1
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với tư cách là một thành viên của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), Việt Nam cần phải tuân thủ các nguyên tắc về minh bạch hoá,
trong đó yêu cầu các toà án cần phải công bố công khai các bản án của mình.. Nghị
quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
của Bộ Chính trị đã đề ra mục đích xây dựng và hoàn thiện từng bước hoạt động của
Toà án nhân dân là "TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp
dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm”. Thực
hiện sự chỉ đạo của các Nghị quyết TW, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết
định số 74/QĐ – TANDTC ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt đề án" Phát triển án lệ
của Tòa án nhân dân tối cao”, theo đó đã chỉ rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, định
hướng và các giải pháp phát triển án lệ ở nước ta. Tiếp theo, Hội đồng thẩm phán
TANDTC ban hành Nghị quyết số 03/NQ-HĐTPTANDTCngày 28/10/2015 về quy
trình công bố, lựa chọn và sử dụng án lệ (Nghị quyết số 03/NQHĐTPTANDTC). Bộ
luật TTDS sửa đổi, bổ sung năm 2015, các Điều 262, khoản 2, điểm b; Điều 308 khoản
4 đã chính thức công nhận án lệ là "căn cứ” bên cạnh pháp luật, tập quán, tương tự
pháp luật để Tòa án phân tích, đánh giá...
Và để làm rõ hơn về đề án lệ và áp dụng án lệ trong tố tụng dân sự, em xin chọn
đề tài số 23: “Án lệ và việc áp dụng án lệ trong tố tụng dân sự” làm nội dung cho bài
tập học kỳ của mình.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về án lệ
1.1. Khái niệm án lệ
Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: "Án lệ là việc làm luật của
Tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử vụ việc đã
được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc
vấn đề tương tự sau này”. Trong hệ thống thông luật (common law) thì án lệ được công
nhận là một hình thức (nguồn) của pháp luật và được áp dụng rộng rãi, phổ biến. Đối
với hệ thống dân luật (civil law) thì án lệ được coi là nguồn thứ yếu, tuy nhiên trong
thời đại toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay thì án lệ đã được áp dụng rộng rãi trong
đó có các lĩnh vực xét xử, thương mại quốc tế.
Ở nước ta việc sử dụng khái niệm "án lệ” có từ trước năm 1960, từ "án lệ” đã tồn
tại và được sử dụng trong các văn bản pháp luật chính thức công khai trên các tạp chí
2
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
chuyên ngành, đường lối xét xử của Tòa án về những vụ việc cùng loại được tập hợp,
phân tích, bình luận. Tuy nhiên, từ năm 1960, thuật ngữ "luật lệ” được sử dụng thay
cho khái niệm "án lệ”. Từ sau năm 1975 đến trước năm 2006 thì khái niệm "án lệ” hầu
như không được sử dụng một cách chính thức. 1 Trong các sách, báo pháp lý, khái
niệm "án lệ” vẫn được bàn luận, nhưng chỉ mang tính chất nghiên cứu học thuật. Khái
niệm án lệ chính thức được ghi nhận tại Điều 1 Nghị quyết số 03/2015/NQHDDTPTANDTC ngày 28/10/2015: "Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội
đồng thẩm phán TANDTC lựa chọn và được Chánh án TANDTC công bố là án lệ để
các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.
1.2. Đặc điểm của án lệ
- Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật do Tòa án ban hành trong quá trình xét xử nên nguồn luật án lệ còn được gọi là luật
được hình thành từ vụ việc ("case law”) và phải được Hội đồng thẩm phán TANDTC
lực chọn và được Chánh án TANDTC công bố là án lệ.
- Án lệ được hình thành phải mang tính mới. Nghĩa là, đây là quy tắc chưa có
truớc đó. Thật ra, không phải khi Tòa án xét xử bất kỳ vụ việc nào cũng đều tạo ra án lệ.
Thông thường, khi có một việc tranh chấp tại tòa thì các Thẩm phán, Hội thẩm, người
tiến hành tố tụng khác cũng như những người tham gia tố tụng như: người bào chữa...
sẽ quan tâm đến hai vấn đề:
(i) Vấn đề sự kiện;
(ii) Vấn đề pháp lý.
