TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐOÀN DANH TUẤN ANH
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT KHẨU,
THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Ở
VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
HỆ: ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học
thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực
hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan Luận văn có tiêu đề “Tác động của chính sách thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu đối với việc phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt
Nam” đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa từng công bố trong bất
kỳ một công trình nghiên cứu nào khác trước đó. Các số liệu sử dụng trong luận văn
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
TÁC GIẢ
Đoàn Danh Tuấn Anh
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ
sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Cô giáo hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương Trường Đại học
Kinh tế quốc dân.
Các thầy, cô giáo Viện thương mại và kinh tế quốc tế, Viện Đào tạo sau
đại học các thầy, cô giáo trong trường Đại học kinh tế quốc dân đã chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của Lãnh đạo trong cơ quan và các đồng nghiệp trong phòng
XNK đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực
hiện. Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm
khuyết. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và mọi người để luận
văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả
Đoàn Danh Tuấn Anh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA MỘT QUỐC GIA...................................7
1.1. Sự cần thiết của ngành công nghiệp ô tô và sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô................................................................................................................7
1.1.1.Ngành công nghiệp ô tô................................................................................7
1.1.2.Sự cần thiết của ngành công nghiệp ô tô......................................................9
1.1.3 Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới...............................10
1.2. Tác động của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với ngành
công nghiệp ô tô.....................................................................................................12
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu........12
1.2.2. Các khía cạnh tác động của chính sách thuế đến sự phát triển của ngành
công nghiệp ô tô..................................................................................................17
1.3. Kinh nghiệm xây dựng chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với ngành công
nghiệp ô tô..............................................................................................................22
1.3.1. Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ô tô của một số nước trên
thế giới................................................................................................................22
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm......................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Ô TÔ Ở VIỆT NAM..............................................................................................29
2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam.............................................................................................................29
2.1.1 Quá trình hình thành ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.............................29
2.1.2. Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.................................30
2.1.3. Cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô hiện nay............................................44
2.2. Phân tích thực trạng tác động của chính sách thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam....................................................47
2.2.1 Các chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam......................................................................................................47
2.2.2.Thực trạng tác động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam..........................................................................................52
2.2.3. Các khía cạnh tác động của chính sách thuế, thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối
với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam................................................................63
2.3. Đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của chính sách thuế xuất nhập khẩu
đến sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.................................74
2.3.1 Tác động tích cực.......................................................................................74
2.3.2 Tác động tiêu cực.......................................................................................75
2.3.3 Nguyên nhân..............................................................................................76
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC
ĐỘNG TÍCH CỰC HẠN CHẾ TIÊU CỰC CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020................................................................................78
3.1. Định hướng phương hướng hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu
nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam............................................78
3.1.1. Dự báo.......................................................................................................78
3.1.2. Định hướng hoàn thiện chiến lược............................................................82
3.2. Giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tiêu cực của chính sách thuế
xuất khẩu, nhập khẩu ô tô nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam
đến năm 2020.........................................................................................................84
3.2.1. Một số giải pháp và cơ chế chính sách......................................................89
3.2.2. Các giải pháp, chính sách khác..................................................................90
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp........................................................................92
3.3.1. Đối với Chính Phủ.....................................................................................92
3.3.2. Đối với Các Doanh nghiệp........................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Từ viết tắt
Từ viết
WTO
GDP
ASEAN
IAF
EU
FDI
CKD
IKD
FTA
MFN
OICA
CEPT
SME
ATIGA
Tổ chức thương mại thế giới
Tổng sản phẩm quốc nội
Hiệp hội quốc gia đông nam á
Hiệp hội các Tổ chức Công nhận hàng đầu trên thế giới
Liên minh châu âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ô tô lắp ráp trong nước với 100% linh kiện nhập khẩu
Nhập một phần linh kiện, máy móc… về lắp ráp
Hiệp định Thương mại tự do
Nguyên tắc pháp lý
Trung tâm công nghiệp hóa cơ hội của Mỹ
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ
BOT
AFTA
thương mại hàng hóa trong nội khối
Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
Khu vực mậu dịch tự do Asean
Tiếng Việt
STT
Từ viết tắt
Từ viết
1
XNK
Xuất nhập khẩu
2
GTGT (VAT)
Giá trị gia tăng
3
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
4
VAMA
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam
5
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
6
NK
Nhập khẩu
7
SXKD
Sản xuất kinh doanh
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1:
Tỉ lệ xe sản xuất trong nước và nhập khẩu ô tô Việt Nam giai đoạn năm
2012 – 2016.........................................................................................30
Bảng 2.2:
Danh sách các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam..................33
Bảng 2.3:
Số lượng ô tô sản xuất trong nước giai đoạn 2012-2016.....................37
Bảng 2.4:
Số lượng ô tô nhập khẩu trong nước giai đoạn 2012-2016..................38
Bảng 2.5:
Số liệu so sánh ô tô nhập khẩu và ô tô trong nước, lắp ráp ô tô...........44
Bảng 2.6:
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt...................................................................51
Bảng 2.7:
Cơ cấu nhập khẩu ô tô năm 2016.........................................................57
Bảng 2.8.
