Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 231 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ MỸ HẠNH

MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ MỸ HẠNH

MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62 34 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ
2. TS. NGUYỄN NGỌC DUNG



Tp. Hồ Chí Minh - NĂM 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác, ngoại trừ một số kết quả được công bố
trong các công trình khoa học của chính tác giả và người hướng dẫn.
Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được tác
giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015
Nghiên cứu sinh
Lê Thị Mỹ Hạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Viết luận án là một quá trình lâu dài và vất vả nhưng cũng không kém phần thú vị với
cảm giác của người đang đi khám phá một chân trời mới hoặc đang đi tìm lời giải cho một bài
toán khó. Có khá nhiều niềm vui, sự đam mê và thích thú đan xen khi bản thân từng bước hoàn
thành những nội dung quan trọng của luận án hoặc tích lũy được nhiều kiến thức và ngày càng
trưởng thành hơn về kinh nghiệm nghiên cứu; Đặc biệt là sự thú vị mỗi khi khám phá được một
vấn đề mới sau một thời gian dài bị mất phương hướng.
Để hoàn thành luận án này, Tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên của rất nhiều

người, từ các Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Trước tiên, Tôi xin bày tỏ lòng tri ân
và cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy hướng dẫn của Tôi, PGS. TS. Võ Văn Nhị, Thầy cũng là
người giúp Tôi chập chững từng bước làm quen với hoạt động nghiên cứu và cũng là người
hướng dẫn Tôi từ lúc Tôi còn là sinh viên đến làm luận văn thạc sĩ và bây giờ là nghiên cứu
sinh. Với kinh nghiệm dày dạn và tầm cao hiểu biết, Thầy luôn lường trước các khó khăn mà
Tôi gặp phải để định hướng và động viên kịp thời, giúp Tôi từng bước khám phá từng chân trời
kiến thức khoa học, đặc biệt những lúc Tôi mất phương hướng hay giúp Tôi tự tin hơn để có thể
hoàn thành luận án trong điều kiện bản thân có nhiều áp lực, tưởng chừng khó thể vượt qua.
Tôi cũng xin cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Dung, đã luôn hỗ trợ và khuyến khích Tôi trong suốt
quá trình làm luận án.
Xin chân thành cảm ơn và gởi lời tri ân đến Ban giám hiệu Trường Đại học Tôn Đức
Thắng, đặc biệt là Thầy Hiệu Trưởng - GS.TS Lê Vinh Danh, Cô Trịnh Minh Huyền - Phó Hiệu
Trưởng. Thầy và Cô đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để Tôi có thể
hoàn thành luận án một cách tốt nhất. Ngoài ra, Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến tình cảm, sự
hỗ trợ và chia sẻ, động viên của các đồng nghiệp, các Thầy Cô của khoa Kế toán – ĐH Tôn
Đức Thắng, điều này góp phần giúp Tôi có thể hoàn thành luận án của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả Quý Thầy Cô khoa Kế toán – Kiểm toán và Viện
Đào Tạo Sau Đại học - Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã luôn giúp đỡ các nghiên cứu sinh
nói chung và bản thân Tôi nói riêng bằng những góp ý và nhận xét thẳng thắn nhưng chân tình
để giúp Tôi hoàn thiện luận án của mình. Đồng thời, Tôi cũng chân thành cảm ơn các góp ý chi
tiết và những hỗ trợ của PGS.TS. Trần Thị Giang Tân để luận án của Tôi ngày càng tốt hơn.
Ngoài ra, trong quá trình viết luận án, Tôi còn được sự hỗ trợ và giúp đỡ quý báu của
nhiều Thầy Cô và đồng nghiệp ở các Trường khác, các bạn bè, các nghiên cứu sinh khác trong
việc chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm, kiến thức và thông tin; Tôi cũng được nhiều tổ chức, cá nhân
khác nhiệt tình trong việc cung cấp các nguồn tài liệu có giá trị. Không biết nói gì hơn, Tôi xin
gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả.
Cuối cùng, Tôi không thể hoàn thành luận án nếu không có sự đồng hành, động viên và
chia sẻ của những người thân trong gia đình, đặc biệt là ba má Tôi, chồng, con và cháu Tôi, đã
luôn bên cạnh, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để Tôi có đủ nghị lực và sự tập trung để hoàn
thành luận án.

Một lần nữa xin gởi lời tri ân và kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến tất
cả mọi người.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015
Nghiên cứu sinh
Lê Thị Mỹ Hạnh


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………………......1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…. .................................... 6
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN TTTC VÀ MINH BẠCH ................. 6
1.1.1 Nội dung các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận án ................................... 6
1.1.2 Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện ở nước ngoài về TTTC và minh
bạch TTTC ............................................................................................................................. 14
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN TTTC VÀ MINH BẠCH ............. 16
1.2.1 Nội dung các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận án ................................. 16
1.2.2 Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện trong nước về TTTC, minh bạch
thông tin và minh bạch TTTC .................................................................................... 20
1.3 KHE HỔNG TRONG NGHIÊN CỨU VỀ MINH BẠCH TTTC CỦA CÁC TÁC GIẢ
TRONG/NGOÀI NƯỚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................... 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................ 23


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TTTC, MINH BẠCH TTTC CỦA CÁC CTNY …….24
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TTTC VÀ MINH BẠCH TTTC ............................................ 24
2.1.1 Khái niệm TTTC....................................................................................................... 24
2.1.2 Khái niệm minh bạch TTTC và tầm quan trọng của minh bạch TTTC ............ 25
2.1.2.1 Khái niệm minh bạch TTTC .................................................................................. 25
2.1.2.2 Tầm quan trọng của minh bạch TTTC ................................................................... 28
2.1.3 Nội dung của thông tin tài chính công bố .............................................................. 30
2.1.4 Tiêu chuẩn đánh giá và đo lƣờng mức độ minh bạch TTTC ............................... 31
2.1.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ minh bạch TTTC ..................................................... 31
2.1.4.2 Đo lường mức độ minh bạch TTTC ...................................................................... 35
2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch TTTC của các CTNY .................... 37
2.2 MINH BẠCH TTTC CỦA CÁC CTNY TRÊN TTCK Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM Ở VIỆT NAM.......................................................................................... 39
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3.
2.3.1

Minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Thái Lan ............................................. 40
Minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Hồng Kông ......................................... 42
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................... 44
MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH MINH BẠCH TTTC ....................... 47
Lý thuyết thông tin bất cân xứng ......................................................................... 47


iv


2.3.1.1 Nội dung lý thuyết ................................................................................................. 47
2.3.1.2 Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTTC của các CTNY ............................ 48
2.3.2 Lý thuyết đại diện .................................................................................................... 50
2.3.2.1 Nội dung lý thuyết ................................................................................................. 50
2.3.2.2 Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTTC của các CTNY ........................... 51
2.3.3 Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin ...................................................................... 52
2.3.3.1 Nội dung lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin ...................................................... 52
2.3.3.2 Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTTC của các CTNY ........................... 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................ 54

