Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 170 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



NGUYỄN VĂN CHIỀU

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ
CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2013


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



NGUYỄN VĂN CHIỀU

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ
CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số:

62. 22. 80.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Đức

Hà Nội - 2013
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Chiều

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

5


1.1. Những công trình nghiên cứu về "chính sách an sinh xã hội"

5

1.2. Công trình nghiên cứu về "vai trò của nhà nước"

16

Chƣơng 2. CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ CỦA NHÀ
NƢỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

25

2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách an sinh xã hội

25

2.2. Tính tất yếu, vai trò và yêu cầu đặt ra đối với nhà nước trong việc thực hiện
chính sách an sinh xã hội

38

2.3. Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới và kinh
nghiệm đối với Việt Nam

49

Chƣơng 3. VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


66

3.1.Quá trình hình thành và nội dung chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện
nay

66

3.2. Một số thành tựu thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính
sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

77

3.3. Một số hạn chế của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội
ở Việt Nam hiện nay

93

Chƣơng 4. BỐI CẢNH, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

107

4.1. Bối cảnh và phương hướng nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực
hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

107

4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực

hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

116

KẾT LUẬN

143

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

147

PHỤ LỤC
3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH:

An sinh xã hội

BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH:


Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

KTTT:

Kinh tế thị trường

KT - XH:

Kinh tế - xã hội

NXB:

Nhà xuất bản

TGXH:

Trợ giúp xã hội

ƯĐXH:

Ưu đãi xã hội

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền được hưởng ASXH là một trong những quyền cơ bản và là một đòi hỏi
chính đáng xuất phát từ nhu cầu phòng tránh rủi ro của con người. Tuyên ngôn
Nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 đã ghi nhận: Tất cả mọi người với
tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự
thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho sự tự do phát triển
cá nhân. Để cụ thể hoá quyền được hưởng ASXH, tổ chức Lao động quốc tế đã
khẳng định "ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình
thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về
KT - XH do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y
tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [24, tr.9-10].
Nhằm hiện thực hoá nhu cầu phòng tránh rủi ro, từ xa xưa con người đã có các
biện pháp như tiết kiệm (tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn) hoặc nhờ sự cưu
mang, đùm bọc của cộng đồng (lá lành đùm lá rách), v.v. Tuy nhiên, trong nền
KTTT, những biện pháp có tính truyền thống như trên đã không còn đủ sự an toàn
để giúp cho mỗi người có thể tự khắc phục hoặc vượt qua khó khăn khi gặp phải rủi
ro trong cuộc sống. Bổ sung vào đó là hệ thống "chính sách ASXH" được nhà nước
đảm bảo thực thi. Nhà nước thông qua chính sách ASXH để duy trì sự ổn định và
phát triển của xã hội. Trong mọi thời kỳ, đảm bảo ASXH luôn là đòi hỏi mang tính
tất yếu khách quan để nhà nước thực hiện cả chức năng giai cấp và chức năng xã
hội của mình.
Qua hơn 25 năm đổi mới Đất nước theo đường lối phát triển KTTT định
hướng XHCN, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về KT - XH: Kinh tế
tăng trưởng nhanh, cơ cấu chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý, thu nhập bình

quân đầu người ngày tăng, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Cùng
với những thành tựu đạt được về kinh tế, Nhà nước cũng đóng vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện chính sách ASXH cho người dân. Nhiều chính sách ASXH đã
được các cơ quan nhà nước nghiên cứu, ban hành và triển khai, qua đó đã góp phần
“thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
1


phát triển” [43, tr.101]. Nhưng cũng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan khác nhau mà việc thực hiện chính sách ASXH của Nhà nước đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng trong thu
nhập ngày càng rõ rệt; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến hàng triệu
người nông dân không còn đất sản xuất, buộc họ phải di chuyển từ nông thôn ra
thành thị để tìm việc làm, chấp nhận cuộc sống bấp bênh và nhiều rủi ro; dân số
ngày càng già hoá; cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã
dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đe doạ đến cuộc sống của nhiều người lao động,
nhất là lao động thu nhập thấp, lao động phổ thông, v.v. Hậu quả chiến tranh,
tình trạng thất nghiệp, bệnh tật, ốm đau và sự tác động của thiên tai, luôn là nguy
cơ đẩy hàng triệu người dân Việt Nam rơi vào cảnh nghèo đói. Nếu Nhà nước
không có chính sách ASXH hiệu quả thì đây sẽ là rào cản và mầm mống của
những bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội, ngăn trở quá trình xây dựng một xã
hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" [44, tr.24].
Với đặc trưng chung của một quốc gia đang phát triển, chính sách ASXH và
vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam vẫn cần
tiếp tục nhận thức và hoàn thiện. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Chính sách an sinh
xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở
Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử sẽ có cả ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chính sách ASXH và
vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH, kinh nghiệm quốc tế
và thực trạng Nhà nước thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, luận án làm rõ
bối cảnh, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của
Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ chính
như sau:
2


Thứ nhất, trình bày những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc tế trong
việc thực hiện chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính
sách ASXH.
Thứ hai, phân tích nội dung cơ bản của chính sách ASXH và vai trò của Nhà
nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất phương hướng và những giải pháp nâng cao vai trò của Nhà
nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, thực hiện chính sách ASXH
và vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH. Ngoài ra, luận án còn kế
thừa và phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế
giới về những nội dung có liên quan.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của triết học MácLênin và các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội như: khái quát
hoá, trừu tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn
dịch, hệ thống - cấu trúc, phân tích tài liệu, v.v. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một

số phương pháp thu thập thông tin của xã hội học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là "chính sách ASXH và vai trò của nhà
nước trong việc thực hiện chính sách ASXH".
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận chung về chính
sách ASXH, vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH và thực
tiễn của nó ở Việt Nam hiện nay. Những số liệu được sử dụng trong luận án được
giới hạn chủ yếu từ khi thực hiện đường lối Đổi mới Đất nước (1986) đến nay.
3


