Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

báo cáo Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm 58CNTP3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 115 trang )

BÀI TẬP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM
CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THEO HACCP CHO SẢN PHẨM CÁ BASA FILLET
ĐÔNG IQF
GVHD: PHAN THỊ THANH HIỀN

LỚP: 58.CNTP3

DANH SÁCH NHÓM:

MSSV:

Đỗ Thị Như Hạp

58133347

Lê Hải Đăng

58133343

Nguyễn Ngàn Thương

58132663

Phan Xuân Toản

58132627

Trần Thị Thu Huyền


58132756

Huỳnh Thị Phụng

58132593

Nguyễn Thị Quy

58133355

Hường Thị Thu Thủy

58132651

1


MỤC LỤC
I.

Tổng quan về HACCP .............................................................. 3

1.

Định nghĩa: .................................................................................. 3

2.

Ý nghĩa: ........................................................................................ 3


3.

Mục tiêu: ...................................................................................... 3

II. Thành lập đội HACCP .............................................................. 4
III. Lựa chọn sản phẩm, lý do lựa chọn sản phẩm. .......................... 6
1.

Lựa chọn sản phẩm: Cá basa fillet đông IQF. ............................ 6

2.

Lý do lựa chọn sản phẩm ............................................................ 6

V. Xây dựng bảng đánh giá điều kiện tiên quyết cho cơ sở sản xuất 8
VI. Xây dựng chương trình GMP, SSOP cho sản phẩm đã chọn ... 23
VII. .Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm đã chọn (gồm 6 bảng
ứng với 12 bước xây dựng kế hoạch HACCP) ......................... 84
1.

Bảng thành lập hội đồng HACCP (đã làm ở trên). .................. 84

2.

Bảng mô tả sản phẩm. ............................................................... 84

3.
Xây dựng quy trình công nghệ và bảng mô tả quy trình công
nghệ. .................................................................................................... 87
4.


Bảng phân tích mối nguy: ......................................................... 94

5.

Bảng tổng hợp CPP: ................................................................ 106
5.1.

Xác định các điểm kiểm soát tới hạn - CCP ................... 106

5.2. TỔNG HỢP CÁC CCP ......................................................... 108
6.

Bảng tổng hợp kế hoạch HACCP: ....................................... 110

2


I.

Tổng quan về HACCP
1. Định nghĩa:
- HACCP (Hazard Analysis Critial Control Points): Phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát các điểm tới hạn là
tiêu chuẩn quốc tế về QLCLTPHACCP là hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa để kiểm soát
mối nguy, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm dựa trên việc phân tích mối nguy và xác
định các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn
2. Ý nghĩa:
- Là tiêu chuẩn quốc tế về QLCLTP và đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn ATVSTP
- Phòng ngừa chủ động các nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, phân phối đến tay
người tiêu dùng

3. Mục tiêu:
- Nhận biết, kiểm soát, ngăn ngừa ngay từ đầu các mối nguy
- Xác định phương thức sản xuất thực phẩm đạt chất lượng ổn định, ATVS và ATDB
- Đem lại hiệu quả kinh tế cao QLCLTP

3


Thành lập đội HACCP

II.

CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TS CỬU LONG – AN GIANG
Địa chỉ: 90 Hùng Vương – KCN Mỹ Quý – Long Xuyên – An Giang.

Danh sách đội HACCP
Chuyên

Chức vụ hiện

CV Đội

khoa

tại

HACCP

Đỗ Thị


Kỹ sư

Giám đốc kỹ

Đội

Như Hạp

CNTP

thuật

trưởng

kế hoạch HACCP.

Phan Xuân

Kỹ sư

Đội trưởng

Toản

CNTP

QC

Đội phó


Xây dựng và giám sát kế hoạch HACCP.

Lê Hải

Kỹ sư

Trưởng đội

Đăng

CNTP

KCS

Kỹ sư

Nhân viên

CNTP

phòng kỹ thuật

STT Họ và Tên

1

2

3


Nguyễn
4

Ngàn
Thương

Đội viên

Đội viên

Nhiệm vụ cụ thể
Chỉ đạo các hoạt động của đội, tư vấn, phê duyệt và thẩm tra toàn bộ

Tham gia xây dựng, thực hiện GMP, giám sát vấn đề nhập nguyên liệu
và các khâu trong quy trình chế biến.
Tham gia xây dựng, thực hiện SSOP, giám sát vấn đề nhập nguyên
liệu và các khâu trong quy trình chế biến.

