Tải bản đầy đủ (.pdf) (532 trang)

Ky yeu hoi thao quoc te ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.73 MB, 532 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ
ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Hà Nội
(1959 - 2019)



TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ
ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Hà Nội (1959 - 2019)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



MỤC LỤC
1.

XÂY DỰNG ĐẠI HỌC ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
TS. Nguyễn Cẩm Ngọc..........................................................................................................................................................................9

2.

ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM
TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Huỳnh Hồ Thu Thảo - Nguyễn Kim Thoa...............................................................................................................................................18


3.

THÚC ĐẨY SỰ LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Nguyễn Khoa Huy ..........................................................................................................................................................................29

4.

HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA Trường Đại học VỚI DOANH NGHIỆP
TRONG VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thanh Nga.......................................................................................................................................................................36

5.

TĂNG CƯỜNG ĐẨY MẠNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA DOANH NGHIỆP
VÀ NHÀ TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Vương Thị Nhung.................................................................................................................................................................................51

6.

VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG TỰ CHỦ ĐẠI HỌC HIỆN NAY
TS. Trần Thị Điểu..................................................................................................................................................................................58

7.

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh An................................................................................................................................................................70

8.

BUILDING A STRONGER FORCE OF INTELLECTUALS: WHAT FUTURE IS FOR VIETNAM’S SUSTAINABILITY?

Cao Xuan Thuc Anh, MA.......................................................................................................................................................................82

9.

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI
VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Nguyễn Thị Anh..............................................................................................................................................................................95

10. ADOPTING A BLENDED LEARNING APPROACH: A CASE STUDY USING
GOOGLE CLASSROOM IN TEACHING SPEAKING SKILLS FOR 2ND-YEAR STUDENTS OF ENGLISH DEPARTMENT - HANOI UNIVERSITY
Pham Thanh Binh, Tran Huyen Trang.................................................................................................................................................103
11. ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHỤC VỤ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CÁCH TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT PHỨC HỢP
PGS. TS. Lê Văn Canh..........................................................................................................................................................................115
12. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
GS.TS. Vũ Văn Đại..............................................................................................................................................................................125
13. THE COMMON EUROPEAN FRAMEWORK OF REFERENCE (CEFR) IN THE ASIAN CONTEXT – LESSONS LEARNT,
CONCERNS AND THE FUTURE
Diep Tran...........................................................................................................................................................................................136

5


6

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU”...

14. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA
TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Dung...............................................................................................................................................................142
15. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC SƯ PHẠM TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0

TS. Hồ Công Đức.................................................................................................................................................................................150
16. MỐI QUAN HỆ GIỮA DẠY HỌC TRUYỀN THỤ VÀ DẠY HỌC KIẾN TẠO
NHÌN TỪ KHÁI NIỆM “KHUNG MẪU” CỦA THOMAS SAMUEL KUHN
ThS. Trần Minh Hiếu...........................................................................................................................................................................159
17. NHÌN LẠI 60 NĂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH - GIÁO TRÌNH VÀ KHOA HỌC PHƯƠNG PHÁP NGOẠI NGỮ NGA
NSƯT. Vũ Thế Khôi..............................................................................................................................................................................170
18. MỘT SỐ YÊU CẦU MỚI ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU VÀ KHẢ NĂNG
ĐÁP ỨNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Nguyễn Mậu Hùng............................................................................................................................................................................177
19. GIÁO DỤC PHI QUAN PHƯƠNG VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
PGS. TS. Đinh Hồng Hải......................................................................................................................................................................184
20. SKILL DEVELOPMENT FOR IT STUDENTS IN PREPARATION FOR INDUSTRY 4.0
Hoang Thi Kieu Hoa...........................................................................................................................................................................196
21. BƯỚC ĐẦU TÌM HIỀU VỀ DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ KHÓA HỌC TIẾNG VIỆT TRỰC TUYẾN
ĐỀ XUẤT GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – ThS. Vũ Thị Ngọc Dung...........................................................................................................................208
22. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Phùng Thanh Hoa..............................................................................................................................................................................219
23.

NGUỒN NHÂN LỰC QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VĨNH PHÚC TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHiệp LẦN THỨ TƯ
Nguyễn Đức Khiêm, Trần Thị Phúc An................................................................................................................................................229

24. RESEARCH TEAM - AN APPROACH TO TRANS-DISCIPLINARY RESEARCH TO
MEET THE REQUIREMENT FOR GLOBAL HUMAN RESOURCE
Le Thuy Linh, MA...............................................................................................................................................................................239
25. TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ TRONG TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TÍCH HỢP
TS. Phan Thị Ngọc Lệ..........................................................................................................................................................................256
26. SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO: NẮM BẮT THỜI CƠ PHÁT TRIỂN
ThS. Trần Thùy Linh - ThS. Đỗ Hạnh Nguyên.......................................................................................................................................270

27. DEVELOPMENT OF HIGH-QUALIFICATION HUMAN RESOURCES IN VIETNAM
TO MEET REQUIREMENTS FOR INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Truong Thi Thuy Lien..........................................................................................................................................................................280
28. IMPROVING SOFT SKILLS FOR STUDENTS: IN THE CONTEXT OF QUALITY
OF HUMAN RESOURCES OF THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Nguyen Thi Nga.................................................................................................................................................................................288
29. HIGH SKILLED LABOR FORCED TRAINING AND EDUCATION IN VIETNAM
GIVEN THE IMPACT OF 4.0 INDUSTRIAL REVOLUTIONS
Nguyen Dinh Nguyen, MA.................................................................................................................................................................296


MỤC LỤC

7

30. MÔ HÌNH ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI Trường Đại học RAJABHAT SAKON NAKHON – VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
TS. Lê Đức Quảng...............................................................................................................................................................................306
31. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ThS. Nguyễn Văn Sơn - ThS. Lê Đức Thọ..............................................................................................................................................314
32. BUILDING POLICY TO PROMOTE THE ESTABLISHMENT OF CREATIVE STARTUP ENTERPRISES IN VIET NAM IN THE CURRENT CONTEXT
Ngo Thi Phuong Thao.........................................................................................................................................................................325
33. TEACHING ENGLISH FOR TOURISM IN VET USING CONTENT AND LANGUAGE INTEGRATED LEARNING APPROACH
Hoang Van Thai..................................................................................................................................................................................333
34. ARTIFICIAL INTELLIGENCE AND ITS IMPACT TO UNIVERSITY EDUCATION OF VIETNAM
Lieutenant Colonel, To Thanh Tung, MA.............................................................................................................................................350
35. USING ICT IN TEACHING LISTENING COMPREHENSION SKILLS: BENEFITS, CHALLENGES AND SUGGESTED SOLUTIONS
Hoàng Thu Trang................................................................................................................................................................................357
36. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thị Diệu Thanh..............................................................................................................................................................370

37. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
ThS. Lê Đức Thọ..................................................................................................................................................................................384
38. PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thị Diệu Thanh..............................................................................................................................................................391
39. KHẢO SÁT CÁCH DÙNG NHÓM VỊ TỪ ĐA TRỊ BIỂU THỊ CẢM NGHĨ NÓI NĂNG TRONG HÀNH ĐỘNG NGÔN TRUNG CẦU KHIẾN
CHÍNH DANH CỦA SINH VIÊN NHẬT BẢN HỌC TIẾNG VIỆT
ThS. Moki Kondo - ThS. Hà Thị Chính..................................................................................................................................................407
40. INTEGRATING ONLINE CORPUS IN TEACHING ENGLISH VOCABULARY
Nguyen Xuan Hương Giang, MA ........................................................................................................................................................415
41. INTERACTIVE APPROACH TO ENGLISH FOR SPECIFIC PURPOSES (ESP)
TEACHING AND LEARNING WITH LEARNING MANAGEMENT SYSTEM (LMS)
Le Thi Khanh Hoa...............................................................................................................................................................................426
42. INVESTIGATING CAREER PREFERENCES OF UNIVERSITY GRADUATES
WITH HIGH FOREIGN LANGUAGE PROFICIENCY - EVIDENCE FROM VIETNAM
Ngo Phuong Dung, Pham Thanh Hang, Phan Thu Huong, Hoang Xuan Quynh, Nguyen Xuan Truong............................................... 439
43. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HỖN HỢP TRONG ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT POLYTECHNIC TÂY NGUYÊN)
ThS. Lê Thị Thủy Ngân - ThS. Lài Thị Vân............................................................................................................................................ 457
44. ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH (ESP)
BẬC ĐẠI HỌC NHẰM ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA VÀ NHU CẦU DOANH NGHIỆP
TS. Nguyễn Thị Bích Ngoan, ThS. Đỗ Châu Cúc Phương..................................................................................................................... 471
45. TƯƠNG TÁC GIỮA NGƯỜI HỌC VÀ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN - HELLO
TS. Phạm Ngọc Thạch, ThS. Kiều Hồng Hạnh, TS. Tăng Bá Hoàng, ThS. Trần Minh Tuấn..................................................................... 485


8

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU”...


