Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Mua bán hàng hóa quốc tế theo hiệp định thương mại song phương giữa việt nam và hoa kỳ năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.35 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI SONG PHƢƠNG
GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ NĂM 2000

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI SONG PHƢƠNG
GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ NĂM 2000
Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS BÀNH QUỐC TUẤN
Sinh viên thực hiện

: ĐỖ THỊ BẢO VIỆT


MSSV: 1511271579

Lớp: 15DLK03

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nội dung trong khóa luận này, trước hết em xin gửi đến cán bộ;
quý thầy, cô giáo trong khoa Luật trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh lời
cảm ơn chân thành về mọi công tác hỗ trợ.
Đặc biệt, em xin gửi đến PGS.TS Bành Quốc Tuấn, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, định hướng cho em từ những bước đầu tiên và cơ bản nhất cho đến
khi hoàn thành nội dung bài nghiên cứu này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Đồng thời em xin cảm nhà trường, gia đình đã tạo cho em có cơ hội được trải
nghiệm và mở rộng hơn kiến thức có được từ các buổi học. Qua quá trình thu thập
tài liệu và rút ra những đánh giá của bản thân về những vấn đế có liên quan đến nội
dung nghiên cứu, em nhận ra được sự thú vị và nhiều điều bổ ích hơn khi bản thân
chuyên tâm và có đầu tư vào một khía cạnh kiến thức liên quan đến ngành học.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, việc hoàn thiện nội dung này em không
tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy và
quý thầy (cô) khi xem qua nội dung.

Sinh viên

Đỗ Thị Bảo Việt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Đỗ Thị Bảo Việt,


MSSV: 1511271579

Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt nghiệp
này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và
theo đúng qui định);
Nội dung trong khoá luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và
pháp luật.

Sinh viên

Đỗ Thị Bảo Việt


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng việt của

Cụm từ
Nguyên văn cụm từ viết tắt
viết tắt

cụm từ viết tắt

AGOA

African Growth and Opportunity Act

Đạo luật cơ hội và tăng
trưởng châu Phi


ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

ATPA

Andean Trade Preference Act

Luật ưu đãi thương mại
Andean

CBI

Caribbean Basin Initiative

Sáng kiến Khu vực Lòng
chảo Caribê

DOC

United States Department of Commerce

Bộ Thương mại Hoa Kỳ

DSB


Dispute Settlement Body

Cơ quan giải quyết tranh
chấp trong WTO

EC

European Commission

Ủy ban các cộng đồng châu
Âu

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FDA

Food and Drug Administration

Cục Quản lý Thực phẩm và
Thuốc Hoa Kỳ

FHSACT

FederalHazardous Substances Act

Luật Liên bang về chất Độc

hại

FSMA

Food Safety Modernization Act

Luật Hiện đại hóa an toàn
thực phẩm

FTA

Free trade agreement/Free trade area

Hiệp định thương mại tự
do/Khu vực mậu dịch tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

HACCP

Hazard Analysis and Critical Control
Points

Phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn
Chương trình Bảo tồn Cá

heo Quốc tế

IDCP
IMF
JPAC

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Joint POW/MIA Accounting Command

Hỗn hợp Tìm kiếm Tù binh
và Quân nhân Mất tích của
Mỹ


Nghĩa tiếng việt của

Cụm từ
Nguyên văn cụm từ viết tắt
viết tắt

cụm từ viết tắt

MFN

Most Favoured Nation

Tối huệ quốc


MMPA

Marine Mammal Protection Act

Đạo luật Bảo vệ động vật
có vú biển

NAFTA

North American Free Trade Agreemen

Hiệp định Mậu dịch Tự do
Bắc Mỹ

Non-MFN

Non- Most Favoured Nation

Phi Tối huệ quốc

NT

National Treatment

Nguyên tắc đối xử quốc gia

NTBs

Non-Tariff Barriers


Hàng rào phi thuế quan

NTR

Normal Trade Relations

Quy chế Quan hệ Thương
mại Bình thường
Tìm kiếm tù binh chiến
tranh/Mất tích trong chiến
tranh

POW/MIA
USD

United States dollar

Đô-la Mỹ

USDA

United States Department of
Agriculture

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VEF

Vietnam Education Foundation


Quỹ Giáo dục danh cho
Việt Nam

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế
giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài .......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 3
Chƣơng 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI SONG PHƢƠNG GIỮA VIỆT NAM - HOA KỲ
NĂM 2000 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA ............................................................... 4
1.1. Bối cảnh ra đời ............................................................................................... 4
1.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa - tác nhân quan trọng trong việc hình thành quan
hệ thương mại thế giới ....................................................................................... 4
1.1.2. Quá trình đổi mới của Việt Nam.............................................................. 8
1.1.3. Quan hệ song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ .................................... 11
1.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam Hoa Kỳ năm 2000 về mua bán hàng hóa ............................................................. 13
1.2.1. Chính sách ưu đãi về thuế và phí ........................................................... 13
1.2.2. Chính sách hỗ trợ thương mại quốc tế ................................................... 15

1.2.3. Nguyên tắc sử dụng đồng tiền và các hình thức thanh toán trong giao
dịch mua bán hàng hóa quốc tế theo Hiệp định thương mại song phương giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2000 ...................................................................... 20
1.3. Ý nghĩa của Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
năm 2000 đối với hoạt động mua bán hàng hóa của Việt Nam. .......................... 21
1.3.1. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ . 22
1.3.2. Cơ sở để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong nước liên quan
đến thương mại hàng hóa ................................................................................ 23
1.3.3. Cơ sở pháp lý giúp Việt Nam hội nhập với quốc tế ............................... 24
Chƣơng 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI SONG PHƢƠNG GIỮA VIỆT NAM – HOA KỲ NĂM 2000
VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ............................................................. 26


2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của chính sách thuế xuất nhập khẩu ........... 26
2.1.1. Phân tích các quy định của chính sách thuế xuất nhập khẩu .................. 26
2.1.2. Thực tiễn áp dụng và ví dụ điển hình các quy định của chính sách thuế
xuất nhập khẩu của hai quốc gia ...................................................................... 28
2.1.3. Hạn chế về thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa so với những thỏa
thuận thương mại về thuế trong hiệp định ....................................................... 33
2.2. Thực tiễn áp dụng chính sách ưu đãi về phí đối với hàng hóa nhập khẩu so
với hàng hóa nội địa ............................................................................................ 34
2.2.1. Phân tích các quy định của chính sách ưu đãi về phí đối với hàng hóa.. 34
2.2.2. Thực tiễn áp dụng và ví dụ điển hình các quy định của chính sách ưu đãi
về phí đối với hàng hóa ................................................................................... 35
2.2.3. Hạn chế về phí đối với hàng hóa nhập khẩu so với những ưu đãi có liên
quan đến phí được thể hiện trong hiệp định ..................................................... 36
2.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp hạn chế rào cản thương mại...................... 37
2.3.1. Phân tích các quy định về những biện pháp hạn chế rào cản thương mại
......................................................................................................................... 37

