Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện trấn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU ANH TUẤN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẤN YÊN
TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU ANH TUẤN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẤN YÊN
TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

Thái Nguyên - 2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn và
ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả
Triệu Anh Tuấn


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo,
Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi
thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đinh Ngọc Lan, đã
hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm:
Huyện uỷ Trấn Yên, UBND huyện Trấn Yên, Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện Trấn Yên, Chi cục Thống kê huyện Trấn Yên, UBND các xã Bảo
Hưng, Việt Cường, Hưng Thịnh huyện Trấn Yên.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè,
những người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của

các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, ngày tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Triệu Anh Tuấn


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ ................................................................. ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 4

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
1.1.1. Đặc điểm của cây chè .............................................................................. 4
1.1.2. Vai trò của chè đối với đời sống ........................................................... 11
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè.............................. 11
1.1.4. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế .......................................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 17
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ...................................................... 17

1.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam .................................... 20
1.2.3. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè Yên Bái ............................................... 23
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 30

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 33
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 40


iv
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 40
2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .................................................................... 40
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 40
2.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá ........................................................... 42
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế ........................ 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 46

3.1. Thực trạng phát triển và sản xuất chè tại huyện Trấn Yên ...................... 46
3.1.1. Tình hình chung về sản xuất chè tại huyện Trấn Yên .......................... 46
3.1.2. Tình hình chung của các hộ nghiên cứu ............................................... 49
3.1.3. Phân tích hiệu quả sản xuất chè của các hộ điều tra ............................. 59
3.1.4. So sánh chè trung du và chè giống mới chất lượng cao ....................... 61
3.1.5. Một số khó khăn và nguyện vọng hỗ trợ sản xuất chè của hộ nông dân ...... 67
3.2. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây chè....... 71
3.3. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất chè của hộ nông dân ... 73
3.4. Một số giải pháp phát triển chè tại huyện Trấn Yên ................................ 75
3.4.1. Một số quan điểm phát triển ................................................................. 75
3.4.2. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất chè của huyện Trấn Yên giai
đoạn 2015 - 2020................................................................................... 76

3.4.3. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất chè cho huyện Trấn Yên ......................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 84

1. Kết luận ....................................................................................................... 84
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 87
PHỤ LỤC ............................................................................................................


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

BQ

Bình quân



Công lao động

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

DT


Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Tổng giá trị sản xuất

Ha

Hec ta

IC

Chi phí trung gian

KH-KT

Khoa học kỹ thuật

MI

Thu nhập hỗn hợp

Pr

Lợi nhuận


PTBQ

Phát triển bình quân

TC

Tổng chi phí

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

VA

Giá trị gia tăng

VNĐ

Việt nam đồng



Lượng tăng giảm tuyệt đối



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Diện tích, năng suất, sản lượng chè một số nước trên thế
giới năm 2015 ........................................................................... 17

Bảng 1.2:

Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trên thế giới các năm 2016 ....... 18

Bảng 1.3:

Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam Xuất khẩu chè 7
tháng đầu năm 2018 .................................................................. 21

Bảng 1.4:

Một số cơ sở chế biến chè công nghiệp trong tỉnh Yên Bái ..... 29

Bảng 2.1.

Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo xã,
thị trấn của huyện Trấn Yên năm 2017 .................................... 32

Bảng 2.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của
huyện Trấn Yên năm 2017 ....................................................... 34


Bảng 2.3.

Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Trấn Yên giai đoạn
2015-2017 .................................................................................. 36

Bảng 3.1.

Kết quả sản xuất chè huyện Trấn Yên năm 2017 ..................... 46

Bảng 3.2:

Diện tích chè của huyện Trấn Yên qua các năm 2015-2017 .... 48

Bảng 3.3:

Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện Trấn Yên
qua các năm 2015-2017 ............................................................ 49

Bảng 3.4:

Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ điều tra ...................... 50

Bảng 3.5.

