Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo thực tế cộng đồng khoa sản BV nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.18 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


BÁO CÁO
THỰC TẾ CỘNG ĐỒNG TẠI KHOA PHỤ SẢN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP
Thời gian: 02/12/2019 – 13/12/2019

Giáo viên hướng dẫn: BSCK1. Hà Thị Thanh Thơm
Sinh viên thực hiện: Nhóm 2 – Tổ 1 – Lớp Y5a

Hà Nội, tháng 12 năm 2019

1


Lời mở đầu
Kính gửi:

BGĐ bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp
Phòng KHTH bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp
Khoa Phụ Sản bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp
Phòng quản lí đào tạo đại học và bộ môn Y học gia đình –
Trường Đại học y Hà Nội

Đầu tiên chúng em chân thành cảm ơn bộ môn y học gia đình cũng như bệnh
viện đã tạo điều kiện tối đa cho nhóm sinh viên chúng em được học tập và làm việc
tại bệnh viện; cảm ơn cô Hà Thị Thanh Thơm đã hướng dẫn, giảng dạy chỉ bảo
chúng em đạt được các mục tiêu tại khoa, cảm ơn các anh chị bác sĩ, điều dưỡng
viên, nhân viên tại khoa Phụ Sản đã giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập, đi
buồng, trực tại khoa.


Đối với việc tốt nghiệp trở thành Bác sỹ trong vòng 1 năm tới của những sinh viên
Y5 chuyên ngành Đa Khoa, trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Nông
nghiệp đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập vào môi trường
thực tế bệnh viện. Sau 2 tuần học tập trong môi trường bệnh viện Đa khoa Nông
Nghiệp nói chung và khoa Phụ Sản nói riêng, nhóm sinh viên chúng em đã được
trải nghiệm rất nhiều điều vô cùng bổ ích, có ý nghĩa thực tiễn lớn phục vụ cho
công việc thực hành khám chữa bệnh sau này; đặc biệt là tại một bệnh viện quan
trọng hạng 1. Nhờ sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của các bác sĩ và nhân viên trong
khoa, chúng em đã cơ bản đạt được những mục tiêu đề ra, cụ thể là:





Mô tả và thực hành được cách tổ chức, tiếp đón người bệnh tại khoa phòng
nơi thực tập.
Học tập thái độ trong giao tiếp với người bệnh, người nhà, và giao tiếp với
cán bộ y tế tại nơi thực tập.
Xác định được mô hình bệnh tật ở nơi thực tập.
Thực hành kỹ năng hỏi bệnh, thăm khám, chẩn đoán và điều trị trong điều
kiện tại nơi thực tập.
2






Kiến tập được những kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, kê đơn điều trị cho bệnh
nhân ngoại trú tại phòng khám.

Học tập qui chế chuyên môn bệnh viện.
Làm bệnh án theo dõi dọc người bệnh từ lúc vào viện tới lúc ra viện.

Trong quá trình học tập và làm việc tại khoa chúng em đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình bởi các anh chị bác sĩ, điều dưỡng viên... tại bệnh viện nói chung cũng như
khoa phòng Sản nói riêng ngay từ buổi học đầu tiên, từ vị trí học tập, mục tiêu,
cách học cũng như đặc điểm các khoa phòng, giờ giấc làm việc… Môi trường làm
việc chuyên nghiệp, trách nhiệm cao nhưng cũng không kém phần thân thiện vì các
anh chị bác sĩ, nhân viên bệnh viện luôn rất nhiệt tình phối hợp làm việc với tinh
thần đồng nghiệp cao cũng như sẵn sàng chỉ bảo những sinh viên bỡ ngỡ như
chúng em. Chúng em vô cùng biết ơn các thầy cô, anh chị nhân viên bệnh viện đã
hỗ trợ cho chúng em có được những trải nghiệm bổ ích này.
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo này có thể
còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của thầy cô
và các anh chị trong khoa để hoàn thành một cách tốt hơn.
Lời cuối chúng em xin chúc bệnh viện nói chung, và khoa Phụ Sản nói riêng luôn
phát triển hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2019
Danh sách sinh viên thực tập:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


Tăng Trung Hiếu
Nguyễn Thi Hoài
Bùi Thị Hương
Nguyễn Thị Hương
Lê Thị Phương Linh
Võ Thị Hiền Lương
Trần Tuấn Minh
Lưu Đình Nam
Tạ Thị Minh Ngân

3


MỤC LỤC

Trang
1.

