Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Giao an tin học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.11 KB, 74 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ UÔNG BÍ
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN
-------------------*****------------------
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Hä tªn: Lª ViÕt Dòng


Năm học: 2008- 2009
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC ĐÍCH
- Học sinh biết được khái niệm về thông tin và tin học
- Vai trò của nó trong cuộc sống. Từ đó bước đầu có ý thức học tập, tìm hiểu
yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ
- Giáo án
- Tinh thần học bộ môn
III. PHƯƠNG PHÁP
- Sử dụng phương pháp trực quan
- Viết bảnghi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ốn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
GV: (Đặt vấn đề): Trong cuộc sống, XH
sự hiểu biết về một thực thể nào đó càng
nhiều thì những suy đoán về thực thể đó
càng chính xác.


Hàng ngày chúng ta tiếp nhận thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau
VD: Trên trời có những đám mây đen,
hiện tượng đó đem lại thông tin gì?
HS: Thông tin là trời sắp mưa
GV: Vậy thông tin có những đặc điểm

GV: (chuyển vấn đề): Thông tin có vai
trò quan trọng trong cuộc sống của con
người.Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà
còn lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin
GV: Trong hoạt động thông tin xử lí
thông tin đóng vai trò quan trọng nhất
→ Đem lại sự hiểu biết cho con người
trên cơ sở đó mà có những quyết định
và kết luận cần thiết.
GV: Thông tin trước xử lí gọi là thông
tin vào, thông tin sau xử lí gọi là thông
tin ra. Việc tiếp nhận thông tin chính là
để tạo thông tin vào cho quá trình xử lí
§ 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
1. KN thông tin
a. Khái niệm
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu
biết về thế giới xung quanh (sự vật, hiện
tượng, sự kiện..) và về chính con người
VD
1
: Bạn Lan 12 tuổi,cao 1m40, đó là thông
tin về bạn Lan

VD
2
: Bản tin truyền hình cho biết tin tức về
tình hình thời sự trong nước và thế giới
b. Đặc điểm
- Thông tin có thể được tạo ra, được phát sinh,
truyền đi, lưu trữ và chọn lọc
- Thông tin có thể sai hoặc đúng (dữ liệu)
- Các loại thông tin: Văn bản (Text), âm thanh
(sound), hình ảnh (Image), số liệu (number),
đồ họa (graphic)
2. Hoạt động thông tin của con người
- Việc tiếp nhận xử lí, lưu trữ và truyền( trao
đổi ) thông tin được gọi là hoạt động thông tin
- Mô hình quá trình xử lí thông tin
Thông tin vào Thông tin ra
KL: Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho
thông tin và những hiểu biết được tích lũy và
nhân rộng
3. Đơn vị đo thông tin
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
2
Xử lí
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
-Đơn vị cơ bản dùng để đo thông tin gọi là bit
(binary digit: chữ số nhị phân)
- Bít có thể là kí tự 0 hoặc 1
- 1 byte=8 bit, byte là đơn vị thường dùng để
đo thông tin

- Bảng chuyển đổi đơn vị đo thông tin
Tên gọi Viết tắt Giá trị
Byte B 8 bit
Kilo byte KB 1024B=2
10
B
Mega byte MB 1024KB=2
10
KB
Giga byte GB 1024MB=2
10
MB
Tetra byte TB 1024GB=2
10
GB
4. Củng cố
- Thông tin là mọi yếu tố đem lại sự hiểu biết
- Thông tin làm tăng sự hiểu biết và có tính chất trật tự, ổn định
- Nắm được đơn vị đo thông tin
5. Hướng dẫn về nhà
V. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
3
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
(Tiếp)
I. MỤC ĐÍCH
- Học sinh biết được khái niệm về thông tin
- Hoạt động thông tin và tin học

II. CHUẨN BỊ
- Giáo án
- Tinh thần học bộ môn
III. PHƯƠNG PHÁP
- Sử dụng bảng và giáo án
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ốn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu KN thông tin, đặc điểm thông tin
- Đơn vị đo thông tin
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Tìm hiểu về tin học
GV: (Chuyển vấn đề): Hoạt động thông
tin của con người được biết đến trước hết
là nhờ các giác quan và bộ não. Các giác
quan giúp con người trong việc tiếp nhận
thông tin.
HS: Ghi chép bài học
4. Khái niệm tin học
a. Khái niệm
- Là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu
các phương pháp, các quá trình xử lí thông
tin một cách tự động dựa trên phương tiện kĩ
thuật mà chủ yếu là máy tính điện tử
b. Các yếu tố cơ bản của tin học
- Tổ chức và lưu trữ
- Thuật giải, các thao tác xử lí
- MTĐT như công cụ để sủ lí thông tin
5. Hoạt động thông tin và tin học
- Bộ não thực hiện viếc xử lí biến đổi, đồng

thời là nơi lưu trữ thông tin thu nhận được
- Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu xử
lí thông tin càng cao đòi hỏi lớn. MTĐT ra
đời giúp con người xử lí thông tin tự động,
hợp lí nhờ đó tiết kiệm được thời gian và
công sức đem lại hiệu quả lao động cao
Với sự ra đời của MTĐT, ngành tin học
ngày càng phát triển mạnh mẽ
- Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu
việc thực hiện các hoạt động thông tin một
cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính
4. Củng cố
- Tin họclà một khoa học nghiên cứu và tổ chức thông tin
- Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực
khác trong cuộc sống
5. Hướng dẫn về nhà
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
4
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
V. RÚT KINH NGHIỆM
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giúp học sinh biết được các dạng thông tin
- Tìm hiểu về cách biểu diễn thông tin qua các hệ đếm
- Cách chuyển đổi giữa số thập phân và số nhị phân
II. CHUẨN
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: Bài cũ
III.NỘI DUNG