46. CÔNG NGHỆ 4.0 TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP TIẾNG ANH NHƯ THẾ NÀO?
Đào Thị Anh Thư................................................................................................................................................................................ 504
47. MỘT NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN Khoa Tiếng Anh: SÁNG KIẾN, PHẢN HỒI VÀ ĐỀ XUẤT
Lê Hà Quyên..................................................................................................................................................................................... 513
48. INTERNATIONAL STUDENT MOBILITY AND FRENCH LANGUAGE LEARNING AND TEACHING
THE EXAMPLE OF THE CENTRE OF APPLIED LINGUISTICS (CLA) IN BESANÇON (FRANCE)
Isabelle Bokhari................................................................................................................................................................................ 525


XÂY DỰNG ĐẠI HỌC ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
TS. Nguyễn Cẩm Ngọc1
Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu vấn đề xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam. Nếu như các quốc
gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á đều nhận thức rất rõ vai trò trung tâm của hệ
thống giáo dục đại học đối với sự phát triển của mình và lần lượt sở hữu những trường đại học nghiên cứu
chất lượng cao, tương đương với mặt bằng chung của các nền giáo dục hàng đầu thế giới thì Việt Nam
dường như rất chậm trễ trong việc nhận thức vấn đề này với một thực trạng hoàn toàn tương phản. Sử dụng
phương pháp định tính, bài viết chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt
Nam cũng như những điều kiện tiên quyết về hoạt động nghiên cứu, đào tạo và lộ trình thực hiện làm cơ sở
cho việc xây dựng thành công mô hình trường đại học này.
Từ khoá: đại học đẳng cấp quốc tế, đại học nghiên cứu, năng suất nghiên cứu, chương trình đào tạo;
phương pháp giảng dạy.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, thuật ngữ “đại học đẳng cấp quốc tế” (world - class university) đã trở thành
một cụm từ thông dụng để mô tả các trường đại học nghiên cứu (research university) ở đỉnh
cao trong hệ thống đẳng cấp của giáo dục đại học (Salmi, 2010).
Việt Nam đang dần tiến tới ngưỡng cửa của nền kinh tế tri thức - nền kinh tế mà tri thức
trở thành động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng của quốc gia. Trong

nền kinh tế này, trường đại học với chức năng cơ bản là nơi sáng tạo tri thức và đào tạo nhân
tài có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất ở khu
vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… đều nhận thức rất rõ vai trò
trung tâm của hệ thống đại học đối với sự phát triển của mình và lần lượt sở hữu các trường đại
học nghiên cứu có chất lượng cao đặc biệt, tương đương với mặt bằng chung của các nền giáo
dục hàng đầu thế giới hiện nay.
Trong khi đó, Việt Nam dường như rất chậm trễ trong việc nhận thức vấn đề này với một
thực trạng hoàn toàn tương phản. Hệ thống giáo dục đại học đã tồn tại từ lâu song đến nay
Việt Nam vẫn chưa thể xây dựng cho mình một trường đại học nghiên cứu ngang tầm khu vực
và quốc tế, có khả năng đảm đương vai trò là “máy cái” sản sinh ra những nhà trí thức tinh
hoa, nhà lãnh đạo, quản lý tài ba và các doanh nhân tầm cỡ cho đất nước. Theo tác giả Đàm
Thanh Sơn (2011 : 309), “trên lãnh thổ Việt Nam hiện chưa có một trường đại học đủ trình độ
để trang bị cho sinh viên của mình những kiến thức và kỹ năng thiết yếu, và đủ uy tín để giới
Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

1

9


10

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU”...

thiệu họ theo học trên đại học ở các trường tốt nhất trên thế giới”. Việc mở rộng quy mô không
đi kèm với các đảm bảo về chất lượng đã khiến giáo dục đại học phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Các chỉ số như: năng suất nghiên cứu khoa
học và chuyển giao tri thức, chất lượng đào tạo, mức độ quốc tế hoá, cơ sở hạ tầng v.v… còn
quá khiêm tốn so với trường đại học của các nước trong vùng. Tình trạng này kéo dài khiến
Việt Nam mất đi cơ hội có được nền khoa học và giáo dục tương xứng với tiềm năng cũng như

nguồn nhân lực tri thức đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế mới.
Do đó, song song với việc cải cách toàn diện nền giáo dục, Việt Nam cần phải xác định
lại vai trò của trường đại học một cách hết sức cơ bản và tập trung nỗ lực xây dựng ít nhất
một trường đại học đẳng cấp quốc tế có khả năng cạnh tranh về thứ hạng với các trường khác
trong khu vực và trên thế giới. Trường đại học này với tư cách là đại học nghiên cứu hàng đầu
sẽ trở thành vườn ươm nhân tài và nuôi dưỡng những thế hệ trí thức tinh hoa mới có sứ mệnh
đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước. Đây rõ ràng là một mục tiêu đầy tham vọng trên
con đường sắp tới bởi vì xây dựng thành công trường đại học đẳng cấp quốc tế chưa bao giờ
là công việc dễ dàng đối với bất cứ quốc gia nào. Bởi vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích:
1) tìm hiểu những thách thức đang tồn tại trong việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế
ở Việt Nam; 2) đưa ra những khuyến nghị cho việc hiện thực hoá mô hình trường đại học này.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Đại học nghiên cứu là mô hình tồn tại lâu đời ở các quốc gia phát triển và trở thành làn
sóng lan sang các quốc gia đang phát triển từ nửa sau thế kỷ XX. Trên phạm vi toàn cầu, trường
đại học nghiên cứu được coi là nơi các học giả và sinh viên trao đổi ý tưởng cũng như thực hiện
các hoạt động nghiên cứu, khám phá và sáng tạo trong một môi trường thuận lợi, từ đó đóng
góp cho sự tăng trưởng và thịnh vượng của quốc gia.
Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu khám phá các yếu tố tác động đến sự tồn
tại và phát triển của trường đại học đẳng cấp quốc tế. Hầu hết nghiên cứu đều được thực hiện
ở các nước đã sở hữu những trường đại học này. Vì vậy, chưa có công trình của học giả nước
ngoài bàn về đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam. Theo Salmi (2008), ba nhân tố chủ yếu có
vai trò quyết định thành công trong việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế là: (1) tập
trung cao độ về tài năng (giảng viên và sinh viên); (2) các nguồn lực dồi dào để tạo ra một môi
trường học tập phong phú và để tiến hành những nghiên cứu tiên tiến; (3) môi trường quản trị
thuận lợi khuyến khích tầm nhìn chiến lược, đổi mới và linh hoạt, cho phép các trường này ra
quyết định và quản lý được các nguồn lực mà không bị nạn quan liêu cản trở.
Các nghiên cứu khác có liên quan cho rằng hoạt động nghiên cứu đang ngày càng được
coi trọng tại hầu hết các trường đại học trên thế giới, ngay cả với những trường trước đây theo
định hướng giảng dạy (Brew & Luca, 2009). Do đó, nghiên cứu đã trở thành một chức năng

quan trọng của các học giả trong thế kỷ XXI (King, 2004) và năng lực nghiên cứu là một ưu
tiên hàng đầu để tuyển dụng, duy trì nhiệm kỳ, thăng tiến và tăng lương ở các trường đại học
(Chen, Gupta, & Hoshower, 2006). Ngoài ra, còn có các phân tích về những vấn đề liên quan
tới môi trường nghiên cứu (Bean, 1982; Bland & Ruffin, 1992), tài nguyên nghiên cứu (nguồn
nhân lực, tài liệu nghiên cứu trong thư viện, thiết bị và văn phòng) (Gregorutti, 2008), năng
suất nghiên cứu (Babu & Singh, 1998; Webber, 2011). Những nghiên cứu này cho phép tìm


