Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TIỂU LUẬN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.6 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện: LÊ CÔNG THÀNH

MSSV: 71506020

TP HCM, THÁNG 12 NĂM 2015


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN............................................................................3
1.1: Đánh giá bản thân về sở thích, kỹ năng, giá trị sống, tính cách của bản thân:....................3
1.2: Phân tích SWOT:................................................................................................................4

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP............................................................6
2.1: Xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn:.............................................................................6
2.2: Sử dụng quy tắc SMART để xác định mục tiêu nghề nghiệp:..............................................7

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÔNG VIỆC..........................................................................10
3.1: Tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng:................................10
3.2: Các trang web tuyển dụng việc làm:.................................................................................10
3.3: Những công việc phải làm:...............................................................................................11
3.4: Các kỹ năng cần thiết cho công việc:................................................................................11
3.5: Triển vọng thăng tiến trong nghề nghiệp:........................................................................12


CHƯƠNG 4: QUYẾT ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP BẢN THÂN.....................................................13
4.1: Tìm hiểu thông tin kỹ càng:..............................................................................................13
4.2: Danh sách các công việc yêu thích nhất:...........................................................................13
4.3: Cho điểm theo các tiêu chí:..............................................................................................13

CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN........................................................................14
5.1: Xác định những kiến thức và kỹ năng quan trọng:...........................................................14
5.2: Kế hoạch học tập các môn theo từng học kỳ:...................................................................14
5.3: Kế hoạch phát triển kỹ năng mềm:...................................................................................16
5.4: Kế hoạch làm việc trong tương lai:..................................................................................17

1


LỜI MỞ ĐẦU
“Niềm hạnh phúc bất tận của đời người là sống đúng với niềm đam mê của
riêng bản thân mình”, đó là quan niệm sống của tôi. Ngay từ những năm phổ
thông, tôi nhận ra bản thân mình có niềm đam mê với lĩnh vực kinh tế thông
qua môn Địa lý và từ đó, tôi theo đuổi niềm đam mê ấy, định hình cho hình một
con đường phát triển bản thân khi vào Đại học với ngành học mà tôi thích
nhất.
Tôi nhận ra rằng thời đại toàn cầu này, đất nước đang trên con đường hội
nhập, hợp tác và phát triển sâu rộng, toàn diện về mọi mặt. Khu vực hóa, toàn
cầu hóa ngày càng được thể hiện rõ nét và là xu hướng của tương lai thế gi ới,
chi phối mọi hoạt động kinh tế của tất cả các nước. Cuối năm 2015, Việt Nam
kí kết các hiệp định kinh tế quan trọng như Hiệp định Đối tác thương mại
Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hiệp định Hợp
tác Việt Nam-EU,... dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về môi trường làm vi ệc,
cơ hội nghề nghiệp, mức lương, áp lực công việc,... Qua tìm hiểu của tôi về
ngành học Kinh tế cùng với niềm đam mê của mình, tôi quyết định chọn

ngành học Kinh doanh quốc tế (International Business).
Kinh doanh quốc tế là ngành đón đầu xu hướng trong thời đại thương mại hóa
toàn cầu. Kinh doanh quốc tế thật sự là một ngành hay, ngành học năng động,
luôn cập nhật các xu hướng mới nhất của nền kinh tế thế giới. Ngành học có
thể trang bị cho tôi các kĩ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán – thương
lượng, cách thức tiếp cận các thị trường nước ngoài tiềm năng, cạnh tranh với
sức ép từ các doanh nghiệp khác,... Ngoài ra, tôi có thêm những trải nghiệm v ề
các nền văn hóa khác nhau, phát triển bản thân toàn di ện h ơn, về lu ật l ệ kinh
doanh quốc tế, mở rộng sự hiểu biết, trau dồi thêm vốn s ống, mang v ề ngu ồn
ngoại tệ dồi dào cho đất nước, mức lương không giới hạn... Nó phù hợp với
tính cách của tôi: đầy tham vọng trong công việc, hướng ngoại, thích ngoại
giao; luôn sẵn sàng thay đổi để trở thành người góp phần định hình cho nền
kinh tế Việt Nam thay vì một nhân viên “làm công ăn lương”.

