Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Đánh giá sự phát triển tinh thần vận động của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong quá trình mang thai tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.46 MB, 207 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
------------------

HOÀNG THỊ HUẾ

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN TINH THẦN - VẬN ĐỘNG
CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI CÓ MẸ ĐƯỢC BỔ SUNG VI CHẤT
DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
------------------

HOÀNG THỊ HUẾ

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN TINH THẦN - VẬN ĐỘNG
CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI CÓ MẸ ĐƯỢC BỔ SUNG VI CHẤT
DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số

: 62720135


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Nguyễn Văn Sơn
2. TS. Nguyễn Hồng Phƣơng

THÁI NGUYÊN - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin đảm bảo những số liệu và kết
quả trong luận án này là trung thực, khách quan và chƣa có ai công bố trong bất kỳ
một công trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ

Hoàng Thị Huế


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành luận án tôi đã nhận
được nhiều ý kiến đóng góp quý báu và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các
bạn bè đồng nghiệp và các cơ quan liên quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, bộ phận Sau đại học, cùng các
Phòng, Ban của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Sơn, TS Nguyễn
Hồng Phương, những người Thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Tập thể các thầy, các cô Bộ môn Nhi Trường Đại
học Y - Dược Thái Nguyên, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban quản lý và các cán bộ dự án Emory - Đại học Y
Dược Thái Nguyên, đã sát cánh bên tôi, đồng kham cộng khổ giúp đỡ tôi thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để
hoàn thành được khóa học.
Một lần nữa tôi xin được trân trọng cảm ơn.

Tác giả: Hoàng Thị Huế


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

AA

Axít arachidonic

BSID-III

Bayley Scale of Infant Development-III
(Thang đo phát triển ở trẻ em phiên bản 3)

CES-D

Center for Epidemioligic Studies - Depression Scale
(Thang đánh giá trầm cảm)


DHA

Axit docosahexaeonic

FA

Folic Acide (Axit folic)

FANTA

Food and Nutrition Technical Assitance
(Hỗ trợ kỹ thuật thực phẩm và dinh dƣỡng)

IFA
LBW
MM
MDI

Iron + Folic Acide (Sắt + Axit folic)
Low Birth Weight (Nhẹ cân khi sinh)
Multiple Micronutrient (Đa vi chất dinh dƣỡng)
Mental development index (Thang điểm trí tuệ)

NCS

Nghiên cứu sinh

NKHHCT


Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

IQ

Intelligence Quotient (Thƣơng số thông minh)

RTCCD

Research and training centre for community development
(Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng)

SES

Socioeconomic status (Tình trạng kinh tế xã hội)

TT-VĐ

Tinh thần – vận động

TYT

Trạm y tế

UNICEF

United Nations International Children's Emergency Fund
(Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc)

USAID


United States Agency for International Development
(Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ)

YTTB

Y tế thôn bản

TCYTTG

Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1. Khái niệm về sự phát triển và các giai đoạn phát triển ............................................3
1.1.1. Khái niệm về sự phát triển của trẻ ......................................................................3
1.1.2. Các giai đoạn phát triển ......................................................................................3
1.2. Nghiên cứu sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ trong 2 năm đầu đời ............4
1.2.1. Tầm quan trọng của nghiên cứu sự phát triển trẻ giai đoạn trƣớc 2 tuổi............4
1.2.2. Các lĩnh vực phát triển tinh thần - vận động của trẻ dƣới 2 tuổi ........................6
1.3. Các phƣơng pháp đánh giá sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ. ..................12
1.3.1. Trắc nghiệm đánh giá sự phát triển Denver......................................................13
1.3.2. Thang đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Bayley, phiên bản III 14
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ ....................17
1.4.1. Dinh dƣỡng và sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ ................................ 17
1.4.2. Tình trạng kinh tế xã hội ...................................................................................26
1.4.3. Giáo dục ............................................................................................................27
1.4.4. Bệnh tật .............................................................................................................30
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 33

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 33
2.1.1. Tóm tắt nghiên cứu mẹ .....................................................................................33
2.1.2. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu .................................................................35
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................35
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 35
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 35
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 37
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 37
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 37
2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................................ 37
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 40
2.3.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu và công cụ đánh giá ...............................................40


2.3.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...........................................................................48
2.3.7. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................................... 49
2.3.8. Chuẩn bị và đào tạo cán bộ nghiên cứu ............................................................ 49
2.3.9. Giám sát và khống chế sai số ............................................................................50
2.3.10. Xử lý và phân tích số liệu ...............................................................................52
2.3.11. Tổ chức buổi nghiên cứu ................................................................................53
2.3.12. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................ 53
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................54
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 54
3.2. Sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ .............................................................. 59
3.2.1. Sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ lúc 12 tháng ....................................59
3.3. Sự phát triển tinh thần - vận động giữa các nhóm bổ sung vi chất dinh dƣỡng .....70
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ ....................72
3.4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển vận động của trẻ ................................ 73
3.4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ ............................... 78
3.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ............................... 84

CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN .......................................................................................... 90
4.1. Sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ .............................................................. 90
4.1.1. Sự phát triển vận động của trẻ ..........................................................................90
4.1.2. Sự phát triển về nhận thức ..................................................................................93
4.1.3. Sự phát triển về ngôn ngữ ...................................................................................96
4.1.4. Sự phát triển tinh thần - vận động giữa các nhóm có mẹ đƣợc bổ sung vi chất
dinh dƣỡng trƣớc mang thai......................................................................................101
4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ ..................103
4.2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển vận động của trẻ ..............................103
4.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ .............................109
4.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ .............................114
TÍNH MỚI VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................122
KẾT LUẬN .................................................................................................................123
KHUYẾN NGHỊ .........................................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1. Phân nhóm nghiên cứu mẹ ............................................................................34
Bảng 2.2. Chi tiết các nội dung thu thập số liệu trong quá trình theo dõi trẻ................48
Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của mẹ ..........................................................................54
Bảng 3.2. Đặc điểm của mẹ giữa các nhóm nghiên cứu ...............................................55
Bảng 3.3. Đặc điểm của trẻ ........................................................................................... 56
Bảng 3.4. Đặc điểm của trẻ giữa các nhóm nghiên cứu ................................................57
Bảng 3.5. Đặc điểm môi trƣờng hộ gia đình .................................................................58
Bảng 3.6. Đặc điểm của môi trƣờng hộ gia đình giữa các nhóm nghiên cứu ...............58
Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ đạt đƣợc các kỹ năng vận động thô lúc 12 và 24 tháng theo giới ............59
Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ đạt đƣợc các kỹ năng vận động tinh tại lúc 12 và 24 tháng theo giới ....60
Bảng 3.9. Tỷ lệ trẻ đạt đƣợc các kỹ năng nhận thức lúc 12 và 24 tháng theo giới ............61

