Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Nhận thức của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 152 trang )


























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011”


TÊN CÔNG TRÌNH:
“NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ
VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG”



THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ








MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.1.1. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế ................................. 1
1.1.2. Tầm quan trọng của sinh viên và nhận thức của sinh viên đối với phát
triển bền vững ....................................................................................................... 5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 6
1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................... 7
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
1.6. Kết cấu của nghiên cứu ................................................................................. 8
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 10
2.1. Môi trƣờng và các vấn đề môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam .............. 10
2.1.1. Môi trƣờng ........................................................................................... 10
2.1.2. Các vấn đề môi trƣờng hiện nay .......................................................... 11

2.1.2.1. Trên thế giới .................................................................................... 11
2.1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................. 15
2.1.2.2.1. Môi trƣờng đất ......................................................................... 15
2.1.2.2.2. Môi trƣờng nƣớc ..................................................................... 16
2.1.2.2.3. Môi trƣờng không khí ............................................................... 17
2.1.2.2.4. Chất thải rắn ............................................................................. 17
2.1.2.2.5. Đa dạng sinh học ...................................................................... 18
2.2. Nhận thức về vấn đề môi trƣờng ................................................................. 19
2.2.1. Nhận thức ............................................................................................ 19
2.2.2. Vì sao cần đo lƣờng nhận thức về các vấn đề môi trƣờng ..................... 20
2.2.3. Sự gia tăng nhận thức về môi trƣờng trên thế giới ............................... 21
2.3. Các nhân tố tác động tới nhận thức về vấn đề môi trƣờng ........................... 24


2.3.1. Các nghiên cứu trƣớc đây ..................................................................... 24
2.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới nhận thức của sinh viên TP.HCM về vấn đề
môi trƣờng ................................................................................................ 25
2.3.2.1. Tổng quan TP.HCM ...................................................................... 26
2.3.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới nhận thức của sinh viên TP.HCM về vấn
đề môi trƣờng ...................................................................................... 27
2.3.2.2.1. Các nhân tố tác động tới nhận thức của sinh viên .................... 27
2.3.2.2.2. Các vấn đề môi trƣờng đƣợc xem xét ...................................... 28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 29
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 30
3.1 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 30
3.1.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................ 30
3.1.2 Nghiên cứu định lƣợng ......................................................................... 33
3.1.2.1 Mẫu nghiên cứu ............................................................................. 33
3.1.2.2 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ....................................................... 34
3.2 Thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng thang đo. ................................................. 34

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi............................................................................ 34
3.2.2 Xây dựng các thang đo. ........................................................................ 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 39
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................... 40
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................... 40
4.2 Kết quả đo lƣờng nhận thức của sinh viên theo từng vấn đề môi trƣờng và các
yếu tố tác động đến nhận thức sinh viên .............................................................. 43
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................ 55
4.3.1 Mô tả thang đo lƣờng và số biến quan sát ............................................. 55
4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................... 56
4.3.3 Điều chỉnh các giả thiết ........................................................................ 58


4.3.4 Phân tích hồi quy .................................................................................. 58
4.4 Kiểm định ANOVA, T-test với các thang đo lý thuyết ................................... 59
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................... 62
5.1 Kết quả chính và đóng góp của đề tài nghiên cứu. .......................................... 63
5.2 Những hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo. .............................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC.
PHỤ LỤC 2: XÂY DỰNG CÁC THANG ĐO.
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ.
- Bảng Thống kê mô tả.
- Bảng Tần suất.
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CỦA CÁC NHÂN TỐ.
- Bảng 1: Kiểm định ANOVA với yếu tố trƣờng.
- Bảng 2: Kiểm định T-Test với yếu tố giới tính.
- Bảng 3: Kiểm định ANOVA với yếu tố năm học của sinh viên.
- Bảng 4: Kiểm định ANOVA với yếu tố nơi ở.
- Bảng 5: Kiểm định ANOVA với yếu tố quê quán.

- Bảng 6: Kiểm định ANOVA với yếu tố chi tiêu.
- Bảng 7: Kiểm định T-Test với yếu tố vùng miền.
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA.
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY.
- Bảng 1: Kết quả phân tích biến phụ thuộc là nhận thức về môi trƣờng chung.
- Bảng 2: Kết quả phân tích biến phụ thuộc là nhận thức về không khí.
- Bảng 3: Kết quả phân tích biến phụ thuộc là nhận thức về tiếng ồn.
- Bảng 4: Kết quả phân tích biến phụ thuộc là nhận thức về rác thải.


- Bảng 5: Kết quả phân tích biến phụ thuộc là nhận thức về nƣớc.
- Bảng 6: Kết quả phân tích biến phụ thuộc là nhận thức về rừng.
- Bảng 7: Kết quả phân tích biến phụ thuộc là nhận thức về đất đai.





















1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
Đây là chƣơng đầu tiên của đề tài nghiên cứu: Giới thiệu tổng quát về lĩnh
vực nghiên cứu và lý do chọn đề tài, sau đó sẽ xác định mục tiêu, phạm vi và
phƣơng pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài nghiên cứu, cuối cùng là ý nghĩa của
việc nghiên cứu và kết cấu của đề tài nghiên cứu này.
1.1 Lý do chọn đề tài.
1.1.1 Mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế.
Môi trƣờng tự nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng: Môi trƣờng tự nhiên vừa là
không gian sống cho con ngƣời, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc
sống con ngƣời thêm phong phú , vừa cung cấp cho con ngƣời các loại tài nguyên
khoáng sản cần cho quá trình sản xuất, tiêu dùng và là nơi chứa đựng, hấp thụ các
chất thải từ nền kinh tế (Giáo trình Kinh Tế Phát Triển, chủ biên: Nguyễn Trọng
Hoài). Mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế là mối quan hệ cộng
sinh, cùng tồn tại và phát triển, đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Nền kinh tế Môi trƣờng
(1) Dòng chất thải
(2) Dòng tài nguyên thiên nhiên
Nếu dòng (1) và dòng (2) quá nhỏ, con ngƣời không tận dụng đƣợc các nguồn lực
mà môi trƣờng mang lại, tăng trƣởng kinh tế sẽ không đạt đƣợc đến mức tiềm
năng.
Ngƣợc lại, nếu dòng (1) và dòng (2) quá lớn, nhu cầu của con ngƣời vƣợt quá khả
năng cung cấp và hấp thụ của môi trƣờng sẽ gây ra hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng
và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
*Liên hệ trên thế giới: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang lại những tiến

