Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Chế định mất quyền phản đối trong tố tụng trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

CHẾ ĐỊNH MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI
TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHẾ ĐỊNH MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI
TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN MINH NHỰT
Sinh viên thực hiện:

ĐỖ DIỆP ANH PHI



MSSV: 1511270818

Lớp: 15DLK08

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô trường Đại học công nghệ thành phố Hồ Chí
Minh đã truyền đạt kiến thức cho em.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn của em, thầy
Nguyễn Minh Nhựt. Trong suốt quá trình làm bài khóa luận, thầy đã giảng dạy và giúp
đỡ cho em rất nhiều. Mặc dù em còn nhiều thiếu sót nhưng thầy vẫn luôn kiên nhẫn chỉ
dẫn cho em. Thầy cũng đã tạo những điều kiện tốt nhất để cho nhóm khóa luận chúng
em được tiếp cận nhiều tài liệu, kiến thức. Nếu không có thầy, em cũng không thể làm
tốt được khả năng của mình và hoàn thành bài viết. Em xin cảm ơn thầy rất nhiều.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến với gia đình vì đã không ngừng hỗ trợ, động viên
và khích lệ em.
Em xin cảm ơn!
Sinh viên

[I]


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: ĐỖ DIỆP ANH PHI,

MSSV: 1511270818


Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt nghiệp
này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và
theo đúng qui định);
Nội dung trong khoá luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và
pháp luật.
Sinh viên

[II]


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
1.

AA 1996 – Arbitration Act 1996 : Luật Trọng tài của nước Anh 1996

2.

CTN: Chủ tịch nước

3.

DS: Dân sự

4.

HĐTP: Hội đồng thẩm phán

5.


KDTM: Kinh doanh thương mại

6.

LS: Luật sư

7.

NQ: Nghị quyết

8.

PL: Pháp lệnh

9.

PT: Phúc thẩm

10.

QĐ: Quyết định

11.

QĐST: Quyết định sơ thẩm

12.

QH: Quốc hội


13.

TAND: Tòa án nhân dân

14.

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

15.

Ths: Thạc sĩ

16.

TLST: Thụ lý sơ thẩm

17.

TTTM: Trọng tài thương mại

18.

TS: Tiến sĩ

19.

UBTVQH: Ủy ban Thường vụ Quốc Hội

20.


UNCITRAL – United Nations Commission On International Law: Ủy
ban Liên Hợp Quốc về Luật quốc tế

21.

VIAC – Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam
Chamber of Commerce and Industry: Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

[III]


MỤC LỤC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. I
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... II
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ....................................................... III
MỤC LỤC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .................................................... IV
Phần mở đầu ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................................... 2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài ................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
5. Kết cấu đề tài .............................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI VÀ CƠ CHẾ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG
TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI......................................................... 4
1.1. Khái quát về tố tụng trọng tài thương mại ............................................... 4
1.1.1. Khái quát về trọng tài thương mại ....................................................... 4
1.1.2. Thủ tục tố tụng trọng tài thương mại ................................................... 4
1.1.3. Hậu quả pháp lý trong thủ tục tố tụng Trọng tài thương mại ............... 6

1.2. Khái quát về tranh chấp được giải quyết bằng tố tụng Trọng tài............ 7
1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại ....................................... 7
[IV]


1.2.2. Điều kiện để xuất hiện tranh chấp kinh doanh thương mại .................. 8
1.2.3. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ................ 9
1.3. Khái quát về mất quyền phản đối .............................................................. 11
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm về quyền phản đối và mất quyền phản đối....... 11
1.3.2. Điều kiện thực hiện quyền phản đối .................................................... 13
1.3.3. Hậu quả khi không thực hiện quyền phản đối ...................................... 13

Chương 2: CHẾ ĐỊNH MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI TRONG TỐ
TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ
KIẾN NGHỊ VỀ CHẾ ĐỊNH MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI TRONG TỐ
TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI 2010...................................................................................... 16
2.1. Chế định mất quyền phản đối trong tố tụng trọng tài thương mại .......... 16
2.1.1. Quy định pháp luật về chế định mất quyền phản đối .................................. 16
2.1.2. Thời điểm áp dụng chế định mất quyền phản đối ....................................... 25
2.1.3. Hậu quả pháp lý của việc mất quyền phản đối ........................................... 45
2.2. Thực tiễn áp dụng và kiến nghị về chế định mất quyền phản đối
trong tố tụng trọng tài thương mại theo luật Trọng tài thương mại 2010 ............ 47
2.2.1. Thực tiễn việc áp dụng cơ chế mất quyền phản đối trong tố tụng
trọng tài thương mại .................................................................................................. 47
2.2.2 Một số kiến nghị về áp dụng chế định mất quyền phản đối trong
tố tụng trọng tài thương mại ...................................................................................... 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 60


[V]


PHỤ LỤC........................................................................................................ 63
Phụ lục số 1 ........................................................................................................ 63
Phụ lục số 2 ........................................................................................................ 64
Phụ lục số 3 ........................................................................................................ 65
Phụ lục số 4 ........................................................................................................ 67

[VI]


