Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

KHÓA LUẬN - Đặc điểm sáng tác trong các ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VẬT LÍ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐẠI
CƯƠNG BẰNG CẢM BIẾN NHIỆT LM35
Chuyên ngành: Vật lí môi trường

Người hướng dẫn khoa học : TS. Ngô Ngọc Hoa
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Lớp

: BK64


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu
trong đề tài là trung thực, chuẩn xác. Nhưng ý kiến khoa học được đề cập trong
khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Lời cam đoan trên đây là đúng với sự thật, nếu có sự gian dối tôi xin chịu
trách nhiệm.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018


Sinh viên thực hiện

Vũ Văn Ninh


MỤC LỤC

Mở đầu..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu..........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..............................................2
4. Mục đích của đề tài.........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
6. Bố cục của khóa luận.......................................................................................2
Chương 1: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những ca khúc viết cho thiếu nhi.....3
1.1 Khái quát về thân thế, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn........................................................................................................................3
1.1.1. Về thân thế.................................................................................................3
1.1.2

Về sự nghiệp.............................................................................................4

1.1.3. Về phong cách sáng tác...........................................................................9
1.2. Những ca khúc viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.............10
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác của một số ca khúc thiếu nhi tiêu biểu................10
1.2.2. Những ca khúc viết cho thiếu nhi được lựa chọn để phân tích...........11
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...................................................................................12
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC TRONG CÁC CA KHÚC THIẾU NHI
CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN...............................................................13
2.1. Đặc điểm sáng tác trong phần âm nhạc...................................................13

2.1.1. Thang âm điệu thức.................................................................................13
2.1.2. Tiết tấu......................................................................................................14
2.1.4. Thủ pháp sáng tác điển hình..................................................................21
2.2. Đặc điểm sáng tác trong phần lời ca.........................................................25
2.2.1 Đặc điểm về nội dung, đề tài....................................................................25
2.2.2. Đặc điểm về hình tượng văn học............................................................26
2.2.3. Đặc điểm về tính giáo dục trong các ca khúc........................................27
2.2.4. Đặc điểm về tính trong sáng, hồn nhiên, yêu đời..................................29


3.1 Một vài nhận thức.......................................................................................31
3.1.1. Một tinh thần sáng tạo không mệt mỏi..................................................31
3.1.2. Một sự nỗ lực trong sáng tạo để luôn là chính mình............................32
3.1.3. Luôn hướng về những tính chất trong sáng, nhân văn........................34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................36
KẾT LUẬN........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................39


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Những năm trở lại đây, đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế
giới về mọi mặt đặc biệt là âm nhạc. Hiện nay ở giải đất hình chữ S chúng ta,
giới trẻ đã và đang bị ảnh hưởng bởi âm nhạc hiện đại, của một số nước như Mỹ,
Hàn Quốc, Trung Quốc... một thứ ca nhạc cởi mở, phóng khoáng. Vì thế mà giới
trẻ đang dần bị lãng quên đi những bài hát thiếu nhi, những bài hát mà đã từng
một thời đi cùng với tuổi thơ của chúng ta. Có thể là do các bạn trẻ đã quen với
xu hướng âm nhạc mới, tuy nhiên không ít công chúng cho rằng các ca khúc
thiếu nhi mới ngày nay ít để lại dấu ấn sâu đậm và các ca khúc ngày càng ít,
nghèo nàn và đặc biệt chẳng còn mấy ca khúc thiếu nhi có sức lan tỏa rộng rãi

làm cho công chúng thích thú.
Mặc dù các ca khúc thiêu nhi mới không được đón nhận rộng rãi nhưng
các ca khúc thiếu nhi của những năm thuộc nửa sau của thế kỉ trước mỗi bài đều
là một dấu ấn đậm nét, đi theo tuổi thơ của biết bao con người Việt Nam yêu ca
nhạc. Và góp một phần lớn trong những ca khúc thiếu nhi đó không thể không
nhắc đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Vậy vì sao những ca khúc của ông lại để lại
nhiều dấu ấn đậm nét và đi theo cùng tuổi thơ của biết bao con người Việt
Nam ? Có điều gì lôi cuốn trong các ca khúc thiếu nhi của ông ?
Tất cả những lý do trên khiến tôi quyết định chọn đề tài: Đặc điểm
sáng tác trong các ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm đề
tài nghiên cứu.
 Lịch sử nghiên cứu
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và các của ông là một đề tài đã được rất nhiều
người tìm hiểu và nghiên cứu. Nhưng về lịch sử nghiên cứu các ca khúc thiếu
nhi của ông thì cũng chưa có nhiều vì các ca khúc thiếu nhi của ông còn khá ít,
tôi cũng đã tìm hiểu kĩ các đề tài khóa luận nghiên cứu về các ca khúc thiếu nhi
của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nghiên cứu cũng đã đưa ra được nhiều phân tích
đúng và thuyết phục. Nhưng trong đó vẫn còn có những vấn đề... Dựa trên
những điểm tốt và những vấn đề còn bất cập đó tôi sẽ có những nghiên cứu,
1


phân tích để hoàn thiện hơn đề tài “đặc điểm sáng tác trong các ca khúc thiếu
nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”.
 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
-Khóa luận nghiên cứu về đặc điểm sáng tác trong các ca khúc thiếu nhi
của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên một số ca khúc thiêu nhi của nhạc sĩ Trịnh

