Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

QUẢN TRỊ BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.14 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

BÙI TIẾN CƯỜNG

QUẢN TRỊ BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ
VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 60320101

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thành Lợi

Hà Nội - 2019
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bài luận văn “Quản trị bình luận của độc giả về
vấn đề môi trường” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung
thực, có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn

Bùi Tiến Cường

ii


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội được học lớp cao học Báo chí học
khóa K19 tại trường.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô – những người
đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học cao học
vừa qua tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS Nguyễn Thành Lợi
người hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, các đồng nghiệp đã
quan tâm, hỗ trợ, cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho tôi có
cơ sở thực tiễn để nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, những người thân và
bạn bè đã luôn hỗ trợ, động viên tinh thần tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện luận văn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Tiến Cường

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................v
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................11
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.....................................14
7. Kết cấu của luận văn:..................................................................................14
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC QUẢN TRỊ BÌNH LUẬN TRÊN
BÁO ĐIỆN TỬ VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN
NAY.................................................................................................................15
1.1. Một số khái niệm liên quan đế đề tài........................................................15
1.1 1. Báo điện tử............................................................................................15
1.1.2. Môi trường............................................................................................17
1.1.3. Độc giả và bình luận của độc giả trên báo điện tử...............................18
1.1.4. Quản trị bình luận................................................................................22
1.2. Những vấn đề về môi trường của Việt Nam hiện nay và chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường.........................................23
1.2.1. Vấn đề về môi trường của Việt Nam hiện nay.......................................23
1.2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề môi trường.25
1.3. Vai trò của báo điện tử đối với vấn đề môi trường...................................27
1.4. Quản trị bình luận trên báo điện tử...........................................................28
1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản trị bình luận trên báo điện tử..............28
1.4.2. Quy trình quản trị bình luận của độc giả trên các báo điện tử.............29
1.5. Tiêu chí bình chọn quản trị bình luận của độc giả....................................32
Tiểu kết chương 1..............................................................................................33
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN TRỊ BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC
GIẢ VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUA CÁC BÁO KHẢO SÁT............34
iv


2.1. Giới thiệu các tờ báo được lựa chọn khảo sát..........................................34
2.1.1. Báo điện tử Dân trí................................................................................34

2.1.2. Báo điện tử VnExpress..........................................................................36
2.1.3. Báo điện tử Vietnamnet..........................................................................37
2.2. Thực trạng quản trị bình luận trên báo điện tử.........................................38
2.2.1. Về số lượng bình luận của độc giả........................................................38
2.2.2. Về nội dung bình luận của độc giả........................................................41
2.2.3. Về hình thức tin bài bình luận...............................................................42
2.2.4. So sánh hướng tiếp nhận và phản hồi độc giả......................................68
2.3. Đánh giá chung.........................................................................................74
2.3.1. Một số kết quả đạt được........................................................................74
2.3.2. Hạn chế..................................................................................................75
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế......................................................................76
Tiểu kết chương 2..............................................................................................77
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ BÌNH
LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ..........................................78
3.1. Một số vấn đề đặt ra.................................................................................78
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị bình luận của độc giả trên báo điện
tử......................................................................................................................80
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý báo chí...........................................................80
3.2.2. Đối với cơ quan báo chí........................................................................84
3.2.3. Đối với phóng viên, biên tập viên..........................................................84
Tiểu kết chương 3..............................................................................................86
KẾT LUẬN....................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................89

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng bình luận được đăng tải công khai...................40
Bảng 2.1 Số lượng bình luận các báo điện tử tiếp nhận..................................39
v



Hình 1.1 Quy trình quản lý bình luận của độc giả...........................................29
Hình 1.2. mô hình truyền thông của Claude Shannon....................................30
Hình 1.3. Quy trình trong quá trình thông tin về ô nhiễm môi trường ........31
Hình 2.1. Nước ngập nóc nhà tại Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình..............59
Hình 2.2. Cả cánh đồng màu tại xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị
cơn lũ quét san phẳng......................................................................................59
Hình 2.3. Khu vực thành cổ Vinh, tỉnh Nghệ An ngập trong biển nước.........60