2.
3.
4.
5.
6.

Lịch sử hình thành và phát triển
1.1
Lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện
1.2
Lịch sử hình thành và phát triển khoa phụ sản
Cơ cấu và tổ chức

Chức năng nhiệm vụ
Mô hình bệnh tật của khoa
Hoạt động sinh viên
Ý kiến đóng góp

5
6
6
9
14
21
21

4


1. Lịch sử hình thành và phát triển:
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của của Bệnh viện Đa khoa Nông
Nghiệp
Thành lập năm 1967, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp ngày nay đã trải qua
hơn 50 năm phát triển và trưởng thành. Từ một Bệnh xá nhỏ bé được xây dựng
dưới thời chiến tranh, trở thành một Bệnh viện đa khoa ngành Nông nghiệp Việt
Nam. Từ thời kỳ kháng chiến, đến thời kỳ hòa bình được lập lại và bây giờ là thời
kỳ kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Bệnh viện Đa khoa Nông
nghiệp vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác khám, chữa bệnh,
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cán bộ ngành Nông nghiệp nói riêng,
nhân dân nói chung.
Ngày nay, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã phát triển lớn mạnh, trở thành
bệnh viện hạng I với: 7 phòng, 26 khoa, 2 trung tâm; quy mô 520 giường bệnh,
cùng cơ sở hạ tầng khang trang, thiết bị y tế hiện đại đồng bộ; và nhất là Bệnh viện

đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đông đảo, tài năng, đi cùng với đó
là sự đổi mới và cải tiến công tác quản lý. Đồng thời Bệnh viện còn biết tận dụng
cơ hội để hợp tác với nhiều tập thể, cá nhân trong - ngoài nước nhằm mang lại chất
lượng cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể cho người bệnh. Những năm gần đây Bệnh
viện đã trở thành cơ sở thực hành chính cho sinh viên các trường: ĐH Y Hà Nội,
ĐH YTCC, ĐH Liege – Vương quốc Bỉ.
Bệnh viện đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe nhân dân, được người dân tín nhiệm; được Bộ chủ quản, Bộ chuyên
ngành, các cơ quan địa phương đánh giá cao. Ghi nhận thành tích lao động sáng
tạo, nỗ lực vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị; ngày 04
tháng 10 năm 2016, Chủ tịch Nước kí Quyết định số 2119/QĐ-CTN tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
5


đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, đồng chí Bí thư Đảng ủy – Giám
Đốc Bệnh viện được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Bệnh viện luôn đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi thử thách gian
khổ, hy sinh của nhiều cán bộ các thế hệ qua nhiều thời kỳ. Phát huy sức mạnh
truyền thống đó, thế hệ chúng ta vững tin hướng tới xây dựng một “Bệnh viện Đa
khoa Hiện đại và Thân thiện”.
1.2

Lịch sử hình thành khoa Phụ Sản:

Tháng 3 năm 2018, khoa Phụ Sản được tách ra từ khoa Ngoại Sản, ThS.BS. Trần
Văn Thanh được bổ nhiệm làm trưởng khoa, BSCKI. Huỳnh Thị Thanh Thơm là
phó khoa, CN. Huỳnh Thị Minh Thu là nữ hộ sinh trưởng. Đến tháng 3/2019, cô
Huỳnh Thị Thanh Thơm được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Phụ Sản. Dưới sự chỉ

đạo của ban lãnh đạo và sự nỗ lực hết mình của tập thể bác sĩ, các nữ hộ sinh, khoa
phụ sản đã có những thành quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ
và trẻ sơ sinh trở thành một trong những chuyên khoa đầu ngành về chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho nhân dân khu vực phía Nam Hà Nội.

