Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Các hình thức gian lận trong hoạt động xuất nhập khẩu tại việt nam hiện nay và giải pháp kiểm soát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.89 KB, 41 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục đích và tầm quan trọng của đề tài

Một đặc điểm của nền kinh tế thị trường là trong quá trình tham gia vào các
mối quan hệ kinh tế thông qua việc mua bán trao đổi hàng hóa và các giá trị sử
dụng trên thị trường các bên đều nhằm đến một mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận
thu được. Chính quá trình theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và dành quyền
thống trị trên thị trường đã dẫn đến những khía cạnh tiêu cực trong mối quan hệ
này, đó chính là ý thức chiếm đoạt thêm các giá trị để nhằm nâng cao lợi nhuận
thu về thông qua các hành vi gian lận của các bên khi tham gia vào giao dịch
thương mại.
Nước ta có biên giới đường bộ và đường biển khá dài (với trên 4.600 km
đường bộ và trên 3.400 km đường biển). Biên giới đường bộ núi liền núi, sông
liền sông, có nhiều cửa khẩu quốc tế, quốc gia, chưa kể đường mòn, lối mở, nhất
là biên giới phía Tây Nam, vào mùa nước nổi đồng nước mênh mông, rất thuận
tiện cho việc qua lại. Nước ta lại sát với Trung Quốc, quốc gia có nền sản xuất
hàng hóa khá phát triển, được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, lại gần
khu vực ngã ba biên giới Lào - Thái Lan - My-an-ma (được gọi là “tam giác
vàng”)... Hơn thế nữa nước ta được mệnh danh là một trong những cửa ngõ kinh
tế để có thể tiến vào các thị trường Đông Nam Á và là một trong những nền kinh
tế đang phát triển với tốc độ cao trên thế giới cùng với nhu cầu về các sản phẩm
chất lượng cao để phục vụ đời sống nhân dân là rất lớn đòi hòi phải nhập khẩu
hàng hóa từ rất nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt nước ta cũng là một trong những
nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản, các sản phẩm thô, các hàng thủ công...
lớn trên thế giới.Với những lý do trên hoạt động XNK là một trong những yếu tố
đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế nước ta. Song song với XNK ngày càng
phát triển về chất và lượng thì các hoạt động gian lận thương mại cũng ngày càng
tinh vi hơn về cả hình thức và số lượng gây ra nhiều tác hại to lớn về cả kinh tế –
văn hóa xã hội và chính trịnh. Chính vì vậy để có thể giúp cho hoạt động XNK


diễn ra thuận lợi tạo động lực phát triển cho nền kinh tế và bảo vệ người tiêu
dùng thì việc chỉ ra các hình thức gian lận thương mại trong hoạt động XNK
cùng các biện pháp giải quyết là một vấn đề cấp thiết và mang tính ứng dụng cao
vào cuộc sống.


2

Trên thực tế hoạt động XNK tại nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện
nhiều hình thức gian lận và có sự phát triển phức tạp cả về lượng và chất như :
Khai báo không đúng về số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, khai báo không
đúng trị giá tính thuế, khai báo không đúng trọng lương hay khối lượng của hàng
hóa, khai báo sai nguồn gốc xuất sứ của hàng hóa để hưởng ưu đãi về thuế quan,
lợi dụng chế độ quá cảnh … Từ thực trạng trên cho thấy việc đưa ra các khái
niệm và bản chất của các thuật ngữ như gian lận thương mại, gian lận thương mại
trong hoạt động xuất nhập khẩu, gian lận thương mại trong hải quan và các hình
thức gian lận thương mại để hiểu một cách chính xác nhất và cụ thể nhất về các
đối tượng này từ đó góp phần vào việc phân loại các hình thức gian lận thương
mại trong hoạt động XNKcó các biện pháp phòng chống giải quyết phù hợp với
từng hình thức là rất cần thiết. Bên cạnh đó đây cúng là một mảng kiến thức có
liên quan mật thiết đến chuyên ngành Thương mại quốc tế cũng như công việc
mong muốn cảu tôi sau này. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài : “CÁC HÌNH
THỨC GIAN LẬN TRONG HOẠT ĐỘNG XNK TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn Văn Hồng
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
đến từ Tổng cục hải quan, Viện nghiên cứu hải quan, Bộ công thương, Sở công
thương Hà Nội và Thư viện trường Đại học Ngoại thương để tôi các thể hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.

2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là trên cơ sở chủ yếu là đánh giá
thực trạng gian lận thương mại trong hoạt động XNK tại nước ta hiện nay để đưa
ra sự thống kê một cách tương đói chính xác và đầy đủ nhất về số lương các hình
thức gian lận thương mại trong hoạt động XNK đang tồn tại tại Việt Nam và qua
đó đưa ra các dề xuất để kiểm soát các hình thức gian lận này.
Để đạt được các mục đích chính ở trên, luận văn cần có những nhiệm vụ
sau:


3

- Thứ nhất: xây dựng và hệ thống hóa một cách thống nhất và chuẩn mực
nhất về các khái niệm của các thuật ngữ liên quan theo quan điểm của thế giới và
quan điểm Việt Nam cùng các cơ sở lý luận cần thiết. Xây dựng các tiêu chí đánh
giá để phân loại và nhận diện các hình thức gian lận thương mại trong hoạt động
XNK theo các tiêu chí như khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân và khu vực hay
xảy ra hình thức gian lận đó.
- Thứ hai: Làm rõ thực trạng gian lận thương mại trong hoạt động XNK ở
VN hiện nay bằng cách thống kê chính xác từng hình thức gian lận cũng như số
vụ gian lận của hình thức đó theo số liệu thực tế thu thập được
- Thứ 3: Tìm ra các biện pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm kiểm soát
các hình thức gian lận.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiện cứu của luận văn này là các hình thức gian lận thương
mại trong hoạt động XNK tại Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Bao gồm các hình thức gian lận
trong hoạt động XNK tại Việt Nam hiện nay theo sự thống kê của Tổng cục Hải

quan Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: từ đầu năm 2007 tới đầu năm 2013
(Quý I năm 2013): từ ngày 7/11 năm 2006 VN chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế WTO cùng với các cam kết mở cửa để
hội nhập và lộ trình cắt giảm thuế quan tạo điều kiện cho thương mại tự do phát
triển trên toàn thế giơi. Việt Nam đã cố gắng xây dựng các chính sách thương
mại theo hướng minh bạch và tự do hóa. Chính vì vậy việc nghiên cứu các hình
thức gian lận thương mại còn tồn đọng trong hoạt động XNK tại Việt Nam trong
khoảng thời gian này là rất cần thiết và phù hợp để vừa chỉ ra các tác động của
chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại và cũng là để giúp VN tiếp tục thực
hiện tốt hơn các lộ trình đã cam kết về thương mại với WTO trong tương lai để
đảm bảo một nền kinh tế nói chung và XNK nói riêng phát triển bền vững.
-

Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian : Trên cả nước.
3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu mang tính truyền thống


4

như tổng hợp, phân tích, so sánh kế hợp với một số phương pháp khác như kế
thừa các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, tham vấn chuyên gia và thu
thập sử dụng các số liệu định lượng thực tế.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm ba
-

phần chính được chia làm 3 chương như sau:

Chương I: “Tổng quan về gian lận thương mại”
Chương II: “Thực trạng các hình thức gian lận thương mại trong hoạt động xuất

-

nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay”
Chương III: “Các biện pháp kiểm soát gian lận thương mại trong hoat động xuất
nhập khẩu tại Việt Nam trong thời gian tới”


5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1.
Khái niệm về gian lận thương mại
1.1.1. Quan điểm quốc tế về gian lận thương mại

Theo định nghĩa của Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (mà ngày nay là Tổ
chức Hải quan thế giới World Customs Organization – WCO) đã đưa ra trong
phiện họp ngày 9/6/1977 tại Nairobi (CH Kenya) trong công ước quốc tế về giúp
đỡ hành chính lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và chấn áp các vi phạm Hải
quan được các nước thành viên thong qua và kí kết để trở thành Công ước
NAIROBI thì: “Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm
pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lần tránh một phần hoặc toàn bộ việc
nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp
Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi pham pháp luật
này “
Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, gian lận
thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển tinh vi và đa

dạng hơn. Chính vì vậy, tại hội nghi quốc tế về chống gian lận thương mại trong
hoạt động Hải quan do WCO triệu tập tại Brussels của Bỉ diễn ra từ ngày
9/10/1995 đến ngày 13/10/1995 đã thống nhất đưa ra khái niệm mới về gian lận
thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu như sau: “Gian lận thương mại trong
lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm các điểu khoản pháp quy hoặc pháp luật
Hải quan nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí và các
khoản thu khác đối với việc di chuyển hang hóa thương mại hoặc nhận và có ý
định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối
tượng đó hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây
hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính “
Qua hai định nghĩa trên đây về gian lận thương mại trong hoạt động xuất
nhập khẩu hay chính là trong lĩnh vực Hải quan theo quan điểm quốc tế thì chúng
ta thấy rằng: Định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan mà Hội
nghị Quốc tế lần thứ năm đưa ra so với định nghĩa trong Công ước NAIROBI thì
rõ ràng có tính cụ thể hơn, chính xác hơn và tính khái quát cao hơn thể hớn ở cả
tính chất vi phạm vè mục đích của hành vi gian lận thương mại.


6
1.1.2. Quan điểm của Việt Nam về gian lận thương mại:

Ở Việt Nam ta hiện nay, khái niệm về gian lận thương mại cũng như khái
niệm về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan chưa được nghiên
cứu vè xem xét một cách sâu sắc. Từ trước đến nay chưa có một văn bản
nào kể cả văn bản luật pháp hay văn bản hành chính hay một công trình
nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ quốc gia nào đề cập đến khái niệm này.
Xuyên suốt các bộ luật như Luật Thương mại viêt nam năm 2005, Luật
Hải quan Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 cũng như
Luật Hải quan sửa đổi một số diều được ban hành và thông qua ngày
14/6/2005 và Bộ Luật hình sự 2000, chúng ta đều không thấy nhăc đến

một định nghĩa cụ thể và chính xác thể nào là gian lận thương mại và gian
lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan. Một số năm trở lại đây, thuật ngữ
gian lận thương mại được sử dụng tại một số cơ quan Quản lý Nhà nước
như Tổng cục Hải quan, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, nhưng việc sử
dụng mới chỉ dừng lại ở mức cảm nhận chủ quan chứ chưa có một cơ sở
lý luận khoa học và cơ sở pháp lý, vì chưa ai đưa ra khái niệm về gian lận
thương mại cũng như chưa có một ai nghiên cứu tổng hợp và phân tích để
giới thiệu thế nào là gian lận thương mại. Hiện nay, Luật pháp nước ta mới
chỉ đưa ra những khái niệm về buôn lậu để phân biệt giữa buôn lâuh và
gian lận thương mại.
Căn cứ vào điều 153 Bộ luật hình sự có thể, rút ra khái niệm buôn lậu
"Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử
văn hóa". Hay theo quỵ định tại Điều 1 mục II Thông tư liên tịch số
07/1997/TTLT–BTM-BNV-BTC-TCHQ của Bộ Thương mại (nay là Bộ
Công thương) –Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính – Tổng cục Hải quan ngày
21/10/1997 hướng dẫn thực hiện việc chống buôn lậu theo Nghị quyết
85/CP của Chính phủ: Buôn lậu là hình thức mua bán hàng hóa trái với
-

phấp luật hiện hành, trong đó hàng nhập lậu bao gồm:
Hàng cấm nhập khẩu theo quy định hiện hành;
Hàng nhập khẩu không qua cửa khẩu quy định, không khai báo Hải quan;
Hàng nhập khẩu bày bán tại các cửa hang, ở trong kho, vận chuyển trên
đường không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp
pháp hoặc sử dụng chứng từ hóa đơn không hợp lệ theo quy định của Bộ
Tài chính;


7

-

Những loại hàng nhập khẩu Nhà nước quy định phải dán tem hang nhập
khẩu mà không dán tem.
Theo Bộ Luật hình sự 2000 quy định tại điều 153 và điều 154, buôn lậu và
vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, là hành vi vi phạm
pháp luật hình sự và bị coi là phạm tội. Hai tội danh này tương ứng với hai
khung hình phạt khác nhau. Tội buôn lậu (Điều 153) hình phạt thấp nhất
là phạt tiền 10 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng, cao nhất là tử hình. Tội
vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154) hình phạt
thấp nhất là phạt tiền từ 5 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc
vào tù 3 tháng, hình phạt cao nhất là phạt tù 10 năm.
Trong Bộ luật hình sự 2000, hành vi gian lận thương mại không được đề
cập đến, như vậy có thể nói gian lận thương mại có sự tách biệt với tội
danh buôn lậu. Xét về góc độ áp dụng luật pháp có thể khởi tố hình sự tất
cả các chủ thể có hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội "vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" (Điều 154 Bộ luật hình sự). Điều này
cho phép xác định ranh giới giữa buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép
qua biên giới với hành vi gian lận thương mại.

Sự khác nhau cơ bản giữa gian lận thương mại và buôn lậu là buôn lậu trước hết
là:
-

Hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và

-

nghiêm trọng hơn. Nó là trường hợp đặc biệt của gian lận thương mại.
Về bản chất của những kẻ buôn lậu là mạo hiểm, sử dụng "cơ bắp" và các


-

phương tiện cần thiết để đưa hàng qua biên giới.
Bản chất của gian lận thương mại là "cơ mưu, trí não" lợi dụng sự sơ hở,
không rõ ràng, không chính xác khoa học và đầy đủ của luật pháp, chính
sách của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa
gạt qua cửa khẩu một cách công khai nhằm thu lợi bất chính. Phạm vi của

-

khái niệm gian lận thương mại rộng hơn khái niệm buôn lậu.
Nếu xép ở mức độ nguy hiểm đối với nền kinh tế thì hành vi buôn lậu

-

mang ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều.
Nếu xét ở khía cạnh xử lý thì xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải
quan khó khăn hơn và khung hình phạt nhẹ hơn.


