Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quyền, nghĩa vụ thăm nom con theo Luật HNGĐ năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.34 KB, 10 trang )

QUYỀN, NGHĨA VỤ THĂM NOM CON THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

Tóm tắt: Khi cha mẹ ly hôn thì trong đa số trường hợp người con là
người phải chịu hậu quả nhiều nhất. Bởi lẽ, người con sẽ không được yêu
thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách đầy đủ như trường hợp cha
mẹ còn sống chung với nhau. Do vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của người
con được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của cha mẹ khi ly hôn
thì pháp luật hôn nhân và gia đình ghi nhận trường hợp người không trực tiếp
nuôi con có quyền thăm nom con chung mà không ai được quyền cản trở. Việc
quy định của pháp luật nội dung trên là phù hợp với chân lý sống, phù hợp với
đạo đức, tình cảm của con người. Bởi vì khi hôn nhân chấm dứt tức là quan hệ
giữa vợ chồng sẽ chấm dứt nhưng đối với người con do yếu tố huyết thống nên
quan hệ giữa cha mẹ với người con vẫn sẽ bị ràng buộc.
Mặc dù pháp luật Việt Nam đã ghi nhận trường hợp người không trực
tiếp nuôi con có quyền thăm nom con nhưng pháp luật lại không có quy định chi
tiết, hướng dẫn cụ thể. Từ đó dẫn đến việc thăm nom con không được đảm bảo
trên thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền được yêu thương, quan tâm, chăm sóc,
giáo dục, nuôi dưỡng của người con.
1. Một số bất cập quy định về quyền, nghĩa vụ thăm nom con theo
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Một là, khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa quy
định rõ quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
quy định thì sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ
thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản
luật hướng dẫn, giải thích về thuật ngữ “thăm nom” do đó dẫn đến cách hiểu và
áp dụng khác nhau trên thực tế. Theo từ điển Việt Nôm thì “thăm nom” có nghĩa
1



là viếng thăm, nom theo còn theo từ điển Việt Hán thì “thăm nom” có nghĩa là
hỏi han, chăm sóc.
Do pháp luật quy định người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ
thăm nom con mà chưa quy định hướng dẫn cụ thể là quyền, nghĩa vụ thăm nom
con có bao hàm quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với người
con hay không. Vì vậy đã dẫn đến thực trạng là người trực tiếp nuôi con chỉ
đồng ý cho người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con
mà không được dẫn con về nhà ở vài ngày hoặc dẫn con đi chơi. Điều đó, có
nghĩa là việc thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con phải được đặt
dưới sự giám sát trực tiếp của người trực tiếp nuôi con. Ví dụ điển hình như vụ
việc của chị N.T.T (TP. Bạc Liêu), theo chị N.T.T trình bày thì khi chị N.T.T và
chồng ly hôn, Tòa án tuyên chồng chị N.T.T được quyền nuôi con nhưng vì
không muốn xáo trộn cuộc sống của con do trước giờ con sống chung với chồng
và cha, mẹ chồng nên chị N.T.T chấp nhận để con ở với chồng và cha, mẹ
chồng. Tuy nhiên, mỗi lần chị N.T.T đến thăm nom con đều bị chồng cũ và gia
đình chồng ngăn cản, thậm chí không cho chị N.T.T đưa con đi chơi, khi chị
N.T.T gặp con thì luôn có người dò xét, canh giữ1.
Thực tế cho thấy rằng bên cạnh nhu cầu thăm nom con của người không
trực tiếp nuôi con thì người không trực tiếp nuôi con cũng có nhu cầu được
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với người con. Trong đa số bản án, quyết
định của Tòa án đều ghi nhận là người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa
vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Do vậy, khi thi hành bản án, quyết
định đó người trực tiếp nuôi con chỉ cho phép người không trực tiếp nuôi con có
quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không có các quyền, nghĩa vụ như chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
1


cập nhật ngày 20/11/2017.

