Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

13 CHUYEN DE NANG CAO CHAT LUONG DAI TRA,HAN CHE TI LE HS CHUA HT, HS CHAM TIEN (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.98 KB, 4 trang )

PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH XUYÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ VÀ HẠN CHẾ TỈ LỆ
HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH ,HỌC SINH CHẬM TIẾN.

Người báo cáo: Phạm Thị Quý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện thì việc nâng cao chất lượng đại trà và giúp học sinh hoàn thành chương trình
lớp học, CTTH là việc làm vô cùng cần thiết. Chất lượng đại trà trong nhà trường
chính là chất lượng cơ bản của các lớp học và kết quả hoàn thành chương trình cấp
học là thước đo chất lượng của cả 5 năm học từ lớp một đến lớp năm.
Để nâng cao chất lượng đại trà và hạn chế tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành
chương trình lớp học, cấp học, cần chú ý một số biện pháp sau:
1. Nâng cao nhận thức:
Mỗi GV cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trước HS, trước
CMHS và toàn xã hội, luôn tự mình rèn luyện phong cách, phẩm chất, trau dồi
chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc kiến thức cơ bản của lớp học, cấp học, phải thực
sự có năng lực, biết ứng xử kịp thời trong việc giải quyết tình huống, linh hoạt vận
dụng đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi tiết học,…
2. Xây dựng nề nếp tốt:
Đây là nhiệm vụ chính của GVCN. Bởi vì với cấp Tiểu học, GVCN là GV dạy
nhiều tiết nhất trong lớp của mình. Các thầy cô có nhiều thời gian gần gũi với học
sinh, hướng dẫn xây dựng những biểu hiện tốt, tích cực và uốn nắn những hành vi,
việc làm chưa tốt của HS. Tuy nhiên, việc xây dựng nề nếp tốt không chỉ là trách
nhiệm của GV chủ nhiệm mà là công việc của tất cả GV tham gia giảng dạy học


sinh (Bao gồm các GV chuyên, GV văn hoá không chủ nhiệm lớp, GV làm Tổng
PTĐ,…). Các thầy cô cũng cần thấy rõ trách nhiệm của mình, tìm hiểu, phối hợp
chặt chẽ với GVCN để XD nề nếp tốt trong từng giờ học, trong từng tiết
HĐGDNGLL.
3. Giúp học sinh hoàn thành chương trình các môn học:
Sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm cần phân lớp theo từng đối tượng học
sinh. Mỗi tiết lên lớp, GV cần nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy, có hệ thống câu hỏi
ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất phù hợp với từng đối tượng. Đặc biệt đối với học sinh
tiếp thu chậm, GV cần dành nhiều thời gian và có sự quan tâm chu đáo hơn, giúp
các em nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học và hoạt động giáo dục.
Chẳng hạn: Đối với môn Toán lớp 4:
Một trong những chuẩn kiến thức và kĩ năng của các em cần phải đạt được là
đặt tính và thực hiện phép nhân một số có 6 chữ số với số có 1,2 hoặc 3 chữ số.
1


Trong khi thực hiện, một số em tính sai (do không nhớ bảng cửu chương) hoặc
cộng nhầm kết quả của tích chung ,… Khi đó, GV cần bình tĩnh hướng dẫn em đó
cách nhớ lại bảng nhân hoặc cách cộng có nhớ (đã học ở lớp 2,3). Sau đó, GV đưa
ra yêu cầu tương tự đối với một phép tính khác, khi HS thực hiện được mới
chuyển sang nội dung khác, không nhất thiết phải làm tất cả các bài tập như các
bạn. Đồng thời, GV cần dặn dò cụ thể việc về nhà cần học những gì và học như
thế nào(Học thuộc bảng nhân mấy, tự đặt một 2 phép tính cộng có nhớ để thực
hiện,…).
Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và GV dạy buổi 2, tìm ra
những điểm yếu mà học sinh thường mắc phải để giúp các em tiến dần tới việc đạt
những KT, KN cơ bản.
- Thực hiện nghiêm túc việc KT, đánh giá: Giáo viên thực hiện nghiêm túc
những quy định về kiểm tra, đánh giá học sinh của Bộ GD và đào tạo
(TT30/2014). GV soát bài làm của học sinh thường xuyên, có nhận xét những ưu