8
-

Nếu xét ở góc độ nhận biết thì buôn lậu dễ nhận thấy hơn còn gian lận
thương mại thông thường núp dưới những vỏ bọc hợp pháp.
Như vậy theo quan điểm của Việt Nam hiện nay thì gian lận là hành vi vi
phạm pháp luật nhưng không đồng nhất với gian lận thương mại, gian lận
thương mại không phải là một tội danh trong Bộ luật hình sự. Hai khái
niệm này đôi khi giao thoa với nhau song chúng ta có thể thấy rằng gian

lận thương mại mang tầm khái quát và bao hàm nhiều yếu tố hơn ngoài
buôn lậu như: Buôn bán hang giả hang nhái hang ăn căp mẫu mã, khai báo
sai nguồn gốc, khai báo sai số lượng,…Từ tất cả các ý trên chúng ta có thể
rút ra 2 kết luận để có thể bước đầu nhìn nhận về khái niệm gian lận
thương mại và gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan như sau:

-

Gian lận thương mại là các hành vi thực hiện trái với pháp luật hiện hành
nhằm trục lợi trong hoạt động thương mại, bao gồm cả buôn lậu, buôn bán

-

hang giả hang nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,…
Gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu hay trong lĩnh vực
Hải quan là hành vi gian lận hang hóa xuất nhập khảu, trong đó chủ hang
đã lợi dụng các sơ hở của Luật pháp, chính sách và quản lý của các cơ
quan có lien quan đến hoạt động xuất nhập khẩu để tránh việc kiểm soát
của cơ quan Hải quan nhằm trốn tránh một nghĩa vụ nào đó với Nhà nước
và thu lợi bất chính cho mình.

1.2.

Cơ sở hình thành gian lận thương mại
Gian lận thương mại là một hiện tượng mang tính lịch sử, chỉ từ khi có
hang hóa xuất hiện và được mang ra trao đổi trên thị trường cùng vơi sự
tham gia của người mua người bán mà ở lĩnh vực Hải quan là người nhập
khẩu và người xuất khẩu, để trao đổi phần giá trị được kết tinh trong hang
háo thì gian lận thương mại cũng mới xuất hiện. Ngày nay sản xuất hàng
hóa và lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, thị trường ngày càng

được mở rộng và tiến tới là một thị trường tự do trên toàn thế giới, các sản
phẩm đưa ra trao đổi trên thi trường cũng đa dạng phong phú về mẫu mã
chủng loại và tiêu chuẩn cũng ngày cao hơn thì gian lận thương mại nói
chung và gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan nói riêng cũng ngày
càng phưc stapj và tinh vi hơn về cả lượng và chất. Ngày nay, mặc dù con
người khó có thể tiến hành xã hội hóa toàn cầu nhưng toàn cầu hóa về


9

kinh tế lại là một quá trình tất yếu khách quan đẫn đến gian lận thương
mại mang tính toàn cầu trên cơ sở sự khác biệt giữa các quốc gia.
Hiện nay chũng ta đang tiến đến nề kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường nhưng có sự tham gia điều tiết của Nhà nước.
Việc chấp nhận cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận
cạnh tranh – động lực của sự phát triển mà nguyên nhân và động cơ đều là
lợi nhuận. Trong cạnh tranh chăc chăn sẽ xuất hiện các hành vi gian lận
thương mại để thông qua đó thu được rất nhiều lợi nhuận không chính
đáng và nâng cao khả năng cạnh tranh bất chính. Gian lận thương mại
được hình thành với mác mục đích lợi nhuận, cạnh tranh và do một số các
nguyên nhân tác động như:
-

Sự lưu thông hàng hóa trên thị trường góp phần cân bằng quan hệ cung
cầu xong cũng gây ra sự chênh lêch về giá cả giữa các khu vực địa lý khác
nhau, do đó các gian thương luôn muốn nhập nguyên nhiên vật liệu đầu
vào tại nới nào giá thành thấp nhất và đưa sản phẩm đễn tiêu thụ tại nơi có
giá thành cao nhất để thu về siêu lợi nhuận, từ đó hình thành các hành vi

-


gian lận về nguồn gốc xuất sứ và giá bán sản phẩm.
Sự xuất hiện hàng rào thuế quan cũng như các chi phí trong các thủ tục
Hải quan sẽ làm cho chi phí mà người kinh doanh phải chịu ban đầu tăng
cao, cùng với tâm lý mua rẻ bán đắt và muốn quay vòng vốn nhanh đã dẫn

-

đến các hành vi trốn tránh các thủ tục Hải quan và thủ tiêu việc nộp thuế.
Nhu cầu sử dụng hàng hóa ở các khu vực đại lý khác nhay là khác nhau và
theo quy luật cạnh tranh trong lưu thông thì hàng hóa có chất lượng cao,
giá thành phải chăng ở khu vực này sẽ có xu hương chuyển sang khu vực
khác nới mà hàng hóa kém chất lượng hơn nhưng lại đắt hơn. Nhưng với
lý do bảo vể nền sản xuất nội địa mà Nhà nước đặt ra các hàng rào thuế
qun vè phi thuế quan. Trong diều kiện đó các gian thương tìm mọi thử
đoạn để tang trữ buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới,
cũng như tận dụng các khe hở trong chính sách thuế quan và quản lý để

-

kiếm lời bất chính.
Một số mặt hàng vì lý do an ninh quốc phòng hay chính trị, văn hóa, xã
hội được Nhà nước cấm buôn bán song đây là những mặt hàng hiếm đi
cùng là nhu cầu cũng cao và giá thành thường rất đắt đỏ nên các gian
thương vẫn mạo hiểm để thực hiện các hành vi gian lận thương mại để


10

kiếm lợi nhuận trên thị trường. Bên cạnh đó với âm mưu phản động phá

hoại chính trị thì việc thực hiện các hành vi gian lận thương mại để cung
-

ứng hàng cấm trên thị trường vân xảy ra.
Ý thức trách nhiệm trong công tác tổ chức, chỉ đạo chống gian lận thương
mại ở một vài địa phương, ban, ngành chưa đầy đủ, thiếu kiên quyết; công
tác nắm bắt thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo khả năng diễn biến thị
trường để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chưa được quan tâm đúng
mức; về cơ chế chính sách còn sơ hở, quản lý doanh nghiệp, quản lý hoá
đơn chứng từ có lúc còn buông lỏng để những kẻ gian lợi dụng, hợp thức
hoá hàng gian lận thương mại; công tác phối kết hợp giữa các lực lượng
chức năng đôi lúc còn chưa kịp thời, nhất là khi có vụ việc xảy ra ngoài
giờ hành chính; việc tuyên truyền giáo dục pháp luật liên quan đến hoạt
động gian lận thương mại đến các chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng
chưa được triển khai thường xuyên... Đây cũng là những nguyên nhân cơ
bản dẫn đến các hành vi gian lận thương mại vẫn được diến ra.
Có thể thấy rằng gian lận thương mại được hình thành trên nhiều nguyên
nhân khác nhau, các cơ sở hình thành trong từng loại hành vi gian lận và
trong từng trường hợp cụ thể là khác nhau song nhìn chung đều xuất phát
từ mục tiêu theo đuổi lợi nhuận tôi đa, đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu
của các doanh nghiệp, thương nhân và cố tìm mọi cách kể cả bất hợp pháp
để đạt được mục tiêu đó.