2


CHƯƠNG 1: TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
1.1: Đánh giá bản thân về sở thích, kỹ năng, giá trị sống, tính cách của
bản thân:
1.1.1: Sở thích:
+ Đọc sách, tài liệu về lĩnh vực Sales, Marketing và xuất nhập khẩu
(“Kỹ năng thương lượng” của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, “Quyền lực để
lãnh đạo” của tác giả Joseph S Nye Jr.)
+ Nghe các bài giảng thuyết về cách đàm phán, thuyết phục trong kinh doanh.
+ Thường xuyên cập nhật kiến thức cho bản thân về tình hình kinh tế thế gi ới
và trong nước, các xu hướng kinh tế hiện nay,...
1.1.2: Kỹ năng:
Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thành thục một hay một
chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nh ằm t ạo

ra kết quả mong đợi.1
+ Kỹ năng mềm (Soft skills): Là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan tr ọng
trong cuộc sống con người, thường không được học trong nhà trường, không
liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể nắm bắt mà phụ thuộc vào cá
tính con người.2

1 Nguồn: vinam.vn/index.php?m=services&id=978
2 Nguồn: />
3


Tôi có khả năng quản lý thời gian cho việc học, tự học và đi làm thêm. Giao
tiếp tương đối ổn, có thể thuyết phục được người khác trong giao tiếp,... Tôi
có kế hoạch tham gia các khóa học bồi dưỡng thêm kỹ năng đàm phán, th ương
thuyết,...
+ Kỹ năng cứng (Hard skills): chính là khả năng học vấn của bạn , kinh nghiệm
và sự thành thạo trong chuyên môn.3
Về kỹ năng cứng, tôi đang dần hoàn thiện sau 4 năm Đại học và vị trí công tác
nghề nghiệp sau này.
1.1.3: Gía trị sống:
Gía trị sống là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa
đối với cuộc sống của mỗi con người. Gía trị sống trở thành động lực để người
ta nỗ lực phấn đấu để có được.4
+ Tôi có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm
+ Tôi có tinh thần trách nhiệm trong làm việc nhóm hay công việc cá nhân
+ Tôi có sự đoàn kết với nhau trong tập thể để phấn đấu làm việc cùng nhau
+ Tôi có tính trung thực để mọi việc đều minh bạch, không bất công và l ẫn l ộn
với nhau.
1.1.4: Tính cách của bản thân:
Tính cách là đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh hưởng trực

tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó.5
+ Là người luôn lạc quan dù thời điểm gặp khó khăn, chán nản.
+ Dễ có cảm hứng về các vấn đề chiến lược kinh doanh, đam mê về xu hướng
kinh tế thay đổi.
+ Có tham vọng về phát triển những dự định trong tương lai.
3 Nguồn: />4 Nguồn: Nguồn: />
4


+ Khả năng thích nghi tốt với các môi trường khác nhau.
1.2: Phân tích SWOT:
1.2.1: Strengths (Thế mạnh):
+ Học vấn: Tôi đang được đào tạo về chuyên ngành trong môi trường Đại học
với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, cơ sở vật chất tốt cho việc học.
+ Kỹ năng kỹ thuật: Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel,... và đang được
đào tạo bằng Tin học văn phòng Quốc tế (MOS).
+ Kỹ năng mềm: Có thể giao tiếp tương đối ổn, kỹ năng làm việc nhóm tốt
1.2.2: Weaknesses (Điểm yếu):
+ Chưa thật sự hiểu rõ hết về ngành nghề Kinh doanh quốc tế.
+ Chưa quyến đoán, còn e dè, làm việc theo cảm tính nhiều.
+ Bị phân tán ý kiến bởi số đông.
+ Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.
1.2.3: Opportunities (Cơ hội):
+ Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sự luân chuy ển lao động
giữa các quốc gia được đẩy mạnh dẫn đến cơ hội việc làm ngày càng nhiều, có
thuận lợi để làm việc trong môi trường quốc tế.
+ Ngày càng nhiều công ty để chúng ta lựa chọn làm việc và công tác.
+ Quốc tế hóa giúp nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, tính chuyên
nghiệp của công việc.
+ Dễ dàng học hỏi, tiếp cận được phong cách, tác phong làm việc hiệu quả