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường đã và đang trở thành một trong những vấn đề quan tâm
hàng đầu và cũng đang trở thành một trong những thách thức của nhân loại.
Bởi lẽ môi trường gắn bó hữu cơ đối với sự sống của con người, cũng như sự
tồn tại và phát triển của nhân loại. Trận thảm họa kép động đất và sóng thần
tại Nhật Bản ngày 11/3/2011 đã san phẳng một số thành phố và hơn 20.000
người mất tích hay đợt nắng nóng kỷ lục diễn ra tại Ấn Độ vào ngày
26/5/2015 đã làm cho hơn 1.100 người thiệt mạng đã cho thấy vấn đề môi
trường có mối quan hệ mật thiết với những vấn đề toàn cầu mà để giải quyết
được chúng cần có sự chung sức của tất cả các dân tộc, các quốc gia và các
vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường rất
bức xúc và nan giải, trong đó nổi bật nhất là nhóm vấn đề như: 1) nạn cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, khoáng sản, thực vật, nhiên
liệu….; 2) nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống: ô nhiễm nước, ô nhiễm
phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn…; 3) những tai biến của thiên nhiên: động đất,
hạn hán, lũ lụt, núi lửa… Ngoài nhóm vấn đề thứ 3 con người không có khả

năng điều chỉnh và phòng tránh, hai nhóm vấn đề thứ nhất và thứ hai chủ yếu
là do con người gây ra. Do vậy con người cần có trách nhiệm trong việc tìm
cách khắc phục và ngăn chặn hậu quả, nếu không thảm họa sẽ không chỉ là
môi trường tự nhiên bị tàn phá, mà hơn thế còn xóa sạch những gì mà loài
người đã dày công xây dựng trong hàng chục nghìn năm qua, kể cả sự sống
của con người trên trái đất.
Việt Nam đang đứng trước những thách thức về tài nguyên thiên nhiên
và môi trường. Các hệ sinh thái đang suy thoái ở mức độ nghiêm trọng. Chính
sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã đem lại cho Việt Nam bộ mặt mới, thu
được nhiều thành quả kinh tế quan trọng. Đó là mở rộng quan hệ hợp tác quốc
tế, bước đầu ổn định và phát triển kinh tế, vị thế quốc tế được nâng cao, tạo
1


thế và lực cho Việt Nam, cũng như khả năng phát triển trong nhiều năm tới.
Tuy nhiên với tiến trình gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, cùng với đó là nạn khai thác tài nguyên đất, tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và các dạng tài nguyên
khác đang gây ảnh hưởng lớn đối với môi trường, đe dọa đến sự phát triển
bền vững của nước ta.
Với chức năng đặc trưng là cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã
hội, báo chí đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng trong đời sống
xã hội hiện đại. Sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của báo chí trên
phạm vi toàn cầu trong những năm gần đây đã tạo ra cơ hội, thuận lợi to lớn
cho con người trong việc tiếp cận, cập nhật một khối lượng thông tin khổng lồ
về mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có những thông tin về môi trường. Nhờ
các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là Internet, các thông tin nói
chung, thông tin về môi trường nói riêng có thể được truyền thông nhanh
chóng, đầy đủ, toàn diện và kịp thời hơn bao giờ hết đến công chúng.
Với sự phát triển của công nghệ, độc giả hiện nay không còn chỉ đơn

thuần tiếp nhận thông tin từ báo chí mà còn có thể tương tác trực tiếp ngay tại
bài viết với lại tác giả và tòa soạn. Nhờ vậy mà tác giả và tòa soạn sẽ ngay lập
tức biết được phán ứng của độc giả về bài viết của mình, qua đó có thể cung
cấp thêm thông tin hoặc định hướng lại dư luận bằng những bài viết khác. Tuy
nhiên, không phải bài viết nào cũng nhận được phản hồi tốt từ dư luận.
Hiện nay, việc quản trị bình luận của độc giả trên các báo còn nhiều bất
cập, chưa có sự thống nhất trong nội dung, hình thức, tiêu chí quản trị, mỗi
báo có cách thức làm riêng. Do đó, với mong muốn nâng cao hiệu quả quản
trị bình luận của độc giả, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản trị bình luận của độc
giả về vấn đề môi trường” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông về
vấn đề môi trường đang có xu hướng phức tạp, đồng thời góp phần tìm ra
cách thức, định hướng thông tin đến độc giả. Sao cho độc giả hiểu đúng thông
điệp, quan điểm của người viết, tránh gây bão dư luận.
2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Theo nhiều tài liệu về lý luận báo chí trên thế giới thì bình luận xuất
hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX ở Anh và Pháp với tác dụng soi sáng và giải thích
một sự kiện, một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó. Ngay từ khi mới
ra đời, bình luận đã được các chủ báo khuyến khích sử dụng do mang lại cho
công chúng độc giả những tri thức mới ẩn chứa đằng sau những tin tức, sự
kiện. Song song đó, qua sự giải thích và phân tích, bình luận tác động, ảnh
hưởng đến cách suy nghĩ của người đọc.