Kim ngạch nhập khẩu ô tô giai đoạn năm 2012 - 2016........................58
Bảng 2.9:
Bảng kim ngạch nhập khẩu của linh kiện ô tô qua các năm................59
Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô qua các năm................................59
Bảng 3.1:
Dự kiến xe lắp ráp trong nước trong thời gian tới................................80
Bảng 3.2:
Dự kiến sản lượng xe và tốc độ tăng trưởng các năm..........................80
Bảng 3.3:
Dự kiến xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng.................................81
Bảng 3.4:
Dự kiến sản xuất xe ô tô trong nước....................................................81
Bảng 3.5:
Lộ trình sản xuất xe ưu đãi.............................................................................88
HÌNH
Hình 2.1:
Số lượng ô tô sản xuất trong nước giai đoạn 2012-2016.....................37
Hình 2.2:
Số lượng ô tô nhập khẩu giai đoạn 2012-2016....................................39
Hình 2.3:
Số lượng ô tô tiêu thụ trong nước giai đoạn 2012-2016......................41
Hình 2.4:
Sản lượng ô tô theo từng quốc gia năm 2015......................................43
Hình 2.5:
Sản lượng ô tô Việt Nam và các nước trong khu vực năm 2015..........44
Hình 2.6:
Lượng và kim ngạch ô tô nguyên chiếc nhập khẩu..............................56
Hình 2.7:
Thị trường Việt Nam nhập khẩu ô tô năm 2015-2016 (số lượng)........56
trƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
đoàn danh tuấn anh
Tác động của chính sách thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu đối với việc phát triển
ngành công nghiệp ô tô ở việt nam
Chuyên ngành: kinh tế và quản lý thơng mại
Hệ: ứng dụng
Hà Nội - 2017
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự cần thiết của đề tài: Ở Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là
ngành công nghiệp non trẻ. Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam
trong thời gian qua cũng đã đạt được một số thành công nhất định, đã đầu tư xây
dựng hạ tầng cơ sở cho một số nhà máy lắp ráp ô tô ở những khu công nghiệp lớn.
Để ngành công nghiệp ô tô phát triển đòi hỏi sự hiện diện của nhiều nhân tố
khác nhau, trong đó có vai trò của chính sách thuế trong đó đặc biệt quan tâm đến
chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đặc biệt quan tâm do chủ yếu phát triển ngành
công nghiệp ô tô ở Việt Nam cùng với quá trình đổi mới hệ thống chính sách thuế,
phí, lệ phí áp dụng đối với ngành ô tô và việc sử dụng ô tô của Việt Nam thời gian
qua cũng đã có nhiều thay đổi quan trọng. Trong đó, để thúc đẩy sự phát triển của
ngành công nghiệp ô tô trong nước, Việt Nam cũng đã ban hành một số chính sách
ưu đãi thuế xuất khẩu nhập khẩu.
Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến 2030 hiện nay đang được Bộ Công thương phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan xây dựng.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô có vai trò rất quan trọng đối với quá trình
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, nhiều nước đã xem đây
là một trong những ngành kinh tế chiến lược cần được ưu tiên đầu tư phát triển.