2. Cơ cấu và tổ chức:
2.1. Cơ cấu và tổ chức của bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp gồm có 03 cơ sở. Trong đó, bệnh viện Đa khoa
Nông Nghiệp cơ sở I là trụ sở chính đặt tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp được xếp hạng bệnh viện hạng I: với quy mô
520 giường bệnh, cơ sở hạ tầng khang trang, có thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, đội
ngũ cán bộ viên chức đông đảo và tài năng, đi cùng với đó là sự đổi mới và cải tiến
công tác quản lý và khám chữa bệnh.
Ban lãnh đạo bệnh viện gồm có:

6


-

Giám đốc Bệnh viện – Bí thư Đảng ủy: Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Thầy thuốc
nhân dân Hà Hữu Tùng
Các Phó Giám đốc Bệnh viện:
Bác sĩ Chuyên khoa I. TTƯT. Đinh Xuân Phương
Bác sĩ chuyên khoa II. Hà Việt Trung
Bác sĩ Cao Cấp. Chuyên khoa II. TTƯT. Nguyễn Thị Hồng Lạc

Về cơ cấu tổ chức Bệnh viện gồm: 07 phòng chức năng; 21 khoa lâm sàng; 06
khoa cận lâm sàng và 02 trung tâm.
Phòng chức năng Khoa lâm sàng

Phòng Tổ chức
1. Khoa Khám bệnh
cán bộ
2. Khoa Cấp cứu và
Chống độc
Phòng Kế hoạch 3. Khoa Hồi sức tích cực
tổng hợp
4. Khoa Nội tổng hợp
5. Khoa Nội tim mạch –
Nội tiết
Phòng Tài chính 6. Khoa Nội Thần kinh
– Kế toán
7. Khoa Thận – Tiết niệu
– Lọc máu
Phòng Điều
8. Khoa Truyền nhiễm
dưỡng
9. Khoa Y học cổ truyền
10. Khoa Phụ sản
11. Khoa Nhi
Phòng Hành
12. Khoa Ngoại tổng hợp
chính, Quản trị
13. Khoa Ngoại chấn
thương
Phòng Vật tư,
14. Khoa Phẫu thuật –
thiết bị y tế
Gây mê hồi sức
15. Khoa Tai Mũi Họng

16. Khoa Răng Hàm Mặt
Phòng quản lý
17. Khoa Mắt
chất lượng bệnh 18. Khoa Ung bướu
viện
19. Khoa Da liễu
20. Khoa Vật lý trị liệu –
Phục hồi chức năng
21. Khoa Y học lao động

Khoa cận lâm sàng
1. Khoa Xét
nghiệm và Giải
phẫu bệnh
2. Khoa Thăm dò
chức năng

Trung tâm
1. Trung tâm
Phục hồi chức
năng Đồ Sơn
– Hải Phòng
2. Trung tâm
Tin học

3. Khoa Tiết chế –
dinh dưỡng
4. Khoa Chẩn đoán
hình ảnh
5. Khoa Chống

nhiễm khuẩn
6. Khoa Dược

7


và Bệnh nghề nghiệp
2.2. Cơ cấu và tổ chức của khoa Phụ Sản
Khoa Phụ sản hiện tại ở tầng 8 – tòa nhà A, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp I.



Lãnh đạo khoa:
Trường khoa: BSCK I. Hà Thị Thanh Thơm
Nữ hộ sinh trưởng: CN. Huỳnh Thị Thu Minh
Về nhân lực: Tổng số nhân lực: 21 người

Nhân lực
08 bác sỹ:
-


-

-

02 thạc sỹ
03 BSCK I
03 BSCK sơ bộ
Sản


12 nữ hộ sinh:
-

01 hộ lý

01 cử nhân
09 cao đẳng
02 trung cấp

Về cơ sở vật chất – hạ tầng:
Hiện tại, khoa có 35 giường bệnh chia thành các phòng chuyên môn gồm có:
+ 07 phòng điều trị
+ 02 phòng thủ thuật: 01 phòng đẻ và 01 phòng sinh đẻ kế hoạch
+ 01 phòng khám
Khu vực hành chính gồm có: phòng hành chính, quầy tiếp đón.
Khu vực dành cho nhân viên: Phòng điều dưỡng, phòng trực, phòng bác
sỹ…
Khoa được trang bị các loại máy móc phục vụ cho công tác theo dõi và điều
trị sản phụ khoa và trẻ sơ sinh như: Máy phẫu thuật nội soi, máy siêu âm
màu, monitoring sản khoa, máy hút thai, hút trứng, máy hút dịch, đèn chiếu
vàng da, lồng ấp sơ sinh, máy đốt lạnh cổ tử cung, máy soi cổ tử cung…

