Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.52 KB, 6 trang )

câu 2:
MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER là phương pháp tạo dựng
lợi thế cạnh tranh bền vững cho một ngành/ lĩnh vực cụ thể của quốc gia đó trên thị
trường.

chính phủ

Chiến lược, cấu trúc
doanh nghiệp và năng
lực cạnh tranh của
doanh nghiệp

Tính sẵn có của các
yếu tố sản xuất

Các điều kiện về nhu
cầu

cơ hội
Các ngành công
nghiệp liên kết và
phụ trợ

Các điều kiện về nhu cầu:
Ông nhấn mạnh vai trò nhu cầu của nội địa trong việc giúp nâng cao lợi thế cạnh
tranh của một quốc gia. Do doanh nghiệp nhạy cảm với những khách hàng ở gần họ
nhất nên những đặc điểm của nhu cầu thị trường nội địa có quyết định quan trọng
trong việc định hình các thuộc tính của sản phẩm chế tạo trong nước và tạo động
lực cho việc sáng tạo, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh khi người tiêu dùng trong nước sành
điệu và đòi hỏi cao. Như vậy sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp để nổ lực đáp ứng


nhu cầu cùa khách hàng về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ:
Lợi ích có được do các ngành liên kết phụ trợ đầu tư vào các yếu tố sản xuất cao
cấp có thể sẽ lan tỏa sang một ngành khác. Từ đó giúp ngành này đạt được một vị
trí cạnh tranh vững mạnh trên thế giới.
Các ngành thành công trong phạm vi một quốc gia có xu hướng tập hợp với nhau
thành các cụm gồm các ngành có liên quan.
Kiến thức giá trị có thể luân chuyển giữa các doanh nghiệp trong cùng một cụm. Từ
đó mang lại lợi ích cho tất cả các doanh nghiệp khác cùng nằm trong cụm đó. Các
luồng kiến thức sẽ luân chuyển khi nhân viên di chuyển giữa các doanh nghiệp


trong nội bộ cụm công nghiệp và khi các nghiệp đoàn quốc gia tập hợp công nhân
từ các doanh nghiệp khác nhau tại các cuộc hội nghị hoặc hội thảo định kỳ.
Chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Sự khác biệt về đặc điểm, hệ tư tưởng có thể giúp hoặc không giúp doanh nghiệp
trong việc tạo dựng lợi thế quốc gia.
Có sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh trong một quốc gia, sự sáng tạo, sự
duy trì lâu dài của lợi thế cạnh tranh trong một ngành. Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ
trong nước tạo áp lực cho doanh nghiệp phải nỗ lực đáp ứng, tìm cách nâng cao
hiệu quả từ đó tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, hai yếu tố khác đó là cơ hội và chính phủ cũng ảnh hưởng đến mô hình
kim cương quốc gia.
Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất
thừa nhận sự phân cấp của các yếu tố sản xuất, phân biệt giữa các yếu tố cơ bản
(nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nhân khẩu học) và các yếu tố cao cấp
(hạ tầng truyền thông, lao động lành nghề và trình độ cao, các cơ sở nghiên cứu và
bí quyết công nghệ). Các yếu tố cao cấp đóng vai trò hết sức quan trọng trong lợi
thế cạnh tranh.
Không giống như các yếu tố sẵn có tự nhiên, các yếu tố cao cấp lại là sản phẩm đầu

tư của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Do vậy, các khoản đầu tư của chính phủ
vào đào tạo cơ bản và nâng cao để cải thiện trình độ kiến thức và kỹ năng chung của
dân chúng cũng như kích thích nghiên cứu chuyên sâu tại các cơ sở giáo dục cấp
cao hơn có thể giúp nâng cấp các yếu tố cao cấp của một quốc gia.
Mối quan hệ giữa yếu tố cao cấp và cơ bản rất phức tạp. Các yếu tố cơ bản có thể
cung cấp lợi thế ban đầu và sau đó được củng cố mở rộng thông qua đầu tư các yếu
tố cao cấp. Ngược lại, các bất lợi của các yếu tố cơ bản có thế tạo ra những áp lực
buộc phải đầu tư vào các yếu tố nâng cao.
phân tích lợi thế cạnh tranh ngành nông sản theo lý thuyết cạnh tranh ngành
LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ TÍNH ĐẾN CHI PHÍ VẬN TẢI
Có thể hiểu chi phí vận chuyển bao gồm tất cả các chi phí để chuyển hàng hoá từ nước này
qua nước khác. Như vậy, với quan niệm trên, chi phí vận chuyển sẽ gồm cước phí vận tải,
cước phí xếp dỡ, chi phí bảo hiểm và lãi suất

Khác với các lý thuyết trước, giá trao đổi quốc tế dựa trên sản phẩm trung gian,
phần này giá trao đổi quốc tế dựa trên tiền tệ. Trục thẳng đứng cho biết giá của sản
phẩm (tính bằng EURO) ở cả hai quốc gia 1 và 2. Giá sản phẩm X ở quốc gia 1 thấp
hơn giá ở quốc gia 2 trong điều kiện chưa có thương mại quốc tế. Khối lượng hàng
X tăng lên được thể hiện ở việc dịch
Trong điều kiện không có thương mại quốc tế, quốc gia 1 sẽ sản xuất và tiêu
dùng tại mức sản lượng Qx1 với mức giá cân bằng là P1 *, quốc gia 2 sản xuất và
tiêu dùng tại mức sản lượng Qx2 với mức giá cân bằng là P2 *. Giá hàng hoá X tại
quốc gia 2 cao hơn so với quốc gia 1, và X là hàng hoá có thể thương mại nên có xu


hướng xuất khẩu hàng X từ quốc gia 1 sang quốc gia 2.
Trong điều kiện có thương mại giá hàng X có xu hướng tăng lên ở quốc gia 1 và
giảm ở quốc gia 2. Và nếu như không có chi phí vận chuyển mức giá cân bằng sẽ là
Ptm, nhưng do phải có chi phí vận chuyển với t EURO/sản phẩm nên lượng xuất
khẩu ở quốc gia 1 sẽ là Q3Q4, và lượng nhập khẩu ở quốc gia 2 là Q5Q6.