4


5

6

7

8

9


Nguyễn

Kỹ sư

Cán bộ phòng

Tấn Việt

CNTP

kiểm nghiệm

Trần Thị

Kỹ sư

Cán bộ phòng

Thu Huyền

CNTP

kiểm nghiệm

Huỳnh Thị

Kỹ sư

Cán bộ phòng


Phụng

CNTP

kiểm nghiệm

Hường Thị

Kỹ sư

Cán bộ phòng

Thu Thủy

CNTP

kiểm nghiệm

Nguyễn

Kỹ sư

Cán bộ phòng

Thị Quy

CNTP

kiểm nghiệm


Tư vấn và tham gia xây dựng kế hoạch, giải quyết, khắc phục những
Đội viên

vấn đề VSV và những bệnh do VSV gây ra, tham gia thực hiện
chương trình HACCP.

Đội viên
Đội viên

Tư vấn và tham gia giải quyết, khắc phục những vấn đề về hóa chết, và
mối nguy từ hóa chất. Tham gia thực hiện chương trình HACCP.
Tư vấn và tham gia giải quyết, khắc phục các vấn đề về nước thải, chất
thải trong quá trình chế biến. tham gia thực hiện chương trình HACCP.
Tư vấn và tham gia xây dựng kế hoạch, giải quyết, khắc phục những

Đội viên

vấn đề về điện, nước và công nghệ, tham gia việc thực hiện chương
trình HACCP.
Tư vấn và tham gia xây dựng kế hoạch, giải quyết khắc phục những

Đội viên

vấn đề về vệ sinh công nhân. Tham gia việc thực hiện chương trình
HACCP

Ngày…Tháng…Năm
Người phê duyệt
Ký tên


5


III.

Lựa chọn sản phẩm, lý do lựa chọn sản phẩm.
1. Lựa chọn sản phẩm: Cá basa fillet đông IQF.
2. Lý do lựa chọn sản phẩm
-

Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn nguyên liệu cá tra, cá basa rất dồi dào, khí hậu và điều kiện thuận lợi cho sự sinh
trưởng, phát triển của các loài cá này nên nghề nuôi cá basa theo hình thức thả bè rất được phát triển (đặc biệt là từ
những năm 2005 trở lại đây).

-

Sản phẩm cá basa sau một thời gian có mặt đã tạo vị trí nhất định trên thị trường thủy sản thế giới,nhu cầu đối với mặt
hàng vẫn đang tăng trưởng mạnh do đây là loại cá thịt trắng có thể thay thế cho cá biển với chi phí thấp hơn và là nguồn
cung dồi dào.Nhiều mặt hàng gia tăng từ cá basa đã và đang phát triển nhờ đó người tiêu dùng có thể lựa chọn phong
phú hơn. (giá xuất ở một số thị trường như Mỹ 3,00-3,19 USD/KG, Australia 3,05-3,16 USD/KG, Thái Lan 3,05 USD;
giá xuất bình quân trên 2.72 - 2.92 USD/kg như Tây Ban Nha, Hà Lan , Thái Lan, Mêxicô …)

-

Giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa ngày càng tăng theo nhu cầu của các thị trường Mỹ, Trung Đông và nhất là EU.

-

Từ ngày 31/12/2010, theo quyết định 1921/QLCL_CL1 của Bộ NNPTNT thì tất cả sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu

đều phải sử dụng tên thương mại in trên bao bì là basa.

IV.

Tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Từ đầu năm 2009 đến nay xuất khẩu cá tra ,cá basa của Việt Nam đã mở rộng thêm thị trường ra 24 quốc gia
mới nên tổng số thị trường nhập khẩu cá tra,cá basa của Việt Nam lên 150 quốc gia và lãnh thổ.