5. Cái mới của luận án
Với tư cách là một công trình nghiên cứu từ góc độ triết học về chính sách
ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH, luận án có
những điểm mới sau:
- Khái quát và hình thành hệ thống lý luận về chính sách ASXH và vai trò của
nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH.
- Cung cấp thông tin, phân tích và đánh giá khái quát về chính sách ASXH ở
Việt Nam và vai trò của Nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam
hiện nay.
- Từ góc độ triết học, luận án đã đề xuất một số phương hướng và những giải
pháp chủ yếu nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH
ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về chính sách ASXH
và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH nói chung và ở Việt
Nam nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy. Những phương hướng và giải pháp được luận án đề xuất có thể gợi mở
cho các cơ quan quản lý có những điều chỉnh phù hợp để thực hiện chính sách
ASXH hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao vai trò của Nhà nước trong thực
hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách
ASXH là những nội dung đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và
được luận giải từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Vì thế, sự khái quát, đánh giá và
phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan sẽ giúp cho luận án tránh được sự
trùng lặp về góc độ tiếp cận cũng như nội dung.
1.1. Những công trình nghiên cứu về "chính sách an sinh xã hội"
Trong các công trình nghiên cứu về chính sách ASXH, chúng ta có thể khái
quát thành một số nhóm vấn đề sau:
1.1.1. Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội trong chính sách xã hội
Điểm chung của cách tiếp cận này là nhìn nhận chính sách ASXH như một
phần trong hệ thống chính sách xã hội của nhà nước. Chúng ta có thể kể đến một số
công trình có cách tiếp cận này như:
Tác giả Bùi Đình Thanh trong công trình “Những quan điểm lý luận, phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu chính sách xã hội” (Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1993) đã phân tích một cách sâu sắc khái niệm "chính sách xã hội" và trình

bày những vấn đề lý luận chung về chính sách xã hội như: Quan điểm, phương pháp
luận nghiên cứu chính sách xã hội; tính nhân văn và tính cách mạng trong hoạch
định về chính sách xã hội và cơ chế quản lý xã hội; quan hệ giữa chính sách xã hội
và dân số, kinh tế cùng các tầng lớp xã hội như phụ nữ, thanh niên v.v...
Trong công trình “Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay”
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993) tác giả Hoàng Chí Bảo đã đề cập đến các
vấn đề: Lý luận chung về chính sách xã hội; cấu trúc chính sách xã hội, quan hệ
của chính sách xã hội với các chính sách khác; quan hệ của chính sách xã hội với
các tầng lớp, giai cấp xã hội; đổi mới chính sách xã hội trong tình hình hiện nay,
v.v.
Tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến trong công trình “Góp phần đổi
mới và hoàn thiện chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay” (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996) đã làm rõ một số nội dung của chính sách ASXH qua việc
5


phân tích: Cơ sở lý luận của bảo đảm xã hội; nhũng quy định của công ước quốc tế
về bảo đảm xã hội và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thực hiện chính
sách bảo đảm xã hội; lịch sử hình thành chính sách bảo đảm xã hội ở Việt Nam;
vấn đề đổi mới chính sách bảo đảm xã hội nói chung và chính sách ASXH nói riêng
trên các lĩnh vực như BHXH, cứu trợ xã hội, ƯĐXH. Mặc dù vẫn chưa phân định rõ
ràng giữa bảo đảm xã hội với ASXH song có thể nói, công trình đó đã đưa ra nhiều
luận cứ quan trọng cho việc đổi mới và hoàn thiện chính sách ASXH nói riêng và
chính sách xã hội nói chung ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú trong công trình “Khung chính
sách xã hội trong quá trình chuyển đổi sang KTTT (Kinh nghiệm quốc tế và thực
tiễn Việt Nam)” (Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999) đã khẳng định: Những thành quả xã
hội đã đạt được trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung là cơ sở tốt giúp Việt Nam
chuyển tiếp sang nền KTTT. Tuy nhiên, để giữ gìn và phát huy được thành tựu đó,
tạo sự phát triển bền vững của xã hội, các tác giả cho rằng Nhà nước cần phải hình

thành khung chính sách xã hội phù hợp, đặc biệt là hệ thống chính sách bảo hiểm –
một trụ cột của hệ thống chính sách ASXH hiện đại.
Trong công trình “Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và
công bằng” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001), tác giả Phạm Xuân Nam cho
rằng, nói đến thực hiện chính sách xã hội và quản lý sự phát triển xã hội là nói đến
vai trò, chức năng của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch,
chương trình, dự án và các công cụ khác để định hướng và điều chỉnh xã hội theo
những mục tiêu mà chủ thể quản lý xã hội mong muốn hướng tới. Trong từng giai
đoạn khác nhau, tuỳ từng đối tượng xã hội cụ thể mà nhà nước đề ra và thực hiện
chính sách xã hội tương ứng, phù hợp. Vì thế, việc đổi mới, điều chỉnh chính sách
xã hội, trong đó có các trụ cột như chính sách BHXH, ƯĐXH là việc làm cần thiết,
phù hợp với quy luật khách quan. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách phải trên
cơ sở đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội, phải tạo ra sự bền vững và an toàn
cho xã hội trong một giai đoạn phát triển.
Từ góc độ triết học, công trình “Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề lý luận cấp
bách” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000) do tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn chủ
biên đã chỉ ra một số vấn đề có liên quan đến chính sách xã hội nói chung như: Quy
6


