Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.41 KB, 7 trang )

BẤT CẬP VỀ VIỆC ÁP DỤNG LÃI SUẤT CHẬM THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 357 BỘ LUẬT
DÂN SỰ NĂM 2015

Tóm tắt: Để đảm bảo quyền lợi của bên thi hành án và tăng trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ trả tiền của bên phải thi hành án thì trong quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc bản án của Tòa án đều ghi nhận về
nghĩa vụ chậm thi hành án.
Theo quy định tại Điều 305 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 thì “Trong
trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền
chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với
thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác”. Việc áp dụng lãi suất đối với số tiền chậm trả
theo lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian
chậm trả tại thời điểm thanh toán là không phù hợp, mang tính bắt buộc và sẽ
không bảo vệ được quyền lợi của bên có quyền, không tạo trách nhiệm đối với
bên có nghĩa vụ. Chính vì vậy tại khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 đã sửa đổi
lại quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau: “Lãi suất
phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng
không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ
luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
468 của Bộ luật này”. Việc quy định mức lãi suất như quy định tại khoản 2 Điều
357 BLDS năm 2015 là hợp lý, bởi lẽ mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả
tiền phải căn cứ vào mức lãi suất thỏa thuận trước đây do hai bên ghi nhận trong
hợp đồng chứ không phải mang tính bắt buộc, qua đó nhằm bảo vệ quyền lợi
của bên có quyền, tăng trách nhiệm của bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, mức lãi suất
mà hai bên thỏa thuận phải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS
năm 2015. Đồng thời đối với trường hợp hai bên không thỏa thuận lãi suất chậm
1



thực hiện nghĩa vụ thì áp dụng lãi suất bắt buộc theo quy định pháp luật mà cụ
thể là áp dụng mức lãi suất theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015.
Mặc dù BLDS năm 2015 có những nội dung sửa đổi tiến bộ hơn so với
quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005 về việc quy định lãi suất chậm
thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Tuy nhiên, việc áp dụng lãi suất chậm thực hiện
nghĩa vụ trả tiền tại Tòa án hiện nay lại được áp dụng một cách không thống
nhất, cụ thể như sau:
Quan điểm 1: Áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
(chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm
2015.
Tại hội nghị tập huấn Tòa án nhân dân tối cao ngày 26/5/2017 về việc
hướng dẫn kỹ năng viết bản án dân sự sơ thẩm có nêu hướng dẫn cách ghi nội
dung về nghĩa vụ chậm thi hành án đối với vụ án dân sự như sau1:
“Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường
hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể
từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các
khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong,
tất cả khoản tiền hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi
của số tiền phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468
BLDS năm 2015”.
Chính vì cách hướng dẫn áp dụng lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
(chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015
cho nên một số Tòa án hiện nay khi ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự hoặc bản án đã áp dụng khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 để
tính lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Tuy nhiên, một số quan điểm
hiện nay thì cho rằng việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 là chưa hợp lý, bỡi lẽ.
Theo Công văn số 207/TA-VP ngày 22/5/2017 của TAND tối cao về việc tổ chức hội nghị
trực tuyến tập huấn viết các bản án và quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân.
1


