Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giáo dục và khoa cử nho học đại việt thế kỷ XVII XVIII tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.91 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THỊ HÀ

GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ NHO HỌC ĐẠI VIỆT
THẾ KỶ XVII -XVIII
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9 22 9013

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2019


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Duy Mền

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ
Phản biện 2: PGS.TS. Phan Phương Thảo
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Minh Trưởng

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại
Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi……giờ…….phút, ngày ……tháng……năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XVII, XVIII là giai đoạn lịch sử “khá đặc biệt” trong lịch
sử quân chủ Việt Nam, trong đó nổi bật là tình trạng “cát cứ”: vua Lê
chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Chính quyền ở
Đàng Ngoài lại tồn tại theo định chế vừa có Vua lại vừa có Chúa, đặc
điểm chính trị này đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong
đó có vấn đề giáo dục và khoa cử.
Nghiên cứu về một số vấn đề quan trọng của Đại Việt trong thời kỳ
lịch sử này gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, giáo dục... đã
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Riêng trong lĩnh vực
giáo dục, khoa cử Nho học, đã có một số nội dung cơ bản được tìm hiểu
nhưng chỉ là một phần nội dung trong những công trình chuyên khảo khi
nghiên cứu về lịch sử hình thành, sự phát triển của chế độ giáo dục và
khoa cử thời quân chủ nói chung, hoặc thuộc từng vùng cụ thể (Đàng
Ngoài, Đàng Trong). Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đó còn
mang tính riêng lẻ, chưa đề cập một cách đầy đủ, tất cả các vấn đề của
giáo dục và khoa cử Nho học của hai thế kỷ này. Nhất là vấn đề giáo
dục và khoa cử của chúa Nguyễn ở Đàng Trong lại chưa được giới
nghiên cứu quan tâm nhiều, đây vẫn còn là một khoảng trống cần tiếp
tục nghiên cứu.
Nền giáo dục và khoa cử Nho học thế kỷ XVII, XVIII đã góp phần
duy trì, phát huy truyền thống hiếu học ở cấp làng xã nhất là ở vùng
Đàng Ngoài. Khi triều Nguyễn đặt kinh đô ở Huế đã ảnh hưởng không
nhỏ số lượng người đỗ ở khu vực này, nhưng ngược lại truyền thống
giáo dục Nho học trong các gia đình, dòng họ lại vẫn rất phát triển, đó là

cơ sở để thấy được sự tiếp nối trong truyền thống hiếu học của dân tộc
ta.Với mong muốn tìm hiểu một cách hệ thống, chi tiết hơn về tình hình
1


giáo dục và khoa cử Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII, thấy được nét chung,
nét riêng của vấn đề này trong từng vùng không gian (Đàng Ngoài,
Đàng Trong), tôi chọn vấn đề “Giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt
thế kỷ XVII -XVIII” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học triều Lê Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong trong hai thế kỷ
XVII và XVIII, luận án sẽ làm sáng rõ tình hình tổ chức giáo dục và
khoa cử Nho học Đại Việt ở cả hai miền đất nước. Qua đó, thấy được
đóng góp của nền giáo dục và khoa cử Nho học đối với việc phát triển
của quốc gia Đại Việt trong hai thế kỷ này.
- Đề tài đặt ra nhiệm vụ sưu tầm, hệ thống các tư liệu liên quan; kế
thừa và phát huy kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước.
Trên cơ sở đó, xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
gồm: Phân tích khái quát bối cảnh chính trị - xã hội Đại Việt thế kỷ
XVII, XVIII tác động đến chính sách giáo dục của Nhà nước. Tìm
hiểu về chính sách và làm rõ tình hình tổ chức giáo dục của thời kỳ
này thông qua việc lựa chọn những sự kiện lịch sử tiêu biểu về trường
lớp, chương trình học tập, chế độ khảo thí..., qua đó làm rõ sự kế thừa,
nét riêng biệt về giáo dục giữa vùng Đàng Ngoài và Đàng Trong. Luận
án còn phác họa diện mạo khoa cử Nho học của triều Lê -Trịnh và
chúa Nguyễn qua việc tìm hiểu về thể lệ thi cử, quá trình tổ chức từng
khoa thi cụ thể của hai chính quyền, từ đó góp phần làm rõ đặc điểm
khoa cử Nho học của mỗi vùng miền. Phân tích những thành tựu, hạn
chế của giáo dục và khoa cử thời kỳ này, để qua đó thấy được vai trò
của tầng lớp trí thức Nho học được tuyển chọn qua khoa cử đối với sự

phát triển xã hội trên nhiều khía cạnh, nhất là trong lĩnh vực chính trị,
văn hóa.
2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là giáo dục và khoa cử Nho học, thực trạng
và đóng góp của nền giáo dục, khoa cử đối với xã hội Đại Việt trong
hai thế kỷ XVII, XVIII.
- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: đề tài lấy địa giới hành chính
khu vực gồm vùng Đàng Ngoài và Đàng Trong. Đàng Ngoài được giới
hạn từ Bắc sông Gianh trở ra (phía Bắc huyện Bố Trạch ngày nay),
Đàng Trong được giới hạn từ vùng đất Nam Sông Gianh đến Hà Tiên
thời chúa Nguyễn, tương ứng với các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị
đến hết các tỉnh Nam Bộ ngày nay.
Về thời gian: Đề tài có giới hạn nghiên cứu về mặt thời gian trong
hai thế kỷ XVII, XVIII. Do đặc điểm chính trị vừa có triều Lê -Trịnh ở
Đàng Ngoài, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong cùng tồn tại, nên
mỗi vùng có khung thời gian nghiên cứu khác nhau. Ở Đàng Ngoài, đề
tài giới hạn phạm vi nghiên cứu từ 1592 đến 1788, đây là mốc thời gian
triều Lê - Trịnh trị vì ở Kinh đô Thăng Long. Ở Đàng Trong, đề tài xác
định từ đầu thế kỷ XVII (1600) đến năm 1777, gắn với vị chúa cuối
cùng Nguyễn Phúc Thuần cai quản ở Phú Xuân, tồn tại với tư cách một
vương triều độc lập, đối sánh với triều Lê -Trịnh, sau bị phong trào Tây
Sơn lật đổ.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức giáo dục và
khoa cử Nho học của cư dân người Việt đặt trong sự quản lý của triều
Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Luận án chủ
yếu nghiên cứu về hoạt động dạy và học theo hệ thống trường lớp do
Nhà nước mở, trường học của các danh sĩ, lớp học các tư gia. Riêng

việc học chữ Nho tại nhà chùa, việc học của cư dân người Khơme,
người Chăm... luận án chưa đề cập đến.