Bảng 3.10. Tỷ lệ trẻ đạt đƣợc các kỹ năng giao tiếp cảm nhận lúc12 và 24 tháng theo giới...62
Bảng 3.11. Tỷ lệ trẻ đạt đƣợc các kỹ năng giao tiếp diễn đạt lúc 12 và 24 tháng theo giới ....63
Bảng 3.12. Bảng điểm tổng hợp Bayley các chỉ số phát triển của trẻ lúc 12 tháng ......64
Bảng 3.13. Bảng điểm tổng hợp Bayley các chỉ số phát triển của trẻ lúc 24 tháng ......65
Bảng 3.14. Điểm phát triển giữa các nhóm bổ sung vi chất dinh dƣỡng lúc 12 tháng .71
Bảng 3.15 Tỷ lệ phát triển mức độ cao giữa các nhóm bổ sung vi chất lúc 12 tháng ...71
Bảng 3.16. Điểm phát triển giữa các nhóm bổ sung vi chất dinh dƣỡng lúc 24 tháng .71
Bảng 3.17. Tỷ lệ phát triển mức độ cao giữa các nhóm bổ sung vi chất lúc 24 tháng ....72
Bảng 3.18. Các yếu tố về phía mẹ ảnh hƣởng đến sự phát triển vận động của trẻ .......73
Bảng 3.19: Các yếu tố về phía trẻ ảnh hƣởng đến sự phát triển vận động ....................73
Bảng 3.20. Tình trạng nuôi dƣỡng ảnh hƣởng đến sự phát triển vận động của trẻ ..............74
Bảng 3.21. Môi trƣờng hộ gia đình ảnh hƣởng đến sự phát triển vận động của trẻ ......75
Bảng 3.22. Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển vận động của trẻ .........75
Bảng 3.23. Các yếu tố của mẹ ảnh hƣởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ ............78
Bảng 3.24. Các yếu tố về phía trẻ ảnh hƣởng đến sự phát triển nhận thức ...................79
Bảng 3.25. Ảnh hƣởng của nuôi dƣỡng đến sự phát triển nhận thức của trẻ ................80
Bảng 3.26. Môi trƣờng hộ gia đình ảnh hƣởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ ............80
Bảng 3.27. Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ ........81


Bảng 3.28. Các yếu tố về phíamẹ ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ........84
Bảng 3.29. Các yếu tố về phía trẻ ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ....................85
Bảng 3.30. Tình trạng nuôi dƣỡng ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.......86
Bảng 3.31. Môi trƣờng hộ gia đình ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ .....86
Bảng 3.32. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ............87


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Sự phát triển TT - VĐ của trẻ thời điểm 12 tháng theo giới ....................64

Biểu đồ 3.2: Sự phát triển TT - VĐ của trẻ thời điểm 24 tháng theo giới ....................65
Biểu đồ 3.3: Mức độ phát triển kỹ năng vận động thô lúc 12 và 24 tháng ...................66
Biểu đồ 3.4: Mức độ phát triển kỹ năng vận động tinh lúc 12 và 24 tháng ..................67
Biểu đồ 3.5: Mức độ phát triển kỹ năng nhận thức lúc 12 và 24 tháng ........................68
Biểu đồ 3.6: Mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp cảm nhận lúc 12 và 24 tháng ..........69
Biểu đồ 3.7: Mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp diễn đạt lúc 12 và 24 tháng ............70


DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Thái Nguyên và các huyện trong nghiên cứu ............................36
Sơ đồ 2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................36
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu..........................................................................................39
Sơ đồ 2.3. Cấu trúc và nội dung đánh giá của Bayley...................................................42
Sơ đồ 3.1. Ảnh hƣởng của bổ sung đa vi chất dinh dƣỡng đến phát triển vận động của trẻ... 77
Sơ đồ 3.2. Ảnh hƣởng của bổ sung đa vi chất dinh dƣỡng đến phát triển nhận thức của trẻ .. 82
Sơ đồ 3.3. Ảnh hƣởng của bổ sung đa vi chất dinh dƣỡng đến phát triển ngôn ngữ của trẻ .. 88


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là một cơ thể đang tăng trƣởng và phát triển [7],[13]. Sự phát triển tinh
thần - vận động (TT - VĐ) của trẻ gắn liền với sự trƣởng thành của hệ thần kinh. Khoa
học đã chứng minh rằng ―thiên tài‖ không phải dựa vào yếu tố di truyền hay ―trời
phú‖. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có 100 tỷ tế bào thần kinh, do đó tiềm năng trí tuệ là nhƣ
nhau [76], nhƣng cơ hội tạo nên sự khác biệt đầu tiên của cuộc đời lại phụ thuộc vào
sự phát triển trí não và quá trình liên kết các tế bào não [168].
Các nhà Nhi khoa, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đều lƣu ý, nhấn mạnh 1000 ngày đầu đời, tính từ khi thụ thai đến khi đƣợc
tròn hai tuổi, là giai đoạn tối quan trọng, là những ngày vàng quyết định phần còn lại

của cuộc đời trẻ, cũng nhƣ sự phát triển TT-VĐ của trẻ. Ngƣời ta ƣớc tính hằng năm
có hơn 200 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi ở các nƣớc đang phát triển không đạt đƣợc tiềm
năng phát triển của chúng do nhiều yếu tố ảnh hƣởng nhƣ chế độ dinh dƣỡng của
ngƣời mẹ trƣớc và trong quá trình mang thai, dinh dƣỡng cho bà mẹ và trẻ sau sinh,
tuổi thai, cân nặng khi sinh, thời gian bú mẹ, suy dinh dƣỡng, bệnh nhiễm trùng; các
tình trạng kinh tế xã hội nhƣ nghèo, bạo lực, giáo dục của cha mẹ và ảnh hƣởng của
tiếp xúc với môi trƣờng [15], [68], [160].
Nhiều nghiên cứu đa trung tâm quốc tế cho thấy rằng, trẻ bị suy dinh dƣỡng, trẻ
bị còi cọc trong khoảng 1000 ngày vàng dù có đƣợc điều trị tích cực, đúng đắn cũng
không thể hồi phục hoàn toàn những di chứng thể chất và tinh thần [75], [160].
Hội nghị về chậm phát triển trí tuệ tại Montreal đã công bố tuyên ngôn về tàn tật
trí tuệ cho thấy, tiếp sau yếu tố không cải tạo đƣợc là di truyền, thì suy dinh dƣỡng,
đặc biệt trong 1000 ngày vàng là nguyên nhân hàng đầu gây chậm phát triển tinh thần
[93]. Trẻ bị thấp còi trƣớc 2 tuổi có nhận thức kém hơn và kết quả học tập cũng kém
hơn trẻ không bị thấp còi ở mức độ cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nghiên cứu theo
dõi dọc cho trẻ em ở Brazil, Guatamala, Ấn Độ, Philippine và Nam Phi cho thấy, có
mối liên quan giữa thấp còi với việc giảm sự giáo dục ở trƣờng học. Những ngƣời lớn
đã từng bị thấp còi dƣới 2 tuổi hoàn thành kém hơn gần một năm học và có tổng số
buổi học ít hơn những ngƣời không bị thấp còi, ngay cả khi đƣợc điều trị, sự phục hồi
tinh thần thƣờng không đƣợc hoàn hảo [75], [156].


