Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn dạy học hóa học 12 gắn LIỀN với THỰC TIỄN để NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TT TRƯƠNG VĨNH KÝ
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC HÓA HỌC 12 GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học



- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2015-2016

 Hiện vật khác



BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG
2. Ngày tháng năm sinh: 25-03-1991
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 392A/9, Ấp 9/4, Xuân Thạnh, Thống Nhất, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613 781 334(CQ)/
6. Fax:

(NR); ĐTDĐ: 01265006805

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên giảng dạy môn Hóa học
8. Nhiệm vụ được giao: - Giáo viên chủ nhiệm lớp 10B3
- Giáo viên giảng dạy môn Hóa học lớp 10B3,
10B14, 10B15, 12C7 ( năm học 2015-2016)
9. Đơn vị công tác: Trường THPT TT Trương Vĩnh Ký
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Hóa học
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm Hóa học hệ chính quy
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học
Số năm có kinh nghiệm: 3
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không


2


Chuyên đề:
DẠY HỌC HÓA HỌC 12 GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
––––––––––––––
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc hình thành và phát triển trí dục cho học sinh. Thông qua việc học hoá học là
để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn dựa trên cơ sở cấu tạo nguyên tử,
phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học...
Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục
vụ trong đời sống của con người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai
lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người...
Nhưng thực tế, đối với những giờ học Hóa hiện nay thì việc phát huy tối đa mục
đích trên lại rất hạn chế. Học sinh chỉ được tiếp thu những lí thuyết, khái niệm,
định luật… khô cứng. Đặc biệt là học sinh THPT khối 12, khi mà mục tiêu duy
nhất của các em là vượt qua được các kì thi với những lí thuyết và bài toán khô
khan. Hứng thú học tập là một khái niệm “ xa xỉ” đối với các em. Hơn thế nữa,
trong những năm gần đây, khi các môn học có xu hướng chú trọng liên hệ thực tế,
các đề thi Hóa học thường có những câu hỏi thực tiễn dưới hình thức là câu hỏi “
vận dụng ở mức độ cao”. Học sinh bắt đầu lúng túng, thường xuyên không giải
quyết được những câu hỏi này. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc
giảng dạy, xa rời mục đích ban đầu của bộ môn Hóa học đặt ra.
Để nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập môn Hóa học
của học sinh, giáo viên giảng dạy cũng đã sử dụng thường xuyên các phương
pháp dạy học tích cực như thảo luận nhóm, nêu vấn đề, ...Tuy nhiên, việc gắn
liền các kiến thức thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày trong giảng dạy

Hóa học lại ít được chú trọng, đúng hơn là lãng quên.
Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa
học, tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Hóa học mà cụ thể là
tăng hứng thú học tập cho học sinh, người giáo viên ngoài phát huy tốt các
phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực
tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó là lí
do tôi chọn để tài: DẠY HỌC HÓA HỌC 12 GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng một hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn có thể vận dụng vào bài
giảng trong chương trình hóa học THPT.
3


Vận dụng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn ở trên vào bài giảng nhằm
giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học bộ môn Hóa học tại các lớp: 12B10, 12B13 ( năm học 20142015)
Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận
dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học.
2. Phạm vi
Do còn hạn chế về thời gian nên chỉ mới áp dụng nghiên cứu các bài dạy trong
chương trình hóa học 12 cơ bản.
IV. CƠ SỞ KHOA HỌC
Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh
vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang
tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
Nếu vận dụng tốt hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn vào bài giảng trong
chương trình dạy học bộ môn Hóa học ở trường phổ thông sẽ làm tăng ý nghĩa

thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh
hơn. Đồng thời góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ
động học tập của học sinh. Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả
học tập bộ môn cao hơn.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa, phương
pháp
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học phổ thông.
Mục tiêu chương trình hóa học phổ thông ( chủ yếu là trung học phổ thông ) để
sưu tầm và xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học phát huy tính tích
cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ môn.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy
học,…
Các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực bộ môn
hóa.
Sưu tầm, liệt kê các hiện tượng hóa học thực tiễn áp dụng cho một số bài dạy cụ
thể ở chương trình hóa học trung học phổ thông.

4


B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐƯA KIẾN THỨC THỰC TIỄN VÀO BÀI
GIẢNG HÓA HỌC PHỔ THÔNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
1. Vai trò của việc đưa kiến thức thực tiễn vào bài giảng trong quá trình dạy
học hóa học phổ thông
Có thể nói rằng, việc đưa kiến thức thực tiễn vào bài giảng là một điều cần thiết
phải có trong quá trình dạy học.