1.3.

Tác động của gian lận thương mại – sự cần thiết chống gian lận
thương mại
Bản chất của gian lận thương mại là các hành vi gian dối trong hoạt động
mua bán hàng hóa để qua đó chiếm đoạt các lợi ích kinh tế một cách bất
hợp pháp. Do đó gian lận thương mại đã có nhiều tác động tiêu cực đến

mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội

1.3.1.

Đối với ngân sách nhà nước
Ở Việt Nam, số thu từ thuế xuất nhập khẩu còn chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng thu ngân sách nhà nước. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài
chính từ năm 2006 đến 2012 và theo Nghị quyết về Dự toán ngân sách
Nhà nước năm 2013 số 32/2012/QH13 được Quốc hội thông qua vào ngày
10/11/2012 thì tỷ trọng của Tổng thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất
nhập khẩu (bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thu đặ biệt


11

hàng nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu thu cân đối
ngân sách) trong Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước như sau:
Tỷ trọng của tổng thu cân đối Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu
trong tổng thu cân đôi ngân sách Nhà nước

NĂM

TỔNG THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
(Tỷ đồng)

TỔNG THU TỪ
HOẠT ĐỘNG XNK
(Tỷ đồng)


TỶ TRỌNG
( Phần trăm-%)

2006

237.900

40.000

16,81

2007

281.900

55.400

19.65

2008

323.000

64.500

19,97

2009

389.900


88.200

22,62

2010

461.500

95.500

20.69

2011

595.000

138.700

23,31

2012

740.500

153.900

20,78

2013


816.000

237.500

29,11

(Nguồn số liệu từ website của Bộ Tài chính và nghị quyết số 32/2012/QH13 và được tính toán bởi tác giả)

Từ số liệu trên cho thấy số thu từ thuế xuất nhập khẩu chiếm một tỷ trong
khá lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước: trung bình qua các năm là
chiếm 21,62%, năm sau có xu hướng cao hơn năm trước và trong năm
2013 sẽ dự kiến là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Qua đó thây rằng các hành vi
gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu tác động trực tiếp và
không nhỏ đến ngân sách Nhà nước. Nhất là với hành vi gian lận thương
mại trong hoạt động xuất nhập khẩu qua giá, khi đó doanh nghiệp không
chỉ trốn được thuế nhập khẩu do thuế VAT được tính trên cơ sở giá thnahf
đã đánh thuế nhập khẩu, nên khi nộp thuế VAT doanh nghiệp nhập khẩu
vẫn tiếp tục gian lận thuế lần thứ hai. Điều đó có nghĩa là khoản thuế VAT
(5%) của số thuế nhập khẩu trốn được cũng không phải nộp. Bên cạnh đó
hàng năm Ngân sách Nhà nước còn phải tiêu tốn khá nhiều cho các công
tác, phong trào, hoạt động phòng chống gian lận thương mại.


12
1.3.2.

Đối với thị trường trong và ngoài nước
Đối với thị trường trong nước:
Gian lận thương mại gây biến động thị trường tiêu dung và sản xuất kinh

doanh trong nước và các hoạt động của đời sống xã hội gây tâm lý bất an
cho người tiêu dung và ảnh hưởng đến công tac bình ổn thi trường của
Chính phủ.
Hành vi gian lận thương mại có thể giúp các doanh nghiệp nhập khẩu
hàng hóa vào Việt Nam với gia thấp hơn thị trương trong nước, sản phẩm
trong nước gặp phải sự cạnh tranh không bình đẳng, dẫn đến việc kìm
hãm nền sản xuất kinh doanh trong nước. Điển hình là ngành sản xuất
thép của Việt Nam đã từng phải lao đâo khi nhiều doanh nghiệp cùng gian
lận trong việc nhập khẩu thép tấm lá cán nguội (CRC) từ Philippines trong
tám tháng đầu năm 2006. Thép cán nguội của nhà máy Global Steel
Philippines được nhập khẩu về Việt Nam thông qua công ty Stemcor có
văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh: Phía Stemcor chào bán loại thép
tấm là cán nguội với độ dày 0,25–0,5 mm với giá 610USD/tấn trong khi
đó tại thị trường Philippines thì giá thép cán nguội lại ở mức 680USD/tấn.
Trong khi đó tại Việt Nam chỉ có duy nhất Công ty thép tấm lá Phú Mỹ là
có thể sản xuất được CRC cho nên vụ gian lận thương mại này đã làm cho
ngành sản xuất và kinh doanh CRC trong nước bị đe dọa nghiêm trọng.
Hay thị trường đồ điện tử và đồ điện tử gia dụng trong nước đã bị một
phen điêu đứng khi Công ty Sony Viêt Nam phát hiệ ra một vụ gian lận
thương mại trong nhập khẩu hàng điện từ từ Thái Lan với quy mô lớn vào
đầu năm 2006. Được biết, nhiều mặt hàng điện tử bao gồm các chủng loại
khác nhau như tivi, đầu DVD, máy nghe nhạc được nhập vào nước ta có
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D (C/O Form D), với sự khẳng
định hàng đạt 100% giá trị xuất xứ Thái Lan. Đây là hiện tượng không
bình thường. Bằng cách gửi công văn đến Công ty Sony Technology
Thailand để kiểm chứng, điều nghi vấn của các chuyên gia Sony VN đã
được xác nhận: "Sản phẩm của Sony sản xuất tại Thái Lan không đạt được
mức 100%nội địa hóa. Nếu có C/O Form D chứng nhận điều này thì đó là
C/O Form D giả". Như vậy, thay vì phải chịu mức thuế nhập khẩu thông
thường là 50%, các chủ hàng sử dụng C/O Form D đã được hưởng mức