bộ vƣợt bậc, những thành tựu kỳ diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống
(1)
(2)
2

con ngƣời: năng suất lao động tăng cao, mức sống và chất lƣợng cuộc sống của
con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, nó cũng gây áp lực không nhỏ tới
môi trƣờng:
+ Những nguồn năng lƣợng mới, đặc biệt là năng lƣợng hạt nhân đã mang
đến những lợi ích to lớn nhƣng cũng tiểm ẩn rất nhiều nguy cơ về chiến tranh hạt
nhân hay thảm họa hạt nhân. Trong lịch sử, nhân loại đã chứng kiến sức mạnh hủy
diệt của bom hạt nhân cũng nhƣ hậu quả của các thảm họa hạt nhân (thảm hoạ hạt
nhân Chernobyl năm 1986 tại Liên Xô cũ và mới đây là thảm họa hạt nhân
Fukushima năm 2011 tại Nhật Bản).
+ Hiện tƣợng trái đất nóng dần lên, biến đổi khí hậu toàn cầu, sự suy giảm
tính đa dạng sinh học trên thế giới và sự suy giảm tầng Ozôn. Tần suất thiên tai
ngày càng tăng: động đất, sóng thần, hạn hán, cháy rừng, lũ lụt... ngày càng tăng
cả về số lƣợng lẫn mức độ thiệt hại.
+ Xã hội ngày càng phát triển, y học ngày càng có thêm nhiều những thành
tựu vƣợt bậc. Tuy nhiên, những bệnh tật phát sinh không giảm mà ngày càng xuất
hiện thêm, đặc biệt là những căn bệnh mới, nguy hiểm và phức tạp nhƣ cúm gia
cầm H5N1, cúm H1N1, bệnh SARS, dịch E. coli. Các bệnh ung thƣ, các bệnh về
da, đƣờng hô hấp xuất hiện ngày càng nhiều cùng với việc suy giảm chất lƣợng
môi trƣờng sống.
Bên cạnh đó, cùng với việc gia tăng dân số quá nhanh, từ 2 tỷ năm 1950
tăng lến đến 7 tỷ năm 2011 (dự báo của Cơ Quan Dân Số của Liên Hiệp Quốc) đã
gây sức ép rất lớn lên môi trƣờng tự nhiên do khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên để phục vụ cho các nhu cầu về nhà ở, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, sản
xuất công nghiệp...và tạo ra các nguồn chất thải vƣợt quá khả năng hấp thụ của
môi trƣờng tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp. Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị
làm cho môi trƣờng khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn
3

cung cấp nƣớc sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cƣ.
Ô nhiễm môi trƣờng không khí, nƣớc, đất tăng lên.
Ngoài ra, ở một số quốc gia vì lợi ích của quốc gia hoặc vì mục tiêu phát
triển kinh tế ở các nƣớc đang bắt đầu quá trình tăng trƣởng mà xem nhẹ hoặc phải
chấp nhận suy thoái môi trƣờng trong một giai đoạn nhất định (đƣờng cong
Kuznet thể hiện mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế trong dài hạn,
Ngân Hàng Thế Giới World Bank, năm 1992). Khai hoang đất bằng cách chặt bỏ
và đốt rừng để phát triển nông nghiệp hoặc cho các mục đích phát triển khác là
một hành động mà nhiều quốc gia đang phát triển đã áp dụng. Nghiên cứu của
Ngân Hàng Thế giới (WB) năm 2010 về rừng Amazon ở Nam Mỹ đã cảnh báo
rằng khu rừng nhiệt đới đƣợc coi là lá phổi của hành tinh này hiện đã mất 17-18%
diện tích và có thể mất 2/3 diện tích trong vòng 65 năm nữa nếu tốc độ tàn phá
rừng tiếp tục nhƣ hiện nay. Sự hình thành các con đập thủy điện lớn trong những
năm gần đây (đập Tam Hiệp trên sông Dƣơng Tử, đập Itaipu ở biên giới Brazil và
Paraguay, đập thủy điện Monte Belo trên sông Amazon đang đƣợc xây dựng)
không những làm giảm diện tích rừng, dịch chuyển dân cƣ mà còn làm suy giảm
nghiêm trọng môi trƣờng sinh thái. Một số doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận,
một số cá nhân vì lợi ích cá nhân mà có những hành động ảnh hƣởng không tốt
đến môi trƣờng.
Phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội cho ngƣời dân là quyền hợp
pháp của một quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, phát triển kinh tế có thể đem đến
những tác động tiêu cực sâu rộng đến môi trƣờng tự nhiên và con ngƣời nếu
những biện pháp bảo vệ thích hợp không đƣợc thực hiện. Điều này áp dụng cho cả
các quốc gia phát triển và đang phát triển. Hệ quả của họat động kinh tế không
xem xét đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng có thể dẫn đến những khoản chi phí khổng
lồ cho môi trƣờng và xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và cạn kiệt tài nguyên

thiên nhiên mà các thế hệ sau phải gánh chịu.
4

*Liên hệ ở Việt Nam: Ở nƣớc ta, sau 25 năm đổi mới, chúng ta đã thu đƣợc
những thành quả hết sức to lớn: từ một nƣớc thu nhập thấp, Việt Nam đã trở thành
một nƣớc có thu nhập trung bình (2010), tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn ở mức
cao (7-8%), mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao. Sự tăng trƣởng nhanh chóng
này cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng nhƣ đầu tƣ rất lớn từ
khu vực công vào phát triển cơ sở hạ tầng tạo nên áp lực rất lớn đối với tính bền
vững và phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo một nghiên cứu của Đại Học Yale
(Thụy Sỹ, 2006) nhằm xếp hạng môi trƣờng, Việt Nam nằm ở vị trí thấp nhất
trong khu vực Đông Nam Á với 8 quốc gia đƣợc xem xét.
Đặc biệt, các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM),
đã gặp phải nhiều vấn đề môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Hà Nội
và TP.HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
(Bảng Tổng Kết Môi Trƣờng Toàn Cầu do Liên Hiệp Quốc công bố năm 2007).
Hơn 77% dân số Việt Nam sống trong phạm vi 100 km từ bờ biển (Báo cáo của
Ngân Hàng Phát Triển Châu Á năm 2009). Do đó, Việt Nam là một trong những
quốc gia bị ảnh hƣởng nhiều nhất trên toàn cầu khi mực nƣớc biển dâng cao do tác
động của biến đổi khí hậu. Trên 12% bờ biển của Việt Nam sẽ bị ngập sâu dƣới
mực nƣớc biển 1 mét. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là
những vùng trũng nên bị ảnh hƣởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn
và các hiện tƣợng thời tiết xấu (Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế
giới năm 2007). Báo cáo mới nhất về các rủi ro về khí hậu và các biện pháp thích
ứng tại các siêu đô thị ven biển của Châu Á đến năm 2050 (Diễn đàn Châu Á Thái
Bình Dƣơng về biến đổi khí hậu năm 2010) cũng chỉ ra rằng TP.HCM, Bangkok,
và Manila đều là những siêu đô thị phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến khí
hậu nhƣ mực nƣớc biển dâng cao, dự đoán có đến 60% cƣ dân TP.HCM sẽ chịu
ảnh hƣởng từ việc mực nƣớc biển dâng cao vào năm 2050.