của các công ty danh tiếng.
1.2.4: Threats (Nguy cơ):
+ Bị cạnh tranh bởi nguồn nhân lực từ các nước khác.
+ Yêu cầu khắc khe từ các công ty nước ngoài với các bằng cấp, chứng chỉ
quốc tế.

5


+ Áp lực từ bằng cấp khi so với các trường danh tiếng, uy tín từ nước ngoài.

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP
2.1: Xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn:
2.1.1: Xác định mục tiêu ngắn hạn (Trong năm nhất và năm hai):
+ Phải hoàn thành các môn học cơ bản và môn học cơ sở vào loại Khá (7.5
điểm) trở lên và không bị rớt môn:












Giao tiếp trong môi trường Đại học.
Phương pháp học Đại học.

Kỹ năng viết và trình bày.
Kỹ năng làm việc nhóm.
Kỹ năng quản lý thời gian.
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chuyên đề định hướng nghề nghiệp.
Nguyên lý quản trị.
Kinh tế vĩ mô.
Phương pháp nguyên cứu trong kinh doanh.
Hoàn thành các môn này thật tốt để vào năm ba có thời gian chú tr ọng,
đầu tư cho các môn chuyên ngành thật tốt. Lúc đấy,tôi có th ời gian đ ể
tham gia các lớp học dự thính để nâng cao thành tích, hiểu hơn các vấn
đề chuyên môn chưa hiểu ở học kì trước.

+ Trong năm nhất và năm hai, đầu tư thời gian nâng cao trình độ tiếng Anh và
phải đạt được trình độ TOIEC theo yêu cầu là 500 điểm. Ngoài ra cần có thêm
các chứng chỉ tiếng Anh khác như IELTS, TOEFL
+ Hoàn thành chứng chỉ Tin học văn phòng Quốc tế MOS để tạo lợi thế sau
này.
2.1.2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp dài hạn (Bốn năm đại học và năm
năm sau tốt nghiệp):

6


+ Ngay từ năm học thứ ba, chúng ta có thể xin việc làm bán th ời gian ở các
công ty liên quan đến ngành Kinh doanh quốc tế đến khi tốt nghi ệp có 1 đến 2
năm kinh nghiệm làm việc.
+ Tốt nghiệp trước thời hạn (3.5 năm)
+ Tốt nghiệp với bằng loại Khá trở lên.
+ Trình độ tiếng Anh phải đạt được là TOEIC 600 hoặc IELTS 6.5.

+ Sau 5 năm ra trường: Phải tích lũy được kỹ năng nghề nghiệp và hướng đi
phải đạt được chức vụ phó trưởng phòng hoặc trưởng phòng.
2.2: Sử dụng quy tắc SMART để xác định mục tiêu nghề nghiệp:
2.2.1: Xác định mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn (2 năm đầu Đại học):
Speific (Cụ thể, rõ ràng):
Hoàn thành các môn học cơ sở và môn học cơ bản. Tham gia câu lạc bộ Kinh
doanh quốc tế và rèn luyện trở thành Ban quản trị trong câu lạc bộ.
Measurable (Đo lường được):
Những ngày học ở trường, tối về học bài, ôn bài và tìm hiểu bài trước. Những
ngày không có ca học, nên tham gia các hoạt động câu lạc bộ Kinh doanh qu ốc
tế để rèn thêm các kỹ năng, mở mang kiến thức.
Achievable (Có thể thực hiện được):
Hiện tại đang ở trình độ tiếng Anh dự bị 3, sau 2 năm đầu Đại học (đến tháng
5-6 năm 2016), hoàn thành chương trình TOEIC ở trường sẵn sàng thi l ấy
bằng TOEIC 500 điểm.
Song song, trong vòng 2 năm có thể đạt trình độ tiếng Nhật N2 hoặc N3 ( học
vào các buổi tối xen kẽ với học tiếng Anh ở ngoài)
Realistic (Thực tế):
Các mục tiêu ngắn hạn đều nằm trong lộ trình và phù hợp với các mục tiêu
chiến lược lâu dài:

