Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ
TỬ VONG TRẺ EM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƢƠNG
1: PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ THÀNH
CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
---------------

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ
TỬ VONG TRẺ EM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Chuyên ngành Chính sách công
Mã số : 603114

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. DWIGHT H. PERKINS
ThS. ĐINH VŨ TRANG NGÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Nguyễn Thị Vân Anh
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Dwight H. Perkins và ThS.
Đinh Vũ Trang Ngân đã giúp tôi định hướng nghiên cứu và dành cho tôi những lời khuyên
quý báu trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến TS.
Cao Hào Thi và TS. Đinh Công Khải đã dành thời gian giải đáp các thắc mắc liên quan đến
kinh tế lượng trong luận văn của tôi.
Xin chân thành cảm ơn các giảng viên và trợ giảng của Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt hai năm học và

trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Đình Chung - Vụ phó Vụ Thống kê Xã hội và
Môi trường đã tạo điều kiện, cung cấp các số liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng cảm ơn những góp ý và chia sẻ của các thành viên lớp MPP2, đặc biệt cảm ơn
bạn Đỗ Huy Thiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình xin số liệu, anh Châu Ngô Anh Nhân và
anh Nguyễn Quốc Khoa đã hỗ trợ những thông tin cần thiết cho luận văn của tôi.
Cuối cùng, xin dành lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bè bạn, những người luôn bên
cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên và cổ vũ tôi hoàn thành tốt luận văn này.

Nguyễn Thị Vân Anh
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011


iii

TÓM TẮT
Là quốc gia có thu nhập thấp, song Việt Nam đã đạt thành tựu đáng kể trong việc giảm
tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, khoảng
cách về tỷ lệ tử vong trẻ em giữa thành thị và nông thôn đã và đang làm cho việc đạt được
mục tiêu không còn trọn vẹn. Từ thực trạng này, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy
logistic để đo lường tác động của các nhóm nhân tố người mẹ, hộ gia đình, cộng đồng và
dịch vụ y tế đến tỷ lệ tử vong trẻ ở nông thôn Việt Nam. Kết quả hồi quy cho thấy trình độ
giáo dục của mẹ, số con do người mẹ sinh ra, tiếp cận nguồn nước an toàn, vùng miền, và
chăm sóc trước khi sinh là những nhân tố nổi bật tác động đến tỷ lệ tử vong trẻ em. Trong
khi đó, những nhân tố như khoảng cách giữa các lần sinh, bổ sung vitamin A cho mẹ sau
khi sinh và thu nhập hộ gia đình lại ít có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em. Sau khi thực
hiện phân tích dự báo tỷ lệ tử vong trẻ, nghiên cứu đưa ra những gợi ý chính sách nhằm
giảm tỷ lệ tử vong trẻ tập trung vào các chương trình hỗ trợ giáo dục, trong đó mở rộng
công tác tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản cho

bà mẹ; giải quyết vấn đề nước sạch và tạo điều kiện cho người mẹ được chăm sóc và tư
vấn sức khỏe trước khi sinh thông qua việc đào tạo thêm các cán bộ y tế có chuyên môn
cho các trạm y tế xã.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................... viii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................... 1
1.1.

Bối cảnh chính sách ............................................................................................... 1

1.2.

Vấn đề chính sách .................................................................................................. 1

1.3.

Phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 2

1.4.

Câu hỏi chính sách ................................................................................................. 3


1.5.

Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 3

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC .................................. 4
2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................................... 4
2.2. Khung phân tích các yếu tố quyết định tỷ lệ tử vong trẻ em ......................................... 8
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ
MẸ VÀ TRẺ EM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................... 10
3.1. Kết cấu hạ tầng nông thôn ........................................................................................... 10
3.2. Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em nông thôn .... 12
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ........................... 14
4.1. Mô tả dữ liệu ................................................................................................................ 14
4.2. Lựa chọn mô hình sử dụng .......................................................................................... 14
4.3. Các biến trong mô hình ................................................................................................ 15
CHƢƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ TỬ
VONG TRẺ EM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM .................................... 18
5.1. Thống kê mô tả ............................................................................................................ 18
5.2. Kết quả hồi quy ............................................................................................................ 21
5.3. Phân tích kết quả .......................................................................................................... 23
5.4. Dự báo tỷ lệ tử vong trẻ em ......................................................................................... 26


v

CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................................. 33
6.1. Kết luận ........................................................................................................................ 33
6.2. Gợi ý chính sách .......................................................................................................... 33
6.3. Giới hạn của nghiên cứu .............................................................................................. 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

: Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển Châu Á

CSYT

: Cơ sở y tế

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

DS&KHHGĐ : Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
GSO

: General Statistics Office
: Tổng cục Thống kê

IMR

: Infant mortality rate
: Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh


MDGs

: Millennium Development Goals
: Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

MICS

: Multi-Indicator Cluster Sample
Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ

MOLISA

: Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
: Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội

U5MR

: Under five mortality rate
: Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi

VHLSS

: Vietnam Household Living Standards Survey
: Điều tra mức sống hộ gia đình


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Tóm tắt các mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ...................... 17
Bảng 5.1 Mô hình hồi quy Logistic ..................................................................................... 22
Bảng 5.2 Bảng ước lượng tác động biên khi các biến độc lập thay đổi 1 đơn vị ................ 23
Bảng 5.3 Dự báo tỷ lệ tử vong trẻ theo trình độ giáo dục của mẹ ....................................... 28
Bảng 5.4 Dự báo tỷ lệ tử vong trẻ của những người mẹ không đi học theo vùng ............... 29
Bảng 5.5 Dự báo tỷ lệ tử vong trẻ theo nhóm người mẹ không đi học ở các hộ gia
đình có mức sống khác nhau sống ở đồng bằng Bắc bộ được và không
được tiếp cận nước sạch ....................................................................................... 30
Bảng 5.6 Dự báo tỷ lệ tử vong trẻ theo nhóm người mẹ không đi học ở các hộ gia
đình có mức sống khác nhau sống ở đồng bằng Bắc bộ được và không
được chăm sóc trước khi sinh .............................................................................. 31