2
Vi chất dinh dƣỡng là các chất mà cơ thể chúng ta chỉ cần với một lƣợng rất nhỏ
nhƣng nếu thiếu sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Phụ nữ
mang thai và trẻ em dƣới 5 là đối tƣợng có nguy cơ thiếu hụt các vi chất dinh dƣỡng
cao nhất. Thiếu sắt, iốt, folate, vitamin A và kẽm là những tác nhân phổ biến dẫn đến
tăng trƣởng kém, suy giảm trí tuệ, biến chứng chu sinh, tăng nguy cơ mắc bệnh và tử
vong. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2 tỷ ngƣời có nguy cơ thiếu đa vi chất, đƣợc
coi là ―thiếu ăn tiềm tàng‖ ảnh hƣởng tới sức khỏe và nguồn lực con ngƣời [21].

Tại Việt Nam, khẩu phần ăn của trẻ ở nông thôn chỉ đáp ứng khoảng 30-50% nhu
cầu protein động vật, vì thế tình trạng thiếu vi chất dinh dƣỡng còn ở mức cao. Kết quả
điều tra về tình trạng thiếu đa vi chất dinh dƣỡng ở trẻ nhỏ tại các vùng nông thôn Việt
Nam của tác giả Nguyễn Văn Nhiên và cộng sự cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm, selen, magie
và đồng theo thứ tự là 86,9%, 62,3%, 51,9% và 1,7%. Tƣơng tự, tỷ lệ thiếu máu là
55,6%, tỷ lệ thiếu vitamin A là 11,3% và thiếu đồng thời từ 2 vi chất trở lên là 79,4%
[154]. Trên thế giới và trong nƣớc đã có nhiều tác giả tìm hiểu về vai trò, cũng nhƣ tác
động của dinh dƣỡng và vi chất dinh dƣỡng lên sự tăng trƣởng của trẻ trong giai đoạn
1000 ngày vàng, tuy nhiên nghiên cứu về lĩnh vực phát triển TT-VĐ của trẻ trong giai
đoạn này còn hạn chế, đặc biệt nghiên cứu tác động của bổ sung vi chất dinh dƣỡng
cho bà mẹ từ trƣớc khi mang thai lên sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của trẻ còn rất
khiêm tốn. Để tìm hiểu tác động của vi chất dinh dƣỡng có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến
sự phát triển TT – VĐ của trẻ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự
phát triển tinh thần vận động của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất dinh
dưỡng trước và trong quá trình mang thai tại Thái Nguyên‖ với những mục tiêu sau:
1. Đánh giá sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được
bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong khi mang thai tại Thái Nguyên
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần - vận động
của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng


3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về sự phát triển và các giai đoạn phát triển
1.1.1.Khái niệm về sự phát triển của trẻ
Trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ lại mà là những ngƣời đang lớn và phát
triển. Vì vậy, tăng trƣởng và phát triển là đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em. Các
nghiên cứu về tăng trƣởng và phát triển đƣợc xem là nghiên cứu cơ bản của nhi khoa.
Tăng trƣởng là sự tăng kích thƣớc của cơ thể hoặc của bất kỳ một bộ phận nào trong
cơ thể, mang lại những thay đổi về tầm vóc và thành phần cơ thể. Phát triển là quá

trình biệt hoá về hình thái và chức năng của các tế bào, các mô, các bộ phận và hệ
thống trong cơ thể [13]. Hai khái niệm này có mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau,
nên có thể dùng đan xen hoặc thay thế lẫn nhau. Phát triển là một quá trình liên tục bắt
đầu từ khi thụ thai, phát triển trong buồng tử cung của mẹ, tiếp tục diễn biến sau khi
lọt lòng đến tuổi trƣởng thành. Trình tự phát triển đồng nhất ở mọi trẻ nhƣng tốc độ
phát triển khác nhau giữa các trẻ. Phát triển có liên quan mật thiết đến sự trƣởng thành
của hệ thần kinh. Đánh giá sự phát triển thần kinh của trẻ có khả năng dự đoán tƣơng
lai vì quá trình phát triển và trƣởng thành đƣợc diễn ra một cách liên tục sau khi lọt
lòng [7], [13]. Mỗi trẻ khi sinh ra đều mang sẵn trong mình những tính năng nhƣ
nhau,và sau khi sinh sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố bẩm sinh (các khả năng) và yếu tố
tiếp thu (các kích thích) chính là mối tƣơng tác giữa trẻ với môi trƣờng xung quanh nó
đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
1.1.2. Các giai đoạn phát triển
Sự phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ là một thực tế khách quan và cần
thiết trong cách tiếp cận với trẻ em, vì mỗi thời kỳ có một số đặc điểm sinh lý, bệnh lý
và sự phát triển riêng. Dựa vào những đặc điểm sinh học, ngƣời ta phân chia các giai
đoạn phát triển của trẻ em thành 6 giai đoạn sau đây [13]:
Giai đoạn trong tử cung hay giai đoạn trƣớc sinh: Giai đoạn này gồm phát triển
phôi và thai nhi.
Giai đoạn sơ sinh từ khi sinh đến 28 ngày gồm: giai đoạn chu sinh (thai 28 tuần
đến 7 ngày sau sinh),sơ sinh sớm (dƣới 7 ngày) và sơ sinh muộn (từ 7-28 ngày)
Giai đoạn trẻ bú mẹ hay nhũ nhi: từ 29 ngày đến 2 tuổi


4
Giai đoạn tiền học đƣờng: từ 3-5 tuổi
Giai đoạn học đƣờng hoặc tuổi thiếu nhi/nhi đồng: từ 6 đến 11 tuổi
Giai đoạn dậy thì và vị thành niên: từ 12 – 18/19 tuổi
Tiềm năng phát triển của mỗi cá thể chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ: di
truyền, môi trƣờng, dinh dƣỡng và giáo dục. Nhƣng tác động của các yếu tố đó khác

