Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong TTHS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.83 KB, 12 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

MỞ ĐẦU
Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt, được quy định trong
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Thủ tục rút gọn, được quy định tại
chương XXXI bao gồm các quy định từ Điều 455 đến 465, quy định về phạm vi
áp dụng, các điều kiện áp dụng, thời hạn tiến hành tố tụng và xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm hình sự theo trình tự rút gọn
Việc quy định thủ tục rút gọn trong BLTTHS là hết sức cần thiết và tiến bộ,
phù hợp với yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, tiết kiệm được
thời gian, chi phí tiền của cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành
tố tụng. Và để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện áp dụng thủ tục này, xem xin chọn
đề tài số 9: “Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong TTHS” làm
nội dung cho bài tập học kỳ của mình.

1


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

NỘI DUNG
1. Khái quát về thủ tục rút gọn trong TTHS.
1.1. Khái niệm
Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự,
được rút ngắn về thời gian tố tụng, giản lược một số thủ tục nhất định nhưng vẫn
đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhằm giúp cho việc điều tra,
truy tố, xét xử được nhanh chóng đối với những vụ án nhất định1
1.2. Đặc điểm
+ Rút ngắn về thời gian tố tụng: Một đặc điểm đặc trưng của thủ tục rút
gọn là thời hạn tiến hành tố tụng theo thủ tục này có sự rút ngắn so với thủ tục
thông thường.


+ Giản lược về thủ tục tố tụng: Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng với một số vụ
án nhất định, được thể hiện: Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra quyết định
đề nghị truy tố và gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát mà không phải làm bản kết
luận điều tra. Việc truy tố bị can trước Toà án cũng chỉ bằng quyết định truy tố
thay cho Bản cáo trạng
+ Nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi áp dụng thủ tục rút gọn: Theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, việc áp dụng thủ tục rút gọn vẫn
phải đảm bảo tôn trọng nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự quy định tại
chương II BLTTHS 2015 như: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; Nguyên
tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; Nguyên tắc không ai bị
coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật; Nguyên
tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Nguyên tắc xét
xử công khai; Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham
gia; Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật; Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Nguyên tắc
1 Trương Thị Huệ, Thủ tục rút gọn trong Luật TTHS Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội,

2015, tr.5
2


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

thực hiện chế độ hai cấp xét xử; Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và
quyết định của Tòa án.
+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng khi có đủ
các điều kiện sau: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc tự thú;
Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội phạm
ít nghiêm trọng; Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng.
+ Mục đích của thủ tục rút gọn: Trong tố tụng hình sự, thủ tục rút gọn

được áp dụng nhằm giải quyết một số loại vụ án hình sự nhất định nhanh chóng,
kịp thời để giảm bớt gánh nặng về số lượng án cần giải quyết quá lớn cho cơ
quan tiến hành tố tụng, hạn chế tình trạng án tồn đọng để quá hạn luật định; giúp
tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người
tiến hành tố tụng.
1.3. Ý nghĩa
- Việc áp dụng thủ tục rút gọn nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng, kịp
thời một số vụ án hình sự nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời cũng góp phần hoàn thành một trong
những mục tiêu quan trọng của cải cách tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự
- Chế định thủ tục rút gọn trong BLTTHS năm 2015 có sự tiếp thu có chọn
lọc các quy định tiến bộ của pháp luật nước ngoài và phù hợp với nền lập pháp
nước ta về thủ tục này, đáp ứng yêu cầu xu thế quốc tế hoá mọi mặt của đất nước
hiện nay
- Việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết một số vụ án nhất định một
cách nhanh chóng, sớm đưa tội phạm ra xử lý trước pháp luật, góp phần giải
quyết kịp thời tất cả các vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng đã thụ lý, giảm
lượng án tồn đọng, quá hạn ở các cơ quan này, đồng thời góp phần giúp các cơ
quan tiến hành tố tụng có thời gian xử lý các vụ án khác phức tạp hơn, cần nhiều
thời gian hơn cho việc giải quyết. Ngoài ra, nó còn góp phần nhanh chóng khôi
phục quan hệ xã hội bị xâm phạm, tội phạm sớm được xét xử, người bị hại sớm
được khôi phục quyền lợi, người phạm tội sớm phải chịu hình phạt nên cũng

3


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

sớm trở về hoà nhập cuộc sống, từ đó góp phần nhanh chóng ổn định trật tự xã
hội.

