Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện như thế nào trong các chế định cụ thể của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.94 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 0
NỘI DUNG...................................................................................................................1
1. Khái quát về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng............................................................1
1.1. Khái niệm nguyên tắc vợ chồng bình đẳng.............................................................1
1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng..........................................................2
2. Sự thể hiện của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong các chế định cụ thể của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014....................................................................................2
2.1. Trong mối quan hệ nhân thân..................................................................................2
2.2. Trong mối quan hệ tài sản.......................................................................................6
2.3. Trong các chế định khác.........................................................................................9
3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình
đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình hiện nay........................................................9
KẾT LUẬN.................................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[0]


MỞ ĐẦU
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2015. Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp
lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức,
Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình .Có rất
nhiều nguyên tắc điều chỉnh về quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó n guyên tắc vợ
chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia
đình. Nguyên tắc này dựa trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng mà Hiến pháp đã
quy định.
Và để làm rõ hơn về biểu hiện của nguyên tắc này trong các quy định cụ thể của
Luật Hôn nhân và gia đình 2014, em xin lựa chọn đề tài số 5 với nội dung: “Nguyên


tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện như thế nào trong các chế định cụ thể của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” làm nội dung cho bài tập học kỳ của mình
NỘI DUNG
1. Khái quát về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng
1.1. Khái niệm nguyên tắc vợ chồng bình đẳng
Bình đẳng giới vừa là vấn đề cơ bản của quyền con người, vừa là yêu cầu về sự
phát triển xã hội một cách công bằng, hiệu quả và bên vững đặc biết là trong đời sống
gia đình thì sự bình đẳng giới càng quan trọng.
Do đó, để tìm hiểu về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trước hết cần hiểu khái
niệm bình đẳng giới.
Bình đẳng giới chính là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống
và khác nhau giữa nữ giới và nam giới.
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật
hôn nhân và gia đình trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng mà Hiến pháp đã quy
định. Theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt
trong gia đình.”
Từ đó có thể định nghĩa nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những
nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, theo đó vợ và chồng bình
đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn
trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã
hội.
[1]


Như vậy, khái niệm về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng phải đảm bảo các nội
dung đó là: vợ chồng có vai trò, vị trí ngang nhau trong đời sống gia đình; vợ chồng
được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình; vợ chồng được
hưởng thụ ngang nhau các thành quả của sự phát triển
1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng

Thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý
nghĩa to lớn trong giai đoạn hiện nay:
 Tạo cơ sở để vợ, chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh
phúc gia đình.
 Vừa phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ chồng, vừa khắc phục
được tư tưởng phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền lợi của người
phụ nữ trong gia đình.
2. Sự thể hiện của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong các chế định cụ thể
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong
gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong
Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan
2.1. Trong mối quan hệ nhân thân
Thứ nhất, căn cứ phát sinh quan hệ giữa vợ và chồng là sự kiện kết hôn theo đó
quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa vợ và chồng được xác lập. Quyền và nghĩa vụ nhân
thân, tài sản được xác lập khi hôn nhân đó được nhà nước thừa nhận theo Luật hôn
nhân và gia đình 2014. Đặc điểm của quyền và nghĩa vụ này là:
- Quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể, không thể chuyển dịch
cho người khác
- Quyền và nghĩa vụ nhân thân trong nhiều trường hợp chi phối quyền và nghĩa
vụ về tài sản
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng thể hiện mỗi liên hệ tình cảm giữa vợ
và chồng.
Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng:
“1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm
sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa
thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt
động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.”
Nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, quan tâm, chăm sóc nhau được điều chỉnh

bằng các nguyên tắc đạo đức, truyền thống và theo phong tục, tập quán của người Việt
[2]


