Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GIÁO án dạy học gắn LIỀN với THỰC tế sản XUẤT môn SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.86 MB, 11 trang )

GIÁO ÁN DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI THỰC TẾ SẢN XUẤT
BÀI 48: CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ LÂM SẢN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được một số phương pháp chế biến chè, cà phê.
- Biết được một số sản phẩm được chế biến từ lâm sản.
- Vận dụng kiến thức giải thích một số khâu chế biến chè, cà phê.
- Học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, khả năng hợp tác nhóm.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn trong chế biến chè, cà phê, lâm sản.
3. Thái độ
- Rèn luyện ý thức bảo quản và chế biến các sản phẩm chè, cà phê, lâm sản.
- Vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất ở gia đình và địa phương, ý thức bảo vệ
tài nguyên môi trường.
4. Năng lực
4.1. Năng lực tự học
Năng lực này được hình thành thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ cá nhân và
nhiệm vụ của nhóm. Mỗi hoạt động học tập được chuyển giao cho học sinh, bản thân
cá nhân phải thực hiện độc lập một cách nỗ lực thực hiện để hoàn thành cùng với các
thành viên khác trong nhóm. Qua đó hình thành và nâng cao năng lực này cho mỗi cá
nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tâp.
4.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Qua thực hiện các nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK, tìm kiếm, thu thập thông tin và liên
hệ với tình hình thực tế ở địa phương, học sinh sẽ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ
thực tế để có kết quả theo mong muốn. Đồng thời việc tìm hiểu kiến thức thực tế sẽ
giúp học sinh có điều kiện hình thành khả năng quan sát và phân tích. Từ đó liên hệ
với các kiến thức đã học để vận dụng nó trong thực tiễn. Cụ thể là chế biến chè, cà
Trang 1



phê và lâm sản.
4.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ (giao tiếp)
Năng lực này được cũng cố và phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, khi
các em đi thu thập thông, quá trình học sinh hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận, và
khi học sinh trình bày kết quả, tự đánh giá và tham gia nhận xét, đánh giá lẫn nhau,
tiếp nhận phản hồi từ giáo viên và các bạn trong lớp....... Quá trình này cũng giúp các
em hình thành, củng cố và phát triển các năng lực khác như: Năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực ứng xử và năng lực tự quản lý bản thân.
4.4. Năng lực hợp tác
Mỗi hoạt động học tập được chuyển giao cho học sinh, bản thân cá nhân phải thực
hiện độc lập một cách nỗ lực và hợp tác thực hiện để hoàn thành cùng với các thành
viên khác trong nhóm.
4.5. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Sử dụng máy tính, mạng Internet để tìm kiếm thông tin, kiến thức liên quan đến chủ
đề. Ứng dụng các phần mềm Excel để tính toán, Microsoft Words và PowerPoint để
soạn thảo, xây dựng sản phẩm của mình và trình diễn, báo cáo kết quả học tập sẽ củng
cố và nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin của học sinh. Đồng thời quá
trình này cũng giúp các em phát huy năng lực xử lý và trình bày số liệu.
4.6. Năng lực tính toán. HS sử dụng các phép tính đơn giản để tính toán liều lượng
kích thước khi chế biến sản phẩm.
4.7. Năng lực thẩm mỹ: Tạo ra sản phẩm báo cáo khoa học, đẹp.
4.8. Năng lực thể chất: Rèn luyện thể chất qua thực hiện các hoạt động trải nghiệm
thực tế.
5. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong bài học
Nội dung
Chế

biến

phẩm


cây

nghiệp



sản.

Nhận biết
sản - Trình bày được
công phương
lâm quy

Thông hiểu

Vận dụng thấp

- Giaỉ thích được vai trò

Liên hệ thực tế ở

pháp, của mỗi bước quy trình địa phương em

trình

chế chế biến chè, cà phê.

biến chè, cà phê.
- Biết


được các
Trang 2


sản

phẩm

chế

biến từ gỗ.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Xác định được nội dung dạy học: Học sinh nắm được quy trình chế biến chè và cà
phê và các sản phảm từ lâm sản.
- GV lựa chọn tổ chức cho HS tham quan nhà máy sản xuất và chế biến gỗ tại huyện
ĐăkĐoa thành phố Pleiku, Gia lai nhằm cho học sinh nắm được các sản phẩm được
chế biến từ lâm sản.
- Khảo sát cơ sở sản xuất: GV liên hệ trước với lãnh đạo nhà máy nhằm gặp gỡ trao
đổi trực tiếp với lãnh đạo về mục đích, nội dung và thời gian đưa HS đến cơ sở sản
xuất để học tập, đồng thời thống nhất với họ phương thức thực hiện, vai trò của mỗi
bên trong quá trình học tập tại cơ sở sản xuất. Công việc này GV tiến hành trước khi
học sinh đến học tập tối thiểu 10 đến 15 ngày để nhà máy có thời gian chuẩn bị trước
khi cho học sinh tham quan trải nghiệm.
- Hướng dẫn HS nghiên cứu trước bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài.
- Chuẩn bị sách vở, giấy, bút để ghi chép các thông tin thu thập được khi tham quan trải
nghiệm.