2.3.2. Thực tiễn áp dụng và ví dụ điển hình các biện pháp hạn chế rào cản
thương mại ...................................................................................................... 43
2.3.3. Hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp hạn chế rào cản thương mại 46
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 53
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ................................................................................... 53
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH .................................................................................. 56


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là bước phát
triển đầu tiên, bắt nguồn cho những thỏa thuận ký kết sau này. Năm 1995, Việt Nam
nộp đơn xin gia nhập tổ chức WTO, do đó phải tiến hành các cuộc đàm phán bao
gồm đàm phán song phương và đa phương, hiệp định song phương giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ là một trong những giai đoạn của quá trình gia nhập WTO của Việt
Nam. Theo nguyên tắc, thông qua các cuộc đàm phán song phương nhằm xác định
lợi ích mà các thành viên trong tổ chức WTO nhận được từ quốc gia xin gia nhập.
Trước đó, Mỹ đã từng là quốc gia thực hiện chiến tranh ngay trên lãnh thổ Việt
Nam và để lại hậu quả nặng nề. Tuy nhiên sau ngày giải phóng, đi theo công cuộc
đổi mới của thế giới, Việt Nam “gác” lại những xung đột trong quá khứ, thiện chí
lập lại quan hệ bình thường với Mỹ. Tuy nhiên, đáp trả lại là sự thờ ơ, lợi dụng tình
hình bất ổn diễn ra đối với Việt Nam để thi hành chính sách cấm vận. Vào thời điểm
đó, Đảng và nhà nước đã nhìn nhận thực tế vấn đề, quyết tâm đổi mới, đặc biệt là
vào đại hội Đảng VI (12-1986), quyết tâm đặt lại quan hệ ngoại giao với các nước
láng giềng, xóa bỏ cái nhìn định kiến của bạn bè thế giới. Vào năm 1991, sau những
tranh chấp liên quan đến các quần đảo ngoài biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc
tuyên bố bình thường hóa quan hệ sau một tuyên bố được ký kết. Cũng vào năm đó,
trong một cuộc đàm phán diễn ra tại New York, lộ trình về mối quan hệ bình
thường giữa Việt Nam với Hoa Kỳ được xác lập và tới năm 1994, Tổng thống Bill

Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa
hai quốc gia. Đây được xem như dấu mốc quan trọng đánh dấu việc gần 20 năm, kể
từ khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể ngồi chung một bàn đàm
phán. Bàn về hiệp định này là nói đến những vấn đề thương mại hàng hóa, sở hữu
trí tuệ, thương mại dịch vụ, đầu tư - kinh doanh. Kể từ khi hiệp định có hiệu lực,
thương mại hai chiều Việt Nam - Mỹ đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 (năm Hoa
Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam) lên 1,4 tỉ USD năm 2001 (năm trước khi
hiệp định có hiệu lực) và chính thức đạt 50,8 tỉ USD vào cuối năm 2017. Tính riêng
trong 2017, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị
giá 41,6 tỉ USD sang thị trường Mỹ, trong khi lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ chỉ
đạt 9,2 tỉ USD. Nhờ vậy, Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất mà Việt Nam xuất
siêu trong năm 2017. Chỉ nhìn những con số thống kê trong báo cáo tài chính của
thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ, có thể nói, càng ngày hai nước càng hỗ trợ nhau
1


thúc đẩy mối quan hệ thương mại, tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực. Chính vì lẽ
đó, nội dung đề tài này sẽ có cái nhìn sâu sát hơn lý do tại sao Việt Nam lại chọn
con đường đổi mới, tình hình thế giới có những tác động gì đến việc bình thường
hóa quan hệ với Hoa Kỳ để đi đến ký kết hiệp định thương mại song phương, từ đó
tìm hiểu được những nội dung trong Hiệp định liên quan đến hoạt động mua bán
hàng hóa giữa hai quốc gia, chi tiết nhất vẫn là việc nghiên cứu các chế định liên
quan đến thuế, phí và các rào cản thương mại.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Căn cứ vào nội dung của hiệp định, đưa ra những phân tích chi tiết hơn về các
quy định liên quan đến thuế xuất nhập khẩu, phí hàng nội địa dưới góc nhìn của
người Việt Nam. Đồng thời chỉ dẫn ra những ví dụ thực tế nhất được đề cập công
khai trên các diễn đàn để hiểu hơn những vấn đề phát sinh trong hoạt động mua bán
hàng hóa liên quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước những rào cản thương mại.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thế giới tác động trực tiếp đến
Việt Nam vào thời điểm sau khi giải phóng dân tộc và trước khi ký hiệp định
thương mại song phương với Hoa Kỳ, cùng với đó là các quy định của hiệp định
thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động mua
bán hàng hóa.
Do phạm vi nghiên cứu của một khoá luận tốt nghiệp và khả năng của bản
thân người nghiên cứu còn hạn chế, khi đi vào thực tiễn các chế định được áp dụng
đã ưu tiên nghiên cứu ba vấn đề chính liên quan: thuế, phí và một số rào cản thương
mại nhất định. Với phạm vi của từng vấn đề, do không thể tiếp cận được hết các quy
định pháp luật có liên quan ở Hoa Kỳ nên sẽ tiến hành đánh giá dựa trên pháp luật
Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng các
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, liệt kê… Ngoài ra, còn lấy những số liệu,
tình huống từ thực tiễn để chứng minh và làm rõ vấn đề.

2


5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khoá luận gồm hai chương:
Chương 1: Bối cảnh ra đời và những nội dung cơ bản của Hiệp định thương
mại song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 về mua bán hàng hóa.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của hiệp định thương mại song
phương giữa Việt Nam – Hoa Kỳ về mua bán hàng hóa quốc tế.