Công Sơn như sau: Tiếng ve gọi hè, đời sống không già vì có chúng em, khăn
quàng thắp sáng bình minh, tết suốt hồng, mùa hè đến, như hòn bi xanh, tuổi đời
mênh mông, mẹ đi vắng, em là bông hồng nhỏ. Những ca khúc khác của tác giả
sẽ không nằm trong phạm vi nghiên cứu.
4. Mục đích của đề tài
- Làm rõ hơn bút pháp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- Là động lực cho thế hệ nhạc sĩ trẻ của Việt Nam noi theo, tiếp tục sáng
tác nhiều ca khúc thiếu nhi đặc sắc đưa đến công chúng.
- Khóa luận sẽ là tài liệu hữu ích để những giáo viên tương lai tham khảo
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu dùng những phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp đọc, phân tích
- Phương pháp chứng minh
- Phương pháp thống kê, tổng hợp những tài liệu liên quan
- Phương pháp so sánh
6. Bố cục của khóa luận
Khóa luận được chia làm 2 chương chính:
Chương 1: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những ca khúc ông viết cho
thiếu nhi
Chương 2: Đặc điểm sáng tác trong các ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn.
2


Chương 1
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những ca khúc viết cho thiếu nhi
Mục tiêu của chương này là tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp sáng tác của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và hoàn cảnh sáng tác những ca khúc thiếu nhi của ông.
Từ đó lựa chọn những ca khúc thiếu nhi tiêu biểu để đi vào phân tích.

Sau đây là từng nội dung cụ thể.
1.1 Khái quát về thân thế, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn.
1.1.1. Về thân thế
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28-2-1939 mất ngày 1-4-2001
ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của âm nhạc đại chúng
vì số lượng tác phẩm khổng lồ của ông. Hiện nay chưa có con số thống kê chính
xác về các tác phẩm mà ông đã sáng tác nhưng người ta ước tính trên dưới 900
bài hát lớn nhỏ trong đó có rất nhiều bài hát nổi tiếng, đi theo năm tháng và vẫn
được nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện như: Nối vòng tay lớn, Diễm Xưa, Cát bụi,
Còn tuổi nào cho em...
Ông sinh ra ở Đắc Lắc nhưng lớn lên tại Huế sau đó ông theo học Triết ở
Sài Gòn. Năm 18 tuổi ông bị một tai nạn khi đang tập judo với người e trai, ông
bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế.
Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca.
Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê
khác đó là âm nhạc ''.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát
bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc
mà ông viết từ năm 1968. Năm 1975 nhạc của ông đã từng bị cấm đoán ở tại
Việt Nam một thời gian, sau đó ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ
Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng
tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố
3


Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà
nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều
bản tình ca có giá trị.
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai

chính trong phim Đất khổ. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho
công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam
với lý do “có tính phản chiến” . Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu
tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ
phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí
Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8
tháng 3 năm Tân Tỵ). Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm
ngày tưởng niệm.
Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với
ai, và cũng chưa chính thức công nhận con.
1.1.2 Về sự nghiệp
- Về sự nghiệp
Trịnh Công Sơn sáng tác khi còn rất trẻ, người ta không rõ được là bài hát
đầu tiên của ông là sáng tác năm bao nhiêu tuổi, nhưng năm 17 tuổi ông đã sáng
tác được nhiều ca khúc và ca khúc đầu tiên mà ông công bố với công chúng là
bài “ướt mi”. Sự nghiệp sáng tác của ông cho đến khi ông qua đời đã được
khoảng hơn 900 ca khúc, những tác phẩm không những mang đậm một phong
cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý sâu sắc, đầy tính giáo dục. Ông từng lý
giải cho cái sự sáng tác của mình: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này
để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..." . Tên tuổi
của Trịnh Công Sơn được nhiều người biết đến hơn, từ khi ông cùng ca sĩ Khánh
Ly hát tại Văn quán, một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau trường đại
học văn khoa Sài Gòn do nhóm sinh viên mang tên Khai Hóa trong phong trào
4


phục vụ thanh niên xã hội chủ trương, từ cuối năm 1966. Trong những năm sau
đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là ca sĩ
Khánh Ly. Ông kể: "Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải

riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt,
lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với
những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài
Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp
với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không
hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho
giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng
như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly", còn Khánh Ly kể lại giai
đoạn cơ cực đói khổ nhưng đầy hạnh phúc những năm 1960 ấy: "Thực sự tôi rất
mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười
năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo,
không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà chỉ cảm thấy mình
thực là hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi mình được hát những tình khúc của
Trịnh Công Sơn".
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm
1970 như “Diễm xưa”, "Ca dao Mẹ", "Ngủ đi con". Riêng bài Ngủ đi con đã
phát hành trên hai triệu đĩa nhựa. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính
chất phản chiến, nhà cầm quyền Việt Nam cộng hòa đã cấm lưu hành vài tác
phẩm của ông.Theo tác giả Ban Mai, trong cuốn "Trịnh Công Sơn - vết chân dã
tràng", nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến bị cả hai bênViệt Nam
dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cấm lưu hành. Mặt trận dân tộc giải
phóng Việt Nam cũng không tán thành thái độ phản chiến của ông về chiến trang
vốn mang tính “chủ hòa, ủy mị” làm nản lòng những người đang đấu tranh xâm
lược thống nhất đất nước.
Trưa ngày 30-4-1975 ông lên đài phát thanh Sài Gòn hát bài “nối vòng tay
lớn”.Cũng chính ông là người đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh
5


Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Trong bài

phát biểu ông kêu gọi người dân miền nam ửng hộ chính phủ cách mạng lâm
thời miền nam Việt Nam.
"Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải
phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này... Những điều mơ ước của các bạn bấy
lâu là độc lập, tự do và thông nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết
quả đó... Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam,
các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ
phản bội đất nước... Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa
giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội
duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập.
Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay.
Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin
ở lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây
dựng miền Nam Việt Nam này..."
Sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di cư sang Mỹ và ông phải đi
học tập cải tạo trong 4 năm. Tuy nhiên, theo tác giả Bùi Đức Lạc (một người bạn
thân của Trịnh Công Sơn) thì ông chỉ đi làm kinh tế mới vài năm chứ không hề
có cải tạo nguồn khác thì nói ông đi học tập chính trị 2 năm ở Cồn Tiên. Theo
Nguyễn Đắc Xuân, thời gian đầu sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, “Đối
với lãnh đạo thì không có vấn đề gì, nhưng có nhiều "anh em phong trào" ở Sài
Gòn không thích quan điểm lập trường chung chung của Trịnh Công Sơn trước
đây", ông trở về Huế và "thời gian đó một số phần tử quá khích theo phong trào
"Hồng vệ binh" của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã kích động sinh viên treo
một tấm banderole to tướng mang dòng chữ xanh rờn: "Hạ bệ Phạm DuyHoàng Thị Thơ và Trịnh Công Sơn” trước trường đại học sư phạm Huế và "tiếp
theo là cuộc tọa đàm luận tội "Trịnh Công Sơn có công hay có tội" tại Hội Văn
nghệ Thừa Thiên - Huế. Hôm ấy có cả Trần Hoàn, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa
Điemfevaf vài người nữa. Có người lên án, nhưng cũng có người bảo vệ. “Tội”
6



của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông đã làm nhạc phản chiến một cách chung
chung, không phân biệt được chiến tranh xâm lược và chiến tranh giải phóng
dân tộc trong bài “Gia tài của mẹ” với câu Hai mươi năm nội chiến từng ngày.
Thậm chí ông còn làm nhạc ca ngợi địch trong bài “Cho một người nằm”
xuống thương tiếc đại tá không quân Sài Gòn Lưu Kim Cương tử trận – người
đã từng cưu mang ông. Nhiều người phát biểu biện hộ cho Trịnh Công Sơn:
“Đúng là Trịnh Công Sơn đã làm nhiều bản nhạc phản chiến, anh được mệnh
danh là người làm nhạc phản chiến số 1 thời ấy giống như Bob Dylan, Joan
Baez ở bên Mỹ. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tự do, anh theo đuổi chủ nghĩa
nhân bản chung chung khác chúng ta. Nhưng anh làm nhạc trong vùng tạm
chiếm, người nghe nhạc phản chiến của anh là lính Cộng hòa. Rất nhiều lính
của Thiệu đã bỏ ngũ vì nghe bản nhạc Người con gái da vàng của anh. Chẳng
có người lính cách mạng nào bỏ ngũ vì nghe nhạc của Trịnh Công Sơn cả. Cũng
như ngày xưa bên Trung Quốc, Trương Lương thổi sáo đâu phải để cho quân
mình buông kiếm! Đâu phải tự dưng chính quyền Thiệu ra lệnh tịch thu những
bài hát của Sơn”. Và chính xấp tài liệu đăng lệnh của cựu Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu cấm phổ biến nhạc Trịnh Công Sơn, lệnh cấm mang số 33 ngày
8.2.1969, đã có sức thuyết phục lớn đối với những người tham dự tọa đàm. Sau
cuộc tọa đàm, Trịnh Công Sơn phải viết kiểm điểm. Hồi ấy, những bản kiểm
điểm nói không đúng vấn đề thường phải viết lại. Trịnh Công Sơn chưa quen lối
sinh hoạt này nên rất chán chường..." Trong thời hậu chiến này, cả nước rất khó
khăn và như bao người Việt khác, Trịnh Công Sơn cũng được điều đi lao động
sản xuất, khi thì trồng khoai lang, lúc cấy lúa trên những cánh đồng đầy bom
đạn chưa tháo gỡ. [ Công Sơn]
- Về sự nghiệp sáng tác
- Nhạc tình:
Những ca khúc của Trinh Công Sơn gần như nói về tình yêu. Những bản
tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Nhạc tình của ông đa số là nhạc
buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn những khúc tình ngầm mang
sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ. Khả năng viết nhạc tình của ông tưởng