XÂY DỰNG ĐẠI HỌC ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

11

hiểu cách thức các giảng viên và học giả thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó, tạo ra các điều
kiện tốt nhất để họ và tổ chức của họ hoạt động một cách hiệu quả.
Ở Việt Nam, vấn đề đại học nghiên cứu mới bắt đầu được bàn thảo trong một thập kỷ gần
đây, khi việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế trở thành một chủ trương lớn của Đảng
và Chính phủ. Trên bình diện học thuật, các tác giả đã cung cấp hiểu biết cần thiết về vai trò
của Nhà nước, của hoạt động hợp tác quốc tế và kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ (Phạm
Thị Ly, 2009, 2010, 2016) cũng như thực trạng của việc xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế ở
Việt Nam (Ngô Việt Trung, 2011).
Nhìn chung, tổng quan tình hình nghiên cứu đã cho thấy những khía cạnh khác nhau của
việc xây dựng và phát triển một trường đại học đẳng cấp quốc tế với đầy đủ các thành tố quan
trọng nhất. Từ đó, giúp tác giả tìm đáp án cho câu hỏi: Làm thế nào để xây dựng thành công
trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam?
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp định tính để thu thập dữ liệu. Tác giả đã phỏng vấn
21 người (trong đó có cả các trí thức Việt kiều) là các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học và
giảng viên của các trường đại học tại Việt Nam, Pháp, Hoa Kỳ. Mỗi cuộc phỏng vấn trực tiếp
kéo dài ít nhất 30 phút. Các cuộc phỏng vấn đã được thiết kế để thảo luận thấu đáo về những

vấn đề liên quan tới việc xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam. Những người tham
gia được chọn ngẫu nhiên nhưng đáp ứng một số tiêu chí của nghiên cứu để đảm bảo rằng các
mẫu khác nhau giữa các ngành, xếp hạng học tập và bằng cấp. Chia theo cấp bậc học thuật, họ
bao gồm 4 giáo sư (GS1- GS4), 3 phó giáo sư (PGS1- PGS3) và 14 giảng viên (GV1 - GV14).
Những người tham gia tiềm năng nhận được lời mời phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại/
email và xác nhận đồng ý tham gia trước khi cuộc phỏng vấn được tiến hành. Để giữ kín và ẩn
danh, nhận dạng của người tham gia được mã hóa theo các chữ cái và số như trên.
Các dữ liệu phỏng vấn được xử lý bằng phương pháp phân tích chuyên đề (Boyatzis, 1998).
Phương pháp này thực chất là quá trình xác định các chủ đề thông qua việc nghiên cứu ý tưởng.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra ba chủ đề là hoạt động nghiên cứu, hoạt động đào tạo và lộ trình
phù hợp cho việc ra đời đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam.
Cũng cần lưu ý thêm rằng đây là một phần trong luận án tiến sĩ của tác giả. Luận án đã sử
dụng cả phương pháp định tính và định lượng cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ giới hạn ở việc sử dụng phương pháp định tính.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Dựa trên việc phân tích dữ liệu phỏng vấn thu thập được, phần này tập trung trình bày ba
chủ đề chính được phát hiện là hoạt động nghiên cứu, hoạt động đào tạo và lộ trình xây dựng
đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam.
Hoạt động nghiên cứu
Như đã trình bày, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có trường đại học nghiên cứu theo đúng
nghĩa. Chức năng nghiên cứu khoa học ở các trường đại học chưa được chú trọng, năng suất


12

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU”...

nghiên cứu cũng thấp hơn so với các nước trong vùng. Dữ liệu từ ISI (Institute for Scientific
Information - Viện Thông tin Khoa học) giai đoạn 2000 - 2011 cho biết số lượng công bố quốc

tế của Việt Nam là 9.580 ấn phẩm so với Thái Lan là 46.139, Malaysia là 36.183 và Philippines
là 8.978 (Tạ Ngọc Tấn, 2012b: 536-537). Trong khi đó các trường đại học đẳng cấp quốc tế
thường nhấn mạnh chức năng này và coi đó là thước đo quan trọng hàng đầu để khẳng định
thương hiệu của mình. Các hệ thống xếp hạng đại học cũng đều quan tâm đến số lượng công
bố khoa học, tức năng lực nghiên cứu của các trường. Giờ đây, vai trò của trường đại học trong
hoạt động nghiên cứu để sáng tạo ra tri thức mới đang được đề cao hơn bao giờ hết. Do đó,
trường đại học nghiên cứu mà Việt Nam xây dựng trước hết phải có được năng lực nghiên
cứu khoa học ở tầm quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc nó phải thu hút được đội ngũ các
nhà khoa học, các học giả và chuyên gia là những người có uy tín cao trong lĩnh vực chuyên
ngành. Kèm theo đó là hệ thống trang thiết bị nghiên cứu hiện đại, tài nguyên thư viện phong
phú; ngân sách cho nghiên cứu dồi dào, lương bổng và phúc lợi thỏa đáng, có tính cạnh tranh.
Liên quan đến các vấn đề nêu trên, tất cả những người tham gia đều bày tỏ mối quan tâm và sự
thất vọng của họ, đặc biệt là đối với hiện trạng cơ sở hạ tầng nghiên cứu ở các trường đại học.
Đại học Việt Nam thiếu một cộng đồng nghiên cứu và mạng lưới các nhóm nghiên cứu
mạnh trong chuyên ngành và liên ngành. Vì vậy, các nhà nghiên cứu trẻ rất ít được hỗ trợ trong
công việc. Đây là một trong những khác biệt cơ bản ở Việt Nam so với các nước phát triển
khác (GS2).
Tôi đã phải rời bỏ hướng nghiên cứu mà mình tiến hành vì những lý do liên quan tới điều
kiện nghiên cứu tại Việt Nam. Ngoài việc không có máy móc, tôi còn không thể tìm được tài
liệu tham khảo là các sách, báo hay tạp chí quốc tế từ thư viện nhà trường (PGS3).
Tôi sẽ hoàn toàn bị “vô hiệu hoá” nếu làm việc lâu dài tại Việt Nam vì ở đây không có đủ
các trang thiết bị để tôi sử dụng cho nghiên cứu của mình (GS4).
Các ý kiến khác cho thấy họ mong muốn trường đại học sẽ dành một phần kinh phí thoả
đáng để mua nhiều sách và tài liệu quốc tế hơn, đồng thời giúp họ có thể truy cập nhanh chóng
khi cần (PGS1, GV4, GV7 và GV14).
Trên thực tế, mặc dù Việt Nam đã sở hữu một số nhà khoa học tầm cỡ thế giới song nhìn
chung, đội ngũ này vẫn còn rất mỏng so với yêu cầu. Tác giả Nguyễn Văn Tuấn (trong Ngô
Bảo Châu và cộng sự: 680) cho rằng do thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu và các
nhà khoa học có kinh nghiệm làm nghiên cứu tầm cỡ quốc tế nên cho dù có phương tiện hiện
đại và kinh phí, chưa chắc Việt Nam đã sử dụng được thiết bị và có năng lực thực hiện những

nghiên cứu có tiếng vang. Ngoài ra, thiếu cơ sở hạ tầng nghiên cứu, nhất là thiếu tài liệu tham
khảo thường khiến các nghiên cứu từ Việt Nam thiếu cái mới cả về nội dung và phương pháp,
thậm chí bị lặp lại những nghiên cứu cũ do không cập nhật được tình hình nghiên cứu của các
đồng nghiệp trên thế giới. Từ đó, không những chất lượng, năng suất và tiềm năng khoa học
quốc gia bị ảnh hưởng mà cơ hội xuất hiện trên các tập san quốc tế cũng ít hơn.
Những người tham gia cũng chỉ đích danh một trong những tồn tại khiến các đại học Việt
Nam gặp khó trong việc xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học chất lượng cao
chính là vấn đề lương và thu nhập của giảng viên.


