Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ luyện từ và câu ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.67 KB, 19 trang )

S GIO DC V O TO THANH HểA
PHềNG GIO DC V O TO HONG HO

Sáng kiến kinh nghiệm
TÊN Đề TàI: Biện pháp gây hứng thú cho

học sinh Trong giờ luyện từ và câu
ở lớp 3
H v tờn: Nguyn Tuyt Thanh
Chc v:
Giỏo viờn
n v cụng tỏc: Trng Tiu hc Hong Ngc
SKKN thuc mụn: Ting vit

Nm hc: 2010 2011
A. T VN


I. LỜI MỞ ĐẦU:
Xã hội ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã đạt được
những thành tựu rực rỡ. Loài người đang bước sang nền văn minh. Sự tiến bộ
về khoa học đòi hỏi cần có một đội ngũ con người năng động - sáng tạo - tri
thức. Để đáp ứng nhu cầu đó, nền giáo dục không phải chỉ thay đổi về nội
dung mà cả phương pháp cho thích hợp với thời đại. Đổi mới phương pháp
dạy học có nghĩa là: thầy tổ chức - hướng dẫn, trò hoạt động - phát triển. Học
trò được xem là nhân vật trung tâm, là linh hồn của giờ học. A Kô men xi đã
viết: "Giáo dục có mục đích đánh thức chức năng nhạy cảm, phán đoán đúng
đắn, phát triển nhân cách. Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít
hơn, học sinh học nhiều hơn".
Môn Tiếng Việt - một môn học quan trọng ở Tiểu học cũng cần có sự
đổi mới tương ứng. Mục tiêu chính của môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm:


- Hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe,
đọc, nói, viết) để học và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy, học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng việt và
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học
Việt nam và nước ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Môn Tiếng Việt được chia thành nhiều phân môn: Tập làm văn, Luyện
từ và câu, Chính tả, Tập viết, Tập đọc.
Mỗi phân môn có nhiệm vụ riêng nhưng đều có chung nhiệm vụ là hình
thành và phát triển ở các em kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết. Phân môn Luyện từ
và câu có một vị trí hết sức quan trọng. Học tốt phân môn này học sinh có thể
học tốt các môn khác như: Toán, Tự nhiên - xã hội. Bởi lẽ, đây là môn học
2


cung cấp vốn từ, hệ thống hóa từ, giúp học sinh nắm nghĩa của từ, cách sử
dụng từ, câu và dấu câu. Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy khi học sinh không có
hứng thú học tập thì giờ học trở nên nặng nề, buồn tẻ. Tạo hứng thú có vai trò
quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học. Nó có thể làm
nảy sinh khát vọng, lòng say mê, độ dẻo dai trong học tập. Hơn thế nữa, hứng
thú còn giúp các em nhận thức một cách chủ động, sáng tạo. Vì vậy, có thể
nói hứng thú học tập đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
học tập. Tuy nhiên, hứng thú ấy không phải tự nhiên mà có. Ta không thể chờ
gặt hái những gì mà ta không gieo trồng. Đó phải là hoa trái dồn lại sau những
mùa màng vất vả.
Vì những lí do trên, tôi đã chọn "Biện pháp gây hứng thú cho học
sinh trong giờ học Luyện từ và câu ở lớp 3" áp dụng cho học sinh lớp tôi

trong năm học này với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Tiếng việt trong trường tiểu học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng
Trong chương trình tiểu học mới, môn Tiếng Việt đạt được mục tiêu rèn
luyện kỹ năng lên hàng đầu, thậm chí trương trình còn quy định ở lớp 1,2,3
không có tiết học lý thuyết riêng. Cách đặt vấn đề của chương trình mới tỏ ra
phù hợp với đặc điểm, với trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học. Phân
môn Luyện từ và câu được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, tích hợp, tích
cực hóa hoạt động của người học, mặt khác, học sinh lớp 3 phải hoàn thành
tốt kiến thức đã học ở lớp 2 về từ loại, các kiểu câu, các thành phần câu
và dấu câu. Học sinh lớp 3 tiếp tục được trang bị những hiểu biết đầu tiên về
biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để phục vụ việc đọc văn và làm văn.