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1 Chênh lệch tử vong trẻ em giữa thành thị và nông thôn năm 2006 ........................ 2
Hình 2-1 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em ......................... 8
Hình 3-1 Tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh nội, ngoại trú năm 2006 ................................. 11
Hình 3-2 Tỷ suất sinh thô từ năm 1999 – 2006 và phân bố phụ nữ, trẻ em ........................ 12
Hình 3-3 Tỷ lệ bà mẹ mang thai được chăm sóc trước, sau khi sinh và tỷ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi được tiêm phòng đầy đủ .................................................................... 13
Hình 5-1 Đặc trưng của nhóm người mẹ có con tử vong và nhóm người mẹ có con
còn sống khi không đến trường ............................................................................ 19
Hình 5-2 Tỷ lệ tử vong trẻ em theo trình độ giáo dục của mẹ và số con do mẹ sinh
ra ........................................................................................................................... 28
Hình 5-3 Tỷ lệ tử vong trẻ em khi người mẹ không đi học theo các vùng đồng bằng ........ 29
Hình 5-4 Mức độ cải thiện tỷ lệ tử vong trẻ em khi người mẹ không đi học được
tiếp cận nước sạch ở đồng bằng Bắc bộ ............................................................... 30
Hình 5-5 Mức độ cải thiện tỷ lệ tử vong trẻ em khi người mẹ không đi học được

chăm sóc trước khi sinh ở đồng bằng Bắc bộ ...................................................... 31
Hình 5-6 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em ....................... 32


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh chính sách
Ngày nay, hầu hết các chính phủ ở nhiều quốc gia đều dành phần ưu tiên đến việc cải
thiện điều kiện sức khỏe cho các công dân của mình. Một khi các công dân ở quốc gia đó
có sức khỏe tốt hơn, họ sẽ tham gia làm việc với năng suất cao hơn và làm cho quốc gia đó
ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, để khỏe mạnh, mỗi người phải được chăm sóc ngay
từ khi sinh ra để hạn chế được nguy cơ tử vong và bệnh tật. Perkins và cộng sự (2006) đã
cho rằng “một trong những chỉ số rõ nhất về tình hình sức khỏe chung của một quốc gia là
tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi1”. Vì vậy, tỷ lệ tử vong trẻ em đã trở thành tâm điểm của các
nghiên cứu học thuật và các nhà làm chính sách ở nhiều quốc gia trên thế giới, và là một
trong tám Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ2 mà 190 nhà lãnh đạo của các quốc gia trong
Liên hiệp quốc đã quyết tâm thực hiện trong giai đoạn 1990 – 2015 (SRV, 2008).
Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang phát triển rất nhanh trong suốt hai
thập kỷ qua cùng với đa số các chỉ số xã hội, trong đó có tỷ lệ đói nghèo và các chỉ số sức
khỏe quan trọng đã được cải thiện đáng kể trong suốt giai đoạn này. Trong đó, phải kể đến
thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi (U5MR) từ 58/1.000 ca năm 1990
xuống còn 23,4/1.000 ca năm 2006 và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (IMR) từ 44,4/1.000 ca
xuống 16/1.000 ca năm 2006 (SRV, 2008).
Những thành tựu khả quan này cùng với mục tiêu đặt ra của Chương trình bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe quốc gia đến năm 2010 sẽ giảm IMR còn 16/1.000 ca và U5MR còn
25/1.000 ca (SRV, 2008) cho thấy Việt Nam đã đi đúng hướng để hoàn thành các Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ đã đề ra đến năm 2015.
1.2. Vấn đề chính sách
Bên cạnh những thành tựu trên, Wagstaff và Nguyen (2002) sử dụng bộ dữ liệu VLSS

thời kỳ 1989-98 lại tìm thấy khoảng cách về triển vọng sống giữa nhóm trẻ em nghèo và
1

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) là số trẻ dưới 5 tuổi chết tính trên 1.000 trẻ sinh ra sống được
qua lần sinh nhật thứ 5 trong thời kỳ nghiên cứu, thường là một năm. Đây là khái niệm được Vụ Dân số Lao
động, Tổng cục Thống kê sử dụng trong các cuộc điều tra như Tổng điều tra dân số, Điều tra biến động dân
số, và Điều tra dân số giữa kỳ (trích trong Các mục tiêu phát triển của Việt Nam).
2
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) bao gồm tám mục tiêu với những chỉ tiêu định lượng kéo dài từ
năm 1990 đến năm 2015. Một trong những mục tiêu bao quát của MDGs là giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1
tuổi và tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt MDGs đặt ra mục tiêu giảm 2/3 tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi
trong giai đoạn 1990-2015 (SRV, 2008).