1. Ổn định lớp: - Trật tự lớp
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu KN thông tin, tin học?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Xung quanh chúng ta có nhiều loại
thông tin nhưng chúng ta chỉ nghiên cứu 3
loại thông tin cơ bản
HS: Nghe và ghi chép
GV: Trong đời sống hay học tập hàng
ngày chúng ta thường sử dụng hệ đếm gì?
HS: Hệ thập phân
GV: Nhưng trong tin học ngoài hệ đếm
thập phân chúng ta còn sử dụng hệ đếm
khác để biếu diễn số: Hệ đếm cơ số 2( hệ
nhị phân), hệ đếm cơ số 8(hệ octal hay hệ
bát phân), hệ đếm cơ số 10(hệ thập phân),
hệ đếm cơ số 16(hệ hecxa hay hệ decimal).
Chúng ta cùng tìm hiểu chúng
GV: Hãy biểu diễn số sau ra dạng thập
phân 37261?
HS: 37261=3*10
4
+ 7*10
3
+ 2*10
2
+ 6*10
1

+ 1*10
0
GV: Toàn bộ máy tính đc xây dựng bằng
linh kiện điện tử chỉ có 2 trạng thái đóng
hoặc mở (như công tắc bóng đèn) theo qui
định tương ứng với 2 chữ số trong hệ nhị
phân là 0 hoặc 1
GV: Dãy 1110 có mấy bit?
HS: 4 bit
GV: Tiếp theo chúng ta sẽ học cách
chuyển đổi giữa hệ thập phân và hệ nhị
phân
1. Các dạng thông tin căn bản
-Dạng văn bản (text)
- dạng ảnh ( image)
- dạng âm thanh(sound)
2. Biểu diễn thông tin
a, Hệ thập phân
- Là hệ đếm sử dụng 10 chữ số từ 0 đến 9 để
biểu diễn các số khác nhau
VD: 354=3*10
2
+ 5*10
1
+ 4*10
0
b, Hệ nhị phân
- Là hệ đếm đơn giản nhất sử dụng 2 chữ số
từ “0” và “1”. Người ta gọi 1 chữ số nhị
phân là BÍT

VD: 01, 11, 1001
Trong đó 1001 là dãy nhị phân 4 bit
VD: 101
(2)
= 1*2
2
+ 0*2
1
+ 1*2
0
=5
(10)
c, Chuyển từ hệ nhị phân sang hệ thập
phân
- Bước 1: Cho một số X dưới dạng nhị phân
a
0
a
n-1
…a
1
a
0
- Bước 2: Tính đa thức
a
0
a
n-1
…a
1

a
0
= a
n
*2
n
+ a
n-1
*2
n-1
+…+ a
1
*2
1
+
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
5
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
GV: Khi chuyển từ hệ nhị phân sang hệ
thập phân ta phân tích thành tích các lũy
thừa của 2 với các chữ số. Vậy chuyển
ngược lại ta làm như thế nào?
HS: Ta sẽ chia cho 2
VD: 15
(10)
= ?
(2)
=
15 : 2 = 7 dư 1

7 : 2 = 3 dư 1  Kq: 15
(10)
= 1111
(2)
3 : 2 = 1 dư 1
1 : 2 = 0 dư 1
15 chia liên tục cho 2 đến khi thương số có
kết quả = 0 thì dừng lại. Kết quả chính là
dãy số dư của phép chia trên
GV: 13
(10)
= ?
(2)
, 17
(10)
= ?
(2)
, 20
(10)
= ?
(2)
HS: 13
(10)
= 1101
(2)
, 13
(10)
= 10001
(2)
, 13

(10)

= 10100
(2)
a
0
*2
0
d, Chuyển từ hệ thập phân sang hệ nhị
phân
Cho một số X dạng thập phân muốn chuyển
sang dạng nhị phân ta thực hiện các bước
sau
- Bước 1: Chia nguyên liên tiếp X cho 2 tìm
dãy x,x
1,
x
2…
x
n
< 2 (1)
- Bước 2: Xét các số x
i
trong dãy (1) với
i=0,1,2…n
+ Nếu x
i
lẻ, viết dưới x
i
giá trị x

i
= 1

+ Nếu x
i
lẻ, viết dưới x
i
giá trị x
i
= 0
 Ta thu được dãy x
0
, x
1
, …,x
n
(2)
- Bước 3: Viết ngược dãy (2) ta thu được số
nhị phân tương ứng với X
IV. CỦNG CỐ
- Hệ nhị phân chỉ sử dụng 2 số là 0 và 1 để biểu diễn số
- Cách biến đổi từ hệ thập phân sang hệ nhị phân
- Cách biến đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập phân
V. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
6
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
(Tiếp)