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với việc phát triển mối quan hệ hợp tác, giao lưu nền kinh tế thị trường với
các nước trên thế giới, Việt Nam cũng có sự thay đổi và củng cố những văn bản pháp
luật để phù hợp hơn với sự đổi mới của quốc gia, trong đó có luật Trọng tài thương
Mại 2010.
Trọng tài Thương mại là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phổ biến
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở khắp nơi trên thế giới. Giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài lần đầu tiên xuất hiện là dưới thời Babylon. Theo thời gian, hình thức
này ngày càng được phổ biến rộng rãi trong các nước và theo đó là những văn bản về
luật Trọng tài được hình thành kết hợp với việc sửa đổi và cải cách để tiến tiệm cận với
Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế UNCITRAL.
Tại Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được ghi nhận
lần đầu trong Sắc lệnh số 29 ngày 12/3/1947 của Chủ tịch nước. Qua nhiều giai đoạn
phát triển, đến ngày 25/02/2003, Ủy ban thương vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh
Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH và ngày 17/6/2010, Quốc hội thông
qua luật Trọng tài thương mại 2010 số 54/2010/QH12.1
Với những cải cách tiến bộ với nhiều quy định đầy đủ hơn, luật Trọng tài thương

mại 2010 đã đảm bảo sự phù hợp giữa các văn bản pháp luật trong nước cũng như nâng
cao tính khả thi và tiệm cận với tiêu chuẩn Luật mẫu về Trọng tài hơn, tạo nền tảng
vững chắc cho sự phát triển trong việc giải quyết các tranh chấp bằng Trọng tài ở Việt
Nam.
Một trong những thay đổi tiến bộ, nguyên tắc “cấm hành vi mâu thuẫn trong tố
tụng” – một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp luật tố tụng đã được luật
Trọng tài thương mại tiếp thu. Điển hình là về chế định Mất quyền phản đối, một chế

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương
mại – trang 341, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hà Nội.
1

1


định mới mà ở Pháp lệnh Trọng tài 2003 không có. Quy định này nhằm giúp tố tụng
trọng tài được diễn ra một cách thuận lợi và có hiệu quả hơn.
Từ thực tiễn trên cùng với những lợi ích của chế định “Mất quyền phản đối”, em
quyết định chọn đề tài “CHẾ ĐỊNH MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI TRONG TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Bài viết hướng tới mục đích khái quát chế định mất quyền phản đối, làm rõ hơn
về vị trí của chế định này trong hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng tố
tụng Trọng tài thương mại. Qua đó nêu lên những thực tiễn về việc áp dụng cơ chế mất
quyền phản đối trong quá trình tố tụng trọng tài thương mại, những bất cập khi áp dụng
chế định này và kiến nghị để hoàn thiện hơn.
Vì đây là một trong những chế định mới của pháp luật Việt Nam nói chung cũng
như của luật Trọng tài thương mại nói riêng nên vẫn chưa có nhiều bài viết nghiên cứu
chi tiết. Trong đó, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Đại (Trưởng khoa Luật dân sự, Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Trọng tài viên Trung tâm trọng tài

Quốc tế Việt nam – VIAC và là Phó Chủ tịch hội đồng khoa học pháp lý, Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam) đã có nghiên cứu về chế định này trong cuốn sách Pháp
luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình luận bản án thông qua nhiều vụ
việc khác nhau.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Về đối tượng, bài viết này nghiên cứu về chế định mất quyền phản đối trong hoạt
động tố tụng Trọng tài thương mại.
Để thực hình phần nghiên cứu này, bài viết sử dụng các văn bản, quy định liên
quan đến Trọng tài thương mại trong và ngoài nước, như là luật Trọng tài thương mại
2010, Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP về hướng dẫn thi hành một số quy định luật
Trọng tài thương mại, v.v.

2


4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng cách phân tích, so sánh, đánh giá và tham khảo tài liệu của thầy cô, giáo sư
và những tác giả đi trước để có thể làm rõ hơn về khái niệm và vai trò của chế định mất
quyền phản đối trong tố tụng Trọng tài thương mại. Bên cạnh đó, bài Khóa luận còn
hướng đến những tài liệu, văn bản nước ngoài để có thể nghiên cứu sâu hơn về chế
định mới này.
5. Kết cấu đề tài
Với những mục tiêu ở trên, bài luận văn có kết cấu như sau:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI VÀ CƠ CHẾ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG TỐ
TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Chương 2: CHẾ ĐỊNH MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI TRONG TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ
VỀ CHẾ ĐỊNH MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG

TÀI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010

3


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI VÀ CƠ CHẾ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG TỐ
TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về tố tụng trọng tài thương mại
1.1.1. Khái quát về trọng tài thương mại
Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng tố tụng Trọng tài thương mại là một sự kết hợp
giữa hai yếu tố là thỏa thuận và tài phán. Nói cách khác, cơ chế giải quyết Trọng tài
hoàn toàn dựa trên ý chí và tinh thần tự nguyện của các bên nhưng lại có sự hỗ trợ của
pháp luật mang tính ràng buộc cao.
Thứ nhất, đây là cơ chế mang tính linh hoạt, mềm dẻo được luật Trọng tài thương
mại quy định dựa trên sự tôn trọng tinh thần và ý chí của các bên tham gia. Theo đó,
các bên có thể tự do thỏa thuận để quyết định việc tố tụng trọng tài có hay không sẽ trở
thành phương thức giải quyết tranh chấp, tự do lựa chọn ngôn ngữ, địa điểm, quy trình
tố tụng….
Thứ hai, giải quyết bằng Trọng tài có thể đảm bảo được tính bí mật cao đặc biệt
là những vụ tranh chấp liên quan đến những nhà doanh nghiệp lớn, những bí mật kinh
doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh mang tính cạnh tranh cao, sở hữu trí tuệ…
các bên có thể giữ được tính bí mật một cách tuyệt đối.
Thứ ba, thời gian giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài diễn ra nhanh chóng và
linh hoạt vì luật quy định thủ tục trọng tài đơn giản, việc giải quyết bằng tố tụng Trọng
tài thương mại có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho các đương sự, đặc biệt là
những doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, doanh nghiệp nước
ngoài hợp tác và làm việc tại Việt Nam.
1.1.2. Thủ tục tố tụng trọng tài thương mại
Thủ tục tố tụng trọng tài thương mại được tiến hành hoàn toàn dựa trên ý chí và

sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận Trọng tài,
thì khi có tranh chấp xảy ra, chỉ cần một trong các bên có đầy đủ chứng cứ chứng minh
4


được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại thì có thể đưa đơn khởi kiện ra
Tòa. Khi đó, các bên còn lại cũng như tất cả những bên có liên quan bắt buộc phải
tham gia phiên tòa để đưa lời khai cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản
thân. Việc xét xử sẽ do Hội đồng xét xử của cơ quan tòa án tiến hành và các bên không
có quyền có bất cứ sự lựa chọn nào khác về địa điểm, thời gian và người tiến hành tố
tụng.
Ở cơ chế giải quyết tranh chấp bằng tố tụng Trọng tài thì các bên lại có quyền
định đoạt gần như là tất cả mọi thứ, tùy theo hình thức Trọng tài mà các bên lựa chọn
về ngôn ngữ, thời gian và địa điểm, ngay cả Hội đồng trọng tài để tiến hành quá trình
giải quyết mâu thuẫn, sao cho việc giải quyết được trở nên thuận tiện hơn cho tất cả
các bên.
Về cơ chế giải quyết, Trọng tại thương mại tồn tại dưới hai hình thức: Trọng tài
vụ việc (Trọng tài ad-hoc) và Trọng tài thường trực (Trọng tài thường xuyên, trọng tài
quy chế). Việc lựa chọn hình thức trọng tài rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn
bộ quá trình, thủ tục giải quyết tranh chấp.
Bản chất của Trọng tài vụ việc được thành lập hoàn toàn dựa trên ý chí của các
bên. Trọng tài ad-hoc không có cơ quan thường trực mà chỉ được thành lập khi phát
sinh tranh chấp và kết thúc khi sự việc đã giải quyết xong. Trọng tài vụ việc không bị
giới hạn bởi các nguyên tắc do nó không có cơ sở thường trực hay bộ máy điều hành,
cũng không có những quy tắc riêng cho quá trình tố tụng. Tất cả đều phụ thuộc vào sự
thỏa thuận giữa các bên để đưa ra những quy định chung trong quá trình giải quyết. Ưu
thế của Trọng tài Ad-hoc là có thể giải quyết một cách nhanh chóng, mềm dẻo và linh
hoạt vì nó không bị ràng buộc bởi nhiều quy tắc ngoài những quy định của Luật này.
Hạn chế của hình thức Trọng tài ad-hoc là chỉ có được sự trợ giúp duy nhất từ Tòa án,
Trọng tài vụ việc không có sẵn danh sách như Trọng tài quy chế và nếu các bên không

đạt được sự thống nhất trong việc lựa chọn những quy định chung về thủ tục, quy trình
giải quyết thì tố tụng Trọng tài vụ việc sẽ phải dừng lại.
Trọng tài trường trực, hay còn được gọi là Trọng tài quy chế, là hình thức giải
quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của luật Trọng tài thương
mại và có những quy tắc tố tụng riêng. Khi các bên lựa chọn hình thức này thì sẽ nhận
5


được sự hỗ trợ của tổ chức trọng tài trong việc thực hiện quy trình tố tụng. Việc lựa
chọn hình thức trọng tài quy chế sẽ đảm bảo về tính chuyên nghiệp cao.
Về cơ bản, những tổ chức trọng tài là những pháp nhân có hình thức riêng, trụ sở
ổn định, danh sách trọng tài viên, những quy tắc tố tụng chặt chẽ và tuân theo quy định
pháp luật của quốc gia mà Trung tâm trọng tài đó tổ chức và hoạt động. Chính vì vậy
mà việc tổ chức tố tụng, tiến hành giải quyết tranh chấp được diễn ra một cách chi tiết
mà không phụ thuộc nhiều vào ý chí của các bên, thậm chí là không cần đến sự có mặt
của các bên trong một vài trường hợp cụ thể, đặc biệt.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của hình thức giải quyết này chính là về chi phí cao.
Ngoài việc trả thù lao giải quyết cho Trọng tài viên thì các bên còn phải trả thêm một
khoản chi phí gọi là phí hành chính để được nhận sự hỗ trợ từ các Trung tâm trọng tài.
Hơn nữa là vì hình thức này đã có những quy tắc tố tụng riêng buộc phải tuân theo dẫn
đến quá trình giải quyết sẽ bị kéo dài.
1.1.3. Hậu quả pháp lý trong thủ tục tố tụng Trọng tài thương mại
Phán quyết của Trọng tài có sự ràng buộc về mặt pháp lý và có giá trị chung
thẩm. Khác với Tòa án, một vụ tranh chấp có thể đi qua nhiều giai đoạn và thậm chí có
thể phải giải quyết nhiều lần dẫn đến sự phức tạp và làm mất nhiều thời gian thì ở
Trọng tài, một khi phán quyết được đưa ra sẽ được coi như là quyết định cuối cùng và
các bên sẽ hoàn toàn chấm dứt vụ tranh chấp. Như vậy, không những có thể tiết kiệm
được khá nhiều thời gian mà các bên còn có thể đảm bảo mâu thuẫn sẽ triệt để được
giải quyết.
Hiện nay việc thực hiện các mối quan hệ kinh doanh thương mại giữa các tổ chức