thuế ưu đãi của AFTA (là 20% cho năm 2005 và 5% cho năm 2006). Bởi


13

vì, trong khuôn khổ ASEAN-AFTA, thuế suất hàng nhập khẩu sẽ được áp
theo biểu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Hiện nay CEPT
được duy trì ở mức 0- 5%. Các hàng hóa này đều mang các nhãn hiệu lớn
của Nhật Bản như: Sony, Panasonic, Hitachi, Sharp...chỉ tính riêng phần
tivi đã lên đến 729.230 USD, trong đó tivi nhãn hiệu Sony là 556.730
USD.
Người tiêu dung trong nước cũng chịu tác động không nhỏ từ các hành vi
gian lân thương mại. Những mặt hàng được Nhà nước đánh thuế cao
nhằm hạn chế nhập khẩu như rượu, bia, thuốc lá…sau khi được các hành
vi gian lận thương mại mà đặc biệt là buôn lậu qua các tuyến đường sát
biên giới sẽ được đua vào và tràn ngập thị trường Việt Nam với giá thành
rẻ hơn và đem lại siêu lợi nhuận cho người nhập khẩu song lại phá vỡ mục
tiêu hướng dẫn người dân tiêu dung của các nhà quản lý. Những mặt hàng
ngoại giá rẻ nhưng kém chất lượng, hàng giả, hàng hết hạn sử dụng, hàng
nhái… được nhập khẩu vào thị trường trong nước sẽ không đảm bảo cho
người tiêu dùng về cả tâm lý, sức khỏe, tiền bac và gây ra nhiều tác hại
trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Đối với thị trường nước ngoài:
Các hành vi gian lận thương mại sẽ có tác động dễ nhìn nhận và hậu quả
rõ rệt với thị trường trong nước hơn là với thị trường nước ngoài khi mà
người thực hiện các hành vi gian lận thương mại trong trường hợp này là
các nhà xuất khẩu. Song cũng không quá khó khăn để thấy được những
tổn hại mà các hành vi gian lận thương mại đem lại tại các thị trường xuất
khẩu của Việt Nam. Việc lợi dụng các kẽ hở trong việc cấp hạn ngạch xuất
khẩu đã dẫn đến việc một số doanh nghiệp thực hiện hành vi gian lận để

xuất khẩu bất hợp lệ và vượt quá về số lượng làm cho lượng hạn ngạch bị
hết sơm đã làm cho các doanh nghiệp đi sau không thể xuất khẩu thêm
được và bị mất thị trường. Chẳng hạn như vào 3 tháng cuối năm 2003,
được biêt theo Vụ phó Vụ xuất nhập khẩu Bộ Thương mại Lê Văn Thắng
thì có một số doanh nghiệp có quota cat.342/642 (mặt hàng váy cotton và
polyester) nhưng lại không xuất khẩu hàng vào được thị trường Mỹ do
một số doanh nghiệp đã xuất khẩu đã thực hiện hành vi gian lận thương
mại xuất khẩu bất hợp pháp mặt hàng này vào mỹ với số lượng vượt mức
hạn ngach và bằng khoảng 112% hạn ngach làm hạn ngạch bị hết sớm


14

trong khi đó trên thực tế hạn ngạch của cat.432/642 chưa cấp hêt và visa
của mặt hàng này mới chỉ cấp đến 90% hạn ngạch.
Hiện nay cá tra của Việt Nam chiếm 95% thị phần trên thế giới và có thể
nói là chúng ta gần như độc quyền “một mình một chợ” với mặt hàng này
trên thị trường thế giới song thỉnh thoảng chúng ta lại thấy sau một thời
gian lại rộ lên nước này hay nước khác mà tiêu biểu nhất là Mỹ kiện Việt
Nam về bán phá giá, kiện vì phát hiện trong cá tra xuất khẩu sang Mỹ có
hàm lượng chất tăng trọng vượt chỉ tiêu mà người nuôi đã sử dụng để cá
mau lớn,giảm chi phi, tăng khả năng cạnh tranh, hay kiện vì phát hiện một
số hành vi gian lận thương mại khác như tiêu chuẩn ghi trên bao bì không
đúng với thực tế chat lượng hàng hóa bên trong khi có đoàn kiểm tra thực
tế. Điều này không những làm xấu đi hình ảnh con cá tra của Việt Nam
trong mắt các thị trường cũ, tiềm năng trên thế giới mà còn gián tiếp tạo ra
các hàng rào phi thuế quan vô cùng nghiêm ngặt về giám sát chất lượng
tại các thị trường này và hơn thế nữa với các ấn tượng xấu từ các vụ tranh
chấp như vậy uy tín sẽ bị hạ thấp dẫn đến việc từ chối nhập khẩu mặt hàng
cá tra của các thị trường mới. Hay với mục tiêu lợi nhuận là trên hết và sự

thiếu hiểu biết, ngộ nhận về thị trường mà một số doanh nghiệp Việt Nam
đã thực hiện các hành vi kinh doanh theo kiểu hớt váng và các hành vi
gian lận thương mại khác và hậu quả là các tranh chấp thương mại diễn ra
mà điển hình là các doanh nghiệp của Myanmar hay Australia kiện các
doanh nghiệp Việt Nam ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp
Việt Nam không những chỉ ở hai thị trường này mà còn trên cả thế giới.
1.3.3.

Đối với môi trường kinh doanh
Gian lận thương mại tạo ra mội trường cạnh tranh bất bình đẳng giữa các
doanh nghiệp thực hiện hành vi gian lận với các doanh nghiêp làm ăn
chân chính, trung thực gây ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp này, tác động trực tiếp đến thị phần và doanh
thu của họ thậm trí có thể làm họ bị thua lỗ hay phá sản. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động giao lưu thương mại, làm ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm nả long các nhà đầu
tư, gây ra tâm lý không tôn trọng Pháp luật kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ
đến các chính sách kinh tế, xã hội khác của nhà nước…


15

Nhìn chung gian lận thương mại làm cho sự lưu thông hàng hóa bị rối
loạn, thị trường bị đảo lộn, gây cản trở cho công tác quản lý hoạt động
xuất nhập khẩu và quản lý thị trường, định hướng tiêu dùng, thất thu ngân
sách nhà nước. Ngăn ngùa kịp thời, phát hiện đúng lúc và phòng chống
các hành vi gian lận thương mại nói chung và các hnahf vi gian lận
thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng là một công việc
khó khăn phức tạp và mang tính dài hạn, đòi hòi có sự chung tay góp sức
và nỗ lực hết mình của nhiều cơ quan quản lỹ cũng như cộng đồng doanh

nghiệp.
1.4.
Các hình thức gian lận thương mại trong hoạt động XNK
1.4.1. Các hình thức gian lận thương mại trong hoạt động XNK trên thế giới