I. MỤC TIÊU
-Biết được cách biến đổi giữa hệ đếm cơ số 8 và hệ đếm cơ số 16
- Biết được các phép tính cơ bản của số nhị phân
- Biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: Học bài cũ
III. NỘI DUNG
1. Ổn định lớp: - Trật tự lớp
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
? 1110
(2)
= ?
(10)

? 19
(10)
= ?
(2)
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Giới thiệu cách biểu diễn hệ đếm cơ số
8
GV: Hệ đếm cơ số 8 sử dụng bao nhiêu chữ
số
HS: sd 8 chữ số từ 0 đến 7
GV:Chuyển 674
(8)
sang hệ thập phân

HS: 674
(8)
= 6*8
2
+ 7*8
1
+ 4*8
0
= 444
GV: Hệ đếm cơ số 16 sử dụng bao nhiêu
chữ số
HS: 16 chữ số
GV: Từ số 10 trở đi có kí hiệu riêng
A biểu diễn cho số 10
B 11
C 12
D 13
E 14
F 15
GV: Tiếp theo chúng ta tìm hiểu các phép
tính trong hệ nhị phân
Các em hãy cho biết chúng ta thường thực
hiện phép toán nào trong khối tính toán số
học và logic
HS:
Phép cộng và nhân đặt theo hàng và tính
như trong hệ thập phân
VD: Tính 101011 101011
+100010 *100010
1001101 100010

2. Biểu diễn thông tin (Tiếp)
e. Hệ đếm cơ số 8 (hệ octal hay hệ bát
phân)
- Là hệ đếm sử dụng 8 chữ số 0…7 để biểu
diễn các số
VD: 891
(8)
- mỗi một chữ số hệ 8 tương đương với số
nhị phân 3 bit (8 = 2
3
)
VD: 891
8
= 8*8
2
+ 9* 8
1
+ 1*8
0
= 585
f. Hệ đếm cơ số 16 (Hệ hecxa decimal)
hay hệ hecxa
- Là hệ đếm sử dụng các chữ số từ 0…8,9,
A, B, C, D, E, F
- Mỗi một chữ số hệ hecxa tương ứng với 1
số nhị phân 4 bit
VD: Chuyển từ hệ hecxa sang hệ thập phân
1AC2
(16)
= ?

(10)

0AC2
(16)
= 0*16
3
+10*16
2
+12*16
1
+2*16
0
= 2754
3. Các phép tính số học cơ bản trong hệ
nhị phân
a, Phép toán số học: Cộng, trừ, nhân, chia
Bảng cộng Bảng nhân

Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
7
x y x*y
0 0 0
0 1 0
1 0 0
1 1 1
x y x+y
0 0 0
0 1 1
1 0 1
1 1 10

Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
VD
VD: Tính 101011 101011
OR100010 AND100010
101011 100010
GV: Tại sao trong máy tính phải dùng mã
nhị phân
GV:Làm thế nào để biểu diễn thông tin
b, Phép toán logic: AND, OR, NOT
Bảng OR (hoặc)
Bảng AND (và)
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Do các linh kiện và vật liệu dùng để chế
tạo máy tính, bộ nhớ.. đều chỉ có cách thể
hiện bằng 2 trạng thái : Đóng- Hở mạch
điện(ON- OFF) tương ứng 0 hoặc 1
- Để biểu diễn thông tin chúng ta phải mã
hóa nó.Thực chất là qui ước về cách biểu
diễn
Trong máy tính người ta dùng mã có độ dài
cố định để biểu diễn, nghĩa là độ dài từ
mã(số chữ số nhị phân dùng để biểu diễn)
là cố định. Với độ dài từ mã là n ta có thể
biểu diễn 2n trạng thái khác nhau
VD: Độ dài mã là 4 thì ta có thể biểu diễn
2
4
= 16 trạng thái thông tin khác nhau
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6

8
x y x or y
0 0 0
0 1 1
1 0 1
1 1 1
x y x and y
0 0 0
0 1 0
1 0 0
1 1 1
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
IV. CỦNG CỐ
- Biết cách biếu diễn hệ đếm cơ số 8 và cơ số 16
- Biết cách tính toán phép toán số học và phép toán logic
- Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính
V. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
9
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết tới khả năng, cấu trúc chung và những điều chưa thể của máy tính
- Rèn luyện tính sáng tạo, tìm hiểu.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên chuẩn bị giáo án
- Học sinh học bài cũ
III. NỘI DUNG

1. Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Giới thiệu khả năng làm việc và ứng
dụng của MTĐT
? Em hãy cho biết máy tính có những khả
năng gì
HS: Thực hiện công việc nhanh, lưu được
nhiều thông tin
GV: Máy tính có khả năng như thế nào,
dùng nó vào việc gì
1. Một số khẳ năng của máy tính
- Khă năng tính toán nhanh
- Tính toán với độ chính xác cao
- Khả năng lưu trữ lớn
- Khả năng làm việc không mệt mỏi
2. Có thể dùng MTĐT vào những công
việc gì
- Thực hiện tính toán giúp giảm bớt gán
nặng tính toán cho con người
- Tự động hóa các công việc văn phòng:
Soạn thảo, in ấn văn bản, thuyết trình trong
hội nghị hoặc lập lịch làm việc…
- Hỗ trợ công tác quản lí: Tập hợp các
thông tin liên quan đến con người,tài sản,
kết quả học tập.. thành các cơ sở dữ liệu
lưu trữ trong máy tính để sử dụng cho quản
lí và quyết định
- Công cụ học tập và giải trí: Học ngoại

ngữ, học toán, thực hiện các TN vật lí, hóa
học và nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi..
nhờ máy tính
- Điều khiển tự đọng và robot: Điều khiển
các dây chuyền sản xuất như lắp ráp ôtô, xe
máy, điều khiển vệ tinh, tàu vũ trụ…Robot
có thể thay thế con người làm công việc
nặng nhọc trong môi trường độc hại
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến
thông qua mạng internet toàn cầu, có thể
liên lạc với bạn bè, người thân. Tìm kiếm
những thông tin bổ ích
3. Máy tính và điều chưa thể
- Tất cả séc mạnh máy tính đều phụ thuộc
con người và do hiểu biết của con người
quyết định. Máy tính chỉ làm theo sự điều
khiển của con người
- Máy tính không phân biệt được mùi vị,
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
10
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
cảm giác. Do vậy máy tính vẫn không thể
thay thế được hoàn toàn con người đặc biệt
là chưa có khả năng tư duy của con người
IV. CỦNG CỐ
-Biết khả năng của máy tinh từ đó ứng dụng trong học tập và đời sống
- Công dụng của MTĐT
- Hạn chế của máy tính
V. RÚT KINH NGHIỆM

Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
11
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giúp học sinh biết được mô hình quá trình 3 bước
- Cấu trúc chung của máy tính
II. CHUẨN
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: Bài cũ
III.NỘI DUNG
1. Ổn định lớp: - Trật tự lớp
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Giới thiệu mô hình quá trình 3 bước
HS: Nghe giảng và ghi chép
GV: lấy VD về mô hình 3 bước
HS: Nấu cơm,giặt quần áo..
Cấu trúc chung của máy tính điện tử
Gồm 5 phần chính
• Khối xử lí trung tâm CPU
• Bộ nhớ trong (RAM, ROM)
• Bộ nhớ ngoài (Đĩa cứng, đĩa
mềm..)
• Các thiết bị vào
• Các thiết bị ra

GV: CPU Là trung tâm quá trình xử lí dữ
liệu
1. Mô hình qúa trình 3 bước
- Mô hình
VD: Giải toán với các điều kiện đã cho
(INPUT), suy nghĩ tính toán tìm lời giải từ
đk cho trứớc (xử lí), đáp số của bài toán
(OUTPUT)
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử

a. Khối xử lí trung tâm CPU (central
processing unit)
- Là bộ phận quan trọng nhất cảu máy tính.
Nó thực hiện các phép tính số học và logic,
đông thời điều khiển các qui trình thực hiện
lệnh và các chương trình bên trong bộ nhớ
trong, điều khiển và phối hợp tất cả các bộ
phận bên trong máy tính
- Cấu tạo của CPU
+ Khối tính toán số học và logic: ALU
(Arthitmetic logic unit): Thực hiện các thao
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
12
XUẤT
(Output
)
NHẬP
(Input)
XỬ LÍ
Thiết bị

vào
Thiết
bị ra
Bộ nhớ
trong
RAM,
ROM
Bộ xử lí
trung tâm
CPU
Bộ nhớ ngoài (đĩa
cứng, đĩa mềm..)
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
tác phép tính
. Số học: Cộng, trừ, nhân, chia
. Quan hệ: so sánh, >, <, =
. Logic: and, or, not, xor
+ Khối điều khiển CU (control unit): Tạo ra
các tín hiệu điều khiển mọi công việc
+ Thanh ghi (Register): Có tác dụng như là
khối ghi chép giúp thực hiện nhanh các phép
toán
b. Bộ nhớ trong
- Là loại bộ nhớ chứa chương trình và số
liệu gắn liền với CPU
- Đặc điểm
+ Tốc độ trao đổi t.tin với CPU lớn
+ Dung lượng bộ nhớ k cao
. RAM (Random Access memory): Là bộ

nhớ khi MT họat động ta có thể ghi vào, đọc
ra dễ dàng ; thông tin sẽ bị mất khi mất điện
hoặc tắt máy
. ROM (Random only memory): Là bộ
nhớ chỉ đọc thông tin ra , không cho phép
ghi vào; thông tin trên ROM tồn tại liên tục
ngay cả khi mất điện hoặc tắt máy
c. Bộ nhớ ngoài: Đĩa mềm, đĩa cứng, băng
từ
* Đĩa mềm (Floppy disk): Cấu tạo bằng
nhựa tổng hợp mềm, dẻo đựơc đặt trong vỏ
nhựa chống bụi
* Đĩa cứng (Hard disk): Gồm 1 hay nhiều
đĩa làm bằng kim loại cứng, bề mặt phủ lớp
từ tính được gắn cố định trong máy
* Đĩa CD-ROM/ DVD
.
IV. CỦNG CỐ
- Cấu tạo của máy tính, trong máy tính thì bộ phận nào là quan trọng nhất?
- Bộ nhớ trong? Phân biệt được RAM và ROM
- Bộ nhớ ngoài
V. RÚT KINH NGIỆM
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
13
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
(tiếp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giúp học sinh biết được thiết bị vào và thiết bị ra