Đối với các vụ việc đơn thuần chỉ liên quan đến việc xác định tính chất pháp lý
của sự kiện và đã có quy định trong văn bản pháp luật hay tiền lệ trước đó để áp dụng,
Tòa án không tạo ra án lệ khi giải quyết các vụ việc đó. Chỉ có các vụ việc liên quan
đến vấn đề pháp lý cần giải quyết bằng pháp luật mà chưa có, lúc đó Tòa án mới tạo ra
án lệ khi giải quyết những vụ việc này.
- Kỹ thuật xây dựng và áp dụng án lệ là dựa vào yếu tố tương tự. Xuất phát từ tư
tưởng công bằng của nhà triết học Aristote là "Các trường hợp giống nhau phải được
xử lý như nhau” (Like cases must be decided alike), các luật gia thông luật(common
law) sử dụng triệt để cách thức này để xây dựng và áp dụng án lệ. Kỹ thuật tư duy đặc
thù của thông luật tạo ra án lệ là suy luận tương tự, có nghĩa là lấy tính giống nhau làm
tiêu chuẩn hay là cái tương tự. Một quy tắc án lệ được hình thành dựa trên ba yếu tố:
1 truy cập
ngày 18/4/2019
3
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
(i) Các tình tiết của vụ việc;
(ii) Lý lẽ hay lập luận;
(iii) Quyết định của Tòa án.
Khi Tòa án giải quyết vụ việc đầu tiên chỉ tạo ra hình mẫu hay phác thảo nên một
quy tắc chứ chưa phải là một quy tắc hoàn hảo, một quy tắc hay nguyên tắc án lệ được
hình thành phải trải qua hàng loạt các vụ việc tương tự về sau. Các thẩm phán sau này
khi giải quyết một vụ việc cần phải xác định và đánh giá lý lẽ tương tự, nếu vụ việc này
tương tự thì sẽ áp dụng lý lẽ (lập luận và phán quyết) trong bản án trước đã được công
nhận là án lệ để giải quyết vụ việc hiện tại, nếu không tương tự thì không áp dụng.
2. Nguyên tắc áp dụng án lệ trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc áp dụng án lệ được quy định tại Điều 45 BLTTDS và được cụ thể hóa
trong hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2015 của HĐTP TANDTC.
Về nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử, tại Điều 8 Nghị quyết 03/2015/NQ –
HĐTP quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để
giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý
giống nhau phải được giải quyết như nhau; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải
phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án. Trường hợp do
có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm
phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ”. Như vậy:
- Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết
các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau
phải được giải quyết như nhau.
Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ,
tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc
đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ
trong bản án, quyết định của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích,
lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án.
- Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ nếu:
+ Có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp.
+ Do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp.
3. Về việc áp dụng án lệ trong xét xử, giải quyết vụ việc dân sự
4
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
* Từ năm 2016 đến nay Việt Nam đã công bố được 27 án lệ 2. Tuy nhiên, việc áp
dụng án lệ trong các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại cụ thể hiện còn mới mẻ
đối với những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng nên việc nghiên
cứu nhằm nâng cao kỹ năng áp dụng án lệ là việc làm rất cần thiết hiện nay. Bởi lẽ, quá
trình giải quyết các tranh chấp nhiều trường hợp thấy rằng việc hiểu nội dung án lệ còn
mang tính chất chủ quan dẫn đến việc vận dụng pháp luật nội dung không thống nhất.
* Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015 ta có thể hiểu để áp
dụng án lệ, thì có hai vấn đề phải xác định là các tình tiết khách quan và vấn đề pháp lý
cần được giải quyết trong vụ việc dân sự mà Tòa án đã thụ lý có giống với các tình tiết
khách quan và vấn đề pháp lý đã được giải quyết trong Án lệ hay không. Do đó, trong
quá trình nghiên cứu, áp dụng án lệ, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, án lệ chỉ được áp dụng khi “các tình tiết khách quan cơ bản” của vụ việc
dân sự đang được giải quyết được xác định là tương tự với “các tình tiết khách quan cơ
bản” của vụ việc dân sự trong án lệ.
Nói cách khác, đây là những tình tiết quan trọng làm cơ sở cho yêu cầu của đương
sự. Nếu các tình tiết khách quan cơ bản này chỉ giống nhau một phần hoặc phần lớn thì
không được áp dụng án lệ.
Thứ hai, Khi giải quyết các tranh chấp, người tiến hành tố tụng phải xác định đối
tượng khởi kiện, quan hệ pháp luật điều chỉnh đối tượng khởi kiện đó; trường hợp
không có luật điều chỉnh mới áp dụng án lệ.
