Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản tri doanh nghiệp tại CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.29 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập với thế giới, nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển
như vũ bão,cạnh tranh khốc liệt. Để nắm bắt kịp thời được mọi biến đổi, hội nhập sâu
hơn với nền kinh tế toàn cầu, mọi doanh nghiệp phải có hướng đi đúng đắn để tồn tại,
phát triển và đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà đặc biệt dưới sự
hướng dẫn tận tình của Cô giáo THS . Nguyễn Thị Thanh Tâm cùng các thầy cô
trong Khoa Quản trị kinh doanh – Trường ĐH Thương Mại cùng với sự giúp đỡ,
hướng dẫn của ban giám đốc và các anh chị trong công ty, em đã phần nào hiểu được
thực trạng kinh doanh của Công ty Cổ phần Quốc Tế Sơn Hà nói riêng cũng như trong
nghành sản xuất kinh doanh nói chung .Với bản báo cáo này em muốn phản ánh thực
trạng của công ty cung như một số nhận xét của mình để góp phần nhỏ bé vào sự
thành công của công ty.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế và
hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm
hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà nên rất mong được sự
đóng góp của các thầy cô giáo !
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 2014
Sinh viên
Đào Thị Kim Anh


MỤC LỤC
1
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
1
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo trình độ của CTCP Quốc tế Sơn Hà


Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn lực theo độ tuổi và giới tính của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Bảng 1.3: Cơ cấu vốn kinh doanh của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Quốc tế Sơn Hà năm 2011-2013
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP Quốc tế Sơn Hà
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTCP Công ty cổ phần
TGĐ Tổng giám đốc
Trđ Triệu đồng
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động
VCSH Vốn chủ sở hữu
DN Doanh nghiệp
NVL Nguyên vật liệu
2
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
2
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
3
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
3
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
I/ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ
1. Giới thiệu khái quát về CTCP Quốc tế Sơn Hà
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Quốc tế Sơn Hà
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ
- Tên giao dịch quốc tế: SON HA INTERNATIONAL CORPORATION
- Tên viết tắt: SONHA.,CORP
-Vốn điều lệ: 267.000.000.000 đồng (Hai trăm sáu bảy tỷ đồng)

- Trụ sở chính: Lô số 2 CN1 Cụm Công nghiệp nhỏ và vừa Từ Liêm, Xã Minh
Khai, Huyện Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: +84-4-62656566
- Fax: +84-4-62656588
- Email:
-Website :www.sonha.com.vn
-Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà được thành lập chính thức vào ngày
17/11/1998. Tiền thân là Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà được Sở Kế Hoạch đầu
tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Số 0103020425 ngày 30 tháng 10
năm 2007
- Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Sơn Hà hiện nay đã trở thành nhà sản
xuất thép không gỉ hàng đầu Việt Nam.Sản phẩm phân phối trên toàn quốc thông qua
500 nhà phân phối và hơn 5000 nhà đại lý ,hoặc xuất khẩu trực tiếp ra nươc ngoài.
-Công ty Cổ phần Quốc Tế Sơn Hà hiện đang tiến hành sản xuất kinh doanh tại
3 địa điểm chính:
 Nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm,Minh Khai , Từ
Liêm ,Hà nội.
 Nhà máy tại cum Công nghiệp thị trấn Phùng ,huyện Đan Phượng Hà Nội.
 Chi nhánh I tại khu Công nghiệp Tân Bình –Thành phố Hồ chí Minh là mô hình
thu nhỏ của Công ty Cổ phần Quốc Tế Sơn Hà
4
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
 Một số mốc thời gian vá sự kiện quan trọng của công ty:
Thời
gian
Sự kiện
1998 Thành lập Công ty TNHH Cơ khí Sơn hà theo giấy CNĐKKD Số 3823GP/TLDN
Ngày 17/11/1998 của UBND Thành phố Hà nội .Vốn điều lệ 600.000.000 đồng
2002 Tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ đồng.

2004 Tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng.
2006 Tăng vốn điều lệ lên 41 tỷ đồng.
2007 Chuyển đổi thành Công ty cổ phần với tên đăng ký là công ty Cổ phần Quốc tến Sơn
hà và vốn điều lệ là 41 tỷ đồng.
2008 Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng .
2009 Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn hà trở thành công ty đại
chúng và tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng
2010 Tăng vốn điều lệ đăng ký lên thành 250 tỷ đồng.
2011 Mở rộng thị trường xuất khẩu ống thép sang Nam Mỹ, Trung Đông bên cạnh thị
trường truyền thống. Tăng vốn điều lệ đăng ký lên thành 267 tỷ đồng.
2012 Công ty cổ phần Hiway Việt Nam đã chính thức cho đi hoạt động Đại siêu thị Hiway
đầu tiên tại số 8 - Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của CTCP Quốc tế Sơn Hà
-Chức năng : Sơn Hà cung cấp các sản phẩm thép không gỉ công nghiệp và dân
dụng có chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hoá hoạt động đầu tư để mang lại cho
khách hàng cuộc sống tiện nghi hiện đại.
-Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của công ty là làm việc, kinh doanh tốt nhất, đặt
quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Công ty còn đào tạo bồi dưỡng tay nghề nâng
cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, kỹ thuật viên. Tạo công ăn việc làm cho
người lao động cũng là nhiệm vụ chính của công ty.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1:Cơ cấu tổ chức của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Tổng giám đốc
Khối hỗ trợ
Phòng Marketing
Phân xưởng ống thép
Phòng Logistic
Hội đồng
quản trị
Phó TGĐ