7


chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã
nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một
lời chia tay, Xin trả nợ người..
-Nhạc phản chiến:
+ Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 19651966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn. Đến năm 1967,
nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm
sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành
được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng.
+ Nhạc phản chiến của ông phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với
lời ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng
không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng ca sĩ Khánh
Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh
viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh
Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải
thưởng âm nhạc) tại Nhật.
+ Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ
trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam với nhiều bài hát như Nối vòng
tay lớn, người con gái Việt Nam, đại bác ru đêm...
- Nhạc thiếu nhi
+ Ngoài những bản nhạc tình ca buồn và những bài nhạc phải chiến đầy
hào hùng thì Trịnh Công Sơn còn viết khá nhiều những bài hát dành cho thiếu
nhi và một trong những bài cực kì nổi tiếng của ông như: Em là bông hồng nhỏ,
đời sống không già vì có chúng em, tuổi đời mênh mông...
Như vậy, nhìn vào thân thế và sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn
chúng ta có thể thấy ông là một nhạc sĩ không ngừng sáng tạo và đổi mới chính
mình, là người luôn cống hiến hết mình với đam mê của cuộc đời. Bằng chứng
là hơn 900 ca khúc mà ông đã để lại cho đời.

8




Về phong cách sáng tác

Mặc dù nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác về nhiều thể loại khác nhau
nhưng dù có ở bất cứ thể loại âm nhạc nào thì các ca khúc của ông đều mang
đậm nét riêng, mang đậm dấu ấn âm nhạc của ông. Nhạc của ông có phong cách
lãng mạn, ca từ độc đáo mang hơi hướng suy niệm đậm triết lý đạo phật (do từ
nhỏ ông đã sống và lớn lên tại Huế nơi có nhiều chùa chiền và ông cũng tìm
hiểu, đọc nhiều sách về lý luận, triết học ) chính vì thế mà âm nhạc của ông có
thiên hướng suy tư về cõi nhân sinh, khai thác cái đẹp nhân bản của con người
và nét đẹp nguyên sơ của vạn vật. Có những bài hát của ông làm người ta cảm
giác như ông đang cố lý giải triết lý phật pháp qua âm nhạc như bài hát “đóa
hoa vô thường”.
Trong các ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng thế, ông coi
trẻ con là khởi nguồn của một vòng nhân sinh nên ông nhìn nhận trẻ con như
chủ thể nguyên sơ của vũ trụ, mang cái đẹp trong sáng an lành, có sứ mệnh riêng
tương tác với thế giới và trưởng thành không ngừng. Chúng ta có thể dễ dàng
cảm nhận điều đó qua một số ca khúc thiếu nhi của ông như “đời sống không già
vì có chúng em”, “em là bông hồng nhỏ”, “khăn quàng thắp sáng bình minh”.
Với một phong cách âm nhạc riêng, với những giai điệu hay và lời ca đầy
ý nghĩa thì các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được rất nhiều người yêu
thích và hay nghe nhạc của ông. Âm nhạc của ông đi theo năm tháng và đã có
rất nhiều nhà báo, nhạc sĩ có những nhận xét, nhận định riêng về âm nhạc của
ông như nhạc sĩ Văn Cao từng nói “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người của thơ ca
bởi ở Sơn nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính,
cái nào là phụ... Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc

theo cấu trúc bác học. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào
ra” hay nhà báo Trần Đăng Khoa cũng từng thổ lộ “Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ
có nhiều người hâm mộ nhất. Đi đến đâu, tôi cũng thấy người ta hát ca khúc
của anh. Nhạc Trịnh không chỉ ngự trị khắp mọi xó xỉnh của xứ Việt này mà còn
9


