Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn thi hành tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐOÀ N MINH PHƢƠNG

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐOÀ N MINH PHƢƠNG

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luâ ̣t Dân sƣ̣
Mã số

: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi . Các
số liê ̣u, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy

, chính xác và trung

thực. Những kế t luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bấ t
kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đoàn Minh Phƣơng

1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1..................................................................................................... 11
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI ............................................................................................................ 11
1.1. KHÁI NIỆM KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI.......................... 11
1.1.1 Khái niệm kết hôn dƣới góc độ pháp lý ................................................. 11

1.1.2. Kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ............................................................... 16
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ KẾT HÔN
CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ......................................................................... 24
1.2.1. Phƣơng pháp điều chỉnh ........................................................................ 24
1.2.2. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ..... 27
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ KẾT HÔN CÓ YẾU
TỐ NƢỚC NGOÀI ......................................................................................... 33
1.3.1. Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
......................................................................................................................... 34
1.3.2. Các nguyên tắc chuyên biệt điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài tại Việt Nam........................................................................................... 40
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 45
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM .............................................. 45
2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU
KIỆN KẾT HÔN ............................................................................................. 45
2.1.1. Điều kiện về tuổi kết hôn ...................................................................... 45
2.1.2. Điều kiện về sự tự nguyện kết hôn........................................................ 48
2.1.3. Điều kiện về tình trạng hôn nhân .......................................................... 52
2.1.4. Điều kiện về sức khỏe ........................................................................... 54
2.1.6. Điều kiện không cùng giới tính ............................................................. 60
2.1.7. Điều kiện về nghi thức kết hôn ............................................................. 64
2.2. THỰC TRẠNG VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC ĐĂNG KÝ
KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ....................................................... 65
2


2.2.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Ủy ban nhân dân cấ p huyê ̣n............ 65
2.2.2. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới .............................................. 68
2.2.3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt

Nam ở nƣớc ngoài ........................................................................................... 70
2.3. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ , THỦ TỤC
KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ....................................................... 70
2.3.1. Về hồ sơ đăng ký kế t hôn...................................................................... 70
2.3.2. Về trình tự đăng ký kết hôn................................................................... 79
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 85
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀNTHIỆN PHÁP LUẬT VỀ KẾT
HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ................................... 85
3.1. SƢ̣ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ
YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ................................................................................ 85
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài phải phù hợp với
tƣ pháp quốc tế ................................................................................................ 85
3.1.2. Hoàn thiện pháp luâ ̣t kế t hôn có yế u tố nƣớc ngoài xuất phát từ chủ
trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ........................................................................ 87
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài xuấ t phát tƣ̀ tiǹ h
hình thực tế ...................................................................................................... 88
3.1.4. Hoàn thiện chế định kết hôn xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả
điều chỉnh của pháp luật về kết hôn ................................................................ 91
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KẾT
HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ............................................................... 97
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kế t hôn có yếu tố nƣớc
ngoài ................................................................................................................ 97
3.2.2. Kiế n nghi ̣nhƣ̃ng biê ̣n pháp triể n khai có hiê ̣u quả Luâ ̣t Hô ̣ tich
̣ năm
2014 trên thƣ̣c tiễn......................................................................................... 108
3.2.3. Kiế n nghi ̣các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật về kết hôn có yế u tố nƣớc ngoài.................................................... 110
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 113
KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ................................................... 117


3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhiều lĩnh vực đã mang tính quốc tế,
vƣợt ra ngoài khuôn khổ trong nội bộ một quốc gia, từ chính trị, kinh doanh,
thƣơng mại, giải trí và ngay cả vấn đề hôn nhân gia đình, từ đó hình thành nên
những quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài.
Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nƣớc ngoài là những quan hệ dân
sự đặc thù, phức tạp đƣợc Luật Dân sự cũng nhƣ các văn bản pháp luật
chuyên ngành điều chỉnh với những trình tự, thủ tục nhất định nhằm đảm bảo
tính chính xác của các quan hệ này. Để điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình
có yếu tố nƣớc ngoài nói chung cũng nhƣ vấn đề kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
nói riêng, Nhà nƣớc ta đã ban hành các văn bản pháp luật từ văn bản có tính
chất định hƣớng, mang tính nguyên tắc là Hiến pháp, đến văn bản pháp luật
điều chỉnh riêng cho các quan hệ pháp luật dân sự là Bộ luật Dân sự, đến các
văn bản pháp luật chuyên ngành nhƣ Luật Hôn nhân và gia đình, ngoài ra còn
có các văn bản pháp luật khác hƣớng dẫn chi tiết thi hành các quy định pháp
luật về hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài.
Hiện nay, vấn đề kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài đang tăng nhanh ở Việt
Nam, một phần là do sự hội nhập kinh tế - xã hội, phần khác là do sự giao lƣu
văn hóa quốc tế. Ngoài ra không loại trừ những trƣờng hợp kết hôn nhằm mục
đích nhập quốc tịch nƣớc ngoài, kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài mới ƣớc mơ
“đổi đời” hoặc lợi dụng các chính sách của Nhà nƣớc đối với kết hôn với
ngƣời nƣớc ngoài để thực hiện hành vi mua bán phụ nữ, hoặc môi giới kết
hôn…Đó là những hiện tƣợng gây ảnh hƣởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của
các quy định pháp luật cũng nhƣ ảnh hƣởng đến bản chất của việc kết hôn là
xuất phát từ tình yêu, sự tự nguyện, bình đẳng giữa hai bên vợ chồng.


