Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện mường nhé, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN TRUNG KIÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG NHÉ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN TRUNG KIÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG NHÉ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ QUANG TRUNG

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo
nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Trung Kiên


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hơn 2 năm học tập cao học, với nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến
nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ
lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
- Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm, Đại học
Thái Nguyên; Khoa Kinh tế & PTNT cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Lãnh đạo UBND huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, lãnh đạo Sơ Kế
hoạch - Đầu tư và các chủ đầu tư đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS.
Hà Quang Trung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia
đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu hoàn thiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả


iii
iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 4
1.1. Cơ sơ lý luận............................................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế của cây cam ............................................................... 11
1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cam ........................................................... 12
1.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cam.......................................................... 13
1.1.5. Vai trò phát triển sản xuất cam ............................................................. 15
1.1.6. Các yếu tố ảnh hương tới phát triển sản xuất cam ................................ 16
1.2. Cơ sơ thực tiễn ......................................................................................... 21

1.2.1. Tình hình sản xuất cam trên thế giới..................................................... 21
1.2.2. Kinh nghiệm sản xuất cây có múi ơ Việt Nam ..................................... 24
Chương

2.

ĐỐI TƯỢNG,

NỘI

DUNG

VÀ PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................................... 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 26


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 26
2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 27
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 28
2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 29
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................ 30

2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng .................................. 30
2.5.2. Nhóm các chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất ....................... 30
2.5.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất ..................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 36
3.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện............................................. 40
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên................................................... 42
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất cam tại huyện Mường Nhé ..................... 43
3.2.1. Tình hình phát triển sản xuất Cam tại huyện Mường Nhé ................... 43
3.3. Thực trạng phát triển sản xuất cam tại các hộ dân huyện Mường Nhé .........
47
3.2.1. Tình hình phát triển sản xuất Cam tại các hộ điều tra của huyện
Mường Nhé ..................................................................................................... 47
3.2.2. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam ................................................ 58
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam tại huyện Mường Nhé.....
59
3.3.1. Đất và dinh dưỡng đất ........................................................................... 61
3.3.2. Trình độ thâm canh của nông dân ......................................................... 61
3.3.3. Giống cam ............................................................................................. 64
3.3.4. Giá cam ................................................................................................. 66
3.3.5. Chênh lệch thu nhập từ các cây trồng cạnh tranh ................................. 67


v
3.3.6. Sâu bệnh trong sản xuất cam................................................................. 68
3.3.7. Bảo quản sản phẩm ............................................................................... 69
3.3.8. Thủy lợi & giao thông ........................................................................... 70
3.3.9. Thị trường đầu vào và đầu ra ................................................................ 71

3.4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây cam và một số cây trồng khác ............ 74
3.5. Thuận lợi và khó khăn, cơ hội, thách thức của các hộ trong phát triển
cam trên địa bàn huyện Mường Nhé ............................................................... 76
3.6. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cam tại huyện Mường Nhé .....
78
3.6.1. Định hướng phát triển sản xuất cam ..................................................... 78
3.6.2. Giải pháp phát triển sản xuất cam ......................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CSVC

:

Cơ sơ vật chất

ĐVT

:


Đơn vị tính

HTX

:

Hợp tác xã

KN

:

Khuyến nông

KH

:

Kế hoạch



:

Lao động

NN

:


Nông nghiệp

PTNT

:

Phát triển nông thôn

PTSX

:

Phát triển sản xuất

TSCĐ

:

Tài sản cố định

THCS

:

Trung học cơ sơ

UBND

:


Uỷ ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Sản lượng cam của một số nước trên thế giới năm 2015............ 22

Bảng 1.2:

Diện tích và sản lượng cam quýt ơ Việt Nam 2014 - 2015 ........ 25

Bảng 2.1:

Tổng hợp mẫu điều tra ................................................................ 29

Bảng 3.1:

Tình hình sử dụng đất đai huyện Mường Nhé qua 3 năm
2014 - 2016 ................................................................................. 37

Bảng 3.2:

Diện tích, sản lượng và năng suất cam của huyện Mường
Nhé qua các năm ......................................................................... 44

Bảng 3.3:


Khối lượng và địa điểm bán Cam cho các tác nhân ................... 45

Bảng 3.4:

Các yếu tố hình thành giá cả ....................................................... 46

Bảng 3.5:

Nguồn tham khảo giá cam .......................................................... 47

Bảng 3.6:

Thông tin chung về các hộ điều tra ............................................. 48

Bảng 3.7:
49

Tình hình sử dụng lao động của các hộ sản xuất cam.....................