Tham khảo kinh nghiệm của một số nước cho thấy để thúc đẩy được sự phát triển
của ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi sự hiện diện của nhiều yếu tố, trong đó có chính
sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể, chính sách
thuế xuất nhập khẩu, chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ
xe ô tô. Về vai trò của chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với sự phát triển ngành
công nghiệp ô tô của Việt Nam trên cơ sở đó việc lựa chọn thực hiện đề tài : “Tác
động của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với việc phát triển
ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, việc
nghiên cứu, phân tích vai trò của chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với
ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
ii
Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan tới luận văn:
TS: Nguyễn Hồng Nhung – Viện kinh tế và chính trị thế giới
- Bài báo: Ngành ô tô Việt Nam thực trạng hoạt động và những biện pháp
bảo hộ ( Báo ra số 5(193) năm 2012.
- Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 12-2012
Bài viết “Ảnh hưởng của các chính sách tới sự phát triển của ngành công
nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam” của tác giả Nhâm Phong Tuân , Trần Đức Hiệp,
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà
Nội, Việt Nam đăng ngày 25 tháng 12 năm 2014.
Luận văn “Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh Sự phát triển” của tác giả Trần Thị Bích Hường (12/2003)
- Tiểu luận của Trần Thế Bình (2012), Tác động của thuế nhập khẩu lên thị
trường ô tô ở Việt Nam, Trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh: Tiểu luận đã tìm hiểu
những cơ sở lý luận liên quan đến thuế nhập khẩu. Lịch sử hình thành, đặc điểm,
vai trò của thuế nhập khẩu đến thị trường ô tô ở Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu các đề tài khoa học có liên quan đến luận văn tác giả
rút ra một số nhận định sau:
- Các đề tài nghiên cứu đã xây dựng được một số cơ sở lý luận thực tiễn về
thuế nhập khẩu.
- Các đề tài và công trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau về hoàn
thiện chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu ô tô ở Việt Nam.
- Các nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi một quốc gia vận dụng các số
liệu từ Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê và Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài
chính để viết bài.
Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu Đề tài: “Tác động của chính sách thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với việc phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt
Nam” là hoàn toàn phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về vai trò của chính sách thuế xuất khẩu,
nhập khẩu đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, kinh nghiệm áp dụng
iii
chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô của một số
nước trên thế giới và các hàm ý chính sách xuất khẩu, nhập khẩu cho Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất
khẩu nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đối với ngành
công nghiệp ô tô đến năm 2020, trong đó sẽ luận giải các yêu cầu, nội hàm của việc
hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô
của Việt Nam thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu kể trên, Đề tài sử dụng kết hợp hai
phương pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định
lượng, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính sẽ là phương pháp chủ đạo để
hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để thống kê
các dữ liệu và mô tả thực trạng của thị trường ô tô Việt Nam trong thời gian qua.
Phương pháp này sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô và
các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ô tô tại Việt Nam. Đồng thời, Đề tài cũng sử
dụng nguồn dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, Bộ tài chính, Tổng cục thống kê, vụ
chính sách thuế liên quan đến tình hình thực hiện các chính sách thuế liên quan đến
ngành ô tô của Việt Nam (thuế xuất khẩu, nhập khẩu);
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để phân
tích, tổng hợp các lý thuyết, các nghiên cứu trước đây về vai trò, tác động cũng như
thực tế thực hiện các chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến ngành
công nghiệp ô tô ở Việt Nam;
Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được dùng để so sánh đối
chiếu thực trạng áp dụng chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công
nghiệp ô tô của Việt Nam thời gian qua với xu hướng của một số nước trên thế giới,
qua đó, rút ra các hàm ý chính sách cho việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế
xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam;
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có
3 chương:
iv
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tác động của chính sách
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với việc phát triển
ngành công nghiệp ô tô của một quốc gia
1.1. Sự cần thiết của ngành công nghiệp ô tô và sự phát triển của ngành
công nghiệp ô tô
Ở phần này tác giả luận văn đưa ra được nững vấn đề cơ bản của ngành công
nghiệp ô tô, Sự cần thiết của ngành công nghiệp ô tô và sự phát triển của ngành
công nghiệp ô tô trên thế giới.