2


Một là, theo quy định tại khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 thì lãi suất
phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được chia làm 02 trường hợp đó
là, nếu có thỏa thuận thì áp dụng theo mức lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt
quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015. Nếu không có
thỏa thuận thì áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo khoản
2 Điều 468 BLDS năm 2015. Do đó, nếu trong mọi trường hợp mà áp dụng mức
lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo 2 Điều 468 BLDS năm 2015 là
không đảm bảo quyền lợi cho bên có quyền (bên được thi hành án) khi mà bên
có quyền (bên được thi hành án) có thỏa thuận lãi suất cao hơn mức lãi suất tại
khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 và phù hợp với mức lãi suất theo khoản 1
Điều 468 BLDS năm 2015.
Vì dụ: A là bên cho vay, B là bên đi vay tiền. A và B thỏa thuận là mức lãi
suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền là 15%/năm. Do vậy Tòa án áp dụng
mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm
2015 là không phù hợp, thấp hơn mức lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận là 15%/
năm.
Hai là, Điều 357 BLDS năm 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực
hiện nghĩa vụ trả tiền là điều luật quy định chung cho nhiều loại hợp đồng dân
sự chứ không phải áp dụng riêng cho loại hợp đồng vay. Đó có thể là trách
nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng
cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ...Vì vậy, mặc dù khoản 2 Điều 357 BLDS
năm 2015 áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo mức lãi
suất vay tại Điều 468 BLDS năm 2015 nhưng để áp dụng chính xác, cụ thể về
trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì pháp luật không nên áp dụng
Điều 468 BLDS năm 2015 dẫn chiếu đến mà áp dụng ngay tại điều luật về trách
nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Ba là, Mặc dù tài liệu tập huấn của Tòa án tối cao là tài liệu nhằm mục
đích hướng dẫn cho các Tòa án địa phương áp dụng pháp luật một cách đúng
đắn và thống nhất. Tuy nhiên, theo Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm
3


pháp luật năm 2015 quy định thì tài liệu tập huấn không phải là văn bản quy
phạm pháp luật và cũng không được xem là nguồn của luật Việt Nam mà chỉ có
tính chất tham khảo. Do vậy khi áp dụng nội dung của tập huấn vào thực tế vụ
việc giải quyết thì Tòa án cũng cần phải áp dụng phù hợp với quy định của pháp
luật.
Quan điểm 2: Áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
(chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) theo Điều 468 BLDS năm 2015.
Do mức lãi suất phát sinh chậm trả tiền theo quy định tại khoản 2 Điều
357 BLDS năm 2015 có hai trường hợp xảy ra dẫn chiếu đến thuộc khoản 1 và
khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015. Nên một số Tòa án không áp dụng lãi suất
theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 dẫn chiếu đến mà áp dụng luôn cả
khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015. Vì vậy một số Tòa án đã áp dụng mức lãi
suất chậm thực hiễn nghĩa vụ trả tiền theo Điều 468 BLDS năm 2015.
Tuy nhiên, việc áp dụng Điều 468 BLDS năm 2015 để tính lãi do chậm
thực hiện nghĩa vụ trả tiền như trên hiện nay lại có một số ý kiến cho rằng không
phù hợp. Bỡi lẽ, cũng như quan điểm 1 thì Điều luật 468 BLDS năm 2015 chỉ áp
dụng cho loại quan hệ hợp đồng vay tài sản còn các loại quan hệ hợp đồng dân
sự khác việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều
357 BLDS năm 2015 thì sẽ chính xác và hợp lý hơn mặc dù Điều 357 BLDS
năm 2015 dẫn chiếu đến Điều 468 BLDS năm 2015. Đồng thời theo quy định tại
Điều 468 BLDS năm 2015 thì chỉ ghi nhận hai trường hợp là nếu có thỏa thuận
thì áp dụng mức lãi suất thỏa thuận không quá 20%/năm. Nếu có thỏa thuận mà
không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi thì lãi suất được xác định là
50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015. Như

vậy, đối với trường hợp không thỏa thuận lãi suất thì việc áp dụng mức lãi suất
chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 468 là không hợp lý, còn thiếu sót.
Quan điểm 3: Áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
(chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) theo Điều 357 BLDS năm 2015.
4