3


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tác giả vận dụng xuyên suốt và kết hợp
hai phương pháp chuyên ngành trong nghiên cứu sử học: phương pháp
lịch sử và phương pháp logic để giải quyết thỏa đáng các vấn đề mà đề
tài nghiên cứu đặt ra. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp điền dã để
thu thập tài liệu thực địa liên quan đến đến đề tài; phương pháp tổng
hợp, thống kê, phân tích, so sánh,….
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đề tài đã bước đầu khai thác và hệ thống hóa tư liệu để có cái nhìn
khái quát tình hình tổ chức giáo dục và khoa cử Nho học của quốc gia
Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII. Cùng với những công trình nghiên cứu về
tổ chức trường lớp, sách học, thể văn... trong thời kỳ này của các học giả
trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nhận diện
rõ hơn về chính sách của triều Lê -Trịnh, chúa Nguyễn đối với giáo dục;
việc sử dụng người đỗ đạt của Nhà nước vào trong bộ máy chính quyền;
truyền thống giáo dục, khoa bảng ở cấp làng xã. Từ đó, tác giả chỉ ra sự
kế thừa, nét riêng biệt giữa giáo dục, khoa cử ở hai vùng này; khẳng
định những đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho học đối với sự phát
triển văn hóa dân tộc.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thực trạng, đóng góp
của giáo dục, khoa cử của Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII, góp
phần hiểu biết sâu sắc hơn về giáo dục Nho học Việt Nam trong quá khứ.

Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục đào tạo nhân tài với
nhu cầu phát triển xã hội, giữa tổ chức khoa cử với chính sách trọng dụng
nhân tài của Nhà nước. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập
quốc tế sâu rộng như hiện nay, vai trò của giáo dục ngày càng được coi
4


trọng, vấn đề nghiên cứu của luận án ít nhiều đưa ra một số bài học kinh
nghiệm trong việc lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp cùng chính
sách đãi ngộ nhân tài.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ
lục, nội dung luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tư liệu và tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Giáo dục Nho học
Chương 3: Khoa cử Nho học
Chương 4: Thành tựu, hạn chế của giáo dục và khoa cử Nho học
Chương 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận án, tác giả đã khai thác và tổng hợp tài liệu từ
nhiều nguồn khác nhau. Đối với nguồn tư liệu trong nước, tác giả khai
thác và sử dụng tối đa nguồn tư liệu gốc đương thời được biên soạn từ
thế kỷ XVII đến cuối thế kỉ XIX (do Nhà nước Lê -Trịnh, triều
Nguyễn biên soạn), các tác phẩm do các sử gia tư nhân đương thời
biên soạn, đây là nguồn tư liệu gốc quan trọng để thực hiện đề tài.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng tư liệu điền dã ở địa phương như văn bia,
gia phả các dòng họ, hương ước các làng xã. Đối với nguồn tư liệu
nước ngoài, luận án chủ yếu sử dụng các bản ghi chép của Giáo sĩ,
thương nhân người phương Tây, người Trung Hoa khi đến sinh sống,

làm việc tại Đại Việt ở thế kỷ XVII, XVIII.
1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

1.2.1. Nhóm công trình viết về giáo dục, khoa cử Nho học Việt Nam
Từ nửa đầu thế kỷ XX đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu
đã đi sâu tìm hiểu về chế độ giáo dục và khoa cử Nho học thời quân
5


chủ, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau: tổ chức trường lớp, tình
hình thi cử, chương trình học, các loại sách học dùng trong nhà trường,
thể văn dùng trong thi cử, truyền thống khoa bảng một số dòng họ
trong làng xã Việt Nam. Có thể kể đến các tác giả như: Trần Văn
Giáp, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Tiến Cường, Nguyễn Thế Long, Phan
Ngọc Liên, Đinh Khắc Thuân, Bùi Xuân Đính, Vũ Duy Mền, Nguyễn
Công Lý... Từ những công trình của các tác giả trên đã cung cấp cho
tác giả luận án cái nhìn đa chiều về các vấn đề liên quan đến giáo dục,
khoa cử, giúp tác giả nhận thức được những điểm còn thiếu hoặc cần
làm rõ hơn trong vấn đề nghiên cứu của luận án.
1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học
Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII
Cho đến nay, mặc dù chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ tất cả
các nội dung của giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII,
XVIII nhưng từng khía cạnh cụ thể thuộc vấn đề này phần nào đã được
nhiều tác giả quan tâm, thể hiện ở công trình chuyên khảo, bài tạp chí,
luận án, luận văn, hội thảo khoa học. Trong đó, một số nghiên cứu đã đưa
ra sự đánh giá về đóng góp của khoa cử thời kỳ này đối với sự phát triển
xã hội như: Một số nét về khoa cử và thể lệ bổ dụng quan lại thời Lê

Trung hưng (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 12/2006) của Nguyễn
Đức Nhuệ; Phương thức tuyển dụng quan lại cho bộ máy chính quyền
nhà nước ở thế kỷ XVII -XVIII” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6,
2006, tr.9 - tr.18; số 7, 2006, tr.3 - tr.8) của Trần Thị Vinh. Tác giả
Nguyễn Kim Sơn trong công trình: “Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỷ
XVIII nửa đầu thế kỷ XIX (Mấy khuynh hướng và vấn đề)” (Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2018), trên cơ sở khảo sát về tình hình giáo dục,
khoa cử và toàn bộ các trước tác của nhà Nho nửa cuối thế kỷ XVIII,
nửa đầu thế kỷ XIX, tác giả cho biết đặc điểm Nho học thời kỳ này có
6