điểm, hạn chế và biện pháp hỗ trợ để học sinh đạt được mục tiêu của từng bài,
từng tuần, từng tháng của môn học mà GV trực tiếp đảm nhiệm.
Chẳng hạn:
Môn Toán lớp 2. Bài: Luyện tập chung (trang 10).
GV có thể nhận xét như sau:
Em đã viết đúng số liền trước, số liền sau của số, thực hiện đúng phép cộng,
trừ và biết cách giải bài toán nhưng lời giải bài toán chưa ngắn gọn, chưa đúng
kết quả. Em cần đọc kĩ câu hỏi của bài toán và thực hiện phép cho đúng.
- Phối kết hợp chặt chẽ với CMHS: Bên cạnh vai trò quyết định là giáo viên
và vai trò quan trọng là học sinh thì thành phần không thể thiếu được đối với chất
lượng học tập và giáo dục của HS là gia đình. Gv cần yêu cầu phụ huynh kiểm
soát hành vi học tập của con em mình tại nhà như theo dõi việc học bài cũ, chuẩn
bị bài mới trước khi đến lớp, phụ huynh phải hết sức chăm lo đến tinh thần và thái
độ học của các em. Phải thường xuyên trao đổi những khó khăn của học sinh, cùng
giáo viên bàn biện pháp tốt nhất để các em học tập tốt.
4. Giúp học sinh hoàn thành chương trình cấp Tiểu học:
a) Hệ thống hóa kiến thức:
Việc nâng cao chất lượng đại trà là điều kiện cần thiết quyết định đến hoàn
thành chương trình bậc Tiểu học. Nếu như việc nâng cao chất lượng đại trà được
làm xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 4 thì giáo viên lớp 5 cần có những việc làm có kết
quả tích cực hơn nữa để giúp đỡ các em vươn lên tiếp thu được chương trình
chuẩn kiến thức kĩ năng của từng tiết, từng môn trong từng giai đoạn học tập.
Chẳng hạn: Đối với phân môn "Luyện từ và câu" lớp 5.
* Phần "Từ":
Ngoài việc giúp học sinh nắm chắc những khái niệm mới, những ví dụ về từ
đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, đại từ, quan hệ từ,..., giáo
viên cần phải giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức về từ đơn, từ ghép, từ láy,
danh từ, động từ, tính từ ở lớp 4. Có thể phải ôn lại kiến thức mà các em đã học ở
2



lớp 2 về từ chỉ sự vật, từ chỉ tính chất (đặc điểm), từ chỉ hoạt động (trạng thái ) để
học sinh năm chắc hơn về danh từ , tính từ, động từ.
* Phần "Câu":
- Ở lớp 5, để các em nắm chắc và biết nhận biết được câu đơn, câu ghép thì
GV cũng cần cho học sinh phân biệt rõ sự khác nhau giữa vế câu của câu ghép với
bộ phận phụ (trạng ngữ). Chẳng hạn:
Trời sáng, mọi người tấp nập đi làm (Câu ghép).
Khi trời sáng, mọi người tấp nập đi làm(Câu đơn).
HS thấy được sự khác nhau giữa hai câu trên (câu 2 có thêm từ "khi" đứng
trước một cụm chủ vị "trời sáng", thì khi đó, câu lại là câu đơn mà bộ phận thứ
nhất chỉ là trạng ngữ).
- Thông qua một số ví dụ khác nữa, có thể rút ra kết luận: Nếu thêm vào trước
một cụm chủ vị một trong các từ: khi, lúc, trong, ngoài, trên, dưới, để, muốn,
nhằm,… thì bộ phận mới được tạo thành là trạng ngữ chứ không phải là vế của câu
ghép.
5. Thực hiện tốt việc đánh giá, động viên học sinh cuối kì, cuối năm học.
+ Nhà trường và gia đình cần dành nhiều thời gian cho việc học của học sinh
nhằm giúp học sinh tiếp thu chương trình một cách đầy đủ. Đặc biệt, phải thường
xuyên bám sát việc học của các em có khả nưng nhận thức còn chậm, nhanh quên,
thì việc soát lỗi - chữa bài phải thường xuyên hơn, phải tạo điều kiện để học sinh
thể hiện mình. Nghiêm túc thực hiện việc đánh giá HS theo TT 30/ BGD - ĐT đã
quy định.
+ Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu
giáo dục tiểu học. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh,
trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
+ Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, động viên các em kịp thời (dù là những
tiến bộ nhỏ trong từng bài học, từng yêu cầu), không so sánh học sinh này với học
sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh .

Tóm lại: Để nâng cao chất lượng đại trà và hạn chế tỉ lệ học sinh chưa
hoàn thành chương trình lớp học, cấp học, bản thân mỗi GV khi lên lớp cấn theo
dõi sát sao, uốn nắn chỉnh sửa, hướng dẫn cho HS một cách tỉ mỉ bằng hệ thống
câu hỏi dễ hiểu, bài tập đơn giản , không tạo áp lực cho HS, giúp các em dần
đạt Chuẩn quy định. Đồng thời cần tăng cường mối quan hệ: “ Gia đình- Nhà
trường”, làm cho mối quan hệ này thực sự có ý nghĩa, có tác dụng thiết thực thì sẽ
đảm bảo tốt việc nâng cao chất lượng đại trà và hoàn thành CT lớp học, cấp học.
Trên đây là chuyên đề Nâng cao chất lượng đại trà và hạn chế tỉ lệ học sinh
chưa hoàn thành, học sinh chậm tiến. Nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn,
các Gv nghiên cứu và thực hiện tốt để nâng cao chất lượng chung trong nhà
trường.
Bình Xuyên, ngày 13 tháng 12 năm 2015
BCMNT
3


4



×