3



Chƣơng 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI SONG PHƢƠNG GIỮA VIỆT NAM HOA KỲ NĂM 2000 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1. Bối cảnh ra đời
1.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa - tác nhân quan trọng trong việc hình thành
quan hệ thương mại thế giới
Một trong những cách giải thích được biết đến về thuật ngữ toàn cầu hóa là
hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế,
tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc
gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu1. Theo
đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không
gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới.
Toàn cầu hóa trở thành một khái niệm không còn xa lạ gì đối với mỗi quốc gia,
được biết đây là thuật ngữ được đưa vào sử dụng rộng rãi từ những năm 1950 và là
mục tiêu phát triển chung của thế giới. Cũng giải thích cho cụm từ trên, là một quá
trình biến các vùng miền, các cộng đồng người khác nhau từ trạng thái biệt lập, tách
rời nhau thành một trạng thái khác về chất, bằng sự liên kết gắn bó thành một thể
thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu2. Khi đó, một sự kiện, một hiện tượng, một
vấn đề xảy ra ở vùng miền này, ở cộng đồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác động
tới các vùng miền, các cộng đồng người khác trên quy mô toàn thế giới. Dù được
dẫn chứng khá nhiều cách giải thích, nhưng có thể hiểu toàn cầu hóa là một quy
chuẩn bắt buộc, các quốc gia hạn chế “đóng”, tích cực “mở” để tiếp nhận sự tác
động tích cực của các nhân tố trong quá trình diễn ra công cuộc đổi mới.
Thứ nhất, toàn cầu hoá chịu sự tác động của cuộc cách mạng của khoa học
công nghệ. Có nhận xét rằng: tồn tại một sự khác biệt rõ rệt trong cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật và khoa học - công nghệ trước đây với những năm nửa sau của

1

Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên) (2013), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Đại học
KHXH&NV TPHCM - Khoa QHQT

2

Nguyễn Thị Đào, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Trung tâm TTKH&CNQG

4


thế kỷ XX và thế kỷ XXI hiện nay3. Tên gọi của hai giai đoạn đã thể hiện rõ được
con đường mà thế giới đang đi tới. Giống như các bước tiến về khoa học kỹ thuật
trong lịch sử, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX bắt nguồn từ những nhu
cầu càng lúc càng tăng cao của con người trong suốt tiến trình lịch sử, trong khi sức
lực và khả năng của con người có hạn không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu ngày
càng tăng ấy, đồng thời tài nguyên thiên nhiên, vật liệu tự nhiên về số lượng và tính
chất cũng có giới hạn, không thể đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh trong cuộc
sống. Hơn thế nữa, trong cuộc sống hiện đại, các vấn đề về cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, bùng nổ dân số, chiến tranh càng ngày càng cấp bách đòi hỏi những bước
phát triển kịp thời của kỹ thuật, công nghệ để khắc phục những khó khăn và đáp
ứng các đòi hỏi ngày càng gắt gao nhân loại. Đồng thời, do sống gắn bó chặt chẽ
với các hiện tượng tự nhiên (gió, bão, mưa, sấm chớp, lũ lụt, động đất,...) và chịu
nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực từ chúng, con người buộc phải đẩy mạnh việc
nghiên cứu khoa học để hiểu rõ về tự nhiên nhằm khắc phục các tác hại và tận dụng
các thuận lợi của tự nhiên cho mình. Những tiến bộ của thế giới trong giai đoạn này
bắt nguồn từ nhu cầu và thực tại. Tức, việc xã hội đang cần gì và đang có gì chính là
nguồn lực làm nên những cuộc cách mạng, bao gồm các lĩnh vực tin học, sinh học,
năng lượng,..
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ giữa thế kỷ XX cũng đã có nền tảng
vững chắc từ những phát triển mang tính bước ngoặt về khoa học từ cuối thế kỷ
XIX và đầu thế kỷ XX, như lý thuyết nguyên tử hiện đại, cấu trúc về nguyên tử,
thuyết tương đối và các thành tựu nổi bật khác trong vật lý, sinh học, hóa học,... Rất
nhiều các phát minh lớn của thế kỷ XX như bán dẫn, tia laser, năng lượng hạt nhân,

máy tính điện tử,... đều có liên quan đến những thành tựu khoa học này. Cũng cần
phải kể đến hai sự kiện có tác dụng thúc đẩy việc đi sâu vào nghiên cứu khoa học.
Thứ nhất, đó là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) nằm trong giai
đoạn từ thập niên 1940 đến giữa thập niên 1970, nó đặt ra yêu cầu phát triển các
phương tiện chiến tranh tối tân hơn nhằm nâng cao tính cơ động, xây dựng mạng
lưới chỉ huy và thông tin liên lạc hiệu quả cùng những vũ khí có sức sát thương lớn
(bom nguyên tử, tên lửa). Và thứ hai, đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã gây
ra sự khủng hoảng toàn diện về cả kinh tế lẫn chính trị, đặt ra nhiều vấn đề cần phải

3

Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên), Quá trình đổi mới
tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay (Sách chuyên khảo), Học viện chính trị - hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2009

5


giải quyết trong đó có việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật theo chiều sâu
nhằm giải quyết khủng hoảng và tiếp tục phát triển4.
Để đánh giá chính xác về việc Việt Nam hội nhập chung với xu thế của nhân
loại thì sự tác động của toàn cầu hóa ở giai đoạn sau là ảnh hưởng rõ rệt nhất. Giai
đoạn nửa sau thế kỷ XX, cụ thể là những năm 70 trở đi đến nay, chính xác là sự
phát triển của cuộc cách mạng mang tên khoa học - công nghệ. Giai đoạn này không
còn tồn tại sự tách bạch giữa các giai đoạn nghiên cứu, phát minh khoa học đến việc
đưa tiến bộ kỹ thuật và tính ứng dụng vào thực tiễn mà là việc đồng thời mang
những thành quả khoa học công nghệ áp dụng trực tiếp vào đời sống sản xuất, thậm
chí nó có sức ảnh hưởng quy mô toàn cầu. Là sự tác động không chỉ vào thế giới vật
chất tồn tại trên mỗi quốc gia, mà đời sồng tinh thần của con người cũng có những
thay đổi đáng kể. Nếu giai đoạn cách mạng kỹ thuật trước chú trọng tính “an toàn”