8


-




Bên cạnh đó, khoa Phụ sản có phối hợp với một số đơn vị cho chạy thử các
kỹ thuật mới. VD: Kỹ thuật chiếu Plasma làm khô vết mổ thu được phản hồi
tích cực từ phía các sản phụ, cho kết quả giảm đau, nhanh liền sẹo.
Nhận xét:

- Các phòng đều đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, thoáng khí, tận dụng được ánh sáng
mặt trời.
- Phòng đẻ được đặt cạnh phòng tiếp đón, từ phòng tiếp đón có thể quan sát
được diễn biến trong phòng đẻ, giúp dễ dàng xử lí khi có vấn đề xảy ra.
- Các phòng bệnh đều đảm bảo đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ
sinh hoạt và chữa bệnh, điều này giúp bệnh nhân thoải mái, yên tâm điều trị tại
viện.
- Khu vực nhân viên và bệnh nhân được cách biệt với nhau đảm bảo không gian
môi trường làm việc
- Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
cao, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh.

3. Chức năng và nhiệm vụ:
3.1. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện:
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Y
tế và về lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; có tư cách pháp nhân, có
con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt
động theo quy định của pháp luật.




Chức năng:
1. Khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, phục hồi chức năng cho

bệnh nhân là công chức, viên chức, người lao động ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và nhân dân.
2. Đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng khoa học
công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.
Nhiệm vụ:
9


1.

2.

Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm về
y tế ngành Nông nghiệp, trình cấp có thẩm quyền và tổ chức thực hiện
sau khi được phê duyệt.
Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho công chức, viên chức, người lao
động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhân dân.
b) Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, khám và điều trị bệnh cho nhân dân các
tuyến chuyển đến.
c) Tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định.
d) Tham gia khám giám định y khoa, giám định pháp y theo quy định.
e) Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để cung cấp các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu, tham gia phòng chống dịch bệnh khi được yêu cầu.

3. Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng;
4. Y tế lao động:
a) Tổ chức thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người
lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc ngành nông nghiệp theo quy định

của pháp luật.
b) Tham gia tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao
động, bệnh nghề nghiệp.
5. Phòng, chống dịch bệnh và tai nạn thương tích:
a) Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng, phòng chống tai
nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt.
b) Thực hiện phòng chống dịch bệnh; khắc phục hậu quả thiên tai, thảm
họa liên quan đến lĩnh vực y tế.
6. Chỉ đạo tuyến:
a) Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới; tổ
chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật
chuyên môn của các cơ sở y tế trong khu vực theo quy định của pháp
luật.

10


b) Tham gia với các cơ sở y tế tuyến dưới tổ chức triển khai các chương
trình, dự án y tế liên quan.
7. Nghiên cứu khoa học:
a) Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học để phục vụ
khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng theo quy định
của pháp luật.
b) Tham gia xây dựng các tiêu chí quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bệnh
viện và các văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định.
8. Đào tạo:
a) Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên Đại học,
Đại học và trung học.
b) Tổ chức đào tạo liên tạo cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến
dưới nâng cao trình độ chuyên môn.

9. Hợp tác quốc tế: Liên kết, hợp tác với các tổ chức quốc tế về khám bệnh,
chữa bệnh, phục hồi chức năng, phòng chống dịch bệnh, đào tạo và
nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
10. Quản lý kinh tế bệnh viện:
a) Quản lý cơ sở vật chất, tài chính, tài sản, phương tiện và các nguồn lực
khác của Bệnh viện theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao trong công tác
khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp; Tạo
thêm nguồn kinh phí cho bệnh viện từ các dịch vụ y tế: liên doanh, liên
kết, xã hội hóa các dịch vụ phục vụ y tế, Bảo hiểm y tế, các dịch vụ khoa
học kỹ thuật, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế.
11. Xây dựng trình Bộ đề án Vị trí việc làm; quản lý tổ chức bộ máy, biên
chế công chức theo ngạch, số lượng viên chức theo chức danh nghề
nghiệp và người lao động theo quy định của pháp luật.