luật vận động, phát triển và tiến bộ mang tính khách quan của xã hội; những quan
niệm tiến bộ xã hội trước Mác và quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ
Chí Minh về tiến bộ xã hội; một số quan điểm hiện đại về tiến bộ xã hội; những vấn
đề đạo đức và văn hoá của tiến bộ xã hội, v.v. Những lý luận cơ bản về tiến bộ xã
hội đã được công trình làm sáng tỏ sẽ góp phần định hướng cho đề tài trong việc
xây dựng giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước trong đảm bảo ASXH, qua đó
góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Từ góc nhìn hiện đại hoá xã hội, tác giả Lương Việt Hải trong cuốn "Hiện đại
hoá xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2001) đã có cách nhìn mới về ASXH. Theo đó, thực chất hiện đại hoá xã hội là "sự

phát triển xã hội, sự giàu mạnh và thịnh vượng của quốc gia, là con người được
thoả mãn đầy đủ các nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần" [59, tr.35]. Xét từ góc độ
nào đó, đảm bảo ASXH vừa là tiêu chuẩn, vừa có chung mục tiêu với hiện đại hoá
xã hội. Trong quá trình ấy, nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Cũng từ góc độ triết học, cuốn sách "Công bằng xã hội, trách nhiệm và đoàn
kết xã hội" (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008), của tập thể tác giả do Phạm Văn
Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn và Ulrich Dornberg (chủ biên) là công trình
gồm tập hợp một số bài viết về những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện công
bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam. Trong bài "Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam" tác giả Trần Đức Cường khẳng định: "Trong việc
hoạch định các chính sách phát triển KT - XH, quốc gia nào, bằng cách này hay
cách khác cũng phải xem xét và tính toán đến các vấn đề về công bằng xã hội, trách
nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội. Nếu một quốc gia chỉ chú trọng đến tăng trưởng
kinh tế ..nhưng không quan tâm đến sự công bằng giữa các tầng lớp, các giai cấp,
các nhóm dân cư, thì sự phát triển của quốc gia đó không bền vững" [49, tr.21].
Mặc dù không trực tiếp đề cập đến những nội dung căn bản của chính sách ASXH,
song từ cách tiếp cận đã cho thấy, đảm bảo ASXH vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu
góp phần thúc đẩy công bằng, trách nhiệm và đoàn kết xã hội ở nước ta hiện nay.
Nhìn nhận vấn đề đảm bảo ASXH là một vấn đề dân sinh quan trọng và chủ
yếu, trong cuốn sách "Vấn đề dân sinh và xã hội hài hoà" (Nxb Khoa học xã hội,
7


Hà Nội, 2010), do tác giả Phạm Văn Đức chủ biên đã nêu bật quan niệm dân sinh
trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả đã khái quát
thực tiễn vấn đề dân sinh trong quá trình xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc
và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Trong bài "Vấn đề dân sinh trong
chủ trương xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền
vững của Việt Nam" tác giả Phạm Văn Đức nhấn mạnh "vấn đề dân sinh và phát

triển bền vững, hài hoà có mối quan hệ biện chứng, việc giải quyết tốt vấn đề dân
sinh là cơ sở cho sự phát triển hài hoà, bền vững và ngược lại, phát triển hài hoà,
bền vững là tiền đề quan trọng cho việc giải quyết vấn đề dân sinh" [51, tr.11].
Có thể nói, điểm chung của các công trình này là tập trung phân tích chính
sách xã hội và coi chính sách ASXH là một phần của hệ thống đó.
1.1.2. Nghiên cứu về pháp luật an sinh xã hội
Cách tiếp cận này cho rằng, để thực hiện chính sách ASXH, nhà nước cần
phải thể chế hoá và hình thành hệ thống pháp luật về ASXH. Nghĩa là cần hình
thành các quy định mang tính bắt buộc, có hiệu lực pháp lý nhằm xác định quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể khác nhau trong xã hội để thực hiện mục tiêu, nội dung
của chính sách ASXH. Điển hình cho cách tiếp cận này là giáo trình “Luật ASXH”
của Đại học Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005). Công trình này đã
trình bày một cách toàn diện các vấn đề cơ bản như: Luật ASXH trong hệ thống
pháp luật Việt Nam; Quan hệ pháp luật ASXH và tranh chấp ASXH. Ngoài ra, từ
góc nhìn luật học, cuốn sách còn đề cập khá chi tiết đến các quy định của pháp luật
Việt Nam về các BHXH, ƯĐXH, cứu trợ xã hội.
Bên cạnh việc phân tích các khái niệm, nguyên tắc, vai trò của ASXH và pháp
luật ASXH của một số nước như Đức, Hoa Kỳ, Nga, cuốn sách "Pháp luật ASXH:
Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011), các tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thuý Hương đã khái quát tương đối
đầy đủ hệ thống pháp luật ASXH của Việt Nam. Qua những phân tích, đánh giá về
hệ thống pháp luật ASXH của Việt Nam hiện nay, các tác giả cho rằng để hoàn
thiện pháp luật ASXH của Việt Nam trong tình hình mới cần phải xúc tiến xây dựng
Bộ luật ASXH và cải cách các Luật BHXH và Luật BHYT.
8