Diện tích đất sản xuất của hộ nông dân .................................... 51

Bảng 3.6:

Trang thiết bị vật tư máy móc phục vụ sản xuất chè ................ 52


Bảng 3.7:

Giá bán chè khô bình quân của các hộ sản xuất chè ................ 54

Bảng 3.8:

Tình hình sản xuất chè của hộ nông dân .................................. 56

Bảng 3.9:

Chi phí sản xuất cho 1 ha chè của hộ điều tra .......................... 57

Bảng 3.10:

Kết quả sản xuất chè trên 1 ha của hộ điều tra ......................... 58

Bảng 3.11:

Hiệu quả sản xuất chè của các hộ điều tra ................................ 59

Bảng 3.12:

Phân tích SWOT trong sản xuất chè ở hộ dân .......................... 60


vii
Bảng 3.13:

So sánh năng suất và giá bán chè trung du với chè giống
mới chất lượng cao của hộ dân ................................................. 61


Bảng 3.14:

So sánh chi phí sản xuất chè trung du với chè giống mới
chất lượng cao của hộ dân bình quân/ha/năm .......................... 62

Bảng 3.15:

So sánh kết quả sản xuất chè trung du với chè giống mới
chất lượng cao của hộ dân/1ha/1năm ....................................... 64

Bảng 3.16:

So sánh hiệu quả sử dụng vốn của hộ trồng chè....................... 64

Bảng 3.17:

So sánh hiệu quả sử lao động của hộ trồng chè ........................ 65

Bảng 3.18:

So sánh thuận lợi khó khăn của chè trung du với chè giống
mới chất lượng cao của hộ trồng chè ........................................ 67

Bảng 3.19:

Thu thập ý kiến đánh giá về những khó khăn trong sản
xuất chè của người dân huyện Trấn Yên .................................. 69

Bảng 3.20:


Nguyện vọng của người dân trồng chè về chính sách hỗ trợ
của Nhà nước ............................................................................ 70


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1:

Sơ đồ cấu trúc của ngành chè và sơ đồ tiêu thụ của ngành
chè tỉnh Yên Bái Bái ................................................................... 29

Hình 2.1:

Bản đồ hành chính huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái..................... 31

Hình 3.1:

Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm chè của hộ nông dân huyện Trấn Yên .... 53


ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên: Triệu Anh Tuấn
Tên luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất chè trên địa
bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8620115
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất chè.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Trấn Yên.
- Phân tích đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề sản xuất chè ở huyện
Trấn Yên tỉnh Yên Bái từ năm 2015 đến năm 2017.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng.
Chúng tôi chọn 3 vùng sản xuất chè của huyện Trấn Yên làm đại diện
nghiên cứu: Xã Hưng Thịnh, Xã Bảo Hưng, Xã Việt Cường. Phương pháp
được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp thu thập thông tin
 Thu thập thông tin từ tài liệu đã công bố (Tài liệu thứ cấp)
 Thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp phân tích đánh giá
 Phương pháp thống kê mô tả và so sánh
 Phương pháp thống kê kinh tế


x
 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
3. Các kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ chè
của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chỉ rõ cho ta thấy hiệu quả thu được từ
sản xuất chè mang lại là khá cao. Việc đầu tư cao sẽ cho kết quả cao hơn, thể

hiện cụ thể qua các nhóm hộ dân với tổng chi phí cho 1ha chè ở hộ khá đầu tư
137,786 triệu đồng; hộ trung bình là 115,143 triệu đồng; hộ nghèo là 95,61
triệu đồng với các mức đầu tư như vậy sẽ cho kết quả sản xuất là khác nhau.
Cụ thể tổng giá trị sản xuất ở hộ khá đạt 209,068 triệu đồng/ha; hộ trung bình
đạt 158,129 triệu đồng; hộ nghèo là 118,654 triệu đồng/ha. Như vậy mức độ
đầu tư ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của người dân. Ở hộ khá do có
điều kiện kinh tế nên việc đầu tư vào chè cũng dễ hơn so với hộ trung bình và
hộ nghèo.
Điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa, mức độ hiểu biết tiếp thu khoa học
kỹ thuật là những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất chè của hộ dân.
Hiệu quả kinh tế của các giống chè mới chất lượng cao được người dân
trồng đã thể hiện giá trị vượt trội so với giống chè trung du. Cụ thể trên 1ha
chè tổng giá trị sản xuất của chè trung du đạt 164,12 triệu đồng còn chè giống
mới chất lượng cao đạt tới 281,143 triệu đồng/ha mặc dù tổng chi phí cho chè
giống mới chất lượng cao là cao hơn chè trung du nhưng chè giống mới vẫn
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Công cụ chế biến đã được cải tiến có tác dụng nâng cao giá trị sản
phẩm và nâng cao năng xuất tất cả các hộ. 100% hộ đã có máy sao chè. Tuy
nhiên sản phẩm sản xuất ra chưa có sự đồng đều về chất lượng và mẫu mã.
Sản phẩm chè của địa phương đã có mặt trên thị trường tiêu thụ. Tuy
nhiên đầu ra thị trường không ổn định người dân chủ yếu là bán tự do bán lẻ
giá cả bấp bênh thường bị tư thương ép giá.