Bảng 3.8:

Chi phí biến đổi cho vườn cam thời kỳ kinh doanh.................... 50

Bảng 3.9:

Chi phí đầu tư cho vườn cam thời kỳ kinh doanh....................... 51

Bảng 3.10: Năng suất cam của các hộ theo giống cam (tấn/ha).................... 52
Bảng 3.11: Sản lượng cam của hộ vụ 2014 - 2016........................................ 53
Bảng 3.12: Tầm quan trọng sản xuất cam của các hộ điều tra ...................... 54

Bảng 3.13: Kết quả sản xuất kinh doanh cam của các hộ ............................. 54
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam tính cho 1 ha ..................... 56
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam tính cho 1 hộ..................... 57
Bảng 3.16: Một số hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam tại
Mường Nhé.................................................................................. 59
Bảng 3.17: Đánh giá của hộ nông dân về các yếu tố ảnh hưởng tới phát
triển sản xuất cam tại huyện Mường Nhé ................................... 60
Bảng 3.18. Khả năng mơ rộng sản xuất cam tại huyện Mường Nhé ............ 61
Bảng 3.19: Tình hình tập huấn của hộ điều tra.............................................. 62


viii
viiiv
Bảng 3.20: Mức độ thường xuyên của các quy trình chăm sóc cây cam
huyện Mường Nhé ...................................................................... 63
Bảng 3.21: Khó khăn trong chọn giống của các hộ....................................... 65
Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế của các giống cam khác nhau .......................... 65
Bảng 3.23: Biến động giá cam chính vụ qua một số năm ............................. 66
Bảng 3.24: Thu nhập từ các cây trồng cạnh tranh với cam (Tr.đồng/ha)...... 67
Bảng 3.25: Các loại sâu bệnh thường gặp ..................................................... 68
Bảng 3.26: Khó khăn trong bảo quản sản phẩm cam .................................... 69
Bảng 3.27: Khó khăn trong giao thông và thủy lợi ....................................... 70
Bảng 3.28: Khó khăn trong mua các đầu vào chất lượng tốt ........................ 71
Bảng 3.29: Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm .............................................. 72
Bảng 3.30: Đánh giá về chất lượng cam của người mua buôn và triển
vọng thị trường ............................................................................ 73
Bảng 3.31: So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất cam với sản xuất cây
xoan của các hộ điều tra .............................................................. 74
Bảng 3.32: Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Mường Nhé,

tỉnh
Điện Biên...................................................................................... 76
Bảng 3.33: Phương hướng của hộ sản xuất cam trong thời gian tới ............. 78
Bảng 3.34: Định hướng phát triển sản xuất cam của huyện Mường trong
thời gian tới ................................................................................. 79


ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Mường Nhé ....................................... 34

Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu cam của các hộ điều tra .............................................. 45
Đồ thị 3.1. Biến động giá các loại cam cuối vụ bán ra một số hàng năm..... 66


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Sản phẩm
quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứa
nhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Hiện nay, cây ăn quả đã trơ
thành một trong những loại cây có thế mạnh về kinh tế ơ Việt Nam. Sản phẩm
cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩu
sang các nước. Trong những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã trơ thành một
bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp và có nhiều đóng
góp tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói giảm
nghèo và tăng thu nhập cho người nông dân. Trong đó có cây cam.
Cây có múi (cam, chanh, cam, bưởi, thanh yên, phật thủ, v.v.) đã được