trong và ngoài nước đang ngày một tăng. Vậy nên các loại tranh chấp cũng trở nên đa
dạng hơn và không thể thiếu yếu tố nước ngoài. Khi đó, các bên có thể lựa chọn giải
quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài và việc tiến hành có
thể được diễn ra trong lãnh thổ Việt Nam hay ngoài lãnh thổ Việt Nam, tùy thuộc vào
sự thỏa thuận giữa các bên.
Khi đó, phán quyết được đưa ra bởi trọng tài nước ngoài được gọi là phán quyết
của trọng tài nước ngoài. Các phán quyết của trọng tài nước ngoài sẽ không bị Tòa án
6


Việt Nam hủy theo luật Trọng tài thương mại như phán quyết của trọng tài trong nước.
Nhưng phán quyết của trọng tài nước ngoài muốn có giá trị pháp lý tại Việt Nam,
muốn được thi hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phải thực hiện theo thủ tục công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. Trong Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 đã có các quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài
nước ngoài. 2
Ngày 28/7/1995, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết
định số 453/QĐ-CTN về việc tham gia Công ước về công nhận và thi hành phán quyết
của trọng tài nước ngoài. Được biết cho đến nay đã có khoảng 156 quốc gia và vùng
lãnh thổ tham gia Công ước 19583 , đồng nghĩa với việc các quyết định trọng tài sẽ
được công nhận và cho thi hành tại 156 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.
1.2. Khái quát về tranh chấp được giải quyết bằng tố tụng Trọng tài
1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại
Tranh chấp được giải quyết bằng tố tụng Trọng tài được quy định cụ thể tại Điều
2 của luật Trọng tài thương mại 20104 là tranh chấp liên quan đến hoạt động thương
mại. Theo đó thì hoạt động thương mại có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh thương mại được thực hiện nhằm tạo sự giao lưu
và thông thương hàng hóa giữa các quốc gia;


Xem: Tưởng Duy Lượng – Nguyên Phó Chánh án TAND tối cao, Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu công nhận
và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam và một số điểm cần lưu ý, Nguồn:
2

/>s=1&item_id=105206303&fbclid=IwAR1abLccItnudwbHiV9-L4xJnEUyzQuKzAThLTz2yagYZH7LoHF8Ychg
ZZI
Xem: Chuyên đề Tập huấn trực tuyến của TANDTC (2018), Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngoài tại Việt Nam, Nguồn: />
hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-nuoc-ngoai-tai-viet-nam/
4

Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự Thật, Hà Nội.

7


Thứ hai, về bản chất thì kinh doanh thương mại nhằm mục đích tìm kiếm lợi
nhuận. Lợi nhuận có được có thể là tài sản vô hình hoặc hữu hình;
Thứ ba, đối tượng hàng hóa phù hợp với quy định pháp luật của từng quốc gia;
Thứ tư, chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại thường là thương
nhân.5
1.2.2. Điều kiện để xuất hiện tranh chấp kinh doanh thương mại
Có thể định nghĩa “tranh chấp thương mại” là các tranh chấp phát sinh trong quá
trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các chủ thể thực hiện các
hoạt động đó.6
Về lĩnh vực, tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh khi có sự xung đột về
quyền và nghĩa vụ liên quan đến các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi
giữa các bên, bao hàm cả những tranh chấp được quy định tại Điều 30 của Bộ luật Tố
tụng dân sự7.


Trường Đại học Luật – Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ –
trang 40 - 41, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
5

6

Trường Đại học Luật – Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh

chấp thương mại – trang 312, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
7

Xem Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội

Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích
lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp
với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công
ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa
các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ
chức khác theo quy định của pháp luật.