4


Với mục đích nhằm nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, đồng thời thông
qua việc phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng
các quy định đó để có thể đƣa ra những kiến nghị, giải pháp thích hợp nhằm
hoàn thiện các quy định về vấn đề này, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện các quy
định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài từ thực tiễn thi hành
tại Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Dân sự và Tố
tụng dân sự.
2. Cơ sở lý luận và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Cơ sở lý luận đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Lênin
và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Các quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nƣớc ta đối với vấn đề hôn nhân gia đình nói chung và vấn đề kết
hôn có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng.
Ngoài ra còn có các thành tựu của các trƣờng đại học về luật và các nhà
khoa học pháp lý khác nhƣ: Lịch sử nhà nƣớc và pháp luật, Lý luận chung về
nhà nƣớc và pháp luật, Triết học, Sử học…
2.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học, các bài viết và các kết
quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, cũng nhƣ thực tế công việc của học
viên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành
và thực tiễn thi hành các quy định đó tại Việt Nam.
Qua đó đánh giá và chỉ ra những điểm tiến bộ hay bất cập, chƣa phù
hợp của các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, so sánh với một số quy
định theo pháp luật của một số quốc gia đồng thời kiến nghị những giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật đối với vấn đề kết hôn có yếu tố
nƣớc ngoài.

3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu

5


3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
áp dụng pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài theo quy định của pháp
luật hôn nhân và gia đình và luật hộ tịch. Từ những quy định mới của pháp
luật, tác giả có sự so sánh với những tồn tại, hạn chế của pháp luật hôn nhân
và gia đình trƣớc đó, đồng thời đƣa ra giải pháp và phƣơng hƣớng để áp dụng
pháp luật mới trên thực tế.Ngoài ra có sự so sánh với pháp luật của một số
quốc gia để thấy đƣợc sự phù hợp hay chƣa phù hợp đối với các quy định hiện
hành của pháp luật Việt Nam.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phƣơng pháp luận: Luận văn lấy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm
phƣơng pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài, với quan điểm xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhằm xây dựng một xã
hội dân chủ, văn minh.
Về phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu: Lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp.
Phƣơng pháp lịch sử: Đây là phƣơng pháp cổ điển đƣợc áp dụng khá
phổ biến trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong nghiên cứu khoa học
pháp lý nói riêng. Áp dụng phƣơng pháp này khi nghiên cứu đề tài nhằm làm
rõ sự phát triển có tính kế thừa của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hê ̣
kế t hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Phƣơng pháp phân tích: Các vấn đề mà đề tài đặt ra sẽ đƣợc phân tích
về mặt lý luận để thấy rõ tính khoa học của việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân
có yếu tố nƣớc ngoài trong phạm vi quốc gia và trong phạm vi quốc tế.

Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khi xem xét các
vấn đề về nội dung pháp luật điều chỉnh quan hệ kế t hôn có yếu tố nƣớc ngoài

6


ở Việt Nam so với pháp luật của một số nƣớc trên thế giới. Đặc biệt phƣơng
pháp này sẽ đƣợc áp dụng khi nghiên cứu về nội dung các quy định pháp luật
so với những vấn đề về lý luận pháp luật nhằm rút ra những điểm đã và chƣa
phù hợp trong quy định của pháp luật so với lý luận, với mục đích hoàn thiện
các quy định pháp luật đó.
Phƣơng pháp tổng hợp: Áp dụng phƣơng pháp tổng hợp nhằm rút ra
những vấn đề cơ bản về mặt lý luận. Việc làm này nhằm tìm ra những ƣu
điểm và hạn chế trong việc quy định về nội dung quy phạm pháp luật điều
chỉnh quan hệ kế t hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam và thƣ̣c tiễn áp
dụng.
4. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu
4.1. Địa điểm nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
các quy định về vấn đề kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Vấn đề kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài là vấn đề
tƣơng đối rộng, vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu khái quát chung về vấn đề
điều kiện kết hôn, thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoàitrên cơ sởquy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch và các
Nghị định hƣớng dẫn. Đồng thời tác giả có liên hệ các vấn đề kết hôn có yếu
tố nƣớc ngoài tại một số quốc gia trên thế giới. Qua đó, đƣa ra những kiến
nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật.
Về mặt thời gian: Khía cạnh kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc quy
định xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt vớiviệc ban hành

các Luật mới đã có tác động lớn đến việc áp dụng vấn đề kết hôn có yếu tố
nƣớc ngoài trên thực tế nhƣ: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014, Luật Hộ tịch năm 2014 và các Nghị định hƣớng dẫn.Cùng với

7


việc phân tích những quy định mới của pháp luật, tác giả sẽ có sự so sánh với
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, cũng nhƣ pháp luật một số quốc gia trên
thế giới.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn nghiên cứu những vấn đề về các quy định về kết hôn có yếu
tố nƣớc ngoài và thực tiễn áp dụng các quy định đó một cách tổng quát. Với
vai trò là một công trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang
lại những đóng góp mới về mặt khoa học nhƣ sau:
Thứ nhất, thông qua việc nêu và phân tích các khái niệm, các quy định
của pháp luật hiện hành về kết hôn, kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, luận văn sẽ
mang lại cho ngƣời đọc cái nhìn tổng quát về các quy định của Việt Nam.
Điều này là cần thiết khi mà nghiên cứu khoa học cần xuất phát từ lý luận.
Thứ hai, việc phân tích thực tiễn áp dụng các quy định về kết hôn có
yếu tố nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép
tác giả chỉ ra những điểm tiến bộ so với các quy định trƣớc đây và những
điểm vƣớng mắc, bất cập và hạn chế trong quá trình áp dụng tại Việt Nam.
Thứ ba, thông qua những phân tích ở trên, tác giả có thể đƣa ra những
đề xuất, kiến nghị những giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của
pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Đồng thời, luận văn cũng
đƣa ra những biện pháp làm tăng tính hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động bảo
đảm thi hành các quy định về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.
Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo mang tính lý luận và
thực tiễn, có ý nghĩa trong hoạt động xây dựng luật. Ngoài ra, luận văn cũng

có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu học tập, nghiên cứu, tham khảo cho các cơ sở
đào tạo luật, các cá nhân, tổ chức quan tâm đến vấn đề kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