XÂY DỰNG ĐẠI HỌC ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

13

Với thang lương hiện tại, tôi phải làm thêm công việc khác mới đủ nuôi sống gia đình. Do
vậy, rất khó để toàn tâm toàn ý cho chuyên môn (GV8).
Tôi nghĩ rằng mức lương quá thấp so với mặt bằng chung và các yêu cầu cao về chuyên
môn khiến nhiều giảng viên mất đi động lực phấn đấu. Tôi không có đủ thời gian cho nghiên
cứu vì phải đi dạy ngoài giờ để có thêm thu nhập (GV10).
Theo tôi, không phải những người trẻ có năng lực không muốn về nước làm việc mà vì
chính sách đãi ngộ, thu hút của ta chưa đủ hấp dẫn để họ trở về (PGS2).
Mặc dù phải dạy nhiều lớp và không có thời gian làm nghiên cứu, tôi vẫn vui vì có thêm
tiền cho gia đình (GV4).
Rõ ràng, đây là những vấn đề rất lớn và cấp bách, đòi hỏi Chính phủ phải có những động
thái kịp thời nhằm hỗ trợ nhiều nhất cho công việc của các giảng viên và nhà khoa học. Kinh
nghiệm cho thấy Chính phủ Trung Quốc đã giải quyết đồng bộ các điều kiện thiết yếu này bằng
cách rót những nguồn đầu tư khổng lồ hàng trăm triệu đôla vào các trường đại học hàng đầu
của họ. Ở Thượng Hải, các trường Phúc Đán, Giao Thông và Đồng Tế đều xây dựng các khu
đại học quy mô hoàn toàn mới trong vòng vài năm qua với thiết bị nghiên cứu cực kỳ hiện đại,
tọa lạc gần các đối tác trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Cùng với việc đầu tư vào cơ sở hạ

tầng, ngân sách nghiên cứu cũng ngày càng tăng song song với việc gia tăng thu nhập bổ sung
cho những giảng viên xuất sắc. Trung Quốc đã rất thành công khi tạo ra một môi trường tối
ưu cho hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học chủ chốt của mình (Tạ Ngọc Tấn, 2012a:
410-411). Chính phủ Thái Lan cũng có chính sách trọng đãi vô cùng đặc biệt đối với giới khoa
học làm việc tại nước này. Ở các đại học lớn, các giáo sư được cấp biệt thự trong khuôn viên
đại học tùy theo cấp bậc; được hưởng nhiều chế độ ưu đãi như miễn phí điện thoại, Internet và
học phí cho con cái. Mỗi khi công bố một công trình trên các tập san quốc tế, họ được thưởng
bằng tiền mặt và được vinh danh trong trường. Nhiều giáo sư từ Mỹ, Australia đã đến giảng
dạy và nghiên cứu tại đây (Ngô Bảo Châu và cộng sự, 2011: 727).
Bài học từ Trung Quốc, Thái Lan cho thấy vai trò của Chính phủ đối với việc xây dựng
trường đại học nghiên cứu ở Việt Nam. Theo đó, Chính phủ cần phải cam kết có sự đầu tư
mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng và sẵn sàng áp dụng các chính sách có tính đột phá, chưa từng có
tiền lệ cho việc thu hút các giảng viên là những đầu đàn khoa học. Ngoài ra, cần tạo lập môi
trường thuận lợi có đủ độ mở thỏa đáng cho tự do học thuật, có chế tài khích lệ công bố quốc
tế đối với các công trình xuất sắc và thực hiện những tài trợ cần thiết cho các nghiên cứu cơ
bản làm nền tảng của sự phát triển khoa học kỹ thuật trong tương lai.
Khi hội tụ được những điều kiện trên, giới trí thức tinh hoa tập trung tại đây sẽ có được
một cộng đồng các nhà trí thức đủ mạnh để hợp tác và tiến hành các hoạt động nghiên cứu ở
trình độ cao theo cả bề rộng lẫn chiều sâu trên quy mô quốc gia và quốc tế. Các sinh viên, học
viên sau đại học cũng như các giảng viên, các nhà nghiên cứu trẻ cũng là các đối tượng được
hưởng lợi từ hoạt động này. Họ sẽ có nhiều cơ hội học hỏi, tiếp cận với những phương pháp và
những lĩnh vực nghiên cứu mới, chứng kiến trực tiếp các công trình, dự án được triển khai và
ngày càng trưởng thành về mặt chuyên môn dưới sự dẫn dắt từ những người thầy của họ. Mặt
khác, khi đã có trong tay đội ngũ nhà khoa học và các nhóm nghiên cứu mạnh với những công


14

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU”...


trình nghiên cứu chất lượng cao, vấn đề gia tăng số lượng công bố quốc tế và đăng ký bằng
sáng chế để cải thiện vị trí của nền khoa học Việt Nam sẽ có cơ sở hiện thực hơn.
Hoạt động đào tạo
Bên cạnh vai trò là trung tâm nghiên cứu, trường đại học đẳng cấp quốc tế mà Việt Nam
xây dựng còn phải đảm trách vai trò của một trung tâm dẫn đầu về đào tạo. Muốn vậy, các
sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tài năng được tuyển chọn vào trường cần phải được thụ
hưởng một chương trình đào tạo tiên tiến và chuẩn mực với các phương pháp giáo dục mới có
tác dụng kích thích trí sáng tạo và tư duy phản biện. Đây là một thách thức không nhỏ đối với
chương trình đào tạo cũng như phương pháp giảng dạy đang được đánh giá là lạc hậu và chậm
đổi mới hiện nay ở các đại học Việt Nam. Những ý kiến của người tham gia đã cho thấy phần
nào thực trạng đáng quan ngại này.
Tôi cho rằng chương trình đào tạo hiện hành đang vừa thừa vừa thiếu. Thừa những kiến
thức đã lỗi thời và thiếu những kiến thức, kỹ năng mà xã hội cần (GS3).
Trường tôi vẫn duy trì những chương trình giảng dạy cố định suốt chục năm qua. Có lẽ
đã đến lúc trường đại học cần có nhiều quyền hạn hơn trong việc quyết định chương trình đào
tạo sao cho phù hợp với mong muốn của người học và yêu cầu của nhà tuyển dụng (PGS1).
Để tạo ra được sự khác biệt, trường đại học nghiên cứu mà Việt Nam xây dựng cần được trao
quyền tự chủ toàn diện trong việc quyết định cấu trúc của chương trình đào tạo. Họ phải được quyền
quyết định thiết lập các chương trình giảng dạy tiên tiến hoàn toàn mới hoặc mở rộng, điều chỉnh,
bổ sung chương trình cũ về căn bản sao cho phù hợp với các yêu cầu được đặt ra.
Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy theo lối diễn giảng thụ động cũng cần được thay
đổi theo hướng hiện đại. Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng cách dạy này không đóng góp gì
vào việc học tập lâu dài cũng như phát triển tư duy độc lập. Thay vì truyền thụ kiến thức một
chiều, giảng viên cần tương tác nhiều hơn với sinh viên, khuyến khích phản biện và sẵn sàng
chấp nhận những ý tưởng mà họ nêu ra trong bầu không khí dân chủ và tự do tranh luận. Tuy
nhiên, việc thực hành các phương pháp giảng dạy trên tinh thần đổi mới đã ít nhiều gặp phải
những rào cản nhất định. Bên cạnh quan điểm ủng hộ phương pháp mới (GV5, GV11), đa số
cho rằng họ đã rất cố gắng để áp dụng các phương pháp mới nhưng sĩ số lớp quá đông khiến
các phương pháp khó được triển khai (GV1, GV9, GV13). Các ý kiến khác cũng không thật sự
mặn mà với đổi mới phương pháp giảng dạy:

Môn học mà tôi đảm nhiệm không phù hợp để triển khai phương pháp mới. Sinh viên
cũng lười tương tác với giảng viên (GV3).
Đổi mới phương pháp giảng dạy là vấn đề nan giải. Một phần là vì đã quen với phương
pháp cũ, phần khác là vì không có nhiều đồng nghiệp thực sự hào hứng với việc này (PGS2).
Tôi hài lòng với phương pháp giảng dạy truyền thống. Không chỉ giảng viên trẻ, các giáo
sư cũng vẫn sử dụng phương pháp cũ và không có ý định thay đổi nó (GV12).
Điều này phù hợp với nhận định của Richard C. Lewis khi cho rằng thay đổi phương pháp
giảng dạy khó hơn thay đổi chương trình đào tạo rất nhiều, bởi nó vừa đòi hỏi tăng cường
nguồn lực để có thể tổ chức những lớp học với sĩ số nhỏ hơn, vừa đòi hỏi giảng viên phải tích