Thứ ba, thực tế áp dụng án lệ trong xét xử sẽ nảy sinh một số bất cập như:
+ Theo nội dụng Điều 8 Nghị quyết 03/2015 quy định thì việc áp dụng án lệ là có
tính bắt buộc với các sự kiện đã được chọn làm án lệ. Tuy nhiên việc viện dẫn án lệ ở
các Tòa án chưa đảm bảo nguyên tắc này.
Ví dụ: Án lệ số 08/2016 phần khái quát án lệ “Khách hàng vay phải tiếp tục thanh
toán cho Ngân hàng, tổ chức tín dụng khoản tiền nợ gốc chưa thanh toán, tiền lãi trên
nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi
suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc
này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo
từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay
phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù
hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay.”
Thực tiễn giải quyết án tranh chấp HĐTD trước năm 2013 đa số đều có quan điểm
giải thích tương tự TTLT 01/1997 đều xác định sau khi xét xử, HĐTD đã chấm dứt nên
2 Con số thống kê tính đến hết tháng 12 năm 2018.
5
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
sau xét xử đều Điều 305 BLDS năm 2005 áp dụng lãi suất chậm trả với tất cả các
khoản tiền theo lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, cuối năm 2012 đầu năm 2013, trên cơ sở
bản án GĐT, Tòa kinh tế TAND tối cao và tòa án một số tỉnh có văn bản hướng dẫn tạm
thời áp dụng áp dụng lãi suất chậm thi hành án theo lãi suất đã thỏa thuận tại HĐTD
(phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước). Do việc xét xử theo lối mòn đó từ năm
2013 đến nay, kể cả khi đã có Án lệ 08/2016, nhiều bản án vẫn xét xử như nội dung án
lệ 08/2016 nhưng viện dẫn án lệ (qua kiểm sát các bản án sơ, phúc thẩm trên địa bàn Hà
nội Phòng 10 Viện KSND thành phố Hà Nội đều có nhận xét với 70% số án này chưa
viện dẫn án lệ, thậm chí có địa phương vẫn áp dụng lãi suât cơ bản, không đưa ra lập
luật tại sao không áp dụng án lệ 08 nên bị Viện KSND thành phố Hà Nội kháng nghi
theo trình tự phúc thẩm).
+ Pháp luật quy định Tòa án tuân theo án lệ xuất phát từ hiệu lực pháp lý của án lệ
sẽ dẫn đến nguy cơ Tòa án dụng án lệ một cách cứng nhắc.
Tại khoản 3 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP quy định cho phép Tòa án
không áp dụng án lệ: “Trường hợp Hội đồng xét xử không áp dụng án lệ và có phân
tích, lập luận nêu rõ lý do trong bản án, quyết định thì ngay sau khi tuyên án phải gửi
kiến nghị thay thế án lệ về Tòa án nhân dân tối cao”. Như vậy, nếu không áp dụng án lệ
thì Tòa án phải gửi kiến nghị thay thế án lệ đến TANDTC.
Mặc dù có hướng dẫn của Nghị quyết tuy nhiên thực tế công tác thấy rằng nếu
Tòa án có kiến nghị về việc thay thế án lệ đến TAND tối cao thì không thể xác định
được kiến nghị này có được chấp nhận hay không nhưng nguy cơ bị Tòa án cấp trên
hủy án là có thể.
Ví dụ: HĐXX cấp sơ thẩm không áp dụng án lệ và có kiến nghị thay thế án lệ; bản
án sơ thẩm có kháng cáo thì chắc chắn thời gian xem xét kiến nghị thay thế của
TANDTC sẽ lâu hơn thời gian thực hiện thủ tục tố tụng phúc thẩm. Nếu HĐXX cấp
phúc thẩm không đồng ý với quan điểm HĐXX sơ thẩm mà vẫn áp dụng án lệ. Như
vậy, bản án của tòa án sơ thẩm có thể bị hủy, hoặc sửa bởi Tòa án phúc thẩm.
Đứng trước sự chọn lựa giữa yêu cầu về tính hợp pháp (áp dụng án lệ) và tính hợp
lý (kiến nghị thay thế án lệ) của phán quyết tư pháp thì các Tòa án chọn yêu cầu hợp
pháp sẽ đơn giản và an toàn hơn. Điều này có nguy cơ dẫn hoạt động áp dụng án lệ của
Tòa án Việt Nam chỉ có thể bảo đảm được về hình thức.