8



Về chủ thể trong tranh chấp kinh doanh thương mại có thể là tổ chức hoặc cá
nhân và thường là thương nhân.8 Trong trường hợp mối quan hệ tranh chấp chỉ có một
bên là thương nhân thì việc xác định có phải hay không là tranh chấp kinh doanh
thương mại trong những trường hợp này sẽ căn cứ vào việc bị đơn có phải là thương
nhân hay không.
1.2.3. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có thể được hiểu như là việc sử
dụng những hình thức, biện pháp hay các hoạt động nhằm khắc phục hay điều chỉnh
những vấn đề nảy sinh, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như
các mối quan hệ thương mại. Các loại phương thức hiện nay được sử dụng phổ biến
bao gồm: thương lượng, hòa giải, tòa án và trọng tài.
Thứ nhất: thương lượng sẽ là hình thức gần như được ưu tiên hàng đầu khi có bất
kì tranh chấp nào phát sinh. Theo đó, các bên tranh chấp sẽ tự thỏa thuận, bàn bạc với
nhau nhằm chấm dứt phát sinh giữa họ.9
Thứ hai: là hình thức có sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba, hay còn được
gọi là hòa giải viên, có thể là bất kì ai hay tổ chức nào và không có bất kì lợi ích nào
liên quan đến vụ tranh chấp. Có hai thể loại hòa giải là hòa giải ngoài tố tụng và hòa
giải trong tố tụng.
Đối với loại hòa giải ngoài tố tụng thì việc thực hiện phương án giải quyết phải
hoàn toàn dựa vào tinh thần tự nguyện của các bên (trừ hòa giải thông qua trung tâm
hòa giải thương mại thì quyết định hòa giải thành phải được đăng ký tại Tòa án và nó
sẽ trở thành một văn bản pháp lý có hiệu lực bắt buộc). Còn hòa giải trong tố tụng là
một trong những quy trình tố tụng được quy định theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hay

8

Xem

ThS.


Trần

Đức

Thắng

(2016),

Nhận

diện

tranh

chấp

thương

mại,

Nguồn:

/>ListId=&SiteId=&ItemID=99&OptionLogo=0&SiteRootID
9

Trường Đại học Luật – Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh

chấp thương mại – trang 320, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.

9



luật Trọng tài thương mại 2010. Theo đó, nếu các bên hòa giải giải thành thì quyết định
hòa giải thành sẽ là một văn bản có hiệu lực pháp lý buộc các bên phải thi hành.
Thứ ba: một trong những phương thức giải quyết tranh chấp rất quen thuộc đó
chính là Tòa án. Đây là phương thức được thực hiện tại cơ quan xét xử nhân danh và
sử dụng quyền lực nhà nước với những trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp
được pháp luật quy định chặt chẽ.
Thứ tư: là giải quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng Trọng tài. Trọng tài
thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp mà ở đó sẽ có một bên thứ ba độc
lập đứng ra để tìm cách hòa giải, xử lý hay chấm dứt xung đột giữa các bên trong quá
trình diễn ra các hoạt động kinh doanh thương mại.10
Trong hình thức giải quyết tranh chấp bằng Tố tụng Trọng tài, Trọng tài viên hay
Hội đồng trọng tài có những quyền lực nhất định trong quá trình giải quyết vụ tranh
chấp và là người đưa ra quyết định cuối cùng. Trọng tài viên tham gia giải quyết tranh
chấp có tính trung lập, vô tư khách quan và tính chuyên nghiệp cao.
Phán quyết của Trọng tài có giá trị ràng buộc và có tính pháp lý cao như bản án
của Tòa án nhân dân. Mặc dù Trọng tài là cơ quan “tài phán tư”, trong hoạt động xét
xử của Trọng tài không được sử dụng quyền lực công như Tòa án nhưng phán quyết
của Trọng tài có tính chung thẩm và không thể kháng cáo (trừ những trường hợp ngoại
lệ như thỏa thuận trọng tài vô hiệu, phán quyết trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam…).
Cơ chế giải quyết này lại được một cơ quan có quyền lực là Tòa án hỗ trợ trong
quá trình tố tụng như: trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định
Trọng tài viên, thi hành quyết định Trọng tài…
Phán quyết của Trọng tài được quốc tế công nhận. Đây là một ưu thế quan trọng
đối với các quyết định trọng tài có yếu tố nước ngoài. Hiện nay Việt Nam ta đang ngày
càng phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới, Trọng tài sẽ là một

10


Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự Thật, Hà Nội.

10


sự lựa chọn phù hợp cho các bên để có thể giải quyết tranh chấp trong hòa bình, hữu
nghị mà vẫn được các quốc gia trên thế giới công nhận.
1.3. Khái quát về mất quyền phản đối
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm về quyền phản đối và mất quyền phản đối
► Khái niệm về quyền phản đối
Trong cuộc sống, đặc biệt là trong những mối quan hệ sẽ luôn có những ý kiến
trái chiều khác nhau. George S. Patton ( là một vị tướng, nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng
của Lục quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới lần II trong các chiến dịch ở Bắc Phi,
Sicilia, Pháp và Đức, 1943–1945 ) từng nói rằng: “Nếu mọi người đang suy nghĩ giống
nhau, thì có nghĩa là ai đó không thực sự động não.” Và có một điều chắc chắn là trong
tất cả những sự khác biệt đó, con người sẽ không bao giờ đồng tình với tất cả. Khi đó,
việc họ lên tiếng hay hành động để đưa ra quan điểm của bản thân thì đây chính là sự
phản đối. Tuy nhiên, khi nào thì cần có sự phản đối?
Một ví dụ điển hình cho quyền phản đối của một quốc gia được thực thi: đó là
việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam đã
làm dấy lên một làn sóng dư luận mạnh mẽ của cả người dân trong nước cũng như báo
chí ở nước ngoài. Theo đó, Hội Người đi biển Việt Nam khẳ ng đinh,
̣ hành vi đưa giàn
khoan HD 981 và tàu của Trung Quố c vào khu vực vùng biển đặc quyền kinh tế của
Việt Nam đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, gây ảnh
hưởng tới quyền tự do hàng hải và làm ảnh hưởng tới an toàn hàng hải trong khu vực.
Tuyên bố của Hô ̣i Người đi biển Viê ̣t Nam nhấ n ma ̣nh: "Hội cực lực phản đối và yêu
cầu Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động
bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 cùng các tàu hộ tống, kể cả các tàu quân sự,