XÂY DỰNG ĐẠI HỌC ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

15

cực vận dụng những phương pháp mới. Đây là một rào cản to lớn ở các quốc gia mà phương
pháp sư phạm theo truyền thống châu Á còn đang thắng thế như Nhật Bản, Trung Quốc và
Hàn Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn đặc biệt tha thiết với việc xử lý vấn đề này và đang cố gắng
tìm ra những cách thức hữu hiệu giúp tăng tốc sự chuyển đổi như gia tăng sự hiện diện của
những giáo sư được đào tạo ở nước ngoài và tăng cường cơ hội giao lưu với sinh viên các nước
phương Tây (Tạ Ngọc Tấn, 2012a: 417).
Thực tế chỉ ra rằng con đường vươn tới chất lượng quốc tế trong đào tạo đối với đại học
Việt Nam còn rất nhiều trở ngại bởi vì ngay cả với những đại học lớn trên thế giới, việc mở
rộng và định hình những chương trình đào tạo hiệu quả cũng như áp dụng các phương pháp
truyền đạt mới cũng không phải là việc dễ làm. Nhìn nhận rõ những khó khăn và xác định cách
thức phù hợp để vượt qua là việc Việt Nam cần thực hiện trong hoạt động đào tạo tại Trường
đại học nghiên cứu của mình.
Lộ trình thực hiện
Ngoài hai điều kiện tiên quyết là nghiên cứu và đào tạo, một yếu tố khác không kém phần
quan trọng để xây dựng thành công đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam là việc thiết lập một lộ

trình khả thi cho việc hình thành trường đại học này. Năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục
tiêu xây dựng 5 trường đại học đẳng cấp quốc tế trong giai đoạn 2010 - 2020 để đến năm 2025
các trường này tối thiểu lọt vào Top 400 các trường đại học hàng đầu thế giới. Các trường đại
học trong diện quy hoạch này đã và đang được xây mới, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài,
bao gồm Đại học Việt - Đức, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học Việt - Pháp), Đại
học Việt - Nhật, Đại học Việt - Anh và Đại học Fulbright Việt Nam (Đại học Việt - Mỹ). Bên cạnh
đó, 3 trường đại học trọng điểm khác là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đang trên đường tiến tới vị trí đại học đẳng cấp
quốc tế. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đặt mục tiêu vươn lên nhóm 200 đại học hàng đầu
thế giới vào năm 2020 (Phạm Hiệp, 2012). Trên thực tế, tới thời điểm này, mới chỉ có 2 trường
đại học quốc gia của Việt Nam xuất hiện trong top 1000 trường đại học hàng đầu thế giới theo
Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2020 của tổ chức Quacquarelli Symonds (Bình An, 2019).
Với câu hỏi “Theo Thầy/Cô, cần bao nhiêu thời gian để xây dựng thành công đại học đẳng
cấp quốc tế ở Việt Nam?”, các câu trả lời nhận được đều cho thấy sự nhất quán trong việc đề
xuất một thời gian phù hợp, với các nguồn lực phù hợp và sự tham gia của các nhân tố chính trị.
Sẽ là mâu thuẫn khi đặt mục tiêu nhanh chóng có đại học đẳng cấp quốc tế trong bối cảnh
đại học Việt Nam hiện nay. Theo tôi biết, xây dựng trường đại học nghiên cứu có rất nhiều tiêu
chí, đòi hỏi đầu tư mạnh về tài chính và nhân lực trong một thời gian dài. Đây là trở ngại lớn
cho khâu thực thi ở nước ta (GS1).
Các nhà hoạch định chính sách giáo dục đã thể hiện sự chủ quan khi đặt mục tiêu đưa quá
nhiều trường đại học vào top những trường có thứ hạng cao trên thế giới trong một vài năm.
Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần thêm thời gian, nguồn lực và cả quyết tâm chính trị
của Nhà nước (PGS3).
Dựa vào vị trí trên các bảng xếp hạng, tôi cho rằng việc xây dựng đại học nghiên cứu trong
thời gian ngắn là thiếu cơ sở hiện thực. Các trường nên xem xét lại về chiến lược để có những
bước đi thích hợp hơn (GV6).


16


KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU”...

Việt Nam đang có hơn 400 trường đại học và cao đẳng phân bố trên khắp các vùng
miền. Không phải tất cả đều có khả năng trở thành hoặc cần phải trở thành đại học nghiên
cứu ở tầm quốc tế. Hơn nữa, các nguồn lực của chúng ta cả về vật chất và con người đều
có hạn. Do đó, cần lựa chọn ra một hoặc một vài gương mặt sáng giá để đầu tư kinh phí
một cách mạnh mẽ nhằm biến chúng trở thành trường đại học đẳng cấp quốc tế trong một
khoảng thời gian thích hợp, phù hợp với điều kiện mà chúng ta đang có; không thể đầu thư
dàn trải, cũng không thể nôn nóng thu hẹp, rút ngắn lộ trình. Kinh nghiệm từ nhiều quốc
gia sở hữu các đại học lớn đã cho thấy rõ điều này. Nhật Bản chỉ tập trung hỗ trợ đặc biệt
cho trường đại học Tokyo, Kyoto và Osaka; Hàn Quốc cho Đại học Quốc gia Seoul; Trung
Quốc cho Đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa trong nỗ lực thúc đẩy hai trường này đạt đến
Top 20 của thế giới. Tại Đức, kể từ 2006, Chính phủ đã có chiến lược chỉ tập trung nguồn
lực vào ba trường đại học “élite” thay vì dàn đều như trước. Tại Mỹ, Đại học Harvard và
Yale đã mất hàng thế kỷ để đạt được vị trí ngang bằng với hai trường của Anh là Oxford và
Cambridge; Đại học Stanford và Đại học Chicago (đều thành lập năm 1892) mất hơn nửa
thế kỷ để đạt được uy tín quốc tế (Tạ Ngọc Tấn 2012a: 407). Nếu kịp thời lựa chọn một
vài trọng điểm để tập trung các nguồn lực một cách có hệ thống như kinh nghiệm thành
công của các quốc gia trong khu vực và thế giới, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội sở hữu ít
nhất một trường đại học nghiên cứu đạt đẳng cấp quốc tế trong khoảng thời gian tối thiểu
là 10 đến 20 năm tới. Đây sẽ là trung tâm hội tụ tầng lớp tinh hoa mới và là hạt nhân đóng
góp mạnh mẽ cho sự phát triển của Việt Nam.
KẾT LUẬN

Bài viết đã cung cấp một bối cảnh rộng hơn để giúp hiểu được những điều kiện cần và đủ
cho việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam. Thực tế chỉ ra rằng đại học Việt
Nam còn cả một chặng đường dài chông gai trên hành trình tiến đến đẳng cấp quốc tế. Để tạo cơ
sở cho sự hình thành đại học này, trước hết cần phải bắt tay tạo dựng ngay ít nhất một trường đại
học thật tốt theo định hướng nghiên cứu (research-oriented university), biến nó trở thành trường
đại học hoa tiêu của quốc gia. Trường sẽ vừa đảm nhiệm việc đào tạo các tài năng khoa học trẻ,

vừa thực hiện các nghiên cứu khoa học gắn bó chặt chẽ với nhu cầu phát triển của đất nước theo
các hướng ưu tiên mà Việt Nam muốn thúc đẩy như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường... Cùng với thời gian, tầng lớp trí thức tinh hoa sẽ
lớn mạnh dần, đại học Việt Nam sẽ từng bước khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình
để gia nhập vào hàng ngũ các trường đại học đẳng cấp quốc tế trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bình An (2019). Hai đại học Việt Nam giữ hạng trong top 1.000 đại học hàng đầu thế giới. Truy cập
ngày 19/06/2019 từ />Boyatzis, R. E. (1998). Transforming qualitative information: Thematic analysis and code development.
Thousand Oaks, CA: Sage.
Brew, A., & Lucas, L. (2009). Introduction: Academic research and researchers. In A. Brew & L. Lucas
(Eds.), Academic research and researchers (pp. 1-12). New York, NY: Open University Press.