2


dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”. Từ
quy định trên thì có thể suy đoán rằng bên cạnh pháp luật quy định quyền, nghĩa
vụ thăm nom con thì pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con của người không trực tiếp nuôi con. Việc quy định đó là
hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo phát triển tốt nhất về mọi mặt đối với người
con.
Do vậy, để người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con
thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đối với người con một cách đầy đủ, đảm
bảo được quyền lợi của người con thì pháp luật nên bổ sung trường hợp người
không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con tại khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Hai là, pháp luật chưa quy định cụ thể phương thức thăm nom con.
Mặc dù pháp luật đã ghi nhận quyền và nghĩa vụ thăm nom con của người
không trực tiếp nuôi con nhưng pháp luật lại chưa có quy định chi tiết, cụ thể
hướng dẫn về phương thức thăm nom con như thế nào. Có lẽ như tùy thuộc vào
điều kiện hoàn cảnh sống của người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp
nuôi con mà nhà làm luật để các bên tự thỏa thuận với nhau về vấn đề này. Ví dụ
như: người không trực tiếp nuôi con đi làm ăn xa hoặc sinh sống xa nơi sinh
sống của người con hoặc do người trực tiếp nuôi con đã có gia đình riêng nên
việc thăm nom con thường nhu cầu thấp. Ngược lại người không trực tiếp nuôi
con sinh sống gần nơi người con hoặc có công việc chủ động và người không
trực tiếp nuôi con do bận công việc riêng nên việc thăm con thường có nhu cầu
nhiều hơn.
Tuy nhiên, do tâm lý hẹp hòi, thù hằn, ích kỷ, muốn “trả đũa” đối với

người kia nên có trường hợp người trực tiếp nuôi con chỉ cho phép người không
trực tiếp nuôi con đến thăm nom con cho có lệ, chứ không tạo điều kiện để
người không trực tiếp nuôi con tạo tình cảm với người con. Hoặc ngược lại,
3


người không trực tiếp nuôi con lợi dụng việc quy định pháp luật về thăm nom
con rồi đến thăm nom con một cách bất hợp lý, bất kể ngày hay đêm, bất kể con
đang thức hay ngủ, bất kể con đang chơi hay học...Do vậy để đảm bảo việc
quyền, lợi ích của người con, tránh tình trạng xung đột giữa người trực tiếp nuôi
con và người không trực tiếp nuôi con về vấn đề thăm nom con thì pháp luật nên
quy định cách thức cụ thể về việc thăm nom con.
Theo quan điểm của người viết thì phương thức thăm nom con sẽ do
người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con tự thỏa thuận với
nhau trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích của người con. Nếu các bên không
thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về thời gian thăm nom con.
Như người viết đã trình bày do điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người nên
việc thăm nom con sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng để tránh tình trạng xung
đột về thời gian thăm nom con nên pháp luật cần phải quy định cụ thể quyền và
nghĩa vụ thăm nom con tối thiểu và tối đa của người không trực tiếp nuôi con.
Tuy nhiên, việc quy định cụ thể thời gian thăm nom con không phải là việc dễ
dàng bởi lẽ nếu việc quy định tùy tiện, không xem xét tiêu chuẩn chung thì có
thể dẫn đến vi phạm quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Do vậy, trong thời
gian tới các nhà làm luật cần nghiên cứu kỹ về thời gian thăm nom con để quy
định một cách rõ ràng, nhằm tránh tình trạng xung đột giữa người trực tiếp nuôi
con và người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom con.
Về địa điểm thăm nom con:
Thông thường địa điểm thăm nom con thường khá đa dạng, đó có thể là
nơi sinh sống của người trực tiếp nuôi con hoặc có thể là nơi sinh sống của

người không trực tiếp nuôi con hoặc cũng có thể là tại một địa điểm khác như:
tại trường học của người con, tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tại Công an cấp
xã nơi sinh sống của một trong hai bên...

4


Thực tế khi ly hôn thì ngoài mâu thuẫn nội bộ của vợ chồng thì không ít
trường hợp thì vợ hoặc chồng còn mâu thuẫn với gia đình cha mẹ vợ hoặc cha
mẹ chồng. Do vậy, trong một số trường hợp người không trực tiếp nuôi con có
thái độ e dè, ngại ngùng khi đến thăm nom con tại gia đình cha mẹ ruột của
người trực tiếp nuôi con bởi do khi đến thăm nom con thì gia đình đó có thái độ
hằng học, khó chịu thậm chí là chửi bới hoặc cũng có trường hợp do bất mãn,
thù hằn của người không trực tiếp nuôi con với với gia đình cha mẹ ruột của
người trực tiếp nuôi con nên lợi dụng việc thăm nom con để gây chuyện.
Do pháp luật chưa quy định cụ thể địa điểm thăm nom con nên khi xảy ra
tranh chấp người thực thi pháp luật thường tỏ ra lúng túng, không biết xử lý như
thế nào. Do vậy, để tạo việc thăm nom con một cách dễ dàng, tránh tình trạng lợi
dụng địa điểm thăm nom con để gây khó khăn cho nhau thì pháp luật cần quy
định rõ địa điểm thăm nom con. Cụ thể như người trực tiếp nuôi con và người
không trực tiếp nuôi con có quyền thoả thuận địa điểm thăm nom con. Nếu các
bên không thể thoả thuận được thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết và Toà án sẽ
giải quyết theo nguyên tắc sau: người trực tiếp nuôi con có quyền lựa chọn địa
điểm thăm nom con nhưng không được lợi dụng địa điểm thăm nom con để gây
khó khăn cho người không trực tiếp nuôi con.
Ba là, pháp luật chưa quy định rõ là nếu bên không trực tiếp nuôi con
không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có quyền, nghĩa vụ đến thăm con hay
không.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên,