Nam rồi sau đó được nâng dần lên thành luật. Vi phạm những quy tắc đạo đức chỉ bị
xã hội lên án, vi phạm các quy tắc pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định.
Về nghĩa vụ chung sống, có thể hiểu rằng hôn nhân trước hết là cuộc sống chung
giữa người đàn ông và người phụ nữ: chung nhà, chung bàn ăn và chung chăn gối. Tất
nhiên, vợ và chồng không nhất thiết phải ở chung, ăn chung, ngủ chung một cách liên
tục, thường xuyên trong suốt thời kỳ hôn nhân; song, ít nhất giữa họ luôn phải có mối
liên hệ sâu đậm về phương diện sinh hoạt vật chất và thân xác. Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 ghi nhận một cách rõ ràng nghĩa vụ chung sống; tuy nhiên, không thể
nói rằng mục đích của hôn nhân đã đạt được một khi hai bên kết hôn không thực sự
chung sống với nhau. Việc không chung sống liên tục trong một thời gian dài có thể
dẫn đến những khó khăn trong việc duy trì cơ sở đạo lý và cơ sở thực tế của quy tắc
suy đoán con chung của vợ chồng1.
Thứ ba, các quyền và nghĩa vụ nhân thân thể hiện tính dân chủ, bình đẳng giữa
vợ, chồng:
- Quyền bình đẳng của vợ chồng được thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cư trú
(Điều 20 Luật HNGĐ 2014)
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng không bị ràng buộc theo phong tục tập
quán, địa giới hành chính, vợ chồng lựa chọn nơi cư trú hoàn toàn dựa và hoàn cảnh
thực tế, tính chất hoạt động nghề nghiệp, khả năng tài chính… Ngoài ra, trong trường
hợp vợ chồng vì lí do công việc mà không thể cùng lựa chọn một nơi cư trú thì họ
hoàn toàn có thể tự lựa chọn nơi cư trú riêng mà không ảnh hưởng tới việc thực hiện
nghĩa vụ với nhau và với gia đình. Điều này được thể hiện
– Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc nuôi dạy con
Điều 2 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành
công dân có ích cho xã hội”, do vậy, vợ chồng đều bình đẳng với nhau trong việc trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con… tạo điều kiện cho con được sống trong

môi trường lành mạnh, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của con, quan tâm, chăm lo cho sự phát triển của con về cả thể chất lẫn tinh
thần… Đồng thời, vợ chồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi họ không thực
hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con.
- Nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình: Theo quy định
tại khoản 3 Điều 2 Luật HNGĐ 2014 thì nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số là nghĩa
vụ chung của vợ chồng, vợ chồng phải cùng nhau tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt
nghĩa vụ này.

1 ngày 11/8/2015.

[3]


- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Quyền này được quy định tại Điều 22 Luật
HNGĐ 2014: “Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không
được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Đây là môt quy
định nhằm xóa bỏ hiện tượng khi kết hôn một bên vợ hoặc chồng ngăn cản sự tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của bên kia làm ảnh hưởng không chỉ quyền của công dân được pháp
luật quy định mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Đại diện cho nhau giữa vợ chồng: Dựa trên cơ sở quyền đại diện
trong BLDS 2015, tại Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: vợ
chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo
quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được
lập thành văn bản. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân
sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật
cho người đó.
-Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội: Dựa trên nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi

mặt theo Luật HNGĐ 2014 và nguyên tắc nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt:
chính trị, kinh tế, văn hóa, gia đình và xã hội; việc vợ chồng được tự lựa chọn nghề
nghiệp riêng cho bản thân là hoàn toàn chính đáng, nhằm xóa bỏ quan hệ bất bình
đẳng trong quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại hiện nay, đồng thời việc học tập nâng cao
trình độ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân, do vậy vợ chồng
cần có sự bình đẳng và không có sự ngăn cản nhau trong việc thực hiện quyền này.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng trong vấn đề ly hôn
Ly hôn và các vấn đề có liên quan theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
được giải quyết trên cơ sở sự bình đẳng của hai bên vợ và chồng, cụ thể:
Bình đẳng về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Sự bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn được thể hiện ngay từ khoản đầu tiên của
điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014: “vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết ly hôn”.
- Trường hợp thứ nhất: ly hôn đơn phương (theo yêu cầu của một bên)
Trong quá trình hôn nhân, khi tình cảm vợ chồng không còn, vợ chồng đã xảy ra
nhiều lục đục, mâu thuẫn sâu sắc đến mức vợ chồng không thể chịu đựng được nhau,
hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
của hôn nhân không đạt được; hoặc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng
[4]


đều có quyền yêu cầu Tòa án cho họ ly hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp
luật.
Như vậy sự bình đẳng ở đây là vợ hay chồng đều có thể nộp đơn ly hôn mà
không cần điều kiện bắt buộc là đối phương phải đồng ý khi chứng minh được mâu
thuẫn của vợ chồng ở tình trạng trầm trọng và không thể tiếp tục chung sống với nhau.
Ngoài trường hợp trên, hiện nay trên thực tế thường xảy ra khá nhiều trường hợp
vợ chồng ly thân hoặc mâu thuẫn và một bên bỏ đi mấy năm không có tin tức, người
còn lại muốn ly hôn lại không ly hôn được vì không biết vợ/ chồng mình ở đâu. Để