nhau tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ em. Giai đoạn 1000 ngày đầu đời tính từ khi
thụ thai đến tròn 2 tuổi, là giai đoạn cửa sổ, giai đoạn nhạy cảm nhất với các tác động
của dinh dƣỡng, môi trƣờng. Đồng thời đây cũng là thời kỳ có một không hai để cải
thiện tình trạng tăng trƣởng và phát triển của trẻ, giúp cho trẻ phát huy tối đa tiềm
năng di truyền để đạt đƣợc sự phát triển tối ƣu [13], [85].
1.2. Nghiên cứu sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ trong 2 năm đầu đời
1.2.1. Tầm quan trọng của nghiên cứu sự phát triển trẻ giai đoạn trước 2 tuổi
Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn, đang phát triển với một tốc độ rất cao trong
2 năm đầu tiên của cuộc sống. Trong đó não là một cỗ máy kỳ diệu và quan trọng nhất
cần đƣợc kích thích để phát triển hết khả năng [15]. Trẻ sau đẻ có khoảng 100 tỷ nơron
thần kinh, con số này sẽ không tăng thêm mà quan trọng hơn là mỗi noron chết đi sẽ
không đƣợc thay thế, và nếu bị tổn thƣơng khó có khả năng phục hồi [3], [85], [125].
Sự phát triển của não không theo đƣờng thẳng tuyến tính mà có những thời điểm quan
trọng – thời kỳ nhạy cảm, thời kỳ phát triển nhất, đó là thời kỳ ―cửa sổ của các cơ hội
học‖ tốt nhất, để chuẩn bị cho những bƣớc phát triển thăng hoa về sau. Giai đoạn 1000
ngày đầu đời đƣợc coi là thời kì vàng cho sự phát triển của trẻ. Đây cũng là thời điểm
can thiệp hiệu quả nhất giúp trẻ mạnh khỏe và phát triển toàn diện không chỉ trong
những năm đầu đời, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho trẻ trong suốt cuộc đời [13].
Các nghiên cứu cho thấy rằng não phải nhận các tác nhân kích thích để hình thành các
mạng lƣới trong các khu vực cụ thể của não ở một khoảng thời gian nhất định. Thời
gian hình thành những liên kết này khác nhau tùy trẻ và đối với các kỹ năng khác
nhau. Trẻ nào không nhận đƣợc các tác nhân kích thích thích hợp trong những khoảng
thời gian này có thể bị khiếm khuyết kỹ năng suốt đời. Tiến bộ mới trong khoa học
thần kinh đã cho phép chúng ta điều tra sự phát triển của cả hai lĩnh vực cấu trúc và
chức năng trong não trẻ. Sự khác biệt về tỷ lệ và mức độ trƣởng thành của não có ảnh
hƣởng đến hành vi thực hiện ngay cả trong giới hạn bình thƣờng [22]. Tuổi thơ ấu là


5
một giai đoạn tăng trƣởng não nhanh chóng với sự gia tăng các khớp thần kinh và các

kết nối giữa các vùng não. Tăng trọng lƣợng của não diễn ra nhanh chóng, lúc sinh não
trẻ chỉ đạt khoảng 25%, nhƣng khi đƣợc 2 tuổi não đạt đến 80% trọng lƣợng não ngƣời
lớn [49].
Sự phát triển của não bộ ảnh hƣởng đến sự phát triển của các mối quan hệ giữa
cấu trúc não và chức năng nhận thức. Điều này đặc biệt rõ ràng ở trẻ em mắc chứng tự
kỷ, trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý ảnh hƣởng đến khả năng nhận thức xã
hội và ngôn ngữ. Trẻ gặp khó khăn trong việc xử lý âm thanh có nguy cơ cao suy ngôn
ngữ sau này [84], [104]. Việc đánh giá sớm trẻ trong giai đoạn này sẽ phát hiện sớm
các vấn đề bất thƣờng, khiếm khuyết của trẻ. Nghiên cứu sự phát triển của trẻ sẽ giúp
chúng ta hiểu sự phát triển của hệ thần kinh cũng nhƣ ảnh hƣởng của môi trƣờng theo
thời gian đối với sự phát triển của trẻ.
Sự phát triển của trẻ em từ khi ra đời tới lúc trƣởng thành là cả một quá trình vô
cùng quan trọng. Quá trình này đồng nhất ở mọi trẻ nhƣng tốc độ phát triển khác nhau
ở mỗi trẻ. Mỗi lĩnh vực phát triển có một trình tự riêng nhƣng quá trình phát triển
không nhất thiết phải diễn ra song song trong mọi lĩnh vực và có liên quan mật thiết
đến sự trƣởng thành của hệ thần kinh [7], [13]. Sự phát triển của trẻ em là một quá
trình bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên và nuôi dƣỡng. Thay đổi trong suốt quá trình
phát triển là kết quả từ các tƣơng tác nhiều chiều giữa các yếu tố sinh học (Gen, sự
tăng trƣởng của não, tăng trƣởng thần kinh cơ và thần kinh) và ảnh hƣởng môi trƣờng
(cha mẹ, con và các mối quan hệ, đặc điểm cộng đồng, các định mức văn hoá) theo
thời gian [45], [59], [159]. Khái niệm về sự phát triển nhƣ một sự tƣơng tác năng động
giữa các yếu tố sinh học và môi trƣờng. Thông qua các nghiên cứu về sự phát triển của
trẻ, giúp xác định đƣợc các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ nhằm xây dựng các
chƣơng trình can thiệp sớm, kích thích sự phát triển tối ƣu của trẻ [68], [159].
Trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời, sự phát triển toàn diện của trẻ đặt nền tảng
cho sự phát triển suốt cuộc đời. Vì vậy, đánh giá trẻ em trong giai đoạn dễ bị tổn
thƣơng này rất quan trọng, cung cấp những cơ sở khoa học làm nền tảng cho việc
chăm sóc giáo dục trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần ngay từ khi còn là bào thai đến
tuổi trƣởng thành. Thời kỳ trƣớc 2 tuổi đƣợc coi là khoảng thời gian trẻ có nguy cơ dễ
bị tổn thƣơng nhất, nhƣng cũng là thời kỳ vàng để hƣởng lợi từ các can thiệp [33]. Tổ



6
chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới ƣớc tính có hơn một tỷ ngƣời sống
với ít nhất một hình thức tàn tật, tƣơng đƣơng khoảng 15% dân số thế giới [118], điều
này không chỉ tác động quan trọng tới cá nhân mà còn ảnh hƣởng đến xã hội và nền
kinh tế mỗi quốc gia. Đánh giá chi phí kinh tế trong đời cho bốn khuyết tật phát
triển: chậm phát triển tâm thần, bại não, mất thính giác, và suy giảm thị lực tăng
lên cả trăm lần so với bình thƣờng [37]. Phát hiện và can thiệp sớm đƣợc xem là
biện pháp giúp giảm thiểu tối đa các ảnh hƣởng lâu dài của vấn đề chậm phát triển ở
trẻ. Kết quả can thiệp điều trị sớm các rối loạn phát triển mang lại hiệu quả cải thiện
cho trẻ em, và do đó giảm chi phí cho xã hội [56]. Thành tích từ các chƣơng trình can
thiệp dinh dƣỡng trong quá trình mang thai và sau khi sinh đã cho thấy những lợi ích
đáng kể từ ít nhất một trong các lĩnh vực sau: nhận thức và thành tích học tập, năng
lực, hành vi và tinh thần, học vấn đạt đƣợc, sức khoẻ, vận động [9], [38], [69], [126].
Nhƣ vậy, việc đánh giá sự phát triển của trẻ ở giai đoạn vàng trƣớc 2 tuổi để giúp trẻ
phát triển tối ƣu đóng vai trò hết sức quan trọng.
1.2.2. Các lĩnh vực phát triển tinh thần - vận động của trẻ dưới 2 tuổi
Có nhiều cách phân loại khác nhau về các lĩnh vực phát triển, nhƣng có thể tiếp
cận đến sự phát triển của trẻ nhỏ dƣới 2 tuổi ở những lĩnh vực chính sau: vận động,
nhận thức, ngôn ngữ [131]. Sự phát triển ở trẻ nhỏ là một chuỗi các liên kết, ảnh
hƣởng tác động lẫn nhau giữa các lĩnh vực phát triển. Việc phân chia thành các lĩnh
vực phát triển sẽ giúp chúng ta phân loại, đánh giá tránh hiện tƣợng chồng chéo và ảnh
hƣởng lẫn nhau ở trẻ em [76].
1.2.1.1. Lĩnh vực vận động
Giai đoạn từ 0-24 tháng là giai đoạn rất đặc biệt vì mối quan hệ của đứa trẻ với
thế giới xung quanh và xã hội loài ngƣời đƣợc thay đổi cơ bản cùng với sự phát triển
của vận động đi lại và tiếng nói.Sự phát triển vận động của trẻ nhỏ ảnh hƣởng đến sự
phát triển về mặt nhận thức, xã hội của trẻ, cần thiết cho sự phát triển tổng thể. Sự phát
triển vận động và sự thông minh ở trẻ dƣới 5 tuổi gắn liền với nhau [15]. Đối với trẻ sơ