3


Tác giả Joann Keyton, (2006), COMMUNICATION RESEARCH:

ASKING QUESTIONS, FINDING ANSWERS (Nghiên cứu truyền thông:
đặt câu hỏi, tìm câu trả lời). Ở đây tác giả đưa ra các vấn đề nghiên cứu cơ
bản và phương pháp định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu
truyền thông. Mục đích của cuốn sách là giới thiệu cho sinh viên phương
pháp nghiên cứu truyền thông bằng cách đáp ứng hai mục tiêu. Mục tiêu thứ
nhất giúp cho sinh viên sử dụng tốt các tài liệu nghiên cứu truyền thông bằng
phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích thông tin một cách có hiệu
quả. Mục tiêu này thực sự quan trọng vì sinh viên là những người thường
xuyên sử dụng tài liệu truyền thông trong các khóa học về truyền thông. Mục
tiêu thứ hai là định hướng cho sinh viên, những người muốn phát triển và thực
hiện các dự án nghiên cứu. Cuốn sách giới thiệu tổng quát về quá trình nghiên
cứu: làm thế nào để biến một ý tưởng thành một câu hỏi, lựa chọn một
phương pháp nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu và viết ra kết quả nghiên cứu;
đồng thời cung cấp cho người đọc hàng trăm ví dụ về nghiên cứu truyền
thông đã được thực hiện, rút ra từ các bài báo trên các phương tiện truyền
thông đại chúng. Nội dung cuốn sách được chia thành 4 phần: Phần 1, Những
vấn đề cơ bản: giới thiệu về quá trình nghiên cứu, khái niệm, nguyên tắc cơ
bản, nghiên cứu định tính và định lượng, lý luận nghiên cứu. Khẳng định
nghiên cứu là một quá trình, không chỉ sử dụng một phương pháp hay kỹ
năng nghiên cứu. Phần 2, Nghiên cứu truyền thông bằng định lượng: cung cấp
chi tiết cách tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp định lượng, phân tích
các khái niệm đo lường, các vấn đề có giá trị và độ tin cậy, lấy mẫu, giả
thuyết thử nghiệm, mô tả và khảo sát quá trình nghiên cứu. Phần 3, Nghiên
cứu truyền thông bằng định tính: đề cập đến vai trò của người nghiên cứu
trong phương pháp định tính, xác định trọng tâm nghiên cứu, lấy mẫu, thu
thập và phân tích dữ liệu. Phần 4: Đọc và viết báo cáo nghiên cứu: trình bày
cách thức đọc và viết báo cáo nghiên cứu định lượng và định tính; đánh giá tài
4



liệu, phương pháp, kết quả và thảo luận; trình bày ý tưởng cốt lõi hay đưa ra
các câu hỏi; trình bày dữ liệu thu thập, tổng hợp và kết luận.

5


Tác

giả

Jennings

Bryant



Susan

Thompson

(2002)

FUNDAMENTALS OF MEDIA EFFECTS (Nguyên tắc cơ bản của hiệu ứng
truyền thông). Cuốn sách là một văn bản học thuật hướng đến đối tượng là
sinh viên đại học chuyên ngành truyền thông. Cuốn sách được trình bày rõ
ràng, hấp dẫn người đọc với những hình ảnh minh họa sống động; trang bị
cho người đọc những hiểu biết cơ bản về lịch sử, cơ sở lý thuyết và tình hình
hiện tại của hiệu ứng truyền thông. Từ những kiến thức nghiên cứu đó sẽ giúp
cho người đọc có thể tiếp cận, đánh giá đúng vấn đề trong một môi trường
truyền thông toàn cầu hiện nay. Cuốn sách được chia thành 3 phần: Phần 1:

Tổng quan và lịch sử: Nghiên cứu tổng quát về hiệu ứng truyền thông như:
quá trình truyền thông, mô hình truyền thông, đánh giá sự ảnh hưởng của
phương tiện truyền thông; hiệu ứng truyền thông theo quan điểm lịch sử; lịch
sử nghiên cứu khoa học của các hiệu ứng truyền thông; sự quan tâm của xã
hội về tác dụng của các phương tiện truyền thông. Phần 2: Cơ sở lý thuyết và
khái niệm: bao gồm các khái niệm và lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu hiệu quả
các loại phương tiện truyền thông; phân tích lý thuyết nhận thức xã hội về sự
tác động qua lại giữa môi trường, con người và hành vi ứng xử đối với truyền
thông; sự ảnh hưởng của các mô hình và việc học tập thông qua nội dung và
mô hình truyền thông; ảnh hưởng của việc xem truyền hình, xem phim bạo
lực; học tập những mặt tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng…
Trong phần này các tác giả còn nêu lên những hiệu ứng căn bản của truyền
thông đó là quá trình nhận thức, xử lý thông tin, hành vi của con người và ảnh
hưởng của môi trường; phân tích nội dung bạo lực trên truyền hình, nội dung
mạng lưới truyền hình; nghiên cứu chức năng xã hội của truyền thông đại
chúng, phân tích thị hiếu khán giả; thiết lập chương trình nghị sự và khả năng
thuyết phục của truyền thông. Phần 3: Nghiên cứu hiệu ứng truyền thông trên
một số lĩnh vực Các tác giả trình bày một số phương pháp và nội dung nghiên
cứu hiệu ứng truyền thông trên các khía cạnh khác nhau như: bạo lực truyền
6


hình, tình dục, tin tức, quảng cáo, phản ứng đáng lo ngại và hoảng sợ đối với
nội dung truyền thông, hiệu ứng của chiến dịch truyền thông; ảnh hưởng của
phương tiện truyền thông đối với sức khỏe, trong lĩnh vực chính trị, xã hội;
ảnh hưởng của truyền thông giải trí; giới thiệu các kỹ thuật công nghệ truyền
thông hiện đại.
Tác giả Ur Asa Berger (2009) AGITPOP: POLITICAL CULTURE
AND COMMUNICATION THEORY (Văn hóa chính trị và lý thuyết truyền
thông). AGITPOP là một từ mới do Arthur Asa Berger đặt ra để thu hút sự chú

ý của người đọc về các khía cạnh chính trị của văn hoá phổ thông và truyền
thông đại chúng. Tác giả chứng minh sự đa dạng của văn hóa đã tạo nên nền
tảng của lý thuyết truyền thông; phá vỡ sự phân biệt cứng nhắc giữa nền văn
hóa đại chúng và văn hóa chính trị; văn hóa chính trị đẳng cấp, văn hóa chính
trị cá nhân và quyền bình đẳng trong văn hóa chính trị; phân tích đánh giá vai
trò của thông tin trên các phương tiện truyền thông, phân tích văn bản truyền
thông. Cuốn sách gồm hai phần: Phần I – Văn hoá chính trị: trong phần I, tác
giả trả lời câu hỏi “Công chúng của mỗi nền văn hoá chính trị cảm thấy hấp
dẫn và phù hợp với những bài viết nào trên các phương tiện truyền thông đại
chúng và văn hoá phổ thông?”. Ông đã lựa chọn các bài viết thể hiện giá trị và
niềm tin mà thành viên của mỗi nền văn hoá chính trị có để phân tích. Phần II
– Lý thuyết truyền thông: gồm các chương về lý thuyết truyền thông. Tác giả
đã đề cập đến mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và truyền thông và những tiêu điểm
mà nhà nghiên cứu truyền thông cần chú ý tới khi thực hiện các phân tích nội
dung. Ý tưởng của tác giả là giới thiệu với những độc giả, đặc biệt là những
người không phải là chuyên gia chính trị về những tư tưởng của Aaron
Wildavsky và cách thức vận dụng chúng trong việc phân tích văn hoá và
truyền thông đại chúng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

7


Theo tìm hiểu của học viên nghiên cứu đề tài, ở Việt Nam, chưa có đề
tài hay công trình nghiên cứu nào liên quan đến việc quản trị bình luận của
độc giả về vấn đề môi trường. Một số đề tài nghiên cứu của các Luận văn
ngành báo chí học đã hoàn thiện các năm trước đó cũng đã đề cập đến lĩnh
vực tương tác với độc giả qua báo mạng, các vấn đề về môi trường như:
Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Hoàng Quỳnh Hương, (2012),
Học viện báo chí và tuyên truyền với đề tài: “Tương tác giữa toàn soạn và

công chúng báo mạng điện tử”. Luận văn đã làm rõ vấn đề lý thuyết chung về
báo mạng điện tử, tính tương tác của loại hình báo chí này và hoạt động tương
tác với công chúng; Những biểu hiện của hoạt động tương tác thông qua khảo
sát tờ BMĐT lớn của Việt Nam; Đánh giá hiệu quả và những thiếu sót của sự
tương tác giữa tòa soạn với công chúng BMĐT thông qua việc nghiên cứu các
lý thuyết và quan điểm chính thống. Tuy nhiên đề tài vẫn chỉ dừng lại ở mức
độ đưa lý thuyết và khái niệm chung mà không đi sâu vào từng vấn đề cụ thể.
Luận văn thạc sĩ của học viên Mai Kiều Tuyết, (2014), Học viện báo
chí và tuyên truyền với đề tài: “Tính tương trên VOV giao thông Quốc gia”.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của tính tương
tác trên Kênh VOV giao thông, luận văn gợi mở những giải pháp để góp phần
làm cho tính tương tác của Kênh ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, qua đó
thúc đẩy sự phát triển của Kênh VOV giao thông trong thời gian tới. Đồng
thời, thông qua nghiên cứu này, luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sâu
thêm lý thuyết về tương tác gắn với sự vận động phát triển của phát thanh
tương tác đang diễn ra ở các Đài, các Kênh phát thanh và các chương trình
phát thanh hiện nay.
Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Văn Dũng, (2013), Học viện
báo chí và tuyên truyền với đề tài: “Vấn đề cải chính thông tin trên báo mạng
điện tử”. Luận văn làm rõ vấn đề cải chính thông tin trên loại hình báo điện tử
hiện nay qua khảo sát thực tiễn hai trang báo điện tử của Đài tiếng nói Việt
8


Nam địa chỉ: Vov.vn, báo điện tử Vietnamnet có địa chỉ: Vietnamnet.vn, trang
điện tử của báo Khuyến học và Dân trí Dantri.com.vn và báo điện tử
VnExpress.net. Qua đó làm rõ thực trạng vấn đề cải chính tin sai trên báo điện
tử hiện nay và những ưu nhược điểm trong vấn đề này. Đồng thời đề xuất
cách cải chính thông tin hợp lý, đảm bảo đúng Luật, đúng quy định, thể hiện
sự tôn trọng độc giả.