8


Hiện nay vấn đề kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài đang là vấn đề đƣợc rất
nhiều các chuyên gia nghiên cứu về luật pháp quan tâm , rất nhiều những bài
viết, công trình nghiên cứu khoa học đƣợc giới thiệu. Vấn đề này đƣợc đƣa ra
bình luận trên khá nhiều tài liệu , có thể kể đến các công trình nghiên cứu củ a
TS.Nông Quố c Bin
̀ h, TS.Nguyễn Hồ ng Bắ c với đề tài : “Quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, NXB Tƣ pháp,
Hà Nội, 2006. Th.s Bùi Thị Mừng với đề tài “ Kết hôn có yếu tố nước ngoài
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội , Đề tài khoa học cấp trƣờng , 2011 và “Chế định kết hôn trong
Luật Hôn nhân và gia đình - Vấn đề lý luận và thực tiễn”, Đại học Luật Hà
Nội, Luận án Tiến sỹ Luật học , 2015. Hoàng Nhƣ Thái với luâ ̣n văn tha ̣c si ̃
(2012) “Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới”, Khoa
Luật Trƣờng Đại học Quốc gia. Nguyễn Thị Thúy với luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ (2012),
Pháp luật về môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài, Khoa Luật Trƣờng Đại
học Quốc gia. Ngoài ra vấn đề kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài còn đƣợc đề cập
trong mô ̣t số bài viế t trên Ta ̣p chí nhƣ : Nguyễn Đình Toàn, Đăng ký kết hôn
có yếu tố nước ngoài tại một xã biên giới của tỉnh Sơn La, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật số 01/2010. Lê Thị Minh Long, Thực trạng kết hôn có yếu tố
nước ngoài ở khu vực phía Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số
07/2015...Tuy nhiên nhƣ̃ng công trình nghiên cƣ́u , các bài viết chủ yế u tìm

hiể u về nhƣ̃ng khía ca ̣nh cu ̣ thể của kế t hôn có yế u tố nƣớc ngoài nhƣ vấ n đề
môi giới kế t hôn , đăng ký kế t hôn ta ̣i khu vƣ̣c biên giới hay quan hê ̣ kế t hôn
có yếu tố nƣớc ngoài giữa chủ thể công dân Việt Nam và ngƣ

ời nƣớc

ngoài…chứ chƣa có một nghiên cứu khoa học nào đề cập đến tổng quát các
khía cạnh pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài bao gồm điều kiện kết
hôn, thủ tục đăng ký kết hôn , thƣ̣c tra ̣ng áp du ̣ng pháp luâ ̣t về kế t hôn có yế u

9


tố nƣớc ngoài để tƣ̀ đó đƣa ra kiế n nghi ̣cho pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về hoàn thiê ̣n
pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài

trong bối cảnh tổng kết thi hành

Luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng nhƣ thực tiễn triển khai Luật hôn nhân
gia đình 2014
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
Chƣơng 2: Thƣ̣c tra ̣ng pháp luật về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài và thực tiễn
thi hành tại Việt Nam
Chƣơng 3:Phƣơng hƣớng và giải pháp hoànthiện pháp luật về kết hôn có yếu
tố nƣớc ngoài tại Việt Nam

10



CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾT HÔNCÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI
1.1. KHÁI NIỆM KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
1.1.1 Khái niệm kết hôn dƣới góc độ pháp lý
- Khái niệm kết hôn với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý:
Trong tƣ̀ng giai đoa ̣n lich
̣ sƣ̉ , hôn nhân đƣơ ̣c nhà nƣớc và pháp luâ ̣t
nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau. Về phƣơng diê ̣n tổ ng quan, hôn nhân
và gia đình là hiện tƣợng phát sinh trong quá trình phát triển của xã hội loài
ngƣời, đồ ng thời cũng chiụ sƣ̣ tác đô ̣ng trƣ̣c tiế p tƣ̀ nhƣ̃ng điề u kiê ̣n kinh tế xã
hô ̣i của mô ̣t quố c gia.
Hôn nhân đƣơ ̣c hiể u mô ̣t cách cu ̣ thể và đơn

giản đó là mối quan hệ

hình thành trên cơ sở liên kết giữa nam và nữ , cùng nhau chung sống và đƣợc
pháp luật thừa nhận . Quan hê ̣ hôn nhân luôn gắ n với tƣ̀ng con ngƣời cu ̣ thể ,
với nhƣ̃ng giá tri ̣thân nhân nhấ t đinh
, không thể chia sẻ hay chuyể n giao .
̣
Bằ ng nhƣ̃ng hình thƣ́c khác nhau mà chủ yế u là thông qua hình thƣ́c kế t hôn ,
con ngƣời đã ta ̣o ra sƣ̣ liên kế t đó và duy trì sƣ̣ tồ n ta ̣i của hôn nhân.
Theo Dictionary of Law (Từ điển luật học) của Trƣờng Đại học Oxford
thì kết hôn (marriage) là việc xác lập quan hệ giữa vợ và chồng[47]. Nhƣ vâ ̣y,
dƣới góc độ pháp lý, việc nam, nữ lấy nhau thành vợ, chồng phụ thuộc vào
việc thừa nhận của Nhà nƣớc thông qua một nghi thức cụ thể đƣợc ghi nhận
trong pháp luật. Nghi thức kết hôn đƣợc thừa nhận trong pháp luật đƣợc chi

phối bởi phong tục , tập quán cũng nhƣ truyền thống lập pháp của mỗi quốc
gia. Trên thế giới,có tồn tại bốn nhóm nghi thức kết hôn . Trong đó nhóm thƣ́
nhấ t bao gồ m các nƣớc chỉ thƣ̀a nhâ ̣n n