2

nhóm trẻ em khá giả hơn đã dần dãn rộng hơn so với thời kỳ 1984-93. Điều này càng
khẳng định rằng tăng trưởng thì tốt cho người nghèo nhưng không phải là tất cả, đặc biệt
trẻ em là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện sống. Do đó, sự phát triển nhanh
ở Việt Nam trong thời gian qua cũng chỉ tốt cho một số trẻ em. Chẳng hạn, trong khoảng
từ năm 1997 đến 2002, U5MR giảm mạnh nhất là ở trong hai nhóm ngũ phân trung bình và
cận nghèo, và nhóm nghèo nhất được lợi ích ít nhất. Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em cũng có
sự phân hóa rõ rệt với nhóm ngũ phân nghèo nhất hầu như không có cải thiện, trong khi tỷ
lệ tiêm chủng ở nhóm giàu nhất tăng lên 55% (ADB, 2007). Vì vậy, tỷ lệ tử vong trẻ có
giảm dần qua các năm song khoảng cách giữa thành thị và nông thôn vẫn chưa có những
cải thiện đáng kể. Từ đó, đặt ra câu hỏi về chất lượng, cũng như mức độ tiếp cận của bà mẹ
và trẻ đến các dịch vụ y tế ở nông thôn trong thời gian qua.
Hình 1-1 Chênh lệch tử vong trẻ em giữa thành thị và nông thôn năm 2006
Chênh lệch tỷ lệ tử vong giữa khu vực thành thị và
nông thôn năm 2006

30‰
Tỷ lệ tử vong trẻ em

30
24‰

25
20
15

16‰

14‰

10
5
0
IMR

Thành thị

U5MR
Nông thôn

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ MICS, 2006)
1.3. Phạm vi, mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ cuộc Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và
phụ nữ Việt Nam (MICS) 2006; trong đó, chỉ những phụ nữ ở nông thôn ở tám vùng địa lý
của Việt Nam đã sinh con ít nhất một lần (có hoặc không có con tử vong) được lựa chọn.
Nghiên cứu tập trung phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tử vong trẻ em bao

gồm: nhóm nhân tố thuộc về người mẹ, gia đình, cộng đồng và dịch vụ y tế. Nghiên cứu
cũng sẽ nhận dạng những nhân tố nổi bật tác động đến tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn


3

Việt Nam trong năm này. Cuối cùng là kiến nghị những cách thức giúp giảm tỷ lệ tử vong
trẻ em ở khu vực nông thôn Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ tử vong trẻ em, do dữ liệu thu thập là cá nhân nên nghiên cứu sử dụng phương pháp
ước lượng thích hợp cực đại (Maximum likelihood estimation) để xem xét tỷ lệ xác suất trẻ
em sinh ra bị tử vong trên xác suất trẻ em còn sống.
1.4. Câu hỏi chính sách
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã trình bày, bài viết sẽ nỗ lực trả lời câu hỏi
trọng tâm: “Đâu là các nhân tố nổi bật ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn
Việt Nam?” thông qua việc lần lượt tìm hiểu:


Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em?



Những nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn
Việt Nam?



Cần có những can thiệp chính sách gì để giảm tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn Việt
Nam?


1.5. Kết cấu của luận văn
Bài viết bao gồm 6 chương. Tiếp theo, chương 2 tổng hợp một số nghiên cứu trước và
lựa chọn khung phân tích cho các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em. Chương 3
cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em ở nông
thôn Việt Nam. Chương 4 thảo luận đặc điểm của dữ liệu, và lựa chọn mô hình thực
nghiệm cũng như mô tả các biến sử dụng trong mô hình. Chương 5 trình bày những phát
hiện chính, thảo luận về kết quả của mô hình hồi quy, và dự báo tỷ lệ tử vong trẻ. Chương
6 tổng kết lại những phát hiện chính của nghiên cứu, đưa ra những gợi ý chính sách có thể
can thiệp được cũng như nêu ra những hạn chế của nghiên cứu.


4

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm
Tỷ lệ tử vong trẻ em là khác nhau ở các quốc gia khác nhau, từ những quốc gia giàu có
nhất cho đến những quốc gia nghèo nhất, hay từ những khu vực thành thị phát triển đến
những khu vực nông thôn chậm phát triển. Chẳng hạn, theo nghiên cứu của Perkins và
cộng sự (2006) cho thấy có một sự chênh lệch quá lớn ở cơ hội sống sót giữa trẻ em ở
Sierra Leone (Châu Phi) và trẻ em ở Đan Mạch (Châu Âu). Điều này được lý giải qua một
số nguyên nhân như: (i) ở Sierra Leone, chưa tới một nửa các bà mẹ khi sinh được nhân
viên y tế có chuyên môn chăm sóc, trong khi ở Đan Mạch tất cả các bà mẹ đều nhận được
dịch vụ này; (ii) đa số người dân nông thôn ở Sierra Leone không tiếp cận với nguồn nước
sạch hay vệ sinh tốt, nhưng mọi người dân ở Đan Mạch đều có nước uống sạch và vệ sinh
tiên tiến. Điều này đã tạo nên sự chênh lệch trong việc đầu tư vào giáo dục hay chăm sóc y
tế cơ bản giữa các quốc gia này, từ đó dẫn đến sự cách biệt về tỷ lệ tử vong trẻ giữa thành
thị và nông thôn ngay cả trong nội bộ của quốc gia đang phát triển như Sierra Leone.
Lavy và cộng sự (1996) [dẫn trong Lay và Robilliard (2009)] tìm thấy có một khoảng
cách lớn về tình trạng chăm sóc sức khỏe giữa thành thị và nông thôn Ghana thông qua
những khác biệt lớn về chất lượng cũng như khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế. Tương

tự, Lalou và LeGrand (1997) [dẫn trong Lay và Robilliard (2009)] cũng thấy tử vong trẻ ở
khu vực nông thôn tại ba quốc gia Sahel (bao gồm Burkina Faso, Mali và Senegal) về căn
bản là cao hơn ở thành thị. Theo phân tích của họ, điều này không chỉ bởi sự yếu kém của
cơ sở hạ tầng (CSHT) y tế nông thôn mà còn do việc sử dụng “dưới mức” các dịch vụ này
ở khu vực nông thôn.
Tùy theo mục đích và dữ liệu nghiên cứu mà những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong
trẻ em được tổng hợp thành các nhóm riêng, nhưng nhìn chung mỗi nhóm yếu tố đều có
những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tỷ lệ tử vong trẻ. Riêng nghiên cứu của World
Bank (2007) tại bang Orissa, Ấn Độ đã tổng hợp các bằng chứng cho thấy có nhiều nhân tố
khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em, với bốn nhóm chính: (i) những đặc điểm
và thói quen liên quan đến người mẹ; (ii) hộ gia đình nơi người mẹ và trẻ sống; (iii) cộng
đồng; và (iv) sự hỗ trợ, cung cấp dịch vụ. Thông qua các nghiên cứu lý thuyết và thực