5
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
Phòng
QA & RD
Đại Hội Đồng
Cổ Đông
Phòng Công nghệ Thông tin
Ban ATLĐ & PCCC
Phân Xưởng Bồn
Phân Xưởng Cán ủ
Khối sản xuất
Phòng Vật Tư - XNK
Phòng kinh doanh
Phòng Hành chính Nhân sự
Phân Xưởng Cắt xả băng
Phòng Kỹ
thuật& Cơ Điện
Phòng Quản Lý
Sản Xuất
Ban Kiểm soát
Phó TGĐ
Phân Xưởng
Chậu và Ép
Phòng Kế toán Tài Chính
Phó TGĐ
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Đại Hội đồng cổ đông: gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có
thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề về Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền

nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản
trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác.
Ban Kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra giám sát mọi mặt hoạt động
SXKD của Công ty, báo cáo trực tiếp cho Đại hội đồng cổ đông. Ban Kiểm soát gồm
03 thành viên, nhiệm kỳ 05 năm.
Ban Tổng Giám đốc: gồm có 01 Tổng Giám đốc và 04 Phó Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
1.4.Ngành nghề kinh doanh của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Ngành nghề của doanh nghiệp gồm:
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng;
- Sản xuất, gia công, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử, đồ gia dụng;
6
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ;
- Sản xuất gỗ nội thất (bàn ghế, tủ, tủ bếp);
- Sản xuất và mua bán các sản phẩm năng lượng mới
2. Tình hình sử dụng lao động của CTCP Quốc tế Sơn Hà
2.1. Số lượng và chất lượng lao động của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo trình độ của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Đơn vị:người/%
TT
NỘI DUNG NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
Theo trình độ
Số
người
tỷ lệ %
Số

người
tỷ lệ %
Số
người
tỷ lệ %
1 Sau đại học 11 1.2 8 0.9 7 0.8
2 Đại học/cao đẳng 214 23.5 190 20.8 186 20.1
3 Trung cấp 128 14.1 87 9.5 68 7.4
4 Sơ cấp/chứng chỉ nghề 390 42.8 306 33.4 289 31.2
5 Lao động phổ thông 167 18.4 324 35.4 375 40.5
6 Tổng số lao động 910 100 915 100 925 100
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Nhìn vào bảng 1.1 ta thấy:
-Nhóm lao động phổ thông : Nhóm này có xu hướng tang mạnh qua các năm.
Năm 2011 chỉ có 167 người,năm 2012 tăng lên tới 324 người.Và năm 2013 tăng lên
tới 375 người.
-Nhóm sơ cấp,chứng chỉ nghề :qua 3 năm có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm
số lượng lao động chính trong công ty.Năm 2011 nhóm này có 390 người,năm 2012 là
306 người.Năm 2013 giảm còn 289 người.
-Nhóm lao động trung cấp, đại học/cao đẳng:tỷ trọng nhóm này trong tổng số
lao động qua các năm có xu hướng giảm.Đặc biệt là nhóm sau đại học.
Nguyên nhân của sự chênh lệch,tăng giảm trên trên là do đặc thù của công ty là
sản xuất nên lao động có trình độ phổ thông,sơ cấp,không cần yêu cầu trình độ thì nhu
cầu cần sử dụng nhiều.Còn số cán bộ,ban lãnh đạo các cấp thì cần có bằng cấp,trình độ
có số lượng ít nên số lượng lao động trình độ đại học/cao đẳng,trung cấp, đặc biệt là
trình độ sau đại học chỉ chiếm số ít và có xu hướng giảm nhẹ.
7
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
2.2. Cơ cấu nguồn lao động của CTCP Quốc tế Sơn Hà

Bảng 1.2: cơ cấu nguồn lực theo độ tuổi và giới tính của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Đơn vị:Người/%
T
T
NỘI DUNG
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
1 Độ tuổi <30 550 60.4 595 65 629 68
30 – 40 287 31.6 257 28.1 231 25
40-50 58 6.4 49 5.4 45 4.9
>50 15 1.6 14 1.5 20 2.1
2 Giới
tính
Nam 693 76.2 709 77.5 722 78.1
Nữ 217 23.8 206 22.5 203 21.9
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Theo bảng 1.2 ta thấy:
*Về độ tuổi: độ tuổi thấp hơn 30 chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tang
dần .Lực lượng lao động trên 50 tuổi chiếm số lượng và tỷ lệ nhỏ nhất.Nhóm độ tuổi
30-40 cũng chiếm số lượng khá lớn và có xu hướng giảm.
*Về giới tính:Lực lượng lao động nam luôn chiếm phần đa và tăng dần.Còn lại
nữ chiếm số ít và có xu hướng giảm
Lý do có sự chênh lệch và biến động trên là vì:đặc thù của công ty là sản xuất
mặt hàng kim khí đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ,năng động, và sáng tạo.Nên
lực lượng lao động trẻ mới đáp ứng được .Còn đối với lao động trên tuổi 30,đặc biệt là
trên 50 thì chiếm rất ít và có xu hướng giảm bởi vì đây là họ có kinh nghiệm song lại
hạn chế về sức khoẻ cũng như sự năng động.Và vì đòi hỏi sức khỏe nhiều nên tỷ lệ
nam chiếm đa số so với nữ.
3. Quy mô vốn của CTCP Quốc tế Sơn Hà
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của CTCP Quốc tế Sơn Hà

Bảng 1.3:Cơ cấu vốn kinh doanh của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm 2011 2012 2013 So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012
Chỉ
tiêu
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tuyệt
đối
% Số tuyệt
đối
%
VLĐ 805.691 72,5 1.056.12 65,4 937.220 62,7 250.430 131 (118901) 88,7
8
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
1
VCĐ 305.502 27,5 558.128 34,6 558.201 37,3 252626 182,7 73 100
Tổng 1.111.193 100 1.614.24
9
100 1.495.42
1
100 503056 145,3 (118828) 92,6