len lỏi đến tận những ngóc ngách sâu thẳm nhất trong cõi tinh thần của người
Việt ở Hải ngoại. Dường như ở đâu, Trịnh Công Sơn cũng có người yêu mến”,
nhà văn Bửu Ý cũng từng nói về lời ca trong các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn “lời ca trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn đã tạo nên tên tuổi của
ông”. Có thể thấy âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn có vị trí nhất định
trong lòng người nghe nhạc, với một phong cách âm nhạc mang cảm hứng chủ
đạo với sự lãng mạn và đậm tính triết lý.
1.2. Những ca khúc viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác của một số ca khúc thiếu nhi tiêu biểu.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng thổ lộ “Tôi chỉ là một tên hát rong đi
qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư
ảo” vậy nên những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thiên nhiều về cảm xúc,
cảm hứng để ông sáng tác. Vì thế nhiều bài hát của ông ít được biết nhiều về
hoàn cảnh sáng tác và đặc biệt những bài hát thiếu nhi của ông lại càng ít người
biết rõ về hoàn cảnh sáng tác của các ca khúc đó. Nhưng cũng có một vài ca
khúc thiếu nhi mà những người thân của ông đã kể lại như “Mẹ đi vắng”, “ Em
là bông hồng nhỏ”.
Ca khúc “Mẹ đi vắng” là một ca khúc vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên kể về
một chú bé chờ mẹ về nhà. Nhưng chắc hẳn ai cũng sẽ ngạc hiên, thích thú khi
biết về hoàn cảnh sáng tác của bài hát. Nguyễn Quang Sáng là một nhà thơ và
cũng là người bạn tri kỉ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong một lần nhạc sĩ qua
nhà bạn chơi ông đã gặp con trai của nhà thơ Nguyễn Quang Sáng đó là đạo
diễn Quang Dũng hiện giờ. Lúc đó đạo diễn Quang Dũng mới chỉ hơn 5 tuổi và

ông hay hát ngêu ngao mỗi khi mẹ đi vắng. Từ những lời hát ngêu ngao đó nhạc
sĩ đã viết nên giai điệu và đặt tên là “Mẹ đi vắng”. Đó cũng chính là kỉ niệm của
đạo diễn Quang Dũng đã kể lại với nhà báo.
Ca khúc “Em là bông hồng nhỏ” là một ca khúc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
viết để làm nhạc phim cho bộ phim “Cho cả ngày mai” khi ông được đạo diễn
10


Long Vân kể về kịch bản của bộ phim. Bài hát được vang lên ở cuối bộ phim
trong khung cảnh 2 bố mẹ ôm người con gái vừa bị mìn nổ thương nặng, chạy
trong trời mưa gió để đến bệnh viện. Cảnh phim cảm động kết hợp với bài hát
“Em là bông hồng nhỏ” đã lấy đi biết bao nhiêu là nước mắt của khán giả. Bài
hát này nằm trong tuyển tập 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 do báo
Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ VN, Ban Khoa học giáo dục VTV,
Ban Âm nhạc Đài tiếng nói VN tổ chức 1999-2000.
Ca khúc thiếu nhi của ông đều được sáng tác sau năm 1975 “ khăn quàng
thắp sáng bình minh”, “tết suối hồng”, “tiếng ve gọi hè”, “mùa hè đến”, “mẹ đi
vắng”, “em là bông hồng nhỏ”, “đời sống không già vì có chúng em”, “tết suối
hồng”, “như hòn bi xanh”. Ông sáng tác ca ca khúc thiếu nhi để tặng các em
nhỏ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nhận xét “thế hệ trẻ hôm nay đẹp hơn ngày
xưa nhiều”.
1.2.2. Những ca khúc viết cho thiếu nhi được lựa chọn để phân tích.
Những ca khúc viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không
nhiều nhưng những ca khúc của ông đều để lại một dấu ấn sâu đậm cho người
nghe về ca từ, về sự độc đáo và giai điệu. Vì thế mà các ca khúc đó luôn nhận
được sự yêu thích rộng rãi của thiếu nhi từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Dựa trên những dấu ấn đó tôi đã quyết định lựa chọn những ca khúc thiếu
nhi sau để phân tích: Tiếng ve gọi hè, đời sống không già vì có chúng em, khăn
quàng thắp sáng bình minh, tết suốt hồng, mùa hè đến, như hòn bi xanh, tuổi
đời mênh mông, mẹ đi vắng, em là bông hồng nhỏ.


11


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ra ở Đắc Lắc nhưng lớn lên ở Huế, cuộc đời
của ông có nhiều thăng trầm, sóng gió và cả bệnh tật. Nhưng ông luôn vượt qua
chính mình, không ngừng sáng tạo và cống hiến cho sự nghiệp, cho đam mê của
cuộc đời mình. Mặc dù nhạc sĩ chỉ sống được hơn nửa đời người nhưng ông đã
để lại một kho tàng âm nhạc cho đất nước với hơn 900 ca khúc lớn nhỏ. Chẳng
ai có thể phủ nhận được tài năng của ông, những ca khúc của ông luôn đi cùng
năm tháng từ thế hệ này qua thế hệ khác, những ca khúc đi theo tuổi thơ của biết
bao người. Cho đến ngày nay, những ca khúc của ông vẫn đã và đang được lưu
hành mạnh mẽ. Có cảm giác như âm nhạc của ông là một bầu trời âm nhạc
riêng, là một thế giới riêng biệt mà không ai giống, vì thế mà người đời luôn gọi
các ca khúc của ông là “Nhạc Trịnh” một thứ âm nhạc mà làm con người ta cảm
thấy thanh thản khi nghe.
Đã gần 20 năm kể từ ngày ông không thể tiếp tục cống hiến thêm các ca
khúc cho đất nước, nhưng tên tuổi của ông, hình ảnh của ông, các ca khúc của
ông luôn sống mãi trong trái tim của con người yêu nhạc Việt Nam.