7


 Sau khi đạt được bằng TOEIC 500 điểm và sau đó có thể rèn thêm để
tăng điểm TOIEC cũng như lấy chứng chỉ tiếng Anh có giá trị hơn như
IELTS
 Từ trình độ N2 hoặc N3, có thể đi làm thêm ở các nhà hàng, cửa hàng
(đồ nội thất) của Nhật để thực tập tiếng Nhật cũng như nghề tay trái
của bản thân.

Time bound (Có thời hạn rõ ràng):
Các mục tiêu đề ra có thời hạn càng cụ thể sẽ càng dễ dàng hoàn thành nó
hơn.
2.2.2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp dài hạn (4 năm Đại học và 5 năm
sau tốt nghiệp)
Specific (Cụ thể, rõ ràng):
Hoàn thành 2 mục tiêu lớn của 4 năm học
 Năm nhất và năm hai: hoàn thành tốt các môn học cơ sở và môn học c ơ
bản, rèn luyện khả năng tiếng Anh đạt trình độ TOEIC 500
 Năm ba và năm tư: học tốt các môn học chuyên ngành, bổ sung thêm
một ngoại ngữ phù hợp với công việc là tiếng Hàn, Nhật hoặc Trung
Quốc.
Hoàn thành 2 mục tiêu lớn trong 5 năm đầu:
 2 năm đầu: Tiếp thu các kỹ năng nghiệp vụ và thiết lập quan hệ đồng
nghiệp tốt. Bổ sung phần kiến thức đã học trong 4 năm Đại học bằng
thực tế nghề nghiệp.
 3 năm sau: Tập trung làm việc để đi đúng hướng nghề nghiệp là phấn
đấu trở thành phó trưởng phòng hoặc trưởng phòng.
Measurable (Đo lường được):
 Năm nhất và năm hai: thời gian buổi sáng, đi học trên trường đều đặn
và buổi tối tham gia các lớp tiếng Anh để nâng cao trình độ hiện gi ờ.
 Năm ba và năm tư: thời khóa biểu học sẽ nhiều hơn nên mỗi ngày dành
1,2 tiếng để học ngoại ngữ khác. Thỉnh thoảng tham gia các khóa hu ấn
luyện kĩ năng nghiệp vụ trong nghề nghiệp.

8


 Năm tư: cố gắng trau dồi kiến thức để học lấy thêm các chứng chỉ quốc
tế phục vụ cho nghề nghiệp sau này.

Achievable (Có thể thực hiện được):
1. Đến hết học kỳ 1 (27/12/2015): hoàn thành chương trình học kỳ
1 và tiến hành ôn thi. Do học kỳ 1 là những môn học cơ bản nên
phải thi tốt để qua môn.
2. Học kỳ 2: Tiếp tục hoàn thành các môn học cơ bản và học tiếp
chương trình tiếng Anh 2 của Trường
3. Học kỳ 3: Hoàn thành các môn học cơ bản và môn học cơ sở,
đồng thời tiếp tục đạt trình độ tiếng Anh 2,3 của Trường. Sau
học kỳ 3, thi lấy bằng TOEIC với mục tiêu 500 đi ểm.
4. Học kỳ 4: Hoàn thành các môn học và tham gia các lớp ti ếng Anh
giao tiếp để đạt được IELTS 5.0. Sau học kỳ 4, tôi có th ể tự tin
ứng cử vào làm cộng tác viên cho các công ty...
5. Học kỳ 5,6: Hoàn thành các môn học chuyên ngành với điểm
trung bình là 7.5 trở lên và sau mỗi học kỳ có thể tham gia các l ớp
dự thính để nâng cao điểm số, thông hiểu hơn về kiến thức
chuyên ngành. Tiếp tục luyện thi đạt IELTS 5.5 đến 6.0
6. Học kỳ hè, 7,8: Tích cực đăng ký các môn học chuyên ngành với
điểm trung bình từ 7.5 trở lên để thúc đẩy tiến độ tốt nghiệp
sớm. Sau mỗi học kỳ tham gia các lớp kỹ năng mềm. Luyện thi
đạt IELTS 6.0 trở lên. Hoặc định hướng chọn ngoại ngữ khác như
Hàn, Nhật để tăng lợi thế cho bản thân khi tham gia ứng tuy ển
công việc.
7. Sau khi tốt nghiệp, 2 năm đầu đi làm: tiếp thu các kỹ năng,
nghiệp vụ của đồng nghiệp đi trước, mở rộng mối quan hệ với
đồng nghiệp để bổ sung thêm cho kiến thức ở trường. Trong 2
năm đó, có thể học thêm các bằng cấp Quốc tế phục vụ cho công
tác hiện tại.
8. 3 năm tiếp theo: Tự tin thể hiện trình độ chuyên nghiệp trong
công việc. Trở thành nhân viên tích cực và hướng đến chức vụ
phó trưởng phòng hoặc trưởng phòng.