5

TP.HCM là đô thị phát triển nhất của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn
hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông quan trọng nhất của
Việt Nam. Tốc độ tăng trƣởng GDP của thành phố luôn ở mức cao (10-12%/năm),
mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cũng gia tăng nhanh (GDP bình quân đầu
ngƣời năm 2010 ƣớc 2.800 USD) (Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX,
nhiệm kỳ 2010-2015). Là một trong hai trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam,
thành phố là nơi tập trung sinh viên từ mọi miền đất nƣớc từ Bắc vào Nam. Số
lƣợng sinh viên đaị học và cao đẳng năm 2009 khoảng 430.000 sinh viên, đứng
thứ 2 cả nƣớc sau Thành phố Hà Nội.
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chƣa kịp quy hoạch
nâng cấp tổng thể, ý thức một số ngƣời dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ
môi trƣờng chung. Ngoài ra, TP.HCM còn chịu tác động mạnh của hiện tƣợng
biến đổi khí hậu. Do đó, TP.HCM hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm
môi trƣờng rất lớn, đặc biệt là các vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nƣớc, tiếng ồn
và rác thải.
1.1.2 Tầm quan trọng của sinh viên và nhận thức của sinh viên đối với phát
triển bền vững.
Từ cuối thế kỉ 20 đến nay, cùng với sự suy giảm chất lƣợng môi trƣờng,
ngƣời dân và chính phủ các quốc gia ngày càng quan tâm tới môi trƣờng nhiều
hơn. Với khái niệm “Phát triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1987,
trong báo cáo “Tƣơng lai chung của chúng ta”của Ủy ban Môi trƣờng và phát triển
quốc tế (WCED) đã cho thấy sự quan tâm của các quốc gia không chỉ là tăng
trƣởng và phát triển mà là “phát triển bền vững”, phát triển đáp ứng những nhu
cầu hiện tại nhƣng không gây tổn hại tới môi trƣờng và ảnh hƣởng tới khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận
hoạt động vì môi trƣờng, ngƣời dân các nƣớc ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo
vệ môi trƣờng và phát triển bền vững: các hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên
Hiệp Quốc nhƣ Copenhagen, Đan Mạch hay Cancun, Mexico ;các nỗ lực của

6

chính phủ các nƣớc thông qua các chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trƣờng và
sử dụng các nguồn năng lƣợng sạch nhƣ NewZealand, Costarica, Iceland, Áo,
Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Singapore…cho thấy sự quan tâm của chính phủ
và ngƣời dân các nƣớc về các vấn đề môi trƣờng hiện nay. Ở nhiều nƣớc, các
chƣơng trình giáo dục đều có giảng dạy các môn học về môi trƣờng và tầm quan
trọng của môi trƣờng. Đồng thời, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trƣờng cho thế hệ
trẻ, đặc biệt là học sinh - sinh viên cũng đƣợc gia đình và xã hội quan tâm rất
nhiều.
Sinh viên Đại học (ĐH) là tầng lớp trí thức cao, đƣợc giáo dục tốt, là thế hệ
dẫn đầu để tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến để thực hiên mục tiêu công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Có thể nói tầng lớp trí thức nói chung, hay sinh
viên ĐH nói riêng chính là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc, những ngƣời sẽ lãnh đạo
đất nƣớc. Do đó, nhận thức và hành động của sinh viên, đặc biệt là nhận thức và
hành động về môi trƣờng của sinh viên là điều đặc biệt quan trọng đối với việc
phát triển kinh tế bền vững của đất nƣớc. Vấn đề đặt ra là sinh viên ĐH TP.HCM
có nhận thức nhƣ thế nào về những vấn đề môi trƣờng hiện nay và những nhân tố
chính nào ảnh hƣởng tới nhận thức của sinh viên về vấn đề môi trƣờng. Vấn đề
xem xét những nhân tố chính tác động tới nhận thức của con ngƣời cũng nhƣ câu
hỏi sinh viên nhìn nhận nhƣ thế nào về các vấn đề môi trƣờng hiện nay đã đƣợc
một số nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và tập trung nghiên cứu trong những
năm gần đây. Tuy nhiên, đối với vấn đề xem xét những nhân tố chính ảnh hƣởng
tới nhận thức của sinh viên ĐH, thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc thì chƣa có nghiên
cứu nào, đặc biệt là ở Việt Nam.
Chính vì lý do đó, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Nhận
thức của sinh viên ĐH TP.HCM về vấn đề môi trƣờng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện để hoàn thành hai mục tiêu sau:
7


