Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hoạt động trải nghiệm lớp 5 CHÂN DUNG cảm xúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.85 KB, 6 trang )

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 5
CHỦ ĐỀ: CHÂN DUNG CẢM XÚC CỦA TÔI
TIẾT 2 VÀ 3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS:
-

Biết được mình thường ở trạng thái cảm xúc nào và biết điều chỉnh cảm xúc bản

-

thân theo hướng tích cực.
Biết được nguyên nhân khiến mình có cảm xúc buồn, tức giận, vui vẻ và cách

kiểm soát, hạn chế những cảm xúc tiêu cực hoặc duy trì các cảm xúc tích cực.
2. Kĩ năng
- HS nhận biết được trạng thái cảm xúc buồn, tức giận, vui vẻ; có kĩ năng kiểm
soát, hạn chế và vượt qua những cảm xúc tiêu cực và duy trì các cảm xúc tích
cực.
3. Thái độ
- HS biết quan tâm đến thế giới cảm xúc của bản thân, của người khác và biết chia
sẻ các cảm xúc theo hướng tích cực với mọi người.
4. Phẩm chất và năng lực chung
- Tự chủ và tự học: làm chủ được cảm xúc bản thân, tự rèn luyện để làm chủ cảm
xúc. -> Phẩm chất chăm chỉ.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi, thảo luận trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ
được cô giáo/ nhóm phân công. -> Phẩm chất trách nhiệm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm theo nhiều cách
khác nhau -> Phẩm chất tự tin.


5. Năng lực chuyên biệt
- Hiểu biết về bản thân: Nhận biết được sự thay đổi trạng thái cảm xúc của bản thân.
- Điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi: Làm chủ được cảm xúc, thái độ và
hành vi của mình; thể hiện sự tự tin trước đông người.


- Đánh giá hoạt động: Nêu được ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc bản thân.
II. CHUẨN BỊ
-

GV: Bảng nhóm, slide trình chiếu, nhạc nền, ghi âm luật chơi trò chơi.
HS: Bút lông, bút, giấy, đóng vai tình huống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
A. CHIA SẺ VÀ KẾT NỐI KINH
NGHIỆM
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Đóng băng cảm
xúc” (5 phút)
- Tổ chức cho các em tham gia trò chơi
“Đóng băng cảm xúc”.
- GV đưa ra luật chơi: Khi cô nói ra từ chỉ
cảm xúc nào thì cả lớp phải thể hiện cảm
xúc đó qua nét mặt, miệng và điệu bộ cơ
thể. Ví dụ: Khi cô hô “Buồn!” thì cả lớp
phải thể hiện cảm xúc đó trên khuôn mặt
của mình. Khi cô hô “Đóng băng!” thì các
em sẽ giữ nguyên trạng thái đó.
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
- Kết thúc trò chơi, GV hỏi HS:

+ Em cảm thấy như thế nào khi thể hiện
cảm xúc buồn?
+ Thể hiện cảm xúc tức giận thì em cảm
thấy thế nào?
+ Vậy khi thể hiện cảm xúc vui thì em cảm
thấy như thế nào?
- GV chốt và chuyển ý: Qua mỗi lần thực
hiện thì cảm xúc của các em hoàn toàn
khác nhau. Các em cảm thấy khó chịu, bực
mình, dễ nổi cáu, xấu xí khi các em buồn
và tức giận. Nhưng ngược lại khi vui thì
tâm trạng cảm thấy thoải mái, dễ chịu vô
cùng phải không nào? Trong tiết hoạt động
trải nghiệm hôm nay, cô và các em sẽ cùng
nhau khám phá những cảm xúc này của
chính mình và luyện tập những phương
pháp để có thể tự kiểm soát cảm xúc qua

Hoạt động của học sinh

- HS lắng nghe GV phổ biến luật
chơi.

- HS tham gia trò chơi.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.



tiết 2 và 3 trong chủ đề “Chân dung cảm
xúc của tôi”.
B. KIẾN TẠO TRI THỨC VÀ RÈN
LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hoạt động 2: Khám phá thế giới cảm
xúc của em (9 phút)
- Cô rất muốn biết thường thì trong những
trường hợp nào các em cảm thấy buồn, tức
giận, vui vẻ.
- Tổ chức hoạt động nhóm 6, thảo luận và
trả lời câu hỏi vào bảng nhóm bằng sơ đồ
tư duy (5 phút).
Nội dung thảo luận:
+ Nhóm 1: Khi nào em cảm thấy buồn?
+ Nhóm 2 và 3: Khi nào em cảm thấy tức
giận?
+ Nhóm 4: Khi nào em cảm thấy vui vẻ?
- Mời các nhóm chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe nội dung thảo luận và
hoạt động nhóm.

