Hợp đồng dân sự vô hiệu là một trong những chế định pháp lý lâu đời nhất
và xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là một
sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú
của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình. Trong chế định này, những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu có
một vai trò rất quan trọng, bởi chỉ những hợp đồng hợp pháp mới làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của các bên được. Bài làm của nhóm em sau đây xin
trình bày về các đặc điểm của hợp đồng dân sự vô hiệu.
I.Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu:
Để phân tích các khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu, chúng ta nên tìm hiểu
về hợp đồng dân sự trước. Điều 388 BLDS 2005 quy định khái niệm hợp
đồng dân sự khái quát, ngắn gọn như sau: “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự”. Như vậy, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ
xác định là sự thỏa thuận khi cam kết các bên thực sự phù hợp với mong
muốn của họ. Nguyên tắc này tồn tại trong pháp luật hợp đồng của các nước.
Hợp đồng được xác lập do bị đe dọa, lừa dối, nhầm lẫn… là không phù hợp
với ý muốn của các bên.
Các điều 410 và 411 BLDS 2005 có qui định về hợp đồng dân sự vô hiệu.
Theo Điều 410 BLDS, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được
áp dụng với hợp đồng dân sựu vô hiệu. Điều đó có nghĩa là những hợp đồng
dân sự nếu vi phạm một trong các điều kiện về hình thức và nội dung của
giao dịch dân sự nói chung sau sẽ có thể bị coi là vô hiệu:
• Người tham gia giao dịch dân sự có năng lực hành vi dân sự;
• Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội;
• Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
• Hình thức giao dịch phù hợp với qui định của pháp luật;
Tính vô hiệu của hợp đồng dân sự được thẻ hiện ở chỗ nó không làm phát
sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia xác lập
hợp đồng dân sự đó, hay nói cách khác là nó không làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ dân sự của các bên mong muốn có khi xác lập hợp đồng dân sự đó.
BLDS quy định bảy trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Đây chỉ là những
trường hợp vô hiệu nói chung. Ngoài ra, Điều 411 quy định về hợp đồng dân
sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện thực hiện được, cụ thể: “
Trong trường hợp ngay từ thời điểm ký kết, hợp đồng có đối tượng không
thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này vô hiệu”.
II. Các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu:
1. Các trường hợp chng của giao dịch dân sự vô hiệu:
Theo qui định tại điêug 410 của BLDS 2005 các quy định về giao dịch dân
sự vô hiệu từ Điều 127 đến 138 cũng áp dụng đối với hợp đồng dân sự, bao
gồm:
a. Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội( Điều 128)
Giao dịch này vô hiêu ngay từ thời điểm giao kết không làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ của các bên, nó đương nhiên bị coi là vô hiệu kông phụ thuộc
vào ý chí của các bên.
Các bên tham gia vào giao dịch dân sựu có thể biết hoặc không biết là mình
đã tham gia dân sự trái pháp luật. Tuy theo tính chất và mức độ vi phạm thì
tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu sung công quĩ nhà
nước.
Trong trường hợp có thiệt hại mà các bên đều có lỗi, thì mỗi bên tự chịu
phần thiệt hại của mình; nếu chỉ một bên đều có lỗi, thì bên đó phải bồi
thường cho bên kia.
Ví dụ: Hành vi mua bán chất ma túy mà không phải là cung cấp cho các trại
nghiện hay các trung tâm nghiên cứu thì hợp đồng bị coi là vô hiệu.
b. Không có sự tự nguyện của các chủ thể:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: vô hiệu ngay từ thời điểm xác lập, trừ
giao dịch bị che giấu vẫn tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực ( Điều
129 BLDS 2005)
Ví dụ: Bà H do vay tiền của người khác nhưng không trả được nên trước đó
bà đã làm hợp đồng bán căn nhà của mình cho chủ nợ. Hợp đồng mua bán
nhà này được công chứng vào tháng 11-2005. Tháng 12-2005, bà và bà D
làm một bản hợp đồng mua bán nhà nhưng ghi lùi ngày vào tháng 5-2005 để
thể hiện bà Hđã bán nhà cho bà D trước khi bán cho chủ nợ . Mục đích để bà
H không bị mất nhà. Trường hợp này các bên tham gia giao dịch hoàn toàn
tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí
thực của họ. Việc giả tạo này nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc để trốn
tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn( Điều 131):
Sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về
đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải thể hiện rõ ràng và căn cứ vào nội dung
giao dịch có thể xác định được.