+ Đo lƣờng đƣợc nhận thức của sinh viên ĐH TP.HCM
+ Nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng tới nhận thức của sinh viên ĐH
TP.HCM
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Nhƣ đã đề cập trên đây, nhận thức của sinh viên ĐH TP.HCM về các vấn
đề môi trƣờng và những nhân tố chính ảnh hƣởng tới nhận thức của sinh viên về
vấn đề môi trƣờng trong bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về nhận thức của sinh viên ĐH, từ đó giúp những nhà nghiên cứu sau tiếp tục
thực hiện những nghiên cứu về hành động của sinh viên trong hoạt động bảo vệ
môi trƣờng cũng nhƣ giúp các nhà hoạch định chính sách về giáo dục hiểu rõ về
vấn đề nhận thức và có những chƣơng trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức
của học sinh – sinh viên.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: những nhân tố chính tác động đến nhận thức của
sinh viên ĐH TP.HCM: nhóm ngành học, năm học của sinh viên, giới tính, quê
quán, vùng miền, nơi ở hiện tại, chi tiêu trong tháng; và nhận thức của sinh viên về
các vấn đề môi trƣờng hiện nay: môi trƣờng chung, không khí, nguồn nƣớc, rác
thải, tiếng ồn, đất đai, rừng và biến đổi khí hậu
Phạm vi: TP.HCM là thành phố có số lƣợng sinh viên đứng thứ 2 cả nƣớc
(khoảng 430.000 sinh viên ĐH và Cao đẳng, Cục thống kê TP.HCM 2009) sau
Thành phố Hà Nội (gần 540.000 sinh viên ĐH và Cao đẳng, Thành phố Hà Nội
2009). Sinh viên TP.HCM tập trung từ tất cả các vùng miền trên đất nƣớc, có kiến
thức tốt và năng động. Phạm vi trong bài nghiên cứu bao gồm sinh viên của 9
trƣờng ĐH trong khu vực TP.HCM bao gồm các nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, sƣ
phạm, văn hóa-nghệ thuật, nông lâm, chính trị, y dƣợc và khoa học xã hội: ĐH
Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngoại Thƣơng cơ sở TP.HCM, ĐH Bách Khoa TP.HCM,
ĐH Sƣ Phạm TP.HCM, ĐH Kiến Trúc TP.HCM, ĐH Nông Lâm TP.HCM, Học
8


Viện Hành Chính Quốc gia, ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM , ĐH Y Dƣợc
TP.HCM.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành thông qua hai bƣớc chính: (1) nghiên cứu định
tính và (2) nghiên cứu định lƣợng.
Nghiên cứu định tính dựa trên các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có
liên quan, các tài liệu chuyên ngành, sách báo, internet và dùng phƣơng pháp
chuyên gia để xác định các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm nghiên
cứu, từ đó xây dựng bảng câu hỏi.
Nghiên cứu định lƣợng thông qua sử dụng công cụ SPSS, thực hiện phân
tích dữ liệu thông qua các công cụ nhƣ thống kê mô tả, bảng tần số, đồ thị, kiểm
định bằng T-test, ANOVA, phân tích nhân tố khám phá EFA
1.6 Kết cấu của nghiên cứu.
Phần tóm tắt đề tài nghiên cứu:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quát về lĩnh vực nghiên cứu và lý do chọn đề tài,
sau đó sẽ xác định mục tiêu, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu để thực hiện đề
tài nghiên cứu, cuối cùng là ý nghĩa của việc nghiên cứu và kết cấu của đề tài
nghiên cứu.
Chƣơng 2: Trình bày những khái niệm cơ bản về các đối tƣợng nghiên cứu
của đề tài và giới thiệu các mô hình cùng với các kết quả của những bài nghiên
cứu trƣớc đây trên thế giới từ đó đƣa ra những giả thiết ban đầu để xây dựng mô
hình đo lƣờng nhận thức của sinh viên ĐH TP.HCM về vấn đề môi trƣờng.
Chƣơng 3: Trình bày chi tiết hơn về phƣơng pháp nghiên cứu, quy trình
nghiên cứu, và các thang đo để đo lƣờng các khái niệm nhằm kiểm định mô hình
nghiên cứu. Chƣơng 3 gồm 2 phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) phƣơng pháp
xử lý số liệu.
9

Chƣơng 4: Trình bày kết quả đo lƣờng nhận thức và kiểm định mức độ ảnh
hƣởng của các nhân tố đến nhận thức của sinh viên về vấn đề môi trƣờng. Nội

dung của chƣơng gồm 3 phần chính: Một là, mô tả tổng quát mẫu nghiên cứu. Hai
là, thống kê mô tả nhận thức của sinh viên về môi trƣờng và kết quả kiểm định
mối quan hệ giữa các biến nhân tố với mức độ nhận thức về môi trƣờng của sinh
viên, nhận xét và phân tích dựa trên kết quả kiểm định trên. Cuối cùng là kết quả
kiểm định các thang đo nhận thức và rút ra kết luận.
Chƣơng 5: Trình bày kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu này, những
hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.















10

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1 đã giới thiệu tổng quan về ý nghĩa, lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tƣợng,
phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2 sẽ trình bày những khái niệm cơ bản về
các đối tƣợng nghiên cứu của đề tài và giới thiệu các mô hình cùng với các kết quả của
những bài nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới về vấn đề này. Dựa vào đó, phân tích so
sánh đặc trƣng kinh tế - xã hội Việt Nam, đƣa ra những giả thiết ban đầu để xây dựng mô

hình đo lƣờng nhận thức của sinh viên TP.HCM về vấn đề môi trƣờng, và xác định các
nhân tố có thể tác động đến nhận thức của sinh viên, xây dựng cơ sở lý luận của thang đo
nhận thức.
2.1 Môi trƣờng và các vấn đề môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam.
2.1.1 Môi trƣờng.
Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt Nam: Môi trƣờng tự nhiên bao gồm
các nhân tố thiên nhiên nhƣ vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con
ngƣời, nhƣng cũng ít nhiều chịu tác động của con ngƣời. Đó là ánh sáng mặt trời, núi
sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nƣớc... Môi trƣờng tự nhiên cho ta không
khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con ngƣời các
loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các
chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con ngƣời thêm phong
phú.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981): Trong sinh vật học, môi trƣờng chính là tổ
hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhƣỡng tác động lên cơ thể sống
và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trƣờng bao gồm tất cả mọi thứ
mà có thể có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống
hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nƣớc, đất và các cơ thể sống khác.
Theo nhóm nghiên cứu: Môi trƣờng là không gian sống của tất cả các sinh vật, trong
đó có con ngƣời. Trong quá trình tồn tại và phát triển con ngƣời có các nhu cầu thiết yếu
về không khí, nƣớc, nhà ở... cũng nhƣ các hoạt động vui chơi giải trí, các tài nguyên thiên
11

nhiên nhƣ đất đá, tre nứa, nguyên nhiên liệu, sinh vật… phục vụ cho những hoạt động
sống của con ngƣời, tất cả đều đƣợc cung cấp một các gián tiếp hoặc trực tiếp từ môi
trƣờng.
2.1.2 Các vấn đề môi trƣờng hiện nay.
2.1.2.1 Trên thế giới.
Con người thường nhận được rất nhiều lợi ích từ môi trường để cung cấp những nhu
cầu cần thiết và môi trường thường được sử dụng để mở rộng môi trường sống và phát