ghi thƣ́c dân sƣ̣ (viê ̣c kế t hôn phải

đƣơ ̣c đăng ký trƣớc cơ quan nhà nƣớc có thẩ m quyề n ) nhƣ Pháp , Viê ̣t Nam,

11


Đức, Áo. Nhóm thứ hai bao gồm các quốc gia chỉ thừa nhận nghi thức tôn
giáo, đó là các quốc gia Hồi giáo . Nhóm thứ ba là sƣ̣ công nh ận sự hợp pháp
của cả hai nghi thức kết hôn . Theo đó ngƣời kế t hôn có thể lựa chọn một
trong hai nghi thức kết hôn là nghi thức tôn giáo hoặc nghi thức dân sự. Đây
là giải pháp đƣợc lựa chọn trong pháp luật của các quốc gia nhƣ Mỹ, Đan
Mạch, Thụy Điển…Nhóm thƣ́ tƣ là buô ̣c chủ thể kế t hôn phải thƣ̣c hiê ̣n lầ n
lƣơ ̣t hai nghi thƣ́c kế t hôn là nghi thƣ́c dân sƣ̣ và nghi thƣ́c tôn giáo thì hôn
nhân mới đƣơ ̣c công nhâ ̣n. Điể n hiǹ h của nhóm này là Vƣơng Quốc Anh.
Hiê ̣n nay, nghi thức dân sự vẫn là nghi thức đƣợc nhiều quốc gia lựa
chọn và ghi nhận trong pháp luật. Ở Việt Nam, sƣ̣ ảnh hƣởng của nề n văn hóa
Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc đã dẫn tới sự công nhận kết hôn bằng nghi
thƣ́c dân sƣ̣ trong hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t . Trong Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931,
Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936 và Bộ Dân luật giản yếu năm 1883đều quy
định việc kết hôn phải đƣợc khai với Hộ lại. Nhƣ vây, việc nam, nữ lấy nhau
thành vợ chồng không chỉ đơn thuần là việc ràng buộc về mặt xã hội mà phải
có sự ràng buộc về mặt pháp lý, là cơ sở chứng minh quan hệ vợ chồng giữa
hai bên nam nữ. Pháp luật Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình của Nhà nƣớc ta từ sau
cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay cũng tiế p tu ̣c ghi nhận nghi thức kết
hôn có giá trị pháp lý là nghi thức dân sự.[12, tr.11-12]

Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (phần chuyên ngành Luật dân sự.
Luật tố tụng dân sự, Luật Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình ) của Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội giải thích: Kết hôn là việc nam và nữ chính thức lấy nhau làm
vợ, chồng theo quy định của pháp luật. Kết hôn đƣợc hiểu là sự kiện pháp lý
làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Việc kết hôn phải đƣợc đăng ký tại cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền mới đƣợc công nhận là hợp pháp. [39, tr.150] Với
cách giải thích này, thuật ngữ kết hôn có mối liên hệ không thể tách rời với
hình thức xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Theo đó

12


nam, nữ chỉ đƣợc coi là đã “kết hôn” khi đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền. Việc nam, nữ lấy nhau thành vợ chồng theo nghi thức truyền
thống hay nghi thức tôn giáo mà không đăng ký kết hôn thì không đƣợc xác
định là đã “kết hôn”. Do đó, trong khoa học pháp lý cũng xuất hiện thuật ngữ
“nam nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng không đăng ký kết hôn” để phân
biệt với trƣờng hợp “kết hôn”.
Theo quy đinh
̣ khoản 5, Điề u 3 Luâ ̣t Hôn nhân và gia điǹ h năm 2014,
kế t hôn là “Viê ̣c nam và nữ xác lập quan hê ̣ vợ chồ ng theo qu y đi ̣nh của Luật
này về điề u kiê ̣n kế t hôn và đăng ký kế t hôn ” [35]. Nhƣ vâ ̣y , pháp luật hôn
nhân và gia đin
̣ viê ̣c kế t hôn phải đảm bảo hai yế u tố :
̀ h Viê ̣t Nam quy đinh
Thƣ́ nhấ t , hai bên nam, nƣ̃ phải đủ điề u kiê ̣n kế t hôn . Điề u đó có nghiã
kế t hôn phải đảm bảo đô ̣ tuổ i , đảm bảo sƣ̣ phát triể n tâm sinh lý ổ n đinh
̣ đồ ng
thời đảm bảo sƣ̣ tƣ̣ nguyê ̣n đế n với nhau của ngƣời nam và nƣ̃


. Kế t hôn để

thiế t lâ ̣p quan hê ̣ hôn nhân ổ n đinh
̣ lâu dài , xây dƣ̣ng gia điǹ h no ấ m , bình
đẳ ng, hạnh phúc, bề n vƣ̃ng không vì mu ̣c đić h thỏa mãn nhu cầu vật chất và
nhu cầ u tinh thầ n trong mô ̣t thời điể m ngắ n.
Thƣ́ hai, viê ̣c kế t hôn của nam, nƣ̃ phải đƣơ ̣c Nhà nƣớc thƣ̀a nhâ ̣n : Đây
là yếu tố đảm bảo sự tồn tại về mặt pháp lý của hệ hôn nhân, là cơ sở đảm bảo
quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của các bên trong quan hê ̣ hôn nhân . Tại Khoản 2
Điề u 36 Hiế n pháp năm 2013 quy đinh:
̣ “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia
đình”.[33] Nhà nƣớc chỉ bảo hộ quan hệ hôn nhân hợp pháp , đó là quan hê ̣
hôn nhân tuân thủ các quy đinh
̣ pháp luâ ̣t về hôn nhân và gia đình Viê ̣t Nam.
Nhƣ vâ ̣y, dƣới góc đô ̣ pháp lý , nế u hiể u khái niê ̣m kế t hôn với ý nghiã
là một sự kiện pháp lý thì kết hôn là căn cứ làm phát sinh quan hệ vợ chồng
giƣ̃a mô ̣t ngƣời nam và mô ̣t ngƣời nƣ̃ . Kết hôn theo quy định của pháp luật là
căn cứ để Nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
ngƣời kết hôn.