- Trang phục gọn gàng phù hợp với hoạt động học tập tại cơ sở bảo quản, phương tiện
di chuyển.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Chế biến sản phẩm cây công nghiệp ( Trên lớp )
Hoạt động của GV - HS
(

Nội dung kiến thức

Tác dụng của chè đối với đời sống con

người?
- GV: Thường xuyên súc miệng bằng nước
chè sẽ có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm 
giảm đau nhức răng và nhiệt miệng.
Trang 3


Hoạt động của GV - HS

Nội dung kiến thức

- Là thức uống có giá trị dinh dưỡng như
vitamin, tanin và các khoáng chất...
- Thành phần cơ bản của chè là tanin nên có
vị chát nên rất tốt cho tiêu hóa. Có tác dụng
kích thích hưng phấn của hệ thần kinh trung
ương, hoạt động hệ tim mạch, ống tiêu hóa,
thận....
- Kể tên các loại chè mà em biết?

-

Dựa vào các sản phẩm chè người ta có nghiệp (Chè, Cà phê).

những phương pháp chế biến nào?
-

I. Chế biến sản phẩm cây công
1. Chế biến chè

Ở nước ta sử dụng loại chè nào là chủ a. Một số phương pháp chế biến

yếu?

chè.

- Ở nước ta chè xanh được trồng ở những - Chế biến chè đen (chè có ủ lên mên
vùng nào là chủ yếu?

nhẹ )

- Chế biến chè xanh quy mô công nghiệp - Chế biến chè xanh (chè đã diệt
gồm những nước nào?

men)
- Chế biến chè vàng (chè ướp với
cánh hoa)
- Chế biến chè đỏ (búp, lá chè phơi
khô)


- Giáo viên dùng sơ đồ quy trình (không chú
giải) yêu cầu học sinh lên bảng điền vào các
bước thực hiện.
- Nguyên liệu để chế biến chè được lấy từ

b. Quy trình công nghệ chế biến chè

đâu ?

xanh quy mô công nghiệp

- Làm héo bằng cách nào ?

Nguyên liệu → Làm héo → Diệt men

- Vì sao phải diệt men ?

trong lá chè → Vò chè → Làm khô →

- Người ta thường làm khô bằng cách nào ? Phân loại, đóng gói → Sử dụng
- Chế biến chè xanh quy mô hộ gia đình có
Trang 4


Hoạt động của GV - HS

Nội dung kiến thức

gì khác với quy mô công nghiệp ?
- Cà phê có tác dụng gì ?

- Kể tên các loại cà phê mà em biết ?
- Người ta chế biến cà phê theo những
phương pháp nào ?
Giáo viên giải thích
- Ở nước ta thường trồng cà phê ở những
vùng nào ?
- Chế biến cà phê nhân theo phương pháp

2. Chế biến cà phê

ướt gồm những bước nào ?

a. Một số phương pháp chế biến cà

- Vì sao phải phân loại, làm sạch ?

phê nhân.

- Vì sao phải ngâm ủ men để chế biến cà

- Phương pháp chế biến ướt

phê ?

- Phương pháp chế biến khô

- Ở gia đình có chế biến được cà phê hay

b. Quy trình công nghiệp chế biến cà


không ?

phê nhân theo phương pháp ướt.

- Chế biến cà phê ở hộ gia đình có gì khác Thu hái quả → Phân loại làm sạch → so
với chế biến cà phê quy mô công nghiệp? Bóc vỏ quả → Ngâm ủ → Rửa nhớt →
- Giáo viên yêu cầu đọc SGK quan sát hình Làm khô → Cà phê thóc → Xát bỏ vỏ
48.2, 48.3, trả lời câu hỏi.

trấu → Cà phê nhân → Đóng gói →
Bảo quản → Sử dụng.

Hoạt động 2: Một số sản phẩm chế biến từ lâm sản (Trải nghiệm thực tế )
1. Mục đích: Giúp cho học sinh nắm được quy trình chế biến các sản phẩm lâm sản.
2. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Tập trung học sinh tại trường.
- Nhắc lại mục đích, yêu cầu của buổi trải nghiệm.
- Nhiệm vụ của mỗi học sinh là phải quan sát và ghi chép hướng dẫn của chủ cơ sở
về cách lựa chọn, phương pháp và quy trình chế biến và bảo quản.
- Giới thiệu đại diện cơ sở.
- Đại diện nhà máy sản xuất giới thiệu vài nét về hoạt động của nhà máy.

Trang 5


- Học sinh chủ động quan sát, tìm hiểu hệ thống quy trình chế biến sản phẩm.
3. Một số hình ảnh của buổi trải nghiệm

Trang 6



Trang 7


4.

Sản phẩm. Báo cáo nội dung kết quả quan sát.



Hình thức báo cáo: HS có thể trình bày trên giấy A0, A4, hay các ảnh về quy trình
chế biến các sản phẩm đã chụp hình hay đã phát thảo được. Có thể thiết kế các sildes
tĩnh hay động.
5. Rút kinh nghiệm.


Trang 8



×