xi
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi đưa ra một
số kiến nghị đối với Nhà nước, tỉnh Yên Bái, huyện Trấn Yên, các cấp chính
quyền xã và đối với các hộ nông dân sản xuất kinh doanh chè tại địa phương
Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

Tác giả

Triệu Anh Tuấn


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chè được biết đến là một loại cây công nghiệp dài ngày rất gần gũi
trong đời sống con người. Từ nhiều thế kỷ qua, chè là thức uống có giá trị cho
sức khỏe con người và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Nước chè là thức
uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc
phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu
hoá, chữa được một số bệnh đường ruột. Đặc biệt chất Tanin trong chè có khả
năng hút chất phóng xạ, do đó nó còn chống được một số bệnh do các chất
phóng xạ gây ra. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành sản phẩm
đồ uống phổ thông trên thế giới. Trên thế giới hiện nay có hơn 40 nước sản
xuất chè, trong khi có hơn 200 quốc gia tiêu thụ chè. Đây chính là một lợi thế
tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển. Cây chè và các sản
phẩm chè không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc. Tại nhiều quốc gia, cách dùng trà đã được nâng lên thành nghệ
thuật, văn hóa trà đã trở thành nét độc đáo làm phong phú thêm kho tàng ẩm
thực chè thế giới.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
cây chè phát triển. Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu, cây chè cho
năng suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng
như thu nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và
miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm

đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây chè đang
được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du miền
núi. Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 80% dân số sống ở nông
thôn và có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Nông thôn Việt Nam có
vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, công
cuộc đổi mới đất nước phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng


2
"Công nghiệp hoá, hiện đại hoá" mà nền tảng sản xuất nông nghiệp hàng hoá
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, chè là
cây công nghiệp truyền thống và là cây có giá trị kinh tế cao. Nhân dân Việt
Nam đã có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến chè, đồng thời đã biết tận
dụng điều kiện về đất đai, khí hậu tạo nên sản phẩm chè Việt Nam nổi tiếng
trên thế giới.
Trấn Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái và là huyện thuần nông,
xác định chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp trọng điểm là khâu đột
phá trong tổng thể phát triển nông nghiệp của huyện, gắn với phát triển kinh
tế- xã hội và bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững. Cây chè đã
trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Nhiều năm qua, sản xuất chè trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên
Bái đã có bước phát triển, song kết quả sản xuất chè còn nhiều vấn đề cần
phải xem xét, giải quyết. Hiện nay, việc sản xuất chè đang gặp nhiều khó
khăn do sản xuất chè chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, diện tích nhỏ; cơ sở hạ
tầng vùng sản xuất nguyên liệu hạn chế; việc chế biến truyền thống bán cơ
giới vẫn là chủ yếu; tỷ lệ chế biến công nghiệp chưa cao. Việc đầu tư, bón
phân không cân đối, lạm dụng quá nhiều phân hoá học, không có cây che
bóng, cây cải tạo đất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi làm cho cây chè
kém phát huy năng suất, hiệu quả. Vấn đề chế biến chè được tổ chức chủ yếu

là hình thức nhân dân tự xao, sấy bằng phương pháp thủ công, chỉ có một
phần được xao, sấy bằng công cụ cải tiến. Việc tiêu thụ chè trên địa bàn
huyện cơ bản là nhân dân tự tiêu thụ nội địa, sản phẩm chè của huyện cơ bản
chưa có thương hiệu. Ngoài ra, sản phẩm chè xanh của huyện chưa đáp ứng
nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm của người tiêu dùng.
Tại huyện Trấn Yên, cây chè đã góp phần hết sức quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao thu nhập, làm giàu cho nông dân. Để
khai thác hết tiềm năng, lợi thế trong phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ


3
chè trên địa bàn huyện sao cho đạt hiệu quả cao nhất cần phải có những giải
pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế địa phương. Xuất
phát từ yêu cầu đó, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển sản
xuất chè trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” làm luận văn thạc sĩ
kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất chè.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Trấn Yên.
- Phân tích đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề sản xuất chè ở huyện
Trấn Yên tỉnh Yên Bái.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Tập trung nghiên cứu trong địa bàn huyện Trấn Yên,
ở những địa phương trong vùng sản xuất chè.
* Về thời gian:

- Tài liệu tổng quan được thu thập trong thời gian từ năm 2015 đến năm
2017 dùng để so sánh các chỉ tiêu phân tích.
- Số liệu đánh giá thực trạng địa bàn nghiên cứu được tập hợp chủ yếu
trong 3 năm từ năm 2015 - 2017.
* Về nội dung:
- Điều tra thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Trấn Yên.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất chè
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn
huyện Trấn Yên.


4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Đặc điểm của cây chè
1.1.1.1. Nguồn gốc
Xác định nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay
có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của cây chè, dựa trên những cơ
sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Một số quan điểm được nhiều
người công nhận nhất là:
- Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung Quốc: Nhiều công trình
nghiên cứu, khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là ở Vân Nam
- Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc
thì cách đây trên 4000 năm người trung Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu
và sau đó để uống. Theo Daraselia (Gruzia) năm 1989 thì các nhà khoa học
Trung Quốc như Schenpen, Jaiding... đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ
ở Trung Quốc như sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng loạt các con sông
lớn đổ về những con sông ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên

cây chè được mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè di chuyển theo dòng nước đến
các nước nói trên và sau đó lan dần ra các nơi khác. Cũng theo Daraselia thì
một luận điểm nữa có cơ sở khoa học là dựa theo học thuyết “Trung tâm khởi
nguyên cây trồng” của Vaviop thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, nó
phân bố ở các khu vực phía Đông, Nam, Đông Nam men theo cao nguyên
Tây Tạng.
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ): Năm 1823, R.Bruse đã
phát hiện những cây chè dại lá to ở vùng Atxam, từ đó các tác giả người Anh
cho rằng: nguyên sản của cây chè là ở vùng Atxam chứ không phải ở Vân
Nam - Trung Quốc.


5
- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Những công trình nghiên cứu của
Đjemukhatze (1961 - 1976) về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc
khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại chè được
trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa
của cây chè, trên cơ sở đó xác định nguồn gốc của cây chè. Đjemukhatze kết
luận rằng những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là
epicatechin và epicatechin galat. Ở chúng khả năng tổng hợp epigalocatechin
và các galat của nó để tạo galocatechin chậm hơn. Nghiên cứu các cây chè dại
ở Việt Nam cho thấy chúng chủ yếu là tổng hợp epicatechin và epicatechin
galat (chiếm 70 % tổng số các loại catechin). Khi di thực các cây chè dại này
lên phía Bắc với các điều kiện khí hậu khắc nhiệt hơn, chúng sẽ thích hợp dần
với các điều kiện sinh thái bằng cách có thành phần catechin phức tạp hơn,
cùng với tạo thành epigalocatechin và các galat của nó; trà xanh chứa
polyphenol và catechins là các chất dinh dưỡng tự nhiên được tìm thấy trong
cơ thể chúng ta có khả năng chống oxy hóa.
Từ những biến đổi sinh hóa này của lá cây chè dại và cây chè được
trồng trọt, chăm sóc cho phép đi tới một kết luận mới là nguồn gốc của cây

chè chính là ở Việt Nam.
Tuy có sự khác nhau từ những quan điểm trên nhưng đều có sự thống
nhất rằng cây chè có nguồn gốc từ châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng, ẩm.
1.1.1.2. Phân loại
Tên cây chè do Line xác định năm 1873 đã trải qua nhiều tranh luận,
cuối cùng đã thống nhất tên khoa học của cây chè là Camellia sinensis (L) O.
Có nhiều bảng phân loại chè nhưng bảng phân loại được nhiều người
công nhận nhất là bảng của Conhen Stuart (1919) đã chia Camellia sinensis L.
Làm 4 thứ chè chính:
+ Chè Trung Quốc lá nhỏ: phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam
Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam loại chè này có thể tìm thấy ở Lạng Sơn,
Phú Hộ (Phú Thọ).