- Thủ tục rút gọn còn là biện pháp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho
việc điều tra, truy tố, xét xử một số tội phạm nhất định; giảm tải gánh nặng công
việc cho các cơ quan tư pháp; nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội
phạm trong quần chúng nhân dân, đáp ứng mong mỏi của nhân dân về việc
trừng trị tội phạm; đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian cho những người
tham gia tố tụng vì thời gian giải quyết vụ án ngắn nên người tham gia tố tụng
không phải mất nhiều thời gian cho vụ án.
- Thủ tục rút gọn còn góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp
luật, hệ thống cơ quan tư pháp nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung.
2. Quy định của BLTTHS 2015 về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.
2.1. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố
và xét xử sơ thẩm.
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 456 BLTTHS 2015 quy định:
“1. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử
sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.”
- Như vậy, thủ tục rút gọn sẽ được trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử
sơ thẩm khi có đủ 04 điều kiện sau:
(i) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
(ii) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
(iii) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
(iv) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
Chỉ khi nào đảm bảo tất cả các điều này thì thủ tục rút gọn mới được áp
dụng. Nếu thiếu 01 trong 04 điều kiện này thì vụ án phải được giải quyết theo
thủ tục chung.

4



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

- Điều kiện thứ nhất: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang
hoặc người đó tự thú. Theo quy định tại Điều 111 BLTTHS và tại điểm h, khoản
1, Điều 4 BLTTHS thì:
+ Phạm tội quả tang là trường hợp người đang thực hiện tội phạm hoặc
ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
+ Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về
hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện
Đây chính là một trong những điều kiện cần thiết để có thể giải quyết vụ án
nhanh chóng, thuận lợi và chính xác vì người bị bắt trong trường hợp phạm tội
quả tang hoặc người phạm tội tự thú thường nhận tội ngay, chứng cứ tương đối
rõ ràng và đầy đủ.
- Điều kiện thứ hai: Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng: là vụ án
không có các tình tiết phải mất thì giờ điều tra, xác minh, bị cáo đã nhận tội và
trong vụ án chỉ có một hoặc hai bị cáo 2. Có thể hiểu phạm tội đơn giản là những
vấn đề cần chứng minh trong vụ án không phức tạp dễ xác định, vụ án ít bị cáo,
các chứng cứ đã được thu thập tương đối đầy đủ từ đầu.
- Điều kiện thứ ba: Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng: Đó
là loại tội phạm tính nguy hiểm cho xã hội không lớn mà theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017) thì :“Tội phạm ít
nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy
là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”
- Điều kiện thứ tư: Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng: Căn cước,
lai lịch rõ ràng giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể làm rõ được các
yếu tố về nhân thân, gia đình, mối quan hệ xã hội… của người phạm tội một
cách nhanh nhất, tạo điều kiện rút ngắn thời gian trong hoạt động tố tụng.

2.2. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử phúc
thẩm.
Với việc mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn đến giai đoạn xét xử
phúc thẩm, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn ở

2 Xem thêm tại Thông tư số 10/TATC năm 1974.

5


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

giai đoạn xét xử phúc thẩm tại khoản 2 Điều 456. Theo đó, thủ tục rút gọn được
áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong hai điều kiện:
Một là, vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ
có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án
treo;
Hai là, vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm
nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 456 BLTTHS năm 2015 và
chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng
án treo.
Như vậy, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng ở giai đoạn xét xử phúc thẩm
khi vụ án đó đảm bảo các điều kiện áp dụng Thủ tục rút gọn ở giai đoạn xét xử
sơ thẩm (có thể thủ tục rút gọn đã được áp dụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm hoặc
chưa áp dụng) và nội dung kháng cáo, kháng nghị chỉ xoay quanh việc áp dụng
pháp luật khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, chứ không liên quan
đến các vấn đề khác cần phải giải quyết trong vụ án (như: tội danh, vấn đề dân
sự trong vụ án hình sự…).
3. So sánh các quy định của BLTTHS 2015 về điều kiện áp dụng thủ
tục rút gọn và các quy định khác của thủ tục rút gọn với BLTTHS 2003.