1.2. Tác động của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với
ngành công nghiệp ô tô
Tác giả đưa ra những những vấn đề cơ bản về chính sách thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu, tác động của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với sự
phát triển kinh tế và Các khía cạnh tác động của chính sách thuế đến sự phát triển
của ngành công nghiệp ô tô:
*/ Tác động đến tốc độ tăng trưởng, nguồn đầu vào của ngành công nghiệp ô tô
*/ Tác động đến lắp ráp và sản xuất xe ô tô trong nước:
*/ Chinh sách thuế tác động đến giá thành, tiêu thụ ô tô
1.3. Kinh nghiệm xây dựng chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với
ngành công nghiệp ô tô
Ở phần này tác giả luận văn cũng đưa ra được sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô Thái Lan, chính sách thuế đối với ô tô của Thái Lan và một số bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng tác động của chính sách thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu đến sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô ở Việt Nam
2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Tác giả luận văn trình bày sơ lược về Quá trình hình thành và phát triển của
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam có thể tóm tắt trong giai các đoạn sau:
Giai đoạn 1990 – 2003: Doanh nghiệp ô tô nhận được sự bảo hộ ở mức cao
v
của nhà nước thông qua chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Giai đoạn 2003 – 2007 : Giai đoạn này Việt Nam đang tăng tốc quá trình
đàm phán gia nhập WTO và phải ban hành, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp
với yêu cầu của WTO.
Giai đoạn 2008 – 2012 là giai đoạn mà ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
do những biến động về kinh tế, chính sách đối với ngành ô tô (đặc biệt là chính
sách thuế) thường xuyên thay đổi và khó dự đoán.
Trong giai đoạn năm 2012- 2016, tình hình xuất khẩu của ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam không có nhiều khởi sắc, nhiều doanh nghiệp đang có sự
chuyển hướng, tiến tới tập trung sản xuất các chi tiết nhỏ, linh kiện, rời rạc, dễ làm
mà Việt Nam có lợi thế để xuất khẩu.
(i) Công nghệ sản xuất phần lớn mới chỉ là lắp ráp từ phụ tùng nhập khẩu
Dây chuyền sản xuất chủ yếu cho 3 công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn, lắp ráp.
Trong toàn bộ linh kiện phụ tùng để sản xuất lắp ráp một chiếc ô tô, chỉ có một số ít phụ
tùng đơn giản được sản xuất trong nước (gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy…).
Tỷ lệ nội địa hoá thấp (khoảng 10% đến 40%, tuỳ theo loại xe). Các loại xe tải
nhẹ đạt tỷ lệ nội địa hoá cao hơn các loại xe cao cấp do công nghệ sản xuất đơn giản hơn.
(ii) Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển
Việt nam chỉ mới có khoảng 40 doanh nghiệp FDI và khoảng 30 doanh
nghiệp trong nước cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng ô tô quy mô sản xuất
nhỏ, (sản phẩm chủ yếu là các chi tiết giản đơn, cồng kềnh và có giá trị thấp
trong cơ cấu hàng hoá).
Trên thị trường vẫn chưa xuất hiện các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng lớn,
có tầm cỡ khu vực và thế giới.
(iii) Giá bán xe ở mức cao
Giá xe ô tô của Việt Nam hiện cao gấp 1,2 đến 1,8 lần giá xe của các nước
trong khu vực và trên thế giới tuỳ theo chủng loại. Những nguyên nhân thường
được nhắc tới
Giá bộ linh kiện đầu vào cao;
Chi phí sản xuất cao;
Thuế cao (thuế chiếm tỷ trọSng tương đối lớn trong giá bán xe hiện nay ở Việt Nam).
(iv) Thị trường còn quá nhỏ so với yêu cầu đề phát triển một ngành công
vi
nghiệp ô tô hoàn chỉnh
So với thị trường ô tô của nhiều nước trong khu vực, quy mô của thị trường ô
tô Việt Nam rất hạn chế. Trong hoàn cảnh Việt Nam đang thực hiện các chính sách
đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát (ví dụ chính sách thắt chặt chi tiêu,
hạn chế nhập khẩu, hạn chế sử dụng phương tiện), việc mở rộng thị trường này hầu
như rất hạn chế. Những chính sách này ít nhiều tác động đến đầu ra của các doanh
nghiệp trong ngắn hạn.