11


12. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, kiểm tra, thanh tra theo
quy định.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn giao.
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của khoa Phụ sản:
1.
-

-

-


2.
-

-

Chức năng, nhiêm vụ chung:
Khám bệnh, phòng và điều trị: Khám, chữa bệnh phụ khoa; theo dõi thai
nghén; chăm sóc sức khỏe sinh sản… cho bệnh nhân; tuyên truyền, tư vấn,
giáo dục, thực hiện các biện pháp phòng bệnh phụ khoa, bệnh từ mẹ sang
con…
Tham gia công tác kế hoạch hóa gia đình.
Đào tạo cán bộ:
Hỗ trợ cơ sở thực tập cho các trường đào tạo Y khoa, tạo điều kiện tốt nhất
cho các học viên học tập và nâng cao kỹ năng khám chữa bệnh.
Tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn
Tổ chức các buổi đào tạo tại chỗ về chuyên môn cho bác sỹ, điều dưỡng.
.Tham gia nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và áp dụng công nghệ tiên tiến
vào hoạt động khám chữa bệnh.
Hợp tác quốc tế: Liên kết với các tổ chức quốc tế trong chuyên môn và đào
tạo nhân lực
VD: Ký kết hợp tác với Tập đoàn y tế quốc tế St. Stamford Singapore xây
dựng Trung tâm sức khỏe sinh sản.
Chức năng, nhiệm vụ theo các phòng:
Phòng khám: Khám bệnh nhân. Phân loại bệnh nhân cần nhập viện và bệnh
nhân đơn về. Tư vấn, giáo dục sức khỏe sinh sản cho bệnh nhân.
Quầy tiếp đón là nơi tiếp nận bệnh nhân vào khoa.
Phòng hành chính: Thực hiện các thủ tục hành chính, họp giao ban, lưu giữ
hồ sơ.
Phòng thủ thuật: Thực hiện đỡ đẻ cho bệnh nhân đẻ thường, theo dõi tim
thai, monitoring Sản khoa (Bệnh nhân đẻ mổ thực hiện tại khu phẫu thuật

của viện); chăm sóc ban đầu cho trẻ sơ sinh; thực hiện các thủ thuật tránh
thai.
Phòng điều trị: Điều trị, theo dõi sản phụ trước và sau sinh, điều trị bệnh
nhân bệnh phụ khoa.

12


3.3. Một số kỹ thuật được thực hiện tại khoa:
-

Mổ cắt tử cung bán phần và hoàn toàn
Mổ nội soi u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung
Phẫu thuật crossen sa sinh dục độ III
Phương pháp giảm đau trong đẻ
Đỡ đẻ thường, đỡ đẻ khó, quản lý thai nghén
Điều hòa kinh nguyệt
Xét nghiệm phát hiện dị tật thai sớm: Triptest, Doubletest
Khám và điều trị bệnh phụ khoa, sản khoa
Phát hiện sớm ung thư phần phụ, bệnh lý tuyến vú.

3.4. Các quy định của khoa.




Quyền lợi
1. Người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc theo bệnh lý
2. Người bệnh được sử dụng quần áo, chăn màn, ga, chiếu và thiết bị, dụng
cụ sinh hoạt của bệnh viện theo quy định.

3. Người bệnh được tư vấn ăn uống theo chế độ ăn uống của bệnh lý
4. Người bệnh và người nhà người bệnh được nghe nhân viên y tế giải thích
về tình trạng bệnh tật , công khai thuốc được sử dụng , chế độ sinh hoạt,
nghỉ ngơi và tự bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
5. Người bệnh và người nhà người bệnh được đóng góp ý kiến xây dựng về
tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của nhân viên y tế trong bệnh viện
6. Người nhà người bệnh được đến thăm và chăm sóc người bệnh theo quy
định của bệnh viện.
Nghĩa vụ của người bệnh và người nhà người bệnh
1. Người bệnh thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của thầy thuốc
2. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh theo trách nhiệm thanh toán viện
phí theo quy định.
3. Người bệnh và người nhà người bệnh có trách nhiệm giữ gìn tài sản được
mượn, khi để mất phải bồi thường.
4. Người bệnh và người nhà người bệnh giữ gìn vệ sinh trật tự giường bệnh,
buồng bệnh, toàn bệnh viện và tự giác chấp hành nội quy bệnh viện và
luật pháp nhà nước.
5. Người bệnh và người nhà người bệnh đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa
người bệnh và người nhà người khác trong thời gian điều trị tại viện.
6. Người bệnh và người nhà người bệnh tôn trọng thầy thuốc và nhân viên y
tế của bệnh viện.
13