XÂY DỰNG ĐẠI HỌC ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

17

Ngô Bảo Châu, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuần…(Chủ biên) (2011). Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm
(1810-2010): Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam. Hà Nội: Nxb Tri thức.
Phạm Hiệp (2012). Đại học “Tinh hoa mới” - Lực đẩy cho sự phồn vinh của xã hội. Truy cập ngày
14/8/2019 từ />King, R. (Ed.). (2004). The university in the global age. Basingstoke: Palgrave Macmillan.
Phạm Thị Ly (2009). Vai trò của hợp tác quốc tế trong việc xây dựng trường đại học theo chuẩn mực quốc tế
cho Việt Nam. Truy cập ngày 18/8/2019 từ />Phạm Thị Ly (2010). Vai trò của nhà nước trong việc xây dựng một trường đại học theo chuẩn mực quốc
tế cho Việt Nam: bài học thành công và thất bại. Truy cập ngày 18/8/2019 từ />doc-tin/43/vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-viec-xay-dung-mot-truong-dai-hoc-dinh-cao-cho-viet-nambai-hoc-thanh-cong-va-that-bai
Phạm Thị Ly (2016). Kinh nghiệm xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế của Trung Quốc, Ấn Độ và
bài học cho Việt Nam. Truy cập ngày 18/8/2019 từ />Salmi, J. (2009). The Challenge of Establishing World-Class Universities., Washington D.C.: World Bank.
Nhiều tác giả (2011). Một góc nhìn của trí thức. Hà Nội: Nxb Tri thức.
Salmi, J. (2010). Nine Common Errors When Building a New World-Class University. Retrieved on August
15rd 2019 from />Tạ Ngọc Tấn (chỉ đạo biên soạn) (2012a). Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài - một số
kinh nghiệm của thế giới. Hà Nội: Nxb Chính trị - Hành chính.

Tạ Ngọc Tấn (chỉ đạo biên soạn) (2012b). Phát triển khoa học và công nghệ - một số kinh nghiệm của thế
giới. Hà Nội: Nxb Chính trị - Hành chính.
Ngô Việt Trung (2011). Xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế: thực trạng ở Việt Nam. Truy cập ngày 14/8/2019
từ />

ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM
TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Huỳnh Hồ Thu Thảo1 - Nguyễn Kim Thoa2
Tóm tắt: Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh của xã hội hiện đại, để tìm kiếm giải pháp phát triển, các
quốc gia đều thống nhất rằng: nguồn lực con người là quan trọng nhất và giáo dục là điều kiện để phát
huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam
theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”. Trong đó, đội
ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học và đào tạo nguồn nhân lực
cho tương lai. Bài viết nghiên cứu những vấn đề cơ bản về đổi mới đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm
nhằm góp phần hoàn thiện tri thức cho người học cũng như nâng cao chất lượng dạy học trong xu thế toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Từ khóa: đổi mới đào tạo giáo viên, đào tạo giáo viên, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
Abstracts: Entering the twenty-first century, in the context of modern society, in order to find solutions for
development, countries agreed that human resources are the most important and education is a condition to
promote resources. people - the basic factor for social development, rapid and sustainable economic growth.
The Resolution of the Eleventh National Party Congress affirmed “Basically and comprehensively innovating
Vietnamese education towards standardization, modernization, socialization, democratization and
international integration, in which, reforming education management mechanism, developing teachers and
education management staff is a key step. ”In particular, the teaching staff plays an important and indispensable
role in the teaching process. and training human resources for the future The article studies the basic issues of
teacher training innovation in pedagogical schools in order to contribute to improving knowledge for learners
as well as improving the quality of teaching in Current globalization trend and international integration.
Keywords: teacher training innovation, teacher training, globalization, international integration


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cùng với xu thế toàn cầu hóa đã tạo thời
cơ và thách thức cho ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, năng
động và sáng tạo. Đó là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Vì vậy,
“tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng
lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” là tư tưởng chiến lược đào tạo của giáo
dục Việt Nam [1].
1, 2

Khoa Kinh tế - Luật - Trường Đại học Tiền Giang.

18


ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

19

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã bổ sung thêm chiến lược phát triển
giáo dục đào tạo là phát triển nguồn nhân lực, khẳng định triết lý nhân sinh mới “dạy người,
dạy chữ, dạy nghề”. Với tinh thần đó, giáo dục Việt Nam cần hướng tới một nền giáo dục tiên
tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có đủ phẩm chất và năng lực sẵn sàng
hội nhập quốc tế.
Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong thời đại mới, đội ngũ giáo viên vừa là nguồn nhân
lực vừa là đội ngũ đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với sự nghiệp trồng người. Có thể nói, vị trí
người giáo viên rất quan trọng, không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn bồi dưỡng cho
người học năng lực tư duy, chủ động, sáng tạo; khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải
quyết vấn đề để bắt kịp với sự phát triển vượt bậc của xã hội hiện đại. Vì vậy, đổi mới đào tạo

giáo viên được xem là một giải pháp đột phá trong “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020”, đồng thời cũng là một nhiệm vụ cấp bách của các trường sư phạm nói
riêng và ngành giáo dục nói chung nhằm góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Những vấn đề cơ bản về đổi mới đào tạo giáo viên ở trường sư phạm trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế
2.1.1. Tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với công tác đào tạo giáo viên
Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới phát triển với những đặc trưng cơ bản: chuyển
đổi nền sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và công nghiệp 4.0, tự động hóa, dịch vụ với
đặc trưng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, sự xuất hiện nền kinh tế tri thức,
vấn đề toàn cầu hóa là xu hướng chung của thế giới ngày nay, với các đặc điểm nổi bật sau:
- Lượng thông tin khoa học tăng nhanh, tăng nhiều, khoảng 2/3 tri thức của nhân loại được
tích lũy trong thế kỷ này. Đồng thời những tri thức cũ nhanh chóng trở nên lỗi thời, lạc hậu.
Hiện tượng “lão hóa” tri thức diễn ra với tốc độ ngày càng tăng.
- Sự ra đời và phổ cập nhiều thế hệ máy tính điện tử làm cho tính chất lao động xã hội có
những thay đổi cơ bản. Sự thay đổi về chất của quá trình sản xuất dẫn đến sự thay đổi vai trò
của người lao động, ít tốn năng lượng cơ bắp và hàm lượng chất xám tăng lên rất nhiều. Trong
tương lai, lợi thế sẽ thuộc về các quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo đáp ứng theo
yêu cầu của nền sản xuất hậu công nghiệp.
- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời đại ngày nay, công cụ lao động
trực tiếp tạo ra sản phẩm lao động mà không cần người lao động. Hợp tác trí tuệ là điển hình
của thế giới ngày nay. Công nghệ thông tin khuyến khích phân tán công việc, nhưng cũng điều
phối công việc trong các mạng lưới liên hệ với nhau theo thời gian trong một quốc gia, một khu
vực và thậm chí trên toàn thế giới. Đây là thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển giao công
nghệ giữa các quốc gia trên thế giới.
- Hợp tác giao lưu quốc tế được mở rộng. Loài người đang bước vào một xã hội “dựa vào
tri thức” và học tập là quyền cơ bản của con người.
Như vậy, sự phát triển khoa học công nghệ và toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ đến ngành



20

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU”...

giáo dục, tạo ra nhiều sản phẩm và thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng vào lĩnh vực giáo
dục. Tuy nhiên, sự xuất hiện nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế đòi hỏi con người phải không
ngừng học tập để nâng cao và hoàn thiện tri thức. Đó là việc học tập phải được tiến hành suốt đời,
chủ động nắm bắt tri thức để theo kịp thời đại. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đào
tạo bồi dưỡng giáo viên và đổi mới quan niệm về vai trò của người thầy trong quá trình dạy học.