- HS trình bày, chia sẻ. Các nhóm còn
lại theo dõi, chất vấn bạn.
- Qua phần chia sẻ vừa rồi, các em thấy - HS nêu ý kiến.
thích cảm xúc nào, không thích cảm xúc
nào?
- HS lắng nghe.
- GV chốt và chuyển ý: Chúng ta thấy rằng
cảm xúc buồn và tức giận là những cảm xúc

tiêu cực mà có lẽ sẽ không ai mong muốn
nó đến với mình. Vậy làm cách nào để kiểm
soát được cảm xúc này, cô và các em sẽ
cùng nhau tìm hiểu qua hoạt động 3.
2. Hoạt động 3: Kiểm soát cảm xúc (9
phút)
- Các nhóm thảo luận.
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi (2 phút),
chia sẻ với nhau nội dung: Em thường làm
gì để bớt buồn và tức giận?
- HS chia sẻ.
- Tổ chức cho HS tham gia chia sẻ nội
dung thảo luận với một bạn phóng viên nhí. - HS lắng nghe.
- GV chốt: Qua cuộc phỏng vấn của bạn
phóng viên, cô thấy rằng các em đã cùng
nhau chia sẻ rất nhiều cách để vượt qua nỗi
buồn và kiểm soát cảm xúc tức giận của
mình. Nhưng các em phải biết lựa chọn
điều nào tốt, điều nào không tốt để chúng ta


ứng xử cho phù hợp.
- GV chuyển ý:
+ Mỗi khi buồn, tức giận thì các em có suy
nghĩ như thế nào về người đã gây ra nỗi
buồn và sự tức giận cho mình?
- Vậy các em có bao giờ nghĩ về những
điều tốt đẹp, những điều tích cực ở người
đó chưa? Trong hoạt động tiếp theo, chúng
ta sẽ tìm hiểu cách giải tỏa căng thẳng cho

chính mình qua những suy nghĩ tích cực về
mọi người.
C. VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO
1. Hoạt động 4: Suy nghĩ tích cực về mọi
người (10 phút)
- Theo em, thế nào là suy nghĩ tích cực?
- GV trao đổi:
+ Suy nghĩ tích cực là luôn nhìn thấy mặt
tích cực ở người khác, luôn lạc quan trong
mọi hoàn cảnh, luôn tìm thấy cách giải
quyết vấn đề hợp lí.
+ Suy nghĩ tích cực về mọi người và về
mọi sự việc xảy ra sẽ giúp ta sống vui vẻ
hơn và điều chỉnh được cảm xúc của mình
theo hướng tốt đẹp.
- Tổ chức hoạt động nhóm 6 (3 phút): Mỗi
em sẽ viết ra một điểm tích cực của từng
bạn trong nhóm mình vào giấy. Mảnh giấy
sẽ được chuyền đi theo vòng tròn trong
nhóm. Kết thúc, mỗi em sẽ được đọc mảnh
giấy mà các bạn đã viết những ý kiến tích
cực về mình.
- GV cho vài em chia sẻ, đọc lên mảnh giấy
mà các bạn đã viết những ý kiến tích cực
về mình cho cả lớp cùng nghe.
- GV hỏi: Em cảm thấy như thế nào khi
nhận được nhiều lời khen từ các bạn?
- Có thể đã có những lúc bạn làm cho mình
buồn, tức giận nhưng bây giờ nghĩ lại thì
mình vẫn thấy mỗi bạn đều có những điểm

tốt riêng. Thế nên mới thấy rằng trong
chúng ta, mỗi người đều có tính nết khác

- HS chia sẻ ý kiến.
- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

- HS hoạt động theo hướng dẫn của
GV.

- Vài HS chia sẻ.
- Các em nêu cảm nghĩ.
- HS lắng nghe.


nhau nhưng nếu biết chấp nhận sự khác
biệt này, cuộc sống của chúng ta sẽ thú vị
và bớt sự căng thẳng không cần thiết.
- Chuyển ý: Ngoài cách suy nghĩ tích cực
về mọi người, cô còn có một kinh nghiệm
muốn chia sẻ cho các em để giúp mình
kiểm soát được cảm xúc mỗi khi tức giận.
2. Hoạt động 5: Thực hiện bài tập điều
chỉnh cảm xúc (12 phút)
a. Bài tập thở:
- GV hướng dẫn HS: Khi tức giận, em cần
tìm mọi cách thả lỏng cơ thể. Nhắm mắt
lại, lắng nghe cơ thể mình nhé.
- Cho cả lớp đứng lên thực hành theo GV

trên nền nhạc nhẹ tĩnh tâm: Hít thật sâu và
thở ra nhẹ nhàng (thực hiện 2 – 3 lần).
- Em có cảm giác như thế nào sau khi thực
hiện bài tập?
- GV chốt: Mỗi khi tức giận, nếu chúng ta
biết thả lỏng cơ thể, suy nghĩ về điều tích
cực thì sự tức giận sẽ qua đi nhanh, chúng
ta sẽ có cách ứng xử tốt hơn khi chúng ta
bình tĩnh lại.
b. Xử lí tình huống
- Mời cả lớp theo dõi tình huống do một
nhóm HS đóng vai.
Tình huống : Giờ ra chơi, Nam bị một
nhóm các bạn trêu chọc là mập ú như Chaien. Nam rất tức giận mà không biết làm
cách nào để kiểm soát cảm xúc tức giận của
mình. Nếu em là Nam, em sẽ xử lí như thế
nào ?
- Tổ chức cho cả lớp đưa ra cách xử lí của
mình trong tình huống này.
- GV nhận xét.
- Qua hoạt động này, cô mong rằng những
nỗi buồn, những sự tức giận sẽ rất ít tìm
đến các em. Mà thay vào đó là những cảm
xúc vui vẻ, yêu đời giống như ý nghĩa của
một bài hát mà ngay bây giờ cô cùng các
em sẽ hát cùng nhau trước khi kết thúc tiết

- HS thực hành theo hướng dẫn của
GV.


- HS chia sẻ.

- HS theo dõi.

- HS đưa ra cách xử lí tình huống.
- HS lắng nghe.

- Cả lớp hát.


học.
- Cả lớp hát bài hát “Nụ cười”.
- Kết thúc tiết học.



×