pháp luật hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể là trong trường hợp người không
trực tiếp nuôi con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có được thăm nom
con hay không. Thực tế có một số trường hợp do người không trực tiếp nuôi con
bị mất việc làm, phải gánh vác nghĩa vụ cho gia đình mới sau này…hoặc thậm
chí có một số trường hợp muốn lẫn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nên đã không cấp
dưỡng nuôi con. Chính vì thế, người trực tiếp nuôi con đã lấy lý do là người
5


không trực tiếp nuôi con không cấp dưỡng nuôi con nên đã ngăn cản việc thăm
nom con của người không trực tiếp nuôi con.
Mặc dù nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thể hiện trách nhiệm, bổn phận của
người không trực tiếp nuôi con đối với người con. Tuy nhiên, không vì lấy lý do
người không trực tiếp nuôi con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để hạn chế
hoặc ngăn cản quyền thăm nom con mà pháp luật đã ghi nhận. Bởi lẽ, đây là hai
phạm trù hoàn toàn khác nhau, trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con
không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng vì lý do chính đáng như mất việc làm, thu
nhập không ổn định…thì trong trường hợp này người trực tiếp nuôi con có thể
thoả thuận mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng lại với người không trực
tiếp nuôi con. Ngược lại, nếu người không trực tiếp nuôi con lẫn tránh việc thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu cơ quan thi
hành án để thi hành nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con.
Do đó, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ thăm nom con của người không
trực tiếp nuôi con thì pháp luật nên ghi nhận trường hợp người không trực tiếp
nuôi con khi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng không bị hạn chế quyền,
nghĩa vụ thăm nom con.
Bốn là, pháp luật chưa quy định rõ là bên không trực tiếp nuôi con khi
không thực hiện nghĩa vụ thăm nom con thì có bị chế tài xử lý không.
Để đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi của người con sau khi cha, mẹ ly hôn
với nhau là được quyền hưởng sự yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

của cha và mẹ. Đồng thời thể hiện tính trách nhiệm, bổn phận của cha, mẹ sau
khi ly hôn đối với người con mà họ đã tạo ra thì pháp luật ghi nhận thăm nom
con không chỉ là quyền của người không trực tiếp nuôi con mà còn là nghĩa vụ
bắt buộc2. Trái ngược với nhu cầu thăm nom con thì có một số trường hợp do
điều kiện hoàn cảnh như người không trực tiếp nuôi con đi làm ăn xa hoặc có
2

Theo Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Điều 94 Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì ghi nhận
thăm nom con với tư cách là quyền chứ không bao gồm nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên,
Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ghi nhận thăm
nom con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con.

6


gia đình riêng…nên đã không thực hiện việc thăm nom con. Nhưng hiện nay
pháp luật vẫn chưa có quy định biện pháp chế tài nào để xử lý người không trực
tiếp nuôi con khi không thực hiện nghĩa vụ thăm nom con. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy rằng trong đa số trường hợp người không trực tiếp nuôi con khi không
thực hiện nghĩa vụ thăm nom con thì người trực tiếp nuôi con vẫn không có ý
kiến, yêu cầu gì.
Như người viết đã trình bày thăm nom con không chỉ là quyền mà là còn
bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con đối với
người con. Do đó, nếu người không trực tiếp nuôi con không thực hiện nghĩa vụ
thăm nom con thì pháp luật cũng cần có biện pháp chế tài xử lý. Có như thế thì
quyền lợi của người con mới được đảm bảo tốt, đặc biệt là khi người con không
sống chung cùng với cha lẫn mẹ.
Năm là, pháp luật chưa quy định rõ là người trực tiếp nuôi con cản trở
người không trực tiếp nuôi con đến thăm nom con thì có phải là căn cứ để thay
đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hay không.