6
+ Chè Trung Quốc lá to: nguyên sản loại chè này ở Vân Nam, Tứ
Xuyên (Trung Quốc). Ở Việt Nam, chè này được phân bố nhiều ở vùng trung
du: Phú Thọ,Thái Nguyên, Bắc Giang... Do được trồng nhiều ở trung du nên
chè này còn có tên gọi là chè Trung Du.
+ Chè Shan: Nguyên sản của loại chè này là ở Vân Nam - Trung Quốc,
Mianma. Ở nước ta, chè Shan được trồng nhiều ở vùng Tây Bắc, vùng Tây
Nguyên (Lâm Đồng) với các giống khác nhau như Shan Mộc Châu, Shan
Suối Giàng... đều cho năng suất khá, từ 7 - 8 tấn/ha.
+ Chè Ấn Độ: được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, loại chè
này được trồng nhiều ở Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên với
giống chè chủ yếu là PH1.
1.1.1.3. Đặc điểm hình thái
- Thân và cành: Cây chè có thân thẳng và tròn, phân nhánh liên tục
thành một hệ thống cành và chồi. Tùy theo chiều cao và độ lớn nhỏ của thân
và cành mà chia thành 3 loại: cây bụi, cây gỗ nhỏ và cây gỗ vừa. Đối với loại

cây bụi, điển hình là các giống chè Trung Quốc và Liên Xô cũ, không có thân
chính rõ rệt, mọc tự nhiên có độ cao 2 - 3 m, tán nhỏ >1m, gồm nhiều cành
nhỏ gần bằng nhau, phân cành thấp. Loại cây gỗ nhỏ có thân chính tương đối
rõ rệt, để mọc tự nhiên cao độ 6 - 10m, tán to 2 - 3m, gồm nhiều cành to nhỏ
khác nhau rõ, độ phân cành cao hơn cổ rễ xa mặt đất trên dưới 1m. Loại cây
gỗ lớn có thân cây to lớn, mọc tự nhiên cao 10 - 15m, tán cây rộng tới 5 - 6m,
gồm các cành to lớn và độ phân cành xa mặt đất hàng mét. Thân, cành, bộ lá
tạo thành tán cây chè, để mọc tự nhiên có dạng vòm đều. Tán lá là một trong
những tiêu chuẩn để chọn giống chè, nếu tán to, rộng, điểm sinh trưởng nhiều.
Trong sản xuất phải đốn tạo hình tán to, mâm xôi, vừa tầm hái chè để dễ thu
hoạch. Cành chè mọc từ chồi dinh dưỡng trên thân chính gọi là cành cấp I,
cành mọc từ cành cấp I gọi là cành cấp II, cấp III...


7
- Chồi và lá: Lá mọc ra từ các mấu, chồi mọc ra từ nách lá. Theo chức
năng thì có 2 loại chồi: chồi dinh dưỡng mọc ra lá và chồi sinh thực mọc ra
nụ, hoa, quả. Theo vị trí trên cành, chồi có 3 loại là chồi ngọn, chồi nách và
chồi ngủ. Lá chè có 3 loại: lá vảy ốc rất nhỏ và cứng, mọc ở điểm sinh trưởng,
lá cá nhỏ phát triển không đầy đủ, kích thước nhỏ, hình thuôn, mép không
hoặc ít răng cưa, mọc tiếp theo các lá vảy ốc, lá thật gồm 1 phiến lá và một
cuống chè mọc tiếp theo các lá cá, mới mọc là lá non, tiếp theo là các lá bánh
tẻ rồi đến lá già tùy theo trình độ sinh trưởng. Lá có màu sắc từ xanh vàng,
xanh nhạt, xanh lá mạ, thẫm, tím đến mận tím tùy theo giống chè, tuổi chè...
Mặt phiến lá lồi lõm hay láng bóng, mờ nhạt, lá to lồi lõm tương quan thuận
với sản lượng. Hệ gân lá hình mạng lông chim, chia ra gân chính, giữa, bên và
gân phụ cấp.
- Hoa và quả: Hoa bắt đầu nở trên cây chè 2 - 3 tuổi, từ chồi sinh thực
ở nách lá, hoa lưỡng tính, tràng có 5 - 9 cánh màu trắng hay phớt hồng. Bộ
nhị đực có 100 - 400 cái, bao phấn có 2 nửa bao, chia 4 túi phấn, hạt phấn