triển chất lượng cuộc sống. Một rắc rối con người đang phải đối mặt là thế giới đang
chứng kiến sự suy thoái của môi trường bởi chính sự gia tăng dân số và hoạt động của
con người, có thể gây ra những thảm họa mà thế hệ tương lai phải gánh chịu.
Hiện tƣợng trái đất nóng dần lên, hiện tƣợng băng tan và biến đổi khí hậu toàn cầu là
những thách thức lớn nhất mà loài ngƣời phải đƣơng đầu trong những năm gần đây. Cùng
với đó là sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên thế giới và sự suy giảm tầng Ozôn. Tần
suất thiên tai ngày càng tăng: động đất, sóng thần, hạn hán, cháy rừng, lũ lụt...ngày càng
tăng cả về số lƣợng lẫn mức độ thiệt hại:
+ Thảm họa động đất, sóng thần xảy ra tại đông bắc Nhật Bản ngày 11.3 vừa qua
khiến cho nƣớc này thiệt hại ƣớc tính lên đến 235 tỉ USD, tƣơng đƣơng 4% GDP (Báo
cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 21/02/2011), và theo ƣớc tính của lực lƣợng
cảnh sát Nhật Bản, số ngƣời thiệt mạng trong thảm hoạ lên đến 18.000 ngƣời.
+ Năm 2010 đã khẳng định biến đổi khí hậu đi kèm với hàng loạt các thiên tai, thảm
họa tự nhiên không còn là tƣơng lai trừu tƣợng mà đang xảy ra ở từng quốc gia và từng
khu vực. Những tháng đầu năm, hạn hán nghiêm trọng đã khiến mực nƣớc sông Mê
Kông giảm xuống mức thấp nhất trong gần 20 năm qua, làm đình trệ các hoạt động giao
thông trên tuyến đƣờng thủy quan trọng của Châu Á, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kế
mƣu sinh của 65 triệu ngƣời ở 6 quốc gia nơi dòng sông này chạy qua. Sang đến mùa hè,
tình trạng nắng nóng và khô hạn kéo dài ở mức kỷ lục đã khiến nƣớc Nga phải trải qua
một đợt cháy rừng trên diện rộng. Từ cuối tháng 6/2010, nhiệt độ tại nhiều vùng của Nga
12

đã lên đến mức 38-40
0
C. Kỷ lục tại vùng Nga - Châu Á vƣợt hơn 42
0
C vào ngày 25/6;
vào ngày 11/7, một kỷ lục đƣợc ghi nhận tại khu vực nƣớc Nga - Châu Âu là trên 44
0
C.

Thiệt hại đƣợc cho biết lên đến chừng 15 tỷ USD.
+ Hiện nay, bề mặt băng Bắc Cực đạt đến mức cực tiểu vào mùa hè, với diện tích 4,6
triệu km2. Diện tích băng Bắc cực đạt đến mức nhỏ nhất vào tháng 9 năm 2007, với
khoảng 4,2 triệu km2. Nếu so sánh diện tích băng năm nay với diện tích băng trung bình
từ năm 1979 đến năm 2000, đã có khoảng 2 triệu km2 bị mất, tƣơng đƣơng với diện tích
nƣớc Pháp. Theo nhà nghiên cứu thuộc ĐH Louvain, các mô hình dự đoán hiện nay cho
thấy, băng Bắc cực sẽ biến mất vào khoảng giữa năm 2030 và 2100.
Thế giới càng phát triển, mức sống của ngƣời dân càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu về
các nguồn năng lƣợng càng lớn. Trong những năm gần đây, các hoạt động thăm dò và
khai thác diễn ra ngày càng mạnh mẽ và mở rộng ra các vùng khó khai thác trƣớc đây
(dƣới đáy biển, ở các vùng cực…) làm cho các vấn đề môi trƣờng ngày càng nghiêm
trọng. Tuy nhiên, các nguồn dự trữ tài nguyên của trái đất không phải là vô tận (dự báo
đến hết thế kỉ 21, với tình trạng khai thác năng lƣợng quá mức nhƣ hiện nay sẽ làm cạn
kiệt lƣợng dự trữ nguồn năng lƣợng trên trái đất).
Khai hoang đất bằng cách chặt bỏ và đốt rừng để phát triển nông nghiệp hoặc cho các
mục đích phát triển khác là một hành động mà nhiều quốc gia đang phát triển đã áp dụng.
Các khu rừng nguyên sinh trên thế giới đã suy giảm mạnh trong những năm gần đây: trên
đảo Boneo, diện tích rừng nguyên sinh đƣợc dự báo sẽ hoàn toàn biến mất trong vòng vài
năm tới với tốc độ phá rừng nhƣ hiện nay. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB)
năm 2010 về rừng Amazon ở Nam Mỹ đã cảnh báo rằng khu rừng nhiệt đới đƣợc coi là lá
phổi của hành tinh này hiện đã mất 17-18% diện tích và có thể mất 2/3 diện tích trong
vòng 65 năm nữa nếu tốc độ tàn phá rừng tiếp tục nhƣ hiện nay. Sự hình thành các con
đập thủy điện lớn trong những năm gần đây (đập Tam Hiệp trên sông Dƣơng Tử, đập
Itaipu ở biên giới Brazil và Paraguay, đập thủy điện Monte Belo trên sông Amazon đang
đƣợc xây dựng) không những làm giảm diện tích rừng, dịch chuyển dân cƣ mà còn làm
suy giảm nghiêm trọng môi trƣờng sinh thái.
13