Trong luận án tiến sĩ luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hiền Phương cho rằng,
cấu trúc pháp luật về ASXH gồm 4 bộ phận cơ bản: Pháp luật về BHXH; pháp luật

về BHYT; pháp luật về TGXH; pháp luật về ƯĐXH. Các chế độ này được Nhà nước
vừa quy định cụ thể, độc lập và vừa bổ trợ cho nhau nhằm điều chỉnh các hoạt động
đảm bảo ASXH trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn tới, để thích ứng với nền
KTTT và hội nhập quốc tế thì việc hoàn thiện pháp luật về ASXH của nước ta là
một nhiệm vụ cấp bách.
Tại Hội thảo “Chính sách, pháp luật về ASXH ở Việt Nam hiện nay” do Viện
Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Viện
KAS (Cộng hoà Liên bang Đức) tổ chức (ngày 19 -20/4/2010), các nhà khoa học
đều khẳng định, trong nền KTTT nhà nước có vai trò quan trọng trong đảm bảo
ASXH. Vì thế, để nâng cao vai trò của mình, Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về ASXH, nâng cao hiệu lực quản lý, đảm bảo tính minh bạch, công bằng
trong quá trình thực hiện chính sách.
Ngoài các công trình nghiên cứu có tính khái quát như trên thì còn có một số
bài viết có tính chất trao đổi đã được đăng trên các tạp chí trong nước như: bài
“Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật ASXH” của Lưu Bình Nhưỡng (tạp chí
Luật học, số 5/2004); bài “Hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam” của Nguyễn
Xuân Nga (tạp chí BHXH, số 8/2007); bài "Luật ASXH trong hệ thống pháp luật
Việt Nam" của tác giả Phạm Công Trứ (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2004);
bài "Một số vấn đề cơ bản về quyền hưởng ASXH" của tác giả Phạm Trọng Nghĩa
(tạp chí BHXH, số 8/2005), v.v.
Có thể khẳng định rằng, tiếp cận chính sách ASXH dưới góc độ thể chế hoá
pháp luật ASXH là một trong những cách tiếp cận phổ biến hiện nay. Tuy nhiên,
các công trình này do nhấn mạnh đến khía cạnh pháp lý (chế tài bắt buộc, quyền và
nghĩa vụ) về ASXH nên chưa đề cập trực tiếp đến các phương diện khác của chính
sách ASXH. Nhiều vấn đề khác như khái niệm, vai trò, nội dung của chính sách
ASXH chưa được làm rõ và cần phải tìm hiểu thêm.
9


1.1.3. Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội với tư cách là một nội dung độc lập

Trước hết, có thể xem cuốn sách "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
ASXH ở Việt Nam hiện nay" (Nxb Chính trị quốc gia, 2009) do tác giả Mai Ngọc
Cường làm chủ biên trong khuôn khổ đề tài "Cơ sở khoa học của việc xây dựng,
hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở nước ta giai đoạn 2006 – 2015" là công
trình nghiên cứu có hệ thống về chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay. Công trình
này đã khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng chính sách ASXH ở Việt Nam
trong những năm gần đây và đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
chính sách ASXH, tiến tới xây dựng mô hình ASXH phù hợp với điều kiện KTTT
định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Cuốn "ASXH ở Việt Nam hướng tới 2020" (Nxb Chính trị quốc gia, 2012) do
tác giả Vũ Văn Phúc chủ biên là tập hợp các bài viết trình bày về:1) Những vấn đề
lý luận chung và kinh nghiệm thế giới về ASXH; 2) Những vấn đề về thực tiễn
ASXH ở nước ta. Trong bài "ASXH ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
tác giả Vũ Văn Phúc nhấn mạnh "bảo đảm ASXH trở thành vấn đề trung tâm trong
chiến lược phát triển đất nước, bởi việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng
XHCN ở Việt Nam" [91, tr.13-14]. Để thực hiện mục tiêu đó, một số tác giả cho
rằng Nhà nước cần phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau như: Tiếp tục quán
triệt sâu sắc và vận dụng tốt hơn quan điểm kết hợp hài hoà giữa thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với bảo đảm ASXH ngay
trong từng bước và từng chính sách phát triển [91, tr.142]; xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về ASXH một cách đồng bộ, đồng thời quyết liệt đưa các văn bản vào
cuộc sống [91, tr.28]; phát triển mạnh và đa dạng hoá hệ thống BHXH, BHYT, tiến
tới BHYT toàn dân [91, tr.92]; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò
của hệ thống chính trị [91, tr.230], v.v. Có thể nói, mỗi bài viết dù có cách tiếp cận
khác nhau nhưng đều có chung mục đích là đưa ra giải pháp nhằm không ngừng
nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân, bảo đảm cho sự phát
triển bền vững của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Từ góc độ của một giáo trình giảng dạy cho bậc đại học, cuốn "Giáo trình
ASXH" của tác giả Nguyễn Văn Định và giáo trình "Nhập môn ASXH" của tác giả

10


Nguyễn Hải Hữu đã trình bày các nội dung lý luận cơ bản như: Khái niệm, đối
tượng, phương pháp nghiên cứu môn học ASXH; nội dung của chính sách ASXH ở
Việt Nam: BHXH, BHYT, TGXH, v.v.
Liên quan đến nội dung đảm bảo ASXH cho người già có công trình "Người
cao tuổi và ASXH" của tác giả Tương Lai (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994).
Công trình này đã có những nghiên cứu chung nhất về người cao tuổi và hệ thống
đảm bảo ASXH cho người cao tuổi qua các mặt: Thực trạng và giải pháp; xã hội nhân khẩu của nhóm người cao tuổi; sức khoẻ và chăm sóc; kinh tế và đời sống;
tâm trạng và nguyện vọng; giải pháp đảm bảo ASXH cho người già và một số nhóm
người cao tuổi chọn lọc.
Nghiên cứu về chính sách ASXH cho nông dân và vai trò của Nhà nước
trong thực hiện chính sách ASXH cho nông dân, luận án tiến sĩ kinh tế "ASXH cho
nông dân trong điều kiện KTTT ở Việt Nam" của Mai Ngọc Anh đã chỉ ra tính tất
yếu nhà nước phải xây dựng và thực hiện chính sách đảm bảo ASXH cho nông dân
trong điều kiện KTTT. Đồng thời, công trình cũng đã đưa ra nhiều giải pháp và
khuyến nghị nhằm đảm bảo ASXH cho nông dân. Trong đó, luận án đã đặc biệt
nhấn mạnh đến giải pháp “là cần phải tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật và
nâng cao hơn trách nhiệm của Nhà nước”.
Trong cuốn sách "Lý thuyết và mô hình ASXH (phân tích thực tiễn ở Đồng
Nai) (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009), xuất phát từ thực tiễn ở một địa
phương cụ thể (Đồng Nai) và kinh nghiệm quốc tế trong đảm bảo ASXH, các tác
giả đã chỉ ra những bất cập, xu hướng vận động của chính sách ASXH ở Việt Nam
hiện nay. Cùng chung quan điểm này, tác giả Nguyễn Văn Nhường trong cuốn "Bàn
về chính sách ASXH với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu
công nghiệp: Nghiên cứu tại Bắc Ninh" (Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội,
2011) cũng đã đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đảm bảo
ASXH đối với nông dân trong diện thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp.
Đây không chỉ là những khung khổ lý thuyết mà còn là một biểu hiện sinh động của