đảm bảo sự bình đẳng, Luật Hôn nhân gia đình cũng có quy định: trong trường hợp vợ
hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết
cho ly hôn (khoản 2 điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Giải quyết theo thủ
tục này thì người có yêu cầu ly hôn sẽ phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố
vợ/ chồng mất tích để có quyết định của Tòa án sau đó sẽ thực hiện thủ tục ly hôn.
Tuy nhiên nguyên tắc bình đẳng này cũng có một ngoại lệ, đó là trường hợp hạn
chế quyền ly hôn đơn phương của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh
con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Trường hợp thứ hai: thỏa thuận ly hôn (thuận tình ly hôn)
Đối với trường hợp này thì việc giải quyết dựa trên ý chí thống nhất ly hôn chung
của vợ chồng, cho nên sẽ nhanh chóng hơn; sự bình đẳng chính là việc cả vợ và chồng
đều cùng có quyền trao đổi và thỏa thuận để cùng ly hôn.
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với con sau khi ly hôn
Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con vừa là quyền vừa là nghĩa
vụ của người cha, mẹ không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ có tồn tại
hay không, bởi lẽ quan hệ hôn nhân thì có thể chấm dứt nhưng quan hệ cha mẹ và con
thì luôn luôn tồn tại. Vì thế sau khi ly hôn thì vợ chồng vẫn phải thực hiện quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ đối với con.
Sự bình đẳng được thể hiện ở việc quyết định ai sẽ là người nuôi con sau ly hôn:
vợ chồng được thỏa thuận với nhau về việc ai là người trực tiếp nuôi con. Tòa án xem
xét nếu việc thỏa thuận đó là hợp lý đảm bảo đứa con được phát triển toàn diện thì sẽ
công nhận sự thỏa thuận đó. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, hoặc có
thỏa thuận nhưng quyền và lợi ích của con không được đảm bảo thì Tòa án sẽ quyết
định người trực tiếp nuôi con dựa trên căn cứ về tư cách đạo đức, hoàn cảnh công tác,
điều kiện kinh tế của mỗi bên vợ chồng, xem xét quan hệ tình cảm gắn bó giữa đứa
con với cha, mẹ của mình. Trường hợp gia đình có con từ đủ 7 tuổi trở lên phải xem
xét nguyện vọng của con.
[5]



Bình đẳng ở nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con: người không trực tiếp nuôi con
cũng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và chăm sóc con như người trực tiếp nuôi
con. Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi tôn trọng
quyền được nuôi con của mình, cũng như không được cản trở việc người không trực
tiếp nuôi con thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Người còn lại không
trực tiếp nuôi con có quyền được thăm nom, và có thể yêu cầu thay đổi khi cha mẹ trẻ
có thỏa thuận hoặc khi người không trực tiếp nuôi con chứng minh được người trực
tiếp nuôi con không còn đủ khả năng nuôi con nữa.2.
Bình đẳng về tài sản sau khi ly hôn3
2.2. Trong mối quan hệ tài sản
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng
như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo
đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang
có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Theo đó việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát
sinh của tài sản. Cụ thể, tài sản của vợ chồng bao gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong thời kỳ hôn nhân;
-Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là: tiền
lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số hoặc tài sản mà vợ, chồng đươc xác

lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Các tài sản mà vợ, chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên;
- Các tài sản mà vợ, chồng được tặng cho, cho chung hoặc thừa kế chung;

2 ngày 11/8/2015.
3 Xem mục 2.2.

[6]


- Tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ chồng
được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản
riêng nhưng vợ , chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung.
Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung
công sức trong việc tạo nên khối tài sản nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia
đình thực hiện tốt chức năng xã hội của nó như phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt cho
nuôi dạy con. Vì vậy, pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng chỉ
căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh. Tài sản chung của vợ chồng không nhất
thiết phải do công sức của cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng
tạo ra trong thời kỳ hôn nhân4.
Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất được thể hiện tại
Khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
“Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình
và lao động có thu nhập.”
Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Quyền bình đẳng của vợ
chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất
của gia đình, việc dùng tài sản để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa

thuận. Trong trường hợp vợ, chồng ủy quyền cho nhau thì người được ủy quyền có
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung trong phạm vi được ủy quyền.
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trong thời kỳ hôn nhân
được quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc
toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không
thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này
được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản
chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia toàn bộ hoặc một phần tài
sản chung. Nếu chia toàn bộ tài sản chung thì phần của mỗi người sau khi chia và hoa
lợi lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người. Sau khi