của nghiên cứu lý thuyết trước khi đưa vào ứng dụng đại trà thì với giai đoạn cách
mạng sau này, khoa học - công nghệ được đưa vào ứng dụng trực tiếp, rút ngắn quá
trình.
Trước đây tiến bộ kỹ thuật làm nên những bước phát triển tạo đà cho lực
lượng sản xuất tăng lên, thì giờ đây khoa học - công nghệ góp phần cho sự tiến bộ
trong nền văn minh mới của loài người. Như đã đề cập ở trên, việc thay đổi nội
dung cơ bản của khoa học và tính chất công nghệ chính là việc hình thành một xã
hội thông tin - xã hội được tạo nên bởi sự liên kết giữa tin học và viễn thông5. Chính
vì thế mà các công cụ, máy móc sử dụng trong sản xuất sẽ trở nên nhỏ gọn và có
khả năng thay thế cao, bởi công nghệ là sự phát triển không có điểm dừng, nếu
không cải tiến thì đây là nguyên nhân khiến con đường toàn cầu hóa, hội nhập bị
gián đoạn.
Do đó có thể thấy, đổi mới phải là một quá trình có kế hoạch chiến lược và
ngày càng tiến bộ hơn khi con người biết kết hợp giữa việc phát triển thế giới song
song với phát triển môi trường. Không thể phủ nhận rằng, trong giai đoạn cách
mạng khoa học - kỹ thuật, con người tận dụng tối đa nguồn lực khai thác tài nguyên

4

Lê Phụng Hoàng (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục Thành phố Hồ Chí
Minh 1999
5

Tô Huy Rứa, .Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên), Quá trình đổi mới
tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay (Sách chuyên khảo), Học viện chính trị - hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2009

6



thiên nhiên, đến giai đoạn cách mạng công nghệ thì vấn đề này đã được hạn chế. Ví
như Hàn Quốc, vào đầu thập kỷ 60, tức là vào thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa, tỷ
trọng nông nghiệp chiếm khoảng 40% GDP và trên 50% lao động, thì giữa thập kỷ
80, giảm xuống còn khoảng từ 10 - 15% GDP và từ 10 - 20% trong lao động xã hội,
đến năm 1998 thì chỉ còn 4,8% trong GDP và 9% trong lao động xã hội. Như vậy là
trong vòng 30 năm, Hàn Quốc đã giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế của
họ đạt tới cái chuẩn để trở thành một nước công nghiệp. Hoặc như Malaysia, trong
vòng 20 năm, từ 1976 đến 1997, tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp từ 26,8 giảm
xuống còn 12,1%. Cũng trong thời gian ấy, Indonesia từ 29,7% giảm xuống còn
16%, Philippines từ 29,3% giảm xuống còn 18,7%6.
Thứ hai, toàn cầu hóa là chính là công cụ giúp các nền văn hóa trên thế giới có
cơ hội được giao lưu, đối thoại với nhau. Theo quan niệm của Uỷ ban châu Âu đưa
ra, toàn cầu hóa là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều
nước khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau
không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế – thương mại, mà còn xuất hiện ở những
vấn đề khác như tình trạng ấm lên toàn cầu của trái đất, hay các làn sóng tội phạm
và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia7…Những vấn đề này đòi hỏi các quốc gia
cần phải thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa, không
một quốc gia nào có thể tránh được những tác động này, và càng không thể một
mình giải quyết được những vấn đề đó. Do đó khi đề cập về bản chất của toàn cầu
hóa chính là việc rút ngắn khoảng cách, ranh giới giữa các vùng, những vấn đề nóng
bỏng có ảnh hưởng trở thành vấn đề chung cần khắc phục.
Thực tế những tiến bộ khoa học - công nghệ thuộc về ưu thế của chủ nghĩa tư
bản, đặc biệt là Mỹ, và toàn cầu hóa không thể thoát ra khỏi tính chất của chủ nghĩa
tư bản, chí ít, Việt Nam là một quốc gia kinh qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản. Bất kì
động thái phát triển nào cũng đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Không phủ nhận
việc đi lên cùng tiến bộ của thế giới sẽ phần nào tác động mạnh vào nhìn nhận đánh
giá của từng quốc gia khu vực, bắt buộc phải bước vào tiến trình hội nhập đó, tuy

6


Báo cáo đọc tại Hội thảo Mùa Hè ở Đại học New York từ ngày 7 đến 11 tháng 7 năm 2000

7

Tô Huy Rứa, .Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên), Quá trình đổi mới
tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay (Sách chuyên khảo), Học viện chính trị - hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2009

7


nhiên, hậu quả là bất công, là bất bình đẳng xã hội, mang đặc trưng của chủ nghĩa tư
bản, lợi ích không trải đều cho các quốc gia và dân tộc.
Trong xu thế toàn cầu hóa, các yếu tố làm nên biến động đời sống chính trị
liên quan đến mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh, song phương và đa phương, vì lẽ
đó mà ngay cả các nước dù ở trình độ cao đến chậm phát triển cũng phải tranh thủ
thời cơ để thúc đẩy phát triển8. Trong giai đoạn này, một bên chủ nghĩa tư bản phồn
thịnh nhờ thế mạnh về khoa học - công nghệ thì một bên xã hội chủ nghĩa đang lâm
vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Nhận thức được việc con đường duy nhất của
phát triển là cải cách và mở cửa, hội nhập với thế giới để có một chỗ đứng vững
chắc. Khi hai hệ thống chủ nghĩa đang tồn tại đối lập và hình thành nên trật tự hai
cực thế giới, trong những năm 90 của thế kỷ XX, việc khủng hoảng ở Đông Âu và
Liên Xô đã manh nha cho sự sụp đổ một phần của hệ thống xã hội chủ nghĩa9. Động
thái này chấm dứt trật tự hai cực Yalta và ảnh hưởng quan trọng đến chính sách đối
ngoại của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Từ đây, xu thế toàn cầu hóa càng ngày
càng rõ nét hơn, bởi thế giới đang tập trung khắc phục hậu quả của khủng hoảng về
tài chính cũng như kinh tế. Các tổ chức thế giới như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày càng ra sức
mở rộng phạm vi tham gia của các nước trên thế giới, nhằm tạo sợi dây liên kết, hỗ

trợ nhau trong cùng một tổ chức.
1.1.2. Quá trình đổi mới của Việt Nam
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam bước sang giai đoạn đổi mới và
phát triển. Lịch sử kinh tế Việt Nam giai đoạn 1976-1986 hay còn gọi là thời kỳ bao
cấp là giai đoạn áp dụng mô hình kinh tế cũ ở miền Bắc cho cả nước sau khi thống
nhất và đồng thời là giai đoạn của những tìm tòi để thoát khỏi mô hình này.
Để nói về chính sách đổi mới của Việt Nam sau giải phóng phải trải qua các
giai đoạn thực hiện công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại đại hội lần thứ IV
năm 1976 và đại hội lần thứ V năm 1982 của Đảng. Đây là giai đoạn được đánh giá
thực hiện bước chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, thực hiện phát huy quyền làm
8

Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên), Quá trình đổi mới
tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay (Sách chuyên khảo), Học viện chính trị - hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2009
9

Vũ Dương Ninh, Quan hệ đối ngoại Việt Nam năm 1940 - 2010, Nhà xuất bản chính trị quốc gia

8


chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách
mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và
văn hoá. Trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp
hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền sản xuất lớn
xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không
ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính

trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống
nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế
giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội10.
Tuy nhiên, đây có được xem là kế hoạch nằm ngoài tầm thực hiện, khi mà hai
cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ để lại hậu quả nặng nề về người và của gây chia
rẽ sâu sắc về chính trị, cũng như tác động xấu đến kinh tế đối với cả Việt Nam và
Mỹ, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo các thống kê, số người Việt
Nam bị thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam là từ 2 đến 5 triệu, hàng triệu người
khác tàn tật và bị thương. Những người sống sót tiếp tục phải đối mặt với các vấn
đề nghiêm trọng và lâu dài về kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe và tâm lý mà
cuộc chiến đã gây ra, trong đó có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao nhất thế giới bởi chất
độc hóa học. Chỉ riêng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ mà để lại hậu quả
nặng nề ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tổ chức, quản lý và hoạch định đường
lối vực dậy nền kinh tế.
Sau sự kiện giải phóng miền Nam năm 1975, Việt Nam thể hiện rõ thái độ
thiện chí không muốn thù địch, tỏ rõ ý định muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với
Hoa Kỳ cùng với đó là tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và các
nước trong khối ASEAN. Đây được xem như một bước chuyển mình rõ rệt so với
việc hình thành hệ thống chính trị khép kín, vì thực tế yếu tố ngoại giao quyết định
một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế.
Một sự kiện được cho là dấu mốc quan trọng cho việc Việt Nam tiến vào con
đường đổi mới, sau nhiều lần bị phủ quyết bởi các Uỷ viên thường trực Hội đồng
10

Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên), Quá trình đổi mới
tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay (Sách chuyên khảo), Học viện chính trị - hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2009

9



Bảo an, trong đó có Hoa Kỳ. Vào ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức gia nhập
Liên Hiệp Quốc dưới sự đồng thuận của Hoa Kỳ sau ngày Việt Nam gửi thông điệp
muốn duy trì quan hệ với nhau. Tuy nhiên tại thời điểm này, Hoa Kỳ bắt tay với
Trung Quốc chống Liên Xô, đồng thời đề nghị “chậm lại” quan hệ bình thường hóa
quan hệ với Việt Nam và can thiệp vào các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và
Trung Quốc trong vấn đề đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, cùng với việc Việt Nam
chi viện cho Campuchia tránh khỏi nguy cơ diệt chủng bởi Khơme Đỏ. Hơn nữa,
nguồn viện trợ đến từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũng giảm dần, các
nước trong ASEAN cũng bị lôi vào cuộc.
Cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, Mỹ tiến hành chính sách cấm vận đối với
Việt Nam nhằm hạn chế quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, thương mại, vũ khí,
năng lượng, đi lại vận chuyển hàng hóa (bằng hàng không hay đường biển), khoa
học kỹ thuật11. Ngay thời điểm đó, Mỹ được xem là một cường quốc có khả năng
gây sức ép đến nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới, buộc các nước
phương Tây phải tuân theo. Từ đó, hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới
bị ảnh hưởng, trong khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh và chưa phục hồi lại,
nền kinh tế ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đáng chú ý nhất vào tháng 12-1978 ở
Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình thực hiện cuộc cải cách liên quan đến việc hiện đại
hóa công nghiệp, quốc phòng, khoa học kỹ thuật và nông nghiệp. Đồng thời thực
hiện việc mở cửa thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây.
Thành tựu mà Trung Quốc đạt được trong giai đoạn 20 năm kể từ 1978 là GDP đạt
9% trong khi thế giới chỉ đạt 3,7%/năm. Chính điều này đã tác động một phần
không nhỏ vào cách nhìn nhận đánh giá của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ trên thế giới là điều kiện để Việt Nam mở rộng tư duy,
chủ động linh hoạt ứng phó với thời cuộc, tận dụng đây là bước đệm để cùng với đà
phát triển của thế giới. Đổi mới ở Việt Nam chính là thời cơ lớn, mặc dù vậy, khả
năng phát triển thực tế của mỗi quốc gia là khác nhau. Do đó Đảng và Nhà nước đã
nghiêm túc tự phê bình khi nóng vội trong việc thực hiện chủ trương cơ cấu kinh tế
và các vấn đề chính trị - xã hội khác với kế hoạch mang tính chắp vá.

Dấu mốc quan trọng cho sự nghiệp đổi mới thành công của Việt Nam tại Đại
hội Đảng VI tháng 12-1986 - Đại hội của đổi mới. Đảng đã đặt ra những kế hoạch
cụ thể và chi tiết nhất, có thể nói đến là chủ trương đẩy mạnh và mở rộng quan hệ
11

Vũ Dương Ninh, Quan hệ đối ngoại Việt Nam năm 1940 - 2010, Nhà xuất bản chính trị quốc gia

10


với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, chủ động hội nhập
về nền kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng, độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có
lợi, mềm dẻo hơn trong quan hệ ngoại giao, nhằm đẩy lùi vòng bao vây và cấm vận
đối với kinh tế quốc gia. Đối với việc đổi mới đất nước về vấn đề kinh tế cũng là
trăn trở, bởi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là việc một quốc gia phải xây dựng
kinh tế theo hướng có kế hoạch. Trong khi có những nhận định cho rằng kinh tế thị
trường là nền kinh tế tiêu cực đại diện cho chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên việc thực
hiện đổi mới và mở cửa là áp dụng một cơ chế thị trường có kế hoạch giúp Việt
Nam hòa nhập chung với xu thế thế giới. Kế hoạch đó là việc giải quyết khúc mắc
trong mối quan hệ Việt Nam và láng giềng, thứ hai là mở cửa hội nhập với xu thế
chung của khu vực và thế giới. Trong số những vấn đề về quan hệ trong khu vực,
Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc về việc tuyên bố bình thường hóa quan hệ Việt
- Trung, rút quân đội tại Campuchia về nước xoá tan việc nghi ngờ Việt Nam xâm
lược. Về mối quan hệ trên diện rộng, với Hoa Kỳ đã bắt đầu những đàm phán, nới
lỏng lệnh cấm vận, với các tổ chức khu vực khác như như Việt Nam với Cộng đồng
châu Âu (EC), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thiết lập và
nhiều tổ chức khôi phục quan hệ lại với Việt Nam12.
1.1.3. Quan hệ song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ
Tháng 07-1995 quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ mở sang một trang mới vào thời
điểm lệnh cấm vận được bãi bỏ, hai nước mở văn phòng liên lạc, tiến hành những