chính sách đảm bảo ASXH tại một địa phương cụ thể.
Ngoài các công trình nêu trên, còn có các công trình nghiên cứu khác được
công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: bài "Một số vấn đề lý luận về ASXH"
11


của tác giả Lê Thị Hoài Thu (Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số
1/2004); bài “Bản chất và tính tất yếu khách quan của ASXH” của Mạc Tiến Anh
(tạp chí BHXH, số 2/2005); bài “Hoàn thiện hệ thống ASXH trong điều kiện phát
triển thị trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng (tạp chí Kinh tế và Phát
triển, số 91/2005); bài “Một số khái niệm về cấu trúc của hệ thống ASXH hiện đại”
của Phạm Minh Đức (tạp chí Lao động và Xã hội, số 284/2006); bài “ASXH và vai
trò của nó đối với nền kinh tế nước ta” của tác giả Ngô Quang Minh; bài "Hệ thống
ASXH và chính sách ASXH qua 20 năm đổi mới - Thành tựu kinh nghiệm và những
vấn đề đặt ra" của tác giả Hoàng Chí Bảo (tạp chí Thông tin Công tác Tư tưởng, số
7/2007); bài "ASXH ở khu vực nông thôn: Nghiên cứu trường hợp một xã ngoại
thành Hà Nội" của tác giả Tô Duy Hợp và Nguyễn Thị Minh Phương (Tạp chí Xã
hội học, số 1(97)/2007); bài "Hệ thống chính sách ASXH ở nước ta trong giai đoạn
phát triển mới" của Nguyễn Trọng Đàm (Tạp chí Lao động và Xã hội, số 21/2009);
bài "Chiến lược ASXH Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020" của tác giả Nguyễn Thị Lan
Hương và bài "ASXH trong Chiến lược phát triển KT - XH" của tác giả Nguyễn
Hữu Dũng (tạp chí Lao động và Xã hội, số 19/2009); bài "Vai trò của chính sách
BHXH; BHYT đối với ASXH của đất nước" của tác giả Lê Bạch Hồng (tạp chí Cộng
sản, số 7/2010); bài "Bảo đảm ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một
nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển KT - XH 2011 - 2020“ của Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (tạp chí Cộng sản 9/2010); bài "Tiếp tục thực hiện tốt
chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm ASXH trong phát triển bền vững" của tác
giả Nguyễn Thị Kim Ngân (tạp chí Cộng sản, số 7/2011); bài “Hệ thống ASXH cho
người nông dân Việt Nam” của tác giả Nguyễn Danh Sơn (tạp chí Xã hội học, số 2,
2012), v.v.

Trong các đánh giá về chính sách ASXH của Việt Nam không thể không đề
cập đến các công trình nghiên cứu của các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB),
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), v.v. Chẳng hạn, trong khuôn khổ dự án đối
thoại chính sách, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam đã công bố
các tài liệu liên quan như “Khuôn khổ hệ thống ASXH quốc gia hợp nhất ở Việt
Nam” (2005); “An sinh Việt Nam luỹ tiến đến mức nào?”; “Về bảo trợ và thúc đẩy
12


xã hội: Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu quả” của nhóm tác giả
thuộc Ngân hàng Thế giới, v.v. Có thể nói, với vai trò là nhà tài trợ và là đối tác
phát triển của Chính phủ Việt Nam, các Tổ chức quốc tế đã có những đánh giá
khách quan và đề xuất nhiều giải pháp khả thi để xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính sách ASXH của nước ta. Những giải pháp này là một tham vấn hữu ích cho
việc phát huy vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở nước ta
hiện nay.
Với tư cách là một chính sách quản lý của nhà nước, chính sách ASXH còn
là chủ đề đa dạng của nhiều hội thảo khoa học như: Hội thảo “ASXH ở Việt Nam:
Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới” do Đại học Kinh tế Quốc dân, Diễn đàn
Phát triển Việt Nam, Viện Quốc gia Sau đại học về Nghiên cứu chính sách - GRIPS
ở Tokyo, Trung tâm Kinh tế Phát triển và Chính sách công tổ chức (ngày 9/9/2008);
hội thảo“Xây dựng Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 - 2020” do Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Cộng hoà Liên bang Đức
(GTZ) phối hợp tổ chức (ngày 6/6/2009); hội thảo “ASXH ở nước ta: Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ
chức (tháng 3/2012), v.v. Qua các hội thảo này, nhiều khác biệt trong nhận thức về
ASXH đã được làm sáng tỏ và tạo được sự thống nhất cao. Đồng thời, các hội thảo
cũng đã có nhiều phát hiện và tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện chính sách

