Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm cholimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
----------------------

NGUYỄN THỊ THÙY TRÂM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM CHOLIMEX

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
----------------------

NGUYỄN THỊ THÙY TRÂM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM CHOLIMEX
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHÖ TỤ
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2017




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
25 tháng 4 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Nguyễn Đình Luận

Chủ tịch

2

PGS.TS. Lê Thị Mận

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Ngọc Dương


Phản biện 2

4

TS. Phạm Thị Hà

Ủy viên

5

TS. Võ Tấn Phong

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 03 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THÙY TRÂM

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 18/05/1979

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 1541820134

I. Tên đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX.
II. Nhiệm vụ và nội dung:
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty để đưa ra giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
III. Ngày giao nhiệm vụ: 15/9/2016
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/03/2017
V. Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

PGS.TS. NGUYỄN PHÖ TỤ

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Thùy Trâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Phú Tụ, cán bộ hướng
dẫn khoa học của Luận văn, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để
thực hiện luận văn này.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô giảng viên của
trường Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh, Quý Thầy Cô Viện đào tạo Sau Đại học
trong thời gian qua đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Công ty Cổ Phần Thực phẩm
Cholimex đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Thùy Trâm


iii


TÓM TẮT
Luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Thực
phẩm Cholimex” được thực hiện thông qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về
cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và những yếu tố tác động đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực
tiễn và kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cùng ngành.
Thông qua khảo sát, tổng hợp, phân tích, tác giả đã đánh giá các cơ hội, thách thức
cũng như điểm mạnh, điểm yếu của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex qua các
ma trận các yếu tố bên ngoài, ma trận các yếu tố bên trong (yếu tố nội bộ), ma trận
SPACE, ma trận GE, đồng thời cũng đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Thực phẩm Cholimex so với các đối thủ bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh. Từ
thực trạng của công ty, luận văn nghiên cứu các định hướng phát triển và chiến lược
cạnh tranh của công ty để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao và củng cố hơn
nữa năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex giúp công ty có
hướng đi đúng để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn.


iv

ABSTRACT
The thesis "Solutions to improve the competitiveness of Cholimex Food Joint
Stock Company" is conducted through the process of studying the theoretical basis
of competition, competitiveness, competitive advantage and some factors which
have an impact on the competitiveness of enterprises, some lessons learned from
real experiences to improve the competitiveness of other companies in the same
industry. Through many research acitivies such as surveying, aggregating and
analyzing, the author assessed the opportunities and challenges as well as the
strengths and weaknesses of Cholimex Food Joint Stock Company through the
matrix of external factors, internal factors, SPACE matrix, GE matrix, and also

evaluated the competitiveness of Cholimex Food Joint Stock Company, comparing
to other competitors by using competition image matrix. From the real status of the
company, the thesis researches the development orientations and competitive
strategies of the company to propose solutions to further enhance and strengthen the
competitiveness of Cholimex Food Joint Stock Company which help the company
get the right direction for more efficient production and business.


v

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
TÓM TẮT..............................................................................................................iii
ABSTRACT............................................................................................................ iv
MỤC LỤC................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề......................................................................................................... 1
2. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................ 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................... 3

7. Kết cấu luận văn................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP.......................................................................................... 5
1.1. Các khái niệm................................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh............................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh................................................................ 6
1.1.3. Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh................................................. 7
1.1.4. Khái niệm lợi thế cạnh tranh.................................................................... 7
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.............................................. 8


vi

1.2.1. Môi trường vĩ mô..................................................................................... 8
1.2.2. Môi trường vi mô..................................................................................... 9
1.2.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)...................................................... 12
1.2.4. Môi trường nội bộ.................................................................................. 14
1.2.5. Ma trận các yếu tố bên trong (yếu tố nội bộ - IFE)................................15
1.2.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh.................................................................. 16
1.2.7. Ma trận SPACE..................................................................................... 17
1.2.8. Ma trận GE............................................................................................ 18
1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh.................................................... 20
1.4. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh..................................................... 22
1.5. Một số phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [9]...23
1.5.1. Tăng năng lực của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công
nghệ, nhân lực, quản lý................................................................................... 23
1.5.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm......................................... 24
1.5.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm................................................... 25
1.6. Các chiến lược cạnh tranh............................................................................ 25