(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)
Dựa vào bảng 1.3 ta thấy:
Qua bảng 1.3 ta thấy tổng tài sản năm 2012 so với năm 2011 tăng 503.056
trđ,tăng 145,3%.Năm 2013 thì giảm 118.828 trđ,giảm còn 92,6% so với năm
2012.Trong đó, VLĐ chiếm phần lớn so với VCĐ trong tổng tài sản và VLĐ có xu
hướng giảm dần,còn VCĐ tăng dần.
Tỷ trọng giữa VCĐ và VLĐ chênh lệch nhau lớn và có sự biến động đó là do
đặc điểm kinh doanh của công ty là không đòi hỏi phải có nhiều thiết bị thi công và
nhiều máy móc nên tỷ trọng vốn cố định trong tổng số vốn kinh doanh là thấp. Nên
đến những năm 2012,2013 Công ty đầu tư nhiều hơn những thiết bị hiện đại, có công
suất lớn,… đảm bảo nâng cao tiến độ, chất lượng của công việc vậy nên tỷ lệ VCĐ
tăng lên.Đồng thời,do cạnh tranh ngày càng cao,năm 2013 các chủ nợ kéo dài thời hạn
thanh toán cho bên mua nên nhu cầu VLĐ của công ty cũng giảm đáng kể so với năm
trước.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của CTCP Quốc tế Sơn Hà.
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Vốn chủ sở hữu 371.601 370.145 368.135
Vốn vay 1.095.570 1.244.105 1.127.286
Tổng nguồn vốn 1.467.171 1.614.250 1.495.421
Tỷ lệ Vốn vay/ VCSH(%) 294.8 336.1 306.2
(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)
Theo bảng số liệu ta thấy VCSH trong DN chiếm ít,chủ yếu là vốn vay, dẫn
đến tỷ lệ Vốn vay/ VCSH rất cao khoảng 300%.Cụ thể: Năm 2011 là 371.601 trđ,
năm 2012 là 370.145 trđ, năm 2013 giảm còn 368.135trđ.Về vốn vay, năm 2012 so
với 2011 là tăng lên 1.614.250trđ ,tuy nhiên sang năm 2013 giảm còn 1.495.421 triệu
VNĐ, do có nhiều biến động trên thị trường và đồng thời các nhà cung cấp cho phép
9
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275

Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
kéo dài thời hạn thanh toán hơn nên vốn vay giảm hơn so năm 2012. Nhìn một cách
tổng thể thì tình hình tài chính của công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà trong những năm
gần đây khá vững chắc,ổn định.
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của CTCP Quốc tế Sơn Hà
Bảng 1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Quốc tế Sơn Hà năm 2011-2013.
Đơn vị : triệu đồng
S
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh tăng,
giảm 2012/2011
So sánh tăng,
giảm 2013/2012
Số tuyệt
đối
%
Số tuyệt
đối
%
1 Doanh thu hàng bán
1.958.86
5
2.147.95

5
1.652.945 189.090 109,7
(495.010
)
77
2 Các khoản giảm trừ 2.538 4.458 2.346 1.920 175,6 (2.112) 52,6
3 Doanh thu thuần
1.956.32
7
2.143.49
8
1.650.599 187.171 109,6
(492.899
)
77
4 Giá vốn hàng bán
1.692.58
5
1.882.40
4
409.457 189.819 111,2
(472.947
)
74,9
5 Lợi nhuận gộp 263.743 261.094 241.142 (2.649) 99 (19.952) 92,4
6
Doanh thu hoạt động tài
chính
18.159 10.767 13.495 (7.392) 59,3 2.728
125,

3
7
Chi phí tài chính
(gồm cả CP lãi vay)
156.100 121.137 107.246
(34.963
)
77,6 (13.891) 88,5
8 Chi phí bán hàng 59.157 77.389 79.728 18.232 130,8 2.339 103
9
Chi phí quản lý daonh
nghiệp
40.466 53.212 55.472 12.746 131,5 2.260
104,
2
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
26.178 20.123 12.191 (6.055) 76,9 (7.932) 60,6
11 Thu nhập khác 11.587 2.811 3.236 (8.776) 24,3 425 115,1
12 Chi phí khác 10.465 4.037 5.745 (6.428) 38,6 1.708 142,
3
14 Lợi nhuận trước thuế 26.731 18.022 14.081 (8.709) 67,4 (3.941) 78,1
15 Lợi nhuận sau thuế 18.800 12.738 (9.954) (6062) 67,8 (2.784) 78,1
16 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 586 421 355 (165) 71,8 (66) 84,3
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
10
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

+Doanh thu thuần: năm 2011 là 1.958.865 trđ,năm 2012 tăng lên 2.147.955
trđ,tăng 9,7%; năm 2013 giảm còn 1.652.945 trđ giảm 23,05%.Năm 2012 doanh thu
tăng là do khoản điều chỉnh lãi thanh lý công ty liên kết do trong năm công ty thoái
vốn đầu tư tại công ty Đầu tư Thái Nguyên Năng lượng Thăng Long,đồng thời là do
công ty thực hiện tốt các chính sách bán hàng.Còn năm 2013 giảm mạnh do quý III lỗ
3 tỷ đồng việc Mỹ điều tra chống bán phá giá ống thép khiến công ty phải tạm ngừng
xuất khẩu sang thị trường này, ảnh hưởng nặng đến doanh thu,cụ thể là doanh thu xuất
khẩu giảm 81%.Mặt khác, do tình hình kinh tế chung,kinh tế trong nước có chiều
hướng xấu hơn năm 2012 nên lượng hàng bán nội địa cũng bị giảm.
+ Chi phí bán hàng tăng dần qua 3 năm: năm 2011 là 59.157 trđ,năm 2012 chi
phí là 77389trđ tăng 18232 trđ .Năm 2013 tiếp tục tăng lên 79.728 trđ,tăng 2339 trđ so
với năm trước.Nguyên nhân ảnh hưởng chính là công ty điều chỉnh quỹ lương và số
lượng nhân viên tăng nên chi phí lương tăng.Và do công ty mở rộng nhiều chi nhánh
nên phát sinh mua sắm dụng cụ,đồ dùng văn phòng nhiều.
+ Lợi nhuận trước thuế trong 3 năm đều giảm dần:năm 2011 là 26731 trđ,năm
2012 là 18022 trđ,giảm 8709 trđ với mức giảm tương đối là 32,6%; Năm 2013 tiếp tục
giảm hơn năm 2012 là 3941 trđ với mức giảm tương đối là 21,9%. Nguyên nhân lợi
nhuận trước thuế của 3 năm đều giảm là do các nguyên nhân các chỉ tiêu nêu
trên.Ngoài ra còn do DN điều chỉnh trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn chưa
hợp lý và của công ty con.
11
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI CTCP QUỐC TẾ SƠN HÀ
1.Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
CTCP Quốc tế Sơn Hà
1.1. Chức năng hoạch định
-Việc xác định mục tiêu còn nhiều hạn chế: mục tiêu chưa sát với thực trạng