tàu hải cảnh, hải giám ra khỏi vùng viển của Việt Nam ”11.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (2014), Nhiều tiếng nói phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào

11

vùng biển Việt Nam, Nguồn: />
11


Như vậy có thể hiểu: “Quyền phản đối là một quyền cơ bản của mỗi con người
hoặc một tổ chức. Bất kì ai cũng đều có quyền phản đối về những vấn đề mà họ cho là
có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân hoặc những vấn đề cần
được quan tâm và bàn luận trong cuộc sống cũng như trong các mối quan hệ bằng
cách đưa ra những ý kiến, quan điểm hay hành động thực tế.”
►Đặc điểm của quyền phản đối
Đặc điểm đầu tiên của quyền phản đối đó là khi có một vấn đề phát sinh làm
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Quyền và lợi ích ở đây có thể là của cá nhân
hoặc tổ chức thực hiện quyền phản đối, cũng có thể là của xã hội, cộng đồng giống như
trường hợp của sự việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD981 hay một số hình ảnh khác
đó là phản đối hành vi xâm hại tình dục trẻ em, phản đối sử dụng túi nylon để bảo vệ
môi trường,…
Đặc điểm thứ hai, quyền phản đối có thể thực hiện bằng hành động hoặc lời nói,
tùy theo tính chất của sự việc. Tuy nhiên vấn đề ở đây cần đặt ra là ngoài việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp ra thì quyền phản đối cần được thực hiện sao cho phù hợp
theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm thứ ba là khi muốn phản đối bất kì một vấn đề nào, việc tìm hiểu tính
chất của sự việc rất quan trọng. Không thể chỉ nói “Tôi phản đối” mà không thể nói ra
được phản đối về điều gì, như vậy người nghe sẽ không có sự thuyết phục. Muốn phản
đối thì điều đầu tiên họ phải biết là vì sao họ phản đối và việc đưa ra quan điểm, chứng

cứ để chứng minh là điều cần thiết để đối phương có thể hiểu được nhiều mặt của sự
việc, những khía cạnh khác nhau của vấn đề và mọi chuyện có thể trở nên dễ dàng hơn
trong quá trình giải quyết.
Đặc điểm thứ tư đó là thời điểm. Bất kì việc gì khi làm vào đúng thời điểm thì kết
quả đạt được vẫn luôn là tốt nhất. Thời điểm để thực hiện quyền phản đối tùy thuộc
vào từng trường hợp cụ thể. Song, việc lựa chọn thời điểm phản đối làm sao để bảo vệ
được quyền lợi của bản thân là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng.

12


1.3.2. Điều kiện thực hiện quyền phản đối
Như đã nói đến ở phần trên thì mỗi cá nhân đều có quyền phản đối. Quyền phản
đối phải được thực hiện đúng thời điểm và phù hợp với sự việc đang diễn ra. Song, câu
hỏi đặt ra: phản đối như thế nào là đúng?
Thứ nhất, quyền phản đối là của mỗi chủ thể (cá nhân, tổ chức), là để đưa ra
nhiều quan điểm, ý kiến đóng góp giúp sự việc có thể được tìm hiểu từ nhiều khía cạnh
giúp việc thực hiện hay giải quyết trở nên dễ dàng hơn. Song, dù sự việc có thể thay
đổi hay không thì đây cũng là cách để người khác có thể ghi nhận lại ý kiến chủ quan
của chủ thể phản đối, trong trường hợp việc phản đối này không gây ảnh hưởng bất lợi
đến người khác và không trái với quy định của pháp luật. Đặc biệt là khi hành vi phản
đối không xuất phát từ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân thì phải đảm
bảo không xâm phạm trật tự công cộng, bảo vệ đạo đức xã hội cũng như bảo vệ an ninh
quốc gia.
Thứ hai là về chủ thể thực hiện. Mỗi cá nhân hay tổ chức đều có quyền lên tiếng
để phản đối về bất kì một vấn đề nào đó mà chủ thể phản đối cho là không phù hợp,
không thỏa đáng có ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Nhưng không phải bất kì ai cũng
có quyền lên tiếng phản đối về tất cả mọi việc. Chỉ khi là chủ thể trong một một vấn
đề, một vụ tranh chấp cụ thể thì mỗi chủ thể phản đối mới có thể biết quyền lợi của
mình đang bị xâm phạm như thế nào và cần phải làm sao để bảo vệ nó. Kể cả khi nếu

muốn để người khác bảo vệ quyền lợi của chính họ thì chủ thể phản đối cũng phải thể
hiện sự đồng ý, thể hiện yêu cầu thì điều đó mới có thể xảy ra.
1.3.3. Hậu quả khi không thực hiện quyền phản đối
Khi không thực hiện quyền phản đối điều đó được xem như là đã ngầm đồng ý
với ý kiến, quan điểm của đối phương đưa ra. Như khi một trong hai bên đã đặt bút ký
xuống bản hợp đồng, điều đó được xem như là đã có sự xác nhận về thỏa thuận và ý
chí của các bên thì những vấn đề phát sinh sau đó đi ngược lại với những gì đã giao kết
trong bản hợp đồng được xem là không xác đáng ngoại trừ các trường hợp thuộc về
thỏa thuận vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa… theo quy định về giao dịch dân sự
vô hiệu của từng quốc gia.
13