- Phân biệt phần cứng, phần mềm
II. CHUẨN
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: Bài cũ
III.NỘI DUNG
1. Ổn định lớp: - Trật tự lớp
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Cho học sinh quan sát bàn phím và
phân vùng cho học sinh
GV: Hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng
trên bàn phím
GV: Cho hs quan sát chuột
? Nêu cấu tạo của chuột
GV: Thiết bị ra gồm những gì?
3.Thiết bị vào
* Bàn phím
- Phím kí tự: Gồm các chữ số, kí hiệu, kí tự
nằm ở phần chính của bàn phím
- Phím di chuyển con trỏ
- Phím chức năng
- Phím điều khiển
* Cách sử dụng các phím trên bàn phím
- Shift: Thay đổi kiểu chữ in, chữ thường,
lấy kí tự trên của phím có 2 kí tự
- Caps lock: Đèn sáng: Chữ in
Đèn tắt: Chữ thường

- Enter: Đưa con trỏ xuống 1 dòng
- Space bar (thanh ngang): Phím cách
- Delete (Del): Xóa kí tự bên phải con trỏ
- Back space (): Xóa kí tự bên trái con
trỏ
- Insert (Ins): Bật tắt chế độ chèn/ đè
- Num lock: Sáng: Dùng nhóm phím số
Tối: Dùng chức năng thứ 2
của nhóm phím số
* Chuột
-Có thể có 2 hoặc 2 phím bấm xong quan
trọng nhất vẫn là phím trái
- Có hình dáng con chuột, mặt dưới có bi
lăn được đặt trên mặt phẳng.Sử dụng để
định vị trí các đối tương trên màn hình
4. Thiết bị ra
* Màn hình:
-Giống mà hình của máy thu hình
- Màn hình có 2 chế độ là văn bản và đồ
họa
* Máy in:
- Máy in kim
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
14
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
- Máy in laser
- Máy in phun mực
5. Phần cứng
- Gồm các đối tượng vật lí hữu hình như vi

mạch, bản mạch in, dây cáp nối mạch điện,
bộ nhớ, màn hình,máy in, thiết bị đầu cuối,
nguồn nuôi…Phần cứng thực hiện các chức
năng xử lí thông tin cơ bản ở mức độ thấp
nhất tức là các tín hiệu nhị phân (0, 1)
6. Phần mềm
- Là chương trình điều khiển các hoạt động
của phần cứng máy tính và chi đạo việc xử
lí các dữ liệu
- Phần mềm được chia làm 2 loại phần
mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
IV. CỦNG CỐ
-Kể tên các thiết bị vào/ ra? Ứng dụng
- Biết được phần cứng và phần mềm
V. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
15
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
Bài thực hành 1:
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁYTÍNH
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được 1 số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân( loại máy tính thông
dụng nhất hiện nay)
- Biết cách bật tắt máy tính
- Làm quen với bàn phím và chuột
II. CHUẨN BỊ
- Giáo án
- Phòng máy
III. NỘI DUNG

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và của HS Nội dung
GV: Giúp học sinh phân biệt các bộ phận
của MT (đã được học từ bài trước)
GV: Tên các thiết bị vào/ ra cơ bản mà em
biết
HS: bàn phím, chuột…
GV: Nêu tên một số thiết bị xuất dl?
HS: Màn hình, máy in, loa, ổ ghi..
GV: VD: Khi gõ 1 phím chữ cái bất kỳ từ
bàn phím, kí tự tương ứng với phím này sẽ
được gởi đến CPU và được thể hiện trên
màn hình
GV: Nêu các loại máy in?
GV: Giới thiệu các tbị lưu trữ dữ liệu
đồng thời cho hs quan sát
HS: Nghe giảng và quan sát để phân biệt
được các thiết bị
GV: Nêu các bộ phận cơ bản của MT
1. Phân biệt các bộ phận cơ bản của máy
tính cá nhân
a. Thiết bị nhập dữ liệu cơ bản
- Bàn phím (keyboard): là thiết bị nhập dữ
liệu chính của MT
- Chuột (Mouse): Là thiết bị điều khiển nhập
dl dùng nhiều trong giao diện đồ họa của
MT
b. Thân máy tính