3


Như vậy việc dạy học Luyện từ và câu để đạt mục tiêu trên cần cho em
tiếp xúc với các loại bài tập cụ thể, để qua đó các em được rèn luyện những
kỹ năng cần thiết và bước đầu tiếp xúc với ngôn ngữ hình tượng văn học,
rung động trước cái hay, cái đẹp của cuộc sống, của con người, của

thiên

nhiên, từ đó hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm, thái độ đúng đắn
trước cuộc sống. Nội dung kiến thức được sách giáo khoa trình bày rõ ràng,
khoa học, có hệ thống tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức giờ học.
Chương trình Luyện từ và câu ở lớp 3 có những loại bài tập sau:
- Bài tập về mở rộng vốn từ.
- Bài tập về sử dụng từ.

- Bài tập về phân loại hệ thống hóa vốn từ.
- Bài tập về nghĩa của từ.
- Bài tập về nhận biết biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
- Bài tập về sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
- Bài tập về sử dụng dấu câu.
- Bài tập về cấu tạo câu.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Từ thực trạng trên để công việc đạt hiệu quả hơn tôi đã mạnh dạn thực
nghiệm biện pháp này ở lớp học của mình nhằm cải tiến nội dung, phương
pháp trong giờ Luyện từ và câu ở lớp 3 để giúp học sinh ham thích, có hứng
thú và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Tôi đã thành công, giờ học sôi nổi hơn,
HS tiếp thu bài nhanh hơn. Môn Luyện từ và câu không còn nhàm chán, khô
khan như trước đây. Qua đó tôi rút ra được những kinh nghiệm sau:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
*. Đề xuất một số biện pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ
Luyện từ và câu ở lớp 3:
4


1. Trò chơi trong giờ học
2. Sử dụng đồ dùng trực quan trong lớp học
3. Cảm nhận cái hay cái đẹp – Giá trị nghệ thuật
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trò chơi là một hình thức hoạt động được đông đảo học sinh tham gia
trong và ngoài lớp học. Trò chơi trong giờ Luyện từ và câu nhằm tạo điều
kiện cho học sinh thực hành rèn luyện một số kỹ năng - nói - đọc - viết. Đồng
thời giúp học sinh còn được rèn luyện phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân
cách. Kết hợp tổ chức trò chơi trong giờ học góp phần gây hứng thú cho học
sinh. Đó là biện pháp thứ nhất tôi thực hiện.

1. Trò chơi trong giờ học.
Khác với môn học khác, Luyện từ và câu không có riêng phần hình
thành kiến thức mà kiến thức được hình thành theo con đường quy nạp. Nội
dung kiến thức mà kiến thức được thể hiện thông qua một hệ thống bài tập.
Vậy tổ chức cho trẻ "Vừa học - vừa chơi" như thế nào?. Từ thực tế giảng dạy
và kinh nghiệm của bản thân, tôi tổ chức trò chơi sau:
a. Trò chơi giúp học sinh hoàn thành bài tập
VD: Bài mở rộng vốn từ Gia đình (Tuần 4 - TV3 - Tập 1)
Bài 1: Tìm từ chỉ gộp những người trong gia đình
M. Ông bà
Giáo viên: phổ biến luật chơi, chia học sinh thành hai đội
Cách chơi: Giáo viên châm ngòi bằng cách đọc một từ theo đúng yêu
cầu của bài tập sau đó chỉ vào bất kì học sinh nào và nói "xì A" thì học sinh A
lập tức phải nêu một từ như yêu cầu.
Nếu nêu đúng thì được xì một bạn ở đội bên. Học sinh được xì điện lại tiếp
tục nêu từ và xì điện đội bạn. Nếu học sinh được xì điện nêu sai hoặc không

5


tìm được thì giáo viên châm ngòi lại. Trong thời gian chơi, mỗi đội có một thư
ký ghi từ. Kết thúc trò chơi đội nào tìm được nhiều từ thì đội đó chiến thắng.
VD1: Giáo viên:

cha con - xì Huyền

Huyền:

bác cháu - xì Thư


Thư:

chú cháu - xì Linh

Linh:

cô chú - xì Tuấn

Như vậy việc giải quyết bài tập đã trở thành một trò chơi hấp dẫn, học
sinh tiếp thu bài hào hứng mà giờ học lại rất nhẹ nhàng.
b. Trò chơi giúp học sinh mở rộng vốn từ
Một trong những nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu là giúp học
sinh mở rộng vốn từ. Các em chỉ có thể có câu văn hay, diễn đạt tốt khi có
một vốn từ phong phú. Mở rộng vốn từ thông qua trò chơi huy động được tối
đa vốn từ của các em.
VD1: Bài mở rộng vốn từ Tổ quốc (Tuần 20 - TV3 - tập 2)
Tìm từ có tiếng "quốc" với nghĩa là nước
M: Tổ quốc
GV tổ chức trò chơi "Tìm nhanh từ cùng tiếng".
GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm tìm từ hơn thì nhóm
đó thắng cuộc.
VD 2: Bài mở rộng vốn từ Thể thao (Tuần 29 - TV3 - Tập 2)
Bài 1: Kể các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:
a. Bóng

M: Bóng đá

b. Chạy

M: Chạy vượt rào


c. Đua

M: Đua xe đạp

d. Nhảy

M: Nhảy cao

Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm tìm từ và ghi ra
bảng nhóm, mỗi từ đúng được 1 điểm.

Kết thúc trò chơi nhóm nào điểm cao
6


thì giành chiến thắng.
c. Trò chơi giúp học sinh tích cực hóa vốn từ
Từ thực tế tôi thấy khả năng diễn đạt lời nói của học sinh lớp 3 còn hạn
chế, chưa rõ ràng, thậm chí còn làm cho người nghe hiểu sai ý nghĩ lời nói.
Những lúc đặt câu hỏi để học sinh thảo luận và trình bày tôi thấy một số em còn
lúng túng . Có em còn diễn đạt được lời nói cộc, thiếu bộ phận "Ai" hoặc bộ
phận "là gì", "làm gì","Thế nào"có em nói quá dài dòng, chưa vào trọng tâm,
mục đích của câu trả lời.
Để giúp các em có khả năng sử dụng vốn từ đạt hiệu quả hơn, tôi thường
tổ chức trò chơi về đặt câu - dùng từ với nhiều hình thức.
Cách tổ chức
* Thi đặt câu với từ cho trước
VD: - Học chủ điểm: Sáng tạo
Học sinh thi đặt câu với từ: Phát minh, nghiên cứu, cống hiến….

- Học chủ điểm: Nghệ thuật
Học sinh thi đặt câu với từ: Biểu diễn, lôi cuốn
Sau khi học sinh nối tiếp nhau đặt câu, tôi yêu cầu học sinh khác nhận
xét, bình chọn câu của bạn nào hay nhất, hay ở chỗ nào. Câu của bạn nào
chưa hay, chưa đúng hãy sửa lại đỡ bạn. Làm như vậy, tôi đã lôi cuốn được rất
nhiều em, kể cả những em nhút nhát. Hơn thế nữa, các em con có một vốn từ.
Kinh nghiệm sử dụng từ để làm các bài tập làm văn trong chủ điểm như:
- Nói về người trí thức.
- Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật em được xem.
* Thi đặt câu với sự vật cho trước.
Học sinh thi đặt câu văn tả về dòng sông.
HS1: Dòng sông quê em quanh năm nước chảy hiền hòa.
HS2: Quê em có dòng sông xanh biếc.
HS3: Những đêm trăng sáng, dòng sông sáng lấp lánh.
7


Cũng là một dòng sông nhưng học sinh tìm được nhiều câu văn hay vào
những hoàn cảnh khác nhau, thời điểm khác nhau.
* Thi đặt câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật: So sánh - Nhân hóa
VD1: Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh đặt câu văn tả "Mặt trăng"
HS1: Mảnh trăng non như lưỡi liềm.
HS2: Đêm rằm, trăng tròn như cái đĩa.
HS3: Trăng đầu tháng nhu con thuyền trôi trên biển trời.
VD2: Dùng biện pháp nghệ thuật Nhân hóa đặt câu văn tả "Bông hoa"
HS1: Mùa xuân, muôn hoa khoe những chiếc áo mới.
HS2: Hoa uống những giọt sương long lanh buổi sớm.
HS3: Hoa tươi cười chào đón ánh nắng mặt trời.
Thông qua trò chơi học sinh đã phát huy được tính tích cực của mình.
Các em được hỗ trợ, thi đua nhau để tìm những câu văn hay - giàu hình ảnh đúng ngữ pháp.