Luận văn thạc sĩ của học viên Vũ Thanh Thủy, (2013), Học viện báo
chí và tuyên truyền với đề tài: “Phác thảo mô hình báo chí điện tử hiệu quả
trong cơ quan báo chí”. Luận văn kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và khảo sát
thực tiễn làm rõ những ưu điểm và hạn chế của một số mô hình tổ chức hoạt
động báo điện tử trong cơ quan báo chí hiện nay cùng với những khảo sát mô
hình báo điện tử trên thế giới để đề xuất những mô hình có tính khả thi, đem
lại hiệu quả hoạt động cho báo điện tử của cơ quan báo chí, nhằm tiết kiệm
chi phí sản xuất, chi phí nhân lực và nâng cao chất lượng nội dung phục vụ
công chúng báo chí.
Luận văn thạc sĩ của học viên Trần Việt Phương, (2009), Học viện báo
chí và tuyên truyền với đề tài: “Đánh giá tác độn của báo chí đối với vấn đề
bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh”. Luận văn điều tra, đánh giá thực trạng tiếp
nhận thông tin của độc giả Quảng Ninh về vấn đề môi trường trên các bình
diện: thông tin kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường, thông tin phát hiện
vấn đề bảo vệ môi trường (biểu dương, phê phán); Điều tra nhu cầu tiếp nhận
thông tin của độc giả về vấn đề môi trường; Nghiên cứu lý luận báo chí để từ
đó làm rõ vai trò của báo chí trong việc bảo vệ môi trường; Khảo sát tình hình
ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh (thông qua các phương pháp nghiên cứu
văn bản, quan sát, phỏng vấn, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu). Làm rõ nội
hàm của vấn đề bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh dựa trên những đặc thù của
tỉnh về công nghiệp, du lịch – dịch vụ, vùng nông nghiệp – nuôi trồng thủy
sản; Khảo sát, thống kê, phân loại các tác phẩm báo chí liên quan đến vấn đề
9


nghiên cứu; Phân tích, đánh giá những thành công, hạn chế của báo chí trong
việc tuyên truyền bảo vệ môi trường; Đánh giá các nguyên nhân chủ quan,
khách quan dẫn đến thành công và hạn chế trong công tác tuyên truyền bảo vệ
môi trường; Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh.

Luận văn thạc sĩ của học viên Huỳnh Ngọc Nguyên, (2015), Học viện
báo chí và tuyên truyền với đề tài: “Vai trò định hướng dư luận xã hội của báo
mạng điện tử qua sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”. Khái quát hệ thống
những vấn đề lý luận liên quan đến mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã
hội, vai trò của báo chí nói chung và báo mạng điện tử trong việc định hướng
dư luận xã hội. Chỉ ra những điểm tích cực và mặt hạn chế thông điệp của báo
mạng điện tử trong việc định hướng dư luận xã hội qua sự kiện giàn khoan
Hải Dương 981. Khảo sát 3 tờ Báo mạng điện tử VnExpress, Vietnamnet,
Tuoitre.Online. Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để phát huy vai trò của
BMĐT định hướng DLXH qua các sự kiện quan trọng của đất nước.
Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2011), Học
viện báo chí và tuyên truyền với đề tài: “Tác động của mạng xã hội đối với
báo điện tử nước ta hiện nay”. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về
mạng xã hội, về mối quan hệ của mạng xã hội và báo mạng điện tử, luận văn
tập trung phân tích những tác động của mạng xã hội đối với báo mạng điện tử,
để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng của
báo mạng điện tử trước sự tác động của mạng xã hội.
Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Lan Hương, (2015), Học
viện báo chí và tuyên truyền với đề tài: “Những biểu hiện thiếu trách nhiệm
của người làm báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”. Trên cơ sở nghiên cứu
lý luận và khảo sát một số tờ báo mạng điện tử, luận văn hệ thống những vấn
đề lý luận liên quan đến đề tài, chỉ ra những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã
10


hội của người làm báo mạng điện tử; từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử Việt Nam
hiện nay.
Luận văn thạc sĩ của học viên Phạm Quý Trọng, (2013), Học viện báo