5

nghiệm, bài viết lựa chọn khung phân tích được World Bank sử dụng nghiên cứu tại bang
Orissa, Ấn Độ, bao gồm bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ tử vong trẻ, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Nhân tố ngƣời mẹ
Giáo dục người mẹ
Theo nghiên cứu của Klaauw và Wang (2004) thì giáo dục của cha mẹ là quan trọng.
Đặc biệt, trẻ càng có nguy cơ tử vong sớm khi mẹ của chúng chỉ hoàn thành bậc tiểu học.
Maglad (1993) [dẫn trong Imam và Koch (2004)] cũng cho rằng giáo dục người mẹ có ảnh
hưởng đáng kể hơn giáo dục của người cha. Còn Strauss và Thomas (1995) [dẫn trong
Klaauw và Wang (2004)] cho rằng người mẹ được giáo dục thường có sức khỏe tốt hơn và
vì vậy họ sẽ sinh ra những đứa trẻ có sức khỏe tốt hơn, họ cũng sẽ tạo ra một môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của con nhờ có kiến thức. Một nghiên cứu khác của Okpala và
cộng sự (1996/97) [dẫn trong Imam và Koch (2004)] tìm thấy số năm học của người mẹ
đạt được giúp giảm tỷ lệ sinh vì những phụ nữ được giáo dục tốt hơn thường có xu hướng
kết hôn trễ hơn và nuôi dưỡng con cái tốt hơn.

Tuổi của lần sinh đầu tiên và khoảng cách giữa các lần sinh
Lần sinh đầu tiên thường rủi ro hơn các lần sinh tiếp theo, vì vậy những người mẹ
mang thai lần đầu thường kiểm tra sức khỏe trước khi sinh và sinh tại cơ sở y tế (CSYT)
nhiều hơn những lần sinh sau đó (World Bank, 2007). Nghiên cứu của World Bank (2007)
sử dụng dữ liệu khảo sát RCH (Reproductive and Child Health) ở Ấn Độ và thấy rằng
người mẹ sinh con lần đầu ở độ tuổi thấp hơn 20 dễ gặp rủi ro tử vong trẻ cao hơn. Ngoài
ra, nghiên cứu của Nath và cộng sự (1994) ở Ấn Độ và Trussell và Hammerslough (1983)
ở Sri Lanka [dẫn trong Pham Le Thong và cộng sự (2009)] cho thấy tuổi của người mẹ cứ
tăng thêm một năm trong lần sinh đầu tiên sẽ tăng rủi ro tử vong trẻ em lên 3%.
Nghiên cứu khác của Bhalotra và van Soest (2008) [dẫn trong Pham Le Thong và cộng
sự (2009)] sử dụng dữ liệu ở Ấn Độ lại cho thấy có sự ảnh hưởng rõ rệt của khoảng cách
sinh lên rủi ro tử vong trẻ. Ngoài ra, nghiên cứu của World Bank (2007) tại bang Orissa,
Ấn Độ cũng cho rằng khoảng cách giữa các lần sinh có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tử
vong trẻ dưới 5 tuổi, nếu khoảng cách này ngắn hơn 24 tháng thì số trẻ tử vong có xu
hướng tăng lên. Một nghiên cứu của Lay và Robilliard (2009) cho thấy người mẹ được


6

giáo dục tốt hơn thường có xu hướng sinh con với khoảng cách xa hơn, nhờ vậy càng làm
tăng cơ hội sống của trẻ.
Bổ sung vitamin A cho mẹ sau khi sinh và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ
Theo World Bank (2007) thì sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng của người mẹ
không tốt cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ em. Trong đó, việc
cung cấp vitamin A là rất quan trọng cho mắt và sự hoạt động bình thường của hệ thống
miễn dịch của trẻ (MICS, 2006). Ngoài ra, cung cấp vitamin A cho bà mẹ mới sinh đang
cho con bú có thể bảo vệ con của họ trong những năm tháng đầu đời, đồng thời bù lại
lượng vitamin A mà mẹ đã mất đi trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.
Bên cạnh đó, The Lancet (2003) [dẫn trong the World Bank (2007)] còn cho rằng trẻ
được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời sẽ cải thiện được khả năng sống sót ở những nước

đang phát triển. Mặc dù, nhiều nghiên cứu cho rằng nuôi con bằng sữa mẹ chỉ có tác động
đến sự sống của trẻ sơ sinh, song nghiên cứu khác của Huffman và Lamphere (1984) lại
cho rằng cách này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Tuy
nhiên, ở nông thôn, phụ nữ sau khi sinh thường phải đi làm ngay chứ không có chế độ thai
sản như ở thành thị. Người mẹ cũng khó có thể lựa chọn công việc hay khẩu phần ăn phù
hợp cho mình, điều này chỉ thuận lợi đối với những người mẹ sống trong những hộ gia
đình khá giả [Van Dillen (2006) - dẫn trong World Bank (2007)].
Nhóm 2: Nhân tố hộ gia đình
Thu nhập/của cải
World Bank (2007) sử dụng dữ liệu RCH ở Ấn Độ đã tìm thấy mối quan hệ nghịch
biến giữa tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi với thu nhập hộ gia đình. Những bà mẹ
mang thai sống trong các hộ gia đình khá giả thường có điều kiện chăm sóc, kiểm tra sức
khỏe trước khi sinh, cũng như được trợ giúp khi sinh tại những bệnh viện nhà nước hoặc tư
nhân bởi những cán bộ y tế có chuyên môn cao. Hộ gia đình có thu nhập cao cũng dễ dàng
có cơ hội được tiếp cận nguồn nước sạch, vệ sinh an toàn hơn, hay có thể chi trả nhiều
khoản phí khám chữa bệnh cho bà mẹ và trẻ em khi các dịch vụ này không được cung cấp
miễn phí (Lay và Robilliard, 2009).
Còn nghiên cứu của Klaauw và Wang (2004) đề cập đến tỷ lệ tử vong trẻ chịu ảnh
hưởng bởi quy mô hộ gia đình, nhất là khi bà mẹ có quá nhiều con sẽ khó tập trung chăm


