Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" ở vùng khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.62 KB, 7 trang )

Kinh nghiệm thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất
lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm" ở vùng khó khăn
Sở Giáo Dục - Đào Tạo Lâm Đồng
Được sự chỉ đạo của Vụ GDMN – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và nhận thức
được tầm quan trọng của công tác phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh an tòan thực
phẩm, ngay từ đầu năm học 2002-2003 sở GD – ĐT Lâm Đồng đã xây dựng kế họach
triển khai thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh
an tòan thực phẩm”. Sau hơn 2 năm chỉ đạo thực hiện tại các trường MN trong tòan
tỉnh, chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
A. CÁC HÌNH THỨC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
1. Hàng năm vào đầu năm học. Sở Giáo dục và Đào Tạo, các phòng giáo
dục và các trường MN đều tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên những
kiến thức cơ bản về phòng chống suy dinh dưỡng, nội dung và hình thức giáo dục
dinh dưỡng cho trẻ MN, công tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ. Trong đó đặc
biệt chú trọng việc triển khai giáo dục dinh dưỡng thông qua họat động bé tập làm nội
trợ. Xây dựng các họat động chung có lồng ghép các nội dung dinh dưỡng theo chủ đề
và tổ chức dự giờ cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên tòan ngành học. Đồng thời
hướng dẫn các đơn vị lập kế họach 3 năm và cụ thể từng năm học.


2. Chỉ đạo các trường tổ chức tốt các họat động phòng chống suy dinh
dưỡng, cụ thể như:
- Vận động tổ chức bán trú cho trẻ tại trường, đảm bảo chế độ ăn cho trẻ theo
quy định, thay đổi chế độ ăn, thực đơn phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc
về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình,
trẻ ăn ngon miệnghơn. ..
- Phát động ngày hội trứng gà và trái cây tại 11 huyện thị, đảm bảo 1 tuần cho
trẻ có ít nhất 1 lần ăn 1 quả trứng, 1 bữa trái cây ( kể cả trẻ học 1 buổi vùng dân tộc).
Triển khai việc tổ chức cho trẻ được uống sữa đậu nành vào mỗi buổi sáng.


- Tổ chức vườn rau của bé tại các cơ sở bán trú có điều kiện về đất đai để trẻ
được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ trải nghiệm với thực tế và phát triển. Đồng thời
cải thiện thêm bữa ăn cho trẻ.
3. Tổ chức các họat động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ MN dưới nhiều
hình thức thông qua các họat động trong ngày của trẻ: trên họat động chung, họat
động góc, họat động vui chơi. Hàng tháng các trường có tổ chức bán trú đều lên kế
họach cụ thể cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi được thực hành nội trợ. Tùy theo nội dung
từng chủ điểm hay tổ chức vào các ngày lễ hội, ít nhất 1 lần/ tuần. Các buổi thực hành
một số món ăn đều được tổ chức thay thế cho bữa ăn phụ cho trẻ.
4. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức dinh dưỡng.
- Đảm bảo 100% cơ sở giáo dục MN có kế họach tuyên truyền, nội dung được
thay đổ theo từng chủ đề, linh họat hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức dinh
dưỡng cho các bậc cha mẹ ( Đài phát thanh và truyền hình: mỗi tháng có 1 nội dung
về chăm sóc dinh dưỡng và an tòan vệ sinh thực thẩm, phối hợp chương trình thông
non tổ chức phát hành hàng tuần về các tiết học bé làm nội trợ theo nội dung chương
trình, các hội thi bé tập làm nội trợ. Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ…). Ngòai ra tổ
chức tuyên truyền thường xuyên qua các buổi họp định kỳ, bảng tuyên truyền và đặc
biệt mời phụ huynh ủng hộ và cùng tham gia vào các buổi thực hành cho bé tập làm
nội trợ.
- Tổ chức tốt các hội thi chuyên đề dinh dưỡng là một biện pháp tích cực trong
việc tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:
Sở giáo dục đã tiến hành tổ chức thí điểm hội thi Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ tại 3
khu vực: cấp trường tại đơn vị Trường MN 10 ( thành phố Đà Lạt) , cấp huyện tại 2
phòng giáo dục: thị xã Bảo Lộc và huyện Đạ Tẻh ( năm 2003-2004), các phòng giáo
dục và các trường tổ chức dưới hình thức tổ chức hội thi Ngôi nhà trẻ thơ ( bao gồm
các nội dung thi: tiểu phẩm, kiến thức có một nội dung giáo dục và dinh dưỡng, vệ
sinh an tòan thực phẩm, công tác tiêm chủng… và lồng ghép kể chuyện cho bé nghe
dưới hình thức kể chuyện sáng tạo các nội dung lồng ghép giáo dục dinh dưỡng).
- Ngòai việc thực hiện bé tập làm nội trợ được đưa vào chương trình như kế
họach giáo dục trẻ thường xuyên để động viên trẻ tích cực họat động hơn, cán bộ-