chí và tuyên truyền với đề tài: “Tổ chức giao lưu đối thoại trực tiếp giữa lãnh
đạo và nhân dân thông qua báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam và Công
thông tin Điện tử Chính phủ”. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận của phương thức
giao lưu, đối thoại trực tiếp trên báo điện tử, mạng Internet, các khái niệm có
liên quan; Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức các chương trình giao lưu,
đối thoại trực tiếp trên báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam và Công thông
tin Điện tử Chính phủ hiện nay qua một số phương diện: Công tác chuẩn bị,
quá trình thực hiện, nguồn nhân lực, phương tiện kỹ thuật…; Trên cơ sở chỉ ra
nguyên nhân của những thành công, hạn chế, đề xuất các kiến nghị, nhóm giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các chương trình giao lưu, đối thoại
trực tiếp tại hai đơn vị khảo sát nói trên.
Luận văn thạc sĩ của học viên Trần Quý Thuận, (2014), Học viện báo
chí và tuyên truyền với đề tài: “Phản biện xã hội của báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay”. Luận văn Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận và thực
tiễn, liên quan đến đề tài: Phản biện xã hội, phản biện xã hội của báo chí, báo
mạng điện tử, chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí, vai trò phản
biện của báo chí trong đời sống xã hội, những ưu điểm, hạn chế… Khảo sát
thực trạng phản biện xã hội trên báo mạng điện tử qua phân tích một số sự
kiện tiêu biểu được phản ánh trên ba tờ báo Dân trí, VietNamNet, Tuổi trẻ
Online trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
phản biện xã hội của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.
Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Huyền Trang, (2015), Học
viện báo chí và tuyên truyền với đề tài: “Báo mạng điện tử với vấn đề biến
đổi khí hậu tại Việt Nam hiện nay”. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và
11


thực tiễn của vấn đề thông tin về biến đổi khí hậu trên mạng điện tử; Khảo
sát, đánh giá thực trạng thông tin, tuyên truyền về biến đổi khí hậu trên 3 tờ
báo mạng Vietnamplus.vn; VnExpress.net; Dantri.com từ tháng 6/2014 đến

tháng 6/2015.Trong đó, tập trung phân tích, đánh giá về tần suất, mức độ quan
tâm của độc giả; nội dung thông tin về biến đổi khí hậu cũng như hình thức,
phương thức thông tin về biến đổi khí hậu trên những tờ báo trên. Từ đó đi
đến đánh giá về hoạt động thông tin về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử
chỉ ra các mặt thành công, hạn chế; nguyên nhân của những thành công và
hạn chế đó; Từ những kết quả khảo sát đúc kết lại một số vấn đề đặt ra, trên
cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thông tin
về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử.
Do vậy, có thể nhận định đề tài“Quản trị bình luận của độc giả về vấn
đề môi trường” là đề tài nghiên cứu có ý nghĩa cung cấp luận chứng cơ bản
về tương tác và quản trị tương tác trên báo điện tử, đồng thời đưa ra những
biện pháp nhằm nâng cao quản trị tương tác trên báo mạng điện tử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết
cho vấn đề nghiên cứu quản trị bình luận về vấn đề môi trường; Đánh giá thực
trạng quản trị bình luận của độc giả về vấn đề môi trường trên bat rang báo đã
lựa chọn từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị bình luận
của độc giả về vấn đề môi trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị bình luận của
các báo điện tử; nội dung, hướng tiếp nhận của độc giả đối với các bài báo về
vấn đề môi trường thông qua các bình luận được đăng tải công khai trên các
báo điện tử: Dân trí, VnExpress, Vietnamnet.
12


Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị bình luận

của độc giả về vấn đề môi trường.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị bình luận của độc giả
(cụ thể là việc đăng tải công khai các nội dung bình luận của độc giả) đối với
các bài báo về vấn đề môi trường trên các báo điện tử trong thời gian từ năm
2015 đến năm 2017. Phạm vi khảo sát là ba tờ báo: Dân trí, VnExpress,
Vietnamnet.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp chung và tổng quát cho toàn bộ đề tài, sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận báo chí học. Với các
phương pháp phân tích tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem xét, đánh
giá các sự việc hiện tượng trong mối quan hệ hệ thống, có liên quan, có tác
động ảnh hưởng với nhau chuyển biến và phát triển, từ đó rút ra những kết
luận có tính chất quy luật, thực chất và bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử
được sử dụng nhằm đảm bảo tính khách quan và tính thực tiễn trong nghiên cứu
hoạt động quản trị bình luận của độc giả về vấn đề môi trường, vì vậy sẽ tránh
được sự nghiên cứu phiến diện, cô lập đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng
tránh được những nhận xét, đánh giá chủ quan, duy ý chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đây chính là phương pháp nghiên cứu tại bàn giấy mà tác giả phải trực
tiếp thu thập dữ liệu, số liệu, tài liệu có sẵn để đọc và nghiên cứu.
Về cơ bản nghiên cứu tại bàn bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn
tư liệu xuất bản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó. Chìa khoá thành
công của nghiên cứu tại bàn giấy là phát hiện ra các nguồn thông tin và triệt để
khai thác những nguồn thông tin đó.
13