Hiện nay một số Tòa án áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả
tiền theo Điều 357 BLDS năm 2015 chứ không áp dụng Điều 468 BLDS năm
2015 dẫn chiếu đến. Theo một số quan điểm hiện nay thì việc áp dụng mức lãi
suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 BLDS năm 2015 là hợp lý,
bỡi lẽ.
Một là, đây là điều luật áp dụng cụ thể đối với nghĩa vụ do chậm thực
hiện nghĩa vụ trả tiền mặc dù Điều luật có dẫn chiếu đến điều luật khác về việc
áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Hai là, đây là Điều luật áp dụng chung cho các loại hợp đồng dân sự nói
chung chứ không phải áp dụng riêng đối với hợp đồng vay tài sản. Do đó việc áp
dụng điều luật 357 BLDS năm 2015 sẽ chính xác và hợp lý hơn. Giúp cho
những người có liên quan đến việc thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa
án sẽ nắm rõ hơn về điều luật áp dụng về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa
vụ trả tiền.
Theo quan điểm của tác giả thì quan điểm 3 là hợp lý so với quan điểm 1
và quan điểm 2. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì Điều 357 BLDS năm
2015 quy định như hiện nay vẫn còn thiếu sót, chưa đầy đủ. Cụ thể là điều luật
chưa ghi nhận là trong trường hợp các bên có thỏa thuận lãi suất nhưng không
xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng điều luật dẫn chiếu
thuộc khoản 1 hay khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015. Theo quan điểm của tác
giả thì trong trường hợp này cũng giống như trường hợp không thỏa thuận lãi
suất và nên áp dụng khoản 2 Điều 468 dẫn chiếu đến. Đồng thời để tạo điều kiện
cho việc thi hành án dễ dàng, xác định rõ lãi suất áp dụng theo điều luật dẫn

chiếu đến thuộc khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015 hay khoản 2 Điều 468
BLDS năm 2015 thì Điều 357 BLDS năm 2015 nên có sự tách biệt giữa hai
trường hợp trên. Cụ thể là:
“Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

5


1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối
với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của
các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1
Điều 468 của Bộ luật này;
3. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền mà các bên không có thỏa thuận
hoặc có thỏa thuận nhưng không xác định rõ lãi suất và có trách chấp lãi suất
thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 13 của Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP
ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm
(Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP) thì ghi nhận hai trường hợp trách nhiệm do
chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền:
Trường hợp 1 (điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 01/2019/NQHĐTP): Đối với trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các
bên có thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ ngày tiếp theo của ngày xét
xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu
khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa
thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận
về mức lãi suất thì quyết định theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468
của BLDS năm 2015.
Trường hợp 2 (điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 01/2019/NQHĐTP): Đối với trường hợp khoản tiền phải thu nộp vào ngân sách Nhà nước
mà pháp luật có quy định nghĩa vụ trả lãi; hoặc khoản tiền bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng; hoặc trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong
hoặc ngoài hợp đồng khác mà các bên không thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết
định kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp
cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ
ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản
tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải
thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo
mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của BLDS năm 2015, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, nếu chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mà các bên
có thỏa thuận lãi suất hoặc nếu không có thỏa thuận lãi suất (trường hợp 1) thì
6


áp dụng Điều 357 BLDS năm 2015. Ngược lại, đối với trường hợp khoản tiền
phải thu nộp vào ngân sách Nhà nước mà pháp luật có quy định nghĩa vụ trả lãi;
hoặc khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; hoặc trường hợp chậm
thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong hoặc ngoài hợp đồng khác mà các bên không
có thỏa thuận về việc trả lãi suất (trường hợp 2) thì áp dụng trách nhiệm do
chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357, Điều 468 BLDS năm 2015.
Theo quan điểm của tác giả thì khoản 1 Điều 13 của Nghị quyết
01/2019/NQ-HĐTP là có sự bất cập và mâu thuẫn với nhau. Cụ thể là tại điểm b
khoản 1 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có nêu việc áp dụng lãi suất chậm thực
hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357, Điều 468 BLDS năm 2015 nhưng lại
không nói rõ khoản nào của Điều luật áp dụng. Hơn nữa đối với trường hợp
chậm thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong hợp đồng mà các bên không có thỏa
thuận lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền là thuộc trường hợp điểm a khoản
khoản 1 Điều 13 của Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP nhưng lại đưa vào trường
hợp thuộc điểm b khoản khoản 1 Điều 13 của Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP.
Từ những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng mức lãi suất chậm thực

hiện nghĩa vụ trả tiền (chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) như trên thì tác giả
hy vọng rằng Hội đồng thẩm phán TANDTC sớm ban hành văn bản nhằm
hướng dẫn, giải thích để các Tòa án các cấp có thể áp dụng pháp luật một cách
thống nhất và chính xác, đảm bảo cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên
quan đến bản án, quyết định của Tòa án thực hiện một cách dễ dàng và thuận
tiện nhất.

7



×