trồng và sử dụng cách đây khoảng trên 4000 năm, hơn nữa chúng là những
loài cây được trồng rất phổ biến ơ hầu khắp các nước trên thế giới, từ vĩ độ 40
Bắc đến vĩ độ 40 Nam. Sản lượng quả có múi hàng năm trên thế giới khoảng
85 triệu tấn, xếp vị trí thứ nhất trong 4 loại quả sản xuất nhiều nhất trên thế
giới (cây có múi, nho, táo tây và dứa). Trong số các loài cây có múi, cam có
sản lượng lớn nhất (62 triệu tấn), sau đó là cam và các dạng lai (10 triệu tấn),
chanh và bưởi mỗi loài khoảng 6 -7 trệu tấn. Cây cam được trồng phổ biến từ
Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến trung du miền núi bởi chúng có giá trị dinh
dưỡng, giá trị kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6 -12% đường,
hàm lượng vitamin C từ 40-90mg/100g tươi, các axit hữu cơ 0,4 -1,2% trong
đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và
dầu thơm, mặt khác cam có thể dùng ăn tươi, làm mứt, nước giải khát, chữa
bệnh.
Tại Việt Nam, cây cam được trồng ơ khắp các tỉnh như Lào Cai, Hà
Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Hòa Bình, Nghệ an... và
một số huyện thuộc tỉnh, Lạng Sơn... Trong những năm gần đây, ngành sản


2
xuất cam quả ơ Việt Nam gặp nhiều khó khăn, năng suất và sản lượng giảm
xuống nhanh chóng, diện tích vườn cam hẹp dần, tuổi thọ vườn cây ngắn lại.
Thị trường quả có múi bị cạnh tranh gay gắt bởi hoa quả nhập khẩu từ Trung
Quốc, Thái Lan do sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu nội tiêu
trong khi tiềm năng đất đai và khí hậu của nước ta lại thích hợp cho việc phát
triển loại cây này.
Trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cây cam được đưa
vào phát triển trong những năm gần đây và được coi như là một cây “giảm
nghèo” cho đồng bào các dân tộc trong vùng. Khả năng sinh trưởng và
phát triển của cây cam khá tốt và sự thích nghi của cây cam (cam Xã Đoài
- Cam Vinh - Cam bản địa) là phù hợp với điều kiện thời tiết khi hậu của

huyện. Tuy nhiên, để phát triển cây cam thành một cây trồng sản phẩm
hàng hóa, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững trên địa
bàn huyện Mường Nhé, còn gặp phải nhiều khó khăn bất cập như: vốn
đầu tư, khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, thị trường đầu ra của sản
phẩm, tập quán canh tác của người dân, v.v., cần được quan tâm giải quyết
một cách đồng bộ.
Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất
cam trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”, làm nội dung nghiên
cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sơ lý luận và thực tiễn liên quan đến phát
triển sản xuất cam.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện
Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam trên địa
bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cam trên
địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên


3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm rõ cơ sơ khoa học và thực tiễn về phát triển sản
xuất cam nói chung và sản xuất cam trên địa bàn huyện Mường Nhé nói
riêng. Trên cơ sơ tổng kết các công trình nghiên cứu về phát triển sản xuất
cam, nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về việc nâng cao hiệu quả kinh tế
nông sản hàng hóa, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển sản
xuất cam trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điên Biên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn phân tích khách quan về phát triển sản xuất cam trên địa bàn
huyện Mường Nhé, tỉnh Điên Biên, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế cây cà phê, phân tích mức độ ảnh hương của các nhân tố.
Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Mường
Nhé được dựa trên các căn cứ khoa học và có tính khả thi, có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý trong việc nghiên
cứu và tổ chức thực hiện phát triển sản xuất cây cam trên các địa phương có
điều kiện tương đồng.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Hộ nông dân
Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi nền nông nghiệp,
chiếm đại đa số trong cư dân nông nghiệp. Hộ nông dân tồn tại cả ơ chế độ
phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Khái niệm và bản chất của
hộ nông dân được nhiều học giả trên thế giới thảo luận và có các cách nhìn
khác nhau, nhưng các học giả đều có quan điểm chung là: Hộ nông dân là hộ
có phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia
đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản
được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ không
hoàn hảo (Đỗ Kim Chung và cộng sự, 2009).
1.1.1.2. Kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sơ của nền sản xuất
xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản
xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ
chung một nhà và ăn chung. Mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đời sống

là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để
phát triển (Trần Đình Đằng và Đinh Văn Đãn, 2008).
1.1.1.3. Khái niệm tăng trưởng và phát triển
Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những
chuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội
hôm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Ngày nay thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời
sống kinh tế và xã hội. Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của
nền nông nghiệp ơ giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ơ