ASXH cũng như vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH.
1.1.4. Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội của một số quốc gia trên thế giới
Trong các công trình nghiên cứu về chính sách ASXH của một số nước trên
thế giới phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
Tác giả Nguyễn Duy Dũng trong cuốn “Chính sách và biện pháp giải quyết
phúc lợi xã hội ở Nhật Bản” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998) đã khái quát sự
hình thành và phát triển chế độ phúc lợi xã hội ở Nhật Bản; các hình thức và biện
pháp nhà nước đảm bảo phúc lợi xã hội ở Nhật Bản (Chế độ chăm sóc sức khoẻ;
phúc lợi đối với bà mẹ và trẻ em; phúc lợi xã hội đối với người già; phúc lợi xã hội
đối với người tàn tật; phúc lợi xã hội đối với người có thu nhập thấp); tổ chức quản
lý và tài chính cho việc thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhật Bản.
13


Cùng nghiên cứu về hệ thống ASXH của Nhật Bản, trong công trình “Tăng
trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến
nay” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003), tác giả Trần Thị Nhung đã trình bày
kinh nghiệm cơ bản của Nhật Bản trong việc giải quyết mối tương quan giữa tăng
trưởng kinh tế và đảm bảo ASXH. Nhiều nội dung có ý nghĩa quan trọng đã được
làm rõ như: Những vấn đề lý luận và phương pháp luận về tăng trưởng kinh tế và
phúc lợi xã hội (khái niệm tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tăng trưởng; khái
niệm phúc lợi xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội; các quan điểm
về gắn kết tăng trưởng kinh tế và đảm bảo phúc lợi xã hội); quá trình giải quyết mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Nhật Bản; kinh nghiệm giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Nhật Bản và vận
dụng vào thực tiễn nước ta (tình hình tăng trưởng kinh tế phúc lợi xã hội ở Việt
Nam; những tương đồng và khác biệt về kinh tế, xã hội giữa Nhật Bản và Việt
Nam; một số kiến nghị và bài học kinh nghiệm), v.v. Ngoài ra, trong cuốn sách có
tựa đề “Bảo đảm xã hội trong nền KTTT Nhật Bản hiện nay” (Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội, 2008), tác giả Trần Thị Nhung cũng đã giới thiệu chi tiết hệ thống

chính sách đảm bảo xã hội trong nền KTTT Nhật Bản hiện nay. Tác giả đã nêu và
phân tích được khái niệm và lịch sử phát triển của hệ thống đảm bảo xã hội của
Nhật Bản. Trên cơ sở đó, tác giả cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đặc điểm,
các loại hình, vai trò, chức năng của nhà nước cũng như những khó khăn, thách
thức trong việc thực hiện các chế độ đảm bảo xã hội của nhà nước như: Chế độ đảm
bảo thu nhập, bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và TGXH, v.v.
Công trình “Hệ thống ASXH của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
do Đinh Công Tuấn làm chủ biên (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008) đã phân
tích tổng quan về hệ thống ASXH của châu Âu nói chung (khái niệm, quá trình hình
thành và phát triển; nhu cầu và thách thức trong việc cải cách hệ thống ASXH của
châu Âu hiện nay) và một số quốc gia điển hình như: Hệ thống ASXH theo mô hình
"thị trường xã hội" của Đức; hệ thống ASXH theo mô hình "xã hội dân chủ" của
Thuỵ Điển; hệ thống ASXH theo mô hình "thị trường tự do" của Anh. Ngoài ra,
công trình còn chỉ ra những thành công, hạn chế, xu thế cải cách hệ thống ASXH
của một số nước châu Âu và đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện
14


nay. Mặc dù còn một khoảng cách không nhỏ giữa trình độ phát triển KT-XH của
các nước châu Âu với nước ta, song những kinh nghiệm trong đảm bảo ASXH hơn
một thế kỷ qua vẫn là thực tiễn sinh động, cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho
Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách ASXH phù hợp với điều kiện của Việt
Nam hiện nay.
Trong cuốn "Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935- 2001" (Nxb
Thống kê, Hà Nội, 2004), tác giả Lê Vinh Danh cũng đã chỉ ra quá trình hình thành,
kết cấu nội dung và xu hướng thay đổi của hệ thống chính sách ASXH của Hoa Kỳ
từ năm 1935 đến 2001. Có thể nói, đây là một công trình cung cấp thông tin khá đầy
đủ về các chế độ an sinh của Hoa Kỳ trong gần 80 năm qua (Chính sách tuyên chiến
với nghèo đói; Tem thực phẩm; trợ cấp gia đình nghèo và trẻ em phụ thuộc; chính
sách bổ sung thu nhập an sinh; chính sách chăm sóc sức khoẻ; chính sách BHXH).

Mặc dù không đề cập một cách trực diện những vấn đề có liên quan đến nội
hàm của các khái niệm "ASXH" và "chính sách ASXH" nhưng công trình "Mô hình
phát triển xã hội của một số nước phát triển châu Âu: Kinh nghiệm đối với Việt
Nam" (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011) do tác giả Nguyễn Quang Thuấn và
Bùi Nhật Quang biên soạn lại chỉ ra cách thức nhà nước cung cấp các dịch vụ
ASXH cho người dân ở một số quốc gia phát triển ở châu Âu. Từ đó, tác giả đưa ra
những bài học kinh nghiệm và giải pháp cho sự lựa chọn mô hình phát triển, chính
sách đảm bảo ASXH của nước ta hiện nay. Cùng chung quan điểm, các tác giả Lê
Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú trong công trình “Khung chính sách xã hội trong
quá trình chuyển đổi sang KTTT: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” (Nxb
Thống kê, Hà Nội, 1999) cũng đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp
đảm bảo ASXH trong quá trình chuyển đổi sang nền KTTT. Trên cơ sở đó, tác giả
cũng đã đưa ra nhiều giải pháp và khuyến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống
bảo đảm xã hội ở nước ta.
Ngoài các công trình trên còn có một số bài viết như: “Chính sách ASXH ở
Việt Nam và kinh nghiệm từ một số thành viên ASEM) của tác giả Phan Đức Thọ
(tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5/2004); bài "Hệ thống bảo đảm xã hội ở Trung
Quốc hiện nay" của tác giả Nguyễn Kim Bảo (tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số
4/2004); bài “Tìm hiểu luật ASXH của Hoa Kỳ” của tác giả Nguyễn Hiền Phương
15