Nghiên cứu tại bàn, có thể nói là phương pháp phổ thông nhất, thuận tiện
nhất, vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với mọi điều kiện và chủ động về mặt thời
gian. Với đề tài này chủ yếu dự vào nguồn thông tin trên các báo điện tử: Dân
trí, VnExpress, Vietnamnet.
*Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả những dữ liệu mà tác giả có thể lấy được
từ sách, báo, internet và nhiều nguồn khác như thư viện, tivi, ….mà có liên
quan đến quản trị bình luận trên báo điện tử.
Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là nó sẵn có, không tốn thời gian để tìm
kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nước vì không
giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu rất phong phú và đa dạng để thu
thập và sử dụng trong luận văn. Tuy nhiên, đây là những dữ liệu đã được
nghiên cứu và đánh giá trước đó bởi những tác giả trước nên việc áp dụng các
dữ liệu này vào đề tài nghiên cứu trong thời điểm nghiên cứu sẽ sai lệch về
thời gian và kết quả vì thế sẽ không chính xác.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Từ việc thu thập các số liệu, tác giả áp dụng các phương pháp để xử lý
số liệu như phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp
được để sử dụng trong việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản trị bình luận.
Phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân
tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp
quản trị bình luận. Dựa vào các số liệu thống kê được, mô tả sự biến động và
xu hướng phát triển của vấn đề. Từ đó đưa ra những giải pháp để hiện tượng
phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
Phương pháp này được thực hiện để đưa ra bảng thống kê, biểu đồ thể
hiện các số liệu cụ thể về tổng số bình luận và số bình luận được đăng tải trên
các trang mạng. Bảng thống kê, biểu đồ là hình thức biểu hiện các số liệu thống
14



kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt
lượng của các hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp phân tích - tổng hợp
được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Từ các thông tin được thu thập, tiến
hành phân tích các nội dung và đánh giá những kết quả đạt được, những hạn
chế và nguyên nhân của của việc quản trị bình luận trong thời 2015- 2017.
Tác giả thu thập số liệu từ các nguồn trên cả trên các báo điện tử: Dân trí,
VnExpress, Vietnamnet, để từ đó tổng hợp, tính toán và phân tích các số liệu
có liên quan.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các tài liệu để tổng hợp các kết quả
đã đạt được, kế thừa, tiếp thu những lý luận đã công bố, hệ thống hoá lại cho
phù hợp với nội dung của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp thêm một góc nhìn về những biện pháp nâng cao hiệu
quả việc tuyên truyền về vấn đề môi trường ở nước ta, những vấn đề lý luận
so sánh giữa truyền thông truyền thống và truyền thông hiện đại cũng như cơ
chế tác động của truyền thông xã hội đối với truyền bá thông tin. Công trình
này cũng phần nào đóng góp vào hệ thống lý luận ngành khoa học truyền
thông đại chúng tại Việt Nam, nhất là mảng nghiên cứu về tác động của
truyền thông hiện đại. Đây là mảng nghiên cứu rất quan trọng, song tới nay
vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, phân tích, đánh giá và có sự so sánh đối
chiếu, đề tài chỉ ra thực trạng của việc quản trị bình luận của bat rang mạng
được khảo sát, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị bình luận.
Vì thế, với luận văn này, tôi hy vọng sẽ góp vào thư mục tài liệu tham khảo
cũng như làm nổi bật vai trò và hiệu quả của quản trị bình luận về vấn đề môi


15


trường, giúp cho người đọc thấy được tác động cụ thể của các bài bình luận
vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc quản trị bình luận trên báo điện tử và
vấn đề môi trường của Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng việc quản trị bình luận của độc giả về vấn đề
môi trường qua các báo khảo sát.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị bình luận của độc giả
trên báo điện tử.