7

sóc tốt cho trẻ, tỷ lệ tử vong trẻ cũng có tương quan nghịch với số thành viên trong gia
đình.
Tiếp cận nguồn nước và thói quen xử lý chất thải an toàn
Theo Jalan và Ravallion (2003) [dẫn trong Klaauw và Wang (2004)] thì nước uống
không an toàn được xem là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy cho trẻ và tình trạng
trẻ em tử vong hàng năm do bệnh này. Ở nông thôn, nước máy là nguồn nước sinh hoạt an
toàn hơn các nguồn nước khác, tuy nhiên lại có khá ít hộ gia đình ở đây được tiếp cận với

nguồn nước. Nghiên cứu của của Charmarbagwala và cộng sự (2005) [dẫn trong Lay và
Robilliard (2009)] cũng cho thấy sự sẵn có của nguồn nước sạch và vệ sinh an toàn quyết
định sức khỏe trẻ em. Tương tự, Lavy và cộng sự (1996) [dẫn trong Lay và Robilliard
(2009)] cũng tìm thấy tác động tích cực của các nhân tố này lên sức khỏe của trẻ ở vực
nông thôn.
Klaauw và Wang (2004) với nghiên cứu tại Ấn Độ đã kết luận hệ thống xử lý vệ sinh
tiện nghi có thể giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trẻ. Bhagrave (2003) [dẫn trong Klaauw và
Wang (2004)] sử dụng dữ liệu nghiên cứu cho Utter Pradesh cho thấy 11/1.000 trẻ em sinh
ra sẽ được an toàn nếu hộ gia đình có hệ thống vệ sinh đạt chuẩn.
Nhóm 3: Nhân tố cộng đồng
Giá trị và tập quán sinh hoạt của cộng đồng
Theo World Bank (2007) thì những nhân tố thuộc về cộng đồng bao gồm các giá trị và
tập quán sinh hoạt sẽ định hình thái độ và hành vi của hộ gia đình. Vì vậy, những đứa trẻ
được sinh ra trong những hộ gia đình sống trong cộng đồng này sẽ chịu sự chi phối của
những thể chế và đặc điểm riêng biệt của cộng đồng, mà điều này có thể ảnh hưởng đến
triển vọng sống của trẻ. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhân tố đại diện cho đặc điểm này là
không dễ dàng do sự hạn chế về thông tin của dữ liệu nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu
không sử dụng nhân tố này trong mô hình.
Cơ sở hạ tầng (CSHT) nông thôn
Theo World Bank (2007) thì CSHT nông thôn như đường sá, CSYT là các nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em và trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu ở Nigeria,
Uganda, và Tanzania cho thấy đường sá yếu kém, chi phí vận chuyển cao và phương tiện


8

đi lại ít gây ra nhiều khó khăn trong những trường hợp chuyển dạ khẩn cấp. Vì vậy, những
bà mẹ ở nông thôn, đặc biệt là ở miền núi khi sinh con thường gặp rủi ro nhiều hơn, nhất là
sinh nở trong mùa mưa.
Nhóm 4: Nhân tố dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ y tế

Lay và Robilliard (2009) cho rằng sự hiện hữu của các CSYT (và chất lượng của nó)
có thể quyết định sự sống của trẻ, nhưng cũng phụ thuộc vào khả năng chi trả của hộ gia
đình cho các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Nghiên cứu của World Bank (2007) ở Ấn
Độ cũng cho thấy chất lượng của các CSYT cũng như việc khó tiếp cận với dịch vụ y tế có
thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em.
Klaauw và Wang (2004) cho rằng khu vực sinh sống có bác sỹ sẽ giảm được tỷ lệ tử
vong trẻ sau khi sinh. Nếu tất cả các thôn đều có ít nhất 1 bác sỹ thì trung bình sẽ giảm
được 3,4/1.000 ca tử vong trẻ dưới 5 tuổi.
2.2. Khung phân tích các yếu tố quyết định tỷ lệ tử vong trẻ em
Hình 2-1 Khung phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em
Nhân tố ngƣời mẹ
- Giáo dục người mẹ
- Tuổi của lần sinh thứ nhất và
khoảng cách giữa các lần sinh
- Thời gian nuôi con bằng sữa mẹ
- Dinh dưỡng trong và sau thời kỳ
mang thai
Nhân tố hộ gia đình
- Thu nhập/của cải
- Số con sinh ra
- Nguồn nước an toàn
- Thói quen vệ sinh (rửa
tay, xử lý chất thải…)

Tỷ lệ tử vong
trẻ em

Nhân tố cộng đồng
- CSHT (điện, đường sá,
giao thông… để giúp

người dân tiếp cận dịch
vụ y tế)

Nhân tố dịch vụ chăm sóc và hỗ
trợ y tế
- Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ
bản
- Trợ giúp khi sinh con

(Nguồn: Achieving the MDGs in India’s Poor States, World Bank 2007)