(tạp chí Luật học, số 5/2005); bài "Tổng quan về ASXH và BHXH ở Trung Quốc"
(Tạp chí BHXH, số 10/2005); bài "Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế và ASXH của Hoa Kỳ, Thuỵ Điển và Đức" của tác giả Nguyễn Hữu
Dũng (Tạp chí Lao động và Xã hội, số 15/Tháng 3/2008), v.v. Có thể nói, các công
trình này không những giới thiệu được mô hình đảm bảo ASXH của một số nước
trên thế giới mà còn là những kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng và thực hiện
chính sách ASXH ở nước ta hiện nay.
1.2. Công trình nghiên cứu về "vai trò của nhà nƣớc"

1.2.1. Nghiên cứu về vai trò của nhà nước nói chung
Những công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong thực hiện chính
sách KT-XH nói chung cũng rất đa dạng về nội dung và cách tiếp cận.
Cuốn "Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công: Nhận thức, thực
trạng và giải pháp" do tác giả Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên (Nxb Văn hoá - Thông
tin, Hà Nội, 2002) đã giới thiệu những cách nhìn đa dạng về dịch vụ công và vai trò
của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công: phân tích thực tiễn, chỉ ra hạn chế và đề
xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ
công ở nước ta hiện nay.
Trong cuốn "Vai trò của nhà nước Việt Nam sau hai năm gia nhập tổ chức
thương mại thế giới" do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và
Viện Konrad Adenauer công bố (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2010) đã khẳng định nhà
nước giữ vai trò quan trọng trong nền KTTT. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới thì vai trò ấy càng được nâng
lên. Vai trò của nhà nước được thể hiện trên các lĩnh vực cơ bản như: xây dựng và
thực thi pháp luật, điều chỉnh kinh tế, phòng chống khủng hoảng xã hội,v.v. Có thể
nói, dù các nội dung đuợc trình bày trong cuốn sách còn tản mạn nhưng cũng đã
phần nào cho thấy sự cần thiết phải phát huy vai trò của nhà nước trên các lĩnh vực
khác nhau trong một thế giới hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.
Công trình "Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế các nước ASEAN"
(Nxb Thống kê, Hà Nội, 1993) của tác giả Nguyễn Trí Dĩnh đã đề cập đến kinh
nghiệm phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế của các quốc gia
trong khối ASEAN. Bên cạnh trình bày vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước, cuốn
16


sách còn đi sâu vào những kinh nghiệm điều tiết của nhà nước trong từng lĩnh vực,
từng địa bàn quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là những lĩnh vực có liên quan mật
thiết đến nhu cầu đảm bảo ASXH như: Vai trò của nhà nước trong phát triển nông
nghiệp; vai trò của nhà nước trong khu vực kinh tế dịch vụ, v.v.

Luận án tiến sĩ chính trị học (2011) "Vai trò của nhà nước đối với việc thực
hiện công bằng xã hội trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay"
của tác giả Võ Thị Hoa đã trình bày và làm rõ các vấn đề liên quan đến công bằng
xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, tác giả đã phân tích, đánh
giá nhằm làm rõ thực trạng thực hiện vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo công
bằng xã hội về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Qua đây, tác giả chỉ ra những vấn
đề và các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của nhà nước trong việc
thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay. Hệ thống giải pháp mà tác giả quan
tâm và nhấn mạnh chính là: 1) Phát triển KTTT định hướng XHCN, nâng cao vai
trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng
xã hội; 2) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công bằng xã
hội trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; 3) Kết hợp chặt chẽ giữa
việc xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế với chính sách xã hội; 4) Xây dựng bộ
máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả; 5) Nâng cao vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước trong việc thực hiện công
bằng xã hội ở nước ta hiện nay, v.v.
Luận án tiến sĩ kinh tế (1996) "Vai trò quản lý của nhà nước trong quá trình
chuyển sang nền KTTT ở Việt Nam" của tác giả Trần Anh Tài đã phân tích tính đặc
thù chuyển sang nền KTTT ở Việt Nam; vai trò của nhà nước trong việc tạo lập cơ
chế quản lý, ổn định và tăng trưởng kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước trong quá trình hình
thành và phát triển KTTT ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ kinh tế (1999) "Phát huy vai trò quản lý kinh tế của nhà nước
trong nền KTTT ở nước ta hiện nay" của tác giả Phan Đình Quyền đã khái quát
được những đặc điểm của nền KTTT theo định hướng XHCN ở Việt Nam và lý giải
17