4 />
nhat__trashed/, ngày 23/01/2017.
[7]


chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì những thu nhập do lao
động, sản xuất kinh doanh của mỗi bên là tài sản riêng của vợ, chồng.
Pháp luật chỉ cho phép chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại
trong trường hợp cần thiết vì lợi ích của gia đình. Nếu áp dụng việc chia tài sản khi
hôn nhân đang tồn tại một cách rộng rãi dễ phá vỡ thể chế gia đình, ảnh hưởng không
tốt đến tính cộng đồng trong quan hệ hôn nhân.
Bình đẳng về tài sản sau khi ly hôn
Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai vợ chồng, vì thế có rất nhiều trường
hợp theo yêu cầu của các bên Tòa án không can thiệp việc chia tài sản của vợ chồng.
Tòa chỉ giải quyết khi các bên không thỏa thuận và có tranh chấp, trong trường

hợp này tài sản chung sẽ được chia đôi tính đến các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài
sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
Những yếu tố trên đều thể hiện được nguyên tắc bình đẳng khi chia tài sản của
vợ chồng, chẳng hạn trong trường hợp vợ chồng tranh chấp tài sản chung là căn nhà;
trong vụ án ly hôn mà hai người có công sức đóng góp như nhau nhưng nguyên nhân
dẫn đến tình trạng ly hôn là do chồng ngoại tình và bạo lực với vợ; thì trong trường
hợp này việc chia tài sản sẽ ưu tiên hơn cho người vợ.
2.3. Trong các chế định khác
Sự bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng còn được
thể hiện ở quy định vợ chồng có tài sản riêng của mình: Vợ chồng có quyền độc lập
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng, có quyền nhập hay không nhập tài sản
riêng vào khối tài sản chung. Việc quy định như vậy không làm ảnh hưởng tới tính
chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình.
Bên cạnh đó còn góp phần ngăn chặn hiện tượng hôn nhân nhằm vào lợi ích kinh tế
mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và có ý nghĩa quan trọng trong việc định
đoạt tài sản.
Ngoài ra, pháp luật còn thừa nhận vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản riêng của mình (tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng,
cho, tặng riêng trong thời kì hôn nhân).
3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc vợ
chồng bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình hiện nay
[8]


Một là, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới nói

chung cũng như các quy định của Luật HN&GĐ về vấn đề bình đẳng giữa vợ và và
chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng để tạo cơ sở pháp lý vững chắc để
vợ, chồng có trách nhiệm hơn trong vấn đề cùng nhau xây dựng và giải quyết hài hòa
các mối quan hệ trong gia đình.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tự
giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng định vai
trò, ví trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới
trong hệ thống nhà trường (đặc biệt là các trường THPT), giúp cho thanh, thiếu niên
nhận thức được những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống;
giúp các em ý thức được trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình sau này.
Ba là, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng
giới trong gia đình được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước. Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần
sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng
giới trong gia đình. Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá
nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây
dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”
Ngoài ra cũng cần nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và các tổ
chức xã hội trong xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng. Kiên quyết đấu
tranh loại bỏ các hành vi bạo lực gia đình bởi gia đình là tế bào của xã hội, mỗi thành
viên trong gia đình nói chung cũng như vợ chồng được bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
thì xã hội sẽ công bằng và văn minh.
Để có được sự bình đẳng giữa vợ chồng bền vững trong xã hội phải bắt đầu từ
trong mỗi gia đình. Thực hiện tốt nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là biện pháp hữu
hiệu để xây dựng một xã hội no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc5.
KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về nguyên
tắc vợ chống bình đẳng ta thấy rằng đây là một trong những nguyên tắc đóng vai trò
quan trọng trong việc thực hiện Luật HN&GĐ, nó tạo điều kiện, căn cứ để bảo vệ tốt


5 />
ngày 31/8/2016.
[9]


hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là người phụ nữ, giúp cho hạnh
phúc gia đình được duy trì.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài tiểu luận của em. Do thời gian tìm hiểu còn
ngắn và hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không thể tránh những sai sót. Rất mong
nhận được góp ý từ phía thầy (cô) Em xin cảm ơn.

[10]


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2017;
2. Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
3. Bộ luật dân sự 2015;
4. Nguồn từ Internet:
ngày
11/8/2015.
ngày 11/8/2015.
ngày 23/01/2017.
ngày 31/8/2016.

[11]




×