d. Trò chơi giúp học sinh kiểm tra và củng cố lại kiến thức đã học
Phần kiểm tra bài cũ, học sinh thường sợ sệt và lo lắng. Vì vậy biện
pháp mà tôi thực hiện là kết hợp với trò chơi và kiểm tra bài cũ. Trò chơi mà
tôi thường áp dụng là Đố từ - Đoán từ
VD1: Chủ điểm Gia đình
Cô đố cả lớp: Cùng nghĩa với mẹ, một chữ cái thôi đố là chữ gì ?
Người lấy em gái của mẹ mình gọi là gì ?
VD 2: Chủ điểm Trường học
- Người làm nghề dạy học là ai ?
- Có thói xấu này học sinh không thể học giỏi ?
- Học nhanh, xử trí nhanh, tiếp thu nhanh gọi là gì ?

8


Tôi thấy học sinh vô cùng hào hứng, phấn chấn không có vẻ gì là sợ sệt
nữa. Các em hiểu bài mà giờ học lại rất sôi nổi.
Mỗi khi bài tập được hoàn thành là các em lại tìm ra một điều mới mẻ,
một kiến thức bổ ích. Song nếu chỉ dừng lại ở đó thì học sinh sẽ ghi nhớ kiến
thức không bền vững. Nếu được tham gia trò chơi ở phần củng cố thì các em
sẽ nhớ kiến thức lâu hơn.
VD 1: Bài: Ôn từ chỉ đặc điểm - Ôn mẫu câu Ai thế nào? (Tuần 14TV tập 1).
Bài 3: Tìm bộ phận câu:
Trả lời câu hỏi "Ai" ?
- Trả lời câu hỏi "Thế nào" ?
a. Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
b. Những hạt sương sớm long lanh như những ánh đèn pha lê.
c. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.
Khi học sinh đã hoàn thành bài tập, tôi cho học sinh chơi trò chơi củng
cố kiến thức về mẫu câu "Ai thế nào?". Một học sinh nêu bộ phận "Ai?", một

học sinh nêu bộ phận "thế nào". Học sinh chơi trong nhóm 2. Giáo viên gọi
vài nhóm lên chơi, nhóm nào chơi đúng cả lớp khen, nhóm nào nêu không
đúng sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp. Trò chơi như sau:
HS1: Chú bộ đội
HS2: Rất dũng cảm
HS2: Bác nông dân
HS1: Chăm chỉ làm lụng quanh năm
………
Như vậy trò chơi giúp các em tìm được nhiều sự vật và đặc điểm của
các sự vật đó. Ngoài ra, các em còn xác định rất chính xác bộ phận "Ai?", bộ
phận "thế nào?".

9


Từ đó mà kiến thức được củng cố, khắc sâu và ghi nhớ bền vững.
VD2: Bài: Nhân hóa - Ôn đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ?
Bài 4: Trả lời câu hỏi.
a. Lớp em bắt đầu học kì II khi nào ?
b. Khi nào học kì II kết thúc ?
c. Tháng mấy em được nghỉ hè ?
Sau khi hoàn thành bài tập, giáo viên có thể tổ chức trò chơi "Thi hỏi
đáp nhanh" để củng cố kiến thức.
Luật chơi: Chia lớp thành hai nhóm. Từng người chơi trong nhóm đặt
câu hỏi, người trong nhóm kia trả lời.
Hỏi đúng - trả lời đúng được tính 1 điểm.
Hỏi sai bị trừ đi 1 điểm, không trả lời được không tính điểm Sau đó
những người chơi đổi vai hỏi - đáp cho nhau. Hết thời gian, nhóm nào được
nhiều điểm thì nhóm đó thắng.
HS1 (nhóm A): Khi nào lớp bạn tổ chức lễ kết nạp đội viên mới ?

HS2: (nhóm B): Lớp tôi tổ chức lễ kết nạp đội viên mới vào ngày 15 / 5
HS3: (nhóm B): Lúc nào bạn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa ?
HS4: (nhóm A): Tớ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa vào những ngày nghỉ.
Như vậy, tùy theo từng yêu cầu của từng bài tập mà giáo viên lựa chọn
trò chơi cho phù hợp. Do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học thích tư duy qua
các hình ảnh trực quan sinh động, nhờ có nó mà con đường đến với kiến thức
của các em dễ dàng hơn. Vậy nên biện pháp thứ hai tôi thực hiện để gây hứng
thú cho học sinh đó là: sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học.
2. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học.
Khác với chương trình cũ giờ học từ ngữ - ngữ pháp có rất nhiều đồ
dùng để các em bật từ, giải nghĩa từ. Bộ đồ dùng trong chương trình mới có
rất ít đồ dùng trực quan, nhất là đối với phân môn Luyện từ và câu. Vì vậy, tôi
luôn tìm tòi và đưa ra đồ dùng vào giờ học sao cho hợp lí, gây chú ý cho HS.