Hình 4.2. Mô hình thương mại quốc tế khi có chi phí vận
chuyển
P(EUR)
Quốc gia 2

Quốc gia 1

Dx2

Sx2

Dx1
P2*

Sx1

Pm

NK

XK

P1*

X

Q3 Qx1 Q4

Q5 Qx2 Q6


Như vậy, do có chi phí vận chuyển nên mức độ chuyên môn hoá trong sản xuất
của quốc gia 1 cũng như khối lượng và lợi ích từ thương mại đều giảm đi. Hơn nữa,
vì có chi phí vận chuyển nên giá của hàng X sẽ có sự khác biệt giữa hai nước và
mức độ khác biệt này lớn hơn chi phí vận chuyển. Tại điểm cân bằng thương mại
Ptm, giá của quốc gia xuất khẩu vẫn thấp hơn giá ở quốc gia nhập khẩu bằng
khoảng chi phí vận chuyển.
CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
Các tiêu chuẩn môi trường thường ở dạng tiêu chuẩn về ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí,
ô nhiễm đất… Vấn đề ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới thương mại vì giá của các hàng hoá được
đem ra trao đổi trên thị trường quốc tế thường không phản ánh được tất cả chi phí về môi
trường. Quốc gia có tiêu chuẩn về môi trường thấp có thể sử dụng môi trường như một
nhân tố sản xuất để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.


Hình 4.3. Ảnh hưởng của chính sách môi trường đến thương mại quốc tế
P (USD)

P($)
Dus
Dh

Sus1
Sus

Sh

600
500
400


600
500

1357 9

4 10 12 14

mô hình thương mại giữa Hàn Quốc và Hoa Kì cho thấy tác động của các qui định về môi
trường ảnh hưởng tới thương mại giữa hai quốc gia. Giả sử có hai nước là Hàn Quốc và
Hoa Kì tham gia thương mại quốc tế với mặt hàng là thép. Đường cung và cầu về thép của
Hàn Quốc và Hoa Kì tương ứng là: Sh và Dh, và Sus và Dus.

câu 1: giải thích tương quan các nhân tố.
thông qua việc xem xét hai khái niệm là hàm lượng các yếu tố sản xuất cần thiết để sản
xuất ra một hàng hoá nào đó và mức độ dồi dào các yếu tố sản xuất của một nước

Hàm lượng các yếu tố sản xuất và mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất
Hàm lượng các yếu tố sản xuất
Xem xét một mô hình đơn giản chi bao gồm hai nguồn lực cơ bản là lao
động (L) và vốn (K), sử dụng để sản xuất ra hai hàng hoá là X và Y. Hàng hoá
X được coi là sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao động nếu tỷ lệ giữa
lượng lao động và vốn sử dụng để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng X lớn
hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng Y. Nói
cách khác, hàng hoá X được coi là có hàm lượng lao động
cao nếu:
LX > LY
KX

KY


Trong đó:
LX và LY là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá
X, hàng hoá Y
KX và KY là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá X,
hàng hoá Y.
Tương tự, nếu tỷ lệ giữa vốn và lao động là lớn hơn thì X được coi là hàng
hoá có hàm lượng vốn cao.
Lưu ý là định nghĩa về hàm lượng lao động (hay hàm lượng vốn) không căn
cứ vào tỷ lệ giữa lượng lao động (hay lượng vốn) và sản lượng, cũng như số


lượng tuyệt đối lao động (hay vốn), mà được phát biểu dựa trên tương quan
giữa lượng lao động và lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm.

Mức độ dồi dào các yếu tố sản xuất
Xem xét một mô hình giản đơn với hai nước A, B chỉ gồm hai yếu tố sản
xuất là K, L. Quốc gia A sẽ được coi là dồi dào về yếu tố lao động nếu:

TL A > TLB
TK A
TK B
Trong đó TLA, TKA là tổng lượng lao động và vốn của quốc gia A;

TLB, TKB là tổng lượng lao động và vốn của quốc gia B.

Theo cách thứ hai, nếu căn cứ vào giá thuê lao động và giá thuê vốn (bằng
tiền hoặc máy móc thiết bị) quốc gia A cũng được coi là dồi dào về yếu tố lao
động nếu:


w w
A

r rB

B A

Trong đó wA, rA là giá thuê lao động và vốn ở quốc gia A; w B, rB là giá
thuê lao động và vốn ở quốc gia B.
Cần lưu ý rằng, trong khái niệm ở trên, một quốc gia được coi là dồi dào tương đối về
lao động (hay về vốn) nếu tỷ lệ giữa lượng lao động (hay lượng vốn) và các yếu tố sản xuất
khác của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của các quốc gia khác. Cũng tương tự như
trường hợp hàm lượng các yếu tố, mức độ dồi dào của một yếu tố sản xuất của một quốc
gia được đo không phải bằng số lượng tuyệt đối, mà bằng tương quan giữa số lượng yếu
tố đó với các yếu tố sản xuất khác của quốc gia.
ví dụ. sản xuất vải và thép vởi nhật bản và việt nam.




×