6


- Thị trường tiêu thụ chính sản phẩm cá tra, cá basa fillet đông lạnh của Việt Nam vẫn là EU với kim ngạch đạt
206 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2010. EU được đánh giá là một thị trường tiêu thụ cá nước ngọt tìm năng
đặc biệt là cá da trơn như cá tra,cá basa. EU thích tiêu thụ mặt hàng này vì cá basa fillet đông lạnh là mặt hàng
có mức giá thích hợp và đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ngoài ra còn chủ động tìm thị trường xuất khẩu sang Nga, Ai Cập, Úc,...
- Sản phẩm cá tra ,cá basa fillet cũng được tiêu thụ tại các nước thuộc Châu Á (Singapore, Malaysia, Hong kong, Trung
Quốc, Hàn Quốc...), Châu Úc, Bắc Mỹ, Trung Đông và châu Phi.

- Những yêu cầu liên quan đến chất lượng và VSATTP của sản phẩm khi chọn thị trường xuất khẩu chính là EU:
o QCVN 02-01:2009/BNNPTNT và QCVN 02-02:2009/BNNPTNT.
o Quyết định 2670/QĐ-BNN-QLCL của BNNPTNT ngày 29/08/2008 về công bố các chỉ tiêu chỉ định kiểm tra đối với
lô hàng thủy sản.
o Quyết định 2287/QĐ-BNN-QLCL của BNNPTNT ngày 25/08/2010 về quy định kiểm tra giám sát hàm lượng nước đối
với sản phẩm cá tra, cá basa fillet đông lạnh xuất khẩu.
o Quyết định 01/2008/QĐ-BNN ngày 04/01/2008 quy định về ghi nhãn, mạ băng và sử dụng phụ gia thực phẩm trong
chế biến sản phẩm cá đông lạnh.
o Chỉ thị 91/493/EEC và 93/140/EEC.

7



o Luật chung về thực phẩm EC 178/2002 thiết lập các nguyên tắc và yêu cầu chung của hệ thống luật thực phẩm, quy
định những thủ tục liên quan đến ATTP.
o Luật EC 852/2004 quy định các yêu cầu vệ sinh chung đối với tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm.

Xây dựng bảng đánh giá điều kiện tiên quyết cho cơ sở sản xuất

V.

Tham chiếu QCVN 02-01:2009/BNNPTNT. Quy định kỹ thuật hướng dẫn cho điểm và đánh giá các điều kiện tiên quyết theo các cấp
độ:
1. Đạt:
-

Các điều kiện của từng công đoạn tuân theo quy định của điều kiện tiên quyết.

2. Lỗi nhẹ:
-

Các điều kiện của từng công đoạn tuân theo quy định của điều kiện tiên quyết nhưng có vài lỗi nhẹ không ảnh hưởng tới chất
lượng thực phẩm

3. Lỗi nặng:
-

Các điều kiện của từng công đoạn không tuân theo quy định của điều kiện tiên quyết nhưng chưa nghiêm trọng, không ảnh
hưởng lớn tới chất lượng thực phẩm sau này cũng như ảnh hưởng tới người tiêu dùng

4. Lỗi nghiêm trọng:

-

Các điều kiện của từng công đoạn không tuân theo quy định của điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng lớn tới chất lượng thực phẩm
sau này cũng như ảnh hưởng tới người tiêu dùng

8


5. Lỗi tới hạn
-

Các điều kiện của từng công đoạn không tuân theo quy định của điều kiện tiên quyết rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn tới
chất lượng thực phẩm sau này cũng như ảnh hưởng tới người tiêu dùng và không thể chấp nhận được. Trong mỗi điều kiện
tiên quyết có những điều kiện nhỏ, giám sát viên đánh giá từng điền kiện nhỏ theo quy định.
Kết quả đánh giá

Điều
khoản

Tiêu chí

tham

Đạt

chiếu

Lỗi

Lỗi


nhẹ

nặng

Lỗi
nghiêm
trọng

Lỗi tới

Ghi chú

hạn

2.1. Quy định chung đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản
2.1.1. Địa điểm
Cơ sở phải được bố trí ở vị trí phù hợp, không bị ảnh
hưởng của các yếu tố như: mùi hôi, khói, bụi, các tác
nhân gây nhiễm khác từ môi trường xung quanh và
không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa, hoặc khi
nước triều dâng cao.