nguồn lực công ty và chưa xây dựng được chiến lược,chính sách rõ ràng ,cụ thể để đạt
mục tiêu đó. Cụ thể,ví dụ năm 2013 kế hoạch đặt ra về lợi nhuận là 10 tỷ,nhưng với
nguồn lực hiện tại chưa thực tiễn và thực trạng nền kinh tế còn khó khăn nên để đạt lợi
nhuận 10 tỷ là rất khó. Điều này một phần lý do cũng vì công ty chưa có kế hoạch cụ
thể,rõ ràng, chưa có chiến lược,chính sách khả thi và khi kế hoạch chưa đạt chỉ tiêu kế
hoạch thì năm kế tiếp vẫn chưa để tình trạng đó tiếp tục xảy ra mà chưa có biện pháp
khắc phục điều đó.
-Hoạch định kế hoạch sản xuất dựa trên các dự đoán của số liệu thống kê,rất ít
tính đến tác động và xu hướng thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng. Do hiệu
quả hoạt động nghiên cứu thị chưa cao,thiếu tính giám sát chặt chẽ biến động của thị
trường
1.2.Chức năng tổ chức
-Cơ cấu bộ máy quản lý chưa hợp lý: còn cồng kềnh,chồng chéo,cách bức.Mỗi
nhân viên có quá nhiều thủ trưởng:trưởng phòng kinh doanh,Marketing,Logistic…Mà
nhiều thủ trưởng không những không đề ra mệnh lệnh giống nhau mà có khi còn trái
ngược,làm nhân viên không biết theo ý kiến ai. Làm gián đoạn các quyết định từ đó có
sự xung đột trong công ty.
-Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa mạnh,chưa đoàn kết.Mỗi phòng ban đều
có những chiến lược,kế hoạch hoạt động giúp công ty phát triển.Như cuối năm
2013,công ty cho ra mắt sản phẩm Thái Dương Năng-Sơn Hà thế hệ mới,chậu rửa
Inox cao cấp.Vì mục tiêu thúc đẩy doanh thu phòng Marketing thì ra mục tiêu đẩy
mạnh các chiến lược quảng cáo vào dịp tết,đồng nghĩa là sẽ tốn rất nhiều chi phí.Còn
phòng kinh doanh ,bộ phận bán hàng lại yêu cầu giảm tối đa chi phí để giảm giá
bán,thúc đẩy bán hàng Điều đó dẫn đến sự mâu thuẫn,việc mạnh ai người ấy làm, làm
12
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
cản trở sự phối hợp trong mỗi cấp và gây khó khăn trong việc quản lý và hiệu quả đạt
không cao.
- Việc xác định các công việc phải làm thì tương đối tốt,tuy nhiên việc bố trí

đúng người làm đúng việc thì một số bộ phận còn chưa tốt.Một số cán bộ trẻ của công
ty chưa có kinh nghiệm tại công việc đảm nhiệm nên đôi khi gây khó khăn trong thực
hiện công việc chung.Hoặc là làm trái ngành,trái nghề không đúng trình độ chuyên
môn. Vì vậy trong quá trình thực hiện công việc liên phòng ban của công ty đôi khi
cũng xảy ra những sai lệch làm tăng chi phi, hay làm khách hàng mất thời gian chờ đợi
quyết định giải quyết công việc.Những điều này cũng làm ảnh hưởng tới doanh thu, lợi
nhuận của công ty.
1.3. Chức năng lãnh đạo
Người quản lý chưa thực sự tạo ra cho nhânviên một môi trường hay một không
khí làm việc thoải mái, hoà đồng, chưa tạo ra sự gần gũi thân thiết giữa các nhân viên
với nhau hay giữa cán bộ với nhân viên, sự trao đổi kinh nghiệm làm việc là hầu như
không có.
-Các nhà quản trị từ Hội đồng quản trị đến các ban lãnh đạo Phó tổng giám đốc
thông tin 1 chiều. Có nghĩa là các cấp lãnh đạo cấp cao thường đưa ra những chính
sách, hoạch định cá nhân và yêu cầu nhân viên tuân thủ mà không có sự phản hồi của
cấp dưới khi thực thi chính sách. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân năm
2013 có doanh thu và lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm mạnh so với năm 2012
( Dựa vào bảng 1.5 bảng kết quả kinh doanh )
1.4 Chức năng kiểm soát
-Vai trò của ban kiểm soát khá mờ nhạt. Hầu hết thành viên của ban kiểm soát
đều là nhân viên của công ty, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban kiểm soát phải
kiểm tra và kiểm soát được hoạt động của Ban điều hành (ban giám đốc), tuy nhiên họ
lại là nhân viên cấp dưới, do đó tính độc lập trong kiểm tra là rất hạn chế. Trên thực tế
hiện nay, ban kiểm soát còn hoạt động rất hình thức.
-Các hoạt động kiểm soát chưa thực sự sát sao và liên tục. Thường các ban lãnh
đạo cấp cao đánh giá dựa vào các bản báo cáo tài chính các phòng ban cấp dưới gửi lên,
chứ chưa đi sâu đi sát tới những công trình.Việc đánh giá, kiểm tra chưa mang lại kết quả
tích cực, nhiều lúc những thành quả đạt được không phù hợp với kế hoạch đề ra.
13
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275

Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
-Chưa có sự thay đổi về nhân viên kiểm soát liên tục vì vậy không có sự bất ngờ
tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban làm giả giấy tờ,không phát hiện được các vẫn
đề còn tồn tại do có sự sắp xếp,sắp đặt chuẩn bị trước.Chính vì sự kiểm soát chưa chặt
chẽ, không tạo được sự bất ngờ nên vẫn viên kiểm soát ăn hối lộ ,điều đó cũng làm cho
chi phí quản lý, hay chi phí khác đội lên làm giảm doanh thu của công ty.
1.5. Công tác thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
-Việc thu thập thông tin chủ yếu là thông tin thứ cấp,thông tin cũ nên không
được cập nhật,chuẩn xác nhất, nên khiến cho gây ra không ít rủi ro cho công ty.
-Công tác thu thập thông tin đặc biệt là thông tin bên ngoài doanh nghiệp chưa
phục vụ đắc lực cho việc ra quyết định của nhà quản trị bởi các thông tin chủ yếu còn
ở dạng thô, chưa được xử lý bởi đội ngũ chuyên viên còn thiếu.Việc thu thập thông tin
từ dưới lên trên nhanh nhưng chưa có chọn lọc. Vì vậy, những nhà quản trị lại mất khá
nhiều thời gian để xử lí nguồn thông tin mới được cung cấp đó.
Tóm lại: Tình hình quản trị có các tồn tại chủ yếu sau đây:
-Công tác hoạch định kế hoạch,xác định mục tiêu chiến lược còn nhiều hạn chế.
-Cơ cấu quản lý chưa hợp lý và chưa có sự đoàn kết giữa các phòng ban.
-Tình hình kiểm soát chưa sát sao,liên tục,chặt chẽ và bất ngờ.Còn tình trạng hối
lộ,làm cho chi phí quản lý,chi phí khác tăng cao.
-Trình độ quản lý của các cán bộ còn nhiều hạn chế,còn chuyên quyền độc đoán.
-Việc thu thập,xử lý thông tin để đưa lên cho nhà quản trị chưa bài bản và chuyên
nghiệp.
2.Công tác quản trị chiến lược của CTCP Quốc tế Sơn Hà
2.1.Tình thế môi trường chiến lược
-Thị trường tiêu thụ: trong nước và nước ngoài.Hiện nay thị trường xuất khẩu
của Sơn Hà gồm hơn 20 nước ở Châu Mỹ,Châu Âu ,Châu Phi .Thị trường chính vẫn là
Nga, Thổ Nhĩ Kỹ và Mỹ.
- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh lớn có uy tín trên thị trường như: Tân
Á,Tân Mỹ,Hoàn Mỹ… Và đặc biệt là cạnh tranh với các sản phẩm được nhập về từ
Trung Quốc với giá rẻ.Về xuất khẩu ống thép inox, Sơn Hà đang bị cạnh tranh trực

tiếp từ Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc.
14
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
- Khách hàng: với thị trường tiêu thụ vô cùng rộng, lớn bao phủ cả nước và cả
trên trường quốc tế.
-Công nghệ: công ty luôn cập nhật những công nghệ mới vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty mình, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất lao động,
đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
2.2.Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường
− Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh: dựa trên phân tích tình hình hiện tại
của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh biết được điểm mạnh yếu từ đó có những
kế hoạch định hướng phát triển thị trường của công ty trong nước và thị trường quốc
tế.
− Chiến lược phát triển thị trường: nghiên cứu tình hình hiện tại của thị trường và nhu
cầu người dân từ đó có những chương trình phát triển thị trường phù hợp như khuyến
mãi, quảng cáo, xúc tiến mở rộng thị trường …Công ty Sơn Hà đã đưa ra chiến lược
đa dạng hóa sản phẩm.Đây cũng chính là lời giải để công ty đảm bảo đầu ra hiệu
quả.Cuối năm 2013 Sơn Hà cho ra dòng sản phẩm Thái Dương Năng – Sơn Hà thế hệ
mới,bao gồm 3 dòng sản phẩm: Eco, Gold và Titan . Đa dạng hóa sản phẩm cũng
chính là đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ khách hàng cao cấp đến trung
bình.
2.3.Lợi thế và năng lực canh tranh của CTCP Quốc tế Sơn Hà
-Điểm mạnh,lợi thế cạnh tranh:
+ Là một công ty lớn, tham gia nhiều lĩnh vực trong và ngoài nước,có thị phần lớn
+Chi phí trung gian luôn có mức thấp hơn so với trung bình ngành,giá thành
sản phẩm có xu hướng giảm qua các năm.
+Danh mục hàng hóa đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường
+ Chất lượng đội ngũ nhân viên,cán bộ quản lý là khá cao.
+Năng lực tài chính tương đối ổn định.