- Chứa nhiều thiết bị phức tạp bao gồm bộ
VXL CPU, bộ nhớ RAM, nguồn điện, ..
được gắn trên một bảng gọi là bo mạch chủ
c. Thiết bị xuất dữ liệu
- Màn hình: là nơi hiển thị kết quả hoạt động
của MT và hầu hết các giao tiếp giữa người
và MT
- Máy in: Là thiết bị dùng để đưa dl ra giấy
- Loa: tb dùng đưa âm thanh ra giấy
- Ổ ghi CD/ DVD: Là thiết bị dùng để đưa dl
ra đĩa dạng CD ROM, DVD
d. Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
- Đĩa cứng: Là thiết bị lưu trữ dữ liệu chủ
yếu của MT, có dung lượng lớn
- Đĩa mềm: Có dung lượng nhỏ hơn dùng để
sao chép dữ liệu từ MT này sang MT khác
- Ngoài ra còn có một số loại tb hiện đại
như: đĩa quang, USB
e. Các bộ phận cấu thành máy tính hoàn
chỉnh
- Màn hình, chuột, bàn phím, thân MT ngoài
ra còn có thêm máy in và ổn áp
2. Bật CPU và màn hình
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
16
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
- Bật nút Power trên màn hình và trên thân
MT
Chú ý

- Phân biệt nút Power và nút Reset trên thân
MT
-Quan sát đèn tín hiệu và qúa trình khởi
động của MT qua các thay đổi trên màn
hình. Đợi cho đến khi MT kết thú quá trình
khởi động và ở trạng thái sẵn sàng
3.Làm quen với bàn phím và chuột
* Bàn phím chia 4 nhóm
- Nhóm phím số
- Nhóm chức năng
- Nhóm điều khiển
- Nhóm soạn thảo
* Để đánh các KH ở phía trên của phím ta
dùng tổ hợp phím Shift + phím chứa kí hiệu
đó
* Di chuyển chuột
4. Tắt máy tính
- Start/ turn off computer
- Quan sat quá trình kết thúc và tắt của MT
- Tắt màn hình
IV. CỦNG CỐ
V. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
17
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
CHƯƠNG II: PHẦN MỀM HỌC TẬP
Bài 5: LUYỆN TẬP CHUỘT
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết cách cầm chuột, phân biệt nút chuột phải, trái

- Luyện tập 5 thao tác cơ bản với chuột: Di chuyển, nháy chuột trái, nháy chuột phải,
nháy đúp chuột, kéo thả chuột
II. CHUẨN BỊ
- Giáo án
- Phòng máy
III. NỘI DUNG
1. Ốn định trất tự, kiểm tra sĩ số lớp
2. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung TG
GV: Để điều khiển chuột thì trước tiên ta
phải làm gì?
HS: Cầm chuột
GV: hướng dẫn học sinh cách cầm chuột
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ
tương ứng các thao tác trong SGK- T23 để
rút ra nhận xét
GV: Giới thiệu các mức làm việc của
phần mềm
HS: Vừa nghe giảng vừa theo dõi
1. Các thao tác chính với chuột
- Chuột là thiết bị vào dùng để thực hiện
các lệnh điều khiển hoặc nhập các lệnh
vào máy tính
a. Cách cầm chuột
- Dùng bàn tay phải để giữ chuột, ngón
trỏ đặt nút trái chuột, ngón giữa đặt lên
nút phải chuột
b. Các thao tác chính với chuột
- Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển
chuột trên mặt phẳng (không nhấn bất cứ

nút chuột nào)
- Nháy chuột trái: Nhấn nhanh nút trái
chuột và thả tay
- Nháy chuột phải: Nhấn nhanh nút phải
chuột và thả tay
- Nháy đúp chuột: Nháy nhanh 2 lần liên
tiếp nút trái chuột
- Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái
chuột, di chuyển đến vị trí đích và thả tay
để kết thúc thao tác
2. Luyện tập và sử dụng chuột bằng
phầm mềm Mouse Skill
- Luyện tập theo 5 mức
+ Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột
+ Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột trái
+ Mức 3: Luyện thao tác nháy chuột phải
+ Mức 4: Luyện thao tác kích đúp chuột
+ Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột
Với các mức từ 1 đến 4 phần mềm sẽ
xuất hiện 1 hình vuông trên màn hình.
Nhiệm vụ của các em là thực hiện thao
tác chuột tương ứng trên hình vuông này.
Lúc đầu hình vuông này còn lớn, càng về
sau càng nhỏ dần và thao tác càng khó
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
18
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
hơn
Với mức 5: Màn hình xuất hiện cửa sổ và

biểu tượng nhỏ. Em kéo, thả biểu tượng
vào trong khung cửa sổ
* Đánh giá: Nhin màn hình cho ta biết:
- Tổng điểm(Overall score)
- Trình độ(Ovarall rating):
+ Beginner: Bắt đầu
+ Not bad: Tạm được
+ Good: Tốt
+ Expert: Rất tốt
* Nháy nút Try Again để chơi lại
* Nháy nút Quit để thoát
3. Luyện tập
- Khởi động phần mềm: Nháy đúp chuột
vào biểu tượng hình con chuột
- Nhấn 1 phím bất kì nhấn 1 phím bất kỳ
để bắt đầu vào chương trình luyện tập
chính
- Luyện tập từng mức
IV. CỦNG CỐ
- Nhắc học sinh học thuộc và luyện tập cách sử dụng chuột
V. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
19
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
Bài 6: HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh làm quen với bàn phím, phân biệt 1 số phím điều khiển
- Luyện tập thao tác với bàn phím và học cách gõ mười ngón
II. CHUẨN BỊ