“những biểu hiện không hoàn toàn giống với tình hình chung của các
giai đoạn trước”, khi “Nho học nở rộ nhiều thành tựu, là thời kỳ Nho
học có những biểu hiện mới trong cả hứng thú học thuật lẫn nội dung
các trước tác của Nho sĩ”. Riêng về giáo dục, khoa cử ở Đàng Trong,
chú ý là bài “Thi Hương thời các chúa Nguyễn” (Tạp chí Hán Nôm, số
2/2013, tr.49 -tr.59) của Nguyễn Thúy Nga . Tác giả đã khảo cứu khá
đầy đủ về các khoa thi thời chúa Nguyễn theo tiến trình lịch sử,
thống kê được 12 Nho sĩ xuất thân theo lối cử nghiệp, song tác giả lại
chưa có sự so sánh với chế độ khoa cử ở Đàng Ngoài.
1.3.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến giáo dục, khoa cử thế kỷ XVII,
XVIII cũng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nước ngoài.
Trong đó đáng chú ý là các bài viết đăng trong tập san: Những người
bạn cố đô Huế được viết bằng tiếng Pháp “Bulletin des Amis du Vieux
Hué” (viết tắt BAVH), xuất bản và lưu hành tại Việt Nam và Pháp từ

năm 1941 đến 1944, gồm 121 số và 1 tập danh mục.
1.4. Những nội dung luận án kế thừa
Kết quả nghiên cứu của các công trình kể trên là những đóng góp có
giá trị đối với việc tìm hiểu về giáo dục và khoa cử Nho học nói chung,
tổ chức giáo dục, khoa cử ở thế kỷ XVII, XVIII nói riêng. Một số nội
dung được chúng tôi kế thừa: lịch sử hình thành và phát triển của giáo
dục, khoa cử từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XX; Những phân tích,
đánh giá về đặc điểm, thực trạng của giáo dục, khoa cử trong thời kỳ
này; Vai trò của giáo dục, khoa cử đối với sự phát triển mọi mặt đời
sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực văn hóa.
1.5. Những nội dung luận án cần giải quyết
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của luận án, trên cơ sở kế thừa
thành tựu, quan điểm nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước,
7


những vấn đề còn chưa được nghiên cứu hệ thống về tổ chức giáo dục
và khoa cử của triều Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng
Trong, chúng tôi đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong luận án
gồm: bối cảnh lịch sử tác động đến chính sách giáo dục, khoa cử; mục
đích của giáo dục; tình hình tổ chức giáo dục và khoa cử gồm hệ thống
trường lớp, chế độ học quan, học sinh, thể lệ thi cử của mỗi khoa thi.
Thành tựu, hạn chế của nền giáo dục và khoa cử Nho học, trong đó tập
trung làm rõ số người đỗ Tiến sĩ, Hương cống và chế độ bổ dụng của Nhà
nước dành cho họ; làm rõ sự tiếp nối, phát huy truyền thống hiếu học, đỗ
đạt ở cấp làng xã...
Chương 2: GIÁO DỤC NHO HỌC
2.1. Mục đích của giáo dục Nho học
Đến thế kỷ XVII, XVIII nền giáo dục Nho học về cơ bản vẫn nhằm
vào ba mục đích: Học để làm người; học để làm quan nhằm thực hiện

mục tiêu “Tu -Tề - Trị - Bình” (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ);
học để lưu danh muôn đời gồm: lập đức, lập công, lập ngôn.
2.2. Giáo dục Nho học Đàng Ngoài
2.2.1 Chính sách giáo dục Nho học của chính quyền Lê -Trịnh
Xuất phát từ bối cảnh chính trị xã hội Đàng Ngoài vừa có triều
đình vua Lê, vừa có vương phủ họ Trịnh cùng tồn tại, đặt ra cho triều
đình Lê-Trịnh thực thi nhiều chính sách quan trọng trong tổ chức giáo
dục như mở mang, sửa chữa trường lớp, xếp đặt chế độ Học quan,
tuyển chọn học trò, chương trình giảng tập, khảo thí, thực thi các chế
độ đãi ngộ dành cho trường học, người học...
2.2.2 Tổ chức giáo dục Nho học
Về hệ thống trường học: Hệ thống trường lớp ở Đàng Ngoài khá
đa dạng về loại hình. Về trường công, Quốc Tử Giám vẫn là trường
học, trung tâm giáo dục Nho học lớn nhất, có quy mô, kiến trúc ngày
8


càng khang trang, mở rộng. Trường do các viên Tế tửu, Tư nghiệp,
Giáo thụ, Học chính, Giám bạ, Điển bạ, Điển nghĩa, Tri Giám sự quản
lý và giảng dạy. Học sinh Quốc Tử Giám gọi là Giám sinh, gồm 4
hạng: Ân giám, Ấm giám, Cử giám, Cống sinh, có độ tuổi theo học từ
15 tuổi trở lên, thời gian học chủ yếu từ 3 đến 5 năm. Các trường quan
phương: Sùng Văn quán và Tú Lâm cục tiếp tục được duy trì, đều do
hai chức Tư huấn và Điển nghĩa quản lý, giảng dạy.
Trường công ở địa phương có trường cấp Phủ (gọi là Hương học),
cấp huyện, lần lượt do các chức Giáo thụ, Huấn đạo đứng đầu.
Trường tư ở Đàng Ngoài rất phát triển, nhất là trường tư của các
danh sĩ mở ở Kinh đô, vùng Tứ trấn và xứ Thanh Hoa, Nghệ An, nhiều
trường học nổi tiếng, quy mô lớn có công đào tạo nhiều học trò đỗ đạt
như Vũ Công Đạo, Vũ Thạnh, Trần Ân Triêm,...Ở cấp làng xã, giáo

dục thời kỳ này đã phát triển sâu rộng, khi không chỉ có các lớp học
thầy đồ tiếp tục phát triển, mà từ thế kỷ XVIII xuất hiện loại hình
trường dân lập ở Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Tây, do nhân dân tự
nguyện góp tiền của, đất đai để xây dựng.
Về chương trình học tập: trường học vẫn lấy các bộ sách của
Trung Hoa: Tứ Thư, Ngũ Kinh; các bộ Bắc sử để dạy học; ngoài ra còn
dùng các bản chú giải (chú giải thêm về các bộ Tứ thư, Ngũ kinh) do
người Việt Nam biên soạn để dạy học. Nhà nước vẫn duy trì học quy
nghiêm ngặt như các triều đại trước khi yêu cầu Học quan trong các
trường học giữ đúng thời khắc, thậm chí năm 1779 chúa Trịnh Sâm ra
bản “học quy” và “sổ học tịch” để theo dõi việc học của học trò. Triều
đình cũng quy định lệ khảo thí đối với học trò theo tháng (vào hai
ngày Sóc - ngày 1, Vọng -ngày 15), theo quý (bốn tháng trọng của
năm: Trọng xuân -tháng 2; trọng hạ -5; trọng thu -9; trọng đông -11)
để phân hạng và bổ dụng chức quan.
9


Ngoài việc cấp ruộng công cho trường học để lấy kinh phí hoạt
động, triều Lê -Trịnh thực hiện nhiều chế độ đãi ngộ cả về vật chất và
tinh thần dành cho học sinh và Học quan, trong đó với chức năng là cơ
quan giáo dục cao cấp của Nhà nước nên Học quan, Giám sinh trường
Quốc Tử Giám nhận được nhiều ưu ái hơn, nhất là chế độ bổ dụng
chức quan, cấp lương cho học trò.
2.3. Giáo dục Nho học Đàng Trong
2.3.1. Chúa Nguyễn đối với giáo dục Nho học
Cùng với quá trình củng cố chính quyền, mở rộng phạm vi lãnh
thổ xuống phía Nam, xác lập quyền cai trị ở các vùng đất mới, các
chúa Nguyễn từng bước chú trọng đến Nho giáo. Không chỉ trọng
dụng các sĩ phu người Bắc đi theo Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận

Hóa vào trong chính quyền của mình, về sau các chúa Nguyễn cho
xây dựng Văn Miếu Phú Xuân, Văn Miếu Trấn Biên để thờ Khổng
Tử; rộng tay đón các hiền sĩ bốn phương về hội tụ gồm cả Nho sĩ
người Việt, người Hoa như Chu Thuấn Thủy, Thiền sư Thích Đại
Sán. Như vậy, các chúa Nguyễn đã có ý thức phải có đội ngũ văn
quan tuyển chọn từ giáo dục, khoa cử. Tuy nhiên, do điều kiện còn
khó khăn, lại vướng cuộc chiến tranh với họ Trịnh (1627 -1672) nên
tổ chức giáo dục, khoa cử trong thế kỷ XVII của chúa Nguyễn chưa
tổ chức chặt chẽ.
2.3.2. Tổ chức giáo dục Nho học
Về trường học: Qua ghi chép của Lê Quý Đôn, tại thủ phủ Phú
Xuân, từ nửa sau thế kỷ XVIII, chúa Nguyễn đã cho xây dựng một
ngôi trường có tên Học Cung để dạy bảo học trò, số lượng “khoảng vài
trăm người”, cho thấy các chúa Nguyễn đã thực sự quan tâm đến giáo
dục Nho học. Ở địa phương, chúa Nguyễn chưa mở được trường công
nhưng rất khuyến khích việc học trong nhân dân, để nhân dân tự lập
10


trường học với hai loại hình: trường của Nho sĩ và lớp học thầy đồ,
thời kỳ này có một số trường tư nổi tiếng như trường học của Vũ Xuân
Nùng, Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật.
Mặc dù vẫn lấy học thuyết Khổng Tử, lấy sách Ngũ Kinh, Tứ Thư
để dạy học trò nhưng trong phương pháp giảng dạy đã có sự cởi mở
và phóng khoáng hơn khi đề cao vấn đề học gắn với thực tiễn. Nguyễn
Cư Trinh cho rằng: cái đạt được của người học không phải là biết
nhiều về lý thuyết mà phải “Ngôn hành hợp nhất”, đưa kiến thức được
học đi vào cuộc sống thực tiễn.
Tiểu kết chương 2: Trên cơ sở kế thừa truyền thống Nho học được
xác lập từ thời Lê sơ, triều Lê -Trịnh đã phát triển giáo dục Nho học ở

Đàng Ngoài lên tầm cao mới. Hệ thống trường lớp được khuyến khích
phát triển, phong phú về loại hình, phân bố ở nhiều địa phương, thu hút
nhiều học trò theo học.
Đàng Trong, tuy chưa xây dựng trường học ở cấp phủ, huyện
nhưng các chúa Nguyễn lại rất khuyến khích việc học trong nhân dân,
để nhân dân tự lập trường học với hai loại hình là trường của các Nho
sĩ và lớp học thầy đồ. Chính các lớp học này đã cung cấp đội ngũ Nho
sinh tham gia vào các kì thi của chính quyền chúa Nguyễn.
Chương 3: KHOA CỬ NHO HỌC
3.1. Khoa cử Nho học ở Đàng Ngoài
3.1.1. Khảo hạch
Đây là kì thi nhằm kiểm tra trình độ học vấn của Nho sinh có
thông hiểu nội dung của Ngũ Kinh, Tứ Thư, có biết làm thể văn Tứ
trường để đảm bảo đủ điều kiện dự thi Hương hay không, gồm hai
phép thi: Tứ trường và sảo thông. Trong đó phép thi tứ trường được
thực hiện đến năm 1721, thí sinh phải trải qua hai cấp khảo hạch từ
11


cấp xã lên cấp huyện khảo duyệt lại, ai được xếp loại “tứ trường”
được dự thi Hương. Từ năm 1721, triều Lê -Trịnh cho thực hiện phép
“sảo thông”, việc khảo hạch lần đầu do quan Tri huyện thực hiện,
quan cấp trấn khảo lần hai. Ai có kết quả khảo hạch đạt loại tốt thì
xếp hạng sảo thông được dự thi Hương. Việc thực hiện hai phép thi
này không cố định, khi vào năm 1741 lại bỏ sảo thông, thực hiện
phép tứ trường, đến năm 1747 lại thực hiện phép sảo thông.
3.1.2. Thi Hương
Dưới triều Lê -Trịnh, chỉ những đối tượng làm đủ thể văn tứ
trường, có lý lịch đạo đức tốt mới được thi Hương. Nhà nước vẫn
nghiêm cấm con nhà phường chèo, hát xướng và những kẻ phản

nghịch đều không được dự kì thi này.
Các thể lệ về việc dựng trường thi, trường quy đối với thí sinh dự
thi, quan trường làm nhiệm vụ trông coi, chấm thi của triều Lê -Trịnh
vẫn tiếp nối như thời Lê sơ nhằm đảm bảo cho kì thi diễn ra nghiêm
túc. Tuy nhiên, trong cách thức ra đề chủ yếu do các quan tự nghĩ ra
đề bài sẵn, nên dẫn đến tiêu cực trong thi Hương khi thí sinh biết đề
trước làm bài sẵn, mang sách vở vào trường thi. Để góp phần hạn chế
tiêu cực, từ năm 1720, chúa Trịnh đã trực tiếp chỉ đạo việc ra đề thi
Hương ở kì thi thứ ba, sai văn thần soạn đề và phân về các trường thi
Tứ trấn (Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc), riêng hai xứ
Thanh Hoa và Nghệ An vẫn theo lệ cũ.
So với thời Lê Thánh Tông, trải qua thời gian gần ba trăm năm
phát triển, dân số tăng lên, số người đi học ngày càng nhiều nhưng
hạn ngạch lấy đỗ thi Hương triều Lê - Trịnh lại giảm. Người đỗ thi
Hương có học vị Hương cống, được bổ dụng chức quan hoặc vào
trường Quốc Tử Giám tiếp tục học tập để dự thi Hội.