9


Cơ sở đang hoạt động bị ảnh hưởng của các yếu tố kể
trên, phải có biện pháp khắc phục, không để chúng trở
thành nguồn gây nhiễm bẩn sản phẩm.
Địa điểm xây dựng/bố trí cơ sở phải hội đủ các yếu tố:

a. Có nguồn nước đảm bảo cho các hoạt động sản xuất
thực phẩm.
b. Thuận tiện về giao thông vận chuyển sản phẩm thực
phẩm.
2.1.2. Môi trường xung quanh
Khu vực xung quanh, đường, lối đi và các khu vực
khác trong cơ sở phải lát bằng vật liệu cứng, bền, hoặc
phủ cỏ, trồng cây.
Có hệ thống thoát nước tốt cho khu vực chung quanh
và dễ làm vệ sinh.
2.1.3. Yêu cầu bề bố trí, thiết kế:
Có tường bao ngăn cách với bên ngoài.

10


Các khu vực sản xuất phải có kích thước phù hợp,
đảm bảo các hoạt động chế biến sản phẩm thuỷ sản,
cho phép thực hiện được việc bảo trì, làm vệ sinh hoặc
khử trùng thích hợp.
Không tạo nơi ẩn náu cho động vật gây hại; không để
các tác nhân gây nhiễm như: bụi, khí thải, mùi hôi và
động vật gây hại xâm nhập.
Khu vực sản xuất phải được bố trí hợp lý bằng cách
phân luồng riêng công nhân, nguyên liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm, nước đá, vật liệu bao gói và phế
liệu trong quá trình sản xuât để hạn chế khả năng gây
nhiễm chéo cho sản phẩm.
Các khu vực sản xuất có yêu cầu về điều kiện vệ sinh
khác nhau phải được ngăn cách phù hợp.

2.1.4. Kết cấu nhà xưởng khu vực sản xuất
I.

Nền

11


a. Nền nhà xưởng phải đáp ứng được yêu cầu:
i. Có bề mặt cứng, chịu tải trọng.
ii. Không thấm và đọng nước, không trơn.
iii. Không có khe hở, vết nứt.
iv. Dễ làm vệ sinh, khử trùng.
b. Giữa nền với tường, bệ thiết bị, máy móc ... phải có
góc lượn phù hợp để dễ làm vệ sinh
II.

Thoát thước nền

a. Tại các khu ướt:
i. Nền nhà xưởng phải nhẵn và có độ dốc không nhỏ
hơn 1:48, đảm bảo không bị đọng nước.
ii. Hệ thống rãnh thoát nước nền phải có kích thước,
số lượng, vị trí phù hợp để đảm bảo thoát hết nước
trong điều kiện làm việc với công suất lớn nhất.
b. Các rãnh thoát nước khi chảy ra ngoài phải qua hố
ga dạng bẫy nước và dễ làm vệ sinh.

12



c. Lưới chắn tách chất thải rắn trong hệ thống thoát
nước phải dễ tháo lắp.
d. Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất không được
nối thông với hệ thống thoát nước của khu vực vệ
sinh.
e. Hệ thống thoát nước của khu vực sản xuất khi được
nối thông với hệ thống thoát nước mưa, phải thiết kế
đảm bảo cho khu vực sản xuất không bị ngập nước.
f. Các rãnh hở thoát nước thải, phải đảm bảo để nước
chảy được theo chiều từ khu vực yêu cầu điều kiện vệ
sinh cao sang khu vực yêu cầu điều kiện vệ sinh thấp
hơn
III.

Tường

a. Tường ở các khu sản xuất sản phẩm thuỷ sản phải:
i. Làm bằng vật liệu bền, không độc, không thấm nước
và có màu sáng.
ii. Nhẵn và không có vết nứt; các mối ghép phải kín.

13


iii. Dễ làm vệ sinh và khử trùng.
b. Mặt trên các vách lửng phải có độ nghiêng không
nhỏ hơn 45 độ.
c. Các đường ống, dây dẫn phải được đặt chìm trong
tường, hoặc được bọc gọn, cố định cách tường 0,1 m.

IV.

Trần

a. Trần nhà xưởng phải đảm bảo nhẵn, có màu sáng
b. Không bị bong tróc, dễ làm vệ sinh.
2.1.4.5. Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió
a. Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió ở những nơi sản
phẩm có yêu cầu điều kiện vệ sinh cao đang được chế
biến hoặc bao gói không được bố trí mở thông ra môi
trường chung quanh.
b. Có lưới chắn côn trùng ở cửa sổ và lỗ thông gió mở
thông ra ngoài. Lưới chắn phải dễ tháo lắp.
c. Gờ dưới cửa sổ phải nghiêng với tường phía trong
phòng chế biến một góc không nhỏ hơn 45 độ.