9

Cả bốn nhóm nhân tố vừa được phân tích trên đây đều đóng vai trò quan trọng và ảnh
hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ em. Chúng ta sẽ thấy không có một ranh giới rõ ràng
giữa bốn nhóm nhân tố này và cũng không có một nghiên cứu nào cho thấy nhóm nhân tố
nào có vị trí đặc biệt quan trọng. Một số nghiên cứu ở Việt Nam của Swenson và cộng sự
(1993) và Nguyen-Dinh và Feeny (1999) [dẫn trong Pham Le Thong và cộng sự (2009)]
cho rằng trẻ em sinh ra bởi những người mẹ mù chữ sẽ gặp rủi ro tử vong cao hơn, nhưng
không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trẻ khi mẹ của chúng có trình độ giáo dục
trung học hay cao hơn. Wagstaff và Nguyen (2002) cũng xác nhận vai trò giáo dục của
người mẹ có thể cải thiện đáng kể xác suất sống của trẻ em khi sử dụng điều tra mức sống
hộ gia đình VLSS 1993 và 1998. Trong nghiên cứu này, tử vong trẻ có xu hướng giảm khi
hộ gia đình tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt an toàn, trong khi hệ thống vệ sinh an toàn
lại ít có ảnh hưởng đến triển vọng sống của trẻ.
Dựa trên dữ liệu sinh từ năm 1979-88, Swenson và cộng sự (1993) và Nguyen-Dinh và
Feeny (1999) [dẫn trong Pham Le Thong và cộng sự (2009)] tìm thấy tuổi của mẹ không
làm tăng rủi ro tử vong của trẻ. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các lần sinh càng ngắn càng
gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với tử vong trẻ. Khi người mẹ sinh con ngay sau lần sinh

trước có thể sẽ tăng gánh nặng về vật chất và tinh thần trong việc chăm sóc trẻ và phân bổ
nguồn lực, vì vậy tăng rủi ro tử vong trẻ (Pham Le Thong và cộng sự, 2009). Nghiên cứu
của Pham Le Thong và cộng sự (2009) còn cho thấy tỷ lệ tử vong trẻ ở nông thôn cao gần
gấp hai lần so với khu vực đô thị, khoảng một nửa sự khác biệt này là do sự khác nhau
trong giáo dục và kiến thức về sinh sản.
Từ thực trạng này, chúng ta có thể thấy trẻ em tử vong không phải là trường hợp ngẫu
nhiên, mà nó chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố. Dựa trên mô hình nghiên cứu ở bang
Orissa, Ấn Độ, các nhân tố này được tổng hợp thành bốn nhóm chính bao gồm: nhân tố
người mẹ, hộ gia đình, cộng đồng và các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ y tế. Các nghiên cứu
thực nghiệm cũng cho thấy có sự ảnh hưởng đáng kể từ các nhân tố thuộc về người mẹ hay
gia đình cùng với sự hỗ trợ của các CSYT đến triển vọng sống của trẻ.


10

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ
VÀ TRẺ EM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, trẻ em sống ở nông thôn Việt Nam có nguy cơ tử
vong cao gấp hơn hai lần so với trẻ sống ở thành phố do sự bất bình đẳng trong việc tiếp
cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (Hải Diệp, 2008). Để có cái nhìn toàn cảnh
về vấn đề này, nghiên cứu sẽ trình bày và phân tích những bất lợi của người dân ở nông
thôn, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em so với thành thị trong thời gian qua.
3.1. Kết cấu hạ tầng nông thôn
Có thể hệ thống y tế không phải là yếu tố duy nhất mang lại kết quả cho sức khỏe
người dân, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em ở nông thôn, đồng thời cũng rất khó lượng hóa được
những tác động của từng yếu tố. Tuy nhiên, một quốc gia nói chung và khu vực nông thôn
nói riêng khó có khả năng đạt được những kết quả tốt về y tế cũng như những mục tiêu về
sức khỏe nếu có một hệ thống y tế kém hiệu quả (Báo cáo phát triển Việt Nam, 2007).
CSHT cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong mục tiêu về sức khỏe của một
quốc gia. Khi khu vực nông thôn có CSHT yếu kém, nó cũng góp phần làm cho việc tiếp

cận dịch vụ y tế của người dân nói chung, bà mẹ và trẻ em nói riêng trở nên khó khăn hơn.
Chưa kể đến việc trẻ em còn là những người phụ thuộc phần lớn vào môi trường sống trực
tiếp của mình trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản và dựa vào sự phân bổ nguồn lực
của cha mẹ, gia đình và cộng đồng (MOLISA và UNICEF, 2008).
Tính đến 01/7/2006, khu vực nông thôn Việt Nam có đến 9.017 xã có trạm y tế, tăng
132 xã so với năm 2001, mạng lưới y tế xã gần như phủ kín trên phạm vi cả nước với
99,3% số xã có trạm y tế; đồng thời, cũng có đến 89,2% số thôn có cán bộ y tế (Phụ lục 1).
Sự mở rộng của mạng lưới y tế xã là khá hợp lý vì đa phần người dân khi mắc bệnh nhẹ
đều đến trạm y tế gần nhất, chỉ khi bệnh nặng mới sử dụng dịch vụ ở các CSYT tuyến trên
như bệnh viện huyện hoặc tỉnh. Nghiên cứu tổng hợp một vài thông tin từ dữ liệu VHLSS
2006 cũng cho thấy người dân ở nông thôn đa phần ít sử dụng dịch vụ ở bệnh viện nhà
nước cho khám chữa bệnh ngoại trú, mà đến trạm y tế xã và tư nhân là chủ yếu. Nhìn
chung, so với thành thị, người dân nông thôn có ít cơ hội được khám chữa bệnh tại các
bệnh viện nhà nước. Trong năm 2006 chỉ có 74% lượt người ở khu vực nông thôn khám,