Khi một bên bị có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao
dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung giao
dịch, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu tòa
án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
Ví dụ: A bán cho B một chiếc xe máy nhưng A quên không thông báo cho B
biết rằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy. B yêu cầu A giảm bớt giá
bán chiếc xe đó hoặc thay thế hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận.
B có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch mua bán vô hiệu( Theo điều
131)
- Nếu lỗi cố ý làm cho nhầm lẫn thì xử lý như là trường hợp bị lừa dối, đe
dạo( Điều 132): Bên bị lừa dối hoặc bị đe dọa có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bộ giao dịch vô hiệu.
Những giao dịch được xác lập do lừa dối, đe dọa. Khi giao dịch bị tuyên bố
vô hiệu, bên lừa dối, đe dọa phải bồi thường những thiệt hại xảy ra đối với
bên bị lừa dối, đe dọa.
Ví dụ: Bà K kiện bà C ra tòa để tranh chấp hợp đồng mua bán đất. Bà K khai
vào năm 2007, bà có ký hợp đồng( có công chứng) mua gần 4.000 m2 đất
của bà C với giá 450 triệu đồng. Hai bên thỏa thuận sẽ mua, bán cả nhà và
đất. Thế nhưng hợp đồng thì chỉ nói mua bán đất còn căn nhà thì hai bên chỉ
thỏa thuận bằng miệng. Sau đó bà C không giao nhà và đất. Bà K đã kiện bà
C vì bà C đã lừa bà K. Nên trường hợp này hợp đồng được coi là vô hiệu
c. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sựu, bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện( Điều 130 BLDS)
Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì pháp
luật qui định người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện hoặc phải có sự
đồng ý của người đại diện theo pháp luật( trừ trường hợp pháp luật có qui
định tham gia giao dịch dân sự có giá trị nhỏ). Nếu trong những trường hợp
trên mà tham gia giao dịch dân sự liên quan đến tài sản không có người đại
diện theo pháp luật thì có thể vô hiệu.
Ví dụ: Con trai tôi nghiện ma túy, nên tòa án ra quyết định tuyên bố là người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời chỉ định tôi là người đại diện
theo pháp luật của cháu. Vừa qua, cháu mang xe máy (giấy đăng ký xe máy
do cháu đứng tên) đi bán. Xin hỏi việc con tôi bán chiếc xe máy có được
pháp luật công nhận hay không?
TRẢ LỜI:
Việc con trai ông Phạm Mạnh Hùng, người đã bị tòa án tuyên bố là người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, tham gia giao dịch mua bán xe máy (mặc
dù giấy đăng ký xe máy do cháu đứng tên), không có sự đồng ý của ông, là
trái quy định của pháp luật ( theo Điều 130 BLDS ). Vì vậy, ông có thể yêu
cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch vô
hiệu được giải quyết theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự như sau:
"Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô
hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền,
trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy
định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".
d. Không tuân thủ về hình thức( Điều 134 BLDS)
Điều 134 qui định: “ Trong trường hợp pháp luật qui định hình thức của giao
dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà các bên không
tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, vô hiệu, Tòa án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác ra quyết định buộc các bên thực hiện qui định
hình thức về giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực
hiện thì giao dịch vô hiệu”. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi
thường thiệt hại.