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................55
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 55
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 55
3.1.2 Khung nghiên cứu của luận án ................................................................................... 56
3.1.3 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................. 57
3.1.4 Giới thiệu thang đo mức độ minh bạch TTTC của các CTNY .................................. 59
3.2 THIẾT LẬP MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ MINH BẠCH
TTTC CỦA CÁC CTNY TẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 60
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................................... 60
3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng trong mô hình ....................................................................... 61
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ......................................................................................................... 66
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ..................................................................................... 66
3.3.2 Nội dung nghiên cứu định tính ................................................................................... 67
3.3.3 Những điều chỉnh rút ra từ nghiên cứu định tính ....................................................... 68
3.3.3.1 Tổng hợp nghiên cứu định tính phần một ............................................................. 68
3.3.3.2 Tổng hợp nghiên cứu định tính phần hai .............................................................. 73
3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .................................................................................................... 76
3.4.1 Xây dựng thang đo mức độ minh bạch TTTC của các CTNY ............................. 76
3.4.1.1 Thang đo nội dung công bố thông tin ................................................................... 76
3.4.1.2 Thang đo phản ánh sự phù hợp tiêu chuẩn chất lượng cao về công bố TTTC ..... 77

3.4.1.3 Thang đo phản ánh chất lượng của kiểm toán độc lập ........................................ 77
3.4.1.4 Thang đo phản ánh trách nhiệm của kiểm toán độc lập ....................................... 78
3.4.1.5 Thang đo sự thuận tiện của thông tin ................................................................... 78
3.4.2 Xây dựng cách đánh giá các đặc điểm phản ánh tính minh bạch TTTC của các
CTNY .................................................................................................................................... 79
3.4.3 Xác định phƣơng pháp đo lƣờng và tính toán các nhân tố ảnh hƣởng mức độ
minh bạch TTTC của các CTNY ...................................................................................... 83
3.4.4 Thiết kế chƣơng trình nghiên cứu định lƣợng ....................................................... 86
3.4.4.1 Mẫu nghiên cứu..................................................................................................... 86
3.4.4.2 Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu .......................................................... 88
3.4.4.3 Đối tượng khảo sát ................................................................................................ 89


v

3.4.5 Mô hình hồi quy ........................................................................................................ 89
3.4.5.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo mức độ minh bạch TTTC của các CTNY............... 90
3.4.5.2 Đánh giá mối quan hệ giữa các biến .................................................................... 90
3.4.5.3 Phương trình hồi quy đề xuất................................................................................ 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................ 93

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................................. 94
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............. …………………………………………………………………………94
4.1.1 Đánh giá thực trạng mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK VN
4.1.1.1
Giới thiệu sơ lược tình hình hoạt động CTNY trên TTCK Việt Nam……………..94
4.1.1.2 Đánh giá tình hình lập, trình bày và công bố TTTC của các CTNY..................... 96
a. Đánh giá chung của các chuyên gia, nhà nghiên cứu và cơ quan chức năng về
chất lượng TTTC và tính minh bạch thông tin của các CTNY ............................. 96
b. Khảo sát sơ bộ về tình hình lập, trình bày và công bố TTTC của các CTNY

trong thời gian qua. ............................................................................................... 98
4.1.1.3 Đo lường và đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY ........................ 100
a. Khảo sát mức độ minh bạch TTTC của các CTNY dựa vào các đặc điểm phản
ánh sự minh bạch (dựa trên khái niệm) ............................................................... 101
b. Khảo sát mức độ minh bạch TTTC các CTNY theo đánh giá của nhà đầu tư ... 113
c. So sánh/Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ minh bạch TTTC của các CTNY .. 117
4.1.2 Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo mức độ minh bạch TTTC của các
CTNY .................................................................................................................................. 119
4.1.2.1 Cách thức thực hiện ............................................................................................ 119
4.1.2.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................................................... 119
4.1.2.3 Kết quả đánh giá giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........... 122
4.1.3 Kết quả thống kê mô tả .......................................................................................... 124
4.1.3.1 Đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY............................................. 124
4.1.3.2 Đánh giá về sự phù hợp của các biến ................................................................. 126
4.1.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu ............................................................................ 127
4.1.4.1 Kiểm định các giả thuyết .................................................................................... 127
4.1.4.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết ........................................................................ 128
4.1.5 Kết quả phân tích hồi quy bội .............................................................................. 133
4.1.5.1 Kiểm định ma trận hệ số tương quan .................................................................. 133
4.1.5.2 Kết quả mô hình hồi quy ..................................................................................... 134
4.1.5.3 Đánh giá sự phù hợp trong kết quả của mô hình và kiểm định tương quan ....... 137
4.2 MỘT SỐ BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 141
4.2.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 142
4.2.1.1 Đối với nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm tài chính ........................................... 142
4.2.1.2
Đối với nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm quản trị ........................................... 144
4.2.2 Một số hàm ý từ kết quả nghiên cứu..................................................................... 147
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................... 151



vi

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 152
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 152
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................... 155
5.2.1 Đối với các CTNY .................................................................................................... 155
5.2.1.1 Tăng cường ý thức trách nhiệm của các CTNY trong việc gia tăng mức độ minh
bạch TTTC .......................................................................................................................... 155
5.2.1.2 Đầu tư phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp .................................. 156
5.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống quản trị công ty ................................................................. 157
5.2.1.4 Nâng cao công tác quan hệ với cổ đông, nhà đầu tư và công chúng ................. 159
5.2.2 Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc và Bộ tài chính ..................................... 161
5.2.2.1 Hoàn thiện các quy định về CBTT và nội dung trình bày trên BCTC ................ 161
5.2.2.2 Tăng cường giám sát hoạt động công bố TTTC trên TTCK ............................... 164
5.2.2.3 Tăng cường các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ CBTT và sự
thiếu minh bạch của thông tin được công bố trên TTCK ................................................... 166
5.2.2.4 Hoàn thiện quy trình công bố TTTC từ CTNY đến nhà đầu tư thông qua website
của Sở GDCK ...................................................................................................................... 168
5.2.2.5 Triển khai mô hình tổ chức định mức tín nhiệm ................................................. 168
5.2.3 Đối với các bên liên quan khác .............................................................................. 169
5.2.3.1 Về phía các tổ chức tín dụng – các chủ nợ ......................................................... 169
5.2.3.2 Về phía các công ty kiểm toán ............................................................................ 169
5.2.3.3 Về phía Hội nghề nghiệp ..................................................................................... 170
5.2.3.4 Về phía các cơ sở đào tạo ................................................................................... 171
5.2.4 Một số kiến nghị hỗ trợ khác ................................................................................. 171
5.2.4.1 Tăng cường khả năng đọc hiểu BCTC cho nhà đầu tư ...................................... 171
5.2.4.2 Đổi mới quá trình thông tin của các CTNY ........................................................ 172
5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................... 174
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................ 174
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................................... 175

Danh mục công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

ASEAN
BCTC
BIG 4

Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Báo cáo tài chính
Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới gồm: KPMG, PWC
(PricewaterhouseCoopers), E&Y (Ernst&Young), Deloitte

BTC
BKS
CBTT

Bộ tài chính
Ban kiểm soát
Công bố thông tin

CĐKT

CP
CIFAR

Cân đối kế toán
Cổ phần
Center for Financial Analysis and Research (Trung tâm nghiên cứu
và phân tích tài chính quốc tế)