4. Mô hình bệnh tật tại khoa
Trong 2 tuần tại khoa, nhóm thực tập đã thống kê số liệu từ ngày 02/12/2019
đến 11/12/2019 (10 ngày) cụ thể như sau:
4.1. Tình hình bệnh nhân nội trú tại khoa trong 10 ngày :
4.1.1. Mô hình bệnh tật tại khoa sản:
- Số lượt bệnh nhân vào khoa: 48 bệnh nhân/10 ngày

- Số lượt bệnh nhân ra viện: 39 bệnh nhân/10 ngày
- Thời gian nằm viện trung bình: 4,5 ngày

Bảng 1. Phân bố bệnh tật của bệnh nhân nội trú tại khoa sản
Bệnh
Số lượng
Tỉ lệ %

Đẻ thường
30
62,5%

Đẻ mổ
16
33,33%

Khác
2
4,2%

Tổng
48
100%

Biểu đồ 1. Phân bố bệnh tật của bệnh nhân nội trú tại khoa Sản
Nhận xét: Tại khoa Sản mặt gặp chủ yếu là các sản phụ được mổ đẻ ( 62,5%) có
thể do sản bệnh lý hoặc theo nhu cầu của sản phụ. Đẻ thường chiểm 33,3% , chủ
yếu là thai sản khỏe mạnh đủ tuần tuổi. Ngoài ra tại khoa cũng có mặt bệnh khác
chiếm 4,2% ví dụ như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung.
4.1.2 Mô hình bệnh tật theo BHYT tại khoa sản

Bảng 2. Mô hình bệnh tật phân bố theo BHYT của bệnh nhân tại khoa sản

Số lượng

Có BHYT
Đúng tuyến
Trái tuyến
39
12

Dịch vụ

Tổng

2

53
14


73,6%

Tỉ lệ %

22,6%

3,8%

100%


96,2%

Biểu đồ 2. Phân bố theo BHYT của bệnh nhân nội trú tại khoa Sản

Nhận xét: Bệnh nhân nhập viện và điều trị tại khoa sản chủ yếu là có BHYT đúng
tuyến (73,6%) . Bệnh nhân được điều trị với BHYT trái tuyến cũng chiếm phần
trăm khá lớn 22,6%. Rất ít bệnh nhân không có bảo hiểm được điều trị tại khoa
2%.

4.1.3 Mô hình bệnh tật phân bố theo tuổi tại khoa sản
Bảng 2. Mô hình bệnh tật phân bố theo tuổi của bệnh nhân tại khoa sản
Tuổi
Sl
Tỷ lệ %

<20
2
3.8%

20-25
21
39.6%

26-30
16
30.2%

30-35
10
18.9%


36-40
4
7.5%

>40
0
0%

Tồng
53
100%

Biểu đồ 2. Phân bố theo tuổi của bệnh nhân nội trú tại khoa Sản
Nhận Xét: Tuổi của các bệnh nhân điều trị tại khoa sản tập có từ 18- 17 tuổi. Trong
đó độ tuổi nhiều nhất là từ 20-25 tuổi. 2 độ tuổi hay gặp thứ 2 là 26-34 tuỏi chiến
30.2% và 31-35 tuổi chiếm 18.9 phần trăm. Ít gặp bênh nhân có độ tuổi 46-10 tuổi
(7.5%) và không gặp bệnh nhân sau 40 tuổi.
4.1.4 Điều trị tại khoa sản:
Bệnh nhân nội trú của khoa sản chủ yếu là bệnh nhân đẻ thường , đẻ mổ và bệnh
nhân nằm theo dõi sau đẻ.
15


4.2 Tình hình bệnh nhân tại phòng khám Sản trong 10 ngày:
4.2.1 Mô hình bệnh tật tại phòng khám sản:
- Số lượt bệnh nhân vào khám tại khoa: 201 bệnh nhân/10 ngày
-Số lượt bệnh kê đơn về: 194
-Số lượt bệnh nhân nhập viện: 4
-Số lượt bệnh nhân chuyển viện: 3