5
mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự
(2009), nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những
có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và
phù hợp hơn về cơ cấu. Thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn
nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Cần phân biệt giữa tăng trưởng nông
nghiệp và phát triển nông nghiệp. Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ơ
thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ
yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng
trưởng nông nghiệp tăng lên về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng
diện tích, số đầu con vật nuôi. Trái lại, phát triển nông nghiệp thể hiện cả về
lượng và về chất.
1.1.1.4. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
(đầu ra). Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn

thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm
bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung
cấp cho thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất
trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải
theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người
sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất
cho ai? Sản xuất như thế nào? (Phí Mạnh Hùng, 2009).
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng
sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
phục vụ đời sống con người.


6
1.1.1.5. Phát triển sản xuất cam
Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của
quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao
gồm phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (trích bơi Đào Thị
Mỹ Dung, 2012).
Phát triển theo chiều rộng là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá
trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất,
đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cư ờng đội
ngũ lao động.
Phát triển theo chiều sâu là việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng
cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý,
đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương lai hướng tới
xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội ngũ

lao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát
triển bền vững (trích bởi Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
Cam là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người sản
xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây
ăn quả khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cam sẽ đưa giá trị của ngành
nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất
lượng cao của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông
nghiệp là tỷ trọng các nông sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hoá lớn tăng lên.
Việc chuyển dịch một số diện tích cây trồng có năng suất, chất
lượng thấp sang trồng cây ăn quả như cam sẽ tạo ra những vùng chuyên môn
sản xuất hàng hoá, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nông thôn, tăng
thu nhập cho người nông dân. Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá (kinh tế thị
trường) phát triển ơ khu vực nông thôn (trích bởi Đào Thị Mỹ Dung, 2012).


7
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam nói riêng góp phần
làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm
cho một phần lao động nông nghiệp dôi dư ơ khu vực nông thôn trơ thành công
nhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công
nghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất
lượng, quanh năm cho nhân dân.
Phát triển sản xuất cam còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh
thái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan
mô hình, du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng…
Việc phát triển sản xuất cam còn thúc đẩy việc tìm tòi và áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và cam nói riêng đã góp
phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các cơ sơ

kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu vực
sản xuất hàng hoá như đường giao thông, điện, thông tin... Qua đó làm thay
đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển cây ăn quả nói chung, cam nói riêng không những góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà nó còn góp phần vào
việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tạo nên những vùng sinh thái bền
vững.
Chính vì những ý nghĩa to lớn nêu trên, cùng với việc áp dụng những
thành tựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả đã tạo ra nhiều sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại lượng
ngoại tệ lớn cho đất nước.
1.1.1.6. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích
phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa
- Văn kiện đại hội X của Đảng đã quyết định về phương hướng, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 nhấn mạnh: Hiện nay và trong
nhiều năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược


8
đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đai
hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng
hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và
khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp
sạch. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và có
hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung
gắn với chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản.
- Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc hội về việc
miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
trong hạn mức theo quy định của pháp luật cho từng vùng đối với hộ nông

dân...., miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất của hộ
nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ơ xã đặc biệt khó khăn theo quy định của
Chính Phủ; giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối
với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các đối tượng không thuộc diện nêu
trên và diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt quá hạn mức theo quy định của
pháp luật đối với hộ nông dân... Nghị quyết này được thực hiện từ năm thuế
2003 đến năm thuế 2010. Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 03/11/2003 của
Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày
17/06/2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thông
tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19/11/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn miễn,
giảm thuế theo Nghị định 129/2003/NĐ-CP.
- Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/09/1999 của Thủ Tướng
Chính Phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ
1999-2010. Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/06/2007 của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn phê duyệt quy hoạch phát triển rau, quả và
hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 với phương hướng phát triển:
Tiếp tục phát triển chương trình rau quả và hoa cây cảnh trên cơ sơ khai thác
lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng; tập trung phát triển các loại cây
ăn quả có lợi thế cạnh tranh, gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và