Trong nhiều năm qua, hiện tượng gian lận thương mại trong hoạt động
quốc tế đã trở nên phổ biến, ngày càng tinh vi và phức tạp hơn và trở
thành mỗi đe dọa trực tiếp đến sự phat triển bền vững của kinh tế, văn
hóa, xã hội và an ninh chính trị của các quốc gia. Những hậu quả và tác
động của nó là ró rệt và nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, đi ngược lại
lợi ích của Nhà nược, xâm phạm quyền lợi của người dân, phá hủy mội
trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong hoạt động kinh tế và
cũng gây tốn kém không nhỏ đến ngân sách hàng năm của các quốc gai
khi phải chi ngân sách cho các công tác phòng chỗng gian lận thương mại.
Vì những hậu quả nghiêm trọng như vậy, tổ chức Hải quan Thê giới đã
triệu tập Hội nghị chống gian lận thương mại với sự có mặt tham gia của
đại diện Hải quan từ hơn 50 quốc gia và tổ chức quốc tế. Hội nghị đã đua
ra một xác định cụ thể về các hình thức gian lận thương mại và đề ra các
biện pháp phòng chống cụ thể.
Theo tài liệu số 36 623 ngày 28/5/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ V
về chống gian lận thương mại do WCO họp tại Brussels ( Bỉ ) đã khẳng
định gian lận thương mại tồn tại dưới 16 hình thức sau:
- Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan
- Khai báo sao
- Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa


16

- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế )

- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công
- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất
- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu ( qua thỏa thuận lợi
dụng giấy phép nhập hàng dệt cho trang bị quân đội để nhập hàng dệt
nói chung)
- Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh để tiêu dùng ở
nước hàng đi qua )
- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa
- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng
được ưu đãi thuế (Lợi dụng sự ưu đãi của Chính phủ về thuế xuất khẩu
dành cho những đối tượng sử dụng nhất định )
- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng
- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã
- Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách
- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả
làm chứng từ giả về hàng đã xuất khẩu)
- Kinh doanh "ma", đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín dụng
trái phép
- Thanh lý có chủ đích (nghĩa là thành lập Công ty kinh doanh một thời
gian ngắn, để nợ thuế, khi số tiền nợ thuế lên cao thì tuyên bố thanh lý để
tránh nộp thuế, giám đốc Công ty đó thành lập Công ty mới ngay sau đó
với cùng ý định. Loại gian lận này còn được gọi là " Hội chứng phượng
hoàng"


17

Ngoài ra gian lận thương mại còn biểu hiện trong việc chuyển tải hàng
hóa. Đó là thông qua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự của

hàng hóa nhằm qua mặt hệ thông quản lý và kiểm tra giám sát của Hải
quan. Trong trường hợp này, nước thứ 3 là nước cung cấp các chứng từ giả
hoặc sử dụng các thủ đoạn để thay đổi nguồn gốc xuất sứ của hàng từ
nước xuất khẩu sang nước quá cảnh. Đến khi hàng nhập vào nước nhập
khẩu sẽ tránh được các hàng rào về thuế và phi thuế của nước nhập khẩu
như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, nguồn gốc xuất sứ, bản quyền sản xuất…
Cách phân loại như trên đã thể hiện được được cái nhìn khoa học chính
xác cũng như kết quả nghiên cứu một cách nghiêm túc các vấn đề thực
tiễn trong hoạt động thương mại quốc tế ở nhiều nước trên thế giời trong
nhiều năm. Với cách phân loại như này sẽ giúp không chỉ các nước thành
viên của Tổ chức Hải quan thế giới mà cho tất cả các quốc gia có điều
kiện tiếp cận tài liệu co một cái nhìn chung thực nhất và phân loại rõ ràng
nhất về từng hành vi gian lận thương mại đang hiện hữu trong từng nền
kinh tế đẻ qua đó áp dụng các biện pháp phòng chống một cách hiệu quả
nhất.
1.4.2. Các hình thức gian lận thương mại chủ yếu trong hoạt động XNK tại

Việt Nam hiện nay
Cách phân loại các hình thức gian lận thương mại trong hoạt động xuất
nhập khẩu của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã phản ánh những nét
chunh nhất của tình hình gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan trên
toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Hơn thế nữa vào ngày 1 tháng 7 năm
1993, Hải quan Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội đồng
Hợp tác Hải quan (CCC) mà nay là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và
Bộ Tài chính-Tổng cục Hải quan đã xây dựng tiêu chuẩn để cử đại diện
của Hải quan Việt Nam tại WCO cũng như Tổng cục Hải quan đang dự
kiến việc cử cán bộ cấp vụ giữ vị trí tham tán Hải quan tại WCO. Cùng
với đó thì tình hình thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta
trong thời gian quan cũng cho thấy các hình thức gian lận thương mại
trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng chính là các hình thức gian lận

thương mại mà Tổ chức Hải quan Thế giới đã đưa ra như đã nêu ở trên.


18

Cơ sở pháp lý cho các hoạt động chống gian lận thương mại trong

1.5.

hoạt động XNK tại Việt Nam hiện nay
Đấu tranh phòng chống gian lận thương mại thông qua hoạt động xuất nhập
khẩu là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành Hải
quan nói chung, và các cục Hải quan tại từng địa phương nói riêng. Từ sau
khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế và đặc biệt là
từ sau khi Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc và các
nước Tây Âu, kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu thuế xuất nhập khẩu tăng
nhanh chóng (trong vòng 10 năm, số thu năm 1997 là 13. 500 tỷ đồng đến
năm 2006 là 61. 040 tỷ đồng, và số thu năm 2009 là 132. 000 tỷ đồng). Vai
trò, vị thế của Hải quan ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình đổi mới
đất nước, và Hải quan đang ngày một trưởng thành, thực sự trở thành “người
chiến sỹ gác cửa của quốc gia”
Công tác đấu tranh chống gian lận thương mại của Hải quan được cụ thể húa
bằng các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như:
-

Bộ luật tố tụng hình sự và pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy

định:Hải quan được tiến hành điều tra đối với tội phạm buôn lậu và tội vận
chuyển trái phép hàng húa qua biên giới theo quy định Điều 153 và Điều 154
của bộ luật hình sự. Được quyền áp dụng các biện pháp: khởi tố vụ án; lấy lời

khai; thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án;
khám người, khám nới oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan; khởi tố
bị can; tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của bộ luật tố
tụng hình sự; kết thúc điều tra chuyển hồ sơ cho viện kiểm soát.
-

Luật Hải quan quy định: cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với các cơ

quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng, chống gian lận
thương mại trong địa bàn hoạt độngHải quan… áp dụng biện pháp nghiệp vụ
cần thiết, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt
động Hải quan để chủ động phòng, chống gian lận thương mại, phục vụ
thông quan hàng húa và kiểm tra sau thông quan.