Quyền phản đối có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, cụ thể hơn vẫn là
thông qua hành động hoặc lời nói. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, vì để bảo vệ
quyền lợi của cá nhân mà thay vì lên tiếng xác nhận, họ im lặng và chờ đợi thời cơ đến
mới thực hiện mục đích của mình. Từ đó đối phương có sự nhầm lẫn và dẫn đến rất
nhiều tranh cãi trong vấn đề này. Như vậy, im lặng khi nào thì được xem như là đồng
ý, khi nào thì là phản đối?
Im lặng có là sự phản đối hay là sự đồng thuận là một sự suy đoán và việc hiểu
đúng là rất mơ hồ. Vì đây là điều rất ít và khó có thể xảy ra bởi vì nó nằm ngay ranh
giới giữa đồng ý với không đồng ý và dễ gây ra nhiều sự nhầm lẫn. Có thể im lặng
chính là không đồng tình với bất kì một quan điểm nào được đưa ra nhưng cũng không
phải là phản đối với những quan điểm đó. Đây là một trường hợp được nhìn thấy rất rõ
trong những cuộc bầu cử, bình chọn khi có sự xuất hiện của những phiếu trắng. Phiếu
trắng chắc chắn sẽ không được tính là một phiếu bầu để làm cơ sở cho sự đồng ý
nhưng cũng không thể xác định được liệu người đó có phản đối với những vấn đề đang
cần được bình chọn hay không.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp cụ thể thì im lặng chính là sự phản đối. Giả
sử đó là khi một bên đưa ra lời đề nghị và có yêu cầu: “Trong trường hợp nếu bạn đồng

ý thì hãy lên tiếng về lời đề nghị này.” Bỏ qua khả năng người tiếp nhận không biết
đến đề nghị này, nếu người nhận vẫn giữ im lặng thì đây chính là hành động thể hiện
sự từ chối đối với lời đề nghị của đối phương.
Một trường hợp khác khá là đặc biệt và được ghi nhận trong nhân quyền đó
quyền im lặng trước tòa. Đây là một trong những quyền của con người và lần đầu được
ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, bị cáo có
quyền giữ im lặng trước tòa và cơ quan tiến hành tố tụng. Khi đó, cơ quan tiến hành tố
tụng không có quyền buộc bị cáo phải khai báo bất kì điều gì bằng mọi biện pháp
không hợp pháp.
Song, im lặng thường bị nhận định là như biểu hiện của sự đồng ý. Đó là khi một
người biết đến về sự tồn tại của vấn đề, sự việc nhưng lại không có bất kì một hành
động phản bác nào, hay nói cách khác tất cả những gì mà họ biểu hiện ra ngoài là im
lặng, thì điều đó nghiễm nhiên được coi như đã ngầm đồng ý. Hay một trường hợp
14


khác là khi một bên đã đưa ra những lời cảnh báo, đề nghị cho bên còn lại nhưng
không có bất kì sự hội đáp nào trong một khoảng thời gian “hợp lý” cho thấy có sự
phản đối thì sự im lặng lúc này sẽ được coi như là đã “đồng ý”.
Như vậy, một khi đã có sự xác nhận là đồng thuận đồng tình giữa hai bên thì
không có bất kì lý do gì để một trong các bên có quyền phản bác ngược lại. Khi đó,
quyền phản đối của họ bị coi như là “đã mất” và họ phải chịu trách nhiệm trước quan
điểm của mình. Trong trường hợp quyền và lợi ích bị xâm phạm thì sẽ không được bồi
thường một cách thỏa đáng.
“Mất quyền phản đối là một (các) bên bị tước đi quyền phản đối của mình trong
việc đưa ra những ý kiến, tranh luận. Mất đi quyền phản đối đồng nghĩa với việc mất
đi quyền được đòi lại lợi ích hợp pháp, quyền tự bảo vệ mình cũng như quyền được
đưa ra ý kiến về một số vấn đề được quan tâm trong cộng đồng, xã hội”.
Như vậy, trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động kinh doanh thương mại là một trong
những hoạt động nổi trội, là điều kiện tiền đề thúc đẩy cho nhiều lĩnh vực khác phát