12


3.1.3. Thi Hội
Thi Hội được mở sau khoa thi Hương, chủ yếu mở vào mùa xuân
tại Kinh đô do triều đình trực tiếp tổ chức. Về thời gian thi, mặc dù thể
lệ quy định 3 năm mở một khoa thi Hội nhưng do nhiều lý do khác
nhau: bận chiến sự, vua băng hà..., nên có một số khoa thi Hội cách
nhau từ 4 đến 5 năm mới mở một khoa.
Triều Lê -Trịnh quy định rất chặt chẽ về các quan trường tham gia
thi Hội, gồm ba bộ phận: các quan lãnh đạo, quản lý công việc thi cử
như Đề điệu, Tri cống cử, Giám thí; các quan chấm thi: Đồng khảo,
Giám khảo, Thu quyển, Di phong, Soạn tự hiệu, Đằng lục, Độc quyển

cùng hai chức quan mới không có trong thi Hương là: Đồng khảo thí
(chấm lần 1) và Khảo thí (chấm lại lần 2); các quan giám sát trường thi
gồm 8 viên Tuần xước. Nhằm tránh tiêu cực trong khoa thi, cứ sau mỗi
kì làm bài, các chức Thu quyển, Di phong, Soạn tự hiệu, Đằng lục, Đối
độc, Tuần xước...đều phải thay đổi, đây là điểm khác biệt so với thi
Hương.
Về phép thi Hội, thí sinh trải qua 4 kì làm bài như thi Hương
nhưng mức độ câu hỏi khó hơn, đòi hỏi trình độ thí sinh cao hơn, thí
sinh đỗ ba kì gọi là trúng trường; đỗ bốn kì gọi là trúng cách, được dự
thi Đình sau đó. Tuy nhiên, về thể văn dùng trong chế độ khoa cử thời
kỳ này không còn sự tao nhã, sát thực như thời Hồng Đức, mà co vào
khuôn sáo, chỉ chuộng học thuộc lòng, ít sự sáng tạo.
Mặc dù số thí sinh tham dự thi Hội rất đông, nhưng số lấy đỗ lại
không nhiều, số thí sinh dự thi trung bình dao động từ 2000 đến trên
3000 người/khoa, nhưng tỷ lệ lấy đỗ rất ít như khoa thi 1604 có trên
5000 thí sinh nhưng lấy đỗ 7 người. Chỉ có khoa thi 1670 lấy trúng
nhiều nhất: 31/2000 thí sinh... Từ tỷ lệ lấy đỗ phần nào phản ánh nhiều
phương diện của thi cử thời Lê -Trịnh hoặc do nhu cầu của triều đình
13


lấy ít, hoặc do chất lượng của sĩ tử không đáp ứng được bài thi nên tỷ lệ
lấy đỗ không cao.
3.1.4. Thi Đình
Thi Đình là kì thi diễn ra sau thi Hội từ 1 đến 2 tháng, chỉ những
thí sinh đã trúng cách thi Hội mới dự thi Đình. Thi Đình được tổ chức
trong điện Kính Thiên của vua Lê, song một số khoa thi như khoa
1736, 1779 lại diễn ra trong phủ của chúa Trịnh.
Các quan trường trông coi thi Hội cũng đồng thời tham gia giám sát,
chấm thi Đình. Tuy nhiên, ở bộ phận quan chấm thi việc chấm bài của thí

sinh do vua Lê và viên Độc quyển đảm nhận. Mặt khác, do số lượng dự
thi Đình ít, số bài làm chỉ có một bài văn sách nên số lượng quan phụ
trách, giám sát và phục vụ trường thi không nhiều.
Nội dung đề văn sách thi Đình triều Lê -Trịnh tập trung vào hai
hướng: hỏi về những vấn đề căn bản của đạo trị quốc như tôn sùng nho
thuật, hoặc là hỏi về những vấn đề xây dựng thiết chế, đường lối trị
nước xưa và nay...; Trong các đề văn sách thi Đình cũng sử dụng rất
nhiều điển tích, điển cố từ Trung Hoa để yêu cầu thí sinh vừa nhớ, vừa
vận dụng giải thích vào trong bài làm của mình. Tất cả những người
trúng cách thi Hội dự thi Đình đều được xếp hạng Tiến sĩ, song vẫn có
một số trường hợp thí sinh bị đánh trượt khi đã dự thi Đình, do thí sinh
vi phạm trường quy.
Triều Lê -Trịnh vẫn thực hiện lấy đủ ba hạng Tiến sĩ như các triều
đại trước, gồm: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất
thân (Hoàng giáp) và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Số người
lấy đỗ thi Đình triều Lê -Trịnh ít hơn rất nhiều so với thời Lê sơ, Mạc.
Khoa thi lấy đỗ cao nhất thời Lê -Trịnh là 31 Tiến sĩ (khoa 1670), triều Lê
sơ: 62 người (khoa 1478), triều Mạc: 36 người (khoa 1538). Khoa thi lấy

14


đỗ ít nhất của triều Lê- Trịnh là năm 1781: lấy đỗ 2 người; triều Mạc lấy
đỗ ít nhất là khoa 1565: 16 người.
3.1.5 Các khoa thi khác
Ngoài các kì thi tuyển chọn Tiến sĩ, triều Lê -Trịnh còn mở thêm
một số khoa thi khác như: Đông các, Sĩ vọng, Hoành từ, Chế khoa, Ân
khoa... Tuy những khoa thi này không được tổ chức thường xuyên,
chưa nhiều, số lấy đỗ chưa cao nhưng lại góp phần quan trọng vào
việc cung cấp, bổ sung đội ngũ quan lại trí thức Nho học cho bộ máy

chính quyền quân chủ.
3.1.6 Chính sách đãi ngộ dành cho người đỗ đạt
Để khuyến khích việc học, động viên người đỗ đạt, chính quyền
Đàng Ngoài đã thực hiện nhiều chế độ đãi ngộ, nhất là người đỗ Tiến sĩ,
gồm: xướng danh, yết bảng, khắc tên trên bia đá, lưu danh trong các
sách đăng khoa lục, miễn thuế, bổ dụng chức quan, cấp lương, bổng.
3.2 Khoa cử Nho học Đàng Trong
3.2.1 Xuân thiên quận thí
Năm 1632, theo gợi ý của Đào Duy Từ, chúa Nguyễn Phúc
Nguyên đã mở kì thi duyệt tuyển nhằm xác định tư cách nhiêu học
của người dân địa phương có biết học vấn để miễn lao dịch. Khoa thi
này gần giống thi khảo hạch ở Đàng Ngoài, nhưng người đỗ trong
Xuân thiên quận thí chỉ được miễn sai dịch mà thôi. Năm 1740, chúa
Nguyễn Phúc Khoát cho bỏ khoa thi này.
3.2.2. Thu vi Hội thí (thi Hội vào mùa thu)
Năm 1646, chúa Nguyễn Phúc Lan cho định phép thi Thu vi Hội thí
(còn gọi thi Hội mùa thu), định lệ 9 năm một lần, chia làm 2 khoa Chính
đồ và Hoa văn tổ chức tại Phú Xuân.
Trong phép thi Chính đồ, thí sinh làm ba kì thi (trong 3 ngày), tương
ứng ba bài: Tứ lục, thi thơ, phú và một bài sách vấn. Năm 1740, chúa
15