CK
CLSA
CT
CTCP

Chứng khoán
Tập đoàn môi giới chứng khoán Châu Á
Chủ tịch
Công ty cổ phần

CTĐC

Công ty đại chúng

CTKT

Công ty kiểm toán

CTNY
DISCL
DN
E&Y

FASB
FDI

GOVERN
HASTC

Công ty niêm yết
Financial disclosures – Công bố thông tin tài chính
Doanh nghiệp
Ernts & Young Việt Nam
Hội đồng chuẩn mức Kế toán tài chính Mỹ
Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Giám đốc
Governance disclosures – Công bố thông tin quản trị
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE
HQSDTS
HSX
IAAT
IASB
IFC


Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Hiệu quả sử dụng tài sản
Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
International Accounting and Auditing Trends
Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế
Tổ chức Tài chính Quốc tế


viii

Từ viết tắt

Nội dung

ITDRS
KQKD
KTV
LCTT

International Financial Reporting Standards (Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế)
Hệ thống xếp hạng về sự minh bạch và CBTT
Kết quả kinh doanh
Kiểm toán viên
Lưu chuyển tiền tệ

MB

Minh bạch


MBTT
MĐMB
NCS
Non Big 4

TNHH
TTCK
TTTC

Minh bạch thông tin
Mức độ minh bạch
Nghiên cứu sinh
Các công ty kiểm toán không thuộc nhóm 4 công ty kiểm toán hàng
đầu thế giới
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC)
Quản trị công ty
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Ủy ban chứng khoán nhà nước Hồng Kông
Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan
Sở giao dịch chứng khoán
Standard and Poor
Transparency & Disclosure Index - Chỉ số minh bạch và công bố
thông tin của S&P
Trách nhiệm hữu hạn
Thị trường chứng khoán
Thông tin tài chính

UBCK


Ủy ban chứng khoán

UBCKNN
U.S GAAP
VAA

Ủy ban chứng khoán Nhà nước
United State Generally Accepted Accounting Principles
Hội kế toán viên hành nghề Việt Nam

VACPA
VN
VSH
α

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
Việt Nam
Vốn sở hữu
Alpha (hệ số α)

IFRS

OECD
PwC
QTCT
ROE
SFC
SET
SGDCK

S&P
T&D Index


ix

DANH MỤC CÁC BANG
Bảng
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12

Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18
Bảng 4.19

Tên gọi
Các thành phần ảnh hưởng đến minh bạch công ty
Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ minh bạch TTTC của các CTNY
Bảng tổng hợp kết quả thảo luận sâu với các chuyên gia
Tiêu chí đo lường mức độ minh bạch TTTC của các CTNY (Đã
hiệu chỉnh lần 1)
Thang đo nội dung công bố thông tin (thành phần A)
Thang đo phản ánh sự phù hợp tiêu chuẩn chất lượng cao về công
bố TTTC (thành phần B)
Thang đo phản ánh chất lượng của kiểm toán độc lập (thành phần
C)
Thang đo phản ánh trách nhiệm của kiểm toán độc lập (thành
phần D)
Thang đo phản ánh sự thuận tiện của thông tin (thành phần E)
Cách tính điểm đối với việc không có sai sót trọng yếu của thông
tin BCTC
Số lượng CTNY sàn HOSE phân theo lĩnh vực hoạt động
Số lượng CTNY sàn HNX phân theo lĩnh vực hoạt động
Thống kê mức độ tin cậy BCTC của các CTNY năm 2011
Thống kê sự tin cậy BCTC của các CTNY năm 2012
Thống kê sự tin cậy BCTC của các CTNY năm 2011 và 2012

Thống kê tính kịp thời/thời hạn nộp BCTC của các CTNY
Thống kê mức độ chênh lệch LNST trước và sau kiểm toán của
các CTNY
Thống kê tính đầy đủ và nhất quán của BCTC các CTNY
Thống kê tính thuận tiện của BCTC các CTNY
Mô tả thông tin phiếu khảo sát
Đặc điểm về giới tính và thời gian tham gia TTCK
Đặc điểm về số tiền đầu tư vào các CTNY
Trích lọc kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo - Lần 1
Trích lọc kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo - Lần 2
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo - Lần 3
Kết quả kiểm định KMO
Kết quả đánh giá giá trị thang đo đo lường mức độ minh bạch
Tiêu chí đo lường mức độ minh bạch TTTC của các CTNY (hiệu
chỉnh lần 2)
Mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trong mẫu nghiên cứu

Trang
37
68
71
75
77
77
78
78
79
81
95
96

102
104
104
106
109
111
112
113
114
114
120
120
121
122
122
124
125


x

Bảng
Bảng 4.20
Bảng 4.21
Bảng 4.22
Bảng 4.23
Bảng 4.24
Bảng 4.25
Bảng 4.26
Bảng 4.27

Bảng 4.28
Bảng 4.29
Bảng 4.30
Bảng 4.31
Bảng 4.32
Bảng 4.33
Bảng 4.34
Bảng 4.35
Bảng 4.36
Bảng 4.37
Bảng 4.38
Bảng 4.39
Bảng 4.40
Bảng 4.41
Bảng 4.42

Tên gọi
Tần suất mức độ minh bạch TTTC của các CTNY
Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch
TTTC CTNY
Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đã được lấy log
Thống kê mô tả các nhân tố công ty kiểm toán
Thống kê mô tả sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng GĐ
Tóm tắt các kỹ thuật phân tích và phương pháp kiểm định các giả
thuyết nghiên cứu
Tương quan của biến quy mô với mức độ minh bạch
Tương quan của biến đòn bẩy tài chính với mức độ minh bạch
Tương quan của biến tỷ suất lợi nhuận với mức độ minh bạch
Tương quan của biến hiệu quả sử dụng tài sản với mức độ minh
bạch

Kiểm định sự khác nhau giữa biến công ty được kiểm toán bởi
Big 4 và Non Big 4 với mức độ minh bạch
Tương quan của biến cơ cấu HĐQT với mức độ minh bạch
Tương quan của biến quy mô HĐQT với mức độ minh bạch
Kiểm định sự khác nhau giữa biến kiêm nhiệm hay không kiêm
giữa giữa chủ tịch HĐQT và Tổng GĐ (Kiểm định tham số)
Kiểm định sự khác nhau giữa biến kiêm nhiệm hay không kiêm
giữa giữa chủ tịch HĐQT và Tổng GĐ (Kiểm định phi tham số)
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình
Kết quả hồi quy lần 1 - các nhân tố ảnh hưởng mức độ minh bạch
TTTC CTNY
Kết quả hồi quy lần 2 - các nhân tố ảnh hưởng mức độ minh bạch
TTTC CTNY
Kết quả hồi quy lần 3 – Các nhân tố ảnh hưởng mức độ minh
bạch TTTC của các CTNY
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập
trong mô hình 9
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập
trong mô hình 10
Kết quả mô hình 12 - Hồi quy lần 4

Trang
125
126
127
127
127
127
128
129

129
130
130
131
132
132
133
133
134
135
136
136
138
138
140


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
Bảng
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4