14


d. Cửa và ô cửa phải có bề mặt nhẵn, không thấm
nước và đóng kín được. Nếu cửa làm bằng khung
kính, khe hở giữa kính với khung phải được bịt kín
bằng silicon, hoặc gioăng cao su.
e. Cửa ra vào, ô cửa mở ra ngoài hoặc các các nơi cần
thiết phải có:
i. Màn chắn làm bằng nhựa trong, dễ làm vệ sinh,
hoặc
ii. Màn khí thổi, hoặc
iii. Cửa tự động.
f. Cửa ra vào của các phòng chế biến không được mở

thông trực tiếp với buồng máy, buồng vệ sinh, khu
vực tập trung hoặc chứa chất thải.
g. Thiết bị, băng chuyền, máng hoặc các dụng cụ
chuyển tải, nếu lắp đặt xuyên qua tường nhà xưởng ra
ngoài, thì nơi tiếp giáp tường và thiết bị phải kín.
2.1.4.6. Cầu thang, bậc thềm và các kệ phải:

15


a. Chế tạo bằng vật liệu bền, không thấm nước, không
trơn, không gỉ, và dễ làm vệ sinh.
b. Bố trí ở vị trí thích hợp.
c. Thiết kế đảm bảo an toàn cho sản phẩm và thiết bị
chế biến.
2.1.4.7. Hệ thống thông gió
a. Hệ thống thông gió phải đảm bảo thải được không
khí nóng, hơi nước, các khí ngưng tụ, mùi hôi, khói,
bụi ra ngoài.
b. Được bố trí để lấy không khí sạch từ bên ngoài. Nơi
hút khí từ ngoài vào phải có lưới lọc, hoặc phin lọc dễ
tháo lắp.
c. Nơi hút khí sạch và thoát khí thải phải được che
chắn cẩn thận.
d. Trong các phòng chế biến thực phẩm, phải đảm bảo
cho dòng không khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ
sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn.

16



2.1.4.8. Hệ thống chiếu sáng
a. Sử dụng ánh sáng tự nhiên, hoặc nhân tạo với
cường độ đủ để thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc
kiểm tra.
b. Đèn chiếu sáng treo trên khu vực chế biến và bao
gói phải an toàn và có chụp bảo hiểm.
2.1.5. Thiết bị và dụng cụ, kho chứa
2.1.5.1. Yêu cầu chung
a. Thiết bị và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp
với sản phẩm phải:
i. Làm bằng vật liệu không tạo ra mùi và các chất độc
ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan và ATVS và cho
sản phẩm.
ii. Không ngấm nước, không gỉ sét, không bị ăn mòn;
có thể rửa và khử trùng nhiều lần.
iii. Bề mặt dễ làm vệ sinh.

17


b. Không được sử dụng các vật liệu khó làm vệ sinh.
Việc sử dụng gỗ phải theo qui định tại Mục 2.1.5.4
của Quy chuẩn này.
c. Dầu bôi trơn các bộ phận truyền động của máy móc,
thiết bị chế biến có khả năng lây nhiễm cho sản phẩm
phải là dầu chuyên dùng cho máy thực phẩm. Không
được sử dụng dầu máy thông thường.
d. Thiết bị phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, dễ
làm vệ sinh và khử trùng toàn bộ bằng cách:

i. Chừa khoảng trống giữa thiết bị và tường, giữa thiết
bị này với thiết bị khác đủ để làm vệ sinh .
ii. Nếu thiết bị đặt trực tiếp trên sàn, phải được gắn
chặt xuống sàn; hoặc nếu đặt trên bệ, giữa bệ và nền
phải có gờ cong; hoặc đặt trên chân đế, phải cách mặt
sàn ít nhất 0,3 m.
e. Thiết bị ở phía trên khu vực sản xuất, phải được lắp
đặt để không trực tiếp, hoặc gián tiếp gây nhiễm cho