Realistic (Thực tế):

9


+ Nếu bị rớt môn hoặc trình độ tiếng Anh không đạt yêu cầu để học chuyên
ngành, tôi có thể tham gia các lớp dự thính hoặc học kỳ hè đ ể tăng ti ến độ, đạt
được lộ trình đã đặt ra.
+ Trong quá trình rèn luyện ngoại ngữ, nếu công ty đòi hỏi trình độ ngôn ngữ
bản địa thì có thể ít học tiếng Anh mà đẩy mạnh rèn luyện ngôn ngữ b ản đ ịa
để dễ làm việc hiệu quả hơn.
+ Trong quá trình học, có thể không đạt điểm như kỳ vọng nhưng cần hoàn
thiện tốt các kỹ năng mềm.
Time Bound (Có thời hạn rõ ràng):

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÔNG VIỆC
3.1: Tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng:
Nhu cầu: Tôi sẽ chọn hướng đi cho nghề nghiệp ổn định, có cơ hội thăng
tiến cao, nâng cao được năng lực của bản thân và cơ hội phát tri ển không
giới hạn.
Sở thích: Tôi có đam mê với các chỉ số kinh tế, tình hình th ương mại th ế
giới, các xu hướng kinh doanh, quan sát sự thay đổi kinh tế các nước trên
thế giới,...
Khả năng: Tôi là người kiên nhẫn, chịu áp lực cao trong công việc nhưng
không hoàn toàn quyết đoán, có khả năng thương thuyết, thuyết phục
người khác, khả năng lập kế hoạch, tổ chức sự kiện,...
 Loại công việc phù hợp với tôi như tự thành lập kinh doanh, làm việc
bên ban đối ngoại về kinh doanh hoặc ban tư vấn, chăm sóc khách
hàng.
3.2: Các trang web tuyển dụng việc làm:

10 website tìm kiếm việc làm uy tín hiện nay:
1. Vietnamworks.com
2. Careerlink.com

10


3. Timviecnhanh.com
4. Mywork.vn
5. 1001vieclam.com
6. Vieclam.24h.com.vn
7. Carerrbuilder.com
8. Itviec.com
9. Tuyendung.com.vn
10.Tuoitre.com.vn6
“Nhu cầu của nhóm ngành Kinh tế - Quản trị - Xuất nhập khẩu – Logistics
chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tuyển dụng;
Tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2014-2020, nhu cầu nhân lực
của nhóm ngành này sẽ chiếm tỷ trọng 10% tổng nhu cầu nhân lực, khoảng
25000 việc làm/năm;
Riêng ngành Logistics là lĩnh vực đang phát triển, cần nhi ều nhân lực trong
những năm tới. Người học ngành này có thể làm việc tại các doanh nghi ệp
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiệm vụ quản trị chiến lược kinh doanh,
hoạch định chính sách vận tải, thiết kế chuỗi vận tải hi ệu quả, th ực hi ện
nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, phân tích và lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh”7
“Ngành Marketing – Sales có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp l ớn
nhất thị trường, chiếm 13% trong tổng số nhu cầu tuyển dụng quý 2 năm
2015.”8
Các công ty có thể làm việc là:

 Chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu: Công ty Cổ phần D&A
Việt Nam, Công ty Cổ phần A&A Hàng Hóa (A&A Commodities
Jsc)
 Lĩnh vực Logistics: Công ty cổ phần Tiếp Vận Cát Lái – CatLai
Logistics, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn,...
3.3: Những công việc phải làm:
Chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu:
6 Nguồn: />7 Nguồn: />8 Nguồn: />
11


 Giao dịch, thương lượng và kí hợp đồng với khách hàng.
 Thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng.
 Thu thập, phân tích thị trường từ đó đề xuất các giải pháp, hoạt động
kinh doanh phù hợp hơn.
Nhân viên Logistics:
 Lập và theo dõi kế hoạch chuyển hàng cho các chi nhánh theo tu ần,
theo tháng.
 Kiểm kho và đối chiếu hàng tồn hàng tuần.
 Sắp xếp hàng hóa trong kho.
 Làm báo cáo về số liệu xuất nhập tồn kho, chi phí.
 Xuất, nhập dữ liệu vào hệ thống AX (ERP).
3.4: Các kỹ năng cần thiết cho công việc:
Chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu:








Tốt nghiệp Đại học với chuyên ngành có liên quan đến nghề nghiệp.
Trình độ tiếng Anh tốt (có thể nghe, nói, đọc, viết).
Năng động, có khả năng thương lượng, thuyết phục đối tác thành công.
Nhiệt huyết và đam mê với công việc.
Có kinh nghiệm làm việc càng tốt.
Có chứng chỉ Tin học văn phòng.

Nhân viên Logistics:





Tốt nghiệp Đại học với chuyên ngành có liên quan đến nghề nghiệp.
Có chứng chỉ Tin học văn phòng.
Có khả năng chịu áp lực công việc cao.
Năng động, nhiệt huyết và đam mê với công việc.

3.5: Triển vọng thăng tiến trong nghề nghiệp:
 Với nghề nghiệp này, tôi có thể phát triển các kỹ năng nghiệp vụ và
khám phá, hiểu về bản thân của chính tôi nhiều hơn. Với các chuy ến
công tác ở khắp nơi, tôi rèn luyện, tiếp thu nhiều kỹ năng, cách làm
việc, tác phong trong nghề nghiệp.
 Với năng lực thực sự tốt, con đường thăng tiến về chức vụ, danh tiếng
mở rộng.
 Uy tín, thương hiệu cá nhân được biết đến rộng rãi.

12



13


CHƯƠNG 4: QUYẾT ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP BẢN THÂN
4.1: Tìm hiểu thông tin kỹ càng:
Qua tìm hiểu ở chương 1 về đánh giá bản thân về tính cách, s ở thích, giá tr ị
sống, kỹ năng để tìm ra công việc phù hợp với bản thân cùng với thực trạng
việc làm hiện nay ở chương 3. Tôi đã tự tin khẳng định mình đã đúng khi chọn
ngành Kinh doanh quốc tế (International Business)
4.2: Danh sách các công việc yêu thích nhất:
Với ngành Kinh doanh quốc tế, có nhiều ngành nghề tôi cảm thấy phù hợp v ới
bản thân mình như:
 Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng.
 Chuyên gia nghiên cứu thị trường.
 Nhân viên xuất nhập khẩu.
Sau khi cân nhắc kỹ giữa các nghề, tôi quyết định chọn nghề Freight forwarder
(Giao nhận vận tải, kho vận).
4.3: Cho điểm theo các tiêu chí:
Với các tiêu chí như giá trị, lợi ích, tính cách, kỹ năng,... được cho theo thang
điểm 10. Tiêu chí thích hợp nhất (cao nhất) là 10 điểm và tiêu chí không phù
hợp (ít nhất) là 1 điểm.
Ngành nghề