- Giáo án
- Phòng máy
III. NỘI DUNG
3. Ốn định trất tự, kiểm tra sĩ số lớp
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và học sinh Nội dung TG
GV: Yêu cầu học sinh quan sát, nêu đặc
điểm của hàng phím từ trên xuống dưới
- Cách đặt tay trên bàn phím
+ Đặt tay ở hàng phím cơ sở
A S D F G H J K L
Ngón trỏ trái đặt vào phím F
Ngón trỏ phải đặt vào phím J (2 phím có
gai)
Các ngón khác đặt lần lượt theo sau
2 ngón cái đặt lên phím cách
HS: Tậo gõ các phím ở hàng cơ sở bằng
cách ấn ngón tương tự
GV: Hướng dẫn tư thế ngồi cho hoc sinh:
GV:Hướng dẫn học sinh cách đặt tay và
các bước luyện tập với bàn phím
1. Bàn phím máy tính
- Bàn phím gồm 5 hàng phím
+ Hàng phím số
+ Hàng phím trên
+ Hàng phím cơ sở
+ Hàng phím dưới
+ Hàng phím chứa phím cách
- Các phím khác
+ Spacebar

+ Ctrl
+ Alt
+ Capslock
+ Enter
+ Tab
+ Backspace
2. Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng
10 ngón
- Tốc độ gõ nhanh hơn
- Gõ chính xác hơn
3. Tư thế ngồi
- Thẳng lưng, đầu không ngửa ra sau
cũng k cúi đầu về phía trước. Mắt nhìn
thẳng vào màn hình, có thể nhìn chếch
xuống dưới nhưng không được ngửa lên
trên.
- Bàn phím ở vị trí trung tâm, 2 tay thả
lỏng trên bàn phím
4.Luyện tập
a. Cách đặt tay và gõ phím
- Đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở
- Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìn
xuống bàn phím
- Gõ nhẹ phím nhưng dứt khoát
- Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất
định
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
20
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng

HS: Luyện tập theo mẫu sgk- T28
HS: Luyện tập theo mẫu sgk- T29
HS: Luyện tập theo mẫu sgk- T29
HS: Luyện gõ kết hợp các phím
Sgk- 29, 30
HS: Luyện tập theo mẫu sgk- T30
b. Luyện gõ các phím hàng cơ sở
- Nhận biết các ngón phụ trách
Các ngón Tay trái Tay phải
Trỏ F, G J, H
Giữa D K
Áp út S L
Út A ;
Cái Dấu cách Dấu cách
c. Luyện gõ các phím hàng trên
Các ngón Tay trái Tay phải
Trỏ R, T U, Y
Giữa E I
Áp út W O
Út Q P
Cái Dấu cách Dấu cách
d.Luyện gõ các phím hàng dưới
Các ngón Tay trái Tay phải
Trỏ V, B M, N
Giữa C ,
Áp út X .
Út Z /
Cái Dấu cách Dấu cách
e. Luyện gõ kết hợp các phím
f. Luyện gõ các phím hàng số

Các ngón Tay trái Tay phải
Trỏ 4,5 6, 7
Giữa 3 8
Áp út 2 9
Út 1 0
Cái Dấu cách Dấu cách
g. Luyện gõ kết hợp các phím kí tự
trên toàn bàn phím
h. Luyện gõ kết hợp các phím kết hợp
phím shift
IV. CỦNG CỐ
- Giáo viên nhắc học sinh học thuộc và luyện tấp đúng vị trícác ngón tay phụ trách trên bàn
phím, tránh nhìn xuống bàn phím
V. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
21
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
Bài 7: SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ GÕ PHÍM
I. MỤC ĐÍCH
- học sinh biết cách sửb dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím
- Luyện tập thao tác 10 ngón, đánh giá được kết quả bài học
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án , phòng máy, phần mềm Mario
- HS: Xem trước bài học
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách đặt tay trên bàn phím?
3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Mario là phần mềm được dùng để
luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón
- HS: Quan sát SGK.
- GV: Giới thiệu màn hình chính của phần
mềm Mario sau khi khởi động
GV: Để phần mềm Mario theo dõi đánh gí
kết quả luyệ phím của hs
GV: Giải thích cho hs biết WPM (Word per
minute) là số từ đúng trung bình trong 1
phút
WPM < 10: Chưa tốt
10 ≤ WPM ≤ 20 : Khá
WPM ≥ 30: Tốt
1. Giới thiệu phần mềm Mario
- Màn hình có 3 bảng chọn
+ File: Các lệnh hệ thống
+ Student: Cài đặt thông tin học sinh
+ Lessons: lựa chọn các bài học
* Home Row Only: Hàng cơ sở
* Add Top Row: Hàng trên
* Add Bottom Row: Hàng dưới
* Add Numbers: Hàng số
* Add Symbols: Phím kí hiệu
* All keyboard: Kết hợp cả bàn phím
2. Luyện tập
a. Đăng kí người luyện tập
- Khởi động: Chạy tệp Mario.exe hoặc nháy
đúp chuột vào biểu tượng trên nền màn hình
- Nhập tên (không dấu): Gõ phím W hoặc

chọn New student Name, nháy Done
b. Nạp tên người luyện tập
- Gõ phím L
- Nháy chọn tên
- nháy Done
c. Thiết lập các lựa chọn để luyện tập
- Gõ phím E
- Đặt mức WPM
- Chon người dẫn đường
- Nháy chuột tại vị trí số dòng của WPM và
sửa giá trị này, nhấn Enter
- Nháy Done để xác nhận
d. Lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn
phím
Với mỗi bài học có 4 mức
- Mức 1: Đơn giản nhất
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
22
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
- Mức 2: Trung bình
- Mức 3: Nâng cao
- Mức 4: Tự do
e. Luyện gõ phím
Sau khi luyện 1 bài chọn thì nhấn Next để
sang bài kế tiếp
Menu để quay lại màn hình chính
* Đánh giá
- Key Typed: Số kí tự đã gõ
- Errors: Số lần gõ sai