tính khách quan cần có sự quản lý của nhà nước. Qua đó, tác giả đưa ra một số

phương hướng nâng cao vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân.
Luận án tiến sĩ triết học (2002) "Vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện
quyền dân chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Trần Thị Băng
Thanh trình bày lý luận và phân tích về vai trò của nhà nước đối với việc mở rộng
và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân Việt Nam; đề xuất phương hướng và một
số giải pháp nâng cao hiệu quả mở rộng quyền dân chủ của nhân dân trong giai
đoạn hiện nay.
Luận án tiến sĩ triết học của Trần Thị Thu Hường (2011) "Vai trò nhà nước
đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay" đã phân tích thực trạng vai trò của nhà nước đối với việc
xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ; đề xuất một số quan điểm và giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý của nhà nước đối với
việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
Để phát huy vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách phát triển
KT - XH, trong cuốn "Bàn về chiến lược phát triển KT - XH của Việt Nam trong thời
kỳ mới" (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007) các chuyên gia nhấn mạnh: Nhà nước cần
xây dựng được hệ thống pháp luật rõ ràng, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bình
đẳng cho các chủ thể, các thành phần kinh tế hoạt động. Việc lựa chọn các chính sách
khác nhau và mang đến hiệu quả KT - XH khác nhau là do năng lực của các thể chế
chính trị quyết định. Trong đó, vai trò của nhà nước là phải tạo ra môi trường dân chủ
trong quá trình lựa chọn, hoạch định và thực hiện các chính sách.
Trong công trình “Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ
máy Đảng và Nhà nước: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb Chính trị quốc
gia, 2010), tác giả Đào Trí Úc nhấn mạnh để nâng cao vai trò nhà nước thì “công
tác kiểm tra giám sát nhà nước là điều kiện quan trọng để khách quan hoá hoạt
động của bộ máy nhà nước” [116, tr.254]. Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan
nhà nước cần phải tiếp tục dân chủ trong cải cách bộ máy hành chính, tăng cường
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đảm bảo sự tham gia kiểm tra, giám sát
của nhân dân, v.v.

18


Có thể nói, vai trò của nhà nước nói chung đã được các tác giả nghiên cứu dựa
trên những góc độ tiếp cận hết sức đa dạng (kinh tế, chính trị, triết học, v.v.). Ở mỗi
khía cạnh, vai trò của nhà nước được xác định với những sắc thái riêng. Song, khái
quát lại, ở nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc: Xây dựng
khung chính sách ASXH phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam;
xây dựng hệ thống pháp luật về ASXH đáp ứng yêu cầu của nền KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam; bảo trợ về tài chính cho các quỹ ASXH và đầu tư các nguồn
lực cho việc thực hiện chính sách ASXH; thống nhất quản lý việc thực hiện chính
sách ASXH.
1.2.2. Nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong đảm bảo an sinh xã hội
Đảm bảo ASXH là một trong những vai trò cơ bản của nhà nước. Tuy nhiên,
thực tế vai trò đó lại được thể hiện hết sực đa dạng về cả nội dung, hình thức và
biện pháp triển khai. Điều này được phản ánh qua các công trình nghiên cứu như:
Cuốn "Tiến tới thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
- vấn đề và giải pháp" của tác giả Đoàn Viết Cương (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005) cho rằng để đảm bảo sự công bằng xã hội nói chung và công bằng trong
chăm sóc sức khoẻ nhân dân – một nội dung quan trọng của đảm bảo ASXH - nói
riêng thì giải pháp quan trọng nhất là phát huy vai trò của nhà nước trong việc xây
dựng và thực hiện chính sách ASXH.
Trong cuốn "Chính sách hỗ trợ của Nhà nước ta đối với nông dân trong điều
kiện hội nhập WTO" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) tác giả Vũ Văn Phúc
và Trần Thị Minh Châu cho rằng, trong điều kiện hội nhập WTO, xây dựng hệ
thống chính sách hỗ trợ nông dân phù hợp với điều kiện của đất nước và tương
thích với các quy định của WTO thực sự cần thiết và cấp bách. Trong đó, chính
sách hỗ trợ việc làm, thu nhập và bảo đảm ASXH cho nông dân cần phải được nhà
nước quan tâm hàng đầu.
Khái quát một cách toàn diện vai trò của nhà nước trong phát triển xã hội và

quản lý phát triển xã hội, tác giả Nguyễn Văn Mạnh trong cuốn "Vai trò của nhà
nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở
Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) đã chỉ ra cơ sở lý luận và thực
tiễn để phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý xã hội
19


trong tiến trình đổi mới ở nước ta hiện nay. Tác giả khẳng định, trong quá trình phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, là chủ thể
xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược và các chương trình
quốc gia về phát triển xã hội; huy động, quản lý và phân phối các nguồn lực vật chất
phục vụ phát triển xã hội. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng vai trò quản lý
phát triển xã hội của nhà nước, tác giả đã đề xuất nhiều quan điểm và giải pháp
quan trọng góp phần nâng cao vai trò của nhà nước trên một số lĩnh vực xã hội cụ
thể như: việc làm, giáo dục đào tạo, ASXH, an toàn xã hội, xoá đói giảm nghèo, dân
tộc, tôn giáo, v.v.
Mặc dù không trực tiếp đề cập đến chính sách ASXH và vai trò của nhà nước
trong đảm bảo ASXH ở Việt Nam nhưng trong cuốn "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" (Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005) tác giả Trần Hậu Thành đã trình bày những luận
điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, qua đó đã gợi mở cho đề
tài nhiều ý tưởng để đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của
nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở nước ta hiện nay. Trong đó, quan
điểm có tính phương pháp luận và nguyên tắc đó là, nhà nước chỉ có thể phát huy
cao nhất vai trò của mình trong việc thực hiện chính sách ASXH khi là nhà nước
pháp quyền XHCN "của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân".
Cuốn "Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam"
(Nxb Thống kê, Hà Nội, 1994) do tác giả Lương Xuân Quỳ chủ biên đã đề ra
phương hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao vai trò của nhà nước trong nền
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Mặc dù nhiều vấn đề cần tiếp tục được kiểm

nghiệm thêm từ thực tiễn song điều chắc chắn cần khẳng định rằng, để khắc phục
những thất bại của thị trường trong phân phối và đảm bảo công bằng xã hội thì nhà
nước phải là chủ thể xây dựng và thực hiện một cách có hiệu quả hệ thống chính
sách xã hội, trong đó có chính sách ASXH.
Cuốn "Nhà nước, thị trường và viện trợ: Những vai trò mới định lại" (Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995) của Viện Kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam chỉ ra quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong quá trình phát triển xã hội. Sự
phân định và kết hợp giữa nhà nước và thị trường là nhân tố quyết định đến hiệu
20


×