nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 3
Nguyên tắc bảo đảm việc xét xử
hai cấp trong tố tụng dân sự
Nguyễn Công Bình *
ụ kiện dân sự đ đợc xét xử và đợc
tòa án cấp trên xử lại khi có yêu cầu
là bảo đảm việc xét xử hai cấp. ở Việt
Nam, nguyên tắc bảo đảm việc xét xử hai
cấp đợc quy định khá sớm trong pháp
luật tố tụng dân sự song phải đến năm
1960 nguyên tắc này mới đợc quy định
cụ thể.
Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960
quy định: "Tòa án nhân dân thực hành
chế độ hai cấp xét xử. Đơng sự có quyền
chống bản án hoặc quyết định của tòa án
nhân dân xử sơ thẩm lên tòa án nhân dân
trên một cấp. Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp và trên một cấp có quyền kháng
nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm của
tòa án nhân dân. Nếu đơng sự không
chống án hoặc viện kiểm sát nhân dân
không kháng nghị trong thời hạn do pháp
luật quy định thì bản án hoặc quyết định
sơ thẩm của tòa án địa phơng sẽ có hiệu
lực pháp luật" (Điều 9). Tiếp theo, năm
1976, nguyên tắc bảo đảm việc xét xử hai
cấp đợc quy định trong Sắc luật số
01/SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam. Tại Điều 8 Sắc luật
quy định: "Các tòa án nhân dân thực
hành chế độ hai cấp xét xử. Bị cáo và các
đơng sự có quyền chống bản án hoặc
quyết định của tòa án nhân dân xử sơ
thẩm lên tòa án trên một cấp". Nhng
đến khi Nhà nớc ban hành Luật tổ chức
tòa án nhân dân năm 1981, nguyên tắc
bảo đảm việc xét xử hai cấp không còn
đợc quy định trong Luật tổ chức tòa án
nhân dân nữa. Pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành chỉ quy định thủ tục phúc thẩm
mà không quy định nguyên tắc bảo đảm
việc xét xử hai cấp.
Nguyên tắc của tố tụng dân sự vừa là
cơ sở xây dựng các quy phạm pháp luật
tố tụng vừa là cơ sở để áp dụng pháp luật
tố tụng dân sự. Trong thực tiễn xét xử của
tòa án, nhờ nguyên tắc của luật tố tụng,
tòa án xác định đợc phơng hớng tiến
hành tố tụng. Việc pháp luật tố tụng dân
sự không quy định nguyên tắc bảo đảm
việc xét xử hai cấp là thiếu sót, bởi vì,
nếu gặp trờng hợp không có quy định cụ
thể của pháp luật tố tụng dân sự thì tòa án
sẽ lúng túng trong việc xác định đờng
lối giải quyết vụ án. Ví dụ: Đối với việc
xin li hôn, tòa án cấp sơ thẩm bác đơn xin
li hôn, tòa án cấp phúc thẩm xét thấy có
đủ căn cứ cho li hôn, tòa án cấp phúc
thẩm có thể sửa án sơ thẩm cho li hôn và
giải quyết luôn quan hệ tài sản, quan hệ
cha mẹ và con cái hay phải hủy bản án sơ
thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm?
Nếu hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại thì
tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào quy
định nào? Điều 69 Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự chỉ quy định tòa
án cấp phúc thẩm đợc hủy bản án sơ
thẩm để xét xử lại nếu việc điều tra
không đầy đủ mà tòa án cấp phúc thẩm
không thể bổ sung đợc, thành phần của
hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy
định của pháp luật hoặc có vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
V
* Giảng viên Khoa t pháp
Trờng đại học luật Hà Nội
nghiên cứu - trao đổi
4 - tạp chí luật học
Nguyên tắc bảo đảm việc xét xử hai
cấp là nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân
sự. Pháp luật tố tụng dân sự các nớc đều
trực tiếp hoặc gián tiếp quy định nguyên
tắc này. Căn cứ để quy định nguyên tắc
xét xử hai cấp là thẩm phán, hội thẩm
nhân dân có thể có sai lầm trong giải
quyết vụ án, cần phải để cho tòa án cấp
trên với những thẩm phán có kinh nghiệm
xét xử lại vụ án, sửa chữa sai lầm đó.