hình tam giác, màu vàng nhạt. Bầu nhị cái có 3 - 4 ô, chứa đựng 3 - 4 noãn,
ngoài phủ lớp lông tơ, núm nhị cái chẻ 3, khi hoa nở lông tuyến tiết ra một
chất nhờn trắng, gốc bầu có tuyến mật, xếp thành một đĩa vòng tròn. Khi hoa
nở tiết ra mật ngọt và thơm để dẫn dụ côn trùng, thụ phấn bổ huyết hoa chè.
Quả chè loại nang có 1 - 4 hạt, hình tròn hay tam giác tùy vào số hạt bên
trong, vỏ quả màu xanh, khi chín chuyển màu nâu rồi nứt ra. Hạt chè có vỏ
sành màu nâu, ít khi đen, hạt to nhỏ tùy giống chè và chất dinh dưỡng,
đường kính 10 - 15mm, hạt hình cầu, bán kính cầu hay tam giác, trọng lượng
0,6 - 2 g/hạt.
- Hệ rễ: gốm có rễ cọc (trụ), rễ dẫn (rễ nhánh, rễ bên) >1mm, màu nâu
hay nâu đỏ và rễ hút hay rễ hấp thụ < 1mm, màu vàng ngà. Rễ trụ dài hay
ngắn tùy theo giống chè, chất đất, chế độ làm đất và chất dinh dưỡng. Độ dài
của rễ trụ trung bình ở Trung Quốc là 70 - 80 cm, ở Liên Xô trung bình tới


8
110cm ở đất potzon đỏ, ở Việt Nam trung bình là 100cm như giống chè ở
Trung Du, Phú Hộ. Phân bố theo chiều sâu của rễ dẫn và rễ hút, tập trung ở
tầng 0 - 40cm có tới 84 - 86% sau đó giảm dần. Phân bố theo chiều ngang, rễ
dẫn tập trung ở gần cổ rễ 0 - 20cm, rễ dẫn phân bố đều trong các lớp đất, từ
gốc ra 2 phía của hàng chè.
1.1.1.4. Đặc điểm sinh hóa
Trà là một thứ nước uống mà người tiêu dùng rất coi trọng về chất
lượng. Chất lượng của trà được đánh giá bằng thử nếm cảm quan truyền
thống gốm các tiêu chuẩn hương vị, màu nước, cánh chè và bã chè. Các nhà
nghiên cứu khoa học đã phát hiện những tính chất cảm quan trên đều có cơ sở
vật chất là những thành phần sinh hóa của lá chè. Đặc tính sinh hóa của lá chè
được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều trong khoa học kỹ thuật nông
nghiệp và công nghệ. Nhưng mua bán trà trên thị trường vẫn dựa vào thử nếm
cảm quan là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu sinh hóa bắt buộc như độ ẩm,

tro, kim loại, dư lượng thuốc trừ sâu.
- Nước: Là thành phần quan trọng và chủ yếu trong búp chè. Nước có
quan hệ trực tiếp đến các quá trình sinh hóa diễn ra trong cây chè, có ảnh
hưởng tới sự hoạt động của các enzim, là thành phần không thể thiếu để duy
trì hoạt động sống của cây. Trong quá trình chế biến, nước có vai trò quan
trọng trong các quá trình biến đổi, tạo nên mùi vị và ngoại hình của búp chè,
nó liên quan trực tiếp đến chất lượng chè nguyên liệu và từ đó ảnh hưởng trực
tiếp tới chất lượng chè thành phẩm.
- Tro: Chất tro có ý nghĩa trong nghiên cứu chất dinh dưỡng cây chè,
đặc tính trao đổi vật chất của tế bào chè. Tro của lá chè có tới 30 nguyên tố,
trong đó nhiều nhất là các nguyên tố kali, canxi, photpho, magie, nhôm...Tro
phân thành 2 nhóm hòa tan và không hòa tan trong nước. Theo tài liêu của
Liên Xô cũ, chè chất lượng tốt thì ít tro, chất lượng xấu thì nhiều tro.