sinh và trẻ nhỏ, kỹ năng vận động thô do các khối cơ lớn kiểm soát bao gồm nâng đầu
và cất cổ, ngồi, bò, đi và chạy. Các kỹ năng vận động tinh do các cơ nhỏ chi phối liên
quan đến sự cầm nắm, phối hợp vận động - nhận thức, các bƣớc vận động, và tốc độ
vận động [47]. Để hiểu sâu hơn về bản chất phức tạp của sự phát triển vận động, các


7
nghiên cứu theo chiều dọc là rất cần thiết để kiểm tra kỹ năng vận động cơ bản tiếp tục
phát triển nhƣ thế nào sau khi sinh ra. Việc sử dụng công cụ để đánh giá liên kết vận
động với các lĩnh vực phát triển khác nhƣ nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc xã hội có ý
nghĩa đối với đánh giá sự phát triển của trẻ em [140].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu sự phát triển vận động của trẻ giai đoạn này đã đƣợc
quan tâm và đƣa ra các mốc phát triển. Theo Lê Đức Hinh, kỹ năng phát triển vận
động của trẻ dƣới 2 tuổi có thể đƣợc mô tả nhƣ sau [7].
Trẻ sơ sinh có tƣ thế tự nhiên là gấp tứ chi và đầu trễ ra phía sau
Lúc đƣợc 1 tháng, tƣ thế của các chi và thân không cân xứng, ở tƣ thế treo ngang
bụng có thể thấy đầu trẻ ngẩng lên
Lúc đƣợc 2 tháng, dựng thân tƣ thế treo thẳng, trẻ có thể ngẩng thẳng đầu
Lúc 3 tháng, ở tƣ thế nằm ngửa, khi đƣợc cầm hai tay kéo lên thấy trẻ nâng đƣợc
đầu theo
Lúc 4 tháng là bƣớc vào giai đoạn cân xứng đối với đầu và tứ chi. Nếu để đứng,
trẻ dẫm cả bàn chân xuống mặt bàn
Khoảng từ 5 – 7 tháng, đầu đã vững, trẻ có thể lật ngƣời từ ngửa sang sấp và
ngƣợc lại. Mặt khác nếu đƣợc đỡ lƣng hoặc đỡ hông trẻ có thể ngồi đƣợc
Lúc 8 tháng, trẻ ngồi một mình không cần đỡ. Ngồi đƣợc vững là một giai đoạn
quan trọng có tính chất quyết định cho sự phát triển vận động của trẻ và thƣờng diễn ra
trong khoảng thời gian 9 – 10 tháng.
Tƣ thế đứng diễn ra lúc 8 tháng nếu đƣợc giúp đỡ hoặc vịn vào thành giƣờng.
Trong khoảng 10 – 12 tháng, mỗi ngày trẻ phát triển tốt hơn và trẻ có thể chuyển từ
ngồi sang đứng vào lúc 9 – 10 tháng.

Trẻ tập đi lúc 12 – 15 tháng, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn vào lúc 18 tháng.
Bƣớc đi mỗi ngày một tăng tiến và trẻ có thể chạy đƣợc trong khoảng 15 – 18 tháng.
Khi 15 tháng, trẻ có thể trèo lên các bậc thang theo kiểu bò. Trẻ 2 tuổi có thể lên
xuống cầu thang từng bƣớc một bằng cách níu vào tay vịn, đây cũng là lúc trẻ đã chạy
đƣợc vững vàng
Sự phát triển kỹ năng vận động tinh: Đánh giá sự phát triển kỹ năng vận động
tinh chính là khả năng sử dụng bàn tay và ngón tay để làm những công việc khác nhau.
Ở trẻ sơ sinh bàn tay luôn nắm lại và thƣờng chỉ bắt đầu xòe ra từ tháng thứ hai trở đi.


8
Khoảng 4 tháng, tay của trẻ đã đƣa đƣợc quá đƣờng giữa, nắm lấy các đồ vật và đƣa
lên miệng. Khoảng 6 tháng, trẻ biết chuyền một vật từ tay này sang tay kia của bản
thân. Trẻ biết sử dụng cả hai bàn tay vào khoảng 7 – 9 tháng. Trong năm đầu tiên,
động tác cầm nắm ngày càng trở nên khéo léo. Đầu tiên trẻ sử dụng ngón út và ô mô
nhỏ để lƣợm nhặt đồ vật, sau đó trẻ nắm vào lòng bàn tay, lúc 7 – 8 tháng trẻ sử dụng
các ngón phía xƣơng quay và lòng bàn tay. Cuối năm thứ nhất trẻ biết kẹp ngón cái và
ngón trỏ, sau đó là giai đoạn ngón trỏ có thể sử dụng độc lập. Sang năm thứ hai sự
phát triển của nhóm vận động tinh tế càng linh hoạt khéo léo hơn, trẻ cầm bút bằng
đầu ngón tay cái nằm đối diện với 2 ngón tay khác và vẽ đƣợc một nét theo bất kỳ
hƣớng nào. Trẻ có thể nhặt đƣợc những vật nhỏ nhƣ viên thức ăn, đồng xu bằng hai
ngón tay cái và ngón trỏ. Ngoài ra, trẻ khéo léo trong các thao tác khi chơi với khối
hình nhƣ: xếp chồng khối hình lên nhau, ghép hoặc tháo rời các khối hình [7], [23].
1.2.1.2. Lĩnh vực nhận thức
Sự phát triển nhận thức đƣợc định nghĩa là những thay đổi về khả năng trí tuệ
bao gồm: học hỏi, ghi nhớ, lý luận, tƣ duy, giải quyết vấn đề, sáng tạo, và phát triển
ngôn ngữ. Nhận thức là khả năng con ngƣời nhận biết thế giới, thể hiện những mức độ
phản ánh khác nhau. Nghiên cứu trẻ em tìm ra các mốc phát triển nhận thức ở nhiều
nền văn hoá đa dạng, đặc biệt là trong những năm đầu giúp hiểu biết sâu sắc hơn về sự
phát triển nhận thức của con ngƣời. Phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ bao gồm bốn cấu

phần mô tả phát triển và thể hiện các khả năng trong việc: khám phá thế giới xung
quanh chúng, giải quyết các vấn đề, ghi nhớ và nhớ đƣợc thông tin, bắt chƣớc và sử
dụng trí tƣởng tƣợng của chúng. Phát triển nhận thức của trẻ thƣờng đƣợc coi là sự
phát triển về tƣ duy, lập luận và hiểu biết [6], [47].
Trẻ nhỏ có tính hiếu kỳ mãnh liệt về thế giới xung quanh chúng. Chúng là các
nhà khoa học nhỏ tuổi, luôn luôn điều chỉnh hành vi, khả năng giải quyết vấn đề, sử
dụng trí tƣởng tƣợng và sáng tạo của mình trong việc tiếp cận nhiệm vụ. Não bộ của trẻ
đang lƣu trữ thông tin với tốc độ nhanh chóng. Khả năng bắt chƣớc, sử dụng trí tƣởng
tƣợng của chúng phát triển, nhƣng trẻ rất cần sự giúp đỡ hỗ trợ của ngƣời chăm sóc để
phát triển tối ƣu khả năng này. Sự phát triển nhận thức của trẻ trong năm đầu đời phụ
thuộc vào chất lƣợng môi trƣờng và mối quan hệ của trẻ với ngƣời chăm sóc [47].