10


a. Đồ dùng trực quan giúp các em giải nghĩa từ, phân biệt nghĩa của từ.
VD: Bài mở rộng vốn từ Các dân tộc (Tuần 15 - TV3 - Tập 1).
Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên thửa ruộng…
b) Những ngày lễ hội, đồng bào Tây Nguyên thường tập trung bên… để
múa hát.
c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm… để ở.
d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ dân tộc…
(nhà sàn, nhà rông, bậc thang, Chăm)
Tôi đã yêu cầu học sinh đọc thầm và chọn từ trong ngoặc đơn điền vào
chỗ chấm.
Sau đó tôi gọi học sinh lên bảng điền rồi gọi học sinh đọc câu hoàn
chỉnh. Nếu chỉ dừng lại ở đó, tôi thiết nghĩ giờ học chưa hấp dẫn. Với bài này,

tôi đưa thêm một số tranh ảnh: ruộng bậc thang, nhà sàn, nhà rông cho học
sinh quan sát đồng thời đưa ra một số câu hỏi:
- Nhà sàn khác nhà rông ở chỗ nào ?
- Ruộng bậc thang có đặc điểm gì ?
Tôi nghĩ, nếu giáo viên không đưa tranh ảnh thì học sinh chỉ hiểu nghĩa
từ dừng lại ở mức độ: nhà sàn đó là nơi ở của đồng bào miền núi, còn hình
dáng, chất liệu, sự khác nhau giữa nhà sàn và nhà rông như thế nào thì các em
không nắm rõ. Ruộng bậc thang cũng vậy, dựa vào tranh học sinh có thể giải
nghĩa được nó là ruộng ở sườn đồi được san thành từng bậc để trồng trọt. Vậy
nhờ tranh ảnh mà học sinh giải nghĩa từ, phân biệt nghĩa từ nhanh hơn, dễ
dàng hơn nhiều, mà học sinh lại rất hứng thú. Từ đó học sinh nhớ kiến thức
lâu hơn.
b. Đồ dùng trực quan cũng góp phần giúp học sinh cảm nhận rõ hơn về
nội dung bài tập.

11


VD1: Bài So sánh (Tuần 5 - TV3 - Tập 1).
Bài 3: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong những câu thơ
sau:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.
Sau khi học sinh làm bài tập xong, giáo viên đưa ra tranh vẽ cây dừa và
giảng: "Các em thấy chùm dừa rất sai, quả dừa xúm xít vào nhau giống như
đàn lợn con nằm chen chúc cạnh mẹ. Tàu dừa có những chiếc lá nhỏ giống
như răng của chiếc lược, khi có gió tàu dừa đung đưa như chải vào mây xanh.
Sự so sánh khá bất ngờ thú vị, thể hiện sự tưởng tượng rất phong phú

của tác giả. Nó đã khiến cho sự vật trở nên sống động hơn, có đường nét, có
hình khối, có sức gợi tả, gợi cảm".
VD2: Bài mở rộng vốn từ Quê hương - Ôn mẫu câu Ai là gì ? (Tuần
11 - TV3 - Tập 1).
Bài 1: Xếp từ ngữ sau vào hai nhóm: Cây đa, gắn bó, con đò, nhớ
thương, yêu quý, mái đình, ngọn núi, bùi ngùi, tự hào.
Nhóm

Từ ngữ

Chỉ sự vật ở quê hương

M: gắn bó

Chỉ tình cảm đối với quê hương

M: cây đa

Học sinh làm nhóm, giáo viên gọi hai nhóm lên bảng thi xếp nhanh. Cả
lớp đọc đồng thanh bảng từ. Lúc này giáo viên đưa ra tranh vẽ cảnh quê
hương cho các em quan sát và giảng: "Quê hương nơi chúng ta sinh ra và lớn
lên. Ở đó có bao nhiêu cảnh vật đẹp đẽ: cây đa, giếng nước, con đò… Có