19

-

Quyết định số 65/ 2004/ QĐ-TTg ngày 19/ 4/ 2004 của thủ tướng

chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải
quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng húa qua
biên giới (gọi tắt là lực lượng kiểm soát Hải quan)
Hiện nay Hải quan đã và đang áp dụng phương pháp quản lý Hải
quan hiện đại - Phương pháp quản lý rủi ro mà cốt lõi của nó chính là việc thu
thập thông tin. Quản lý rủi ro là việc áp dụng đồng bộ phương pháp để xác định
và xử lý các rủi ro đó. Rủi ro được phân thành các mức độ khác nhau: rất cao,
cao, trung bình, thấp, rất thấp. Tương ứng với mỗi mức độ rủi ro đó là một cách
xử lý, ra quyết định của cơ quan Hải quan, và hiện nay các mức độ rủi ro của

hàng hóa xuất nhập khẩu được phân vào 3 luồng, lần lượt là:
- Luồng đỏ: rủi ro cao, rất cao; cơ quan Hải quan không chấp nhận,
phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn ngay.
- Luồng vàng: rủi ro trung bình; cơ quan Hải quan có thể chấp nhận
rủi ro bằng cách chỉ kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra thực tế hàng
hóa; đồng thời chuyển rủi ro cho lực lượng kiểm tra sau thông
quan
- Luồng xanh: rủi ro thấp, rất thấp; cơ quan Hải quan có thể chấp
nhận rủi ro bằng cách miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
Chỉ tính riêng năm 2006, năm đầu tiên triển khai quản lý rủi ro một cách
bài bản, toàn diện và có hệ thống, Hải quan đã thông quan được một lượng hàng
hóa tăng 22% so với năm 2005. Ngoài ra, việc này còn làm cho hồ sơ Hải quan
được đơn giản húa, giảm các giấy tờ cần thiết.
Tốc độ tăng quy mô hồ sơ hàng hóa được thông quan qua Hải quan
Việt Nam

Chỉ tiêu

2005

2006

So sánh
2005/2006

2007

So sánh
2007/2006


2008

So sánh
2008/2007


20

Tổng số
tờ khai
(nghìn
tờ)

1.587

1.848

17%

2.280

23.3%

2.934

28,7%

Số tờ
khai NK
(nghìn

tờ)

761

902

18,4%

1.117

23,8%

1.321

13,5%

(Nguồn số liệu từ website của Bộ Tài chính và được tính toán bởi tác giả)

1.5.1. Các cơ quan có thẩm quyền
1.5.1.1.
Bộ Tài chính

Điều 10 Luật quản lý thuế của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 số
78/2006/QH11 ngày 20/11/2006 đã quy định trách nhiệm của Bộ Tài
chính trong quản lý thuế:
“1. Thực hiện quản lý Nhà nước về thuế theo quy định của pháp luật.
2.
3.
4.
5.


Chỉ đạo thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật này.
Chỉ đạo và lập thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước.
Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế.
Xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo lien quan đến việc thực hiện pháp luật về
thuế theo thẩm quyền.”
1.5.1.2. Hội đồng nhận dân, Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 11 Luật quản lý thuế của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 số
78/2006/QH11 ngày 20/11/2006 đã quy định trách nhiệm của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý thuế:
“1. Hội đồng nhân dân các cập trong phạn vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình quyết định nhiệm vụ thua ngân sách hàng năm và giám sát việc
thực hiện pháp luật về thuế.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan có lien quan tại đại phương phối hợp với cơ
quan Quản lý thuế lập dự toán thu Ngân sách Nhà nước và tổ chức
thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn;
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế;
c) Xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo lien quan đến việc thực hiện
pháp luật về thuế theo thẩm quyền.”
1.5.1.3. Các cơ quan khác của Nhà nước
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm soát, Tòa án


21

Điều 11 khoản 2 Luật quản lý thuế của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 số
78/2006/QH11 ngày 20/11/2006 đã quy định trách nhiệm của Cơ quan điều
tra, Viện kiểm soát, Tòa án trong việc quản lý thuế:

“Cơ quan điều tra, Viện kiểm soát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình cs trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời,
nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật
và thông báo tiến độ xử lý, kết quản cho cơ quan quản lý thuế”
- Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
Ban chỉ đạo chông buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (mà dưới đây
gọi tăt là ban chỉ đạo 127/TƯ) thành lập theo Quyết định số 127/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ nhằm tổ chức tốt công tác đấu tranh chống buôn
lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các bộ, ngành, địa phương trong
cả nước theo các nhiệm vụ và quyền hạn đã được Thủ tướng Chính phủ
giao. Cụ thể theo điều 4 Quy chế hoạt động Ban chỉ đạo chống buôn lậu,
hàng giả và gian lận thương mại (ban hành kèm theo quy đinh số 1068/TMQLTT ngày 05/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại – Trưởng ban chỉ
đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại) nhiệm vụ và quyền
hạn của ban chỉ đạo 127/TƯ được quy định như sau:
“- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và phối hợp giữa các bộ, ngành, địa
phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận
thương mại.
-

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cac stinhr,
thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao, giải quyết các vụ việc phức tập lien quan đến nhiều Bộ, ngành, địa
phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận

-

thương mại;
Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống buôn lậu, hàng giả
và gian lận thương mại của các Bộ, ngành, địa phương báo cáo cho Thủ
tướng Chính phủ; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các chủ trương,

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và

-

gian lận thướng mại;
Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ đạo 127/TƯ thành lập các tổ công tác
kiểm tra trực tiếp nahwmf thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban.”
Cũng theo quy định tại điều 5 của văn bản này, để đảm bảo thực hiện
những nhiệm vụ và quyền hạn trên, Bna chỉ đạo 127/TƯ có trách nhiệm:


22

“- Yêu cầu các Bộ, ngành hữu quan, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và Ban chỉ đạo 127 địa phương báo cáo về tình
hình và kết quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận
thương mại.
-

Kiến nghị các Bộ, ngành, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Ban chỉ đạo 127 địa phương về các chủ trương, biện pháp

-

đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Kiến nghị các Bộ, ngành và các địa phương biện pháp xửa lý các vụ việc
vi phạm thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý vi phạm đối với các vụ
việc phức tạp, quan trọng có lien quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương

-


theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Đưa ra các giải pháp phòng ngùa và đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và
gian lận thương mại, kể cả các giả pháp tình thế nhằm kịp thời ngăn chặn
các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.”
1.5.2. Các quy định của pháp luật
1.5.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật
Ngày 14/06/2005, Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 7 đã thông qua Luật Quản
lý thuế số 45/2005/QH11, quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.
Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 quy định chi tiết thi hành luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thông tư số 87/2004/TT-BTC ngày
31/08/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thi hành Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu; Thông tư số 59/2006/TT-BTC ngày 14/06/2007 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nghi định só 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và Thông
tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2006 quy định giá tính thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 295/2007/NQUBVQH12 ngày 28/09/2007 về việc ban hành Biểu thuế xuất nhập khẩu
theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng
nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi cho từng nhóm hàng chịu thuế và
khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng.


