Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.83 KB, 3 trang )
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cập nhật: Thứ ba, 18/08/2009
Hai người phụ nữ trẻ đều có chồng nghiện ma túy và chết vì AIDS. Hai người vợ cũng bị lây nhiễm
HIV từ chồng họ. Những ngày sống trong tận cùng tuyệt vọng, hai người phụ nữ ấy đã viết chung một
cuốn nhật ký.
>> Những nỗi đau lặng lẽ
Trong đám tang đầy nước mắt của Hạnh - một phụ nữ mới 34 tuổi, chồng chết vì căn bệnh AIDS cách đó bốn
năm, nhiều người ở TP Bắc Giang cho biết, chị cũng mất đi quyền được sống vì căn bệnh lây nhiễm từ
chồng.
Khác với những đám tang của người nghiện, mắc bệnh AIDS thường vắng vẻ, chóng vánh, đám tang Hạnh
không vắng vẻ mà còn có nhiều tiếng khóc như xé ruột gan.
Có một người là bạn của Hạnh, tên là Hằng. Hằng khóc cho bạn nhưng cũng khóc cho chính mình. Hai cô ở
cạnh nhà nhau, thân thiết với nhau vì có nhiều điểm tương đồng, kể cả những nỗi đau và bi kịch.
Những dòng nhật ký cuối cùng của Hằng
Hạnh làm nghề xây dựng, chịu thương chịu khó, có hai con, một trai một gái. Hằng là một thợ may giỏi, làm
dâu ở một gia đình khá giả. Mẹ chồng Hằng là thiếu tá công an. Hằng có một con gái, khi ấy đã năm tuổi. Hai
người chồng của Hạnh và Hằng đều nghiện ma túy, nhiễm HIV. Chồng Hạnh mất năm 2006. Đến năm 2007
chồng Hằng cũng ra đi. Từ đó, Hạnh và Hằng ngày càng gắn bó, thường tâm sự, an ủi lẫn nhau.
Hai chị còn viết chung với nhau một cuốn nhật ký. Trong cuốn nhật ký ấy, có những câu thơ bày tỏ nỗi lòng,
suy nghĩ và cả sự đau đớn không thể tỏ bày. Hai câu đầu là của Hạnh, hai câu sau của Hằng. “Người ta ân ái
thì vui/Còn tôi ân ái bùi ngùi xót xa/ Người ơi hãy hiểu lòng ta/ Chỉ vì chữ Nghĩa hóa ra sự này”.
Về chữ nghĩa trong câu thơ, Hằng tâm sự với tôi, ấy là nỗi lòng của người vợ dù biết chồng mắc nghiện, rồi
sau này mắc bệnh mà không nỡ rời bỏ, không nỡ xa lánh và cả chuyện ái ân cũng chẳng nỡ chối từ.
“Em đã nói với anh nhiều lần. Phận anh đã vậy, anh phải nghĩ đến con và em, chứ đừng vì một chút ham
muốn nhỏ nhoi, tầm thường mà cướp đi những gì mà chúng ta gây dựng. Nhưng anh nào có nghe”. (Nhật ký
của Hằng và Hạnh)
“Biết làm sao khi chức năng làm vợ- làm mẹ của người đàn bà bổn phận phải luôn tuân thủ”
“Trước lúc từ giã cõi đời, anh trăng trối: “Em hãy chăm sóc con cho anh, cho bé H. được ăn học nên người”.
Em làm sao mà thực hiện được lời di chúc ấy, bởi sinh mệnh em cũng như chiếc bong bóng phập phồng, biết
tan vỡ lúc nào”.
“Bố mẹ ơi, con thật là một đứa con bất hiếu. Bố mẹ có biết không? Một năm có 360 ngày thì 359 ngày con