Đồng thời, sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị
làm cho môi trƣờng khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. trong vòng 60

năm qua, cùng với sự phát triển vƣợt bậc của xã hội loài ngƣời, hơn 2 tỉ ngƣời đã di
chuyển ra các thành phố (phim Home, đạo diễn Yann Arthus-Bertrand, 2006). Nguồn
cung cấp nƣớc sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cƣ. Mật độ
dân cƣ quá đông và sự phát triển của các khu công nghiệp tạo ra một lƣợng chất thải rắn,
các loại hóa chất độc hại,... gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm không khí
nặng nề ở các thành phố lớn.
Phát triển nông nghiệp với các công nghệ mới (máy móc thay thế con ngƣời, thuốc trừ
sâu, phân bón…) để phục vụ cho các nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm, sản xuất công
nghiệp đã làm năng suất lao động trong nông nghiệp tăng cao nhƣng cũng gây ra những
tác động không tốt tới môi trƣờng: Ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nƣớc, ô nhiễm môi trƣờng
đất tăng lên… từ đó ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe của ngƣời dân.
Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận không nhỏ ngƣời trong xã hội có nhận thức, hành
động chƣa tốt. Họ sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên và xem những gì đang xảy ra là
điều bình thƣờng, phù hợp với quy luật tự nhiên; họ không xem trách nhiệm bảo vệ môi
trƣờng là của tất cả mọi ngƣời (vì chính mỗi ngƣời sống trên thế giới đều có tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp tới môi trƣờng). Một số doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận, một số cá
nhân vì lợi ích cá nhân mà gây ô nhiễm môi trƣờng. Đã hơn một năm kể từ vụ nổ tràn
khoan dầu Deepwater Horizon, ngoài khơi Louisiana ngày 20 tháng 4 năm 2010 gây ra
vụ tràn dầu đƣợc xem là thảm họa môi trƣờng tồi tệ nhất trong lịch sử nƣớc Mỹ mà
nguyên nhân đã đƣợc xác định là do BP (British Petroleum) và các đối tác của BP không
thực hiện nghiêm túc các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro hợp lý.
Vụ tràn dầu đã gây ra thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế và gây ra hậu quả kinh hoàng về
môi trƣờng sinh thái: đe dọa đến sự sống của hơn 400 loài động vật, 6.104 con chim, 609
rùa biển, khoảng 100 động vật có vú trong đó có cá heo và 25 triệu chim bay qua khu vực
tràn dầu mỗi ngày.
14

Mặc dù các nƣớc giàu, các nƣớc phát triển là thủ phạm chính gây ra ô nhiễm môi
trƣờng (Trung Quốc xếp thứ nhất, Mỹ xếp thứ 2, Nhật xếp thứ 5... trong số các nƣớc thải
nhiều CO2 nhiều nhất thế giới) nhƣng chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất từ ô nhiễm môi

trƣờng lại là các nƣớc nghèo và ngƣời nghèo trên thế giới, những ngƣời có sinh kế phụ
thuộc vào nông nghiệp. Theo cảnh báo đƣa ra với tất cả các nƣớc trên thế giới tại Hội
nghị Bali (Indonexia) năm 2007, thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng gây ra là rất lớn đối với
các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển. Đặc biệt là ở các nƣớc nghèo, tình trạng
ô nhiễm môi trƣờng còn cao hơn gấp nhiều lần do nhiều nguyên nhân nhƣ sử dụng công
nghệ tiêu hao nhiều năng lƣợng và gây ô nhiễm, dân số quá đông, đang trong quá trình
công nghiệp hóa… và một phần chịu ảnh hƣởng từ các nƣớc phát triển, thủ phạm chính
gây ra ô nhiễm.
Các nƣớc giàu cũng là những nƣớc tiêu thụ năng lƣợng, các nguồn tài nguyên lớn
nhất nhƣng chủ yếu lại là đi khai thác ở nƣớc khác hoặc mua từ các nƣớc nghèo. Hoa Kỳ
là một trong những nƣớc có trữ lƣợng tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới, đặc biệt là
đất hiếm , dầu mỏ và các loại khoáng sản nhƣng Hoa Kỳ rất hạn chế khai thác mà chủ
yếu nhập khẩu dầu mỏ và tài nguyên từ các nƣớc khác. Nhật Bản là một nƣớc nghèo về
tài nguyên thiên nhiên nhƣng biết tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các
nƣớc khác để phục vụ cho phát triển kinh tế của mình. Ngƣợc lại, rất nhiều quốc gia có
lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhƣng chƣa bao giờ là những nƣớc giàu: Iraq có trữ
lƣợng rất lớn về dầu mỏ, các nƣớc Châu Phi nổi tiếng về vàng, kim cƣơng, cao su tự
nhiên và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác; Indonesia có núi đồi hùng vĩ đầy gỗ và
muông thú; biển đầy dầu hoả và sản vật với mấy chục nghìn hòn đảo... nhƣng họ không
giàu có bằng Singapore – một đất nƣớc nhỏ bé và chẳng có tài nguyên; Nigeria là nƣớc
xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Phi nhƣng có đến 70% dân số sống dƣới mức nghèo đói.
Ngoài ra, ở một số quốc gia vì lợi ích của quốc gia hoặc vì mục tiêu phát triển kinh tế
ở các nƣớc đang bắt đầu quá trình tăng trƣởng mà xem nhẹ hoặc phải chấp nhận suy thoái
môi trƣờng trong một giai đoạn nhất định (đƣờng cong Kuznet thể hiện mối quan hệ giữa
môi trƣờng và phát triển kinh tế trong dài hạn, Ngân Hàng Thế Giới World Bank, năm
15

1992). Đồng thời, do mức sống của ngƣời dân ở các nƣớc nghèo, nƣớc đang phát triển
còn thấp nên họ thƣờng có những ƣu tiên quan trọng khác cho cuộc sống hàng ngày và họ
xem môi trƣờng là nơi có thể cung cấp các nhu cầu cơ bản cho con ngƣời. Nhƣ Haiti, một

trong những nƣớc nghèo nhất thế giới mà cuộc sống của ngƣời nghèo vẫn còn phụ thuộc
vào than củi thì phá rừng chính là một biện pháp để tồn tại.
“Những nƣớc dễ bị tổn thƣơng nhất là những nƣớc ít có khả năng tự bảo vệ mình
nhất. Họ cũng đóng góp ít nhất vào việc phát thải khí nhà kính toàn cầu. Nếu không hành
động họ sẽ phải trả một giá rất cao vì hành động của ngƣời khác” (Kofi Atta Annan,
Tổng Thƣ Ký Liên Hiệp Quốc từ 1997-2006). Do đó, mọi ngƣời dân trên thế giới, đặc
biệt là chính phủ và ngƣời dân ở các nƣớc đang phát triển cần thiết phải thực hiện một
con đƣờng rõ ràng để bảo vệ môi trƣờng.
2.1.2.2 Ở Việt Nam.
Ở Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng kinh tế chủ yếu là theo chiều rộng, nghĩa
là chủ yếu dựa vào tăng các nguồn lực đầu vào (vốn, nguyên vật liệu, năng lượng,..),
tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn, lao động và tài nguyên kéo theo sự gia tăng về
lượng chất thải, chất ô nhiễm ít được xử lý ra môi trường. quá trình phát triển nhanh,
mạnh của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây sức ép
không nhỏ tới môi trường và tài nguyên, làm cho môi trường bị ô nhiễm hơn và tài
nguyên bị suy thoái nhiếu hơn.
2.1.2.2.1 Môi trƣờng đất.
- Diện tích đất nông nghiệp suy giảm mạnh: với xu hƣớng dân số tăng nhanh, quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và việc quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế và bất
hợp lý của nhiều đại phƣơng làm cho diện tích đất nông nghiệp suy giảm mạnh. Nghiên
cứu ở vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có tốc độ đô thị hóa diễn ra sôi động nhất cả nƣớc
thì trung bình mỗi năm quỹ đất nông nghiệp bị mất khoảng 0.43% (Báo cáo quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 và định hƣớng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 vùng đồng
bằng sông Hồng).
16