cuộc ghé thăm đầu tiên, kể từ khi bình thường hóa quan hệ của các nguyên thủ quốc
gia hai nước. Quan hệ kinh tế - thương mại là lĩnh vực phát triển nhanh đầy ấn
tượng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Dưới đây nêu lên một số đánh giá chung
từ Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam:
Quan hệ kinh tế - thương mại: Hai nước đã ký kết một số hiệp định đáng chú
về quyền tác giả, hợp tác về khoa học và công nghệ, hiệp định dệt-may, các thỏa
thuận đàm phán về kinh tế và kỹ thuật, về vận tải biển. Đáng chú ý nhất giúp mang
lại sự tăng trưởng vượt bậc kim ngạch xuất nhập khẩu là hiệp định thương mại song
phương. Năm 2004 đẩy số doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam sau
gần 5 năm có hiệu lực của hiệp định thương mại ở con số xấp xỉ 800 doanh nghiệp.
Năm 2009, Hoa Kỳ đã xuất khẩu 3,1 tỷ USD hàng hóa sang Việt Nam và nhập khẩu

12

Vũ Dương Ninh, Quan hệ đối ngoại Việt Nam năm 1940 - 2010, Nhà xuất bản chính trị quốc gia

11


12,3 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam. Tương tự, các công ty của Hoa Kỳ cũng tiếp
tục đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, chỉ riêng trong năm 2009, các doanh nghiệp tư
nhân của Hoa Kỳ đã cam kết đầu tư trực tiếp 9,8 tỷ USD vào Việt Nam. Mặc dù
trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại đã nảy sinh một số tranh chấp
do chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ như vấn đề cá tra, basa, tôm, hàng dệt...
Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác như khoa học-kỹ thuật, giáo dục - đào
tạo, y tế, lao động, văn hóa, nhân đạo: Hai bên đã thỏa thuận và ký văn bản về
những nguyên tắc hợp tác thực thi Quỹ giáo dục (VEF) dành cho Việt Nam. Nhiều
dự án và chương trình về y tế và chăm sóc sức khỏe đã được nỗ lực xây dựng và có
hiệu quả như chương trình 15 triệu USD phòng chống HIV/AIDS (2004), hợp tác
phòng chống dịch bệnh SARS. Tháng 6-2008, tàu y tế hải quân USNS Mercy đã

thăm Nha Trang và tiến hành điều trị cho hơn 11.000 bệnh nhân Việt Nam. Hai năm
sau chuyến thăm đầu tiên, vào tháng 6-2010, tàu USNS Mercy lại cập cảng Quy
Nhơn và đã điều trị y tế và nha khoa cho hàng ngàn người dân.
Đối với các vấn đề nhân đạo: Việt Nam thực hiện việc trao trả hài cốt, hỗ trợ
tìm kiếm những người Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam cũng như cả hai
bên tích cực hỗ trợ những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc màu da cam.
Tính đến 12-11-2010, vẫn còn 1.711 người Mỹ mất tích ở khu vực Đông Nam Á,
trong đó có 1.310 người bị mất tích tại Việt Nam. Từ năm 1973 đến năm 2010 đã
tìm được 935 người Mỹ, trong đó có 661 người được tìm thấy tại Việt Nam. Ủy ban
hỗn hợp về tìm kiếm tù nhân/người mất tích trong chiến tranh (POW/MIA), Bộ chỉ
huy Hỗn hợp Tìm kiếm Tù binh và Quân nhân Mất tích của Mỹ (JPAC) đã tiến
hành bốn giai đoạn tìm kiếm và điều tra chính thức tại Việt Nam. Trong quá trình
đó, các nhân viên quân sự và dân sự của Hoa Kỳ đã được đào tạo đặc biệt để điều
tra và đã tiến hành hàng trăm vụ khai quật để đảm bảo xác định một cách đầy đủ
nhất các trường hợp này. Một động thái nổi bật cho thấy sự hợp tác của Việt Nam là
việc cho phép các nhân viên JPAC tiếp cận không hạn chế vào các khu vực không
được tiếp cận trước kia. Và lần đầu tiên, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trả lại
các di vật liên quan đến POW/MIA Hoa Kỳ để đáp lại hành động tương tự từ phía
Hoa Kỳ. Tháng 6-2009, tàu khảo sát đại dương USNS Heezen đã tiến hành hoạt
động tìm kiếm tại bờ biển, tạo cơ sở cho việc khảo sát hàng trăm địa điểm máy bay
rơi dưới nước. Chính phủ Hoa Kỳ cũng mong muốn tiếp cận các tài liệu lưu trữ, liên
quan đến thiệt hại của phía Hoa Kỳ trên Đường Hồ Chí Minh trong thời gian chiến
tranh cũng như mở rộng tiếp cận đối với các tư liệu chiến tranh nói chung. Hoa Kỳ
12


coi việc kiểm tra đầy đủ người Mỹ mất tích và chưa được xác định tại Đông Dương
là một trong những ưu tiên hàng đầu với Việt Nam.
Quan hệ quốc phòng: Cả hai nước thực hiện các cam kết thỏa thuận giải quyết
hậu quả sau chiến tranh như rà phá bom mìn và các vấn đề khác nhằm giữ vững hòa