13


Nế u hiể u khái niê ̣m kết hôn với ý nghĩa là một chế định pháp lý thì chế
đinh
̣ kế t hôn là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập quan
hệ giữa vợ và chồng. Nội dung của chế định kết hôn bao gồm các quy định về
điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn và hình thức xử lý các trƣờng hợp vi phạm
điều kiện kết hôn.
- Khái niệm kết hôn với ý nghĩa là một chế định pháp lý

+ Khái niệm: Nhà nƣớc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình bằng
cách ban hành các quy phạm pháp luật mối quan hệ này. Các quy phạm pháp
luật điều chỉnh việc kết hôn không chỉ là những quy phạm đơn lẻ mà là tập
hợp các quy phạm thành chế định pháp luật. Theo lý luận chung về nhà nƣớc
và pháp luật, chế định pháp luật là nhóm những quy phạm pháp luật điều
chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau
[114, tr. 460]. Nhƣ vậy, theo nghĩa chung nhất, chế định kết hôn là tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập quan hệ giữa vợ và chồng.
Nội dung của chế định kết hôn bao gồm các quy định về điều kiện kết hôn,
đăng ký kết hôn và hình thức xử lý các trƣờng hợp vi phạm điều kiện kết hôn.
+ Các yếu tố cấu thành chế định kết hôn:
Thứ nhất, về điều kiện kết hôn, đây là một trong những nội dung quan
trọng thuộc phạm vi điều chỉnh của chế định kết hôn. Điều kiện kết hôn đƣợc
quy định chặt chẽ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và phong tục, tập quán
sẽ là đảm bảo để cuộc hôn nhân đƣợc xác lập phù hợp với lợi ích của ngƣời
kết hôn, lợi ích của gia đình và xã hội. Xét một cách khái quát nhất, điều kiện
kết hôn chỉ rõ, ngƣời kết hôn đƣợc phép xác lập quan hệ hôn nhân khi có đủ
những điều kiện gì; trong trƣờng hợp nào thì họ không đƣợc phép kết hôn.
Nội dung các điều kiện kết hôn cụ thể phụ thuộc vào quan điểm của nhà làm
luật khi xác định vai trò của hôn nhân đối với đời sống gia đình và xã hội.

14


Từ điển giải thích thuật ngữ luật học định nghĩa: “điều kiện kết hôn là điều
kiện để Nhà nƣớc công nhận việc kết hôn của các bên nam nữ” [99, tr. 145].
Thứ hai, đăng ký kết hôn: Quyền tự do kết hôn của cá nhân đƣợc pháp
luật ghi nhận và bảo vệ.Việc đăng ký kết hôn trƣớc cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền chính là căn cứ để Nhà nƣớc bảo hộ các quyền hôn nhân và gia đình
cho ngƣời kết hôn và các chủ thể có liên quan. Vì thế, pháp luật điều chỉnh

việc kết hôn cũng chú trọng ghi nhận vấn đề đăng ký kết hôn.
Xét dƣới góc độ quản lý hộ tịch, đăng ký kết hôn là một thủ tục do cơ
quan có thẩm quyền tiến hành nhằm kiểm tra các điều kiện kết hôn và xác
nhận việc kết hôn của hai bên nam nữ thông qua việc cấp Giấy chứng nhận
kết hôn. Vì vậy, việc đăng ký kết hôn không chỉ có ý nghĩa đối với ngƣời kết
hôn mà thông qua thủ tục này Nhà nƣớc cũng kiểm soát đƣợc việc kết hôn
nhằm xác lập những cuộc hôn nhân lành mạnh, tiến bộ, hạnh phúc.
Thứ ba, xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn. Điều kiện kết hôn và đăng
ký kết hôn là một trong các yếu tố cấu thành chế định kết hôn. Do vậy, việc
kết hôn không tuân thủ các quy định của pháp luật về kết hôn thì sẽ bị xử lý vi
phạm. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn theo pháp luật Việt Nam đa dạng
về các hình thức chế tài và không chỉ áp dụng riêng đối với ngƣời kết hôn mà
còn áp dụng với những ngƣời có liên quan. Chế tài hành chính hoặc hình sự
cũng có thể đƣợc áp dụng để xử lý đối với hành vi vi phạm. Theo quy định
của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, chế tài xử lý vi phạm
pháp luật về kết hôn đƣợc đặt ra đối với cả trƣờng hợp “kết hôn trái pháp
luật”, “chung sống nhƣ vợ chồng trái pháp luật” và “đăng ký kết hôn sai thẩm
quyền”. Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký
kết hôn nhƣng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Đăng ký kết
hôn sai thẩm quyền là trƣờng hợp việc đăng ký kết hôn không phải do cơ
quan có thẩm quyền thực hiện. Trƣờng hợp kết hôn trái pháp luật thì xử lý

15


theo hƣớng “hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Đăng ký kết hôn sai thẩm quyền
thì tuyên bố “không công nhận họ là vợ chồng”. Chung sống nhƣ vợ chồng
trái pháp luật thì tuyên bố “buộc phải chấm dứt hành vi chung sống nhƣ vợ
chồng trái pháp luật”. Về nhân thân, hai bên nam nữ không đƣợc thừa nhận là
vợ chồng. Tài sản giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc

quyền sở hữu của ngƣời đó, tài sản chung đƣợc chia theo thỏa thuận của các
bên; nếu không thỏa thuận đƣợc thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến
công sức đóng góp của mỗi bên. Quyền lợi của con đƣợc giải quyết nhƣ
trƣờng hợp cha mẹ ly hôn. Từ sự phân tích trên cho thấy, hủy việc kết hôn trái
pháp luật chỉ đặt ra đối với trƣờng hợp kết hôn trái pháp luật. Các dạng thức
vi phạm pháp luật về kết hôn khác cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật
nhƣng không áp dụng chế tài này để xử lý.
+ Nguyên tắc của chế định kết hôn.
Chế định kết hôn là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc
xác lập quan hệ giữa vợ và chồng. Chế định kết hôn đƣợc xây dựng nhằm
mục đích tạo dựng lên các cuộc hôn nhân hạnh phúc làm nền tảng vững chắc
cho gia đình. Với ý nghĩa đó, chế định kết hôn phải dự liệu đƣợc mọi vấn đề
phát sinh trong việc điều chỉnh pháp luật đối với việc xác lập quan hệ vợ
chồng. Vì vậy, quy định về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn phải đƣợc xây
dựng trên các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình bao gồm:
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Nguyên tắc bình đẳng, không phân
biệt đối xử; Nguyên tắc hôn nhân một vợ- một chồng; Nguyên tắc tôn trọng
phong tục, tập quán tốt đẹp.
1.1.2. Kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
* Yếu tố nước ngoài trong quan hệ kết hôn
Quan hê ̣ hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài là một trong những vấn đề
nhạy cảm. Trong bối cảnh hội nhập và giao lƣu quốc tế với sự phát triển bùng

16


nổ của công nghệ thông tin, con ngƣời ngày càng có điều kiện gặp gỡ và gần
gũi nhau không giới hạn bởi không gian địa lý . Vì thế, trong những thập niên
gần đây, xu hƣớng hôn nhân đa chủng tộc không còn là một vấn đề mới mẻ
mà đã trở nên phổ biế n đố i với các công dân các quốc gia trên thế giới.