-Điểm hạn chế:
+Đầu tư thương hiệu được coi trọng nhưng chưa tương xứng với quy mô phát
triển của công ty.Danh tiếng chưa được biết đến nhiều ở các thị trường phía
nam.Nguyên nhân do xây dựng thương hiệu thiếu chuyên nghiệp,kênh thông tin còn
hạn chế.
15
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
+Hệ thống kênh phân phối của Sơn Hà chưa thực sự hiệu quả,các đại lý rộng
khắp nhưng không đều,khả năng cung cấp thông tin từ đại lý rất kém,dường như chỉ là
một chiều từ công ty.Do mối quan hệ với đại lý cấp II không thường xuyên.
+Chính sách giá hay thay đổi gây tâm lý không tốt với người tiêu dùng. Nguyên
nhân do DN không chủ động mua NVL,không có kế hoạch cung ứng NVL cụ thể.
+Phần lớn nguyên liệu thép không gỉ nhập khẩu làm cho chi phí độn lên cao.
+Việc tổ chức thu thập thông tin từ môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế,
đánh giá các điều kiện môi trường ở trạng thái tĩnh, tính dự báo còn rất thấp.
Ta thấy rằng Sơn Hà có rất nhiều điểm mạnh nhưng bên cạnh đó cũng còn rất
nhiều điểm hạn chế,DN cần phải có nhiều biện pháp để tạo sự khác biệt so với đổi thủ
cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
3.Công tác quản trị tác nghiệp của CTCP Quốc tế Sơn Hà
3.1. Công tác mua
- Quy trình xây dựng kế hoạch mua hàng của công ty còn chưa thực sự chính
xác trong khâu dự báo,lên kế hoạch bán hàng.DN mua hàng dựa vào giá trị hàng
hóa,khả năng tài chính,các số liệu thống kê về doanh số,doanh thu… chứ chưa chú
trọng vào biến động thị trường,đối thủ cạnh tranh như Tân Á,Tân Mỹ và ít quan tâm
mức độ rủi ro khi mua hàng.
-Công ty chưa đa dạng hóa nhà cung cấp :hiện tại,Sơn Hà đang nhập khẩu từ 2
nhóm nước: Một là trong khu vực ASEAN ,tuy nhiên các nước ASEAN đều áp thuế
cao.Thứ 2 là quốc gia có quy chế FTA với Việt Nam hoặc với khu vực Asean như Hàn
Quốc, Trung Quốc. Song Hàn Quốc chính là Posco mẹ. Trung Quốc cũng đang bị kiện

Còn các quốc gia khác như từ Phần Lan, từ Đức, từ Brasil, từ Mỹ, thì chúng ta bị rào
cản khác là rào cản về thuế quan là 10% thuế nhập khẩu .Như vậy thì các DN sẽ không
có cơ hội để tiếp cận mua trong một điều kiện bình thường được điều chỉnh bởi quy
luật cung cầu.
3.2. Công tác bán hàng
- Quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng trong khâu dự báo và các hoạt
động,chương trình bán hàng còn chưa đạt hiệu quả.Công tác dự báo thường sử dụng
phương pháp chuyên gia hoặc kết quả bán hàng kỳ trước mà ít chú ý đến việc khảo
sát ,điều tra thị trường.
16
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
- Tổ chức mạng lưới bán hàng và bố trí lực lượng bán hàng còn chưa được
tốt.DN sử dụng mạng lưới bán hàng hỗn hợp nên gây ra nhiều khó khăn trong việc
quản lý,hoàn thành công việc, đội ngũ nhân viên còn non trẻ chưa có nhiều kinh
nghiệm,năng lực trình độ trong kinh doanh nên nhiều khi còn gặp nhiều khó khăn.
-Hệ thống các điểm và và tuyến bán hàng số lượng còn hạn chế không quảng
bá, giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng rộng rãi.Hệ thống bán lẻ của Sơn
Hà rất có tiềm năng nhưng cũng gặp rất nhiều vấn đề về quản lý,thất thoát hàng
hóa.Sơn hà có nhiều đại lý khắp cả nước nhưng khu vực miền nam thương hiệu chưa
quảng bá nhiều.
3.3. Công tác dự trữ và bảo quản hàng hoá
-Mức dự trữ tối thiểu,mức dự trữ tối đa của DN luôn được đảm bảo lưu thông
liên tục.Tuy nhiên diện tích kho bãi nhỏ, cơ sở vật chất còn hạn chế nên không thể đáp
ứng được nhu cầu dự trữ với khối lượng lớn, công tác kiểm kê hàng hóa chưa đạt hiệu
quả cao. Do kho bãi để dự trữ hàng hóa còn hẹp nên nhiều sản phẩm inox bị biến
dạng.
-Công tác tổ chức và quản lý dự trữ chưa tốt.Do công ty có hệ thống quản lý
kho bằng phần mềm nên nhân viên rất ít khi đi kiểm tra, giám sát trực tiếp hàng hóa
thường xuyên nên không kiểm soát được lượng hàng tồn kho,hàng hư hỏng làm ảnh