Như vậy, giao dịch dân sự không tuân thủ hình thức pháp luật qui định vô
hiệu trong trường hợp quá thời hạn ấn định mà các bên không thực hiện
đúng qui định hình thức do pháp luật qui định thì vô hiệu( chẳng hạn ấn định
từ 1 đến 3 tháng).
Ví dụ: Năm 1990, A nhận chuyển nhượng của ông C nhà ở, hoa màu trên đất
– việc chuyển nhượng này có lập văn bản (viết tay) nhưng không có sự xác
nhận của chính quyền. Như vậy có hợp đồng này về hình thức có vi phạm
không? Tại thời điểm đó, pháp luật thi hành như thế nào? Năm 1990 C khởi
kiện đòi tòa án hủy hợp đồng vì chưa qua xác nhận của chính quyền? Pháp
luật xử lý như thế nào?
Trả lời :
Tại Luật Đất đai năm 1987 quy định cụ thể việc chuyển nhượng quyền sử
dụng đất phải thực hiện bằng văn bản và có xác nhận của chính quyền địa
phương.
Và tại Điều 13 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 quy định Hình thức của
hợp đồng:
“1- Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản.
2- Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản,
đăng ký, hoặc có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì các bên
phải tuân theo các quy định đó.”
Vì vậy, việc chuyển nhượng tại thời điểm năm 1990 không cần phải có xác
nhận của chính quyền địa phương
e. Người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình( Điều
133 BLDS)
Trường hợp này chỉ áp dụng cho những người có năng lực hành vi dân sự.
Tại thời điểm giao kết nếu người đó rơi vào tình trạng không nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình thì sau đó chính người đó có quyền yêu cầu
tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Vi dụ: Một người có năng lực hành vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp
đồng mua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi của
họ thì trong trường hợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu người đó yêu cầu
toà án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu.
2. Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Điều 411 BLDS 2005 qui định về trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu
do có đối tượng không thể thực hiện được. Quy định này cũng được áp dụng
đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể
thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.
Theo khoản 1 Điều 411 BLDS 2005: “ Trong trường hợp ngay từ khi kí
kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì
hợp đồng này vô hiệu”. Quy định này có thể hiểu đối tượng của hợp đồng
cũng là một trong những điều kiện của hợp đồng, không có đối tượng thì tất
nhiên sẽ không thể có hợp đồng dân sự.
III. Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu:
1. Hậu quả pháp lý chung của giao dịch dân sự:
Về nguyên tắc giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các bên từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập. Khi giao
dịch dân sự vô hiệu các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu nghĩa là phải
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
Điều 121 BLDS 2005: “ giao dịch dân sự là hợp đồng là hành vi pháp lý
đơn phương…”, mặt khác Điều 410 BLDS 2005 cũng qui định: “ các quy
định về giao dịch dân sự vô hiệu từ 127 đến 138 của Bộ luật này cũng được
áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”. Do đó khi xem xét hậu quả pháp lý của
hợp đồng vô hiệu cần căn cứ vào quy định giao dịch dân sự để giả quyết.
-Trước hết, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm
dứt quyền và nghũa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao kết.
Hợp đông dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, vì vậy khi hợp đồng này vô hiệu thì
đương nhiên các thỏa thuận đó cũng không đạt được. Khoản 1 Điều 137
BLDS 2005 qui định “giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay
đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập”.
Hợp đồng dân sự vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên không được
pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nếu hợp đồng mới xác lập mà chưa thực hiện
thì các bên không được phép thực hiện, còn trường hợp đang thực hiện thì
không tiếp tục thực hiện nữa, nếu hợp đồng đã thực hiện thì các bên xử lý tài
sản. Không chỉ thế, hợp đồng vô hiệu còn không làm thay đổi hay chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của các bên mà trong các trường hợp, nó còn làm thay đổi
hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ.
- Tiếp đến là vấn đề hoàn trả tài sản, khôi phục lại trạng thái ban đầu khi
hợp đồng dân sự vô hiệu và bồi thường thiệt hại.
Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005:
“ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng