã góp phần viết lên những trang sử vàng chói
lọi của dân tộc. Nhân dân Gia Lâm giàu truyền thống yêu nước và cách
mạng với nhiều đức tính tốt đẹp: cần cù, chịu khó, anh hùng, thông minh,
sáng tạo. Nhân dân Gia Lâm cùng nhân dân Thủ đô và đất nước lập thêm
bao kỳ tích để xây dựng và bảo vệ quê hương góp phần làm rạng rỡ truyền
thống anh hùng bất khuất của Thủ đô Hà Nội anh hùng và dân tộc Việt Nam
quang vinh [Xem 74]
Người dân Gia Lâm luôn tự hào với truyền thống hiếu học của mình.
Cả nước ta từ khoa thi đầu tiên thời Lý (1075) cho đến khoa thi hội cuối cùng
15
dưới triều vua Khải Định (1919) kết thúc chế độ khoa cử Nho học có 2.898
người đỗ đại khoa trong đó có 56 vị trạng nguyên. Đất Thăng Long có sáu vị,
thì huyện Gia Lâm có hai vị, đó là Trạng nguyên Giáp Hải (1507-1586) quê
gốc ở Bát Tràng và Trạng nguyên Đặng Công Chất (1622-1683) quê ở Phù
Đổng. Riêng làng Bát Tràng có 364 vị đỗ đạt khoa bảng. Hiện nay tại Văn chỉ
Bát Tràng còn lưu danh được 291 vị tiên nho, tiên hiền mà nổi bật là chín vị
đỗ tiến sĩ đến trạng nguyên và nhiều quận công, mà nay tên tuổi được trân
trọng ghi ở "vườn Bãi Đá" tại Văn Miếu (Hà Nội, Huế, Bắc Ninh) [Xem 74]
Gia Lâm là một vùng đất cổ, với bề dày truyền thống lịch sử của mảnh
đất “địa linh nhân kiệt”, đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân huyện
Gia Lâm rất phong phú và đa dạng. Trên địa bàn huyện Gia Lâm còn lưu giữ
rất nhiều những di tích lịch sử, văn hóa như: Văn chỉ Bát Tràng – ở tại làng
Bát Tràng, là nơi thờ Khổng tử và các bậc đại khoa tiên nho, tiên hiền của
làng Bát Tràng,…
Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người dân nơi đây rất đa dạng với sự
hiện diện của hầu hết các tín ngưỡng truyền thống của người Việt: Thờ Thành
Hoàng làng ở các Đình: Đình Chử Xá, Đình Đông Dư Thượng, Đình Lam
Cầu, Đình Linh Quy, Đình Ninh Giang, miếu Thuận Tốn…; thờ cúng tổ tiên
trong các gia đình và các dòng họ, tiêu biểu như: nhà thờ họ Nguyễn Huy
(được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa), nhà thờ họ Đàm,… Thờ Mẫu: đền
Mẫu Bát Tràng; thờ thần: đền Trúc Lâm, … Các tôn giáo lớn: Phật giáo với số
lượng lớn các ngôi chùa như: Chùa Linh Quy, chùa Bát Tràng, chùa Cổ
Giang, chùa Linh Quang, chùa Hạ, chùa Đào Xuyên,… Điều này đã đáp ứng,
thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Hệ thống di sản văn
hoá này đã góp phần tạo nên những truyền thống tốt đẹp cho cộng đồng cư
dân làng xã, điều chỉnh hành vi đạo đức cho mỗi thành viên của làng và là nơi
lưu giữ những tập tục, truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc.
1.2.2. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở huyện Gia Lâm
16
Nằm cách trung tâm Phật giáo Luy Lâu không xa nên có thể khẳng
định Phật giáo xuất hiện ở vùng đất Gia Lâm từ rất sớm. Điều này cũng được
chứng minh, khẳng định bằng những dữ liệu lịch sử và những di tích lịch sử
tại vùng đất này. Ở Gia Lâm có những ngôi chùa rất cổ, gắn với những sự
kiện quan trọng của quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam.
Trong Việt Nam Phật giáo Sử luận, tác giả Nguyễn Lang viết về sự du
nhập Phật giáo vào Giao Chỉ ở thế kỷ đầu, khi bình luận về quan niệm Tăng
“Danh từ Tang Môn được dùng trước danh từ Sa Môn để chỉ các vị tăng sĩ
ngoại quốc, như ta thấy trong các bản dịch kinh điển chữ Hán sớm nhất. Tang
Môn không phải là một đoàn thể xuất gia từ sáu người trở lên (định nghĩa
Sangha) mà là con người của những tu sĩ khoác áo vàng, đầu cạo trọc, từ bỏ
đời sống gia đình, của cải, thờ bụt, đọc kinh chữ Phạn; và sống trên sự cúng
dường của người tin theo Bụt. Ngoài những Tang Môn ngoại quốc, có thể có
vài người Giao Chỉ cũng được nhận học theo làm Tang Môn. Có lẽ Chử Đồng
Tử là một người trong số này” [43, tr.51]. Mà Chử Đồng Tử là người làng
Chử Xá nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm. Như vậy, ngay từ thế kỷ đầu,
buổi đầu Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã xuất hiện ở vùng đất Gia Lâm.
Một cứ liệu tiêu biểu nữa trong số đó là ngôi chùa Kiến sơ ở Gia Lâm.
Về thời gian xây dựng chùa Kiến Sơ còn gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên
cứu. Nhiều khả năng chùa Kiến Sơn được võ sư Trương Ma Ni xây dựng từ
thời nhà Đinh. Gia Cát Thị khi soạn Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập 3,
tờ 110 ở Phù Đổng Thiên Vương truyện chép: Thần Vương tức Thiên Vương.