23

Bộ trưởng Bộ tài chính cũng ban hành một loạt các quyết định có liên

quan, cụ thể là:
-

Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ tài

-

chính ban hành Biểu thuế xuật khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
Quyết định số 40/2007/QĐ-BTC ngày 31/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Tìa
chính ban hành mức thuế suất nhập khẩu đối với một số mặt hàng thuộc

-

nhóm 2710 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
Quyết định số 25/2007/QĐ-BTC ngày 16/04/2007 của Bộ trưởng Bộ tài
chính ban hành sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2006/QĐ-BTC ngày
28/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng
hóa và mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đẻ thực hiện Hiệp định
về chương trình ưu đãi thuế uqn có hiệu lực chung(CEPT) của các nước

-

ASEAN giai đoạn 2006-2013;
Quyết định số 26/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày
16/04/2007 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam

-

để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự so ASEAN – Trung Quốc;
Quyết định số 41/2007/QĐ-BTC ngày 31/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực

-

hiện Khu vực Mậu dịch Tự so ASEAN – Hàn Quốc
Quyết định số 30/2007/QĐ-BTC ngày 07/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Tìa
chính ban hành thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu có

-

xuất xứ từ Lào;
Quyết định số 01/2007/QĐ-BTC ngày 03/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Tìa
chính ban hành thuế suất thuế nhập khẩu đối với thóc nhập khẩu có xuất
xứ từ Campuchia;
Nghị đính số 98/2007/NĐ-CP ngày 06/07/2007 quy định về việc xử lý vi
phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh
vực thuế
Liên quan đến quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Bộ Tìa
chính cũng đã ban hành Thông tư số 59/2007/TT-BTC hướng dẫn về thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu và Thông tư số 62/20007/TT-BTC hướng đãn về xử lý vi phạm hành
chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chinh trong lĩnh vực Hải
quan.
1.5.2.2. Ưu nhược điểm cảu hệ thống pháp luật quản lý thuế và gian lận
thương mại


24

Ưu điểm: Nhìn chung các quý định pháp luật về quản lý thuế và gian lận

thương mại của Việt Nam hiện nay có một số ưu điểm như sau:
-

Cơ bản đã chuyển hóa được đầy đủ các nội dung của Hiệp định trị giá

-

GATT vào pháp luật Việt Nam.
Hệ thống văn bản được xay dựng tương đối đầy đủ, rõ rang và minh bạch
( từ Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Công văn hướng dẫn)
, cơ bản đã đáp ứng được tình hình thực tế trong qua trình hội nhập.

-

Tính pháp lý của các quy định về quản lý thuế đã được nâng cao hơn so
với trước, giảm tối đa sự mâu thuẫn, chồng chéo, tạo điều kiện cho việc
thực hiện thong nhất pháp luật thuế, hạn chế và ngăn ngừa sự tận dụng các

-

kẽ hở trong luật pháp đẻ thực hiện các hành vi vi phạm.
Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý thuế
đã được quy định đầy đủ, rõ rang hơn. Quản lý thuế là trách nhiệm của
mọi tố chức, cá nhân, mọi công dân, mà không chỉ là riêng của người nộp

-

thuế và cơ quan quản lý thuế.
Tiếp tục áp dụng cơ chế người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp, tự chịu


-

trách nhiệm; áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Các quy định về thuế tiếp tục được hoàn thiện và đổi mới hơn theo hướng
ngày càng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thực hiện bảo hộ, khuyến
khích sản xuất trong nước đa dạng hóa, phù hợp với lợi thế cạnh tranh của
đất nước.
Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên, trước yêu cầu cải cách, hiện
đại hóa Hải quan, những quy đinh của pháp luật thuế và quản lý thuế cũng
còn một só những thiếu sót cần được bổ sung và hoàn thiện hơn, cụ thể
như:

-

Chưa hướng dẫn nội dung kiểm tra trị giá khai báo của cơ quan Hải quan
bao gồm: thời gian kiểm tra, nguyên tắc kiểm tra, phương pháp kiểm tra,

-

dấu hiệu nghi ngờ…
Chưa hướng dẫn nội dung tham vấn như; Dấu hiệu tham vẫn, trình tự
tham vẫn, hình thức tham vấn, kỹ năng tham vấn, thời giant ham vấn và

-

xử lý kết quả sau tham vấn
Chư hướng dẫn nội dung xử lý vướng mắc khi xác định trị gia đối với các

-


lô hàng đã bác bỏ trị giá khai bao khi tham vấn nhưng thiếu thông tin.
Chưa theo kịp tình hình thực tế trong triển khai thực hiện. Một số nội
dung của Hiệp định chưa được hướng dẫn hoặc đã hướng dẫn nhưng chưa
chặt chẽ, chi tiết tại Nghị định và Thông tư, do đó trong quá trình thực


25

hiện dẽ xảy ra tranh chấp, thực hiện không thống nhất giữa các nơi và các
doanh nghiệp sẽ lợi dụng điều đó để gian lận và trốn thuế, như:
+ Vấn đề phí bản quyền, phần mềm đi kèm vật chưa đựng.
+ Vấn đề hàng khuyến mãi, giảm giá, chiết khấu với giá trị lớn
-

Các quyết định do Tổng cục Hải quan ban hành hướng dẫn công tác kiểm
tra trị giá, tham vấn, thu thập, khai thác và sử dụng thông tin…thiếu cơ sở
pháp lý do không phù hợp với chuẩn mực ban hnahf và văn bản quy phạm
pháp luật (Các quyết định của Tổng cục Hải quann chỉ mang tính hướng
dẫn nghiệp vụ nội bộ trong phạm vi ngành, không điều chỉnh để phù hợp

-

với cộng đồng doanh nghiệp)
Thườn xuyên sửa đổi, bổ sung dẫn đến khó khăn, bị động cha các cơ quan
hải quan cũng như các doanh nghiệp trong công tác quản ly, triển khai
thực hiện và hoạch toán kinh doanh.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
TRONG HOẠT ĐỘNG XNK TAI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Tổng quan hoạt động XNK của Việt Nam trong vòng hơn sáu
năm qua (Từ năm 2007 đến quý I năm 2013)
Cách đây hơn sáu năm, ngày 7/11/2006 Việt Nam được công nhận chính
thức trở thành thành viên thứ 150 cử Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,
đó là một thành công lớn, một kết quả đáng ngưỡng mộ cho hành trình
kéo dài hớn 11 năm của Việt Nam và là dấu mốc quan trọng nhất trong lộ
trình hội nhập thế giới. Sau hơn sáu năm hội nhập và mở cửa hay có thể
nói là sau hơn sáu năm trên hành trình “ra biển lớn”, kinh tế vĩ mô Việt
Nam cơ bản đã ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng, tiềm lực và quy mô
kinh tế tăng lên. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển. Hội
nhập, đã phá được thế bao vây cấm vận, tạo được sự bình đẳng trong
thương mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó nòng cốt là
ngoại thương tiến bộ rõ rệt.
Chúng ta đã mở rộng thị trường với 149 nền kinh tế thành viên. Kim
ngạch xuất khẩu (XK) liên tục tăng trưởng. Với tổng kim ngạch XK năm
2010 đạt 71,6 tỷ USD, thì tốc độ tăng trưởng XK bình quân cả giai đoạn


×