12


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC TRONG CÁC CA KHÚC THIẾU NHI CỦA
NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN
2.1. Đặc điểm sáng tác trong phần âm nhạc
Có nhiều khía cạnh trong đặc điểm sáng tác nhạc của nhạc sĩ Trinh Công
Sơn. Trong đó tôi chỉ lựa chọn một số khía cạnh đáng quan tâm đã tạo nên tính

chất của những ca khúc thiếu nhi do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
2.1.1. Thang âm điệu thức
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm của “thang âm” và
“điệu thức”
- “Thang âm” là sự sắp xếp các âm trong một hệ thống cao độ một cách
lần lượt theo chu kì từ thấp lên cao và ngược lại trong phạm vi một quãng 8.
Hay hiểu một cách đơn giản hơn “Thang âm” là tập hợp các nốt nhạc nghe hợp
khi được chơi cùng nhau ( khi có sự kết hợp các nốt nhạc này cùng nhau sẽ tạo
ra giai điệu ) [ Lý thuyết âm nhạc cơ bản_NXB Đại học sư phạm]
- “Điệu thức” là hệ thống các mối tương quan giữa những âm ổn định và
âm không ổn định. [ Lý thuyết âm nhạc cơ bản_NXB Đại học sư phạm]
=> Thang âm, điệu thức là một phần quan trọng để cấu thành tác phẩm
âm nhạc.
- Có nhiều dạng thang âm, điệu thức khác nhau như điệu thức 5 âm, 7
âm... tuy nhiên thang âm điệu thức 7 âm( trưởng và thứ) được dùng phổ
biến nhất.
- Trong các ca khúc viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ông sử
dụng khá đa dạng các thang âm điệu thức từ các điệu trưởng, thứ.
VD:
Sử dụng điệu thức 7 âm
- Điệu thức trưởng: Bài Khăn quàng thắp sáng bình minh, mùa hè đến,
em là bông hồng nhỏ, tuổi đời mênh mông, mẹ đi vắng.
13


- Điệu trưởng thiếu âm 7: Bài tiếng ve gọi hè, đời sống không già vì có
chúng em, như hòn bi xanh, tết suối hồng.

Có thể thấy trong các ca khúc thiếu nhi của mình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
sử dụng chính là điệu thức 7 âm, đặc biệt là các điệu thức trưởng và điệu thức

trưởng thiếu âm 7. Tất cả các ca khúc trên điều được viết ở giọng trưởng làm
cho các ca khúc có tính chất sôi nổi, vui tươi, cứng cáp, nhịp nhàng.
2.1.2. Tiết tấu
“Tiết tấu” là sự nối tiếp có tổ chức các trường độ giống nhau và khác nhau
của âm thanh. [ Lý thuyết âm nhạc cơ bản_NXB Đại học sư phạm]
Có thể dễ dàng nhận ra trong bất cứ một tác phẩm nào đều có những nét
tiết tấu tạo nên sự chuyển động. Tuy nhiên với các ca khúc nhạc trẻ như hiện nay
thì nét tiếu tấu không được rõ ràng như những ca khúc thiếu nhi, trong các ca
khúc thiếu nhi những nét tiết tấu điển hình tương đối chủ đạo để tạo nên tính
thống nhất. Các ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng thế, cũng
luôn có những nét tiết tấu chủ đạo mà ông hay sử dụng như sau.
 Bài “Tiếng ve gọi hè”

Với âm hình tiết tấu vừa phải, kết hợp với lời ca rộn ràng, vui tươi, nhỉ

14


nhảnh thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cho người nghe cảm giác như đang ở trong
mùa hè mỗi khi nghe bài hát.
 Bài “Đời sống không già vì có chúng em”

Âm hình tiết tấu của bài thể hiện sự rộn ràng, vui tươi. Với âm hình này
và lời ca đầy ý nghĩa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như vẽ lên bức tranh toàn có trẻ
em, trẻ em đem lại niềm hạnh phúc, đem đến nguồn sống cho mọi người...
- Bài “Khăng quàng thắp sáng bình minh”

Nhạc sĩ lấy hình ảnh những chú chim bé nhỏ, tinh nghịch bay lượn trong
ngày xuân đẹp trời và hình ảnh các em nhỏ nhí nhảnh, ngoan hiền, là những búp
măng non hóm hỉnh. Từ đó nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tạo ra một âm hình

tiết tấu có tính chất nghịch ngợm, hóm hỉnh, vui tươi để làm âm hình chủ đạo
- Bài “Tết suối hồng”