(v) Quá trình mở cửa thị trường trong nước theo các cam kết quốc tế
Với việc tham gia một loạt các cam kết quốc tế, Việt Nam đang mở cửa dần
thị trường ô tô nội địa cho ô tô nhập khẩu (cắt giảm thuế nhập khẩu, cho phép nhập
khẩu ô tô cũ, bãi bỏ các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước…). Cạnh tranh trong
ngành này được dự báo sẽ gay gắt hơn (cả về chủng loại, chất lượng và giá, đặc biệt
là xe giá rẻ từ Trung Quốc). Tuy nhiên, khó khăn này sẽ không đến ngay lập tức do
lộ trình mở cửa ngành này tương đối dài.
2.2. Phân tích thực trạng tác động của chính sách thuế xuất khẩu,thuế
nhập khẩu ô tô ở Việt Nam
Ở phần này tác giả luận văn nêu rõ được Các chính sách thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Thực trạng tác động của thuế
xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Qua việc phân tích
Thực trạng tác động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam tác giả luận văn phân tích các khía cạnh tác động của chính sách thuế, thuế
xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
*/ Tác động đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
*/ Tác động đến thị phần ô tô Việt Nam
*/ Tác động đến sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và tới ngành công nghiệp
ô tô của Việt Nam
*/ Tác động đến giá thành, tiêu thụ ô tô ở Việt Nam
2.3. Đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của chính sách thuế xuất nhập
khẩu đến sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam
Trên cơ sở phân tích thực trạng tác động của chính sách thuế xuất nhập khẩu ô
tô của Việt Nam đến sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam tác giả cũng
đưa ra được Tác động tích cực, Tác động tiêu cực, nguyên nhân, điểm yếu và nguyên
nhân dẫn đến các điểm yếu của chính sách thuế xuất nhập khẩu đến sự phát triển của
ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.
vii
Chương 3: Định hướng chiến lược và giải pháp phát huy tác
động tích cực hạn chế tiêu cực của chính sách thuế xuất
khẩu, nhập khẩu nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam đến năm 2020
3.1. Định hướng phương hướng hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập
khẩu nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trong phần này tác giả luận văn đưa ra được các Dự báo thị trường ô tô thế
giới, Việt Nam và phương hướng hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu nhằm
phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
3.2. Giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tiêu cực của chính
sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu ô tô nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô ở
Việt Nam đến năm 2020
Trên cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 1, thực trạng và nguyên nhân các điểm yếu ở chương
2 tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu ô tô nhằm
phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đến năm 2020. Cụ thể:
(1). Điều chỉnh các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến ô tô
(2). Hỗ trợ sản xuất trong nước và nâng cao giá trị tạo ra trong nước nhằm
hướng tới tăng lượng xe xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
(3). Phát triển công
nghiệp hỗ trợ
(4). Phát triển nguồn nhân lực
(5). An toàn, môi trường và cơ sở hạ tầng
3.2.1. Một số giải pháp và cơ chế chính sách
3.2.2. Các giải pháp, chính sách khác
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Ở phần này, tác giả cũng đưa điều kiện thực hiện các giải pháp đối với Chính
Phủ cũng như với đối với các Doanh nghiệp.
viii
KẾT LUẬN
Thuế quan là một công cụ rất mạnh mẽ để quản lý, điều tiết lượng hàng hoá
nhập khẩu và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Qua quá trình tiến hành nghiên cứu
Đề tài: “Tác động của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với việc
phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam” có thể thấy được rằng trong
phạm vi ngân sách còn hạn chế, thời gian thực hiện các cam kết trong thương mại
quốc tế về nhập khẩu ô tô đang đến gần, Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa trong việc
ban hành các chính sách có tính chất ổn định và đủ sức nâng đỡ phát triển ngành
công nghiệp ô tô trong nước sao cho hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp
và người tiêu dùng.