ảnh hưởng chất lượng,tăng chi phí.
3.4.Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại
Khi các thông số kỹ thuật tức chất lượng hữu hình không có sự khác biệt với
đối thủ cạnh tranh nhiều nên dịch vụ đi kèm luôn được Sơn Hà chú trọng.DN cung cấp
các dịch vụ cho khách hàng: tư vấn, giải đáp thắc mắc, vận chuyển, lắp đặt, bảo trì,
bảo dưỡng, bảo hành… đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, một
phần do trang thiết bị, công cụ làm việc còn thiếu đặc biệt nhân lực của công ty thiếu
cả về kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức nên việc tư vấn khách hàng thường thiếu tận
tụy, chuyên nghiệp, đôi khi còn chậm trễ cung ứng các dịch vụ nên chưa tạo ra sự hài
lòng thực sự cho khách hàng.
Tóm lại :tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp có các tồn tại chính sau:
+Lên kế hoạch mua hàng và tổ chức mua hàng còn nhiều thiếu xót
+ Chưa có kế hoạch tìm kiếm, lựa chọn và đa dạng hóa nhà cung cấp.
17
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
+Mạng lưới bán hàng còn yếu kém,lực lượng bán hàng còn non trẻ.
+ Quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng còn chưa đạt hiệu quả
+Quản lý,tổ chức dữ trữ, kiểm tra,giám sát không thường xuyên và hiệu quả.
4. Công tác quản trị nhân lực của CTCP Quốc tế Sơn Hà
4.1. Phân tích công việc,bố trí và sử dụng nhân lực
Mặc dù trong công tác bố trí và sử dụng nhân lực DN chú trọng, quan tâm nhưng
tình trạng dư thừa,bố trí nhân lực chưa hợp lý vẫn xảy ra. Vẫn có tình trang làm việc chưa
đúng năng lực,trình độ chuyên môn.Điều đó đã làm hiệu quả công việc không cao và mất
thêm chi phí tiền lương hay chi phí khác liên quan đến quản lý nhân viên.
4.2. Tuyển dụng nhân lực
- Việc tuyển chọn nhân lực chưa mang tính khoa học: Tuyển dụng của Sơn Hà
gồm 3 vòng là: Lựa chọn hồ sơ,bài thi chuyên môn,phỏng vấn.Tuy nhiên lại ít chú
trọng đến khâu phỏng vấn trực tiếp mà vẫn có trường hợp thông qua hồ sơ hoặc nhờ
mối quan hệ để đánh giá ứng viên.Nên tình trạng nhân viên được tuyển dụng vào một

vị trí nào đó không phải nhờ vào năng lực mà là nhờ vào các mối quan hệ vẫn đang
diễn ra.
-Nhà quản trị tham gia tuyển dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, ít
khảo sát thực tế nắm bắt thực tế thị trường. Công tác đào tạo phát triển thì lượng lao động
được đào tạo chủ yếu là những cán bộ chủ chốt, đồng thời việc lựa chọn phương pháp đào
tạo được áp dụng một cách cứng nhắc, ít tham khảo ý kiến người được đào tạo.
4.3 Đào tạo và phát triểnnhân lực
-DN chú trọng việc đào tạo,phát triển cả nhân viên mới và nhân viên đang làm
trong DN với nhiều hình thức như: kèm cặp tại chỗ, gửi đi đào tạo ngắn hạn, cử đi thi
tay nghề trong và ngoài nước, thuê chuyên gia về đào tạo và đánh giá kết quả Tuy
nhiên,hiệu quả sau đào tạo chưa thực sự cao và DN chưa có chương trình đánh giá sau
đào tạo:đánh giá cả học viên và cả chương trình đào tạo.Để còn so sánh giữa chi phí và
lợi nhuận bình quân trước và sau quá trình đào tạo.
18
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
-Trình độ cán bộ quản lý trong công ty không đồng bộ. Công ty chỉ chú trọng
đào tạo cán bộ chủ chốt, còn những nhân viên làm việc tại phòng nghiệp vụ chưa được
công ty qaun tâm đúng mức. Họ thực hiện đảm nhiệm công tác chủ yếu đựa vào kinh
nghiệm học hỏi do đó hiệu quả công việc chưa cao
4.4. Công tác đãi ngộ nhân viên của CTCP Quốc tế Sơn Hà
-Đãi ngộ của doanh nghiệp gồm đãi ngộ tài chính và phi tài chính.
+Tiền lương:gắn với ngày công thực tế và hệ số lương nên tạo được sự công
bằng.Tuy nhiên,DN vẫn chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá cụ thể và khoa
học để xác định hệ số lương một cách chính xác nhất.
+Tiền thưởng tính theo 3 cấp độ A,B,C nhưng chưa có mức % trong hoàn thành
công việc cụ thể.DN chưa có khoản tiền thưởng cho lòng trung thành của nhân
viên.DN mói chỉ chú trọng khen thưởng về vật chất,ít chú trọng khen thưởng về tinh
thần,cơ hội thăng tiến,ít chú trọng đến việc bình bầu xét nhân viên ưu tú, xuất sắc để
thăng chức cho nhân viên đó, tạo cơ hội cho nhân viên có bước tiến trong nghề nghiệp

+Về phúc lợi DN đảm bảo hưu trí cho người nghỉ hưu,quà thưởng ngày lễ,tết và
tổ chức các chương trình hoạt động văn nghệ,thể thao,vui chơi giải trí.Tuy nhiên, các
chính sách phúc lợi còn chưa được đa dạng phong phú,chưa đáp ứng mong muốn của
các cán bộ nhân viên.Chưa có nhiều dịch vụ như:các câu lạc bộ,bãi đỗ xe,dịch vụ
chăm sóc người già,trẻ em…
-Nguyên nhân những hạn chế trên là do:
+Tình hình kinh tế gần đây không tốt,doanh thu lợi nhuận luôn nhỏ hơn so với
kê hoachj đề ra.Xuất phát từ biến động giá xăng dầu thế giới,tình hình kinh tế trong
nước cũng như thế giới chưa có nhiều khởi sắc sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2010.
+Trình độ của cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế.Mặc dù có nhiều thâm niên
làm việc lâu năm nhưng tư duy đổi mới còn chậm.Không ít cán bộ quản lý giữ chức vụ
cao trong DN còn có tư tưởng của chế độ bao cấp.
+Nền văn hóa DN chưa được chú trọng nhiều.Ý thức tham gia các hoạt động
đoàn thể:văn nghệ, thể dục thể thao… còn chưa cao.
Tóm lại,Tình hình thực hiện công tác quản trị nhân lực có các tồn tại chính sau:
19
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
- Bố trí ,sử dụng nhân lực chưa hợp lý ,chưa phát huy hết tiềm năng của mỗi
người.
- Tuyển dụng nhân lực chưa khoa học,chưa chú trọng đến khâu phỏng vấn trực
tiếp,còn mang nhiều tình chủ quan.
- Trình độ cán bộ quản lý trong công ty không đồng bộ.Chương trình đạo tạo
chưa hiệu quả.
-Các hình thức đãi ngộ chưa đa dạng phong phú ,DN mới ít chú trọng đến đãi
ngộ phi tài chính.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của CTCP Quốc tế Sơn Hà
5.1. Quản trị dự án
Trước mỗi một dự án,công ty luôn lên kế hoạch đầy đủ:phân tích kỹ thuật,phân

tích tài chính và phân tích kinh tế.Tuy nhiên việc quản trị rủi ro,thẩm định của dự án
DN lại chưa chú trọng quan tâm. Năm 2010,Sơn Hà cũng triển khai dự án khu đô thị
Kiến Hưng với diện tích 47.2 ha tại Hà Nội , việc thẩm định,đánh giá khả năng khả thi
của dự án có được thực hiện nhưng chưa dựa sát thực tế tình hình kinh tế cũng như
hiện trạng nguồn lực của công ty.Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà năm
2013 DN dự án Kiến Hưng đã dừng lại và đã chuyển sang nhà ở xã hội.
5.2. Quản trị rủi ro
- Những rủi ro mà công ty gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
+Rủi ro về tài chính:chậm thanh toán tiền hàng,giá vật liệu leo,tai nạn lao
động…
+ Rủi ro về hoạt động:rủi ro từ nhà cung cấp,đối thủ cạnh tranh ,nguồn lực…
+Rủi ro thị trường: rủi ro về giá,rủi ro ngoại tệ,rủi ro lãi suất…
Công tác quản trị rủi ro có được tổ chức thực hiện nhưng chưa được chú trọng.
Việc nhận dạng rủi ro còn nhiều thiếu sót. Các biện pháp kiếm soát của DN như né
tránh,ngăn ngừa,đa dạng hóa rủi ro và giảm thiểu tổn thất,các biện pháp tài trợ như lập
quỹ dự phòng,mua bảo hiểm…Tuy nhiên các biện pháp trên thực hiện chưa khoa
học,phản ứng khi rủi ro không kịp thời,dứt khoát.
Như trong quý 3 năm 2013,rủi ro của Sơn Hà gặp phải là Mỹ điều tra chống
bán phá giá ống thép khiến công ty phải tạm ngừng xuất khẩu khẩu sang thị trường
này, làm doanh thu xuất khẩu giảm 81%.Rủi ro này một phần là do am hiểu luật,văn
20
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
hóa nước bạn của DN còn kém,một phần là bộ phận quản trị rủi ro chưa nhận dạng
được các rủi ro tiềm tàng,chưa có biện phòng tránh cụ thể nên khi rủi ro xảy ra nó gây
ra hậu quả nặng nề.
Tóm lại:thực trạng công ty có những tồn tại chính sau:
-Chưa tạo ra được lợi thế cạnh tranh nổi bật so với đối thủ.DN cần nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình.
-Công tác tuyển dụng,đào tạo và đãi ngộ nhân lực còn nhiều thiếu xót.

-Công tác mua hàng,bán hàng chưa có kế hoạch khoa học ,chưa có giải pháp
hiệu quả,làm phát sinh nhiều chi phí.
-Hoạt động kiểm soát chưa sát sao,liên tục và phối hợp chặt chẽ.
-Việc thu thập,xử lý thông tin để đưa lên cho nhà quản trị chưa bài bản và
chuyên nghiệp.
- Chưa có kế hoạch tìm kiếm, lựa chọn và đa dạng hóa nhà cung cấp.
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Em xin đề xuất một số hướng làm đề tài khóa luận sau:
Đề tài 1: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP quốc tế
Sơn Hà
Đề tài 2: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch mua hàng của CTCP quốc
tế Sơn Hà
Đề tài 3: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nhân lực của
CTCP quốc tế Sơn Hà
21
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại CTCP Quốc tế Sơn Hà với những quan sát hoạt động
thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty trên thị trường và với những
kiến thức được học ở nhà trường em có một số nhận xét như sau:Hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp đang là hoạt động sống còn,nhất là trong nền kinh tế
thị trường hiện nay. Em thấy công ty muốn phát triển bền vững và lâu dài hơn nữa
,một vài vấn đề mà công ty nên quan tâm và chú trọng đó là cần phải đầu tư nhiều hơn
nữa cho công tác quản lý và đào tạo cán bộ công nhân viên kế cận .Vấn đề cốt lõi sự
sống còn của mỗi doanh nghiệp.Đồng thời,do cạnh tranh ngày càng gay gắt DN cần có
các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa để có thể đứng vững và ngày
càng phát triển hơn.
Trong thời gian qua,Công ty Cổ phần Quốc Tế Sơn Hà luôn cố gắng nỗ lực
,khẳng định mình ,làm giàu cho mình và đất nước.Luôn tiên phong trong tất cả các

phong trào của cả nước Sơn Hà ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong
nước và trên trường Quốc tế.Thành công là một điều tất yếu sẽ đạt được.

Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nôi, Ngày 14 tháng 2 năm 2014
Sinh viên
Đào Thị Kim Anh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị chiến lược
2. Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Thống kê
3. Lê Quân (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp, NXB Thống Kê
4. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà năm 2011
5. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà năm 2012
6. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà năm 2013
Một số trang mạng cảu công ty:
SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275
Báo cáo thực tập Khoa: Quản trị kinh doanh
/> /> />SVTH: Đào Thị Kim Anh MSV: 10D100275

×