Tiết tấu thể hiện sự vui tươi kết hợp với lời ca, một ngày hội trung thu
có các em nhỏ đang đùa vui dưới ánh đèn lồng, dưới ánh trăng như đang hiện
lên trước mắt của người nghe, làm người nghe muốn được trở về tuổi thơ. Nhạc
sĩ đã sử dụng tài tình lời ca và tiết tấu để đem tuổi thơ trở về với chúng ta.
- Bài “Mùa hè đến”

1


Âm hình tiết tấu có sự liên kết của các nốt đen, nốt đơn và cả nốt trắng
tạo cảm giác vừa êm ả mà lại vừa hối hả vội vã nhưng không kém phần vui tươi.
Đoạn sau chỉ có các nốt đen và nốt trắng ở cuối câu tạo cảm giác nhẹ nhàng và
có chút gì đó xao xuyến trong lòng khi kết hợp với lời ca.
- Bài “Như hòn bi xanh”

Âm hình tiết tấu chạy xuyên suốt trong cả bài, được nhắc đi nhắc lại
với lời ca lập lại nhiều lần. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhắc lại liên tiếp âm hình
tiết tấu và lời ca như muốn khẳng định, thể hiện tình yêu quê hương của ông đặc
biệt qua 2 âm hình tiết tấu cuối bài và lời ca đầy cảm xúc “này em trong mỗi con
tim – nhớ mang quê hương của mình”.
- Bài “Tuổi đời mênh mông”

Đây là một kiểu tiết tấu mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất hay dùng trong
các bài hát thiếu nhi của mình, luôn có sự kết hợp của các nốt đơn, nốt đen và
nốt trắng. Âm hình tiết tấu kết hợp với lời ca thể hiện tính chất năng động, trong
sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ đối với tình yêu quê hương đất nước và những ước
mơ về cuộc sống tươi lai...

- Bài “Mẹ đi vắng”

Với âm hình tiết tấu này ở đầu bài hát kết hợp với nhịp độ tạo cảm giác
thong thả, thoải mái. Sau đó tiết tấu đã được thay đổi với những nốt đơn nối tiếp
lập lại liên tục kết hợp với lời ca thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thể hiện rõ được
sự háo hức, mong ngóng chờ mẹ về của cậu bé trong bài. Bài hát cho thấy tài
16


năng của nhạc sĩ khi làm cho người nghe khi chỉ hiểu rõ được nội dung bài hát
mà còn hiểu được cảm xúc của nhân vật trong bài hát.

- Bài “Em là bông hồng nhỏ”

Có thể thấy đây là âm hình tiết tấu khác biệt hẳn so với các bài thiếu nhi
của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát có nốt đen và nốt trắng xuyên suốt cả bài
chỉ có duy nhất 1 nốt đơn thể hiện sự nhẹ nhàng, êm ả và lời ca tình cảm, trong
sáng. Bài hát này là một trong những bài thiếu nhi hay nhất của nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn và cũng đoạt được nhiều giải thưởng lớn.
Qua phân tích trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các ca khúc
thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn thể hiện đúng lứa tuổi thiếu nhi hồn
nhiên, trong sáng, vui tươi, hóm hỉnh. Âm nhạc của ông luôn mang một nét
riêng biệt về tiết tấu và lời ca trong đó có nhiều bài được sáng tác dựa trên
những thang âm ngũ cung, 7 âm dân gian tạo cho người nghe thấy được sự quen
thuộc, ấm áp và các ca khúc luôn lôi cuốn, thu hút cho người nghe và cảm nhận
rõ được cái chất riêng của nhạc Trịnh.
2.1.3. Cấu trúc
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sử dụng khá linh hoạt và đa dạng các dạng cấu
trúc trong các ca khúc thiếu nhi của ông. Cấu trúc một đoạn đơn, hái đoạn đơn,
ba đoạn đơn...

* Bài hát “tiếng ve gọi hè” cấu trúc 3 đoạn đơn tái hiện viết ở giọng
D_dur
- Đoạn a: 6 ô nhịp đầu gồm 2 câu cân phương kết ở bậc I
câu 1: 3 ô nhịp đầu
câu 2: 3 ô nhịp sau
- Đoạn b: 12 ô nhịp tiếp theo và vẫn kết ở bậc I
17


- Đoạn a': 6 ô nhịp còn lại kết ở bậc I
* Bài hát “đời sống không già vì có chúng em” cấu trúc 3 đoạn đơn
tái hiện viết ở giọng G_dur
- Đoan a: 8 ô nhịp đầu gồm 2 câu cân phương kết ở bậc I
câu 1: 4 ô nhịp đầu
câu 2: 4 ô nhịp tiếp theo
- Đoạn b: 8 ô nhịp tiếp theo gồm 2 câu cân phương kết ở bậc II
câu 1: 4 ô nhịp đầu
câu 2: 4 ô nhịp tiếp theo
- Đoạn a': 16 ô nhịp còn lại gồm 4 câu cân phương và kết ở bậc I
câu 1: 4 ô nhịp đầu
câu 2: 4 ô nhịp tiếp theo
câu 3: 4 ô nhịp tiếp theo
câu 4: 4 ô nhịp cuối
* Bài hát “khăn quàng thắp sáng bình minh” cấu trúc 3 đoạn đơn tái hiện
viết ở giọng A_dur
- Đoạn a: 16 ô nhịp đầu gồm 2 câu cân phương kết ở bậc I
câu 1: 8 ô nhịp đầu
câu 2: 8 ô nhịp tiếp theo
- Đoạn b: 8 ô nhịp tiếp theo gồm 2 câu cân phương
câu 1: 4 ô nhịp đầu