- Số bệnh nhân có BHYT: 121

Phân bố bệnh tật tại phòng khám sản trong 10 ngày:
Bảng 3. Phân bố bệnh tật của bệnh nhân tại phòng khám sản
Mặt bệnh
Khám thai định kì
Viêm nhiễm phụ khoa
Dọa sảy
Sản bệnh
Khác
Tồng

Số lượng
98
61
36
4
2
201

Tỷ lệ %
48,8%
30,3%
17,9%
2%
1%
100%

Biểu đồ 3. Mô hình bệnh tật phân bố tại phòng khám Sản
Nhận xét: Mặt bệnh tại phòng khám sản rất phong phú. Gặp nhiều nhất là theo dõi

thai định kì (48,8%). Nhiều thứ 2 là viêm nhiễm phụ khoa chiếm 30,3% hay gặp
hơn cả viêm nhiễm âm đạo do nấm và vi khuẩn. Đứng thứ 3 là dọa sảy chiếm
17,9% gặp chủ yếu ở thai 8-12 tuần. Ít hơn là sản bệnh chiếm 2% gồm các bệnh lý

16


rau tiền đạo, thiểu ối… Ngoài ra cũng có các mặt bệnh khác (1%) như rong kinh,
cường kinh.
4.2.2 Mô hình bệnh theo BHYT tại phòng khám sản
Bảng 4. Mô hình bệnh tật phân bố theo BHYT của bệnh nhân tại pk khoa sản
Có BHYT
Đúng tuyến
Trái tuyến
100
12
49.7%
6%
55.7%

Số lượng
Tỉ lệ %

Dịch vụ

Tổng

89

201


44.3%

100%

Biểu đồ 4. Phân bố theo BHYT của bệnh nhân nội trú tại khoa Sản
Nhận xét: Số lượng bệnh nhân đến khám tại khoa sản có BHYT (55,7%) lớn hơn
không nhiều so với bệnh nhân không có BHYT (44.3%) . Bệnh nhân đăng kí khám
BHYT trái tuyến rất thấp chiếm 6%.
4.2.3 Mô hình bệnh theo tuổi tại phòng khám sản:
Bảng 5. Mô hình bệnh tật phân bố theo tuổi của bệnh nhân tại khoa sản
Tuổi
Sl
Tỷ lệ %

<20
6
3%

20-25
75
37.3%

26-30
67
33.3%

30-35
42
20.6%


36-40
9
4.5%

>40
2
1%

Tồng
201
100%

Biểu đồ 5. Phân bố theo BHYT của bệnh nhân nội trú tại khoa Sản
Nhận xét: Bệnh nhân đến khám tại phòng khám gặp từ độ tuổi từ 18 tuổi đến 46
tuổi. 2 dộ tuổi hay gặp nhất 20-25 tuổi (37.3%) và 26-30 tuổi (33.3%) không có sự

17


chênh lệch nhiều. Hay gặp thứ 3 là độ tuổi 31-35 (20.6%) Sau đó giảm mạnh
xuống độ tuổi 36-40 (4.5%) và gặp rất ý ở độ tuổi sau 40 (1%)

4.2.4 Điều trị:
Bệnh nhân đến khám tại phòng khám chủ yếu là các bệnh nhân đến theo dõi thai
định kì. Phần đông bệnh nhân được điều trị bằng đơn thuốc tại nhà. Số ít cần nhập
viện theo dõi và chuyển viện.

5. Các hoạt động của sinh viên:
Trong thời gian 2 truần học tập ở khoa, nhóm sinh viên thực tập được các bác sĩ và

nhân viên trong khoa tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình, được tham ra gần như tất
cả hoạt động trong khoa, bao gồm các hoạt động:
- Được phân công vào phòng khám, phòng đẻ, phòng điều trị để quan sát và thực
hành các hoạt động của khoa.
- Được phân công về các phòng điều trị, tham gia hỏi bệnh, khám bệnh, nắm bệnh
nhân, tìm hiểu mặt bệnh dưới hướng dẫn của bác sĩ phụ trách các phòng.
- Tham gia công tác tiếp cận, thăm khám ban đầu bệnh nhân tại khâu tiếp đón bệnh
nhân của khoa, nắm được cách tổ chức, tiếp đón bệnh nhân.
- Tham gia đi buồng cùng bác sĩ, nắm được cách tư vấn, dự phòng, kê đơn cho
bệnh nhân.
- Làm bệnh án bệnh nhân bao gồm bệnh nhân đẻ thường và đẻ mổ.
- Tham gia quan sát, hỗ trợ bác sĩ tại phòng khám, nắm được cách tiếp cận, khám,
tư vấn ban đầu cho bệnh nhân và mặt bệnh chung tại phòng khám của chuyên khoa
phụ sản.
- Quan sát và thực hành khám thai cho bệnh nhân, quan sát quy trình đẻ thường tại
phòng đẻ và đẻ mổ tại phòng mổ.
- Tham gia trực tất cả các buổi theo đúng quy định của bộ môn và của khoa.
18