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập cũng nhƣ xu thế chung của thế giới
trong việc bảo vệ và tôn trọng các quyền con ngƣời, việc kết hôn có yếu tố
nƣớc ngoài cũng đƣợc các quốc gia trên thế giới chú trọng điều chỉnh bằng
pháp luật. Pháp luật của hầu hết các nƣớc trên thế giới đều ghi nhận vấn đề
này.
Ở Việt Nam , thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập , khung pháp
luật điều chỉnh quan hê ̣ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài ngày càng
hoàn thiện.
Trong lich
̣ sƣ̉ phát triể n của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam, quan hê ̣ kế t hôn có yế u
tố nƣớc ngoài đã đƣợc đề cập trong hệ thống pháp luật thời Pháp thuộc. Trong
các bộ luật này tuy có một số quy phạm đề cập vấn đề hôn nhân có yếu tố
nƣớc ngoài nhƣng về thực chất các quy phạm này chủ yếu nhằm điều chỉnh
vấn đề quốc tịch. Ví dụ: Tại Điều thứ 15 Bộ dân luật Bắc kì 1931 quy định:
"Đàn bà quốc dân Annam kết hôn với người Đại Pháp hay người ngoại quốc
thì sẽ theo quốc tịch người chồng, trừ khi quốc luật của người ngoại quốc ấy
không nhận cho vào quốc tịch người chồng thì không kể. Khi ấy người đàn bà
vẫn thuộc luật An Nam". Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, pháp luật về
kế t hôn có yế u tố nƣớc ngoài chỉ đƣơ ̣c đề câ ̣p trong mô ̣t số văn bản pháp luâ ̣t
của Chính quyền Sài Gòn . Phải đến Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình giƣ̃a
công dân Viê ̣t Nam với ngƣời nƣớc ngoài đƣơ ̣c Ủy ban Thƣờng vu ̣ Quố c hô ̣i
thông qua ngày 02/12/1993, quy đinh
̣ về kế t hôn giƣ̃a công dân Viê ̣t Nam với
ngƣời nƣớc ngoài mới đƣơ ̣c đƣa ra , đã đặt nền móng đầu tiên cho việc điều
chỉnh bằng pháp luật các quan hệ hôn nhân và gia điǹ h có yếu tố nƣớc

17


ngoài[26, tr. 7 - 8]. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đánh dấu một bƣớc

phát triển vƣợt bậc đối với việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia điǹ h có
yếu tố nƣớc ngoài trong thời kỳ mới . Sau mô ̣t thời gian áp du ̣ng pháp luâ ̣t ,
viê ̣c ban hành Luâ ̣t hôn nhân và gia đình n ăm 2014 đã sƣ̉a đổ i , bổ sung mô ̣t
số quy đinh
̣ về quan hê ̣ hôn nhân và gia điǹ h có yế u tố nƣớc ngoài để phù hơ ̣p
với xu hƣớng phát triể n của đấ t nƣớc và thế giới.
Quan hê ̣ kế t hôn có yế u tố nƣớc ngoài thuô ̣c nhóm quan hê ̣ hôn nhân và
gia đin
̀ h có yế u tố nƣớc ngoài là mô ̣t loa ̣i quan hê ̣ dân sƣ̣ có yế u tố nƣớc ngoài
đă ̣c biê ̣t . Quan hê ̣ kế t hôn có yế u tố nƣớc ngoài cũng đƣơ ̣c hiǹ h thành trên
nguyên tắ c tƣ̣ do ý chí , tƣ̣ nguyê ̣n của hai bên nam , nƣ̃ thố ng nhấ t đế n với
nhau, đăng ký kế t hôn xác lâ ̣p quan hê ̣ hôn nhân bề n vƣ̃ng , tạo nên tính đặc
biê ̣t của quan hê ̣ . Các nƣớc trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về
“yế u tố nƣớc ngoài” trong hê ̣ dân sƣ̣ nói chung và trong quan

hê ̣ kế t hôn nói

riêng. Để xác đinh
̣ yế u tố nƣớc ngoài trong quan hê ̣ dân sƣ̣

, các quốc gia

thƣờng căn cƣ́ vào ba dấ u hiê ̣u : i) Quan hê ̣ đó có it́ nhấ t mô ̣t bên chủ thể là
ngƣời nƣớc ngoài ; ii) Đối tƣợng của quan hệ đó là tài sả n hoă ̣c quyề n tài sản
và quyền nhân thân đƣợc thực thi ở nƣớc ngoài ; iii) Sƣ̣ kiê ̣n pháp lý làm phát
sinh, thay đổ i, chấ m dƣ́t quan hê ̣ đó xảy ra ở nƣớc ngoài.
- Yếu tố chủ thể của quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quan hệ dân sự có yếu tố
nƣớc ngoài “là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ
quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài”. Khoản 2 Điề u 663 Bô ̣ luâ ̣t dân sƣ̣ năm 2015 đã quy đinh
̣ chi tiết
và rõ ràng hơn các trƣờng hợp quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài bao gồm:

18


“a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”[30].
Theo khoản 25 Điề u 3 Luâ ̣t Hôn nhân và gia điǹ h năm 2014 quan hê ̣
hôn nhân và gia đin
̀ h có yế u tố nƣớc ngoài là quan hê ̣ hôn nhân và gi

a điǹ h

(gồ m quan hê ̣ kế t hôn):
- Giƣ̃a công dân Viê ̣t Nam và ngƣời nƣớc ngoài , tƣ́c là căn cƣ́ vào yế u
tố chủ thể tham gia vào quan hê ̣ hôn nhân và gia đinh khác quố c tịch;
- Giƣ̃a các bên tham gia là công dân Việt Nam nhƣng căn cứ để xác lập ,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nƣớc ngoài, phát sinh tại nƣớc
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nƣớc ngoài.
- Giƣ̃a ngƣời nƣớc ngoài với nhau thƣ ờng trú tại Việt Nam , căn cƣ́ vào
yế u tố nơi cƣ trú.