9
Giai đoạn đầu tiên là hoạt động phản xạ, kéo dài từ khi sinh đến khoảng 1 tháng. Trẻ
đang tham gia vào hành động phản xạ nhƣ mút khi đƣợc cung cấp một chai hoặc núm
vú. Trẻ không suy nghĩ mà chỉ đơn giản là hành động mang tính phản xạ tự động.
Giai đoạn từ 1- 4 tháng trẻ cố ý lặp lại một hành động khi nó mang lại cho họ
niềm vui và kết quả mong muốn. Trẻ ở độ tuổi này có thể nhận thức đƣợc rằng khi
nhìn thấy bình sữa, hy vọng sẽ sớm đƣợc cho ăn.
Giai đoạn 4 đến 8 tháng trong thời gian này, trẻ sử dụng miệng, bàn tay, mắt để
liên lạc và cảm nhận các đối tƣợng xung quanh. Lúc 5 tháng khi theo dõi một đối
tƣợng bằng mắt, nhƣng sau khi rời khỏi tầm nhìn trực tiếp, trẻ sẽ quay đầu thậm chí
toàn bộ cơ thể để tiếp tục tìm kiếm, bộ nhớ của trẻ tiếp tục phát triển mạnh hơn [132].
Giai đoạn 8-12 tháng, trẻ bắt chƣớc những hành động của ngƣời khác làm nhƣ vỗ
tay, vẫy chào, tạm biệt. Trẻ thích khám phá, trẻ nhận thức đƣợc rằng thả một món đồ
chơi bằng nhựa trên sàn gỗ cứng, nó sẽ tạo ra một tiếng kêu, nhƣng khi thả một con
thú nhồi bông trên cùng sàn gỗ cứng, nó sẽ không có âm thanh phát ra.
Giai đoạn 12-18 tháng, mốc phát triển nhận thức quan trọng trong giai đoạn này
là sự hằng định đối tƣợng, trẻ nhận thức đƣợc sự tồn tại của đối tƣợng ngay cả khi di

chuyển đối tƣợng ra khỏi tầm mắt.Trẻ tiếp tục khám phá môi trƣờng. Tuy nhiên, trẻ
vẫn chƣa nhận ra rằng những điều nguy hiểm và có thể làm trẻ tổn thƣơng nhƣ dao, ổ
cắm điện, nƣớc, và vật dễ rơi. Nhận thức đƣợc các giai đoạn phát triển nhận thức của
trẻ giúp các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc cần phải thận trọng để giữ gìn sự an toàn
của trẻ [47], [48].
Giai đoạn 18 và 24 tháng, trẻ bắt đầu có biểu tƣợng định hƣớng, là khả năng tạo
ra hình ảnh sự vật trong tâm trí và lƣu giữ chúng. Bộ nhớ của trẻ cũng phát triển đáng
kể góp phần quan trọng cho sự phát triển nhận thức. Trẻ bắt đầu nhận ra những điều
giống nhau, nhận ra sự phù hợp và không phù hợp của đối tƣợng. Khoảng 24 tháng
tuổi, trẻ phát triển khả năng giả định và tƣởng tƣợng những thứ không có ở trƣớc
mặt. Khi trẻ đạt đƣợc cấp độ mới của trí tƣởng tƣợng, trẻ có thể suy nghĩ về những
điều đang ở phía trƣớc [137].
1.2.1.3. Lĩnh vực ngôn ngữ
Phát triển lời nói là một quá trình phức tạp với một sự bắt đầu và kết thúc độc
lập. Đối với nhiều ngƣời, ngôn ngữ dƣờng nhƣ là một bản năng cơ bản, đơn giản nhƣ


10
thở hoặc nháy mắt. Nhƣng trên thực tế, ngôn ngữ là một khả năng phức tạp nhất mà
một con ngƣời làm chủ đƣợc. Theo các nhà tâm lý học, phát triển ngôn ngữ là một cửa
sổ về hoạt động của tâm trí con ngƣời. Trẻ sơ sinh học cách hiểu ngôn ngữ trƣớc khi
bắt đầu nói. Sự giao tiếp bắt đầu ngay sau khi sinh khi trẻ nhận ra rằng việc khóc sẽ
mang lại sự vỗ về, thức ăn, yêu thƣơng, và tất cả các nhu cầu khác mà trẻ trông đợi
đƣợc đáp ứng. Trẻ nhanh chóng học cách thích giọng nói hơn âm thanh của đồ vật
chẳng hạn nhƣ trống lắc, vì giọng nói đi kèm với nhu cầu của trẻ đƣợc đáp ứng. Quá
trình phát triển ngôn ngữ trẻ phụ thuộc vào một hoặc nhiều nhân tố sau đây: tuổi và sự
chín chắn, trẻ càng lớn càng có nhiều kinh nghiệm hơn và có thể ghi nhớ và lý luận khi
liên tƣởng đến một ý tƣởng hay một từ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở thời kỳ thơ ấu
các kỹ năng ngôn ngữ phát triển nhanh hơn so với các bé trai. Những trẻ có trí thông
minh cao biết nói sớm hơn và giỏi hơn. Khuyết tật thính giác có thể làm chậm quá