18


nguyên liệu và sản phẩm, không cản trở việc làm vệ
sinh.
2.1.5.2. Dụng cụ chứa đựng
a. Dụng cụ chứa đựng sản phẩm phải làm bằng vật
liệu bền, không thấm nước, không rỉ sét, không bị ăn
mòn, có bề mặt nhẵn, thoát nước tốt, dễ làm vệ sinh và
khử trùng.
b. Thùng chứa phế thải phải:
i. Được ghi rõ, hoặc có dấu hiệu phân biệt rõ với dụng
cụ chứa sản phẩm
ii. Kín, làm bằng vật liệu không thấm nước phù hợp,
không bị ăn mòn
iii. Dễ làm vệ sinh (nếu dùng lại) hoặc tiêu huỷ được
(nếu dùng 1 lần
iv. Có nắp đậy kín khi vận chuyển ra ngoài và khi để ở
bên ngoài.
2.1.5.3. Hệ thống vận chuyển


19


Máng và các hệ thống vận chuyển khác cần phải có
các ô cửa để kiểm tra và dễ tháo lắp để làm vệ sinh và
khử trùng.
2.1.5.4. Sử dụng gỗ bên trong cơ sở
a. Không được dùng gỗ làm bề mặt tiếp xúc với thực
phẩm trong khu chế biến, tủ đông, kho mát, kho bảo
quản nước đá.
b. Nếu dùng gỗ làm cửa, khung cửa, cửa sổ, chổi, bàn
chải và các thứ khác trong khu chế biến, phải phủ kín
gỗ bằng lớp phủ bền và không độc.
c. Có thể dùng các kệ gỗ sạch và chắc chắn để kê đỡ
các dụng cụ chứa nguyên liệu hoặc thành phẩm được
đóng gói kín ở tất cả các khu vực và trong các
côngtenơ, phương tiện vận chuyển.
2.1.5.5. Yêu cầu đối với kho lạnh
a. Làm bằng các vật liệu bền, nhẵn, không thấm nước
và không gỉ,

20


b. Duy trì được nhiệt độ của tâm sản phẩm phải đạt 18oC, hoặc thấp hơn, ngay cả khi chất đầy hàng,
c. Không được đưa sản phẩm ra khỏi thiết bị cấp đông
để bao gói và chuyển vào kho lạnh nếu nhiệt độ ở tâm
sản phẩm chưa đạt -18oC. Sản phẩm sau khi bao gói
phải được đưa ngay vào kho lạnh.
d. Nhiệt độ kho lạnh phải được giám sát và ghi lại tự

động. Có nhiệt kế lắp đặt tại nơi dễ nhìn, dễ đọc, nhiệt
kế có độ chính xác đến 0.5oC.
d. Trong trường hợp nhiệt kế tự ghi hỏng, phải tiến
hành theo dõi và vẽ biểu đồ nhiệt độ với tần suất tối
thiểu 2giờ/1lần.
e. Bộ cảm nhiệt của nhiệt kế ở nơi có nhiệt độ cao
nhất trong kho
f. Khi xả băng, nước từ giàn lạnh chảy hết được ra
ngoài

21


g. Không được sử dụng kho lạnh để cấp đông sản
phẩm. Trong kho lạnh, sản phẩm thuỷ sản phải được
sắp xếp theo từng lô riêng biệt.
2.1.5.6. Yêu cầu đối với kho bảo quản nước đá
a. Có bề mặt nhẵn, không thấm nước
b. Kín, cách nhiệt, có ô cửa đóng kín được
c. Dễ làm vệ sinh và được làm vệ sinh định kỳ
d. Bố trí và kết cấu tránh được khả năng lây nhiễm.
2.1.6. Yêu cầu về nguồn nhân lực
a. Lãnh đạo xí nghiệp:
- Quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng
- Có kiến thức về quản lý chất lượng
b. Đội ngũ quản lý chất lượng:
- Đủ số lượng
- Có trình độ, được đào tạo
c. Công nhân:
- Đủ số lượng, được đào tạo


22


VI.

Xây dựng chương trình GMP, SSOP cho sản phẩm đã chọn
CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TS CỬU LONG – AN GIANG

Địa chỉ: 90 Hùng Vương – KCN Mỹ Quý – Long Xuyên –An Giang.
QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ BASA FILLET ĐÔNG LẠNH
TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU

GMP-1

CẮT TIẾT - NGÂM

GMP-2

FILLET – RỬA 1

GMP-3

LẠNG DA – CHỈNH HÌNH

GMP-4

PHÂN LOẠI – RỬA 2

GMP-5

SOI KÝ SINH TRÙNG

PHÂN CỠ

GMP-6
CÂN – XẾP KHUÔN
CHỜ ĐÔNG

GMP-7
CẤP ĐÔNG
TÁCH KHUÔN – CÂN – MẠ BĂNG

GMP-8

ĐÓNG GÓI – DÒ KIM LOẠI – GHI NHÃN

GMP-9
BẢO QUẢN

Ngày phê duyệt….
Người phê duyệt….