Theo quy định tại Điều 71 và Điều 72 Luật hôn nhân và gia đình năm
2014 thì cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục con. Do đó, khi sống chung với con hoặc không sống chung
với con thì cha mẹ vẫn có các quyền và nghĩa vụ ngang bằng nhau về nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Do sự kiện ly hôn nên người con phải buộc sống
với cha hoặc buộc phải sống với mẹ. Tuy nhiên do sự ích kỷ, hẹp hòi, trả thù của
người trực tiếp nuôi con nên người trực tiếp nuôi con đã cản trở việc thăm nom
con của người không trực tiếp nuôi con.
Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11
năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,
an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng,
chống bạo lực gia đình thì hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
trong quan hệ gia đình giữa ông bà với cháu, giữa cha mẹ và con, giữa vợ và
7


chồng, giữa anh chị em với nhau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ
100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Ngoài ra, việc cản trở thăm nom con, chăm sóc con của người trực tiếp
nuôi con được xem là hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật
phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Chính vì thế, thực tế khi người trực
tiếp nuôi con cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom con
thì người không trực tiếp nuôi con đã yêu cầu Toà án giải quyết về việc thay đổi
người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Thực tế cho thấy rằng một số bản án thì
chấp nhận yêu cầu của người không trực tiếp nuôi con nhưng cũng có một số
bản án không chấp nhận với lý do là mặc dù việc cản trở việc thăm nom con là
vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của người con nhưng phía người
trực tiếp nuôi con vẫn đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt đối
với người con. Do đó, Toà án đã bác yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
su khi ly hôn của người không trực tiếp nuôi con.

Theo quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “Việc
thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường
hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và
phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên”. Tuy nhiên,
Theo khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Việc thay đổi
người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù
hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Như vậy, việc quy định trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau
khi ly hôn giữa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 là có sự khác nhau. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
thì hành vi ngăn cản việc thăm nom con được cho là hành vi xâm phạm đến
8


quyền lợi về mọi mặt của con3 và là căn cứ để xem xét việc thay đổi người trực
tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì
việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi cha mẹ có thỏa thuận
việc thay đổi người nuôi con hoặc khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ
điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do vậy, nếu
trong trường hợp người trực tiếp nuôi con cản trở việc thăm nom con nhưng
trong quá trình nuôi dưỡng thì người trực tiếp nuôi con vẫn đảm bảo việc chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt đối với người con thì đây không phải là căn cứ
để người không trực tiếp nuôi con yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau
khi ly hôn.
Theo quan điểm của người viết thì việc ngăn cản thăm nom con đã ảnh
hưởng đến quyền lợi của người con đó là quyền được hưởng sự yêu thương,
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của cha và mẹ. Do đó hành vi cản trở việc

thăm nom con là hành vi xâm phạm đến quyền lợi về mọi mặt của con và đây là
căn cứ để Tòa án chấp nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
của người không trực tiếp nuôi con. Đồng thời việc quy định trên sẽ hạn chế
người trực tiếp nuôi con cản trở việc thăm nom con của người không trực tiếp
nuôi con. Chính vì vậy, pháp luật nên bổ sung trường hợp là trong trường hợp
người trực tiếp nuôi con cản trở việc thăm nom con đối với người không trực
tiếp nuôi con thì cũng là căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly
hôn.
2. Kết luận
Tóm lại, việc quy định quyền và nghĩa vụ thăm nom con của người không
trực tiếp nuôi con là điều cần thiết, phù hợp với đạo đức và tình cảm của con
người. Việc quy định đó không chỉ đảm bảo quyền, nghĩa vụ của người trực tiếp
nuôi con, người không người tiếp nuôi con mà còn đảm bảo quyền lợi của người
con là quyền được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của cha và mẹ.
3

Quyền của con trong mối quan hệ giữa cha, mẹ và con được hiểu là quyền được yêu thương, chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục của cả cha và mẹ, kể cả trường hợp khi cha mẹ ly hôn với nhau.

9


Tuy nhiên, mặc dù pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền, nghĩa vụ thăm nom con
của người không trực tiếp nuôi con nhưng việc quy định đó chỉ mang tính chất
chung chung, tổng quát chứ chưa quy định một cách cụ thể, chi tiết việc thực
hiện quy định trên. Chính vì vậy, để đảm quy định quyền và nghĩa vụ thăm nom
con của người không trực tiếp nuôi con được thực hiện trên thực tế và đảm bảo
việc áp dụng được thống nhất của người thực thi pháp luật khi giải quyết tranh
chấp thì pháp luật nên có sự hướng dẫn cụ thể về quyền thăm nom con.


10



×