- Giƣ̃a công dân Viê ̣t Nam định cƣ ở nƣớc ngoài
Nhƣ vậy, chủ thể tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
khá đa dạng, bao gồm một trong những đối tƣợng sau:
- Ngƣời nƣớc ngoài: Trong pháp luật của nhiều nƣớc trên thế giới, có
một nét đặc trƣng chung nhất đều lấy dấu hiệu quốc tịch để định nghĩa ngƣời
nƣớc ngoài. Ngƣời nƣớc ngoài là ngƣời không có quốc tịch của nƣớc nơi mà
họ dạng cƣ trú. Theo pháp luật Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài là người không
có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người
không quốc tịch”. Định nghĩa này đƣợc cụ thể ở Khoản 1 Điều 3 Luật Quốc
tịch Việt Nam 2008 nhƣ sau: “Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một
nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam”. Và Khoản 2 Điều 3 Luật này

19


cũng quy định: “Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt
Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài“.[31] Còn theo quy định tại
Khoản 1 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc
ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ
xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”.[32] Nhƣ vậy, ngƣời nƣớc ngoài là
ngƣời không có quốc tịch Việt Nam. Vậy họ có thể là ngƣời có quốc tịch một
nƣớc, nhiều nƣớc khác nhau hoặc không mang quốc tịch nƣớc nào.
Ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam là công dân nƣớc ngoài và
ngƣời không có quốc tịch làm ăn, cứ trú, sinh sống lâu dài ở Việt Nam. Do
điều kiện cuộc sống hay tính chất công việc họ đang làm mà những ngƣời này
đã đến và sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Và theo đó một nhu cầu hoàn toàn
có khả năng phát sinh đó chính là việc đăng ký kết hôn. Những đối tƣợng đó
sẽ trở thành chủ thể trong quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài khi họ có
nguyện vọng kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

- Công dân Việt Nam:
Nếu công dân Việt Nam sinh sống ở nƣớc ngoài một cách hợp pháp và
kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc sở tại sẽ đƣợc xem là một trƣờng
hợp kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Căn cứ xác lập mối quan hệ hôn nhân ở
đây là theo pháp luật nƣớc ngoài mặc dù chủ thể tham gia là ngƣời Việt Nam.
Xuất phát từ những ảnh hƣởng của tình hình kinh tế, những quan hệ xã hội
mới nảy sinh đòi hỏi pháp luật phải quy định mở rộng. Do tính chất của hôn
nhân có yếu tố nƣớc ngoài luôn có khả năng dẫn đến hiện tƣợng xung đột nên
việc xác định chủ thể hay căn cứ làm phát sinh quan hệ có ý nghĩa rất quan
trọng.
Ngoài ra, kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài còn diễn ra giữa chủ thể là công
dân Việt Nam kết hôn với nhau nhƣng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt

20


quan hệ đó theo pháp luật nƣớc ngoài, phát sinh tại nƣớc ngoài hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ đó ở nƣớc ngoài.
Viê ̣c xác đinh
̣ “yế u tố nƣớc ngoài” trong quan hê ̣ hôn nhân và gia điǹ h
theo Luâ ̣t hôn nhân và gia điǹ h căn cƣ́ vào chủ thể , sƣ̣ kiê ̣n pháp lý , đố i tƣơ ̣ng
của quan hệ là tài sản, và nơi cƣ trú của các bên đƣơng sự.
- Căn cƣ́ yế u tố chủ thể : cũng giống nhƣ quy đinh
̣ của Bô ̣ luâ ̣t dân sƣ̣ ,
các chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài gồm :
công dân Viê ̣t Nam ; ngƣời nƣớc ngoài (gồ m ngƣời có quố c tich
̣ nƣớc ngoài ,
ngƣời không quố c tich
̣ và nhiề u quố c tic̣ h); ngƣời Viê ̣t Nam đinh
̣ cƣ ở nƣớc

ngoài.
- Căn cƣ́ sƣ̣ kiê ̣n pháp lý làm phát sinh, thay đổ i hoă ̣c chấ m dƣ́t quan hê ̣
hôn nhân và gia đin
̀ h theo pháp luâ ̣t nƣớc ngoài , tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nƣớc ngoài. Trong quan hê ̣ hôn nhân và gia điǹ h có yế u tố nƣớc ngoài có
các loại sự kiện pháp lý: sƣ̣ kiê ̣n phát sinh, sƣ̣ kiê ̣n làm thay đổ i , sƣ̣ kiê ̣n chấ m
dƣ́t quan hê ̣ hôn nhân và gia điǹ h . Tuy nhiên, sƣ̣ kiê ̣n kế t hôn chỉ là loa ̣i sƣ̣
kiê ̣n làm phát sinh quan hê ̣ kế t hôn có yế u tố nƣớc ngoài.
- Căn cƣ́ nơi cƣ trú của các bên đƣơng sƣ̣ để xác đinh
̣ yế u tố nƣớc
ngoài trong quan hệ kết hôn . Nơi cƣ trú của các bên đƣơng sƣ̣ trong quan hê ̣
kế t hôn có yế u tố nƣớc ngoài có hai trƣờng hơ ̣p:
Nếu công dân Viê ̣t Nam cƣ trú ở nƣớc ngoài thì áp dụng các quy đinh
̣
tại chƣơng VIII của Luật Hôn nhân và gia đình đối với quan hệ kết hôn giữa
công dân Viê ̣t Nam với nhau mà mô ̣t hoăc cả hai bên đinh
̣ cƣ ở nƣớc ngoài

.