11

chữa bệnh nội trú tại bệnh viện nhà nước, trong khi đó, tỷ lệ này ở khu vực thành thị là
89%.
Hình 3-1 Tỷ lệ lƣợt ngƣời khám chữa bệnh nội, ngoại trú năm 2006
phân theo CSYT và thành thị, nông thôn

80.0%

Tỷ lệ lƣợt ngƣời khám chữa bệnh
ngoại trú năm 2006

Tỷ lệ lƣợt ngƣời khám chữa bệnh nội
trú năm 2006


160.0%

60.0%

120.0%

40.0%

80.0%

20.0%

40.0%

0.0%

0.0%

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ VHLSS, 2006)
Điều này cho thấy hệ thống y tế tuy được mở rộng nhưng khả năng tiếp cận các CSYT
cũng như chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở nông thôn vẫn chưa

đạt như kỳ vọng. Bên cạnh đó, do số cán bộ y tế tại các xã ít và trình độ có hạn nên công
tác chăm sóc trước khi sinh còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng (Hà Thanh Bình,
2009).
Đối với giao thông nông thôn, đến năm 2006, cả nước có đến 8.783 xã (chiếm 96,7%
tổng số xã) có đường ô tô đến trụ sở UBND xã, trong khi con số này ở năm 1994 là 87,9%.
Điều đáng chú ý là cùng với việc mở rộng và nâng cấp đường giao thông đến trung tâm xã,
hệ thống đường giao thông nội bộ xã – liên thôn đã được nâng cấp đáng kể, có đến 3.865
xã (chiếm 42,6%) có đường liên thôn được nhựa, bê tông hóa trên 50%, gấp hơn ba lần so
với năm 2001 (Phụ lục 1).
Tuy nhiên, việc mở rộng và nâng cấp CSHT nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn và
không đồng đều giữa các vùng. Gần 20% số xã ở Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long
chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Hệ thống giao thông liên thôn chủ yếu mới được
nâng cấp ở các vùng đồng bằng Bắc bộ, duyên hải Nam Trung bộ, còn ở các vùng khác,
đặc biệt là Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên vẫn còn hạn chế. Ở những vùng này, số xã
có đường liên thôn được nhựa, bê tông hóa trên 50% chỉ chiếm dưới 20%, riêng Tây Bắc là


12

7,1% (Ban chỉ đạo TW, 2006). Hệ thống hạ tầng giao thông yếu kém đã hạn chế khả năng
tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu sinh sản.
3.2. Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em nông thôn
Cùng với những bất lợi về mặt hệ thống y tế và CSHT, tỷ lệ sinh thô ở nông thôn vẫn
còn cao hơn thành thị trong các năm qua cũng gây ra nhiều khó khăn cho việc chăm sóc y
tế nơi đây.
Hình 3-2 Tỷ suất sinh thô từ năm 1999 – 2006 và phân bố phụ nữ, trẻ em
theo khu vực thành thị nông thôn năm 2006

30.0


Phân bố phụ nữ và trẻ em theo khu
vực năm 2006

Tỷ suất sinh thô (CBR) chia theo
thành thị/nông thôn, 1999-2006

100%
80%

20.0

60%
10.0

40%
20%

0.0

0%
1999 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Toàn quốc

Thành thị

Nông thôn

Phụ nữ

Trẻ em dưới 5 tuổi


Thành thị

Nông thôn

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra biến động DS & KHHGĐ 01/04/2005 và MICS
2006)
Thêm vào đó, phân bố phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em ở khu vực nông thôn cao
gấp khoảng ba lần khu vực thành thị, trong khi số lượng CSYT ở các xã có hạn, phần lớn
là các trạm y tế xã và phòng khám tư với trang thiết bị sơ sài, cán bộ y tế vừa thiếu vừa yếu
nên không thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, tư vấn trước khi sinh và trợ giúp khi sinh
cho rất nhiều bà mẹ, đặc biệt là các ca sinh khó.


13

Hình 3-3 Tỷ lệ bà mẹ mang thai đƣợc chăm sóc trƣớc, sau khi sinh và tỷ lệ trẻ em
dƣới 5 tuổi đƣợc tiêm phòng đầy đủ
Tỷ lệ bà mẹ mang thai đƣợc chăm sóc
năm 2006

160%

Tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi đƣợc tiêm phòng
đầy đủ

150%

120%
100%


80%
40%

50%

0%

0%
Các bệnh trẻ em Sáu loại vacxin
cơ bản
Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Uốn ván

Nông thôn

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ MICS 2006)
Qua dữ liệu tổng hợp từ điều tra MICS 2006, có thể thấy tỷ lệ bà mẹ mang thai được
cán bộ y tế chuyên môn chăm sóc ở thành thị cao hơn nông thôn. Chính tình trạng này dẫn
đến xu hướng người dân nông thôn thường sử dụng dịch vụ ở các CSYT tuyến trên như
bệnh viện huyện và tỉnh. Tuy nhiên, tính đến năm 2006, hệ thống các bệnh viện công ở
thành thị hầu như bị xuống cấp. Trong tình trạng thiếu thốn CSHT như máy móc thiết bị
xét nghiệm, phòng khám và giường bệnh,... các bệnh viện này vừa phải phục vụ nhu cầu
của người dân thành thị, vừa phải phục vụ cả những ca “vượt tuyến” đã khiến dịch vụ chữa
bệnh ở khu vực thành thị trở nên quá tải (Nguyễn Hoài Linh, 2010). Như vậy, hoạt động

của dịch vụ y tế ở thành thị khó có thể đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu chăm sóc sức
khỏe của người dân nói chung, bà mẹ và trẻ em nói riêng, đặc biệt là những nhóm dân cư
có thu nhập trung bình và thấp ở nông thôn nếu họ có nhu cầu. Chính điều này đã làm
giảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cũng như khả năng tự bảo vệ của mẹ đối với sức khỏe
của trẻ em ở nông thôn Việt Nam trong thời gian qua và cả trong những năm tới nếu không
có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền.