- Tích cực chuẩn bị, tham gia vào hoạt động giảng dạy, bình bệnh án chung được tổ
chức tại hội trường bệnh viện.


Tự đánh giá hoạt động:

Sau 2 tuần học tập tại bệnh viện đa khoa Nông nghiệp, chúng em - nhóm 2 tổ 1
lớp Y5A thực hành tại khoa phụ sản cơ bản đã hoàn thành những mục tiêu được đề
ra:
+ Cách tổ chức, tiếp đón, thái độ trong giao tiếp với bệnh nhân và đồng nghiệp

Qua các buổi học, chúng em đã được quan sát và học hỏi cách thức làm việc, tổ
chức tiếp nhận, khám và điều trị bệnh nhân… Chúng em nhận thấy thái độ của cán
bộ khoa với bệnh nhân luôn ân cần, lịch sự, tạo được sự yên tâm và thoải mái cho
người bệnh, tạo được mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân, giúp quá trình điều trị
được thuận lợi hơn. Chúng em cũng nhận thấy thái độ hòa nhã, cởi mở với đồng
nghiệp, cách làm việc nghiêm túc, tận tình, chu đáo của các cán bộ khoa. Những
kinh nghiệm về cách ứng xử, giải quyết các vấn đề nảy sinh và quy trình làm việc
của bác sĩ, điều dưỡng sẽ giúp ích cho chúng em rất nhiều trong công việc sau này.
+ Kiến thức về mô hình bệnh tật tuyến cơ sở
Chúng em đã phân công các thành viên đi học ở phòng bệnh và phòng khám để
hỏi bệnh, khám bệnh, chẩn đoán và theo dõi dọc bệnh nhân với sự giúp đỡ, hướng
dẫn của các bác sĩ trong khoa, nhờ đó chúng em đã nắm được một số tình hình về
bệnh tật tại đây.
+ Kĩ năng hỏi bệnh, thăm khám, chẩn đoán và điều trị với điều kiện của khoa
Mô hình bệnh tật và điều kiện của bệnh viện đa khoa Nông nghiệp có nhiều
điểm khác với các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương mà chúng em đã được học
tập trước đây nên cách khai thác, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh cũng có một số
điểm khác với những điều chúng em đã được học. Chúng em học được cách tiếp
cận ban đầu bệnh nhân, định hướng suy nghĩ đến những bệnh phổ biến trong cộng
đồng và với những kĩ năng lâm sàng đã được học, điều kiện hỗ trợ chẩn đoán còn ít
để đưa ra được chẩn đoán; dựa vào khả năng cung cấp thuốc, phương tiện kĩ thuật
hiện có để điều trị.
+ Về quy chế chuyên môn Bệnh viện
19


Chúng em đã được học về quy chế chuyên môn bệnh viện mà trọng tâm là quy
định về thái độ làm việc nghiêm túc, đúng quy trình kỹ thuật vệ sinh, các nguyên
tắc ứng xử với bệnh nhân và đồng nghiệp.


6. Phần góp ý:
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy sinh viên ở khoa hiện tại còn thiếu, có
thể bổ sung thêm như: Phòng giảng dạy, máy chiếu màn chiếu, tài liệu tham khảo.
- Trang bị và thực hiện tốt hơn quy trình sát khuẩn tay nhanh ở các khoa phòng, bổ
sung thêm nước sát khuẩn tay ở hành lang bệnh viện.
- Cung cấp bình nước đặt dọc hành lang.
- Bổ sung thêm máy monitor theo dõi DHST và monitoring theo dõi tim thai tại
phòng đẻ.

20



×