Nguyễn Phúc Khoát cho tăng thêm kì thi Kinh nghĩa, phép thi Chính đồ
đủ 4 kì thi như thi Hương ở Đàng Ngoài.
Người đỗ khoa Chính đồ được phân 3 hạng: hạng Giáp (Hương
cống), hạng Ất (Sinh đồ), hạng Bính (Sinh đồ); song chỉ hạng Giáp, Ất
mới được bổ dụng chức quan, hạng Bính bổ làm Lễ sinh hoặc nhiêu học
cả đời. Từ năm 1740, chúa Nguyễn định lại học vị, người đỗ bốn kỳ được
gọi là Hương cống, người đỗ hai, ba kỳ gọi là Nhiêu học thi trúng, người

đỗ một kì gọi là Nhiêu học tuyển trường.
Hoa văn là khoa thi lấy học trò viết chữ tốt ra là lại viên ở 3 Ty thuộc
Chính dinh và Ty Nội lệnh sử, được tổ chức cùng thời điểm với khoa
thi Chính đồ, 9 năm mới tổ chức một lần.
3.3.3 Các khoa thi khác
Thám phỏng: là khoa thi được chúa Nguyễn Phúc Tần mở năm
1675 nhằm thăm dò thái độ của thí sinh, chủ yếu hỏi về dân binh và
tình hình nhà Lê - Trịnh. Phép thi của khoa này chỉ một ngày, người
đỗ bổ vào ty Xá sai.
Khoa thi Văn chức và Tam ty dành cho các quan văn, phép thi gồm
có 3 kỳ như thi Chính đồ, nội dung bài thi gắn liền với chức năng,
nhiệm vụ của từng cơ quan, chủ yếu hỏi về những vấn đề liên quan
đến thời cuộc mà ít giải thích kinh điển.
3.3.4 Chính sách đãi ngộ dành cho người đỗ đạt
Cũng như chính quyền Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn đã thực
hiện một số chế độ đãi ngộ dành cho người đỗ đạt khi đương chức,
về trí sĩ hoặc mất, gồm miễn lao dịch, bổ dụng chức quan...; nhưng
chúa Nguyễn lại không trả lương cho quan lại xuất thân từ khoa cử,
chủ yếu cấp cho họ một số lộc điền (ruộng lộc) cùng một số phu hầu,
đó là chế độ quan viên nhận tiền của phu dịch để làm lộc.

16


Tiểu kết chương 3: Cả triều đình Lê -Trịnh Đàng Ngoài, chính
quyền chúa Nguyễn Đàng Trong đều rất chú trọng đến tổ chức khoa
cử để tuyển chọn đội ngũ trí thức Nho học tham gia vào bộ máy chính
quyền. Tuy nhiên, Đàng Trong là vùng đất mới, yếu tố Nho học chưa
phát triển, về chính trị vẫn mang tính chất là một trấn thuộc quyền
quản lý của nhà Lê nên khoa cử của chính quyền chúa Nguyễn có một

số điểm riêng so với Đàng Ngoài, nơi có truyền thống giáo dục, khoa
cử Nho học hàng mấy trăm năm. Điểm khác biệt căn bản nhất là các
chúa Nguyễn chưa mở được khoa thi Tiến sĩ và trong nội dung thi cử
có nét cởi mở hơn so với Đàng Ngoài.
Chương4: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC
VÀ KHOA CỬ NHO HỌC
4.1.Đào tạo, cung cấp đội ngũ trí thức Nho học
4.1.1. Số lượng Tiến sĩ và việc bổ dụng của Nhà nước
Trong thời gian gần 200 năm trị vì ở Thăng Long (1595 -1787),
triều Lê -Trịnh đã mở được 66 khoa (gồm 65 khoa thi Hội, 1 khoa Chế
khoa) lấy đỗ 729 Tiến sĩ, trung bình mỗi khoa lấy đỗ 11,04 người. Khi
chia tỷ lệ theo 3 giáp, lần lượt là: 33 người (chiếm 4,5%) đỗ hạng Đệ
nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, 85 người (chiếm 11,7%) đỗ hạng Đệ nhị giáp
Tiến sĩ xuất thân, và 611 người (chiếm 83,8%) đỗ hạng Đệ tam giáp
Đồng Tiến sĩ xuất thân.
Ngoại trừ 4 trường hợp qua đời khi chưa kịp vinh quy, 10 trường
hợp không rõ thông tin, còn lại 715 Tiến sĩ khác đều được bổ dụng
chức quan, có phẩm trật từ bát phẩm đến nhị phẩm, đó là các chức:
Thượng thư (2b); Tả Thị lang (3b); Hữu Thị lang (3b), Tham chính
(4b); Tự khanh (5a); Hiến sát sứ (6a); Giám sát ngự sử...

17


4.1.2. Số Hương cống và việc bổ dụng của Nhà nước
Các Hương cống chủ yếu được bổ dụng các chức quan có phẩm
trật từ ngũ phẩm trở xuống, gồm: Tri Phủ (6b); Viên ngoại lang (6b);
Tri huyện (7b); Tri châu (7b); Giáo thụ (8a); Học chính (8b); Huấn đạo
(9a); Tri sự (9a); Giảng dụ (9a). Một một số chức vụ: Giám sát Ngự
sử, Tự thừa... cũng có người được bổ dụng nhưng không nhiều. Rõ

ràng, các Hương cống là lực lượng chủ yếu nắm giữ các công việc
hành chính ở cấp địa phương thuộc phủ, huyện.
Ở Đàng Trong: theo lệ năm 1740, người đỗ Hương cống được bổ
giữ chức Tri phủ, Tri huyện và Huấn đạo; so với triều Lê -Trịnh, hạng
Hương cống được bổ giữ chức vụ ngay từ đầu cao hơn.
4.1.3. Hình thành đội ngũ quan chức trung nghĩa, nhà Nho có đức
nghiệp
Nền giáo dục và khoa cử Nho học thế kỷ XVII, XVIII đã góp phần
đào tạo nên đội ngũ quan chức trung nghĩa, các Nho sĩ có công phò tá
trong sự nghiệp trung hưng, xây dựng phát triển của vương triều, các
nhà Nho đức nghiệp, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Trong đó, tư tưởng
trung quân được thể hiện rất cụ thể ở việc các Nho sĩ đã đề ra các kiến
nghị nhằm ổn định, phát triển đất nước trong thời bình; hy sinh bản
thân giữ trọn tiết nghĩa khi vị vua hoặc vương triều họ phò tá đứng
trước nguy cơ bị sụp đổ.
4.1.4 Các Nho sĩ tiêu biểu
Ở Đàng Ngoài có thể kể đến các danh sĩ như: Nguyễn Danh Thế,
Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Bá Lân, Bùi Sĩ Tiêm, Lê
Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ.... Ở Đàng Trong gồm: Hồ Quang Đại, Nguyễn
Hữu Hào, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Đăng Thịnh,
Nguyễn Quang Tiền, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Đăng Trường,...