1.6.1. Chiến lược tổng chi phí thấp.................................................................. 25
1.6.2. Chiến lược khác biệt hóa....................................................................... 26
1.6.3. Chiến lược tập trung.............................................................................. 27
1.7. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp.........28
1.8. Tổng quan các nghiên cứu trước.................................................................. 29
1.8.1. Nghiên cứu ngoài nước......................................................................... 30
1.8.2. Nghiên cứu trong nước.......................................................................... 31
Tóm tắt nội dung chƣơng 1.................................................................................. 33
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX.......................................... 34
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex.................................34
2.1.1. Tên gọi và địa chỉ trụ sở công ty............................................................ 34
2.1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Công ty................................ 34


vii

2.1.3. Quy mô Công ty (đến ngày 31/12/2015)............................................... 35
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh chính............................................................... 35
2.1.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty............................................................. 36
2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm
Cholimex............................................................................................................. 41
2.2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô................................................................. 41
2.2.2. Các yếu tố môi trường vi mô................................................................. 45
2.2.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài................................................................. 48
2.2.4. Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ................................................. 50
2.2.5. Ma trận các yếu tố bên trong................................................................. 63
2.2.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh.................................................................. 64
2.2.7. Xác định những điểm mạnh và điểm yếu.............................................. 66

2.2.8. Ma trận SPACE......................................................................................... 67
2.2.9. Ma trận GE................................................................................................ 68
2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm
Cholimex............................................................................................................. 70
Tóm tắt nội dung chƣơng 2.................................................................................. 73
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX.......................................... 74
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp.................................................................................... 74
3.1.1. Tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex.......74
3.1.2. Vị thế của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex...............................75
3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex......76
3.1.4. Các chiến lược cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex 77

3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh................................................. 81
3.2.1. Giải pháp về tài chính............................................................................ 81
3.2.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động marketing...........................82
3.2.3. Giải pháp về công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm.....................85
3.2.4. Giải pháp về giá..................................................................................... 85


viii

3.2.5. Giải pháp về nhân lực............................................................................ 86
Tóm tắt nội dung chƣơng 3.................................................................................. 87
KẾT LUẬN............................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 89


ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á.
BRC (British Retail Consortium): Tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh
CHOLIMEX FOOD: Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex
FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định thương mại tự do
GMP (Good Manufacturing Practices): Quy phạm thực hành sản xuất tốt.
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System): Hệ thống quản lý
chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu.
HALAL: là một thuật ngữ có nghĩa là hợp pháp, cho phép hoặc tuân theo quy phạm
pháp luật. Thực phẩm và các sản phẩm được Chứng nhận Halal có ý nghĩa đặc biệt
cho kinh doanh tại thị trường các nước Islam hoặc các nước có công dân theo Islam.
Chứng nhận Halal là một hình thức chứng minh các nghĩa vụ xã hội và làm tăng sự
tin tưởng của khách hàng và sự tự tin trong các sản phẩm. Nó cung cấp những cơ
hội lớn cho xuất khẩu.
HORECA (Hotel, Restaurant, Catering): là một thuật ngữ kinh doanh dùng để chỉ
những người chuyên về hoạt động cung cấp trong ngành công nghiệp thực phẩm và
đồ uống cho ngành khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống liên quan. ROA: Tỷ
số lợi nhuận ròng trên tài sản
ROE: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures): Quy trình làm vệ sinh và thủ tục
kiểm soát vệ sinh.
UAE: Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng


Diễn giải

Trang

Bảng 1.1

Ma trận các yếu tố bên ngoài

13

Bảng 1.2

Ma trận các yếu tố bên trong

16

Bảng 1.3

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

17

Bảng 2.1

Ma trận các yếu tố bên ngoài của Cholimex Food

48

Bảng 2.2


Cơ cấu lao động của Cholimex Food thời điểm 30/09/2016

51

Bảng 2.3

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 – 2015 của
Cholimex Food

53

Bảng 2.4

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Cholimex Food

54

Bảng 2.5

Các chỉ tiêu về đòn cân nợ của Cholimex Food

55

Bảng 2.6

Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của Cholimex Food

56

Bảng 2.7


Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Cholimex Food

57

Bảng 2.8

Chi phí marketing giai đoạn 2013 – 2015

60

Bảng 2.9

Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm giai đoạn
2013 – 2015

62

Bảng 2.10

Ma trận các yếu tố bên trong của Cholimex Food

64

Bảng 2.11

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

65


Bảng 2.12

Ma trận Space

67

Bảng 2.13

Ma trận sự hấp dẫn của ngành

69

Bảng 2.14

Ma trận vị thế cạnh tranh

69


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Diễn giải

Trang

Hình 1.1


Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

10

Hình 1.2

Một số các chỉ tiêu trên các trục ma trận SPACE

18

Hình 2.1

Logo Công ty CP Thực phẩm Cholimex

34

Hình 2.2

Một số sản phẩm của Công ty CP Thực phẩm Cholimex

35

Hình 2.3

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty CP Thực phẩm
Cholimex

36

Hình 2.4


Chiến lược cạnh tranh

68

Hình 2.5

Ma trận GE

70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết
các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với nhiều đối tác quan
trọng như: ASEAN, FTA Việt Nam – Nhật Bản, FTA Việt Nam - Chi lê, FTA Việt
Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu, Hiệp định Việt Nam
- EU (EVFTA) ngày 2/12/2015, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ
có hiệu lực vào năm 2018, tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)…
Với những sự kiện vừa nêu có thể đánh giá kinh tế Việt Nam từng bước hội
nhập ngày càng sâu rộng kinh tế toàn cầu, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường trên thế giới, thúc đẩy và mở rộng hoạt
động kinh doanh xuất khẩu đối với những mặt hàng có lợi thế so sánh, nhưng đồng
thời nó cũng tạo ra nhiều thách thức, áp lực không nhỏ đối với doanh ngiệp nhất là
vấn đề về năng lực cạnh tranh.
Việc tháo bỏ hàng rào thuế quan theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự

do, sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Sản
phẩm của các doanh nghiệp trong nước phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với sản
phẩm nhập khẩu từ những quốc gia thành viên FTA ngay tại thị trường nội địa.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Tuy nhiên, cũng trong bối cảnh toàn cầu hoá, các doanh nghiệp Việt Nam phải
đối mặt với những thách thức to lớn như phải đối mặt với các công ty xuyên quốc
gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh
tranh cao và phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới với những nguyên tắc
nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế.
Ngành thực phẩm của Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển
mạnh mẽ, tạo ra những cơ hội lớn nhưng cũng đi kèm là những thách thức không
nhỏ. Mặc dù có tốc độ phát triển rất nhanh nhưng nhiều chuyên gia cho rằng ngành


2

thực phẩm Việt Nam vẫn chưa xây dựng được nhiều thương hiệu lớn trên tầm quốc
tế.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex có tiền thân là Xí nghiệp chế biến Hải
sản & Thực phẩm xuất khẩu trực thuộc Công ty CHOLIMEX chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm để phục vụ các nhu cầu ẩm thực của người tiêu
dùng trong và ngoài nước - được thành lập từ năm 1983. Ngày 20/12/2005 UBND
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 6437/QĐ-UB chấp thuận Xí
nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu Cholimex chuyển đổi hình thức sở
hữu thành Công ty cổ phần. Ngày 19/07/2006 Công ty chính thức hoạt động với tên
mới: Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh công ty cổ phần số 4103005042 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí
Minh cấp. Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex là thành viên trong hệ thống
Công ty CHOLIMEX.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, chất lượng và an toàn thực phẩm luôn là mối quan
tâm của người tiêu dùng và các cơ quan chức năng. Điều này ngày càng tăng lên do

những đe dọa ngày càng cao đối với sức khỏe trong thời gian gần đây. Vấn đề quản
lý rủi ro về chất lượng, sức khỏe và an toàn, trách nhiệm xã hội và môi trường ngày
càng trở nên quan trọng đối với các công ty hoạt động trong chuỗi cung ứng thực
phẩm.
Trước tình hình trên, việc nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex để tìm ra những điểm mạnh và cơ hội, giảm thiểu
điểm yếu và nguy cơ, kết hợp với định hướng phát triển của Công ty để nâng cao
năng lực cạnh tranh là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn tới.
Từ những quan điểm nêu trên và mong muốn góp phần vào sự phát triển của
Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex”.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm vào các mục tiêu sau:


3

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, nâng cao năng
lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, chọn lọc và hệ thống hóa chúng để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực
cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex, từ đó xác định được mức độ
ảnh hưởng của chúng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Thực phẩm Cholimex trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm
Cholimex.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần Thực phẩm Cholimex.
- Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh từ năm 2013
đến năm 2015 và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần Thực phẩm Cholimex trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phần lý thuyết: tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài từ đó chọn lọc và
hệ thống hóa để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phần phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực
phẩm Cholimex được thực hiện từ nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp: Phương pháp
phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia.
- Phần giải pháp được thực hiện dựa vào kết quả phân tích thực trạng, các mục
tiêu, chiến lược và tham khảo ý kiến của các bộ phận có liên quan.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Việc đánh giá một cách khách quan và toàn diện năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần Thực phẩm Cholimex là việc làm cần thiết giúp công ty có những


4

điều chỉnh hợp lý trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trong
ngành.
- Các giải pháp đề nghị trong đề tài có thể được tham khảo và triển khai áp
dụng ngay trong điều kiện hiện nay của Công ty cổ phần Thực phẩm Cholimex.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Thực phẩm Cholimex.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh của Công ty Cổ phần
Thực phẩm Cholimex.


5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một đặc tính cơ bản, là điều kiện tất
yếu khách quan. Không có một nền kinh tế thị trường nào mà không có cạnh tranh.
Thế nào là cạnh tranh? Cho đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh
tranh, cụ thể như:
Theo nhà quản trị chiến lược Michael Porter thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị
phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn
mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có”. [1]
Theo tác giả Đoàn Hùng Nam trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp thời hội nhập: “Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, tất yếu phát
sinh trong cơ chế thị trường với việc các chủ thể kinh tế ganh đua gay gắt để giành
giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị
trường, giành lấy khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất. Mục đích cuối cùng
trong cuộc cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích đối với doanh nghiệp và đối với người
tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”. [2]
Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm, tác giả tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ
cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp” năm 2003 thì:
“Cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính
là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hoặc/và mới lạ hơn để
khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh của mình”. [3]
Từ những khái niệm trên có thể thấy về cơ bản: Cạnh tranh là sự tranh giành

các điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thị phần giữa các chủ
thể kinh tế. Không nên xem cạnh tranh là phải tiêu diệt đối thủ của mình mà phải
xem là động lực làm cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn để khách hàng lựa chọn


6

mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh của mình. Mục đích cuối cùng của
cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận đối với doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng
là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Theo nhà quản trị chiến lược Micheal Poter: Năng lực cạnh tranh là khả năng
sáng tạo ra sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao
phù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng nhanh lợi
nhuận. [4]
Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp thời hội nhập: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo
bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong
môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”. [2]
Theo tác giả Đặng Thị Hiếu Lá trong bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO” thì năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì
và phát triển chính bản thân doanh nghiệp. Như vậy, năng lực cạnh tranh có thể hiểu
là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực và các điều kiện
khách quan một cách có hiệu quả nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ, đảm
bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Thông thường
người ta đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố nội
tại như quy mô, khả năng tham gia cạnh tranh và rút khỏi thị trường, sản phẩm,
năng lực quản lý, năng suất lao động, trình độ công nghệ. Tuy nhiên, khả năng này
lại bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài (Nhà Nước và các thể chế trung gian).

Doanh nghiệp nào có khả năng đổi mới và sáng tạo lớn thì doanh nghiệp đó có khả
năng cạnh tranh cao. [5]
Trên thực tế còn nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên chúng ta
có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của


7

khách hàng về một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để thu được lợi
nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp mình.
1.1.3. Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh
Nâng cao năng lực cạnh tranh là đánh giá thực tế của doanh nghiệp thông qua
các tiêu chí để có những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp
có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hay nâng cao năng lực cạnh tranh là thay đổi
mối tương quan giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt của quá trình sản xuất
kinh doanh.
1.1.4. Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Theo Wagner và Hollenbeck thì lợi thế cạnh tranh là những điểm nổi bật của
doanh nghiệp mà đối thủ không thể sao chép được. Một trong những cách hiệu quả
nhất để bảo đảm lợi thế cạnh tranh là sử dụng tốt kiến thức, kỹ năng và quản lý
nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp đều có nguồn nhân lực khác nhau và các đối thủ
không thể sao chép sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra bởi nguồn nhân
lực này. [6]
Theo Michael Porter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh” thì cho rằng tùy theo
mỗi doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh khác nhau, để có thể thành công trên
thị trường tức là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. Mặt
khác, lợi thế cạnh tranh có thể được biểu hiện ở ba góc độ: phí tổn thấp hơn, hoặc
có những khác biệt độc đáo so với đối thủ, hoặc tập trung trước tiên vào một phân
khúc thị trường nào đó để phát triển. Trong đó:

+ Về phí tổn thấp là trong những điều kiện và khả năng kinh doanh tương
đương, doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm tương đương về giá cả, chất
lượng, mẫu mã so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhưng chi phí thấp hơn.
+ Về khác biệt hóa là nhấn mạnh đến các ưu điểm đặc biệt riêng của sản phẩm
như chất lượng, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ.
+ Về tập trung vào một phân khúc thị trường là tập trung nhằm thỏa mãn nhu
cầu của một nhóm khách hàng cụ thể nào đó. Thị trường này có thể dựa trên cơ sở
địa lý, giới tính, lứa tuổi. Việc tập trung này không nhất thiết là tập trung vào chỉ


8

một phân khúc thị trường, có thể tập trung nhiều hơn một phân khúc thị trường để
phát triển. [7]
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh
1.2.1. Môi trƣờng vĩ mô
Khi phân tích môi trường vĩ mô, nhà quản trị thường dùng 4 kỹ thuật sau:
+ Thứ nhất, rà soát là nghiên cứu tổng quát các yếu tố môi trường.
+ Thứ hai, theo dõi là quan sát các thay đổi nhằm nhận diện thay đổi và
khuynh hướng môi trường.
+ Thứ ba, dự đoán là dự kiến về những sự kiện tiềm ẩn sẽ xảy ra trong tương
lai.
+ Thứ tư, đánh giá là xác định các yếu tố thay đổi tác động đến hoạt động của
doanh nghiệp.
Các yếu tố của môi trường vĩ mô gồm:
1.2.1.1. Yếu tố kinh tế:
Các yếu tố kinh tế bao gồm: tăng trưởng kinh tế biểu hiện qua tổng sản phẩm
quốc nội, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người, lãi suất, tỷ giá hối đoái, mức độ
lạm phát... Hoạt động khuyến khích đầu tư của Chính phủ nhằm thu hút vốn đầu tư,
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và chi tiêu của người dân.

Khi xác lập mục tiêu, nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu... các nhà quản trị
đều tham khảo các yếu tố kinh tế này.
1.2.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật:
Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng tạo môi trường thuận lợi cho
hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Việc thi hành luật pháp nghiêm minh hay chưa
triệt để có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho môi trường kinh doanh.
Yếu tố chính trị và pháp luật tác động gián tiếp nhưng ảnh hưởng rất lớn đến
doanh nghiệp, các doanh nghiệp khi muốn đầu tư lâu dài đều quan tâm đến yếu tố
này.


9

1.2.1.3. Yếu tố văn hóa và xã hội
Các yếu tố về văn hóa và xã hội tác động một cách chậm chạp và sâu sắc đến
môi trường kinh doanh. Trong thực tế các vấn đề về phong tục, tập quán, lối sống,
trình độ dân trí, tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu thị trường.
1.2.1.4. Yếu tố dân số và lao động
Các yếu tố quy mô, cơ cấu dân số, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, nền giáo
dục... có tác động đến quy mô tiêu dùng và nguồn nhân lực.
1.2.1.5. Yếu tố môi trường tự nhiên
Là những yếu tố liên quan đến môi trường, điều kiện khí hậu, tài nguyên,
khoáng sản, vị trí địa lý... tác động đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp như
nguồn nhân lực và lợi thế cạnh tranh.
1.2.1.6. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của công nghệ và kỹ
thuật. Nhiều công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra đồng thời cơ hội lẫn nguy cơ cho
doanh nghiệp. Công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của doanh nghiệp lạc hậu
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
1.2.2. Môi trƣờng vi mô

Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter: Trong nền kinh tế thị trường, bất
kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải chịu một áp lực cạnh tranh nhất định, mà
hiện trạng cuộc cạnh tranh phụ thuộc vào 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản, được biểu
diễn bởi mô hình sau:


10

Hình 1.1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
(Nguồn: Michael.E.Porter (1982))
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là một mô hình được
nhiều nhà phân tích vận dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh
nghiệp hoặc của một ngành.
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành có tác động trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó ngành là một nhóm các công ty
cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế và ảnh hưởng lẫn nhau. Có 5 yếu
tố cơ bản:
1.2.2.1. Nhà cung cấp (người bán)
Là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng, thời gian
giao hàng.


×