9
- Gluxit: Bao gồm các loại đường đơn giản (đường đơn) đến đường
phức tạp (đa đường), các loại đường hòa tan rất ít, còn các loại không hòa tan
thì nhiều hơn. Đường hòa tan trong chè tuy ít nhưng có giá trị lớn trong việc
điều hòa vị chè và tham gia trong quá trình caramen hóa dưới tác dụng của
nhiệt độ, để tạo thành hương thơm vị ngọt.
- Ancaloit: Là hợp chất không màu có vị đắng, kích thích đầu lưỡi và ít
hòa tan trong nước, trong lá chè có các chất xantin, theobromin, cafein...Tác
dụng sinh lý của chúng là kích thích vỏ đại não thần kinh trung ương, làm cho
tinh thần thoải mái tỉnh táo, kích thích cơ năng hoạt động của tim...Cafein là
chất kích thích chính của chè, hàm lượng của cafein biến đổi theo giống, thời
vụ, biện pháp kỹ thuật và bộ phận của cây chè. Chất này biến đổi rất ít trong
quá trình chế biến chè nhưng liên kết với tanin tạo nên chất tanat cafein có vị
dễ chịu và mùi thơm.
- Protein và axit amin: Các hợp chất protein chiếm 25 - 30 % của lá

chè, trong đó hàm lượng đạm chiếm tới 4 - 5%. Trong công nghệ chè đen,
protein kết hợp với chất tanin thành một chất không hòa tan, gây trở ngại cho
chè lên men. Trong công nghệ chè xanh, protein có tác dụng điều hòa tốt
hương vị chè, búp chè nhiều protein dễ vò xoăn làm cho ngoại hình đẹp. Axit
amin trong lá chè gồm 17 loại có tác dụng tốt với chất lượng chè xanh, về
hương vị và màu sắc nước, có hương thơm và dư vị ngọt hậu. Trong đó có 3
loại quan trọng là theanin, axit glutamic và axit asparagic, có tác dụng sinh lý
tốt cho con người và tham gia vào sự hình thành hương thơm của chè. Hàm
lượng axit amin là một chỉ tiêu để chọn lọc giống chè làm chè xanh đặc sản.
- Hợp chất tanin: tanin chè (hay theotanin) là một chất chát, hỗn hợp
phức tạp của nhiều chất hữu cơ. Tác dụng của tanin chè như sau: Đối với cây
chè, điều tiết quá trình oxy hóa khử trong cây chè, nâng cao tính đề kháng của
cây chè đối với sâu bệnh. Đối với công nghệ chế biến chè, nếu không bị oxy
hóa thì sản phẩm là chè xanh, nếu bị oxy hóa dưới tác dụng của men thì là chè
đen, chè vàng tùy theo mức độ oxy hóa. Hàm lượng tanin có thì chất lượng tốt


10
nhưng phải có tỉ lệ thích đáng giữa các hoạt chất trong lá chè. Đối với cơ thể
con người, tanin có tác dụng cầm máu, tăng cường sức đề kháng của các
thành huyết quản trong cơ thể động vật, tăng cường sự đồng hóa và sự tích
lũy vitamin C. Tóm lại chất tanin là một hợp chất quan trọng trong chọn
giống chè, quy trình kỹ thuật nông nghiệp và công nghệ chè, do đó cần có chỉ
tiêu này để làm cơ sở trong sản xuất chè.
- Dầu thơm: là một hỗn hợp các chất bay hơi tập trung trong các cơ
quan của cây chè. Dầu thơm của chè được hình thành trong quá trình sinh
trưởng phát dục của cây chè và cả trong quá trình chế biến chè. Hương thơm
là một chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng chè, được tạo thành từ 3
nguồn sau: Dầu thơm có sẵn trong búp chè tươi, sản phẩm có mùi trong sự
chuyển hóa của catexin và axit amin, sản phẩm của sự caramen hóa trong quá