- WPM: Số kí tự trên phút đã đạt được
- Goal WPM: Số kí tự trên phút cần đạt
được
- Accuracy: Tỷ lệ gõ đúng
- Lesson Time: Thời gian luyện tập
g. Thoát khỏi phần mềm
- Nhấn Q
- File/ Quit
4. Củng cố và hướng dẫn về nhà
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
23
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
Bài 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI
I. MỤC ĐÍCH
- Học sinh biết cách sử dụng phần mềm để quan sát và lấy thông tin về các hành tinh
trong hệ Mặt trời, giải thích các hiện tượng: Ngày đêm, nhật thực, nguyệt thực
- Tăng cường khả năng sử dụng chuột
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, phòng máy, phần mềm Solar System
- HS: Xem trước bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức lớp
- Báo cáo sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Trái đất của chúng ta quay xung quanh
mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện

tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời
có những hành tinh nào? Phần mềm mô
phỏng hệ mặt trời sẽ giải đáp cho ta những
thắc mắc đó
1. Màn hình khởi động của phần mềm
Đây là hệ mặt trời của chúng ta
- Mặt trời màu đỏ rực nằm ở vị trí trung tâm
- Các hành tinh quanh hệ mặt trời nằm trên
các quĩ đạo khác nhau quay xung quanh mặt
trời
- Mặt trăng chuyển động như vệ tinh quay
xung quanh trái đất
2. Các nút lênh điều khiển
Hiện(Ẩn) quỹ đạo
Chuyển động vị trí quan
sát trong không gian
Phóng to, thu nhỏ
khung màn hình
Tăng(giảm) vận tốc
chuyển động các hành tinh
Nâng lên, hạ xuốngvị trí quan sát
hiện thời so với mặt phẳng ngang của toàn hệ
mặt trời
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
24
Tuần thứ: Ngàysoạn
Tiết thứ: Ngày giảng
GV: Hướng dẫn học sinh cách khởi động
phần mềm
HS: Đọc tên các hành tinh gần hệ mặt trời

Sao thuỷ, kim, hoả, mộc, thổ
GV: Giải thích hiện ngày, đêm tượng
- Do trái đất luôn tự quay quanh mình và
quay quanh mặt trời. Phần trái đất được mằt
trời chiếu sáng là ngày, phần không được
chiếu sáng là ban đêm
? Vì sao mặt trăng lúc tròn, lúc khuyết
- Mặt trăng tự quay quanh mình và quay
quanh trái đất nhưng luôn hướng một phía
về mặt trời.Trái đất quay quanh mặt trời do
đó ta nhìn thấy trăng lúc tròn, lúc khuyết
? Thế nào là nhật thực
- Đó là lúc mặt trăng, mặt trời và trái đất
thẳng hàng. Mặt trăng nằm giữa mặt trời và
trái đất
? Thế nào là nguyệt thực?
- Đó là lúc mặt trăng, mặt trời và trái đất
thẳng hàng nhưng theo một thứ tự khác.
Trái đất ằnm giữa mặt trời và mặt trăng
Dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên
xuống dưới
Sang trái, sang phải
Đưa mặt trời về trung tâm màn hình
Xem thông tin chi tiết các vì sao
2. Thực hành
a. Khởi động: Nháy đúp chuột vào biểu
tượng trên màn hình
b. Quan sát hành tinh gần mặt trời nhất
c. Quan sát chuyển động của trái đất, mặt
trăng

d. Quan sát hiện tượng nhật thực
e. Quan sát hiện tượng nguyệt thực

4. Củng cố và hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn học sinh làm câu hỏi sgk- T38
- Giải thích các thông số khi lấy thông tin chi tiết về các vì sao
+ Diameter: Đường kính
+ Orbit: Độ dài quĩ đạo
+ Obital Period: Thời gian quay hết 1 vòng quĩ đạo
+ Mean Orbital Velocity: Vận tốc TB của quĩ đạo
+ Orbital Eccentricity: Độ lệch tâm của quĩ đạo
+ Inclination to Ecliptic: Nghiêng về phía nhật thực, nguyệt thực
+ Equatorial Tilt to Orbit: Độ nghiêng quĩ đạo về phía xích đạo
+ Planet day: Thời gian tự quay hết 1 vòng quanh nó
+ Mass: Khối lượng hành tinh
+ Temperature: Nhiệt độ trung bình
+ Moos: Các vệ tinh
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Lê Viết Dũng Tin 6
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×