2.1.2. Yêu cầu đổi mới đào tạo giáo viên ở trường sư phạm
Dạy học là một dạng hoạt động xã hội đặc biệt, vốn gắn bó với đời sống con người. Có thể
nói, dạy học là một quá trình mà người dạy truyền thụ hệ thống tri thức; những kinh nghiệm về
cuộc sống, lao động sản xuất; các giá trị về văn hóa - đạo đức cho người học.
Hiện nay, việc đổi mới công nghệ và toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sẽ kéo theo sự chuyển
đổi cơ bản về vai trò, vị trí của người thầy trong nền giáo dục hiện đại. Giáo viên không chỉ
là người dạy học trên lớp học, người cung cấp thông tin và truyền thụ kiến thức, mà trở thành
người tổ chức, hướng dẫn quá trình học của học sinh.
Trong quá trình dạy học, giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo, góp phần quyết định chất
lượng dạy học. Hình ảnh người thầy “toàn diện” có ảnh hưởng tích cực và quan trọng tới sự
thành công của người học về các yếu tố như kiến thức chuyên môn, kiến thức sư phạm, khả năng
nghiên cứu và thực hành, đặc biệt là phẩm chất người thầy, sự đam mê, sáng tạo trong nghề.
Vì vậy, khi xã hội ngày càng hiện đại, thì công tác đào tạo giáo viên cũng cần phải đổi mới.
Những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy trong những hoàn cảnh biến đổi
nhanh, phức tạp đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên phải trang bị cho đội ngũ giáo viên trong
tương lai về tri thức, về kỹ năng, về thái độ và phẩm chất nghề nghiệp để có khả năng đáp ứng
linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới của thời đại.

2.1.3. Nội dung đổi mới đào tạo giáo viên ở trường sư phạm

Đổi mới là cải cách cái lạc hậu thay vào đó là một cái mới, cái tương thích trên cơ sở kế
thừa yếu tố tốt của cái cũ và thêm vào yếu tố mới cho phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại. Như vậy, đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần kế
thừa, củng cố, phát huy các thành tựu, đồng thời phát triển những nhân tố mới và tiếp thu có
chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới.
Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong xu thế toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế, đã có nhiều khẩu hiệu chấn hưng giáo dục hay cải cách giáo dục, cần chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học.
Muốn nâng cao hiệu quả đổi mới đào tạo giáo viên cần tăng cường đổi mới một cách đồng
bộ các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học (đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; đổi
mới phương pháp giảng dạy; đổi mới môi trường học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng công
nghệ thông tin; tăng cường mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế về đào tạo giáo viên;...) sẽ nâng
dần chất lượng giảng dạy, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho nền kinh tế tri thức
trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.


ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

21

2.2. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo giáo viên ở trường sư phạm
Hiện nay, nước ta có 02 loại mô hình cơ sở đào tạo giáo viên: một là các trường sư phạm
với chức năng chủ yếu là đào tạo giáo viên; hai là các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo
viên. Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo (BGD&ĐT), tính đến năm 2017, cả nước có 155 cơ sở đào
tạo giáo viên, gồm: 58 trường đại học, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào
tạo giáo viên, trong số đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 02
trường trung cấp sư phạm. Mặc dù vẫn còn 49 trường sư phạm nhưng trong thực tiễn gần như
tất cả 155 cơ sở đào tạo giáo viên ở nước ta còn đào tạo các ngành khác ngoài đào tạo giáo viên.


2.2.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được
- Chương trình đào tạo tại các trường sư phạm có nhiều điểm mới theo hướng phát huy
năng lực người học. Khung chương trình đào tạo: hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đào
tạo giáo viên trình độ đại học đều thực hiện chương trình đào tạo có khối lượng kiến thức từ
125 - 135 tín chỉ với thời gian trung bình là 4 năm và được cấu trúc các khối kiến thức như sau:
khối kiến thức giáo dục đại cương chiếm 15,5 - 24%; khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
chiếm 69% - 79,5%, trong đó kiến thức cơ sở ngành là 16,3 - 26%, kiến thức ngành và nghiệp
vụ sư phạm là 55,5 - 60,7%; thực tập chiếm 5 - 7% [6].
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất
lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục
và phát triển các cấp học và trình độ đào tạo [6].

2.2.2. Những khó khăn và hạn chế
- Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Năng
lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục [6].
- Một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu trách nhiệm và
tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo
trong xã hội.
- Nguồn lực vật chất và tài chính của đất nước còn hạn hẹp. Các chế độ chính sách đối với
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa
thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu
vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp.
- Chưa tuyển được người có năng lực phù hợp vào ngành sư phạm. Sinh viên sư phạm sau
khi tốt nghiệp không có việc làm, trong khi chờ đợi thì một số học ngành khác hoặc tìm việc
làm trái ngành. Vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp ra trường
đang ngày càng cấp bách.
Nhìn chung, trong nhiều năm qua, nhu cầu về đội ngũ giáo viên có lúc tăng đột biến về
quy mô nhưng cũng có lúc bão hòa, thậm chí sụt giảm. Thực trạng trên dẫn tới tình trạng sinh
viên ngành sư phạm ra trường bị thất nghiệp có chiều hướng tăng lên. Vì vậy, công tác đào tạo

giáo viên cần có sự đổi mới nhằm đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của
xã hội hiện đại với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.


22

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU”...

2.3. Định hướng đổi mới đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm
Theo GS-VS Phạm Minh Hạc “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và
nhân cách người thầy giáo là một nhân tố đảm bảo chất lượng giáo dục. Sứ mệnh ấy đặt lên
vai người thầy giáo, đòi hỏi người thầy không những phải có vốn kiến thức phong phú, sâu
rộng mà còn phải có phẩm chất đạo đức trong sáng để xứng đáng là người dẫn đường trên con
đường dạy học và giáo dục.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ thông tin hóa và số hóa của nền kinh tế 4.0, các
cơ sở đào tạo sư phạm phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức phương pháp
dạy học, phương thức đánh giá kết quả đầu ra của sinh viên, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo
hướng thực học, thực nghiệp và định hướng vào công nghệ mới. 

2.3.1. Định hướng chiến lược về đổi mới đào tạo giáo viên
Nghị quyết số 29/NQTW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định
trong nhiệm vụ giải pháp: “Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng một số
trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm; khắc phục tình trạng phân tán trong hệ
thống các cơ sở đào tạo nhà giáo”.
Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên
mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, 100%
giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt
trình độ đào tạo trên chuẩn; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao
đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao

đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ.
Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách
nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.
Khuyến khích đội ngũ nhà giáo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có chính sách
hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học. Bảo đảm bình đẳng giữa nhà
giáo trường công lập và ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ. Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia
giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở sư phạm
đào tạo giáo viên cho giáo viên mầm non và giáo dục phổ thông trên qui mô toàn quốc. Cụ
thể, ngày 08/8/2019, BGD&ĐT đã có chỉ thị 2268/CT-BGĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm
học 2019 – 2020 của ngành Giáo dục, trong đó sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế
hoạch xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo sư phạm giai đoạn
2021 – 2030, tầm nhìn 2045; tổ chức thực hiện Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ
sở giáo dục đại học công lập và Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm. Đồng thời, “rà
soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên đảm bảo quy định về định mức số lượng, chuẩn giáo viên đối
với các cấp học; không để xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, bảo đảm nguyên tắc


ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

23

“ở đâu có học sinh ở đó phải có giáo viên”. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo giáo
viên đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên cho từng địa phương trong
cả nước.

2.3.2. Định hướng cụ thể về đổi mới đào tạo giáo viên ở trường sư phạm
Xu hướng toàn cầu hóa và công nghiệp 4.0 đã và đang thúc đẩy giáo dục đại học của mỗi

quốc gia đổi mới không ngừng, đặc biệt là hội nhập quốc tế để cập nhật nhanh chóng những
xu thế mới, tri thức, công nghệ mới. Vì vậy, đào tạo giáo viên phải chuyển cách dạy từ tiếp cận
chủ yếu là nội dung kiến thức sang cách tiếp cận phát triển năng lực người học. Vị trí của giáo
viên đã thay đổi và đang tiếp tục thay đổi từ người dạy sang người thiết kế cố vấn, huấn luyện
và tạo ra môi trường học tập. Vai trò của người dạy và người học trong hoạt động dạy và học
tích cực được thể hiện ở sơ đồ sau:
Người dạy

Người học

Định hướng/ Hướng dẫn

Nghiên cứu, tìm tòi

Tổ chức

Thực hiện

Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra

Tự kiểm tra, tự điều chỉnh

Với ý nghĩa đó, đổi mới đào tạo giáo viên ở trường sư phạm phải gắn với thực tiễn dạy - học,
gồm có: Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đặc biệt chú ý vấn đề dạy học môn tích
hợp; Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy – học tiên tiến; Tăng cường hội nhập quốc tế, hợp tác
với các cơ sở đào tạo sư phạm hàng đầu trên thế giới và trong khu vực; Tôn vinh nghề dạy học
đi đôi với đề cao đổi mới vai trò người thầy; Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận
lợi thu hút và sử dụng mạnh mẽ các nguồn đầu tư nước ngoài có sẵn cho đào tạo giáo viên.
Chúng tôi đề xuất một số định hướng cụ thể sau đây:


2.3.2.1. Cải tiến và phát triển chương trình đào tạo giáo viên phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại
Quyết định số 69/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Đề án nâng
cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025 xác định: “Đổi mới và hoàn thiện hệ
thống đào tạo giáo viên, các tiêu chuẩn giảng viên đại học theo chức danh và trình độ. Đổi
mới chương trình đào tạo giáo viên, ưu tiên đầu tư cho một số trường đại học sư phạm trọng
điểm”.
PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền – Trưởng nhóm Nghiên cứu dự báo nhu cầu đào tạo
giáo viên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã nhận định: “Nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo hướng dần đến chuẩn đào tạo giáo viên chung của khu vực và thế giới, đồng
thời đáp ứng nhu cầu của xã hội, các cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên nên xây dựng


24

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU”...

chương trình đào tạo giáo viên linh hoạt, liên thông về nội dung kiến thức nền nhưng vẫn
đảm bảo cung cấp kiến thức chuyên biệt đáp ứng yêu cầu đặc trưng của từng cấp học, bậc
học”. Cập nhật chuẩn đầu ra, tăng cường kiến thức liên ngành, giảm tính hàn lâm để gắn
bó tốt hơn với thực tiễn, tăng thời lượng cho rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và đổi mới cách
thức kiểm tra, đánh giá.
Việc phát triển chương trình đào tạo giáo viên THPT ở các trường đại học đào tạo sư phạm
theo định hướng phát triển năng lực người học là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam trong giai
đoạn mới. Theo đó, chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm cần được cải tiến và
đổi mới theo định hướng sau:
Thứ nhất, chương trình cần cân đối tỷ lệ khối kiến thức giáo dục đại cương với giáo dục
chuyên nghiệp. Trong đó, cần tăng cường khối kiến thức chung, tích hợp liên ngành để sinh
viên tốt nghiệp có thể đảm nhận dạy học tích hợp trong chương trình phổ thông.
Thứ hai, chương trình cần có sự phân phối cân đối giữa khối kiến thức cơ bản với khối

kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, thời lượng dành cho khối kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ đề xuất chiếm khoảng 30 - 35% trong tổng khối lượng chương trình đào tạo, trong
đó phần thực tập, thực tế chuyên môn chiếm khoảng 35 - 40% tổng khối lượng kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ. Điều này giúp sinh viên tốt nghiệp có được những kiến thức và kinh
nghiệm thực tế về chuyên môn, nghiệp vụ, có thể đảm nhận tốt công việc giảng dạy tại trường
phổ thông.
Thứ ba, chương trình cần chú trọng tích hợp giảng dạy kiến thức với kỹ năng mềm và kỹ
năng nghề nghiệp; tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm, rèn luyện kỹ
năng thực hành, thí nghiệm, gắn lý thuyết với thực tiễn; phát huy tính chủ động, sáng tạo để
sinh viên có khả năng thiết kế các hoạt động trải nghiệm và hướng dẫn học sinh trong nghiên
cứu khoa học ở trường phổ thông.
Việc biên soạn chương trình đào tạo phải dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định, đảm bảo cơ cấu và tỷ lệ số tiết giữa khối kiến thức giáo dục đại cương,
cơ sở và chuyên nghiệp; giữa lý thuyết và thực hành, thực tập; từ đó xây dựng các học phần
tự chọn, tùy theo mỗi ngành có thể vận dụng sáng tạo, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà
trường. Đặc biệt, xây dựng bộ chuẩn đầu ra cho ngành sư phạm là điều vô cùng cần thiết, đây
sẽ là cơ sở cho việc thiết kế chương trình đào tạo giáo viên đảm bảo tính toàn diện và hệ thống.

2.3.2.2. Thay đổi hình thức tổ chức giờ lên lớp nhằm phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo trong quá trình đào tạo
giáo viên
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, để thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra kế
hoạch hành động, chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật
dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường các hoạt động xã hội,
nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức vào thực tế.


ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

25


Nhà giáo dục học nổi tiếng người Nhật Bản - T. Makiguchi đã chỉ ra rằng: “Nhà giáo,
trước hết không phải là người cung cấp thông tin, mà là người hướng dẫn đắc lực cho học sinh
tự mình học tập. Họ nên nhường việc cung cấp tri thức cho sách vở, tài liệu và cuộc sống để
thay vào đó đóng vai trò là “cố vấn”, “trọng tài” khoa học cho những hoạt động học tập tích
cực của bản thân người học”; giúp người học tự tìm tòi, nghiên cứu làm chủ tri thức khoa học
với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt mục tiêu và nhiệm vụ dạy học, góp phần đào
tạo đội ngũ cán bộ khoa học, nguồn nhân lực tương lai cho đất nước.
Để nhận thức trở thành hành động, trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải khơi dậy
niềm đam mê tìm tòi, khám phá tri thức từ sinh viên, giúp sinh viên tăng cường rèn luyện,
tự học và tích cực học tập. Vì vậy, nghệ thuật sư phạm của người thầy giáo không phải chỉ
“mang tri thức đến cho học sinh” mà quan trọng hơn là phải “dạy họ cách tìm ra chân lý”
(A. Đixtecvec, 1790 - 1866); phải tăng cường tổ chức hoạt động tự học, tự nghiên cứu, “biến
quá trình dạy học thành quá trình tự học”, thích ứng với nghề nghiệp trong tương lai.
Giờ lên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà là hướng dẫn người học hoạt động
để biến kho tàng tri thức của nhân loại thành kho tàng tri thức của mình. Người thầy không phải sao
chép tất cả nội dung bài giảng như một quyển giáo trình để người học tiếp thu một cách thụ động;
mà cần thiết kế giáo án mở, trong đó đặt ra câu hỏi, chuẩn bị tình huống giúp người học tự tìm tòi,
khám phá, chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập trên lớp. Thay cho học thiên về lý thuyết,
người học cần được trải nghiệm, học qua làm, kiến thức sẽ khắc sâu và bền vững. Bởi vì, “những gì
ta nghe, ta sẽ quên; những gì ta nhìn, ta sẽ nhớ; những gì ta làm, ta sẽ học được”.
Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau đây để hướng dẫn
người học rèn luyện tư duy và hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong và ngoài giờ lên lớp:
+ Nêu và giải quyết vấn đề: Tạo tình huống có liên quan đến nội dung bài giảng yêu cầu
người học suy nghĩ, thảo luận, đưa ra cách giải quyết vấn đề. Phương pháp này giúp người học
có thói quen động não và tích cực nhận thức, “học để biết, học để làm”.
+ Seminar: Để đạt kết quả tốt trong buổi seminar, đòi hỏi người học phải làm việc thật
tích cực ở nhà để tìm hiểu, phân tích và rút ra kết luận về nội dung cần thảo luận, tranh luận
trước khi đến lớp. Phương pháp này giúp người học phát huy tính tự học, tự nghiên cứu và rèn
luyện khả năng tranh luận khoa học, tư duy logic để tự tin thuyết trình trước tập thể, “học để

tự khẳng định mình”.
+ Thảo luận, hợp tác nhóm: Người học tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề mà giáo viên đặt
ra; các cá nhân trong nhóm cùng đưa ý kiến và thống nhất một nội dung để trình diễn trước lớp.
Phương pháp này giúp người học rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, học hỏi,
hợp tác trong tập thể theo hướng “học để cùng chung sống”.
+ Tự nghiên cứu giáo trình: Yêu cầu người học đọc và phân tích nội dung để viết thu
hoạch, tóm tắt, lập sơ đồ biểu bảng..., tự vận động ở nhà trước khi lên lớp với sự hướng dẫn
của giáo viên.
Có thể nói, quá trình đào tạo giáo viên là chuỗi hoạt động rất đặc biệt. Giáo viên là
người được đào tạo, được tiếp cận những tri thức, phương pháp giảng dạy hiện đại và đến


×