+ Người tiến hành và người tham gia tố tụng chưa được trang bị kỹ càng kỹ năng
xác định tình tiết cơ bản có tính chất tương tự trong hoạt động áp dụng án lệ. Điều này
dẫn đến tình trạng cùng một tình tiết nhưng các tòa án áp dụng án lệ có quan điểm khác
6
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
nhau. Tòa án này cho rằng đó là tình tiết cơ bản nhưng Tòa án khác lại không cho là
tình tiết cơ bản.
Ví dụ: Trong một vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” do TAND TP Cần Thơ giải
quyết. Nội dung vụ việc này có tình tiết cơ bản tương tự với Án lệ số 02/2016/AL là
Người Việt kiều nhờ Người Việt Nam đứng tên mua tài sản. Tuy nhiên, tại Bản án phúc
thẩm số 20/2017/DS – PT ngày 24/02/2017, Tòa đã không áp dụng Án lệ số 02 với lý
do được thể hiện rõ trong phần lập luận của bản án này là có sự khác biệt về tình tiết, cụ
thể Nội dung Án lệ số 02 có tình tiết là Người Việt kiều “trực tiếp” giao dịch với người
bán tài sản (đất) còn vụ việc cụ thể Tòa này giải quyết có tình tiết Người Việt kiều
“không trực tiếp” giao dịch mà đưa tiền cho người đứng tên dùm giao dịch.
Ngược lại, trong Bản án phúc thẩm số 208/2017/ DS – PT của TAND cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 8 năm 2017, mặc dù cũng có tình tiết Người
Việt kiều “không trực tiếp” giao dịch mà đưa tiền cho người đứng tên dùm giao dịch
nhưng Tòa này vẫn áp dụng Án lệ số 02/2016 yêu cầu người đứng tên dùm phải trả nhà
lại cho Người Việt kiều
+ Pháp luật quy định rõ thời điểm có hiệu lực của án lệ có thể dẫn tình trạng bất
bình đẳng, nguyên tắc tương tự sẽ bị gián đoạn do áp dụng hiệu lực thời gian của án lệ.
Hai vụ việc A và B có tình tiết tương tự nhau nhưng xảy ra ở hai thời điểm khác nhau
có thể không được giải quyết như nhau. Theo quy định của Nghị quyết 03/2015/ NQ –
HĐTP năm 2015 thì thời điểm có hiệu lực của án lệ là sau 45 ngày kể từ ngày công bố
hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án TANDTC chứ không dựa
vào ngày ban hành bản án, quyết định. Mặc dù bản án, quyết định có chứa giải pháp
pháp lý mới (chọn làm Dự thảo án lệ) đã công bố theo quy định của Nghị quyết
03/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC nhưng trước ngày công bố để
nhằm xác định hiệu lực của án lệ thì các tòa án không được phép áp dụng trong các
trường hợp tương tự. Như vậy, nguyên tắc tương tự nhằm bảo đảm sự công bằng bị gián
đoạn bởi sự ấn định thời điểm có hiệu lực án lệ của TANDTC. Chẳng hạn, cả hai vụ
việc đều có tình tiết tương tự với án lệ nhưng vụ việc A xảy ra trước một ngày so với
thời điểm có hiệu lực của án lệ thì tòa án không áp dụng án lệ nhưng vụ việc B xảy ra
sau một ngày so với vụ việc A thì tòa án áp dụng án lệ. Điều này không những
7
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
không thực hiện được nguyên tắc công bằng mà còn dẫn đến tình trạng công lý bị trì
hoãn.3
+ Thực tế vận dụng án lệ vào vụ án cụ thể còn chưa có sự thống nhất khi áp dụng
án lệ của án dân sự có áp dụng án hành chính, kinh tế, hôn nhân gia đình không và
ngược lại. Đến nay những vẫn đề này chưa được hướng dẫn cụ thể nên theo quy định
hiện hành Tòa án có quyền áp dụng các án lệ vào các quan hệ điều chỉnh có nội dung
tương tự.4
4. Đề xuất một số những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động áp
dụng án lệ trong tố tụng dân sự hiện nay
Một là, pháp luật nên thay đổi theo hướng quy định mang tính “mềm” hóa nghĩa
vụ tuân theo án lệ của Tòa án. Thực tiễn ở các nước common law lẫn các nước civil law
không có văn bản pháp luật quy định trực tiếp nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án cũng
như không quy định hiệu lực pháp lý của án lệ. Ở các nước Đức, Pháp, Nhật Bản là các
nước theo hệ thống luật lục địa, trong đó luật thực định là nguồn cơ bản của luật, không