12


dòng sông xanh biếc nơi gắn bó với bao kỉ niệm thời thơ ấu. Ai xa quê hương
đều cảm thấy bùi ngùi, xao xuyến.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Qua đó, tôi thấy sử dụng đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn, đúng lúc
không những gây được hứng thú cho các em mà còn giúp các em hiểu rõ hơn
nội dung bài tập. Các em có ấn tượng tốt về giờ học.
Nội dung bài tập ngoài việc cung cấp ngữ liệu giúp học sinh luyện tập
kiến thức, rút ra kiến thức mới, nó còn có một giá trị nghệ thuật nhất định.
Giúp học sinh đến với cái hay, cái đẹp của nội dung bài tập chính là tôi đã
khơi dậy ở các em niềm say mê đối với môn học. Đó cũng chính là biện pháp
thứ ba tôi thực hiện để gây hứng thú đối với học sinh.
3. Cảm nhận cái hay cái đẹp - giá trị nghệ thuật.
Việc giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho học sinh được thực hiện ở mọi
nơi, mọi lúc, có khi nó ẩn vào trong từng phần. Song có những bài tôi giúp
các em khám phá trực tiếp.
VD1: Bài mở rộng vốn từ Từ địa phương (Tuần 13 - TV3 - tập 1)
Bài 2: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây thường được dùng ở một
số tỉnh miền Trung. Em hãy tìm những từ ngữ trong ngoặc đơn cùng nghĩa
với các từ ấy.
Gan chi gan rứa mẹ nờ
Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai ?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa.

13


Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò.
(thế, nó, gì, tôi, à)

Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4, tìm được cặp từ cùng nghĩa
là: chi - gì, rứa - thế, nờ - à, tui - tôi.
Tôi đưa ra câu hỏi:
- Các em thấy việc sử dụng từ địa phương trong bài có tác dụng gì ?
Đây là đoạn thơ mà nhà thơ Tố Hữu đã viết để ca ngợi mẹ Nguyễn Thị
Suốt, một phụ nữ Quảng Bình - miền Trung nước ta. Mẹ đã vượt qua bom đạn
địch, chở hàng nghìn chuyến đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ trong những
năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sử dụng từ địa phương rứa, nờ, chi,
thế, hắn làm cho bài thơ hay hơn, vì thể hiện đúng lời của bà mẹ Quảng Bình.
Hơn nữa, sử dụng từ địa phương một cách phù hợp cũng là góp phần
giữ gìn bản sắc dân tộc. Tôi thấy học sinh rất chăm chú lắng nghe. Như vậy,
ngoài việc gây hứng thú cho các em trong giờ học, tôi còn hình thành ở các
em lòng tự hào dân tộc. Từ đó học sinh thêm yêu quê hương đất nước.
VD2: Bài So sánh (Tuần 5 - TV3 - Tập 1)
Bài 1: Tìm hình ảnh so sánh:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Học sinh tìm được hình ảnh so sánh: mẹ - những ngôi sao thức
mẹ - ngọn gió
Tôi đưa ra câu hỏi:
- So sánh như vậy gợi cho em suy nghĩ gì ? Tác dụng của biện pháp so
sánh ấy là gì ?

14


So sánh như vậy nhằm làm nổi bật hơn hình ảnh người mẹ đã thao
thức, lo lắng cho con. Sao sáng suốt đêm nhưng ngôi sao đâu bằng mẹ, bởi

mẹ trong những vần thơ trên đã "thức" bền bỉ hơn cả những ngôi sao không
khi nào ngủ. Mẹ như là ngọn gió mát lành đưa con vào giấc ngủ, che chở bảo
vệ con suốt cả cuộc đời. Như vậy học sinh không chỉ nắm được hình ảnh so
sánh mà còn hiểu rõ hơn về tác dụng của biện pháp so sánh. Đồng thời nó
cũng góp phần bồi dưỡng ở các em những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ: tình
cảm mẹ con, tình cảm bà cháu.
VD3: Bài Nhân hóa - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
Bài 1: Đoạn thơ dưới đây tả những con vật và sự vật nào ? Cách gọi và
tả chúng có gì hay ?
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua núi.
Học sinh thảo luận nhóm và tìm các sự vật nhân hóa - từ ngữ thể hiện
biện pháp nhân hóa. Từng nhóm học sinh trình bày. Tôi đưa thêm câu hỏi:
- Em thích hình ảnh nhân hóa nào ? Vì sao ?
Sau đó tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu cái hay trong các hình ảnh nhân
hóa. Tre được nhân hóa như những cậu học trò vì: tre mọc thành lũy sát vào
nhau, cành đan vào nhau giống như những cậu học trò bá vai nhau. Trong gió
lá tre, thân tre cọ vào nhau phát ra tiếng động rì rào như tiếng thì thầm của
những cậu học trò khi đọc bài. Còn đàn cò có lông màu trắng nên tác giả nói
mặc áo trắng. Khi đàn cò qua sông giống như khiêng nắng vậy…