Tên gọi
Mô hình công bố thông tin của doanh nghiệp

Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung
và cộng sự
Khung nghiên cứu của luận án
Quy trình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến
tính minh bạch TTTC của các CTNY”
Mô hình nghiên cứu chính thức

Trang
38
39
56
58
61
72

Hình 5.1

Sơ đồ chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam
và một số nước Đông Nam Á (gồm Trung Quốc
và Ấn Độ)

152

Hình 5.2

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch
TTTC của các CTNY

153



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Kinh nghiệm cho thấy ở những đất nước mà các quy định giám sát đối với ban

giám đốc, kiểm toán viên được thực hiện nghiêm ngặt và thường xuyên thì thông tin tài
chính sẽ được báo cáo một cách tốt nhất (Salehi et al, 2012). Trong nhiều thập kỷ qua, sự
minh bạch thông tin tài chính đã có ảnh hưởng quan trọng đến các chiến lược đầu tư (Fu,
2006). Nhiều nghiên cứu cho thấy sự sẵn có và chất lượng thông tin tài chính của các
công ty là hai nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư (Young, 2003).
Những vụ gian lận kế toán, những sai sót trọng yếu về tài chính và quản trị công ty yếu
kém trên thế giới ngày càng trở nên phổ biến hơn, trong đó là những vụ bê bối tài chính
tại Enron, WorldCom, Adelphia, Tyco, Global Crossing, NiCor, Sprint, và Merck (Fu,
2006; Salehi et al, 2012). Những vụ bê bối này hay các bê bối về tài chính khác cùng
quản trị doanh nghiệp yếu kém dẫn đến sự thiếu minh bạch thông tin tài chính đã làm
lung lay niềm tin của công chúng và làm mất niềm tin vào thị trường vốn thế giới
(Young, 2003; Kulzick, 2004; Salehi et al, 2012). Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
cho thầy, gia tăng sự minh bạch góp phần vào việc phát triển lâu dài, ổn định thị trường
và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng ngắn hạn và dài hạn. Để đảm bảo sự minh bạch của
thông tin tài chính, cần đề ra các quy định thông qua các chuẩn mực kế toán và các
hướng dẫn của các tổ chức chứng khoán (Salehi et al, 2012).
Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán (TTCK) đã trải qua 15 năm hoạt động. Đối
với TTCK thì thông tin luôn là yếu tố không thể thiếu khi thực hiện các hoạt động đầu tư.
Trong đó, thông tin tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong các quyết định của nhà
đầu tư (Fu, 2006; Amstrong et al, 2010; Salehi et al, 2012;). Yếu tố sống còn để thị

trường có chất lượng là lòng tin của nhà đầu tư. Lòng tin được xây dựng dựa trên công
khai, minh bạch (IFC, 2012). Tuy nhiên, TTCK Việt Nam thời gian qua hoạt động thiếu
hiệu quả, tính ổn định chưa cao. Hàng loạt những vụ sụp đổ hoặc bị ngừng giao dịch của
các CTNY thời gian qua liên quan rất nhiều đến CTNY, công ty kiểm toán trên thế giới
và Việt Nam khiến cho nhà đầu tư mất dần lòng tin vào chất lượng của thông tin tài
chính công bố và sự đảm bảo từ phía các công ty kiểm toán. Công tác báo cáo tài chính
ở Việt Nam cần có một sự thay đổi quan trọng nhằm nâng cao độ tin cậy và hữu dụng
cho mục đích đầu tư, quản lý và kiểm soát (Trang 9, đoạn 33, báo cáo đánh giá khu vực
tài chính, ngân hàng thế giới, 2014). Ngoài ra, hệ thống kế toán và kiểm toán của Việt
Nam ―thiếu‖ văn hóa minh bạch và trách nhiệm giải trình nên chất lượng của thông tin
tài chính do các tổ chức tài chính cung cấp còn yếu kém (Trang 10, đoạn 34-35, báo cáo
đánh giá khu vực tài chính, ngân hàng thế giới, 2014). Chính vì vậy, báo cáo môi trường
kinh doanh 2014 của ngân hàng thế giới xếp Việt Nam ở hạng 99/189 quốc gia, trong đó,


2

chỉ số mức độ công khai thông tin đạt 7/10, chỉ số mức độ bảo vệ nhà đầu tư chỉ đạt
3/10).
Minh bạch thông tin từ phía các công ty, đặc biệt là các CTNY, là cơ sở quan
trọng làm gia tăng giá trị của các CTNY, cũng là góp phần giúp TTCK phát triển bền
vững. Trong các nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin của nhà đầu tư thì yêu cầu về minh
bạch thông tin là ưu tiên hàng đầu để nâng cao chất lượng BCTC, nâng cao chất lượng
công bố thông tin từ các CTNY. Năm 2011, thông qua chương trình Tọa đàm Châu Á,
khối OECD đã xây dựng, công bố báo cáo Ưu tiên cải cách ở Châu Á: Đưa quản trị
công ty lên tầm cao mới. Trong đó, một trong hai ưu tiên chính của báo cáo này là “cần
nâng cao chất lượng, thực hiện công bố thông tin kịp thời, minh bạch” (OECD, 2011).
Trong thời gian gần đây, để khôi phục lại niềm tin của công chúng, các cơ quan
chức năng, các tổ chức liên quan, các công ty kiểm toán và CTNY đang tiến hành nhiều
biện pháp để thay đổi quá trình soạn lập BCTC nhằm hướng đến các tiêu chuẩn chất

lượng tốt nhất cho các TTTC công bố. Thực tiễn ở Việt Nam và trên thế giới thời gian
qua cho thấy, các cuộc khủng hoảng kinh tế thường bắt nguồn từ hệ thống tài chính. Vì
thế sự minh bạch của thông tin trên BCTC là rất cần thiết vì thiếu chúng các công ty
không thể xây dựng niềm tin của công chúng vào thành quả thực hiện và khả năng thu
hút vốn trên TTCK (Kulzick, 2004; Salehi et al, 2012). Nghiên cứu nhằm lượng hóa mức
độ minh bạch TTTC của các CTNY và xác định các nhân tố tác động đến tính minh bạch
TTTC được trình bày và công bố là chủ đề rất quan trọng và hữu ích. Việc nghiên cứu
những vấn đề trên góp phần giúp TTCK Việt Nam hoạt động bền vững và hiệu quả là
yêu cầu cần thiết. Trên thế giới, có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm xem xét các nhân
tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin và minh bạch thông tin tài chính, từ phạm
vi đa quốc gia đến một thị trường cụ thể. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong thời gian qua, các
nghiên cứu liên quan đến tính minh bạch thông tin của các nghiên cứu trong nước còn
đơn lẻ, tính hệ thống chưa cao; phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng là phương
pháp định tính, đa phần tập trung vào nghiên cứu tính minh bạch của thông tin nói
chung, rất ít các nghiên cứu chỉ đề cập đến thông tin tài chính. Chính vì vậy, NCS chọn
đề tài: “Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, dựa trên tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện trước đây trên thế
giới và Việt Nam về minh bạch TTTC, cũng như xem xét các cơ sở lý thuyết về TTTC
và minh bạch TTTC sẽ giúp cho luận án kế thừa những ưu việt, đồng thời khắc phục
những tồn tại của các nghiên cứu trước; Từ đó luận án sẽ có những đóng góp về mặt lý
luận có hàm lượng khoa học cao, và mang nhiều ý nghĩa thực tiễn hơn.

2.

Mục tiêu nghiên cứu


3


Luận án thực hiện việc đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên
TTCK VN để thông qua đó xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK VN.
Từ việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng, luận
án gợi ý một số chính sách cần thiết nhằm tăng cường tính minh bạch TTTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam.
Để đạt được các mục tiêu trên, có 2 câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau:
(1)
Thực trạng mức độ minh bạch thông tin tài chính của các CTNY trên
TTCK Việt Nam trong thời gian qua?
(2)
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC của các CTNY
trên TTCK Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và mối tương quan giữa
chúng với nhau?

3.

Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống BCTC và các thông tin khác có liên
quan, phản ánh tình hình tài chính của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Qua đối tượng
nghiên cứu này, luận án nhận diện những nhân tố ảnh hưởng và mối tương quan giữa
chúng đến mức độ minh bạch thông tin trình bày trên BCTC của các CTNY trên TTCK
VN.

4.

Phạm vi nghiên cứu của luận án

Có nhiều nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch và công bố thông tin của

doanh nghiệp, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này, luận án chỉ đề cập đến nhóm
nhân tố tài chính và nhân tố quản trị công ty; Đồng thời đối với thông tin tài chính có
nhiều loại thông tin trình bày trên nhiều báo cáo khác nhau cũng như có nhiều thời điểm
báo cáo, nhưng luận án chỉ tập trung vào thông tin tài chính được trình bày và công bố
trên báo cáo tài chính năm của các CTNY trên TTCK TP.HCM.
Ngoài ra, để xem xét mức độ minh bạch thông tin qua đánh giá của nhà đầu tư,
luận án giới hạn phạm vi khảo sát các nhà đầu tư chủ yếu là nhà đầu tư trên Sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM.
Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu và khảo sát gắn với TTCK TP.HCM là do điều
kiện cũng như tình hình hoạt động và các quy định về nội dung TTTC, công bố TTTC ở
các CTNY trên TTCK TP.HCM không có những khác biệt lớn so với các CTNY trên
TTCK Hà Nội. Hơn nữa hoạt động của TTCK TP.HCM có ảnh hưởng lớn đến TTCK
VN nên việc lựa chọn TTCK TP.HCM có tính đại diện, có thể phản ánh được tình hình
hoạt động của TTCK VN. Từ việc giới hạn này, luận án thực hiện việc khảo sát BCTC
của các CTNY trên sở GDCK TP.HCM từ năm 2011-2012.

5.

Phương pháp nghiên cứu


4

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên cứu
định tính để khám phá và nghiên cứu định lượng để kiểm định nội dung nghiên cứu.
(1)
Nghiên cứu định tính: thực hiện lượt khảo các kết quả nghiên cứu trước
trên thế giới và ở Việt Nam để tìm hiểu sâu về những nhân tố ảnh hưởng đến tính minh
bạch thông tin tài chính công bố của các CTNY. Đồng thời, tiếp tục thảo luận và trao đổi
trực tiếp với các chuyên gia về chứng khoán, tài chính, kế toán, các tổ chức đầu tư và các

công ty có hoạt động đầu tư (phương pháp chuyên gia) để xác định các nhân tố đề xuất
trong mô hình và khám phá các nhân tố mới.
(2)

Nghiên cứu định lượng: thực hiện khảo sát mức độ minh bạch thông tin tài

chính của các CTNY trên TTCK Việt Nam bằng bảng trả lời câu hỏi của các nhà đầu tư
tham gia trên TTCK. Ngoài ra, luận án cũng tiến hành đo lường các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ minh bạch TTTC của các CTNY để xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối
tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng và mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên
TTCK VN.

6.

Ý nghĩa của nghiên cứu

6.1

Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề sau:



Lý luận về thông tin tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch

thông tin tài chính.

Khái niệm tính minh bạch thông tin tài chính, tiêu chuẩn đo lường và đánh giá
tính minh bạch thông tin tài chính.


Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để khám phá mô hình phản ánh mối quan hệ
giữa mức độ minh bạch TTTC của các CTNY với các nhân tố tài chính và QTCT.
6.2

Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần giải quyết một số vấn đề sau:



Phân tích và đánh giá thực trạng mức độ minh bạch thông tin tài chính công bố

của các CTNY trên TTCK Việt Nam với 2 cách tiếp cận: qua các đặc điểm về sự minh
bạch mà luận án xây dựng và qua khảo sát ý kiến của nhà đầu tư.

Xây dựng mô hình mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính và quản trị công ty đến
mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Thông qua kết quả thực nghiệm, các đề xuất đưa ra có cơ sở thực tiễn hơn nhằm
hỗ trợ cho các chủ thể tham gia trên TTCK cách thức để tăng cường mức độ minh bạch
TTTC trên TTCK Việt Nam.

7.

Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, luận án được chia làm 5 chương:
Phần mở đầu: Giới thiệu về công trình nghiên cứu.


5


Chƣơng 1:

Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Chƣơng 2:
Chƣơng 3:

Cơ sở lý thuyết về thông tin tài chính và minh bạch thông tin tài
chính.
Phương pháp nghiên cứu.

Chƣơng 4:
Chƣơng 5:

Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Kết luận và kiến nghị.

Danh mục công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


6

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Minh bạch thông tin tài chính là vấn đề đã được nghiên cứu của rất nhiều tác giả
với nhiều công trình nghiên cứu thuộc nhiều cấp độ ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam.
Để có một cái nhìn toàn cảnh về những nghiên cứu có liên quan, luận án chọn lựa và
giới thiệu một số công trình nghiên cứu có tính tiêu biểu liên quan đến vấn đề này. Qua

đó sẽ rút ra khe hổng nghiên cứu đối với công trình luận án.

1.1

CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG TIN TÀI CHÍNH

VÀ MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH
Trong những năm trước đây, nghiên cứu về TTTC và minh bạch thông tin của các
công ty được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu dựa trên dữ liệu của nhiều công ty ở
nhiều nước khác nhau. Nhiều nghiên cứu trước chủ yếu tập trung nhiều vào nhân tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin của cả những CTNY và công ty chưa niêm yết.
Trong nội dung này luận án tìm hiểu và trình bày các nghiên cứu ngoài nước về thông tin
tài chính và minh bạch thông tin tài chính trong mối liên hệ mật thiết với nhau.