trình phát triển ngôn ngữ hoặc dẫn đến khó khăn về ngôn ngữ. Trẻ phải nghe đƣợc âm
thanh và từ ngữ để có thể bắt chƣớc [70], [132]. Ngôn ngữ diễn đạt bao gồm các mục
đánh giá giao tiếp tiền ngôn ngữ nhƣ bập bẹ, bắt chƣớc cử chỉ, chỉ ra mối liên hệ trong
bức hình, và chơi theo lƣợt; phát triển từ vựng nhƣ gọi tên đồ vật, bức tranh và các
thuộc tính màu sắc, kích cỡ; và phát triển về hình thái cú pháp, nhƣ sử dụng câu gồm 2
từ, thêm tiền tố để chỉ số nhiều và thì của động từ, khả năng giao tiếp bằng miệng với
ngƣời khác. Ngôn ngữ cảm nhận bao gồm các đánh giá những hành vi tiền ngôn ngữ;
phát triển vốn từ, khả năng xác định các vật hoặc bức tranh đƣợc nhắc đến; từ vựng
liên quan đến sự phát triển về hình thái ngôn ngữ, nhƣ đại từ, giới từ. Trẻ hiểu ý nghĩa
của các dấu hiệu nhƣ số nhiều, thì của câu (hiện tại tiếp diễn, quá khứ), và sở hữu.
Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ cảm nhận còn giúp đo lƣờng sự tƣơng tác xã hội và
khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ [23].
Ngôn ngữ và giao tiếp không thể thiếu trong cuộc sống của con ngƣời là chức
năng tổng hợp của nhiều cấu trúc cao cấp của não. Các chỉ số phát triển ngôn ngữ bao
gồm sản xuất từ và sự hiểu biết về từ ngữ, khả năng, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ cũng rất
quan trọng cho sự thành công sau này ở trƣờng học. Giống nhƣ nhận thức và phát triển
tình cảm xã hội, phát triển ngôn ngữ phụ thuộc vào môi trƣờng kích thích và mối quan
hệ với ngƣời chăm sóc trẻ [141].


11
Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ đƣợc chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tiền
ngôn ngữ (dƣới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng tuổi trở lên). Đối
với trẻ em, sự phát triển cơ thể nói chung cũng nhƣ sự phát triển ngôn ngữ nói riêng là
sự phát triển tuần tự, từ thấp đến cao, giai đoạn phát triển sau chỉ có thể đến đƣợc và
đƣợc xác lập khi trẻ đã trải qua giai đoạn phát triển trƣớc đó. Trẻ chƣa phát ra đƣợc
những tiếng vô nghĩa thì cũng không thể tự nói ra đƣợc những từ có nghĩa, trẻ không
phát âm đƣợc các từ rõ ràng thì cũng không thể nói đƣợc một câu trơn tru, trẻ không nắm
đƣợc ý nghĩa của các từ thì cũng không thể nói ra đƣợc những câu có ý nghĩa, trẻ không
nói ra đƣợc những câu ngắn và sai thì cũng không thể nói ra đƣợc những câu dài và đúng.

Ngôn ngữ đóng một vai trò cũng đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tƣ duy, hình
thành và phát triển nhân cách là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi [78].
Sự xuất hiện của ngôn ngữ là một trong những thành tựu huy hoàng của hai năm
đầu tiên của cuộc sống.Đối với trẻ em Việt Nam, qua nghiên cứu của Vũ Thị Chín
những miêu tả ngôn ngữ ở đây là những miêu tả của sự phát triển ngôn ngữ vốn đƣợc
xem là bình thƣờng của những trẻ phát triển bình thƣờng, và chúng ta có thể coi đó là
điểm quy chiếu để xem con mình phát triển ngôn ngữ nhanh hay chậm, phát triển bình
thƣờng hay không bình thƣờng, có khiếm khuyết tật về ngôn ngữ hay không [4]:
Trẻ sơ sinh thƣờng khóc oa – oa, hay e – e
Lúc 1 tháng, trẻ phát đƣợc âm họng nhỏ
Lúc 2 tháng, phát đƣợc một vài nguyên âm riêng biệt nhƣ a, e, u
Lúc 3 tháng, trẻ biết hóng chuyện.
Lúc 4 tháng, trẻ biết cƣời ròn thành tiếng
Lúc 5 tháng, trẻ phát ra những tiếng reo mừng, phát đƣợc âm ma, ba
Lúc 6 tháng, trẻ phát đƣợc âm thanh có âm điệu khác nhau
Lúc 7 tháng, trẻ có thể bắt trƣớc, nhắc lại một số âm và phụ âm nhƣ: ma, ba, da,
cha, ăm…
Lúc 8 tháng, trẻ thể hiện thái độ khi nghe thấy một số từ đã quen thuộc nhƣ: gọi
tên, đi ăn, đi chơi
Lúc 9 tháng, trẻ có thể nghe đƣợc hiệu lệnh của ngƣời lớn
Lúc 10 tháng, trẻ có thể nói ma-ma, ba-ba, măm-măm
Lúc 11 tháng, trẻ thực hiện việc nói thạo hơn trƣớc


12
Lúc 12 tháng, trẻ có thể nói đƣợc vài từ nhƣ: cha, ba, ăn, măm, bye
Lúc 15 tháng, trẻ biết thêm đƣợc 3-4 từ chủ yếu là những từ gọi tên, lúc này trẻ
phát âm có thể còn ngọng
Lúc 18 tháng, trẻ có thể chỉ đƣợc 2 hình vẽ trong tranh nếu đƣợc gọi tên
Lúc 21 tháng trẻ ghép đƣợc câu 2 từ, có thể nói ngọng

Lúc 24 tháng trẻ có thể nói đƣợc câu có nhiều từ với ba thành phần là chủ ngữ, vị
ngữ và bổ ngữ. Vốn từ tăng nhanh có thể lên đến cả trăm từ.
Quá trình chuyển từ lứa tuổi này sang lứa tuổi tiếp sau có khi mang tính chất tuần
tự liên tục nhƣng cũng có thể mang tính chất biến đổi rõ rệt tạo ra những thời kỳ
khủng hoảng, chuyển đột ngột từ cơ cấu tâm lý này sang cơ cấu tâm lý khác làm cho
quan hệ của trẻ em với xã hội xung quanh trở nên căng thẳng hơn bình thƣờng
Trẻ ở tuổi bế bồng còn hoàn toàn bất lực, cảm giác vận động chƣa đến mức đảm
bảo thích nghi với môi trƣờng cho nên hoàn toàn phụ thuộc vào ngƣời lớn về mọi mặt.
Vì vậy, trong cả năm đầu cho đến lúc biết đi mối quan hệ mẹ - con là quan hệ đặc biệt
tác động đến mọi mặt phát triển của trẻ.
Đến 2 – 3 tháng, trẻ em nhìn mặt mẹ biết mỉm cƣời
Cho tới 6 – 7 tháng, bình thƣờng ai bế bồng trẻ cũng đƣợc, nhƣng trong một số hoàn
cảnh nhƣ sắp ngủ, đau hay khó chịu trong ngƣời thì chỉ mẹ mới có thể dỗ dành đƣợc
Đến 7 – 8 tháng trẻ biết lạ quen, gặp ngƣời lạ trẻ thƣờng có phản ứng, không chịu
cho bế hoặc có khi òa khóc.
Hai năm đầu, sự phối hợp giữa cảm giác và vận động, đặc biệt giữa mắt và tay có
hiệu quả, rõ nét và chính xác hơn trƣớc. Lúc này trẻ em bắt đầu nhận ra có những vật
thể riêng biệt. Trẻ biết đi, mở đầu giai đoạn tích cực thăm dò môi trƣờng xung quanh.
Trẻ biết nói, bắt đầu xuất hiện khả năng suy nghĩ, phán đoán, tự lập, khẳng định con
ngƣời riêng biệt của mình [7].
1.3. Các phƣơng pháp đánh giá sự phát triển tinh thần - vận động của trẻ.
Trong 2 năm đầu tiên của cuộc sống trẻ không chỉ phát triển nhanh về thể chất,
mà đây cũng là giai đoạn phát triển bùng nổ các lĩnh vực TT - VĐ. Trong khi tăng
trƣởng thể chất là sự thay đổi dễ dàng quan sát và đo lƣờng, thì việc đo lƣờng các lĩnh
vực phát triển của trẻ khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt là trẻ nhỏ. Làm thế nào chúng ta
có thể lựa chọn đƣợc phƣơng pháp và công cụ thích hợp để đánh giá sự phát triển ở trẻ