14

CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
4.1. Mô tả dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ Việt
Nam (MICS) năm 2006 được thực hiện bởi Tổng Cục Thống kê (GSO) và Ủy ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em (VCPFC), với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Quỹ Nhi đồng Liên
hiệp quốc (UNICEF). Dữ liệu khảo sát cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng sức
khỏe, sự phát triển và điều kiện sống của phụ nữ và trẻ em. Dữ liệu cũng cung cấp thông
tin về hộ gia đình, cộng đồng, dịch vụ y tế, và các chỉ số khác.
Cuộc điều tra được thực hiện trong năm 2006 với mẫu được thiết kế nhằm cung cấp
các ước lượng tin cậy cho nhiều chỉ tiêu phản ánh tình hình trẻ em và phụ nữ ở cấp quốc
gia, thành thị/nông thôn và 8 vùng địa lý của Việt Nam. Toàn bộ mẫu của cuộc điều tra
năm 2006 được chọn theo phương pháp có hệ thống từ 250 địa bàn (tăng 10 địa bàn so với
năm 2000) để tăng cỡ mẫu, đồng thời tăng độ tin cậy cho các ước lượng thống kê cấp
vùng, bình quân mỗi vùng có từ 30-33 địa bàn được chọn cho MICS 2006. Trong số 8.356
hộ gia đình được lựa chọn điều tra, có 8.355 hộ gia đình đã được phỏng vấn thành công.
Trong các hộ gia đình này, có 10.063 phụ nữ 15-49 tuổi và đã phỏng vấn thành công 9.473
phụ nữ (MICS, 2006). Trong khuôn khổ của mục tiêu nghiên cứu, chỉ những hộ gia đình
có phụ nữ ở nông thôn đã sinh con ít nhất một lần (có hoặc không có con chết) được lựa
chọn. Trong đó, có 8.070 phụ nữ đã từng sinh con với tổng số con sinh ra là 3.091 trẻ,
trong đó có 651 phụ nữ đã có ít nhất 1 con bị tử vong, bao gồm 501 trẻ gái và 363 trẻ trai.

4.2. Lựa chọn mô hình sử dụng
Có không ít mô hình được sử dụng để ước lượng khả năng sống sót của trẻ em trong
các nghiên cứu tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang và chậm phát triển. Cụ thể,
nghiên cứu của World Bank (2007) ở bang Orissa, Ấn Độ đã sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính đa biến để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến tử vong trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5
tuổi và người mẹ. Còn nghiên cứu của Imam và Koch (2004) tại các quốc gia Châu Phi cận
Sahara thì sử dụng mô hình hồi quy dạng bán logarit để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi dựa trên dữ liệu chéo từ 38 quốc gia thuộc khu
vực này. Các mô hình hầu hết có dạng biến phụ thuộc là biến định lượng nên không phù
hợp cho nghiên cứu này.


15

Khi biến phụ thuộc có hai tính chất thì việc sử dụng chúng dưới dạng biến phụ thuộc
đòi hỏi phải áp dụng các mô hình xác suất như: mô hình xác suất tuyến tính (LPM), mô
hình logit và mô hình probit3. Nhược điểm của mô hình LPM là khi biến phụ thuộc Y
mang các giá trị 1 và 0, khi thay các giá trị X khác nhau, sẽ có thể có các giá trị lớn hơn 1
hoặc nhỏ hơn 0. Như vậy, sẽ không phù hợp với giá trị Y bằng 1 hoặc bằng 04.
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp OLS khi biến phụ thuộc mang giá trị 0 và
1 (biến phụ thuộc giới hạn và định tính), chúng ta xem xét một mô hình khác. Đó là mô
hình hàm phân phối tích lũy với hai dạng hàm probit và logit, sự khác nhau cơ bản của hai
dạng hàm này là hàm probit có độ dốc cao hơn hàm logit. Trong nhiều nghiên cứu thực
nghiệm, hàm logit cũng thường xuyên được sử dụng do đơn giản hơn [Gujarati (2003), dẫn
trong Ngo Hoang Thao Trang (2010)]. Do vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình logit để
thực hiện hồi quy các nhân tố (Phụ lục 5). Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu cá
nhân nên phương pháp hồi quy sử dụng cho mô hình là phương pháp ước lượng thích hợp
cực đại (Maximum likelihood estimation).
Hàm hồi quy mẫu (SRF) sẽ có dạng:
ln(


)=

+

X1i +

X2i +

X3i +

X4i + ei

trong đó: pi là tỷ lệ tử vong trẻ em
X1i là vectơ các biến thuộc nhóm nhân tố người mẹ
X2i là vectơ các biến thuộc nhóm nhân tố hộ gia đình.
X3i là vectơ các biến thuộc nhóm nhân tố vùng miền
X4i là vectơ các biến thuộc nhóm nhân tố dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ y tế.
4.3. Các biến trong mô hình
Biến phụ thuộc

3

Mô hình LPM dùng phương pháp ước lượng OLS; hai mô hình logit và probit dùng phương pháp ước
lượng hàm phân phối tích lũy CDF.
4
Ngoài ra, những nhược điểm nghiêm trọng khác của mô hình là sai số không tuân theo phân phối chuẩn,
phương sai của sai số thay đổi, hệ số biến hồi quy (tác động biên) hầu như không đổi và hệ số xác định R2
không còn là thước đo độ thích hợp tốt của mô hình [Gujarati (1995), dẫn trong Ngo Hoang Thao Trang
(2010)].



×