Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TTHS VỀ BẮT NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.37 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
I– MỞ ĐẦU 1
II- NỘI DUNG 1
A- CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TTHS VỀ BẮT NGƯỜI TRONG
TTHS
1
1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam 2
1.1. Đốí tượng áp dụng và điều kiện áp dụng 2
1.2. Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam 2
1.3. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam 3
2. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 4
2.1. Các trường hợp bắt người khẩn cấp 4
2.2. Thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp 6
2.3. Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp 7
3. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã 7
3.1. Bắt người phạm tội quả tang 7
3.2. Bắt người đang bị truy nã 8
B – ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
TTHS VỀ BẮT NGƯỜI
9
III – KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
I – MỞ ĐẦU
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp
dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị
khởi tố( trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn
những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh
pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự. Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy
định tại Chương VI, BLTTHS năm 2003. Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm


trong đời sống chính trị – xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của
công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Vì vậy, việc hoàn thiện quy định về biện pháp bắt người trong Tố tụng hình sự là
vấn đề cấp thiết trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
II – NỘI DUNG
A – CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TTHS VỀ BẮT NGƯỜI TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ
“ Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự (TTHS) được áp
dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp
hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự
nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp
luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình
sự”. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội
phạm, cũng như yêu cầu của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và việc
bảo đảm các quyền dân chủ của công dân, kế thừa có chọn lọc các quy định về bắt
người trong các văn bản pháp luật trước đây, Bộ luật TTHS năm 2003 quy định
có ba trường hợp bắt người sau:
2
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;
- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp;
- Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã;
1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam ( Quy định tại Điều 80 Luật TTHS
năm 2003).
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố bị can hoặc đã bị
tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam, nhằm phục vụ cho công tác điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
1.1. Đối tượng áp dụng và điều kiện áp dụng
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam chỉ có thể được áp dụng đối với bị can, bị
cáo đã có lệnh bắt tạm giam, lệnh bắt giam hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can hoặc người không bị tòa án quyết định

đưa ra xét xử thì không thể bị bắt để tạm giam. Tuy vậy, cần phải lưu ý rằng
không phải mọi bị can, bị cáo đều có thể bị áp dụng biện pháp bắt để tạm giam.
Từ đó có thể thấy đối tượng bị áp dụng phải là bị can hoặc bị cáo.
Bộ luật TTHS hiện hành không quy định cụ thể việc bắt để tạm giam được
áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các trường hợp nào nhưng không phải mọi bị
can, bị cáo đều có thể hoặc cần bắt để tạm giam mà chỉ bắt tạm giam đối với các
bị can, bị cáo nào nếu xét thấy cần thiết.
1.2. Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam ( Khoản 1 điều
80 bộ luật TTHS 2003)
Điều 80 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “ Những người sau đây có
quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát
quân sự các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
3
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án
nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp
này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.”
Như vậy, trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can để tạm giam do Thủ
trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp quyết định. Trong giai đoạn truy
tố chỉ có Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát
quân sự các cấp mới có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, Kiểm sát
viên không có quyền đó. Còn trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị can, bị cáo để
tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án tòa án nhân dân và tòa án quân sự các cấp;
Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân
dân tối cao; Hội đồng xét xử quyết định.
Nếu vụ án đã đưa ra xét xử, nhưng bị cáo không bị tạm giam thì theo Điều
228 Bộ luật TTHS quy định Hội đồng xét xử được quyết định bắt ngay bị cáo sau
khi tuyên án, nếu có căn cứ cho rằng bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

1.3. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam ( khoản 2 và khoản 3 Điều 80
Bộ luật TTHS năm 2003)
Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền;
Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên,
địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và
có đóng dấu. Lệnh bắt phải bảo đảm yêu cầu pháp lí nêu trên mới có giá trị thi
hành. Ngoài ra, lệnh bắt vi phạm thủ tục do luật định như bắt người theo lệnh
miệng, lệnh bắt của người không có thẩm quyền, lệnh không ghi rõ ngày, tháng,
năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh, lệnh không có chữ kí của người có thẩm
quyền, không đóng dấu cơ quan, lệnh bằng thư tay, lệnh bắt của cơ quan điều tra
không có phê chuẩn của Viện kiểm sát đều không có giá trị thi hành.
Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt buộc phải đọc lệnh bắt và giải thích
lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe và phải lập biên bản về lệnh
4
bắt. Biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc
đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, thái độ của người bị bắt
trong việc chấp hành lệnh bắt những đồ vật tài liệu có liên quan được phát hiện, bị
tạm giữ và những yêu cầu, khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc
cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành
lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng kí tên vào biên bản.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính
quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi
tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức
nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự
chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Khoản 3 Điều 80 bộ luật này cũng quy định: “Không được bắt người vào
ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị
truy nã…”
2. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp ( Điều 81 Bộ luật TTHS
năm 2003)

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn
bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm
ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội
phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm.
2.1. Các trường hợp bắt người khẩn cấp
Khoản 1 Điều 81 bộ luật TTHS năm 2003 quy định các trường hợp được
bắt khẩn cấp như sau:
•Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Việc bắt người trong trường hợp này cần phải đảm bảo hai điều kiện sau:
Thứ nhất, có căn cứ khẳng định một người ( hoặc nhiều người) đang chuẩn
bị thực hiện tội phạm. Những căn cứ này có thể do cơ quan có thẩm quyền trực
5
tiếp xác định qua việc theo dõi đối tượng hoặc qua việc kiểm tra, xác minh các
nguồn tin do quần chúng cung cấp đã khẳng định người đó ( hoặc những người
đó) đang tìm kiếm công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều cần thiết khác để
thực hiện tội phạm…
Thứ hai, tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm
trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Chuẩn bị thực hiện tội phạm còn một
khoảng cách nhất định với việc thực hiện tội phạm nên không phải mọi hành vi
chuẩn bị thực hiện tội phạm đều cần truy cứu trách nhiệm hành sự. Do vậy, muốn
bắt khẩn cấp một người (hoặc nhiều người) đang chuẩn bị thực hiện thì phải xác
định tội phạm họ đang chuẩn bị thực hiện phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (các tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra hoặc đe
dọa gây ra nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội).
• Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt
trông thấy đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay
việc người đó trốn.
Việc bắt người trong trường hợp này cần phải bảo đảm hai điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông

tháy và trực tiếp xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. Người có mặt tại
nơi xảy ra tội phạm có thể là người bị hại hoặc người khác đã chính mắt trông
thấy người phạm tội và hành vi phạm tội được thực hiện và trực tiếp xác nhận với
cơ quan có thẩm quyền đúng là người đã thực hiện tội phạm. Việc xác nhận mang
tính chất khẳng định, chứ không thể “ hình như” hoặc “nhìn giống như” người đã
thực hiện tội phạm để tránh dẫn đến việc bắt nhầm người không thực hiện tội
phạm.
Thứ hai, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn. Những căn cứ
cho rằng người phạm tội bỏ trốn thường là:
- Đang có hành động bỏ trốn; đang chuẩn bị trốn;
- Không có nơi cư trú rõ ràng;
6

×