giáo viên thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm trong việc hướng dẫn. Số trường
triển khai bé tập làm nội trợ: 135/135 trường, Số trẻ thực hiện bé tập làm nội trợ:
19.800 trẻ.
- Hội thi giáo viên giỏi chuyên đề và cô nuôi nấu ăn giỏi được tổ chức hàng
năm. 100% giáo viên và cô nuôi đều tham gia dự thi từ cấp trường đến cấp tỉnh nhằm
nâng cao chất lượng tay nghề cho đội ngũ. Nội dung thi gồm 2 phần: Lý thuyết và
thực hành. Qua hội thi đã tuyển chọn được nhiều sáng kiến kinh nghiệm thiết thực.
Kết quả thi cấp tỉnh: có 35 sáng kiến xếp lọai B : 26 đồ dùng xếp lọai A và 9 đồ dùng
xếp lọai B. Có 3 thực đơn được xếp loại xuất sắc và đã gửi tham gia chuyển chọn cấp
bộ.
5. Công tác đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm được xem là nhiệm vụ
trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và đã góp phần nâng cao
chất lượng bữa ăn cho trẻ:
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an tòan thực thẩm cho 120 cán bộ giáo
viên nòng cốt cấp tỉnh và 100% cán bộ giáo viên nhất là đội ngũ cấp dưỡng cấp huyện
đồng thời cử cán bộ giáo viên trường điểm tham gia lớp tập huấn về VSATTP tại TP
Hồ Chí Minh.
- Thực hiện xây dựng bếp ăn hợp vệ sinh tại trường có tổ chức bán trú: đảm
bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ
nguồn nước sạch phục vụ ăn uống, có bảng tuyên truyền về 10 nguyên tắc vàng, phân
công nhà bếp cụ thể các khâu, tiếp phẩm tìm nguồn cung cấp thực thẩm an tòan ký
hợp đồng cụ thể, chế biến theo thực đơn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, và hợp vệ sinh.
Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi hợp đồng làm việc theo định kỳ
hàng năm. Xây dựng vườn rau cho bé tại các trường MN có điều kiện sân vườn rộng
và tiếp tục chỉ đạo điểm phong trào xây dựng VAC tại huyện Đạ Tẻh để góp phần
giáo dục dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ đảm bảo VSATTP.
6. Thực hiện quy mô hình phòng chống suy dinh dưỡng là biện pháp hữu
hịêu trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng và thể hiện sự quan tâm phối
hợp của tòan cộng đồng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ:
- Sở Giáo Dục và Đào Tạo đã chọn thành phố Đà Lạt, huyện Đạ Tẻh làm điểm

đại diện cho 2 khu vực thành phố và nông thôn khó khăn. Các phòng giáo dục đều
chọn mỗi huyện có ít nhất 1 trường để chỉ đạo điểm mô hình phòng chống suy dinh
dưỡng, trong đó đặc biệt chú trọng việc triển khai giáo dục dinh dưỡng thông qua họat
động Bé tập làm nội trợ, công tác vệ sinh an tòan thực phẩm…
7. Tổ chức kiểm tra giám sát ( phối hợp với trung tâm y tế dự phòng thí
điểm kiểm tra tại 19 trường trên địa bàn thành phố Đà Lạt) và 100% các huyện
và trường tổ chức chấm điểm vệ sinh an tòan thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ
giáo dục và đào tạo.
- Tổ chức kiểm tra tay nghề hàng năm cho đội ngũ cấp dưỡng về VSATTP –
Chú trọng thường xuyên giáo dục hình thành thói quen tốt ở trẻ về vệ sinh cá nhân và
giữ gìn vệ sinh chung trong sinh họat hàng ngày.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ. Đồng
thời triển khai chương trình vệ sinh răng miệng, chăm sóc sức khỏe, nụ cười do công
ty kem Colgate và P/S tài trợ đến các cơ sở giáo dục MN, nhất là các điểm có mô
hình.
B: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Cơ sở vật chất lớp học, sân chơi vườn trường xanh sạch đẹp hơn. Các bếp ăn
được xây dựng mới đảm bảo quy trình bếp một chiều, sạch, đẹp và an tòan thực phẩm
cũng như an tòan phòng chống cháy nổ.
- Các lớp học khang trang đủ các điều kiện tối thiểu phục vụ vệ sinh, ăn ngủ
cho trẻ.
- Trẻ tích cực tham gia các họat động. Phụ huynh nhiệt tình tham gia các phong
trào của nhà trường. Nhờ hiểu rõ hơn mục đích, nội dung bé tập làm nội trợ hầu hết
phụ huynh đều ủng hộ điều kiện cho việc triển khai họat động đạt kết quả tốt.
- Công tác phối hợp thực hiện mô hình giáo dục dinh dưỡng và VSATTP đã
được triển khai có hiệu quả góp phần hạ thấp tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm từ 2-
3,4%, tỉ lệ trẻ tăng cân thường xuyên 91%, tỉ lệ trẻ kênh A tăng 5,8% so với đầu năm,
không còn trẻ ở kênh D, hạn chế tối đa trẻ bị béo phì.
- Tỉ lệ trẻ bán trú ngày càng tăng chiếm tỉ lệ 51,3% so với tổng trẻ ra lớp.

×