có văn bản quy phạm pháp luật quy định rằng phải xét xử theo án lệ. 5Ở các nước
common law, nghĩa vụ tuân theo án lệ của Tòa án được xác định theo nguyên tắc stare
decisis. Trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, do chịu ảnh hưởng từ học thuyết
thực chứng pháp lý (legal positivism) nên nguyên tắc bắt buộc tòa án tuân theo án lệ trở
nên cứng nhắc. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ XX, nghĩa vụ tuân theo án lệ của Tòa án ở
các nước common law trở nên mềm dẻo linh hoạt hơn. Chẳng hạn, ở Anh, Tòa tối cao
đưa ra tuyên bố (Practice Statement) ngày 26 tháng 7 năm 1966 để bác bỏ án lệ của
mình trước đó với hai lý do như sau: “tuân theo các án lệ cứng nhắc có thể duy trì
những sự bất công mãi mãi và có thể cản trở sự phát triển thích đáng của pháp luật”.6
Ở Hoa Kỳ, do chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa pháp luật hiện thực nên Tòa tối caoa Liên
bang hoặc các tòa tối cao của bang có thể bác bỏ án lệ của chính mình dễ dàng hơn so
truy cập ngày 18/4/2019;
3
4 truy cập ngày
18/4/2019.
5 JICA (2007), “Nghiên cứu chung Việt – Nhật về việc phát triển án lệ tại Việt Nam”, tr. 18.
6 Practice Statement at [1966] 3 All ER 77.
8
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
với Tòa tối cao của Anh. Pháp luật Việt Nam có thể tham khảo cách quy định về nghĩa
vụ tuân theo án lệ của tòa án của Trung Quốc. Tại Điều 7 của văn bản Bộ quy định của
TANDTC Trung Quốc về hoạt động xét xử các vụ án có giá trị hướng dẫn xét xử năm
2010 quy định về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án như sau: “Tòa án nhân dân các
cấp nên tham khảo và viện dẫn các vụ án có giá trị hướng dẫn xét xử do Tòa án nhân
dân tối cao công bố trong quá trình xét xử vụ việc tương tự”. Nếu pháp luật thay đổi
theo hướng quy định này cần sửa đổi các quy định sau:
- Nên sửa khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP : “Khi xét xử, Thẩm
phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo
đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như
nhau…; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do
trong bản án, quyết định của Toà án” thành: “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩmnên
tham khảo án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết,
sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau…..; trường hợp giải quyết
vụ việc có tình tiết tương tự với án lệ nhưng Thẩm phán, Hội thẩm cho rằng án lệ
không hợp lý thì nên phân tích và giải thích lý do trong bản án, quyết định của Toà án”.
- Nên sửa khoản 3 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP: “Trường hợp Hội
đồng xét xử không áp dụng án lệ và có phân tích, lập luận nêu rõ lý do trong bản án,
quyết định thì ngay sau khi tuyên án phải gửi kiến nghị thay thế án lệ về Tòa án nhân
dân tối cao” thành: “Trường hợp Hội đồng xét xử không áp dụng án lệ và đã có phân
tích, giải thích lý do trong bản án, quyết định thì có thể gửi kiến nghị thay thế hoặc hủy
bỏ án lệ về Bộ phận chuyên trách lựa chọn, công bố án lệ của Tòa án nhân dân tối
cao”.
Hai là, về cách thức công bố án lệ, pháp luật nên quy định công bố án lệ dưới hình
thức bản án, quyết định của tòa án có thể kèm theo phần tóm tắt thay cho hình thức
công bố án lệ mẫu như hiện nay nhưng cần phải cải cách viết phần lập luận trong bản
án, quyết định. Điều này sẽ tránh được tình trạng sai lệch giữa phần lập luận trong bản
án, quyết định gốc (nội dung án lệ) với phần khái quát nội dung của án lệ do Ban biên
tập viết. Mặt khác, có thể thống nhất được cách thức xác định yếu tố bắt buộc của án lệ
nằm ngay trong bản án, quyết định của tòa án. Phần tóm tắt chỉ giữ vai trò giúp người
đọc dễ nắm bắt vấn đề pháp lý và giải pháp pháp lý của án lệ chứ không là cơ sở có giá
trị bắt buộc.