3.1. Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.
- So với quy định tương ứng trong BLTTHS năm 2003, về cơ bản, quy định
về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm
tại khoản 1 Điều 456 BLTTHS năm 2015 kế thừa quy định tại Điều 319
BLTTHS năm 2003 nhưng có sự mở rộng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
thực tiễn, đảm bảo tính lôgic và đảm bảo ý nghĩa của thủ tục rút gọn.
Theo đó, về dấu hiệu liên quan đến người phạm tội, bên cạnh dấu hiệu
“người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang” đã bổ sung dấu hiệu “người
phạm tội tự thú” cũng được áp dụng thủ tục rút gọn. Việc bổ sung này phản ánh
yêu cầu đấu trang phòng chống tội phạm và phát huy ý nghĩa của việc áp dụng
thủ tục rút gọn. Bởi vì, việc quy định điều kiện liên quan đến người phạm tội
không nhằm mục đích nào khác là dễ dàng điều tra, truy tố, xét xử vụ án vì khi
6


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

đó, các tài liệu, chứng cứ để chứng minh các vấn đề cần phải chứng minh trong
vụ án hình sự đã có thể xác định ngay thời điểm xác định được dấu hiệu này, rút
ngắn thời gian điều tra vụ án. Trên thực tế, có nhiều vụ án mà “người phạm tội
tự thú” về hành vi phạm tội của mình thì nội dung sự việc đơn giản, chứng cứ rõ
ràng phù hợp với việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết. Tuy nhiên, do
BLTTHS năm 2003 không quy định dấu hiệu “người phạm tội tự thú” được áp
dụng thủ tục rút gọn nên phải áp dụng thủ tục chung giải quyết dẫn đến tốn thời
gian, chi phí không cần thiết. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 khắc phục hạn chế này
qua việc bổ sung dấu hiệu “người phạm tội tự thú” là điều kiện xem xét, giải
quyết vụ án theo thủ tục rút gọn
- Bên cạnh đó, dấu hiệu “người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng” tại
khoản 4 Điều 319 BLTTHS năm 2003 cũng được sửa đổi, bổ sung. Bởi vì, qua
thực tiễn, khó xác định thế nào là “có căn cước, lai lịch rõ ràng” do chúng thuộc

về yếu tố nhân thân của người phạm tội và có phạm vi rất rộng. Nếu làm rõ căn
cước, lai lịch của người phạm tội sẽ tốn nhiều thời gian, không đảm bảo yêu cầu
của thủ tục rút gọn. Cho nên, BLTTHS năm 2015 đã thay sửa đổi, bổ sung điều
kiện “người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng” tại khoản 4 Điều 319
BLTTHS năm 2003 thành “người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng” tại
điểm d khoản 1 Điều 456 cho dễ dàng áp dụng trong thực tiễn.
3.2. Về các quy định khác của thủ tục rút gọn.
- Về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
Trong BLTTHS năm 2003, phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn được quy định
tại Điều 318; theo đó thủ tục rút gọn được áp dụng đối với việc điều tra, truy tố,
xét xử sơ thẩm, không áp dụng đối với xét xử phúc thẩm. Việc quy định như vậy
là không phù hợp với tính chất và mục đích của thủ tục rút gọn. Bởi vì, thời hạn
điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 30 ngày, trong khi đó thời
hạn xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân
khu là 60 ngày. Khắc phục vướng mắc, bất cập trên, tiếp thu những nhân tố hợp
lý của tố tụng hình sự một số nước trên thế giới trong việc thủ tục rút gọn được

7


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

áp dụng đối với cả xét xử phúc thẩm; BLTTHS năm 2015 đã quy định mở rộng
phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn đối với cả xét xử phúc thẩm (Điều 455).
- Về thẩm quyền áp dụng, hủy bỏ thủ tục rút gọn
Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì chỉ có Viện kiểm sát là chủ thể
duy nhất có thẩm quyền áp dụng và hủy bỏ thủ tục này trong ba giai đoạn điều
tra, truy tố, xét xử. Quy định như vậy dẫn đến không chủ động và không đề cao
trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Tòa án trong việc giải quyết vụ án hình sự
theo thủ tục rút gọn; bên cạnh đó tạo ra sự lòng vòng trong trình tự giải quyết vụ