1.1.1 Nội dung các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài luận án
Những nghiên cứu trên thế giới trước đây liên quan đến TTTC và ảnh hưởng của
nó đến quyết định đầu tư trên TTCK gồm những nghiên cứu như:
Năm 1994, Carolyn Streuly với nghiên cứu có tên gọi “The primary objective of
financial reporting: How are we doing?” đã thực thiện khảo sát với mẫu ngẫu nhiên của
1.300 các chuyên gia phân tích tài chính (CFAs) ở Mỹ. Sau 3 lần tổng hợp từ các thư
khảo sát, cuộc điều tra đã nhận được kết quả trả lời từ 508 thành viên trong mẫu. Kết quả
khảo sát cho thấy: 53% số người được hỏi cho biết các thông tin được công bố trong báo
cáo hàng năm là đủ cơ sở để họ đưa ra các quyết định đầu tư. Các kết quả thu được về sự
đánh giá cao tính hữu ích của BCTC và các nội dung thuyết minh rõ ràng của BCTC đã
cho thấy tính hữu dụng của BCTC trong việc cung cấp thông tin cho các quyết định đầu
tư cũng như cung cấp bằng chứng về những kết quả đạt được trong mục tiêu chính của
BCTC là cung cấp thông tin hữu ích để các nhà đầu tư, các chủ nợ, và những người dùng
khác có thể đưa ra các quyết định hợp lý.
Ngoài ra, để có cơ sở cải thiện và tăng cường tính hữu dụng của BCTC, năm
2008, trong Báo cáo của Ủy ban Tư vấn SEC về Cải thiện BCTC dưới tác động của Ủy

ban giám sát kế toán công ty đại chúng (Final Report of SEC Advisory Committee on
Improvements to Financial Reporting Impacts, James Hamilton) đã đưa ra các biện pháp


7

kiểm tra nhằm tăng tính hữu dụng của BCTC và làm giảm sự phức tạp cho nhà đầu tư,
người soạn lập BCTC và kiểm toán viên. Báo cáo đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn và
khuyến nghị về mục đích chính của BCTC phải giúp cho các nhà đầu tư đưa ra quyết
định với các thông tin đầy đủ. Báo cáo cũng đề cập đến việc gia tăng nhận thức thực
hành về đánh giá kế toán và kiểm toán với các tiêu chuẩn phải dựa trên các nguyên tắc
cơ bản.
Một số nghiên cứu liên quan đến quan hệ giữa thông tin BCTC và các chỉ số tài
chính hay giá cổ phiếu CTNY có nghiên cứu của Dimitropoulos và cộng sự (tạp chí
Managerial Auditing 24. 3 (2009) về mối quan hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu
thực hiện trên TTCK Hy Lạp với tên gọi “The value relevance of financial statements
and their impact on stock prices‖. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình hồi
quy OLS và thu thập dữ liệu của 101 CTNY trên TTCK Athens từ năm 1995 – 2004 để
kiểm định cho các giả thuyết đưa ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn lưu động trên
tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận có tác động tiêu cực đến thu nhập cổ phiếu, trong khi đó
tỷ suất lợi nhuận và doanh thu trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập cổ
phiếu.
Đồng thời, trong năm 2011, nhằm xem xét vai trò của thông tin kế toán trong đầu
tư chứng khoán có nghiên cứu trong luận án Tiến sĩ của Dương Minh Châu, thực nghiệm
ở TTCK Anh Quốc với tên gọi “How market mispricing affects investor behaviour,
corporate investment and real earnings management: the UK evidence‖. Với việc sử
dụng dữ liệu nghiên cứu qua 20 năm trên TTCK Anh quốc, tác giả đã đưa ra bằng chứng
để khẳng định rằng, thông qua việc xem xét các thông tin BCTC cũng như việc định giá
sai giá trị của thị trường có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định khác nhau của cả nhà
đầu tư và các nhà quản lý. Nghiên cứu cũng đưa ra những bằng chứng và phân tích

những hành vi của nhà đầu tư và nhà quản lý phản ứng trước những thay đổi của TTCK
Vương quốc Anh.
Những nghiên cứu về mức độ minh bạch trong CBTT và các nhân tố ảnh hưởng
đến tính minh bạch thông tin gồm những nghiên cứu như:
Nghiên cứu xuyên quốc gia về minh bạch thông tin của Meek & Gray (1995) với
tựa đề “Factors influencing voluntary annual report disclosures by U.S., U.K., and
continental European multinational corporations‖ đề cập các nhân tố ảnh hưởng đến
việc công bố các thông tin tự nguyện về chiến lược, thông tin tài chính và phi tài chính
trên báo cáo thường niên của các công ty đa quốc gia thuộc Mỹ, Anh và lục địa Châu âu.
Hay nghiên cứu của Zarzeski (1996) với tên gọi ―Spontaneous harmonization effects of
culture and market forces on accounting disclosure practices‖. Trong đó, kết quả nghiên
cứu của Zarzeski (1996) chỉ ra rằng mức độ CBTT phụ thuộc vào văn hóa và sức mạnh
của thị trường thông qua các nhân tố như doanh thu xuất khẩu, đòn bẩy tài chính và quy


8

mô công ty. Nghiên cứu của bà thực hiện trên 7 quốc gia với 256 công ty có quy mô nhỏ,
vừa và lớn.
Năm 2002, tác giả Almazan và cộng sự đã công bố công trình “Stakeholders,
capital structure and transparency”. Công trình này đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tính
minh bạch thông tin với quyết định cơ cấu vốn trong doanh nghiệp và chỉ ra rằng mức độ
minh bạch hóa thông tin càng cao thì các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn cơ cấu vốn
an toàn hơn.
Đến năm 2003, trong bài báo “Transparency, Financial Accounting Information,
and Corporate Governance”, tác giả Robert M. Bushman và Abbie J. Smith, nghiên cứu
mối quan hệ giữa minh bạch thông tin, đặc biệt là thông tin từ BCTC kiểm toán và vấn
đề QTCT. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá mức độ
minh bạch thông tin của doanh nghiệp.
Trong năm 2004, nghiên cứu “Transparency, Specialization and FDI” của các tác

giả Assaf Razin, Efraim Sadka đã phân tích mối quan hệ giữa minh bạch thông tin và sự
phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các quốc gia có
mức độ minh bạch thông tin kém thì dòng chảy FDI cũng suy giảm.
Nhóm các đối tượng khác cũng có ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
TTCK cần phải kể đến là vai trò của các công ty kiểm toán, công ty xếp hạng tín nhiệm,
các quy định pháp luật đối với mức độ minh bạch thông tin của các CTNY. Vì vậy, nhiều
tác giả đã có những bài viết, công trình nghiên cứu phân tích về vấn đề này. Tiêu biểu là
nhóm tác giả Bartley và cộng sự (2007) đã có bài viết “Auditor Fees, Market
Microstructure, and Firm transparency”, đưa ra giả thuyết là phí kiểm toán càng cao thì
rủi ro gian lận BCTC càng lớn và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng tỏ giả
thuyết này của tác giả là đúng. Ngoài ra, nhóm tác giả Heibatollah Sami and Haiyan
Zhou (2008) với công trình “Do auditing standards improve the accounting disclosure
and information environment of public companies? Evidence from the emerging markets
in China” (The International Journal of Accounting 43 (2008) 139-169) đã phân tích tác
động của việc ban hành một loạt các chuẩn mực kiểm toán mới (năm 1996) đến môi
trường thông tin của TTCK Trung Quốc. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, có sự cải thiện
đáng kể về kết quả quản trị đối với các CTNY nhờ việc gia tăng số lượng thông tin được
công bố công khai cho các nhà đầu tư.
Ở góc độ các tổ chức tư vấn về kinh tế, năm 2012, Oxera đã có nghiên cứu tổng
quan các quy định liên quan đến sự minh bạch dành cho các cơ quan về dịch vụ tài chính
(FSA) với tựa đề “Review of literature on regulatory transparency‖. Trong nghiên cứu
này, Oxera đã tiến hành trả lời các câu hỏi như: Minh bạch khi nào và như thế nào là
hiệu quả trong việc giúp cho thị trường hoạt động tốt; cũng như minh bạch được thực