13
nhỏ trƣớc khó khăn thách thức, đó là sự gia tăng của các trắc nghiệm đánh giá. Một số

nguyên tắc và khuyến nghị giúp các nhà chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà thực
hành đƣa ra căn cứ để lựa chọn các công cụ đánh giá phù hợp mang lại chất lƣợng và
hiệu quả khi áp dụng cho trẻ nhỏ đó là: mục đích của viêc đánh giá, độ tin cậy, tính
hợp lệ, và dễ áp dụng. Mục đích cuối cùng của việc đánh giá nhằm mang lại lợi ích
cho trẻ, vì vậy cần phải đƣợc thiết kế riêng và đảm bảo tính công bằng, ổn định và độ
chuẩn xác. Các đánh giá nên phù hợp về tuổi, nội dung và phƣơng pháp thu thập thông
tin, phù hợp về ngôn ngữ và văn hóa. Thông tin thu nhận từ cha mẹ và ngƣời chăm sóc có
ý nghĩa quan trọng trong đánh giá sự phát triển của trẻ [24], [44].
1.3.1. Trắc nghiệm đánh giá sự phát triển Denver
Trắc nghiệm Denver là một nghiệm pháp dùng để đánh giá các mặt phát triển
tâm thần và vận động của trẻ, xác nhận và theo dõi một quá trình phát triển bình
thƣờng, phát hiện sớm các trạng thái chậm phát triển và đặc điểm chậm phát triển.
Denver gồm 125 mẫu tiết mục (item) sắp xếp theo trình tự lứa tuổi, mà trẻ có thể thực
hiện đƣợc, phân chia theo 4 khu vực để dễ theo dõi từng loại chức năng gồm: Vận
động thô, ngôn ngữ, vận động tinh tế và cá nhân - xã hội.
Trắc nghiệm Denver thƣờng đƣợc sử dụng thay cho các bài kiểm tra khả năng
với ƣu điểm không tốn kém, nhanh chóng, tƣơng đối dễ quản lý, và cần ít thời gian
đào tạo. Kết quả của việc đánh giá giúp phân loại trẻ có ―Trì hoãn", "Có nguy cơ bị
chậm trễ" hoặc "Trong giới hạn bình thƣờng" so với tuổi. Tuổi áp dụng đánh giá trắc
nghiệm Denver từ sơ sinh đến 6 tuổi.
Trắc nghiệm Denver đƣợc khuyến khích sử dụng và tiêu chuẩn hóa ở trên 20
nƣớc, đã đƣợc sử dụng rộng rãi cho hơn 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới. Tại Việt
Nam, các nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ trƣớc đây cũng chủ yếu áp dụng trắc
nghiệm Denver. Lê Đức Hinh đã sử dụng trắc nghiệm Denver I trong đánh giá phát
triển tâm - vận động cho trẻ em tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời
cũng là tác giả của tài liệu về cách sử dụng trắc nghiệm này ở Việt Nam [1]. Quách
Thuý Minh và CS đã áp dụng trắc nghiệm Denver I đánh giá sự phát triển tâm - vận
động cho 642 trẻ khỏe từ sơ sinh đến 6 tuổi tại một số nhà trẻ mẫu giáo nội thành Hà
Nội [11]. Nguyễn Thị Yến đã áp dụng trắc nghiệm Denver I đánh giá sự phát triển tâm
- vận động của 99 trẻ từ khi sinh ra cho tới khi trẻ tròn 60 tháng Hà Nội và Hà Tây



14
[15]. Nguyễn Bích Hoàng đã sử dụng trắc nghiệm Denver II để đánh giá sự phát triển
tinh thần - vận động của 118 trẻ sơ sinh đủ tháng có vàng da phải thay máu [8]. Các
kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà y học xã hội học và giáo dục học
có cơ sở khoa học cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
1.3.2. Thang đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Bayley, phiên bản III
(Scales of Infant and Toddler Development III)
Thang đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Bayley là một trắc nghiệm
chính thức có tính cá nhân, đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 tháng
tuổi đến 42 tháng tuổi. Là một dụng cụ chẩn đoán, Bayley đánh giá tất cả các khía
cạnh của sự phát triển của trẻ bao gồm năm lĩnh vực phát triển nhận thức, vận động và
ngôn ngữ đƣợc hoàn thành trực tiếp với trẻ; cảm xúc - xã hội và hành vi thích ứng
đƣợc thực hiện với các bảng hỏi của phụ huynh [23]. Thời gian yêu cầu là 90 phút để
thực hiện bài kiểm tra cho trẻ từ 13 tháng tuổi trở lên. Ghi điểm của Bayley-III đã
đƣợc đơn giản hóa từ các phiên bản trƣớc. Ghi điểm cho mỗi mục là 1 (làm đƣợc)
hoặc 0 (không làm đƣợc). Điểm số có sẵn bao gồm điểm tổng hợp, xếp hạng từng
phần, khoảng tin cậy và đối chiếu với điểm chuẩn có sẵn. Thang đo Bayley đánh giá
sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đƣợc sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Ngoài ra,
thang đo Bayley III đã đƣợc áp dụng cho cho các nhóm trẻ đặt biệt nhƣ: trẻ non tháng
[5],[54], hội chứng Downs [157], rối loạn phát triển lan tỏa, bại não và suy giảm ngôn
ngữ [83]. Thang đo phát triển Bayley III giành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã đƣợc sử
dụng ở nhiều quốc gia khác nhau và có xu hƣớng đƣợc sử dụng nhƣ là một tiêu chuẩn
vàng để so sánh với những thử nghiệm khác [55].
Thang đo phát triển BSID-III bao gồm 3 thang điểm: Thang điểm trí tuệ - Mental
Scale (MDI), thang điểm tinh thần - vận động - Psychomotor Scale (PDI), và thang
điểm đánh giá hành vi - Behavior Rating Scale. Thang điểm trí tuệ (MDI) đánh giá trí
nhớ, thói quen, cách giải quyết ứng phó với vấn đề, khái niệm về số học sớm, khái
quát hoá, phân loại, phát âm và ngôn ngữ. Thang điểm tinh thần - vận động (PDI) đánh

giá sự điều khiển của nhóm vận động thô bao gồm các chuyển động liên quan tới lăn
lê, bò trƣờn, lẫy, ngồi, đứng, đi, chạy và nhảy. Thang điểm PDI cũng đánh giá các vận
động tinh bao gồm cầm nắm, sử dụng bút viết, và bắt chƣớc các động tác bằng tay.
Thang điểm hành vi đánh giá hành vi thích ứng của trẻ. Phần đánh giá phát triển nhận


×