9
chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường
trong nước và thế giới; sản xuất rau quả phải trên cơ sơ áp dụng công nghệ
cao; Các chỉ tiêu phát triển: cây ăn quả diện tích 1 triệu ha, sản lượng 10 triệu
tấn, kim ngạch xuất khẩu quả 430.000 tấn = 295 triệu USD; Các giải pháp chủ
yếu: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp: phát triển diện tích trồng cây ăn quả ơ
vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, duy
trì năng lực công nghiệp chế biến và khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sơ
chế biến rau quả nông thôn, đầu tư dây chuyền phân loại, sơ chế, đóng gói và

bảo quản tại các chợ đầu mối rau hoa quả để phục vụ lưu thông hàng hóa giữa
các vùng miền và phục vụ xuất khẩu; Về khoa học công nghệ và khuyến nông:
nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về công nghệ sinh
học (công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh....), xây dựng quy
trình và phối hợp với các hoạt động khuyến nông, áp dụng các công nghệ bảo
quản tiên tiến, hiện địa như bảo quản mát, trong môi trường khí quyển cải
biến, chiếu xạ..., xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất sản phẩm rau quả;
Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm: hoàn thiện hệ thống dịch vụ kinh doanh rau quả
và hoa cây cảnh, phát triển thành mạng lưới đồng bộ có chức năng thu mua,
đóng gói, bảo quản và phân phối cho thị trường; Về chính sách hỗ trợ: Nâng
mức hỗ trợ và tổng mức hỗ trợ đối với các mô hình khuyến nông công nghệ
cao và các mô hình chế biến bảo quản rau hoa quả, Ngân hàng chính sách cho
các Hợp tác xã, hộ nông dân vay trung, dài hạn (theo chu kỳ kinh doanh) để
cải tạo vườn tạp, áp dụng quy trình sản xuất GAP đối với cây ăn quả.
- Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính Phủ về
miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên khâu lưu thông
để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thông tư số 91/2000/TT-BCt
ngày 06/09/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP
như sau: các tổ chức, cá nhân nhằm hoạt động kinh doanh buôn chuyến (gọi
chung là kinh doanh buôn chuyến) không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh buôn chuyến các loại
hàng hóa là nông sản sản xuất trong nước chưa qua chế biến


10
- Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua
hợp đồng, như một số chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký
hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất: về đất đai, đầu tư, tín dụng, về
chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, về thị trường xúc tiến thương mại

đều được Nhà Nước hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi.
- Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 17/09/2002 của Ngân hàng Nhà
Nước hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký
kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa và Thông Tư số 04/2003/TT-BTC
ngày
10/01/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số vấn đề tài chính thực hiện
Quyết Định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ
về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
- Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08/10/2003 của Thủ Tướng Chính
Phủ về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Thông tư số
95/2004/TT-BTC ngày 11/10/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số chính
sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi về thuế phát triển vùng nguyên liệu và công
nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, muối quy định: các tổ chức, cá nhân thuê
đất đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản, làm muối được
miễn, giảm tiền thuê mặt nước theo quy định.
- Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/07/2008 của Thủ Tướng
Chính Phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ
rau, quả, chè an toàn đền năm 2015. Theo đó Ngân sách Nhà Nước đầu tư
điều tra, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất rau, quả, chè an toàn tập
trung, xây dựng, cải tạo cơ sơ hạ tầng; ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư
cho bán buôn, kho bảo quản, xúc tiền thương mại, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật; Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung Ương bố trí kinh phí đã phân bổ hàng năm hỗ trợ
giống, khuyến nông vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn được ưu tiên thuê đất
và được hương mức ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất, giá thuê đất theo các
quy định hiện hành.