9

hiện như thế nào để cải thiện hành vi của các công ty. Ngoài ra, Oxera cho rằng, để đảm
bảo sự minh bạch của thông tin thì thông tin khi cung cấp cần phải đơn giản và dễ hiểu.
Nếu thông tin được cung cấp quá phức tạp thì việc cung cấp thông tin sẽ không mang lại

lợi ích cho người sử dụng, trái lại gây nguy cơ phá hoại các lợi ích thu được từ việc cung
cấp thông tin. Khi các thông tin tiêu cực được công bố lặp đi lặp lại sẽ làm cho giá trị của
công ty bị giảm sút. Kết quả nghiên cứu của Oxera đã đưa ra bức tranh tổng thể về các
vấn đề phát sinh liên quan đến sự minh bạch với nhiều góc độ khác nhau.
Ngoài các nghiên cứu riêng lẻ về TTTC hoặc các nghiên cứu về minh bạch thông
tin nói chung, nhiều tác giả còn nghiên cứu về tính minh bạch thông tin tài chính từ
phạm vi doanh nghiệp đến phạm vi quốc gia trong các nghiên cứu như:
Năm 2001, nghiên cứu “What Determines Corporate Transparency?” của Robert
Bushman và cộng sự đã phân tích về sự minh bạch thông tin của các CTNY dựa trên 2
nhóm nhân tố: minh bạch TTTC (tính kịp thời, độ tin cậy, khả năng tiếp cận thông tin) và
minh bạch thông tin quản trị. Nghiên cứu này cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân
tố luật pháp và kinh tế đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp thông qua mẫu
khảo sát của các CTNY trên 41 đến 46 quốc gia. Trong đó, Bushman và nhóm tác giả
xem xét tính minh bạch của BCTC thông qua 5 nhóm nhân tố là: (1) Mức độ công bố
TTTC, (2) Mức độ CBTT quản trị công ty, (3) Các nguyên tắc kế toán, (4) Thời gian
công bố BCTC, (5) Chất lượng kiểm toán các BCTC được công bố. Qua công trình
nghiên cứu này, Bushman và nhóm tác giả kết luận rằng: minh bạch trong QTCT liên
quan mật thiết với cơ chế pháp lý, trong khi đó minh bạch TTTC liên quan chủ yếu đến
chính sách kinh tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho rằng minh bạch TTTC có liên
quan đến quy mô doanh nghiệp. Cụ thể, công ty có quy mô lớn thì mức độ minh bạch
TTTC cao hơn công ty nhỏ. Ngược lại, mức độ minh bạch trong QTCT không liên quan
đến quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bushman và nhóm tác giả chỉ
dừng lại ở mức thống kê mô tả các nhân tố liên quan đến tính minh bạch thông tin và
trình bày các thước đo để đo lường tính minh bạch thông tin mà chưa đưa ra được mối
tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin.
Năm 2003, một nghiên cứu khác “A multinational test of determinants of
corporate disclosure” của Jeffrey J. Archambault và Marie E. Archambault nghiên cứu
mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty. Theo
nhóm tác giả, ở góc độ công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC của
doanh nghiệp là: quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, chính sách cổ tức, kiểm toán và

đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, Jeffrey và Marie cho rằng quá trình hoạt động của doanh
nghiệp ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC của các CTNY. Quá trình hoạt động này
gồm: quy mô công ty, lĩnh vực kinh doanh và doanh thu xuất khẩu. Bằng nghiên cứu
thực nghiệm để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên với mẫu khảo sát là 1.000 công


10

ty công nghiệp hàng đầu ở 41 quốc gia (trong quá trình chạy mô hình thì chỉ còn lại 33
quốc gia), Jeffrey J. và Marie E. Archambault đã đưa ra được mô hình hồi quy về sự
tương quan giữa mức độ CBTT nói chung và TTTC nói riêng của doanh nghiệp với các
nhân tố ảnh hưởng đã nêu trên. Jeffrey J. và Marie E. Archambault kết luận rằng CBTT
như là một chức năng của văn hóa, hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia và các hệ thống
chính sách tài chính với hoạt động của công ty. Kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả
cho thấy, mỗi nhóm nhân tố trên đều ảnh hưởng đáng kể đến quá trình CBTT, ngay cả
đối với những nhân tố mà trong các nghiên cứu trước khẳng định là không có quan hệ
với quá trình CBTT thì ở nghiên cứu này tác giả cũng đã chứng minh là khá quan trọng.
Riêng ở góc độ công ty, kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả cho rằng, hầu hết các
nhân tố phản ánh đặc điểm tài chính và quá trình hoạt động của doanh nghiệp đều ảnh
hưởng đến mức độ CBTT nói chung và TTTC nói riêng; Riêng các nhân tố như: đòn bẩy
tài chính và chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Ngoài ra, nhóm tác
giả cũng cho rằng CBTT là một quá trình phức tạp chịu sự ảnh hưởng bởi một tập hợp
các yếu tố.
Tiếp theo các nghiên cứu trên, ở góc độ nghiên cứu mức độ minh bạch TTTC
trong phạm vi một quốc gia, ở Châu Á, năm 2005, nhóm tác giả Cheung và cộng sự
trong nghiên cứu “Determinants of Corporate Disclosure and Transparency: Evidence
from Hong Kông and Thailand” đã xem xét các mức độ CBTT và tính minh bạch của các
CTNY ở 2 thị trường là Thái Lan và Hồng Kông. Nghiên cứu đưa ra 2 nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ CBTT và tính minh bạch thông tin là: nhóm nhân tố tài chính và
nhóm nhân tố quản trị công ty. Trong nhóm nhân tố tài chính, các tác giả đưa ra mô

hình 5 biến tài chính có ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch của TTTC
gồm: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, kết quả tài chính, tài sản đảm bảo và hiệu
quả sử dụng tài sản. Đối với nhóm nhân tố về quản trị công ty, nhóm tác giả cho rằng
các biến có ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch của thông tin gồm: mức
độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu của HĐQT và quy mô của HĐQT. Nghiên cứu
trên của nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát với số lượng 265 CTNY trên TTCK Thái
Lan và 148 CTNY trên TTCK Hồng Kông. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: mức độ công
bố và tính minh bạch thông tin của các công ty Thái Lan thì cao hơn nhiều so với các
công ty ở Hồng Kông. Về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của các CTNY thì
ở nhóm nhân tố tài chính: các nhân tố như quy mô công ty, hiệu quả sử dụng tài sản,
giá trị tài sản đảm bảo và khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp ảnh hưởng đến
tính minh bạch và mức độ công khai thông tin của các CTNY ở Hồng Kông, nhưng lại
không ảnh hưởng đến các công ty ở Thái Lan. Trong khi đó, các nhân tố quản trị công ty
như quy mô và cơ cấu HĐQT có ảnh hưởng đến mức độ CBTT ở Thái Lan nhưng lại
không ảnh hưởng đến mức độ CBTT ở Hồng Kông. Riêng biến “tỷ lệ các giám đốc điều