16


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC QUẢN TRỊ BÌNH LUẬN TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm liên quan đế đề tài
1.1 1. Báo điện tử
Thế kỷ XIX, với sự phổ biến của máy in, hệ thống giao thông bắt đầu
phát triển mạnh, cho phép chi phí in ấn và phát hành rẻ hơn, góp phần đưa
đến giai đoạn thống trị của báo in.
Thế kỷ XX chứng kiện việc ứng dụng rộng rãi sóng phát thanh, truyền
hình, là động lực chính cho sự “lên ngôi” của radio và TV ở khắp hang cùng
ngõ hẻm. Từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của
mạng Internet, các thiết bị có khả năng hoạt động trên nền tảng Internet như

máy tính hay điện thoại, các phương tiện truyền thông trực tuyến online nói
chung và các tờ báo điện tử nói riêng (ở Việt Nam hay gọi là báo điện tử) đã
phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc đã và đang có những tác động sâu sắc
đến bộ mặt báo chí thế giới.
Việt Nam chính thức mở cổng Internet vào ngày 19/11/1997. Ngày
31/12/1997, tạp chí Quê hương lần đầu tiên ra mắt bạn đọc trên mạng
Internet, được đánh dấu là ngày quan trọng trong lịch sử báo chí Internet Việt
Nam. Đặt nền tảng và khởi đầu cho sự xuất hiện của hàng loạt các báo điện tử
khác ở Việt Nam. Cùng với tốc độ phủ sóng nhanh chóng của Internet trên thị
trường Việt Nam, báo điện tử ngày càng chiếm lĩnh được một lượng công
chúng đông đảo hơn, đặc biệt là giới trẻ. Nhận thức được điều này, lần lượt
các tờ báo giấy cũng nhanh chóng cho ra phiên bán báo điện tử như: Nhân
dân với nhandan.com.vn, Lao động với laodong.com.vn, Tuổi trẻ với
tuoitre.com.vn, Tiền phong với tienphong.vn, Sài Gòn giải phóng có
sggp.org.vn… đến Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông
tấn xã Việt Nam, các trang web như VnExpress, VDC Media, VASC Orient
17


(sau này là VietNamNet)... xuất bản sản phẩm báo chí của mình trên mạng
Internet. Hai trang VietNamNet và VnExpress được công nhận là báo Internet
đầu tiên ở Việt Nam.
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông
tin được chuyển tải và tiếp nhận qua mạng Internet vẫn chưa thống nhất và
đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Trên thế giới, loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau như
“online

Newspaper”


(báo

chí

trên

mạng,

trực

tuyến),

e-journal

(electronicjournal- báo chi điện tử), “e-zine” (electronic magazine- tạp chí
điện tử)…
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Báo điện tử” được sử dụng phổ biến, như
Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử, ngoài ra, nhiều người còn gọi chúng
bằng các tên khác như “Báo mạng”, “báo chí Internet”, “Báo điện tử”, “báo
mạng điện tử”…
Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016 định nghĩa:
“Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được
truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.”
Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả tiếp cận khái niệm về báo điện
tử như sau: “Báo điện tử hay báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được
xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet
với các đặc trưng riêng biệt, đó là tính đa phương tiện, tính tương tác cao,
tính tức thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, với
các lưu trữ thông tin dưới dạng siêu văn bản, khả năng liên kết. Báo mạng
điện tử có hình thức của một trang thông tin điện tử, được thiết lập và hoạt

động theo quy định của pháp luật về báo chí.”
Những lợi thế riêng của báo điện tử
Là một loại hình báo chí, báo điện tử cũng thực hiện các chức năng cơ
bản của báo chí nói chung, đó là chức năng thông tin. Trong quá trình thực
18


hiện các chức năng cơ bản đó, vai trò phản biện xã hội của báo điện tử cũng
được khẳng định một cách cụ thể.
Mặc dù là loại hình báo chí sinh sau đẻ muộn nhất trong các loại hình
báo chí hiện nay nhưng về cơ bản báo điện tử cũng thực hiện vai trò phản
biện xã hội một cách mạnh mẽ. Báo điện tử cũng thực hiện nhiệm vụ thông
tin, phản ánh các sự kiện hiện tượng vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống xã
hội; tạo tiền đề cho việc hình thành dư luận xã hội, tạo sức ép phải thay đổi
với các cơ quan chức năng cũng như các đối tượng có liên quan…
Tuy nhiên báo điện tử có những đặc thù riêng mang tính loại hình so
với các loại hình báo chí như: phát thanh, truyền hình hay báo in.
Có thể thấy thông tin trên báo điện tử được chuyển tải bằng nhiều loại
hình ngôn ngữ khác nhau, hội tụ hầu hết các thế mạnh của các loại hình báo
chí khác. Ngôn ngữ hình ảnh, văn tự, phi văn tự, âm thanh … mang đến tính
thuyết phục, tính chân thực của thông tin lớn. Sức hấp dẫn của các bài viết
trên báo điện tử cũng rất lớn, do một bài viết có thể hội tụ được nhiều loại
hình ngôn ngữ khác nhau. Do đó thông tin trên báo điện tử vì thế được lan tỏa
mạnh mẽ hơn. Từ những ưu thế mang tính đặc thù của mình, báo điện tử cũng
thể hiện vai trò phản biện xã hội một cách thuyết phục hơn. Phản biện bằng
những thông tin hình ảnh, âm thanh trung thực, mang tới sức nặng lớn.
1.1.2. Môi trường
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,

động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
19


×