18


4.2. Duy trì và phát huy truyền thống hiếu học
4.2.1. Thêm nhiều địa phương có người đỗ đạt
Các Tiến sĩ triều Lê -Trịnh phân bố trên một địa bàn tương đối rộng,
trong đó Hà Nội là địa phương có tỷ lệ số Tiến sĩ đông nhất. Các vùng
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh số Tiến sĩ cũng tăng lên đáng kể so với

các triều đại trước đó, cho thấy khoa cử thời kỳ này đã phát triển, mở rộng
hơn rất nhiều, không chỉ tập trung ở vùng Tứ trấn như thời kỳ trước.
4.2.2. Hình thành nhiều làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng
Cả Đàng Ngoài, Đàng Trong đã hình thành nên nhiều làng khoa
bảng, dòng họ có nhiều thế hệ ông, cha, con cháu, chú - cháu cùng đỗ
đạt, có những đóng góp quan trọng cho Nhà nước như: họ Vũ (làng Mộ
Trạch), họ Phạm (làng Đông Ngạc); họ Ngô Thì (Hà Nội); họ Nguyễn
Tiên Điền (Hà Tĩnh), họ Hồ ở Nghệ An; họ Lê Hữu (Hưng Yên); dòng họ
Nguyễn Hữu gồm Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu
Cảnh (Quảng Bình); Vũ Danh Thế, Vũ Đình Phương, Vũ Xuân Suyền,
Vũ Xuân Nùng (Quảng Bình); Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Đăng Thịnh,
Nguyễn Cư Trinh (Thừa Thiên Huế); họ Nguyễn Khoa gồm Nguyễn
Khoa Chiêm, Nguyễn Khoa Đăng (Thừa Thiên Huế)...
4.3 Một số hạn chế
4.3.1 Coi trọng bằng cấp, đề cao văn chương
Thế kỷ XVII, XVIII do Nhà nước vẫn coi giáo dục, khoa cử là
phương thức rất quan trọng để tuyển chọn người tài đã góp phần hình
thành trong xã hội tâm lý coi trọng bằng cấp, văn chương, coi thường
hoạt động sản xuất và coi những người có học, đỗ đạt, làm quan mới là
những người cao quý. Đó là nguyên nhân dẫn đến cái nhìn nhận phiến
diện của cả xã hội đối với nghề buôn bán, ca hát; dẫn đến sự phân biệt
đối xử bất bình đẳng đối với một số giai tầng xã hội trong việc lựa chọn
người học, người đi thi.
19


4.3.2. Coi trọng học thuộc lòng trong dạy học và thi cử
Trong dạy học và các đề thi vẫn chủ yếu hướng cho sĩ tử học thuộc
điển tích, điển cố, điều đó đã góp phần làm hạn chế tư duy, sự sáng tạo
của Nho sinh. Các học vấn sâu xa về nghĩa lý của kinh sách mang tính

triết học rất ít người theo đuổi, do đó những người giỏi lý học được
hậu thế truyền tụng không nhiều.
4.3.3 Các hiện tượng tiêu cực khác
Do chính sách đãi ngộ hậu hĩnh của Nhà nước đối với người đỗ
đạt, dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng tiêu cực ở các
khoa thi cả Đàng Ngoài, Đàng Trong, biểu hiện dưới nhiều dạng thức
khác nhau, cả phía thí sinh, quan trường như: mang sách vở vào
trường gài bài, học thuộc bài làm sẵn, hoặc đốt phá trường thi, hoặc
nhờ người thi hộ. Với quan trường là hiện tượng nhận hối lộ, vì tình
riêng mà đánh tráo quyển thi, hiện tượng “sinh đồ ba quan”... Các
hiện tượng tiêu cực này, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kì
thi Đình cũng như phẩm chất của họ khi làm chính sự.
Tiểu kết chương 4: Trong hai thế kỷ XVII, XVIII tuy ý thức hệ
Nho giáo đã bước vào giai đoạn suy yếu, nhưng giáo dục, khoa cử vẫn
đạt được những kết quả quan trọng, khi Nhà nước lấy đỗ được rất
nhiều Hương cống và Tiến sĩ. Nhà nước đã dành nhiều ân điển cho họ,
trọng dụng họ vào trong bộ máy chính quyền cả cấp trung ương và địa
phương, góp phần củng cố truyền thống “hiếu học” trở thành truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, là động lực thúc đẩy việc học ngày càng
phát triển sâu rộng, tiếp tục ăn sâu bám rễ ở cấp xã thôn.
Giáo dục, khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII bộc lộ một
số hạn chế khi vẫn chú trọng đến bằng cấp, đề cao văn chương dẫn đến sự
coi thường các hoạt động sản xuất. Vì quá chú trọng con đường cử nghiệp
dẫn đến các tiêu cực trong thi cử xuất hiện ngày càng nhiều.
20