Với quy đinh
̣ này, pháp luật đƣợc áp dụng theo nguyên tắc luật quốc tịch của
các bên đƣơng sự . Viê ̣c áp du ̣ng nguyên tắ c này là hoàn toàn hơ ̣p lý , thể hiê ̣n
quan điể m của Đảng và Nhà nƣớc ta không có sƣ̣ phân biê ̣t đố i xƣ̉ giƣ̃a công
dân Viê ̣t Nam ở trong nƣớc và ngoài nƣớc , đồ ng thời thể hiê ̣n chić h sách “mở
cƣ̉a”,”hô ̣i nhâ ̣p” với các nƣớc trong khu vƣ̣c và thế giới.

21



Nếu ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú ở Viê ̣t Nam thì pháp luâ ̣t áp du ̣ng để điề u
chỉnh quan hệ kết hôn giƣ̃a ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú ta ̣i Viê ̣t Nam là pháp
luâ ̣t Viê ̣t Nam, tƣ́c là áp du ̣ng nguyên tắ c luâ ̣t nơi cƣ trú . Viê ̣c áp du ̣ng nguyên
tắ c này là hoàn toàn hơ ̣p lý vì ngƣời nƣớc ngoài đang cƣ trú ta ̣i Viê ̣t Nam , các
cơ quan thẩ m quyề n Viê ̣t Nam áp du ̣ng luâ ̣t Viê ̣t Nam sẽ giải quyế t vu ̣ viê ̣c
nhanh chóng, thuâ ̣n lơ ̣i do không phải áp du ̣ng pháp luâ ̣t nƣớc ngoài.[20, 7-8]
Tƣ̀ phân tić h trên đƣa ra khái niê ̣m : Kế t hôn có yế u tố nước ngoài là
quan hê ̣ kế t hôn phát sinh giữa công dân Viê ̣t Nam và người nước ngoài hoặc
giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Viê ̣t Nam hoặc giữa công dân
Viê ̣t Nam với nhau cư trú tại nước ngoài mà căn cứ để xác lập quan hê ̣ đó
phát sinh ở nước ngoài.
- Yếu tố nhân thân và tài sản trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài
Quan hệ vợ chồng là quan hệ đƣợc xác lập trên cơ sở của việc kết hôn
phù hợp với quy định của pháp luật. Quan hệ vợ chồng bao gồm quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản.
Thứ nhất, đối với quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng đƣợc hình thành
trên cơ sở những chế định pháp luật gắn liền với nhân thân của các bên chủ
thể nhƣ tên gọi, quốc tịch, uy tín, danh dự, nhân phẩm của các bên, đồng thời
nó xuất phát từ tình cảm của các bên trong quan hệ vợ chồng.
Đối với vấn đề quốc tịch, tại nhiều quốc gia quy định ngƣời phụ nữ nếu
lấy chồng ngƣời nƣớc ngoài phải mang quốc tịch của nƣớc ngƣời
chồng…Tuy nhiên hiện nay, vấn đề quốc tịch đã loại trừ sự phân biệt đối xử
với phụ nữ, theo đó khoản 2 Điều 9 Công ƣớc của Liên Hợp Quốc đã quy
định: Các nƣớc tham gia Công ƣớc hoan nghênh quyền của phụ nữ bình đẳng
với nam giới trong việc thay đổi hoặc giữ nguyên quốc tịch của mình. Đặc
biệt sẽ đảm bảo rằng khi ngƣời phụ nữ lấy chồng ngƣời nƣớc ngoài sẽ không

22



nhất thiết phải thay đổi quốc tịch trong suốt quá trình hôn nhân, không làm
ngƣời vợ bị mất quốc tịch hoặc bắt buộc ngƣời đó phải mang quốc tịch của
ngƣời chồng.
Ở Việt Nam vấn đề quốc tịch liên quan đến quan hệ hôn nhân cũng
đƣợc quy định tƣơng đối cụ thể trong Điều 9 Luật Quốc tịch Việt Nam năm
2008 sửa đổi năm 2014: Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp
luật giữa công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài không làm thay đổi quốc
tịch của các bên và việc vợ hoặc chồng, nhập hoặc mất quốc tịch không làm
thay đổi quốc tịch của ngƣời kia.
Nhƣ vậy, việc thay đổi hoặc giữa nguyên quốc tịch của vợ chồng khi
kết hôn sẽ đặt ra vấn đề chọn pháp luật áp dụng.
Thứ hai, về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Quan hệ tài sản giữa vợ
và chồng liên quan tới lợi ích vật chất của các bên vợ chồng đối với tài sản.
Nếu quan hệ vợ chồng có liên quan tới tài sản đang tồn tại ở nƣớc ngoài thì
vấn đề chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ này sẽ đƣợc đặt ra. Ví dụ hai vợ
chồng là công dân Việt Nam đang cƣ trú tại Việt Nam nhƣng có khối tài sản ở
Pháp. Việc xác định quan hệ của vợ chồng đối với khối tài sản này sẽ do pháp
luật của Pháp hoặc pháp luật của Việt Nam điều chỉnh. Luật Việt Nam sẽ
đƣợc áp dụng trên cơ sở luật quốc tịch của các bên chủ thể, luật của Pháp
đƣợc áp dụng dựa trên cơ sở pháp luật nơi tồn tại vật. Nhƣ vậy, để giải quyết
quan hệ này vấn đề chọn pháp luật sẽ đƣợc đặt ra. Trong trƣờng hợp này nếu
tài sản là bất động sản thì áp dụng theo nguyên tắc luật nơi có vật (Lex rei
sitae) để điều chỉnh. Theo đó pháp luật của Pháp sẽ đƣợc áp dụng để điều
chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng.
* Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
Quan hệ kết hôn là tiền đề hình thành gia đình, gia đình là tế bào của xã
hội, giúp xã hội phát triển trên tất cả các phƣơng diện chính trị , kinh tế, văn

23



×