trình chế biến chè. Đó là những thành phần có cấu tạo rất phức tạp, hàm
lượng dầu thơm trong lá chè tươi rất nhỏ. Hương thơm của chè xanh do các
chất linalol, gieranilol và xitranelol chủ yếu tạo nên mùi hoa hồng thơm ngát,
chỉ tiêu hàm lượng chất này được sử dụng trong chọn giống chè.
- Vitamin: Trong lá chè tươi có 2 nhóm vitamin, tan trong chất béo và
tan trong nước, bao gồm nhiều loại như A, D, E, F...trong đó chủ yếu là
vitamin C, đặc biệt vitamin C rất nhiều, tới 3 - 4 lần số lượng trong cam,
chanh, nhưng qua công đoạn lên men và sấy khô của quá trình làm chè đen, bị
phá hủy nhiều, trong chế biến chè xanh bị phá hủy ít nên có vitamin C.
- Men: giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và chế biến
chè. Đặc biệt trong chế biến chè, men quy định chiều hướng biến đổi sinh hóa
trong các công đoạn như héo, vò lên men.
Như vậy các chất có trong chè đóng vai trò quan trọng trong quá trình
đánh giá chất lượng của chè, góp phần tạo nên sản phẩm chè có hương thơm
đặc trưng và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người.


11
1.1.2. Vai trò của chè đối với đời sống
Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau
cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch
30-40 năm hoặc lâu hơn nữa.
Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu: Trung
Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính tốt của
nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới. Ngày nay chè được phổ
biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca-cao. Tác dụng chữa bệnh và chất
dinh dưỡng của nước chè.
Đối với nước ta sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nước.
Đối với người dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn

định, cải thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ
phận lao động dư thừa nhất là ở các vùng nông thôn.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè
* Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây chè, nó là yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè. Muốn chè có chất
lượng cao và có hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Độ
dốc đất trồng chè không quá 300, đất càng dốc thì xói mòn càng lớn, đất
nghèo dinh dưỡng chè không sống được lâu. Cây chè ưa các loại đất thịt và
đất thịt pha cát có giữ độ ẩm tốt, thoát nước tốt. Độ sâu mực nước ngầm phải
sâu hơn thì chè mới sinh trưởng và phát triển tốt được vì cây chè cần ẩm
nhưng sợ úng. Độ chua của đất là chỉ tiêu quyết định đời sống cây chè, độ
chua PH thích hợp nhất là từ 4,5 - 5,5. Trồng chè ở các vùng đất trung tính
hoặc kiềm cây chè chết dần. Để cây chè phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh
tế cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: Đất tốt, giàu mùn, chứa đầy đủ các
chất dinh dưỡng cho chè phát triển.


12
+ Điều kiện khí hậu.
Cây chè thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau. Nhưng qua số
liệu các nước trồng chè cho thấy, cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượng
mưa hàng năm từ 1000 - 4000 mm, phổ biến thích hợp nhất từ 1500 - 2000
mm. Độ ẩm không khí cần thiết từ 70 - 90%. Độ ẩm đất từ 70 - 80%. Lượng
mưa bình quân tháng trên 1000 mm chè mọc tốt, ở nước ta các vùng trồng chè
có điều kiện thích hợp, chè thường được thu hoạch nhiều từ tháng 5 đến tháng
10 trong năm.
Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí dưới 10 0C hay trên
400C. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 22 - 280C. Mùa đông cây chè tạm

ngừng sinh trưởng, mùa xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè
dài, ngắn, sớm, muộn tuỳ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các
giống chè khác nhau có mức độ chống chịu khác nhau.
* Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật
+ Giống chè
Giống chè ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho
một giống chè hay một số giống nhất định.
Ở trong nước ta đã chọn tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương
pháp chọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3..., các giống chè lai như
LDP1, LDP2…, các giống chè nhập nội như Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Hùng
Đỉnh Bạch…. là những giống chè khá tốt, nhiều ưu điểm, cho năng suất và
chất lượng, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích
rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè
cằn cỗi.
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Tưới nước cho chè: Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng
nước lớn, song chè rất sợ úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn


×