Gía trị: Con
đường sự
nghiệp ổn
định

Lợi ích: Cơ

hội thăng
tiến, thu
nhập, danh
tiếng

Tính cách:
Năng động,
hướng ngoại,
tìm hiểu
những điều
mới
9

Kỹ năng:
Thương
thuyết, tiếp
thu môi
trường mới

Tổng
điểm

Nhân viên
7
8
8
32
xuất nhập
khẩu
Nhân viên

8
6
7
8
29
Logistics
 Sau khi cân nhắc kỹ giữa các nghề, tôi quyết định chọn nghề NHÂN
VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU.

14


CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
5.1: Xác định những kiến thức và kỹ năng quan trọng:
5.1.1: Những kiến thức cần có của nghề xuất nhập khẩu:
Hoàn thành các môn học chuyên ngành trung bình 7.5 điểm trở lên.
Nắm vững quy trình xuất – nhập khẩu hàng hóa.
Có chứng chỉ Tin học văn phòng Quốc tế như MOS,..
Có chứng chỉ Khai báo hải quan.
Cách chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu gồm hợp đồng, hóa đơn thương
mại (invoice), phiếu đóng gói (packing list), vận đơn (airway bill, bill of
lading),...
Biết cách giao dịch thanh toán quốc tế qua các hình thức TT (TTR), L/C, áp
mã hàng hóa (HS code) để tính thuế xuất nhập khẩu, khai hải quan qua h ệ
thống khai điện tử Vnaccs
Am hiểu về hàng hóa, tình hình thị trường.
5.1.2: Những kỹ năng cần có của nghề xuất nhập khẩu:
Có khả năng ngoại ngữ tốt (nghe, nói, đọc và viết thành thạo).
Có kỹ năng đàm phán, thương lượng, thuyết phục người khác.
Có kỹ năng tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả, kỹ năng giải quy ết

vấn đề,...
Cần thêm kinh nghiệm thực tế từ 2 đến 3 năm nghề nghiệp.
5.2: Kế hoạch học tập các môn theo từng học kỳ:
Học kỳ 1: Chủ yếu là các môn học cơ sở và môn học cơ bản nên phải hoàn
thành các môn này đúng tiến độ:
 Cơ sở tin học 1
 Pháp luật đại cương

15










Tiếng Anh 1
Giao tiếp trong môi trường Đại học
Toán kinh tế
Chuyên đề định hướng nghề nghiệp (KDQT)
Bơi lội
Giáo dục quốc phòng – học phần 3
Phương pháp học Đại học

Học kỳ 2: Chủ yếu là các môn học cơ sở và môn học cơ bản nên phải hoàn
thành các môn này đúng tiến độ:









Cơ sở tin học 2
Kỹ năng làm việc nhóm
Tiếng Anh 2
Kinh tế vĩ mô
Thống kê trong kinh doah và kinh tế
Giáo dục quốc phòng – học phần 1
Giáo dục thể chất 1, 2 -> Do lịch học ở học kỳ 2 còn nhẹ nên đăng ký
giáo dục thể chất 2 để tiết kiệm thời gian cho học kỳ sau.

Học kỳ 3:








Kỹ năng viết và trình bày
Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin
Tiếng Anh 3
Kinh tế vĩ mô
Luật công ty

Nguyên lý quản trị
Giáo dục quốc phòng – học phần 2

Học kỳ 4:







Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Luật thương mại quốc tế
Nguyên lý kế toán
Nguyên lý Marketing
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Học kỳ 5: Các môn học ở học kỳ 5 đa số là các môn học chuyên ngành
phục vụ cho nghề nghiệp sau này nên phải nắm vững kiến thức đã học.