bình và mối quan hệ ổn định trên thế giới và khu vực. Tháng 10-2008, hai nước bắt
đầu tiến hành đối thoại thường niên về các vấn đề chính trị – quân sự và đối thoại
thường niên về hoạch định chính sách để tham khảo ý kiến của nhau về các vấn đề
chiến lược và an ninh trong khu vực. Tháng 8-2010, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ
Quốc phòng Việt Nam tiến hành vòng đối thoại quốc phòng cấp cao thường niên
đầu tiên, có tên gọi là đối thoại chính sách Quốc phòng.
Trong quan hệ song phương này, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ về nguồn
vốn trong tất cả các lĩnh vực hòa bình và an ninh sức khỏe, giáo dục và dịch vụ xã
hội, phát triển kinh tế, môi trường, hỗ trợ nhân đạo. Theo thống kê năm 2018, Hoa
Kỳ đã hỗ trợ số tiền ở mức trên 50 triệu USD, năm 2019 tới đây, theo kế hoạch vào
khoảng trên 76 triệu USD. Có thể nói đến thời điểm này, khi vết thương chiến tranh
được hàn gắn sau 23 năm kể từ ngày bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Hoa
Kỳ có những mối quan hệ hợp tác mang đến lợi ích đáng kể trên mọi mặt. Mặc dù
vấp phải một số trở ngại phát sinh trong các lĩnh vực, đặc biệt là những vụ tranh
chấp về các hoạt động liên quan đến thương mại giữa hai nước, nhưng không thể
phủ nhận quan hệ hai nước cần được mở rộng và tăng cường hơn theo hướng ổn
định lâu dài13.
1.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam Hoa Kỳ năm 2000 về mua bán hàng hóa
1.2.1. Chính sách ưu đãi về thuế và phí
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ là những thỏa thuận
về các mối quan hệ kinh tế, thương mại, dịch vụ, đầu tư và việc bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ, đây được xem là những nhân tố quyết định sự hợp tác song phương giữa
hai nước. Liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế, nội dung tại chương thương

13

Báo cáo Quốc gia về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được cập nhật ngày 30/11/2010

/>
13



mại hàng hóa đã thể hiện được những quy định mà nhìn vào đó thương mại Việt
Nam nói riêng đã nhận được không ít ưu đãi, kể từ khi lệnh cấm vận của Mỹ chính
thức được dỡ bỏ cũng như tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt
Nam. Liên quan đến việc mua bán hàng hóa, nội dung của Hiệp định chủ yếu tập
trung vào một số điều của chương I, VI, VII.
Trong chương 1 về thương mại hàng hóa, quy chế Tối huệ quốc, không phân
biệt đối xử và đối xử quốc gia được chọn làm nguyên tắc để quy định chủ yếu các
vấn đề có liên quan làm nên rào cản thương mại đó là về thuế và phí đối với hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu sẽ được đối xử ngay lập tức và vô điều kiện về
những thuận lợi bằng hoặc hơn các nước khác về thuế và phí nhập khẩu bao gồm cả
các phương pháp tính các loại thuế quan và phí đó; cũng như mọi loại thuế và phí
trong nước với bất kỳ hình thức truy thu thuế trực tiếp hoặc gián tiếp vào hàng nhập
khẩu. Ngoại lệ của hành động này sẽ không dùng cho các quy định đã có từ trước
trong khuôn khổ quản lý của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nhưng quy chế MFN
có thể áp dụng đối với các thỏa thuận trong đàm phán đa phương mang lại và được
WTO bảo hộ, đương nhiên, lợi ích sẽ phải áp dụng cho mọi thành viên của tổ chức
chứ không riêng gì Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thứ hai, cả hai bên không được sử dụng bất kỳ hình thức quy định nào để áp
một mức thuế hoặc các khoản phí trong nước mà chúng cao hơn so với mặt hàng
trong nước, dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Thứ ba, trong hai năm tính từ ngày 10-12-2001 hiệp định có hiệu lực, cả hai
nước phải hạn chế những khoản thu từ phí, lệ phí từ hàng nhập khẩu dù ở hình thức
nào (trừ thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định trong hiệp định). Hạn
chế luôn cả những loại phí của dịch vụ liên quan đến hàng nhập khẩu đã cung ứng,
tất nhiên chỉ tồn tại những khoản thu từ dịch vụ khi có sự đảm bảo rằng chúng
không phải dùng để bảo hộ trong nước hoặc tạo nguồn thu ngân sách. Ngoài những
nguyên tắc mang tính ước chừng, thì hiệp định còn kèm theo danh sách những loại

mặt hàng nông nghiệp, công nghiệp với mức thuế suất ưu đãi cho các nhà nhập
khẩu Hoa Kỳ, lộ trình này sẽ được bắt đầu vào khoảng cuối năm 2004, một vài
trường hợp là cuối năm 2007.

14


1.2.2. Chính sách hỗ trợ thương mại quốc tế
Ngoài các biện pháp ưu đãi về thuế và phí đánh trực tiếp vào hàng hóa, hai
bên còn cam kết các chính sách khác nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác cụ thể như
việc áp dụng quy chế tối huệ quốc tại điều 1 của chương thương mại hàng hóa vào
việc tạo cơ chế tốt nhất cho việc thanh toán quốc tế cũng như việc chuyển tiền qua
biên giới quốc gia. Hàng hóa từ nước xuất khẩu sẽ được áp dụng các biện pháp
thuận lợi nhất cho các thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho và chuyển tải.
Hay những thỏa thuận hai bên cùng có lợi khi hàng hóa mỗi bên lần lượt được
xuất hiện trên thị trường của nhau. Khi hàng hóa bắt đầu xuất hiện trên thị trường
của quốc gia nhập khẩu sẽ chịu sự quản lý của luật liên quan đến việc bán, chào
bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá trong thị trường nội địa
và việc áp dụng các hạn chế định lượng và cấp giấy phép. Theo đó pháp luật sẽ có
quy định cụ thể từng loại sản phẩm có ảnh hưởng đến việc bán hàng. Ví dụ như đối
với việc quảng cáo mỹ phẩm, quy định pháp luật cho phép việc sử dụng các phương
tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, trang thông tin điện tử
(Internet, Website), sách, báo, tạp chí, tờ rơi, pano, áp phích, vật thể trên không, vật
thể dưới nước hoặc các phương tiện quảng cáo khác do đơn vị kinh doanh mỹ phẩm
thực hiện hoặc tài trợ, uỷ quyền cho đơn vị khác thực hiện và các hoạt động tổ chức
hội thảo, thông tin, giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm. Do đó, đối với các sản phẩm mỹ
phẩm có tính tương tự với Việt Nam cũng sẽ được áp dụng các hoạt động trên nhằm
tạo điều kiện để mỹ phẩm xuất xứ từ Hoa Kỳ cạnh tranh công bằng và lành mạnh tại
đây. Tại thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt có thể tìm đến các cơ quan như
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ hoặc Trung tâm Xúc tiến Thương mại tại New