11
- Quyết định 1895/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ

Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến
năm 2020. Theo đó thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ
cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát
triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Đạt mức tăng trương hàng năm trên
3,5%, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia trước mắt và lâu dài.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế của cây cam
Cây cam thuộc họ Rutaseae, họ phụ cam quýt Aurantiodeae, chi Citrus
có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á. Họ cam
Rutaseae bao gồm cam, bươi, quýt….. Cam là loại quả cao cấp, có chưa giá
trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cam là loại quả giàu chất chống oxy hóa
và chất phytochemical. Theo các nhà khoa học Anh: “Bình quân trong một
trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da
và chống lão hóa”. Chuyên gia dinh dưỡng Monique dos Santos cho biết cam
được yêu thích và có lợi cho người khỏe mạnh cũng như các bệnh nhân. Cam
giúp giải nhiệt, thỏa mãn cơn khát cho người có cường độ vân động cao, tăng
cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể (Nguyễn Văn Luật, 2008).
Trên đất đồi trồng cây cam đã cho hiệu quả cao, cải tạo nâng cao độ phì
nhiêu cho đất..... Sản phẩm cây cam có giá trị kinh tế trong nền kinh tế hàng
hóa. Sản phẩm quả có mẫu mã đẹp, có lượng sinh khối lớn, rất giàu dinh
dưỡng, do đó sản phẩm được ưa chuộng, có tính hàng hóa cao. Mặt khác, sản
phẩm cam quả có thể phân bố trên địa bàn rộng, thích ứng với nhiều quy mô.
Diện tích vườn cam, sức lao động, nguồn vốn và sách lược kinh doanh có
quan hệ mật thiết với nhau. Vườn có diện tích lớn thì đầu tư sức lao động
nhiều hơn, ngoài ra còn xem xét trồng xen canh với cây trồng khác để tăng


12
thêm thu nhập. Vườn có diện tích nhỏ thì xem xét chiến lược chuyên môn hóa

sản phẩm cam để kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm thu
nhập (Nguyễn Văn Luật, 2008).
1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cam
Cây cam là loại cây khó tính thuộc loại thực vật 2 lá mầm thân gỗ.
Trong điều kiện sinh thái nước ta cần lưu ý mấy đặc điểm sau: Trước tiên để
hạt nảy mầm rễ phải xuất hiện trước. Rễ của cam thuộc loại rễ nấm. Nấm
Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ hút cung cấp nước, muối khoáng và
một lượng nhỏ các chất hữu cơ cho cây. Cây cam không ưa trồng sâu do bộ rễ
phân bố rất nông chủ yếu là các rễ bất định phân bố tương đối rộng và dày
đặc ơ tầng đất mặt. Rễ cam sợ đất chặt, bí và không phát triển được ơ những
nơi có mực nước ngầm cao.
Tuy nhiên, sự phân bố của các tầng rễ cam phụ thuộc vào từng loại đất,
độ dày tầng đất mặt, thành phần hoá học và mực nước ngầm, đặc biệt là các
kỹ thuật canh tác như làm đất,bón phân và hình thức nhân giống, giống gốc
ghép và giống cây trồng. Cây chiết và cây giâm cành có bộ rễ ăn nông nhưng
nhiều rễ hút phân bố rộng và tự điều tiết được tầng sâu phân bố theo sự thay
đổi của điều kiện sinh thái đặc biệt là mực nước ngầm. Các cây ghép trên gốc
ghép chấp Thái Bình, gốc bưởi chùm và bươi chua, gốc cam chua Hải Dương,
cam voi Quảng Bình và cam chua Đạo Sử có bộ rễ ăn sâu hơn. Ghép trên các
gốc ghép là quýt cleoparte, chanh sần, chanh ta, chanh eureka có bộ rễ ăn
nông nhưng rộng và có nhiều rễ hút hơn (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
Cam quýt trồng trên đất Phủ Quỳ có bộ rễ phân bố sâu hơn ơ các vùng
đất khác.
Nhìn chung, rễ của cam quýt phân bố ơ tầng sâu 10 - 30 cm, rễ hút tập
trung ơ tầng sâu 10 - 25 cm. Rễ hoạt động mạnh ơ thời kỳ từ 1 - 8 năm tuối
sau trồng, sau đó suy giảm nhiều và tái sinh kém. ơ nước ta, nhìn chung từ
tháng 2
- 9 dương lịch rễ cam quýt sinh trưởng và hấp thụ dinh dưỡng mạnh mẽ
nhất.