16









Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Quản trị tài chính
Quản trị nguồn nhân lực
Vận tải bảo hiểm trong ngoại thương
Kinh doanh quốc tế

Học kỳ 6:







Quản trị tài chính quốc tế
Thương mại điện tử
Tỷ giá hối đoái và tài chính thương mại
Quản trị văn phòng
Đàm phán thương lượng trong kinh doanh
Nghiệp vụ hải quan

Học kỳ 7:






Chiến lược kinh doanh quốc tế
Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu

Quản trị văn hóa đa quốc gia
Đạo đức kinh doanh trong môi trường toàn cầu
Quản trị quốc tế

Học kỳ 8: Đây là học kỳ cuối, rất quan trọng trong bốn năm học Đại
học, cần phải dành tất cả thời gian và các kiến thức đã học ở học kỳ
trước phục vụ cho học kỳ 8.
 Thực tập tốt nghiệp
 Khóa luận tốt nghiệp
5.3: Kế hoạch phát triển kỹ năng mềm:
- Trong học kỳ 1,2,3,4 Nhà trường có trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm
như làm việc nhóm, kỹ năng viết và trình bày. Do đó, sinh viên cần tận dụng
những môn học đó để rèn luyện các kỹ năng cơ bản ngay từ trong môi trường
Đại học.
- Trong học kỳ 5,6, cần tham gia câu lạc bộ Kinh doanh quốc tế để rèn luyện
khả năng giao tiếp rộng mở trong khoa, khả năng thuyết phục bằng thử thách
xin tài trợ cho các chương trình của khoa Quản trị kinh doanh. Hơn nữa, tr ở

17


thành Ban điều hành khoa giúp tôi có kinh nghiệm trong tổ chức và ki ểm soát
công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề,...
- Trong học kỳ 7,8 – đây là giai đoạn cuối của chương trình Đại học, tôi bắt xin
thực tập tại các công ty nhỏ (không chọn những công ty lớn, tập đoàn Đa quốc
gia như Vinatrans, Vinalink,...) để cọ xát chịu áp lực cao trong công vi ệc, thành
thạo các chứng từ xuất nhập khẩu và “thực tập” cách giao dịch thanh toán
quốc tế qua các hình thức TT (TTR), L/C, áp mã hàng hóa (HS code) để tính
thuế xuất nhập khẩu, khai hải quan qua hệ thống khai điện tử Vnaccs,...
5.4: Kế hoạch làm việc trong tương lai:

Sau bốn năm Đại học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng với đầy đủ kiến thức
chuyên ngành đạt loại Khá trở lên, trang bị các kỹ năng mềm cùng một đ ến hai
năm kinh nghiệm nghề nghiệp làm thực tập viên. Với môi trường làm việc
năng động và khả năng phát triển nghề nghiệp rộng mở ở miền đất “đầu tàu
kinh tế” cả nước Thành phố Hồ Chí Minh, tôi tự tin ứng tuyển vào công ty Tân
Cảng Sài Gòn (cảng Tân Cảng – Cát Lái) với chức danh nhân viên xuất nhập
khẩu.
Sau năm năm nghề nghiệp, để trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu giỏi
và con đường nghề nghiệp ổn định, luôn luôn cần những tố chất:
 Đam mê với công việc của mình.
 Cần phải hoàn thành công việc, không phó thác cho người khác.
 Định hướng chức vụ xuất nhập khẩu ngay từ đầu, không thay đổi nghề
nghiệp bừa bãi.
 Cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc.

KẾT LUẬN

18


Tôi chọn ngành Kinh doanh quốc tế (International Business) theo đam mê về
lĩnh vực kinh tế cũng như con đường sự nghiệp ổn định và rộng mở. Một con
người với tính cách hướng ngoại, năng động, thích nghi với môi trường làm
việc quốc tế tốt thì nhân viên xuất nhập khẩu là sự lựa chọn hoàn hảo cho
công việc tương lai.
Với những điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ của bản thân,
cùng con đường hoạch định tương lai rõ ràng ở năm chương trên và xu hướng
kinh tế thế giới hiện nay. Tôi tự tin mình có đủ khả năng chuyên môn, kỹ năng
nghiệp vụ để đứng trên thương trường toàn cầu cạnh tranh cùng các nguồn

nhân lực từ nước ngoài.

19



×