Có thể thấy, chính sách thuế nói riêng và chính sách phát triển ngành công
nghiệp ô tô nói chung của Việt Nam đặc biệt là chính sách thuế xuất khẩu, nhập
khẩu trong thời gian qua có nhiều biến động. Để ngành công nghiệp ô tô trong
nước có thể phát triển và cạnh tranh với làn sóng nhập khẩu. Chính sách thuế với
công nghiệp ô tô nói riêng và các ngành nghề nói chung cần ổn định. So với các
quốc gia trong khu vực như Indonesia hay Thái Lan, thì Việt Nam là một quốc gia
ổn định về chính trị, nhưng thiếu ổn định về chính sách. Chính điều này đã làm
cho các doanh nghiệp ô tô hàng đầu thế giới không dám mạnh dạn đầu tư theo
chiều sâu tại Việt Nam, mà chỉ xây dựng các dây chuyền lắp ráp, nhằm tránh thuế
nhập khẩu ở mức cao.
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận về các chính sách thuế, thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam. Xác định được các khía cạch tác động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu
đối với ngành công nghiệp ô tô. Qua đó thấy được thực trạng tác động của các chính
sách thuế đồng thời xác định được các điểm yếu của chính sách huế, thuế xuất khẩu,
nhập khẩu đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu,nhập khẩu ô tô nhằm phát triển ngành
công nghiệp ô tô đến năm 2020.
ix
Qua phân tích số liệu và thực tế cho thấy, các mức thuế suất cần quan tâm tới
tỷ lệ nội địa hoá nhằm khuyến khích đầu tư theo chiều sâu của các hãng sản xuất
trên thế giới. Nếu như hiện nay, Việt Nam đang đánh thuế TTĐB theo dung tích
động cơ, thì Thái Lan hay Indonesia lại lựa chọn đánh thuế theo tỷ lệ nội địa hoá.
Theo đó, tỷ lệ nội địa hoá càng cao, thuế suất càng giảm và ngược lại. Chính sách
thuế đối với công nghiệp ô tô cần gắn chặt với ngành công nghiệp hỗ trợ. Sản xuất ô
tô luôn đi kèm các ngành nghề sản xuất phụ trợ. Do đó, chính sách thuế không chỉ
quan tâm tới sản xuất, lắp ráp ô tô mà còn phải hướng tới các doanh nghiệp phụ trợ.
Nhằm mục tiêu thực xuất khẩu ô tô của Việt Nam ra thế giới.
Do số liệu không có nhiều nên Luận văn còn nhiều thiếu sót; Vì vậy kính
mong các thầy, cô giáo cùng Hội đồng có những ý kiến đóng góp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
trƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
đoàn danh tuấn anh
Tác động của chính sách thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu đối với việc phát triển
ngành công nghiệp ô tô ở việt nam
Chuyên ngành: kinh tế và quản lý thơng mại
Hệ: ứng dụng
Ngời hớng dẫn khoa học:
Pgs.ts. Nguyễn thị xuân hơng
Hà Nội - 2017
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là ngành công nghiệp non trẻ.
Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong thời gian qua cũng đã
đạt được một số thành công nhất định, đã đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho một số
nhà máy lắp ráp ô tô ở những khu công nghiệp lớn. Tuy nhiên hiệu quả đi vào hoạt
động không cao, không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, kết quả thu được là
không đáng kể, không tương xứng với nền kinh tế thị trường hiện nay nhiều công ty
còn bị phá sản không thu được lãi khi đầu tư phát triển ngành ô tô ở Việt Nam. Nhà
nước đã có nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có chính sách thuế xuất khẩu, nhập
khẩu, song mức độ phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam vẫn còn rất thấp, vẫn chủ
yếu là nhập linh kiện phụ tùng, sản xuất những linh kiện đơn giản vẫn là dừng ở
hình thức liên kết các tập đoàn ô tô lớn để lắp ráp và tiêu thụ. Việt Nam vẫn chưa có
doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn tầm cỡ khu vực để có thể cạnh tranh và xuất khẩu.
Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô chưa tạo ra được động lực cho ngành công
nghiệp hỗ trợ phát triển, tỷ lệ nội địa hoá thấp...
Để ngành công nghiệp ô tô phát triển đòi hỏi sự hiện diện của nhiều nhân tố
khác nhau, trong đó có vai trò của chính sách thuế trong đó đặc biệt quan tâm đến
chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu phát triển ngành công nghiệp ô tô ở
Việt Nam cùng với quá trình đổi mới hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí áp dụng
đối với ngành ô tô và việc sử dụng ô tô của Việt Nam thời gian qua cũng đã có
nhiều thay đổi quan trọng. Trong đó, để thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô trong nước, Việt Nam cũng đã ban hành một số chính sách ưu đãi thuế
xuất khẩu nhập khẩu.
Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến 2030 hiện nay đang được Bộ Công thương phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan xây dựng. Tuy nhiên, xung quan việc phát triển ngành công
nghiệp ô tô, hiện cũng có những ý kiến khá khác nhau. Trong đó, có ý kiến cho rằng
ngành công nghiệp ô tô là ngành có vai trò quan trọng, do vậy cần phải có các biện
2
pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Trên thực tế vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ô tô
(cả vốn trong và ngoài nước) tương đối lớn. Số thu từ ngành sản xuất ô tô trong
nước những năm gần đây khá cao và thị trường ô tô ở Việt Nam là rất tiềm năng.
Tuy nhiên, cũng có những luồn quan điểm cho rằng trong thời gian vừa qua, ngành
công nghiệp ô tô trong nước đã nhận được sự bảo hộ ở mức cao của nhà nước thông
qua các chính sách thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt (đến trước năm 2006) nhưng
không phát triển như mong đợi, các doanh nghiệp không đầu tư nội địa hoá, người
tiêu dùng phải chịu mức giá ô tô cao, do vậy không nên bảo hộ cho ngành công
nghiệp ô tô, cần phải giảm thuế nhanh để tạo sức ép để các doanh nghiệp trong
nước hạ giá thành sản phẩm, tăng nguồn cung từ xe nhập khẩu để người tiêu dùng
có thể mua được xe ô tô với giá thấp.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô có vai trò rất quan trọng đối với quá trình
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, nhiều nước đã xem đây
là một trong những ngành kinh tế chiến lược cần được ưu tiên đầu tư phát triển.
Tham khảo kinh nghiệm của một số nước cho thấy để thúc đẩy được sự phát triển
của ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi sự hiện diện của nhiều yếu tố, trong đó có chính
sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể, chính sách
thuế xuất nhập khẩu, chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ
xe ô tô. Về vai trò của chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với sự phát triển ngành
công nghiệp ô tô của Việt Nam trên cơ sở đó việc lựa chọn thực hiện đề tài : “Tác
động của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với việc phát triển
ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, việc
nghiên cứu, phân tích vai trò của chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với
ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Kết quả của nghiên cứu này là cung cấp đầy đủ về vai trò và tác động của
chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với sự phát triển của ngành công nghiệp
ô tô ở Việt Nam trong thời gian qua, để từ đó giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch
định chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu có cơ sở lý luận và thực tiễn khi ban
hành và tổ chức thực thi chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu để thúc đẩy sự phát
triển của ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong thời gian tới, nhất là trong
3
bối cảnh Việt Nam vừa bước qua ngưỡng của nhóm nước có thu nhập thấp, nhu
cầu sự dụng ô tô dự báo sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới khi mức sống của
người dân được cải thiện.
2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan tới luận văn:
TS: Nguyễn Hồng Nhung – Viện kinh tế và chính trị thế giới
- Bài báo: Ngành ô tô Việt Nam thực trạng hoạt động và những biện pháp
bảo hộ ( Báo ra số 5(193) năm 2012.
Tổng quan: Bài báo đã dựa trên phân tích thực trạng của ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam cũng như đưa ra một số đánh giá về các cách bảo hộ ngành công
nghiệp ô tô. Việt Nam được thực hiện đến năm 2010, đây là giai đoạn ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam bắt đầu những bước tiến mới. Trên cơ sở đó đưa ra một số
giải pháp bảo hộ như sau; Nhóm thứ nhất liên quan đến các biện pháp thuế quan;
nhóm thứ hai liên quan đến đáp ứng yêu cầu về sản xuất và đầu tư; nhóm thứ ba
liên quan đến việc tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực; nhóm giải pháp
thứ tư liên qua đến việc đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 12-2012
Bài viết “Ảnh hưởng của các chính sách tới sự phát triển của ngành công
nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam” của tác giả Nhâm Phong Tuân , Trần Đức Hiệp,
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà
Nội, Việt Nam đăng ngày 25 tháng 12 năm 2014. Bài viết tập trung phân tích sự
ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô của
Việt Nam trong những năm qua, như nhóm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài,
nhóm chính sách phát triển các doanh nghiệp mới, nhóm chính sách khu, cụm
công nghiệp, nhóm chính sách hỗ trợ tài chính và thuế. Kết quả phân tích chỉ ra
rằng ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô đã có những bước phát triển đáng ghi nhận,
song chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của toàn ngành công nghiệp ô tô.
Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát
triển hơn nữa trong thời gian tới.
Luận văn “Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh Sự phát triển” của tác giả Trần Thị Bích Hường (12/2003)
4
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề liên quan đến ngành công
nghiệp ô tô của Việt Nam trong thời gian qua như quá trình hình thành và phát triển, thực
trạng cũng như định hướng phát triển ngành trong thời gian tới của Chính phủ. Người
viết tập trung đi sâu nghiên cứu các chính sách của Nhà nước đối với việc xây dựng và
phát triển ngành đồng thời phân tích những khó khăn và tồn tại của ngành công nghiệp
này từ đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp
này.
Tiểu luận của Trần Thế Bình (2012), Tác động của thuế nhập khẩu lên thị
trường ô tô ở Việt Nam, Trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh: Tiểu luận đã tìm hiểu
những cơ sở lý luận liên quan đến thuế nhập khẩu. Lịch sử hình thành, đặc điểm,
vai trò của thuế nhập khẩu đến thị trường ô tô ở Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả tiến
hành phân tích thực trạng những vấn đề mà nhà sản xuất ô tô ở Việt Nam đang gặp
phải để từ đó đưa ra những đánh giá và giải pháp cho các nhà hoạch định chính sách
thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu các đề tài khoa học có liên quan đến luận văn tác giả
rút ra một số nhận định sau:
- Các đề tài nghiên cứu đã xây dựng được một số cơ sở lý luận thực tiễn về
thuế nhập khẩu.
- Các đề tài và công trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau về hoàn
thiện chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu ô tô ở Việt Nam.
- Các nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi một quốc gia vận dụng các số
liệu từ Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê và Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài
chính để viết bài.
Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu Đề tài: “Tác động của chính sách thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với việc phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt
Nam” là hoàn toàn phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về vai trò của chính sách thuế xuất khẩu,
nhập khẩu đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, kinh nghiệm áp dụng
5
chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô của một số
nước trên thế giới và các hàm ý chính sách xuất khẩu, nhập khẩu cho Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện chính sách thuế
xuất khẩu nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam giai đoạn
2012-2016.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đối với ngành
công nghiệp ô tô đến năm 2020, trong đó sẽ luận giải các yêu cầu, nội hàm của việc
hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô
của Việt Nam thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu kể trên, Đề tài sử dụng kết hợp hai
phương pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định
lượng, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính sẽ là phương pháp chủ đạo để
hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để thống kê
các dữ liệu và mô tả thực trạng của thị trường ô tô Việt Nam trong thời gian qua.
Phương pháp này sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô và
các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ô tô tại Việt Nam. Đồng thời, Đề tài cũng sử
dụng nguồn dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, Bộ tài chính, Tổng cục thống kê, vụ
chính sách thuế liên quan đến tình hình thực hiện các chính sách thuế liên quan đến
ngành ô tô của Việt Nam (thuế xuất khẩu, nhập khẩu);
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để phân
tích, tổng hợp các lý thuyết, các nghiên cứu trước đây về vai trò, tác động cũng như
thực tế thực hiện các chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến ngành
công nghiệp ô tô ở Việt Nam;
Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được dùng để so sánh
đối chiếu thực trạng áp dụng chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với
ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam thời gian qua với xu hướng của một số
nước trên thế giới, qua đó, rút ra các hàm ý chính sách cho việc hoàn thiện hệ
6
thống chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với ngành công nghiệp ô tô ở
Việt Nam;
3. Bố cục của Đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có
3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về tác động của chính sách thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu đối với việc phát triển ngành công nghiệp ô tô của một quốc gia
Chương 2. Thực trạng tác động của chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu
đến sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam
Chương 3. Định hướng chiến lược và giải pháp phát huy tác động tích cực
hạn chế tiêu cực của chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm phát triển ngành
công nghiệp ô tô ở Việt Nam đến 2020