triển. Song, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì những mâu thuẫn, xung đột trong
các mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước là điều không thể tránh khỏi. Khi đó, tùy
theo mức độ của sự việc và sự thiện chí mà các bên có thể lựa chọn một trong những
phương thức giải quyết tranh chấp sau để giải quyết vấn đề đó là: thương lượng, hòa
giải, trọng tài và tòa án.
Cho tới thời điểm hiện tại, không có một phương thức nào được coi là tối ưu nhất.
Tuy nhiên với những đặc điểm nổi trội về sự linh hoạt, mềm dẻo, nhanh chóng, hạn chế
kinh phí cũng như việc đảm bảo uy tín cũng như các bí mật kinh doanh, các mối quan
hệ hợp tác mà tố tụng bằng Trọng tài thương mại là hình thức đang ngày càng được
thừa nhận và lựa chọn một cách rộng rãi. Với những quy định của tố tụng trọng tài
thương mại, các bên có thể dễ dàng giải quyết tranh chấp một cách tự do, thiện chí
những cũng không kém phần nghiêm ngặt, chặt chẽ. Trong đó, chế định mất quyền
phản đối đòi hỏi các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp sẽ phải chủ động hơn dựa
trên thiện chí và sự thỏa thuận.

15


Chương 2: CHẾ ĐỊNH MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI TRONG TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ
VỀ CHẾ ĐỊNH MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG
TÀI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010
2.1. Chế định mất quyền phản đối trong tố tụng trọng tài thương mại
2.1.1. Quy định pháp luật về chế định mất quyền phản đối
Mất quyền phản đối được dịch từ tiếng Anh là “Lose of the right to object” theo
Luật Trọng tài của nước Anh (Arbitration Act 1996 (AA 1996)) hay còn được hiểu
theo một thuật ngữ tiếng Anh cổ có nguồn gốc từ Pháp là “Estoppel”.
Trong bài phân tích “Hiểu như thế nào về nguyên tắc "giữ nguyên hiện trạng" ở
Biển Đông?”, Tiến sĩ Trần Công Trục có giải thích:
“Thuật ngữ này xuất hiện dựa trên từ chữ Estoupail tiếng Pháp, estopper và tiếng

La tinh là 'stupa'. Chữ "estoppel" được Từ điển Collins của nước Anh định nghĩa như
sau: "Estoppel" là quy tắc về bằng chứng, theo đó, một cá nhân không được phép phủ
nhận sự thật về điều mà trước đây người này đã tuyên bố hoặc về những sự kiện mà
người này cho là có thật.”12 (Sự thật ở đây có thể được xác định bởi quyết định của
Tòa án, đạo luật hay hành động, văn bản, phát ngôn của một bên khác.)
Nói cách khác, estoppel – mất quyền phản đối – là một thuật ngữ pháp lý, là chế
định ngăn chặn các bên thay đổi một sự việc được cho là sự thật không thể thay đổi.
Theo đó, bên mất quyền phản đối sẽ bị coi là “estopped”, nghĩa là bị ngăn chặn, loại
trừ quyền được thực hiện những hành vi như tranh luận hoặc đưa ra những chứng cứ có
liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Xem: TS. Trần Công Trục (2014), TS Trần Công Trục nói rõ nguyên tắc trước sau như một về “Biển Đông”,
Nguồn: />12

16


►Quy định theo nguyên tắc luật quốc tế.
Trong luật pháp quốc tế, chế định mất quyền phản đối có thể được công nhận
thành nhiều loại như:
Thứ nhất, Equitable estoppel (Mất quyền phản đối dựa trên tính hợp lý, sự công
bằng vô tư).
Theo pháp luật của nước Anh thì loại nguyên tắc này tồn tại dưới hai hình thức:
promissory estoppel (mất quyền phản đối dựa trên bằng chứng về lời hứa) and
proprietary estoppel (mất quyền phản đối dựa trên bằng chứng về tài sản).
Promissory Estoppel – “The doctrine of promissory estoppel prevents one party
from withdrawing a promise made to a second party if the latter has reasonably relied
on that promise”.13
“Reliance-Based Estoppel – involves the reliance of one party on something the
other party said or did. This is also known as “Promissory estoppel.”14

Nguyên tắc này còn được biết đến với thuật ngữ “Reliance-Based Estoppel” theo
hệ thống pháp luật của Mỹ. Nguyên tắc này được xác định dựa trên nền tảng sự tín
nhiệm của một bên đối với phát ngôn, hành động của bên còn lại. Promissory estoppel
ngăn không cho một bên rút lại lời hứa nếu đối phương có lý do để tin vào điều đó.
Để một sự việc được xem là Reliance-Based Estoppel, năm yếu tố cơ bản sau
phải được chứng minh: (1) Chứng cứ có được phải chứng minh bên đã thực hiện lời
tuyên bố có ý định thuyết phục bên bị hại hành động dựa trên những gì mà họ đã nói
hay đã hứa; (2) Bên chịu thiệt hại phải chứng minh được việc họ thực hiện dựa trên lời
nói hay lời hứa của đối phương là có căn cứ và hợp lý. (3) Hành động được thực hiện
bởi bên bị thiệt hại phải hợp lý hoặc việc bên bị thiệt hại thực hiện hành động phải nằm
trong dự tính của bên thực hiện lời nói hay lời hứa. (4) Bên bị thiệt phải phải chứng
minh họ có thể sẽ chịu thiệt hại, tổn thất nếu bên thực hiện lời nói, lời hứa từ chối

13

Wikipedia, the free encyclopedia, Estoppel, Nguồn: />
14

Xem chi tiết tại bài viết: Estoppel, Nguồn />
17


×