Ba là, TANDTC cần nhanh chóng mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho
các Thẩm phán trong việc xác định tình tiết tương tự. Vấn đề này, Việt Nam có thể tham
9
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
khảo kinh nghiệm từ các nước common law. Thực chất xác định tình tiết tương tự cũng
chính là việc xác định phạm vi của quy tắc án lệ (yếu tố bắt buộc của án lệ). Đây chính
là công việc khó khăn và phức tạp nhất của các thẩm phán ở các nước common law
trong hoạt động áp dụng án lệ bởi lẽ phạm vi hay mức độ khái quát của quy tắc án lệ
như thế nào là do các Tòa án sau xác định chứ không phải do Tòa án ban hành bản án,
quyết định xác định.
Bốn là, pháp luật không nên quy định rõ thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực
của án lệ như hiện nay nhằm tránh tình trạng áp dụng án lệ cứng nhắc cũng như công lý
bị trì hoãn chỉ vì phụ thuộc vào thời điểm hiệu lực của án lệ. Các tòa án có thể áp dụng
án lệ linh hoạt hơn nhằm bảo đảm các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như
nhau. 7Mặt khác, cũng tránh được tình trạng các vụ việc giống nhau nhưng giải quyết
khác nhau do yếu tố thời gian (thời điểm có hiệu lực của án lệ). Nếu theo khuynh hướng
này cần phải bãi bỏ các quy định sau:
- Bãi bỏ quy định thời điểm phát sinh hiệu lực của án lệ khoản 1, Điều 8 của Nghị
quyết 03/2015/ NQ – HĐTP: “Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 45 ngày
kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án
nhân dân tối cao”.
- Bãi bỏ quy định thời điểm chấm dứt hiệu lực của án lệ, tại Điều 9 của Nghị
quyết 03/2015/ NQ – HĐTP như sau: “Trên cơ sở kết quả biểu quyết của Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố việc
huỷ bỏ, thay thế án lệ, trong đó xác định rõ thời điểm án lệ bị hủy bỏ, thay thế”.
- Sửa khoản 4 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP: “Ngay sau khi nhận
được kiến nghị xem xét hủy bỏ, thay thế án lệ theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3
Điều này, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học nghiên cứu, báo cáo Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao để tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao xem xét việc hủy bỏ, thay thế án lệ” thành: “Ngay sau khi nhận được kiến nghị
xem xét hủy bỏ, thay thế án lệ từ Bộ phận chuyên trách lựa chọn, công bố án lệ của
TANDTC, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc hủy bỏ, thay thế án lệ”.
- Sửa khoản 5 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP: “Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao họp biểu quyết thông qua việc hủy bỏ, thay thế án lệ đối với
trường hợp nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản
7 truy cập ngày
18/4/2019.
10
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
2 Điều 6 của Nghị quyết này…” thành: “Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao biểu quyết thông qua việc hủy bỏ, thay thế án lệ phải có ít nhất 2/3
tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành”.
- Bổ sung thêm quy định:“Quyết nghị hủy bỏ hoặc thay thế án lệ của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được đăng trên Tạp chí Tòa án nhân
dân, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao và gửi đến các Tòa án. Đối
với trường hợp thay thế án lệ phải được công bố kèm theo bản án, quyết định thay thế
án lệ”.
KẾT LUẬN
Án lệ đã và đang phát huy được vai trò của nó trong việc giải quyết các vụ việc
dân sự mà pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định để giải quyết. Đặc biệt, kể từ khi
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, lần đầu tiên Việt Nam chấp nhận
và sử dụng án lệ trong xét xử đã giúp đảm bảo công bằng, công lý mà không phải đợi
việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật - điều mà không phải lúc nào
cũng được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng.
11
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2.
3.
2020 của Bộ Chính trị;
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Quyết định số 74/QĐ – TANDTC ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt đề án" Phát triển
4.
án lệ của Tòa án nhân dân tối cao”;
Nghị quyết số 03/NQ-HĐTPTANDTCngày 28/10/2015 về quy trình công bố, lựa chọn
5.
và sử dụng án lệ;
Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an
nhân dân. Hà Nội – 2016;
6.
JICA (2007), “Nghiên cứu chung Việt – Nhật về việc phát triển án lệ tại Việt Nam”;
7.
Practice Statement at [1966] 3 All ER 77;
8.
truy cập ngày 18/4/2019;
9.
truy cập ngày 18/4/2019;
10.
/>truy cập ngày 18/4/2019;
11.
/>truy cập ngày 18/4/2019.
12
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
MỤC LỤC