11

hành không phải là thành viên của HĐQT” (trong biến cơ cấu của HĐQT) càng lớn thì
tính minh bạch và mức độ CBTT của các CTNY càng cao ở cả Thái Lan và Hồng Kông.
Nghiên cứu cũng đã thực nghiệm để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố và tính minh bạch thông tin và kết luận rằng quản trị công ty tốt dẫn đến việc công bố
và minh bạch thông tin sẽ tốt hơn ở Thị trường Thái Lan. Tuy nhiên, nhóm tác giả chủ
yếu chỉ so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên giữa 2 TTCK Thái Lan và Hồng
Kông, đồng thời chỉ mới thống kê mô tả về mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố tài
chính và quản trị công ty; nhưng chưa giải thích được nguyên nhân sâu xa của các kết
quả từ nghiên cứu thực nghiệm, chẳng hạn vì sao hầu như các nhân tố tài chính lại không
ảnh hưởng đến tính minh bạch và mức độ CBTT ở các CTNY Thái Lan nhưng lại có ảnh
hưởng đối với các CTNY Hồng Kông.

Năm 2006, trong nghiên cứu với tên gọi “Transparency in Financial Statements:
A Conceptual Framework from a User Perspective” của nhóm tác giả Michael và cộng
sự (2006) đã đưa ra mô hình về các mức độ minh bạch thông tin. Nghiên cứu này chính
thức hóa minh bạch là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá các BCTC theo quan điểm
của người sử dụng bên ngoài. Nhóm tác giả đưa ra “mô hình minh bạch đa cấp”, bao
gồm 6 mức độ:
-

Mức 1: minh bạch trong các nghiệp vụ kinh tế

-

Mức 2: minh bạch trong các phương pháp kế toán

-

Mức 3: minh bạch trong các ước tính kế toán

-

Mức 4: minh bạch các tình huống kinh tế

-

Mức 5: minh bạch làm cơ sở cho việc so sánh đối chiếu

-

Mức 6: minh bạch trong sự thống nhất.


Một nghiên cứu khác nhằm chứng minh việc cần thiết phải tuân thủ các nguyên
tắc được thừa nhận khi soạn lập BCTC nhằm gia tăng sự minh bạch khi soạn lập BCTC
có nghiên cứu của Bert J. Zarb (2006) với tên gọi “The Quest for Transparency in
Financial Reporting: Certified Public Accountant‖. Trong nghiên cứu này, tác giả cho
rằng để đạt được sự minh bạch trong BCTC thì trước hết thông tin cần trình bày phải
được chuẩn bị và thiết lập theo các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung. Làm được
điều đó, thông tin BCTC sẽ được sử dụng rộng rãi cho người sử dụng ở bất kỳ quốc gia
nào. Ngoài ra, tác giả tin rằng cách tiếp cận tốt nhất là nên sử dụng IFRS kết hợp với US
GAAP khi soạn lập BCTC và US GAAP nên hội tụ dần với IFRS.
Tiếp theo, nhằm xem xét mối quan hệ giữa minh bạch báo cáo tài chính với việc
quản trị thu nhập của nhà quản lý, Hunton và cộng sự (2006) cũng thực hiện nghiên cứu
“Financial reporting transparency and earnings management‖. Nhóm tác giả đã tiến
hành thực nghiệm về phản ứng của 62 chuyên gia là các giám đốc tài chính và giám đốc


12

điều hành về việc mua bán chứng khoán từ doanh mục đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho
thấy khi các yêu cầu báo cáo tài chính minh bạch nhiều hơn sẽ làm giảm hành vi điều
chỉnh thu nhập hoặc sẽ thay đổi trọng tâm của việc quản lý thu nhập bằng các phương
pháp ít nhìn thấy.
Cũng trong năm 2006, một nghiên cứu khác trong luận án tiến sĩ của Fu Hsiu-J.
được thực hiện nhằm khám phá mối quan hệ giữa minh bạch TTTC và hành vi của nhà
đầu tư trên TTCK Đài Loan với tựa đề “Effects of financial information transparency on
investor behavior in Taiwan market‖. Trong nghiên cứu này, Fu Hsiu-J. đã thực nghiệm
để kiểm tra nhận thức của nhà đầu tư về mức độ minh bạch TTTC, trong đó nhân tố nhân
khẩu học của nhà đầu tư và kinh nghiệm đầu tư là những biến có ý nghĩa giải thích với
hành vi của nhà đầu tư trên TTCK Đài Loan. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cấu
trúc sở hữu, sự minh bạch tài chính và cơ cấu HĐQT là những biến có ý nghĩa với hành
vi của nhà đầu tư. Vì vậy, cải thiện tính minh bạch thông tin tài chính có thể dẫn đến sự

gia tăng đầu tư vào thị trường chứng khoán Đài Loan.
Đến năm 2007, nhóm tác giả Yu-Chih Lin và cộng sự trong nghiên cứu “The
relationship between information transparency and the informativeness of accounting
earnings” đã dựa trên chỉ số “hệ thống xếp hạng về sự minh bạch và công bố thông tin
ITDRS” (đây là chỉ số đánh giá xếp hạng về sự minh bạch và CBTT của các CTNY được
xây dựng ở Đài Loan) để xem xét mối quan hệ giữa minh bạch thông tin và thu nhập kế
toán. Nghiên cứu của nhóm tác giả sử dụng cơ sở dữ liệu của các CTNY trên TTCK Đài
Loan trong năm tài chính 2003 và 2004. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nhóm tác
giả cho thấy rằng, mức độ minh bạch thông tin được đo bằng chỉ số ITDRS làm giảm sút
thông tin về thu nhập kế toán. Tuy nhiên, nếu mức độ minh bạch thông tin được đo bằng
tỷ số các khoản đầu tư cổ phiếu dài hạn thì thông tin thu nhập kế toán sẽ gia tăng ở các
công ty có mức độ minh bạch cao. Kết quả cũng cho thấy, theo đánh giá của nhà đầu tư,
số liệu của kế toán hữu ích và có giá trị hơn so với kết quả xếp hạng của chỉ số ITDRS.
Nhóm tác giả cũng cho rằng sử dụng chỉ số ITDRS không phải là cách tốt để đánh giá sự
minh bạch của TTTC.
Năm 2008, trong bài thảo luận về minh bạch trong báo cáo tài chính với tựa đề
“financial reporting transparency”, Barth và Schipper đã sử dụng nhiều lập luận và phân
tích để đưa ra định nghĩa về minh bạch báo cáo tài chính. Đồng thời, trong nghiên cứu
này, thông qua các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước, nhóm tác giả
cũng khẳng định mối quan hệ giữa minh bạch trong báo cáo tài chính và chi phí vốn;
tăng cường sự minh bạch trong báo cáo tài chính có thể làm giảm chi phí vốn. Nhóm tác
giả cũng đưa ra phân tích cho rằng minh bạch không được trình bày như một đặc tính
mong muốn của báo cáo tài chính trong các quy định của cả IASB lẫn FASB (các quy


×