13
Cây cam thuộc dạng thân gỗ. Một cây trương thành có thể có từ 4 - 6
cành chính. Nếu không chú ý tạo tán ngay từ đầu thì cam quýt sẽ rất ít khi có
thân chính, tuỳ theo tuổi cây và điều kiện sống. Các giống cam khác nhau thì
sẽ có chiều cao và hình thái khác nhau. Ví dụ, cam sành Lạng Sơn 25 năm
tuối cao 6,20 m, đường kính tán 4,25 m, đường kính gốc 17cm, cây phân cành
hướng ngọn, tán hình chổi rể phân cành thưa. Cam Vân Du 9 năm tuổi trồng ơ
Nghệ Tĩnh có chiều cao 4,82 m, đường kính tán 4,28 m, đường kính gốc 16
cm, tán hình trụ hoặc hình cầu, phân cành nhiều, tán chặt (Hoàng Ngọc
Thuận, 2000).
Hình thái tán cây cam quýt rất đa dạng: Có loại tán rộng có loại tán
thưa, phân cành hướng ngọn hoặc phân cành ngang, tán hình cầu, hình tròn,
hình tháp hoặc hình chổi rể. Cành có thể có gai hoặc không có gai, hoặc cũng
có thể có gai khi cây còn non và rụng gai khi cây đã lớn, già. Một số giống,
loài không có gai nhưng khi nhân giống bằng hạt lại xuất hiện rất nhiều gai
trên thân và cành, ơ cấp cành cao càng ít gai và gai ngắn.
Ở nước ta cành quả của đa số các giống cam, quýt, bươi là cành mùa
xuân. Ở các tỉnh phía nam cây thường ra quả ơ các cành phát triển ơ đầu và
cuối mùa mưa, do đó có thể có nhiều vụ quả trong năm. Tuy vậy, cành quả là
cành mùa xuân vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn cả.
Nói chung, các giống cam quýt thường cho thu hoạch sau khoảng từ 3 4 năm sau khi trồng. Nếu nhân giống bằng cách ghép hoặc chiết thì thường
cho thu hoạch năm thứ 2 sau trồng. Nếu nhân giống bằng phương pháp gieo
hạt phải từ 5 - 8 năm sau trồng (tuỳ loại) mới được thu hoạch.
1.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cam
Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng lên) về mọi mặt
của quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả
sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển
sản xuất bao gồm phát triển theo chiều rộng, phát triển theo chiều sâu và
thay đổi tổ chức sản xuất



14
a. Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất
Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất có thể chuyển từ mô hình kinh
tế hộ nhỏ lẻ thành các trang trại có quy mô lớn hơn, sản lượng hàng hóa cao
hơn, hoặc chuyển từ hình thức tổ chức sản xuất tập thể như HTX, nông
trường quốc doanh sang hộ, trang trại độc lập hoặc giao khoán.
Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất cũng liên quan tới việc hình
thành/mất đi của các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thông
thường các đơn vị sản xuất có quy mô lớn có xu hướng liên kết chặt chẽ với
các tác nhân trong ngành hàng/chuỗi giá trị nhằm đảm bảo ổn định đầu
vào/đầu ra trong sản xuất. Các hình thức liên kết này khá đa dạng, từ các thỏa
thuận miệng, tới các hợp đồng chính thức, hoặc thậm chí sáp nhập thành các
đơn vị lớn hơn. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể theo chiều
ngang, dọc hoặc kết hợp.
Xu hướng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là tăng cường liên kết
nhằm tăng tính ổn định, sản lượng, chất lượng cho sản phẩm hàng hóa, nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường. Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất thì tùy
với điều kiện cụ thể của địa phương và loại sản phẩm mà hình thức tổ chức
sản xuất phù hợp đặc thù, và xét trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn (trích
bởi Trần Đăng Khoa, 2010).
b. Phát triển theo chiều rộng
Cũng như các loại sản phẩm nông nghiệp khác, phát triển sản xuất cam
theo chiều rộng là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng
hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống,
khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động. Phát triển
sản xuất cam theo chiều rộng thường ơ khía cạnh tăng diện tích sản xuất bằng
các biện pháp khác nhau, khía cạnh phát triển này được hiểu cả về không gian
và thời gian (trích bơi Đào Thị Mỹ Dung, 2012).

c. Phát triển sản xuất theo chiều sâu
Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước
nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng


×