23


CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TS CỬU LONG – AN GIANG
Địa chỉ: 90 Hùng Vương – KCN Mỹ Quý – Long Xuyên – An Giang.
QUI PHẠM SẢN XUẤT – GMP
Tên sản phẩm: CÁ BASA FILLET ĐÔNG IQF.
GMP1 : TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU

1. QUI TRÌNH :
Tất cả các lô nguyên liệu trước khi được tiếp nhận về nhà máy đều được lấy mẫu và mã hoá để kiểm tra các chỉ tiêu chất kháng sinh
cấm sử dụng. Nguyên liệu được vận chuyển từ vùng nuôi bằng ghe đục để cho cá còn sống khi đến bến của Công Ty, sau đó cá được
vớt lên bằng lưới cho vào thùng chuyên dùng và vận chuyển bằng xe đến khu tiếp nhận nguyên liệu. Khoảng cách từ bến cá đến khu
tiếp nhận 100m. Tại khu tiếp nhận, nguyên liệu được cân và đổ vào bồn nước sạch bên trong phân xưởng để rửa nguyên liệu, nước
rửa ở nhiệt độ thường.
2. GIẢI THÍCH :
- Chỉ thu mua và tiếp nhận các lô nguyên liệu có kết quả kiểm đạt các chất kháng sinh cấm sử dụng (CAP, AOZ, MG, LMG,
CIPROFLOXACINE, ENPROFLOXACINE, FLUMEQUINO).
- Tiếp nhận nguyên liệu, cân để xác định tính chất của nguyên liệu và khối lượng nguyên liệu để làm cơ sở cho việc tính toán tỉ lệ chế
biến sau này.
- Rửa nguyên liệu sau khi tiếp nhận nhằm giảm bớt một lượng lớn vi sinh vật hiện hữu và tạp chất lẫn trong nguyên liệu.

24


3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ :
- Chỉ sử dụng nước sạch để rửa nguyên liệu (tuân thủ theo SSOP 1).
- Chỉ sử dụng những dụng cụ đã làm vệ sinh sạch sẽ theo phương pháp làm vệ sinh chuẩn của Công Ty (tuân thủ theo SSOP 3).
- Dụng cụ dùng trong khu tiếp nhận phải là dụng cụ chuyên dùng (tuân thủ theo SSOP 3).
- Những người làm việc ở khu tiếp nhận nguyên liệu phải làm vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động trước khi tiếp xúc với
nguyên liệu (tuân thủ theo SSOP 4, SSOP 5).
- Chỉ thu mua và tiếp nhận các lô nguyên liệu đã kiểm đạt các chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng.
- Nguyên liệu được tính theo số gram/con.
- Chỉ nhận những con cá còn sống không có dấu hiệu bị bệnh.
- Mỗi lô nguyên liệu trước khi thu mua và tiếp nhận vào nhà máy phải có đầy đủ hồ sơ nguyên liệu kèm theo (Tờ khai xuất xứ nguyên
liệu, Tờ cam kết của khách hàng và phiếu báo kết quả kiểm kháng sinh).
- Không được phép tiến hành ở khu tiếp nhận nguyên liệu hoạt động nào khác ngoài hoạt động liên quan đến nguyên liệu.
- Nguyên liệu không được để trực tiếp với nền.
- Bến lên cá và khu tiếp nhận luôn được giữ sạch sẽ.

- Nguyên liệu bị loại phải được chứa trong các thùng chứa riêng và phải nhanh chóng vận chuyển ra khỏi khu tiếp nhận sau mỗi
chuyến cá, tránh hiện tượng nhiễm chéo vi trùng và làm cản trở sự lưu thông trong khu tiếp nhận.
- Sau khi cân, cá được chuyển vào phân xưởng qua máng nạp liệu và đổ vào bồn nước sạch. Công nhân làm việc ở khâu tiếp nhận

25


×