Việc xét lại vụ án còn làm tăng thêm ý
thức trách nhiệm cho thẩm phán, hội
thẩm nhân dân và họ sẽ cẩn thận hơn
trong việc giải quyết vụ án vì khi bản án,
quyết định giải quyết vụ án của họ có
nguy cơ bị tòa án cấp trên sửa lại. Đồng
thời, việc xét lại vụ án còn tạo điều kiện
cho các đơng sự thực hiện tốt quyền bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
trớc tòa án. Thực hiện nguyên tắc bảo
đảm việc xét xử hai cấp không những bảo
đảm nguyên tắc khách quan trong việc
giải quyết vụ án, nguyên tắc bảo đảm
quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đơng sự mà còn bảo đảm cho các
nguyên tắc khác của luật tố tụng dân sự
đợc thực hiện. Cho nên, phải quy định
cụ thể nguyên tắc này trong pháp luật tố
tụng dân sự.
Bảo đảm việc xét xử hai cấp không có
nghĩa là mọi vụ án đều phải xét xử ở tòa
án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm
mà việc xét xử lại vụ án chỉ đợc tiến
hành khi có kháng cáo, kháng nghị. Mặt
khác, đối với những vụ án có giá trị nhỏ,
tranh chấp rõ ràng, các bên đơng sự yêu
cầu tòa án chỉ xử một lần thì tòa án cũng
không xét xử ở hai cấp. Bảo đảm việc xét
xử hai cấp là bảo đảm quyền kháng cáo,
kháng nghị đợc thực hiện, bảo đảm vụ
án đợc xét lại khi có kháng cáo, kháng
nghị theo quy định của pháp luật. Trong
tố tụng dân sự, đơng sự có quyền kháng
cáo bản án, quyết định cha có hiệu lực
pháp luật vì họ có lợi ích liên quan đến
vụ án và là ngời đa ra yêu cầu để tòa
án xét xử. Ngoài đơng sự, ngời đại
diện, ngời bảo vệ quyền lợi của đơng
sự, tổ chức x hội khởi kiện vì lợi ích
chung cũng có quyền kháng cáo. Pháp
luật tố tụng dân sự hiện hành chỉ quy
định quyền kháng cáo của đơng sự,
ngời đại diện của đơng sự, tổ chức x
hội khởi kiện vì lợi ích chung là cha đủ
nên cần phải bổ sung quyền kháng cáo
của ngời bảo vệ quyền lợi của đơng sự.
Ngời bảo vệ quyền lợi của đơng sự là
ngời tham gia tố tụng để giúp đơng sự
về mặt pháp lí và làm rõ sự thật về vụ án,
trong quá trình tố tụng, họ đợc đề ra yêu
cầu, đợc sử dụng các biện pháp do pháp
luật quy định để làm sáng tỏ các tình tiết
của vụ án. Ngời bảo vệ quyền lợi của
đơng sự phải đợc kháng cáo bản án,
quyết định cha có hiệu lực pháp luật khi
yêu cầu của họ không đợc tòa án cấp sơ
thẩm chấp nhận.
Đối với việc kháng nghị của viện
kiểm sát, từ trớc tới nay pháp luật tố
tụng dân sự quy định gần giống nh pháp
luật tố tụng hình sự, trong khi đó bản chất
của tố tụng dân sự khác với tố tụng hình
sự. Theo chúng tôi, việc kháng nghị của
viện kiểm sát trong tố tụng dân sự cần
phải có những điều kiện nhất định.
Không phải mọi trờng hợp, nếu không
đồng ý với bản án, quyết định của tòa án
cấp sơ thẩm là viện kiểm sát đợc kháng
nghị. Viện kiểm sát chỉ tự mình kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản
án, quyết định cha có hiệu lực pháp luật
nếu nó xâm phạm đến lợi ích của Nhà
nớc, của x hội, lợi ích của ngời cha
thành niên, ngời có nhợc điểm về thể
chất hoặc tâm thần còn đối với các trờng
hợp khác, viện kiểm sát chỉ kháng nghị
khi có yêu cầu của đơng sự hoặc viện
(Xem tiếp tramg 24)