- Ô nhiễm đất do các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt của
con ngƣời, việc sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp.
- Xói mòn đất: nạn phá rừng, khai thác gỗ để lấy đất canh tác dẫn đến rửa trôi và xói mòn

đất diễn ra ở nhiều nơi, trong đó có 4 vùng chịu ảnh hƣởng mạnh nhất là vùng trung du
miền núi Phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ Và Nam Trung Bộ.
- Hoang mạc hóa: nƣớc ta không có quá trình sa mạc hóa mà chỉ có quá trình hoang mạc
hóa. Thống kê của cục Lâm nghiệp (2008), Việt Nam vẫn còn khoảng 9,3 triệu ha đất liên
quan tới hoang mạc hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất tự nhiên).
2.1.2.2.2 Môi trƣờng nƣớc.
- Hiện trạng suy giảm nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nƣớc ngày càng
nghiêm trọng do khai thác quá mức tài nguyên nƣớc và ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên hơn 60% lƣu lƣợng nƣớc phụ thuộc vào
thƣợng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam. Những năm gần đây, do các nƣớc vùng
thƣợng nguồn xây dựng các công trình khai thác, phát triển nguồn năng lƣợng thủy điện
với quy mô lớn khiến nguồn nƣớc chảy vào Việt Nam ngày càng cạn kiệt: Tháng 11-
2009, mực nƣớc sông Hồng tại Hà Nội còn 0,7m; đây là mực nƣớc cạn kỷ lục của sông
Hồng trong vòng 107 năm qua. Đến cuối tháng 12-2009, mực nƣớc rút xuống 0,66m và
đến đầu tháng 1-2010 mực nƣớc chỉ còn 0,5m.
- Ô nhiễm nước ngày một trầm trọng do tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ngày một tăng nhanh trong khi nƣớc thải, rác thải chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Đó là
chƣa kể ô nhiễm do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học ngày một tăng
khó kiểm soát, ô nhiễm nƣớc do nƣớc thải, chất thải của các ao nuôi thuỷ sản xả trực tiếp
không qua xử lý vào nguồn nƣớc. Ở Việt Nam, ở một số vùng núi, hoạt động khai thác
vàng trái phép diễn ra vài năm nay mà chủ yếu bằng phƣơng pháp thủ công, đƣợc xem là
nguyên nhân đứng đầu gây ô nhiễm môi trƣờng (Tổ chức bảo vệ môi trƣờng Green Cross
Thụy Sỹ và Viện Blacksmith của Mỹ).Với các phƣơng tiện đơn giản nhất nhƣ: quặng
17

vàng hỗn hống với thủy ngân sau đó hỗn hợp này sẽ đƣợc nung chảy, thủy ngân bốc hơi,
chất còn lại là vàng. Ngƣời khai thác hít khí độc đầu tiên, chất thải thủy ngân gây ô
nhiễm môi trƣờng, tích tụ trong cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm ảnh
hƣởng trực tiếp tới sức khỏe con ngƣời.
2.1.2.2.3 Môi trƣờng không khí.

- Ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải: ở các đô thị, giao thông vận tải là nguồn gây ô
nhiễm lớn nhất đối với không khí, đặc biệt là sự phát thải các khí CO, VOC và NO2.
Lƣợng thải các khí này tăng theo từng năm cùng với sự phát triển về số lƣợng của các
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ. Mới đây, Hà Nội và TP.HCM nằm trong danh sách 6
thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới (Bảng Tổng Kết Môi Trƣờng Toàn Cầu do
Liên Hiệp Quốc công bố năm 2007).
- Ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp: các ngành gây ô nhiễm nhiều nhất là các ngành sử
dụng nhiên liệu hóa thạch nhƣ xi măng, luyện kim, nhiệt điện và các ngành sản xuất thực
phẩm và đồ uống.
- Ngoài ra còn có ô nhiễm không khí do các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp và
sinh hoạt của dân cƣ.
2.1.2.2.4 Chất thải rắn.
- Quá trình phát sinh chất thải rắn gắn liền với quá trình sản xuấ và sinh hoạt của con
ngƣời. Công trình khảo sát chất thải toàn cầu (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) đã thống kê, cứ
tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 1 tỉ USD sẽ làm phát sinh khoảng 4.500 tấn
chất thải công nghiệp, 20% trong đó là chất thải nguy hại.
- Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng trong những năm gần đây và sự phát triển
mạnh của các đô thị lớn, lƣợng chất thải rắn cũng gia tăng nhanh chóng. Thống kê trên
phạm vi toàn quốc từ năm 2003 đến năm 2008, lƣợng chất thải rắn phát sinh trung bình
tăng từ 150-200%. Chất thải sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, chất thải rắn công nghiệp
tăng 181%, và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới (Trung tâm Nghiên cứu và quy hoạch
Môi trƣờng Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây Dựng, 2010).
18

- Lƣợng chất thải rắn phát sinh không ngừng tăng lên trong khi công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế... vẫn
chƣa đáp ứng nhu cầu. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc,
không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng.
2.1.2.2.5 Đa dạng sinh học.
Việt Nam với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa các vùng gần xích đạo tới giáp cận nhiệt

đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự phong phú về cảnh quan và tính đa
dạng sinh học cao, tạo môi trƣờng sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang
dã trên thế giới. Tuy nhiên, do việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu cơ sở
khoa học, khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh vật; cháy rừng
và nạn phá rừng trái phép do bất cập trong quản lý đa dạng sinh học đã làm cho đa dạng
sinh học ở Việt Nam ngày càng giảm, số lƣợng các loài sinh vật đƣợc xếp ở mức độ đe
dọa tuyệt chủng và các mức nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam và Danh sách đỏ của Liên
minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) ngày càng tăng.
Ngoài ra, Việt Nam còn bị ảnh hƣởng mạnh bởi tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu:
theo “Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng cao cho Việt Nam”, nƣớc biển dâng
cao 1m sẽ có 78 sinh cảnh tự nhiên quan trọng (27%), 46 khu bảo tồn (33%), 9 khu vực
có đa dạng sinh học quan trọng (23%), 23 khu có đa dạng sinh học quan trọng khác của
Việt Nam bị tác động nghiêm trọng.
- Hệ sinh thái trên cạn: độ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng rừng suy giảm
Những năm gần đây, tổng diện tích rừng tăng lên nhƣng phần lớn diện tích tăng thêm là
rừng trồng. Diện tích rừng cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều,...) tăng nhanh, làm cho
độ che phủ rừng liên tục tăng lên, từ 27,8% ở năm 1990 đến 39,1% vào năm 2009. Tuy
nhiên, diện tích rừng nguyên sinh giảm sút trầm trọng, chỉ còn khoảng 0,57 triệu ha phân
bổ rải rác, chiếm 8% tổng diện tích rừng (các nƣớc trong khu vực là 50%). Phần lớn rừng
tự nhiên hiện nay thuộc loại rừng nghèo, rừng non mới đƣợc phục hồi có tính đa dạng
sinh học thấp.
19

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có giá trị về sinh thái, môi trƣờng nhƣng hiện nay đang bị
suy giảm diện tích, chất lƣợng môi trƣờng và đa dạng sinh học. Theo thống kê của bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), diện tích rừng ngập mặn của cả nƣớc
khoảng 160.070 ha, giảm hơn 50% so vớ năm 1943. Thời gian gần đây tuy đã có các
chƣơng trình trồng, phục hồi rừng ngập mặn đƣợc triển khai nhƣng diện tích rừng ngập
mặn vẫn chƣa đƣợc phục hồi đáng kể. Cho đến nay, rừng ngập mặn nguyên sinh không

còn nhiều, đa số la rừng trồng (chiếm 62%), còn lại là rừng tái sinh nghèo hoặc rừng mới
tái sinh trên bãi bồi.
- Hệ sinh thái biển:
Cũng nhƣ các quốc gia trong khu vực, Việt Nam đang phải đƣơng đầu với tình trạng suy
thoái đa dạng sinh học biển và nguồn lợi hải sản. Đây là vấn đề môi trƣờng rất đƣợc quan
tâm, nhất là với quốc gia có tính đa dạng sinh vật biển cao và đƣờng bở biển, lãnh hải
rộng lớn, tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển nhƣ Việt Nam.
+ Hệ sinh thái rạn san hô đặc trƣng cho vùng ven bờ của biển nhiệt đới, có giá trị kinh tế
và đa dạng sinh học cao chủ yếu đang ở tình trạng xấu và bị suy giảm mạnh theo thời
gian: các kết quả điều tra từ năm 2004 đến năm 2007 tại 7 vùng rạn san hô trọng điểm
của Việt Nam cho thấy chỉ có 2,9% diện tích rạn san hô đƣợc đánh giá là trong điều kiện
phát triển rất tốt, 11,6% ở trong tình trạng tốt, 44,9% ở trong tình trạng xấu và rất xấu.
+ Tƣơng tự đối với rạn san hô, các thảm cỏ biển, nguồn cung cấp thức ăn cho các loại hải
sản cũng đang bị mất dần diện tích do hiện tƣợng biến đổi khí hậu toàn cầu, lấn biển để
xây dựng các ao nuôi thủy sản và các công trình ven biển. Theo thống kê chung của cả
nƣớc thì hiện nay diện tích các thảm cỏ biển của Việt Nam đã bị giảm 40-60%.
2.2 Nhận thức về vấn đề môi trƣờng.
2.2.1 Nhận thức.
Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức
con ngƣời, nhờ đó con ngƣời tƣ duy và không ngừng tiến đến gần khách thể (Từ điển
20

Bách khoa Việt Nam). Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức đƣợc định nghĩa
là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con ngƣời, có
tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Hoạt động nhận thức của con
ngƣời đi từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực
tiễn. Con đƣờng nhận thức đó đƣợc thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp,
từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tƣợng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong.
Nhận thức và tri thức của một con ngƣời có động cơ, có sự lĩnh hội và tích lũy kiến thức
từ những trải nghiệm trƣớc đó, và sẽ hành động nhƣ thế nào trong thực tế để có những kết

quả tốt hơn cho hiện tại và tƣơng lai. Nhận thức đƣợc hình thành từ sự quan tâm có chọn
lọc, sự bóp méo có chọn lọc hoặc sự ghi nhớ có chọn lọc. Việc đo lƣờng nhận thức là một
vấn đề phức tạp và dƣờng nhƣ không thể, bởi lẽ nhận thức là một khái niệm trừu tƣợng
không thể cân đong đo đếm chính xác đƣợc. Ta chỉ có thể xác định chúng ở mức độ cao
hay thấp một cách tƣơng đối.
Thuật ngữ ''nhận thức'' đƣợc sử dụng để nói về một mức độ kiến thức đạt đƣợc bằng
thực nghiệm thông qua khả năng tiếp thu kiến thức của một ngƣời, nhƣng nó cũng có thể
đƣợc coi là đồng nghĩa với “nhận biết”, đó là sự công nhận một cái gì đó đã đƣợc nhận
biết (AnfH.Ziadat, 2007).
* Nhận thức về các vấn đề môi trƣờng.
Nhận thức về các vấn đề môi trƣờng là sự chú ý, mối quan tâm (quan tâm hoặc để ý)
và độ nhạy cảm của ngƣời trả lời về các vấn đề môi trƣờng (Mchenry (1992), Soukhanov
(1992), trích bởi Sigit Sudarmadi et al. (2001)). Ví dụ: “tôi nghĩ rằng ô nhiễm nƣớc là
một vấn đề nghiêm trọng”
2.2.2 Vì sao cần đo lƣờng nhận thức về các vấn đề môi trƣờng?
Nhận thức về các vấn đề môi trƣờng rất quan trọng. Mặc dù ngƣời ta không luôn luôn
làm theo những gì họ nói nhƣng nhận thức của họ là bƣớc quan trọng để hƣớng tới hành
động, và hành vi là một yếu tố quan trọng để tiến tới có dự định thực hiện (Koon-Kwai
Wong, 2003).

×