15


Tác giả Trần Đăng Khoa sáng tác bài thờ khi còn là một cậu bé. Nhà

thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất thành công. Nó giúp người đọc thấy rõ
hơn cảm nhận hồn thiên nhiên của tuổi thơ đối với thiên nhiên xung quanh.
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
Với những biện pháp mà tôi vừa trình bày, qua quá trình thử nghiệm ở
lớp mình dạy, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Nếu như trước đây việc học
phân môn Luyện từ và câu là cả một vấn đề khó khăn thì giờ đây các em đã
đón nhận giờ học với tâm trạng háo hức. Đặc biệt trong giờ học các em đã
hăng hái phát biểu xây dựng bài. Học sinh tham gia vào giờ học tích cực, chủ
động, phát huy được sức sáng tạo, khả năng tìm tòi kiến thức mới. Giờ học đã
lôi cuốn tất cả học sinh trong lớp tham gia, kể cả những em nhút nhát như em
Hương, Quân, Hiền… Nhiều em tự tin hơn trong lời nói của mình. Từ đó các
em biết vận dụng vào những môn học khác như ở môn Tập làm văn, lớp tôi
nhiều em đã có bài văn hay, câu văn có hình ảnh, giờ học đạt kết quả cao hơn.
Cụ thể:
* Lớp sử dụng:
- Bài tập 1: 90% HS tìm và gạch chân đúng.
- Bài tập 2: 95% HS tiếp thu tốt.
- Bài tập 3: 92% HS tìm và ghi lại đúng các sự vật được so sánh.
- Bài tập 4: Hầu hết các em tìm được từ so sánh để điền vào chỗ chấm.
* Lớp đối chứng:
- Bài tập 1: 60% HS tìm và gạch chân đúng.
- Bài tập 2: 65% HS tiếp thu tốt.
- Bài tập 3: 63% HS tìm và ghi lại đúng các sự vật được so sánh.
- Bài tập 4: Đạt 60% các em tìm được từ so sánh để điền vào chỗ chấm

16


Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Luyện từ và câu là một

hướng đi đúng đắn và có tính khả thi cao, đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu,
nội dung, phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3.
Tuy nhiên để có kết quả như mong muốn đòi hỏi mỗi giáo viên và học
sinh phải cố gắng phấn đấu trong mọi hoàn cảnh.
Do năng lực và thời gian có hạn nên những điều tôi tìm hiểu về mảng đề
tài này còn hạn chế. Song tôi thiết nghĩ, việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ
học Luyện từ và câu ở lớp 3 đã giúp tôi có những định hướng hợp lí để nâng cao
chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói
riêng.
2. Một số kiến nghị
Qua việc giảng dạy phân môn này, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến
nghị sau:
- Để thuận tiện cho việc dạy của giáo viên và việc tiếp thu bài của học
sinh cần bổ sung thêm đồ dùng cho phân môn Luyện từ và câu..
- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp dạy
học từng loại bài tập cụ thể. Cách tổ chức trò chơi dạy học môn Tiếng Việt.
- Sở giáo dục kết hợp với Phòng giáo dục tổ chức các buổi chuyên đề
để giáo viên chúng tôi được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau../.

Hoằng Ngọc, ngày 26 tháng 4 năm 2011
Người viết

Nguyễn Tuyết Thanh

17


NHẬN XÉT CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
SKKN XẾP LOẠI:…………………………………………………………..
Ngày …….tháng ……năm 2011
CHỦ TỊCH HĐKH
(kí tên, đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA HĐKH CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
18


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
SKKN XẾP LOẠI: ………………………………………………………….
Ngày …….tháng ……năm 2011
CHỦ TỊCH HĐKH
(kí tên, đóng dấu)

19



×