Xưa thời Hùng Vương có công chinh phạt định nước, nhận phong ở đây. Đến
khi họ Triệu bị người Hán thôn tính, đất đai biên giới đều bị nội thuộc, lại trải
binh họa đốt cháy, đền miếu tiêu điều. Miếng ngói tức rường tán mất gần
hết… Gặp có nhà sư Trương Ma Ni tìm được đúng dấu xưa. Bèn hưng công
xây dựng danh lam, mở mang đất đai, để làm nơi thờ Phật đốt hương, gọi tên
là chùa Kiến Sơ. Bên phải cửa trước chùa lại dựng một miếu thổ thần để làm
17
nơi tụng đọc kinh sách. Sau đó, vị phú hào này mời vị sư tên là Lập Đức, hiệu
là Cảm Thành đến trụ trì. Không lâu sau, vào năm Canh Tý (820), thiền sư Vô
Ngôn Thông từ Quảng Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam và tu tại chùa. Tại
đây, ông đã truyền tâm ấn cho Cảm Thành, hình thành phái thiền Vô Ngôn
Thông ở Việt Nam. Dòng thiền này phát triển rất mạnh mẽ với 16 đời với 40
vị sư tổ [Xem 60, tr.27]. Dòng thiền này được các tầng lớp từ vua chúa đến
dân nghèo tin theo, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, tư tưởng trong
suốt các triều đại là Đinh, Lê, Lý, Trần và góp phần tạo nên diện mạo văn hóa
Việt. Sử cũng chép rằng, vua Lý Công Uẩn khi còn nhỏ cũng thường xuyên
lui đến chùa, tương truyền tại chùa ông đã được Thánh Gióng báo mộng qua
bài thơ.
Nhất bát công đức thủy
Tùy duyên hóa thế gian
Quang Quang trùng ảnh chiếu
Một ảnh nhật đăng sơn
Hay như lịch sử chùa Vạn Xuân, xã Lệ Chi, theo cuốn thần phả "Đại
vương ngọc phả" do Hàn lâm Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn
ngày 10 tháng 9 năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) còn lưu giữ tại Đình cho
biết chùa Vạn Xuân đã tồn tại từ thời Hùng vương thứ 6 cùng với các vị thần
hoàng làng. Chính thời gian này, một vị long thần được thờ trong chùa đã báo
mộng cho Hùng Dược biết việc mình sẽ sinh ra (đầu thai) vào bà phu nhân Đỗ
Thị Thục để sinh ra Hùng Hiển. Sau này, vị thần hoàng của làng đã về đóng
quân, xây dựng, đồn lũy bên cạnh chùa.
Những thời kỳ sau, Phật giáo ở Gia lâm phát triển khá mạnh mẽ, đặc
biệt thời kỳ Lý, Trần, Lê. Sau khi lên ngôi, Vua Lý Công Uẩn cho trùng tu lại
chùa Kiến Sơ, xây dựng thêm nhiều chùa mới ở các vùng lân cận. Một ngôi
chùa nổi tiếng của Gia Lâm được xây dựng thời Lý là chùa Bà Tấm (xây dựng
năm 1117), ngôi chùa gắn liền với Nguyên phi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan – một
18
nhân vật kiệt xuất của vương triều Lý, ngưỡng mộ tài năng, công đức của bà,
dân gian sùng Phật tôn bà là Phật Bà Quan Âm,… Sau khi chuyển từ ngôi từ
tay nhà Lý sang nhà Trần, các vua Trần thực hiện chính sách ban phát nhiều
đất cho họ hàng thân tộc lập trang ấp, xây dựng chùa chiền, Gia Lâm thời kỳ
đó cũng được xây dựng khá nhiều chùa, như chùa Báo Ân,… Thời Lê, có rất
nhiều ngôi chùa được xây dựng: Chùa Linh Quy (tên chữ là Hoa Nghiêm Tự,
tọa tại thôn Linh Quy, xã Kim Sơn), chùa Hạ (tên chữ là Hiển Quang Tự, tọa
tại thôn Hạ, xã Dương Hà), chùa Kim Lan (tên Linh ứng tự, ở xã Kim Lan),
chùa Linh Quang (làng Công Đình, xã Đình Xuyên),…
Có nhiều cách lý giải về sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo ở Gia
Lâm thời kỳ Lý, Trần, Lê, nhưng qua nghiên cứu chúng tôi đồng nhất với một
số học giả nhận định: do xuất phát từ địa kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội
vùng đất này xưa kia nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc - vùng văn hóa cổ
của Việt Nam, nơi có trung tâm Phật giáo Luy Lâu phát triển rất mạnh và đã
đi vào ca dao, tục ngữ: “Cầu Nam - chùa Bắc - đình Đoài”, mà Gia Lâm lại
nằm chọn trong vùng văn hóa đó, cạnh trung tâm Luy Lâu nên chắc chắn Phật
giáo đến với Gia Lâm là sớm và cũng phát triển hưng thịnh
Tuy nhiên, Phật giáo ở đây lại có không ít những đặc trưng riêng mà
các vùng khác ít có được, đó là:
+ Phật giáo huyện Gia Lâm có lịch sử lâu đời do gắn liền với quá trình
du nhập Phật giáo vào Việt Nam (đặc điểm này Luận văn viết khá kỹ ở phần
trên về sự du nhập Phật giáo vào huyện Gia Lâm với rất nhiều những minh
chứng lịch sử).
+ Phật giáo huyện Gia Lâm có biểu hiện rõ về sự hỗn dung giữa Phật
giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ
Nữ thần) qua cấu trúc và việc thực hành tín ngưỡng tôn giáo tại các chùa, như
chùa Đông Dư Thượng, chùa Hạ, Chùa Yên Mỹ, cụ thể:
19