án theo thủ tục rút gọn (Cơ quan điều tra phải đề nghị để Viện kiểm sát ra quyết
định hoặc Tòa án phải trả lại hồ sơ để Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định áp dụng
thủ tục này 3
Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trên, BLTTHS năm 2015 đã quy
định theo hướng mở rộng thẩm quyền áp dụng, hủy bỏ thủ tục rút gọn cho cả 3
chủ thể (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án). Điểm mới đáng chú ý là,
BLTTHS năm 2015 đã quy định theo hướng bắt buộc các chủ thể Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn khi vụ án
có đủ điều kiện luật định, mà không quy định có tính chất tùy nghi như quy định
của BLTTHS hiện hành.
- Về thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử
BLTTHS năm 2003 quy định thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử
không được quá 16 ngày (Điều 322); thời hạn điều tra là 12 ngày kể từ ngày ra
quyết định khởi tố vụ án. Việc BLTTHS hiện hành quy định thời hạn tạm giam,
điều tra quá ngắn trong khi trình tự, thủ tục để giải quyết vụ án vẫn giống như
thủ tục chung, không được giản lược, kể cả các thủ tục về hành chính tư pháp,
điều này đã gây tâm lý “sợ” làm án theo thủ tục rút gọn của Điều tra viên 4. Do
vậy, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi theo hướng kéo dài thời hạn tạm giam tối đa
để điều tra, truy tố, xét xử đến 64 ngày; trong đó thời hạn tạm giam trong giai
3 TS. Nguyễn Văn Quảng, Vấn đề sửa đổi quy định về thủ tục rút gọn trong BLTTHS năm 2003, Tạp

chí Kiểm sát số 08/2012, tr. 46.
4 TS. Phạm Minh Tuyên, Những vướng mắc khi áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự và một

nghị”, />p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=13573437&article_details=1,
10/9/2018.
8

truy


cập

ngày


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

đoạn điều tra tối đa là 20 ngày, trong giai đoạn truy tố tối đa là 5 ngày, trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm tối đa là 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là 22
ngày.
- Về điều tra và thời hạn điều tra
Để khắc phục được những vướng mắc do thời hạn điều tra theo thủ tục rút
gọn được quy định trong BLTTHS hiện hành là quá ngắn (12 ngày) kể từ ngày
ra quyết định khởi tố vụ án; BLTTHS năm 2015 đã quy định kéo dài thời hạn
này lên 20 ngày để đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định.
Về những việc cần làm sau khi kết thúc điều tra, BLTTHS hiện hành mới chỉ
quy định chung chung là, Cơ quan điều tra không phải làm bản kết luận điều tra
mà ra quyết định đề nghị truy tố và gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát. Đến
BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể hơn những nội dung cần có trong quyết
định đề nghị truy tố. Theo đó, quyết định đề nghị truy tố ghi tóm tắt hành vi
phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do
hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,
biện pháp cưỡng chế, việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng;
đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của BLHS
được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết
định

9



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

KẾT LUẬN
Có thể khẳng định, quy định về thủ tục rút gọn đã xác lập cơ sở pháp lý để
các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn các vụ
án về tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ đơn giản, rõ ràng,
việc điều tra, truy tố xét xử không mất nhiều thời gian mà từ trước tới nay vẫn
được giải quyết theo thủ tục thông thường, góp phần hạn chế lượng án tồn đọng
hàng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương.
Trên đây là nội dung bài tập học kỳ của em, do thời gian tìm hiểu còn ngắn
và hiểu biết còn hạn chế nên không thể không mắc những sai sót, em rất mong
nhận được sự góp ý từ phía thầy (cô). Em xin cảm ơn!

10


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tô tụng Hình sự Việt Nam, Nxb.

4.

Công an Nhân dân, Hà Nội, 2018;
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, 2015;
Thông tư số 10/TATC năm 1974;
Trương Thị Huệ, Thủ tục rút gọn trong Luật TTHS Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ


5.

Luật học, Hà Nội, 2015;
TS. Nguyễn Văn Quảng, Vấn đề sửa đổi quy định về thủ tục rút gọn trong

6.

BLTTHS năm 2003, Tạp chí Kiểm sát số 08/2012;
TS. Phạm Minh Tuyên, Những vướng mắc khi áp dụng thủ tục rút gọn trong tố

2.
3.

tụng

hình

sự



một

số

kiến

nghị,


/>p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=13573437&article_details=1
, truy cập ngày 10/9/2018.

11


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

MỤC LỤC

12



×