York, tại đây, liên quan đến việc chào bán hàng hoặc ít nhất là để hàng Việt được
quảng bá, chính phủ Hoa Kỳ tổ chức hội chợ chuyên ngành. Thông qua đó, các
doanh nghiệp có thể đánh giá được xu hướng phát triển của thị trường, đối thủ cạnh
tranh.
Thuế quan và phi thuế quan là những rào cản thương mại quyết định tình trạng
xuất nhập khẩu của thương mại nội địa và của các đối tác. Do đó phải có cơ chế
quản lý và điều hành phù hợp để các bên khi tham gia vào quan hệ mua bán đều có
cơ hội cạnh tranh có ý nghĩa đối với các nhà cạnh tranh trong nước. Những hàng
hóa được cho là tương tự khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định về hàng hóa
tương tự, khi đó chúng sẽ được đối xử không thua kém gì đối với hàng hóa tương tự
trong nước về việc bán hàng, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng
15


trong nước. Đương nhiên rằng những khoản phí và và những biện pháp trên sẽ
không được áp dụng theo bất kỳ hình thức nào với ý định bảo hộ sản xuất trong
nước.
Hàng rào phi thuế quan, không được tạo từ việc soạn thảo, ban hành hoặc áp
dụng những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tạo ra sự trở ngại đối với thương
mại quốc tế hoặc bảo hộ sản xuất trong nước. Nếu liên quan đến những quy định và
tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên, kể cả việc kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn, thì
những yếu tố biện pháp vệ sinh hoặc vệ sinh thực vật phải phù hợp với các quy định
của GATT 1994 và chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức
khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật; những quy định về kỹ thuật không
được soạn thảo, ban hành hoặc áp dụng nhằm cản trở thương mại quốc tế. Do đó, sẽ
có những quy định về kỹ thuật không mang tính chất hạn chế thương mại và có mục
tiêu chính đáng như là yêu cầu an ninh quốc gia; ngăn ngừa những hành vi lừa đảo;
bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho con người; đời sống và sức khoẻ động thực vật,
hoặc môi trường.
Các bên phải tận dụng cơ hội thông qua các hiệp định đa phương để cùng nhau

cắt giảm thuế từ đó đạt được sự cân bằng trong việc tiếp cận thị trường. Tất cả các
hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu cấp phép và kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu đối với
mọi loại hàng hoá và dịch vụ đều phải loại bỏ hết, ngoại trừ những hạn chế, hạn
ngạch, yêu cầu cấp phép và kiểm soát được GATT 1994 cho phép hoặc được liệt kê
trong các phụ lục B và C. Ở điều khoản này nhắc đến phụ lục B và C là những phụ
lục quy định một số mặt hàng nông nghiệp, công nghiệp nói chung và một số mặt
hàng cụ thể khác áp dụng lịch trình thi hành các biện pháp liên quan hạn chế thương
mại của Việt Nam cho cả hai bên.
Trong 2 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, các bên áp dụng hệ thống
định giá hải quan, tức là tính thuế nhập khẩu cho hàng hóa dựa trên giá trị giao dịch
(là giá đã hoặc phải thanh toán khi hợp đồng mua bán được giao kết) của hàng nhập
khẩu hoặc hàng tương tự để tính thuế, chứ không dựa vào giá trị của hàng hoá theo
nước xuất xứ, hoặc giá trị được xác định không có cơ sở. Trong 2 năm kể từ khi
Hiệp định này có hiệu lực, các khoản phí và phụ phí và hệ thống định giá hải quan
được quy định hoặc thực hiện một cách thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ hải quan
của nhau.

16


Cũng tại chương này, trong việc thực hiện mua bán hàng hóa giữa hai bên Việt
Nam - Hoa Kỳ sẽ phát sinh tranh chấp, nên những lựa chọn phương thức giải quyết
hay hỗ trợ tiếp cận pháp luật mỗi bên như thế nào đều được quy định rõ. Liên quan
đến quá tình lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp, nếu trong quá trình thực hiện
hợp đồng thương mại hàng hóa xảy ra những diễn biến nằm ngoài phạm vi quy định
của hợp đồng, hiệp định khuyến khích việc áp dụng giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại. Hai bên có quyền tự do trong xây dựng quy trình giải quyết
tranh chấp. Các bên có thể chọn giải quyết bằng trọng tài thiết chế hoặc trọng tài vụ
việc. Cách thức thông thường là các bên liên quan lựa chọn một trọng tài viên, tiếp
đó, các trọng tài viên này sẽ chọn ra một trọng tài viên thứ ba. Hội đồng trọng tài

„vụ việc‟ sẽ tự lựa chọn bất cứ quy tắc thủ tục trọng tài kể cả Quy tắc trọng tài
UNCITRAL. Quy tắc trọng tài UNCITRAL được phát hành năm 1976 và được
chấp nhận tại tất cả hệ thống pháp luật của tất cả các nước trên thế giới.
Theo đánh giá, hầu hết các vụ kiện của hai bên về mua bán hàng hóa quốc tế
với hình thức xuất nhập khẩu điển hình như những câu chuyện liên quan đến chống
bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho một số loại mặt hàng được thể
hiện thông qua việc đệ đơn khởi kiện từ chính doanh nghiệp trong nước tới các cơ
quan thương mại của chính quốc gia đó về sản phẩm nhập khẩu. Trong một số vụ
việc thực tế, Việt Nam đã bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra quyết định khởi
xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép cacbon tiêu chuẩn nhập khẩu. Nhìn nhận dưới góc độ tranh chấp thương mại giữa hai
quốc gia, Việt Nam được dành sự đối xử quốc gia trong việc tiếp cận với cơ quan
hành chính Hoa Kỳ ở tư cách là bị đơn. Mặc dù là “ được” tiếp xúc với các cơ quan
hành chính của Hoa Kỳ, tuy nhiên theo quy định và thực tế, với một quốc gia nổi
tiếng với những vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá và trợ cấp thì việc “ phải
thực hiện nghĩa vụ” là điều khôn ngoan nhất mà các doanh nghiệp phải làm trong
thời điểm đó. Hành động khuyến khích áp dụng trọng tài thương mại trong giai
đoạn từ năm 2001 bắt đầu hiệu lực của hiệp định đến khi Việt Nam gia nhập WTO,
theo tìm hiểu dường như chưa xảy ra vụ tranh chấp thương mại nào dùng đến trọng
tài thương mại. Đến khi gia nhập WTO, Việt Nam và Hoa Kỳ sử dụng quy tắc
chung của WTO đề giải quyết tranh chấp, điển hình là cơ quan Giải quyết Tranh
chấp trong WTO (DSB).
Năm 2010, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) liên tiếp đưa ra các dự kiến sửa
đổi một số thủ tục quan trọng trong điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ lấy ý
17


×