câu 2: 4 ô nhịp tiếp theo
- Đoạn a': 16 ô nhịp tiếp theo gồm 2 câu cân phương kết ở bậc I
câu 1: 8 ô nhịp đầu
câu 2: 8 ô nhịp tiếp theo
* Bài hát “tết suối hồng” cấu trúc 3 đoạn đơn tái hiện viết ở giọng D_dur
- Đoạn a: 8 ô nhịp đầu gồm 2 câu cân phương kết ở bậc I
câu 1: 4 ô nhịp đầu
18


câu 2: 4 ô nhịp tiếp theo
- Đoạn b: 8 ô nhịp tiếp theo gồm 2 câu cân phương kết ở bậc V
câu 1: 4 ô nhịp đầu
câu 2: 4 ô nhịp tiếp theo
- Đoan a': 8 ô nhịp còn lại gồm 2 câu cân phương kết ở bậc I
câu 1: 4 ô nhịp đầu
câu 2: 4 ô nhịp cuối
* Bài hát “mùa hè đến” cấu trúc 3 đoạn đơn tái hiện viết ở giọng G_dur
- Đoạn a: 16 ô nhịp đầu không phân câu kết ở bậc I
- Đoạn b: 8 ô nhịp tiếp gồm 2 câu cân phương kết ở bậc VII
câu 1: 4 ô nhịp đầu
câu 2: 4 ô nhịp tiếp theo
- Đoạn a': 8 ô nhịp cuối không phân câu kết ở bậc I
* Bài hát “ như hòn bi xanh” cấu trúc 2 đoạn đơn được viết ở giọng
F_dur
- Đoạn a: 8 ô nhịp đầu gồm 4 cấu ngắn kết ở bậc I
câu 1: 2 ô nhịp đầu
câu 2: 2 ô nhịp tiếp theo
câu 3: 2 ô nhịp tiếp theo
câu 4: 2 ô nhịp sau

- Đoan b: 8 ô nhịp gồm 2 câu cân phương kết ở bậc I
câu 1: 4 ô nhịp đầu
câu 2: 4 ô nhịp cuối
* Bài hát “tuổi đời mênh mông” cấu trúc 3 đoạn đơn viết ở giọng E_dur
- Đoạn a: 17 ô nhịp đầu không phân câu kết ở bậc I
- Đoạn b: 7 ô nhịp tiếp theo không phân câu kết ở bậc V
- Đoạn a': 16 ô nhịp cuối không phân câu kết ở bậc I
* Bài hát “mẹ đi vắng” cấu trúc 1 đoạn đơn gồm 2 câu không cân phương
19


viết ở giọng C_dur
câu 1: 4 ô nhịp đầu kết ở bậc II
câu 2: 5 ô nhịp cuối kết ở bậc I
* Bài hát “ em là bông hồng nhỏ” cấu trúc 3 đoạn đơn viết ở giọng G_dur
- Đoạn a: 16 ô nhịp đầu gồm 8 câu ngắn kết ở bậc I
câu 1: 2 ô nhịp đầu
câu 2: 2 ô nhịp thiếp theo
câu 3: 2 ô nhịp tiếp theo
câu 4: 2 ô nhịp sau
câu 5: 2 ô nhịp tiếp
câu 6: 2 ô nhịp tiếp
câu 7: 2 ô nhịp tiếp
câu 8: 2 ô nhịp tiếp
- Đoạn b: 6 ô nhịp gồm 3 câu ngắn kết ở bậc II
câu 1: 2 ô nhịp đầu
câu 2: 2 ô nhịp tiếp theo
câu 3: 2 ô nhịp tiếp
 Đoạn a': 8 ô nhịp cuối gồm 4 câu kết ở bậc I
câu 1: 2 ô nhịp đầu

câu 2: 2 ô nhịp tiếp
câu 3: 2 ô nhịp tiếp
câu 4: 2 ô nhịp tiếp
Như vậy chúng ta có thể thấy các ca khúc thiếu nhi đang được phân tích
của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có cấu trúc 3 đoạn đơn là chiếm đa số và chỉ có một
bài duy nhất có cấu trúc 1 đoạn đơn “ mẹ đi vắng” và cấu trúc 2 đoạn đơn có bài
“ như hòn bi xanh”. Từ đây chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được cấu trúc âm
nhạc các ca khúc thiếu nhi mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường sử dụng đó chính
là cấu trúc 3 đoạn đơn.
20


×