KẾT LUẬN
1.Thế kỷ XVII, XVIII là hai thế kỷ đặc biệt trong lịch sử quân chủ
Việt Nam, nổi bật là cục diện đất nước bị chia cắt hai miền vua Lê

chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Sự du nhập và
ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của đạo Thiên chúa đầu thế kỷ XVII, sự
tác động của kinh tế hàng hóa đã khiến cho ý thức hệ Nho giáo suy yếu,
một số chuẩn mực đạo đức xã hội theo tinh thần Nho giáo bị xáo trộn.
Chính bối cảnh đó đã tác động không nhỏ tới mọi mặt đời sống xã hội,
trong đó có vấn đề giáo dục, khoa cử nhằm đào tạo, tuyển chọn đội ngũ
quan lại tham gia vào tổ chức chính quyền các cấp.
2. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự nghiệp
đào tạo nhân tài, ổn định và phát triển đất nước, chính quyền Đại Việt
tiếp tục duy trì và phát triển một nền giáo dục đáp ứng yêu cầu củng
cố vương triều. Kinh điển Nho gia vẫn được coi là nội dung của giáo
dục thời kỳ này nhằm đáp ứng mục tiêu tạo ra những người quân tử
thấm nhuần đạo đức Nho giáo thực hiện lý tưởng “Tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ”.
Ở Đàng Ngoài, hệ thống trường học được mở rộng, nhất là trường tư
của các Nho sĩ được mở ngày càng nhiều tập trung cả Kinh đô Thăng
Long, các địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng như Bắc Trung
bộ. Sang thế kỷ XVIII, tại một số địa phương đã cho mở trường dân lập
do người dân tự nguyện đóng góp tiền hoặc đất đai để xây dựng, thuê thầy
giáo về dạy cho con em trong làng mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Ở Đàng Trong, bước đầu các chúa Nguyễn đã chú ý đến việc giáo
dục cho con cháu trong hoàng tộc, quan lại tại kinh đô thông qua việc
xây dựng trường Học cung. Ở cấp địa phương, chúa Nguyễn chưa có
điều kiện chăm lo tới việc học khi hệ thống trường công ở đây chưa
được xây dựng, việc học chủ yếu phát triển trong lớp nhân dân ở cấp
21


làng xã. Nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế, hoặc có truyền thống
giáo dục đã mời thầy giáo về nhà dạy học hoặc cho con cháu theo học

các lớp thầy đồ, lớp học của các Nho sĩ. Việc học đó đã góp phần đáp
ứng được nhu cầu học tập của bộ phận cư dân trong xã hội, nhất là
tầng lớp bình dân, đóng góp vào việc cung cấp Nho sinh tham dự vào
các khoa thi do chúa Nguyễn tổ chức.
3. Do bối cảnh chính trị, xã hội mỗi vùng khác nhau, nên thể lệ,
nội dung thi cử mang đặc điểm riêng. Ở Đàng Ngoài nơi có truyền
thống giáo dục, khoa cử Nho học hàng mấy trăm năm, nên các khoa
thi Tiến sĩ thi Hương, thi Hội, thi Đình được Nhà nước tổ chức khá
đều đặn. Trong mỗi kì thi, thể lệ thi cử được quy định cụ thể, chặt chẽ,
đây là một trong những lý do giải thích tại sao trong các khoa thi Hội
thời Lê -Trịnh, tuy sĩ tử dự thi rất đông nhưng tỷ lệ lấy đỗ lại không
nhiều, những tiêu cực thi Hội cũng xảy ra ít hơn so với thi Hương.
Ở Đàng Trong, từ năm 1632, chúa Nguyễn Phúc Nguyên bắt đầu
thi hành phép duyệt tuyển, đến năm 1646 cho quy định một cách cụ thể
về thi cử. Từ đó, các kì thi Xuân thiên quận thí, Thu vi Hội thí Thám
phỏng, Văn chức, Tam ty được các chúa Nguyễn quan tâm. Trong đó,
Thám phỏng, Tam ty là những khoa thi rất riêng chỉ có ở Đàng Trong,
còn kì thi Thu vi Hội thí có tính chất gần như thi Hương ở Đàng Ngoài
nhưng thể lệ về phép thi của kì thi này đơn giản (chỉ có 3 kỳ thi). Năm
1740 chúa Phúc Khoát quy định thí sinh làm thêm bài Kinh nghĩa,
phép thi đủ 4 kỳ như kì thi Hương của triều Lê -Trịnh. Tuy nhiên, do
Đàng Trong là vùng đất mới, yếu tố Nho học ở đây chưa phát triển đã
ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tổ chức khoa cử của chính quyền
chúa Nguyễn. Vì vậy, trong thời gian rất dài, các chúa Nguyễn mới mở
được thi Hương để lấy Hương cống, mà chưa tổ chức được bất cứ khoa
thi Tiến sĩ nào. Mặt khác, các chúa Nguyễn tuy thiết lập và củng cố
22


vương triều riêng ở phía Nam nhằm đối trọng với triều Lê -Trịnh ở phía

Bắc, nhưng thực tế chính quyền của chúa Nguyễn vẫn chỉ mang tính chất
là một chính quyền địa phương thuộc triều đình Lê khi vẫn lấy quốc hiệu
nhà Lê, không đặt niên hiệu riêng, vì thế trong chế độ khoa cử, chúa
Nguyễn chưa thể mở được khoa thi Tiến sĩ. Đây chính là nét khác biệt căn
bản giữa chế độ khoa cử của Đàng Trong so với Đàng Ngoài.
Việc các chúa Nguyễn mở được các khoa thi không chỉ đào tạo đội
ngũ quan lại có năng lực, trung thành và đáng tin cậy, mà qua phương
thức tuyển chọn đó, tính chất công bằng xã hội được chúa Nguyễn
thực thi khi những sĩ tử xuất thân từ tầng lớp bình dân cũng được tham
gia vào bộ máy chính quyền thông qua thi cử. Đây là cơ sở nhằm xóa
bỏ dần một thực trạng là chúa Nguyễn chỉ lấy những người thân tín
trong thuộc tộc để giữ những chức vụ cao trong triều đình.Đó có thể
coi là tác dụng xã hội rất lớn của sự nghiệp khoa cử ở Đàng Trong.
4. Chính quyền Đại Việt đã thực hiện nhiều chế độ đãi ngộ để
khuyến khích giáo dục, khoa cử Nho học phát triển. Thành quả quan
trọng nhất của giáo dục, khoa cử trong hai thế kỷ này là đã tuyển chọn
được đội ngũ trí thức đông đảo, có trình độ được Nhà nước trọng dụng
“làm chính sự”, góp phần củng cố, ổn định và phát triển vương triều.
Nhiều người trong số họ đã phát huy được sở trường, làm tròn bổn
phận của bậc tôi trung; Nhiều vị quan đồng thời là nhà chính trị, quân
sự lỗi lạc, nhà thơ, nhà văn, nhà sử học, thầy giáo nổi tiếng mà tên tuổi
vẫn còn được ghi trong sử sách. Đây chính là nền tảng để truyền thống
hiếu học của dân tộc được kế thừa và tiếp tục phát huy, khi đã thành
nên nhiều dòng họ, làng khoa bảng ở cả hai miền đất nước có những
đóng góp to lớn cho sự bền vững của vương triều.
5.Trong nội dung, chương trình học tập, thi cử hai thế kỷ XVII,
XVIII rất chú trọng đến kinh điển Nho gia nhằm tạo ra những người
23



×