- Nó sẽ kích thích , lôi cuốn và gây hứng thú cho học sinh. Khi đã tạo cho
mình một sự cuốn hút, thích thú học sinh sẽ hết sức say sưa, tự giác tìm tòi và luôn
sáng tạo trong lĩnh hội tri thức. Nhờ đó học sinh đạt kết quả cao trong học tập.
- Khơi dậy niềm thích thú học tập, ham hiểu biết, dẫn tới sự học tập chủ động,
sáng tạo của học sinh. Qua đó, kết quả học tập được nâng cao, trọng tâm của quá
trình dạy học sẽ di chuyển về phíùa học sinh.
- Tạo ra sự tập trung, chú ý cao độ và nhất là những tiết học thứ 4-5, lúc đó
các em học sinh đã mệt mỏi vì lượng kiến thức phải tiếp thu ở những tiết học
trước. Nếu một tiết học nhàm chán, không tạo sự chú ý lôi cuốn trong bài giảng thì
hiệu quả của quá trình dạy học sẽ rất thấp, bởi: “chỉ có hứng thú với một hoạt động
nào đó mới đảm bảo cho họat động ấy được tích cực”
- Làm cho việc học tập trở nên lý thú, không đơn điệu nhàm chán, đồng thời
kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh.
→ Bất kỳ một môn học nào cũng có sẵn những khả năng to lớn để khơi gợi và
phát huy hứng thú học tập ở học sinh. Và thật sự bản thân môn Hóa Học rất lôi
cuốn, điều quan trọng là người giáo viên phải biết cách hé mở nó, làm sao để các
em tự cảm nhận được vẻ đẹp kỳ bí, hấp dẫn của nó trong mỗi nội dung bài học.
Cái mới mẻ, kỳ thú bao giờ cũng gây hứng thú cao độ bởi nó kích thích trí
tưởng nơi trẻ, giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Từ đó tăng hiệu quả của việc
dạy và học Hóa trong trường THPT.
2. Tình trạng dạy học hóa học có liên hệ thực tiễn ở các trường phổ thông
trong những năm gần đây
Thực trạng cho thấy giáo viên ít liên hệ kiến thức hóa học với thực tế. Do cách
thi cử có ảnh hưởng quan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra, kì thi
không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn. Do vậy, đa số
giáo viên chỉ đưa những kiến thức hóa học thực tiễn vào các hoạt động ngoại
khóa, còn những tiết học truyền thụ kiến thức mới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện
tập, ôn tập, tổng kết chuẩn bị cho các kì kiểm tra thì giáo viên chỉ tập trung các
kĩ năng khác có nội dung thuần túy hóa học để có thể đáp ứng được yêu cầu
của bài kiểm tra.

- Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên không có cơ hội
đưa những kiến thức thực tế vào bài học.
5


- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra
trong thực tế của học sinh còn hạn chế.
- Vốn hiểu biết thực tế của học sinh về các hiện tượng có liên quan đến hóa
học trong đời sống hàng ngày còn ít.
3. Cơ sở lí luận
Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động tự lực học tập cho học sinh theo
những cơ sở lí luận sau:
3.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp
Hiện nay, với sự phát triển về mọi mặt đòi hỏi tính toàn diện nên chương trình
đào tạo cũng hướng tới mục đích liên kết, kết hợp các môn học thuộc cùng lĩnh
vực lại với nhau. Thông qua một bài học hóa học, chúng ta nên và cần làm rõ cho
học sinh thấy được mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những hóa học
mà còn giữa các ngành khoa học khác như: sinh học, vật lí, toán học….
Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, phương
trình hóa học, dung dịch…đều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều hiện
tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: gluxit, lipit, protein,…đều liên
quan đến kiến thức sinh học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo
hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy
được sự liên hệ giữa các môn học với nhau.
Ví dụ: khi ta học sinh học, ta biết không nên để nhiều cây xanh trong phòng ngủ
vào ban đêm vì quá trình hô hấp của cây. Đến khi học hóa học ta lại càng hiểu
rõ hơn là do vào ban đêm cây không có ánh sáng để thực hiện quá trình quang
hợp:
¸ nhs¸ ng
6nCO 2 + 5nH 2 O 

→(C 6 H10 O5 ) n + nO 2
chÊt diÖp lôc

Còn ban đêm cây hấp thụ lấy khí O2 và thải ngược lại khí CO2 nên sẽ bị ngạt.
3.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các
nội dung học với thực tiễn
6


Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo
viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với
thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được
với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.
Ví dụ: Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ?
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi nước vôi
vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa.
Giải thích:
Trong nộc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng a
xit fomic gây bỏng da và đồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong
còn có cả HCl, H3PO4, cholin… nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên và rất rát.
Người ta vội lấy nước vôi trong hay dung dịch xút để bôi vào vết côn trùng đốt.
Khi đó xảy ra phản ứng trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm
giác rát ngứa.
3.3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả
định bằng các hiện tượng thực tiễn
Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm
chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau,
trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm
vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động,
sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ

đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.
Ví dụ: Khi học về photpho, GV có thể đưa ra tình huống:
Vì sao khi ăn phải bả, chuột thường chết ở nơi gần nguồn nước ?
Giải thích: Bã chuột có công thức là Zn3P2, thủy phân theo phương trình:

→ 3Zn(OH)2 + 2PH3
Zn3P2 + 6H2O ¬


Khí PH3 độc giết chết chuột. Ngoài ra, do phản ứng thủy phân hai chiều, chuột
càng uống nước, chuột lại càng khát nước vì H2O đã mất do cân bằng dịch
chuyển theo chiều thuận. Chính vì thế chuột lại càng nhanh chết hơn.

Tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học sinh học tập và thi đua
nhau tìm câu trả lời. Các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn.
4. Một số tình huống để áp dụng thực tiễn vào bài học
4.1. Đặt tình huống dẫn vào bài
Tiết dạy có thành công hay không nhờ vào người hướng dẫn (giáo viên) rất
nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình
huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu,
giải thích qua bài học sẽ lôi hút được sự chú ý của học sinh.
4.2. Liên hệ thực tế trong bài dạy
7


Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các
em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó mỗi
bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú
ý của học sinh.
Tuy nhiên, giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học

sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò
quan trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn.
II. HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG
CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 12
1. Hệ thống các hiện tượng hóa học sử dụng cho các bài giảng phần Hóa
Hữu cơ lớp 12
Câu 1: Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên
đồ vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau ít phút thí nghiệm? Giải thích cách
làm trên?
Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên
trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có
dấu vân tay đặt đối diện với mặt ống nghiệm có
chứa cồn iôt và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần
đáy ống nghiệm. Khi xuất hiện luồng khí màu tím
bốc ra từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy
trắng( bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần
dần hiện lên dấu vân tay màu nâu, rõ đến từng nét.
Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng
rồi cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm
như trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng.
a. Giải thích: Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi
ấn ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường
rất khó nhận ra.
Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iôt thì
do bị đun nóng iôt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím ( chú ý là khí iôt rất
độc), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan
vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là vân tay hiện ra.
b. Áp dụng: Đây là một ứng dụng quan trọng của iot trong ngành điều tra tội
phạm. Giáo viên có thể đề cập ở phần tính chất vật lí trong bài “Lipit (chất
béo)”( Tiết 2- lớp 12).

Câu 2: Vì sao các chất béo (dầu, mỡ,…) không tan trong nước mà
tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực?
a. Giải thích: Những chất phân cực sẽ tan trong dung môi phân cực, những chất
không phân cực sẽ tan trong dung môi không phân cực. Chất béo (dầu, mỡ) là
8


những chất không phân cực còn nước là dung môi phân cực nên chất béo không
tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ không phân cực.
b. Áp dụng: Đây là tính chất hóa học quan trọng của chất béo. Giáo viên có thể
nêu câu hỏi, đặt vấn đề trong phần tính chất vật lí của chất béo trong bài “ Lipit”
( tiết 2- lớp 12)
Câu 3: Dầu mỡ động - thực vật để lâu thường có mùi khó chịu, ta gọi đó
là hiện tượng ôi mỡ. Cho biết nguyên nhân gây nên hiện tượng ôi mỡ.
a. Giải thích: Quá trình ôi mỡ tăng nhanh và ở điều kiện nhiệt độ ẩm cao, nóng và
có ánh sáng. Mỡ bị ôi do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do oxi
không khí cộng vào liên kết đôi C = C, trong gốc axit béo không no tạo thành
peoxit, sau đó peoxit tiếp tục chuyển thành andehit và axit cacboxylic có mùi khó
chịu.
b. Áp dụng: Giáo
viên có thể nêu hiện
tượng yêu cầu học
sinh giải thích trong
phần tính chất hóa
học của chất béo ở
bài “Lipit” ( tiết 2 –
lớp 12)
Câu 4. Vì sao gạo
nếp lại dẻo?
a. Giải thích:

Tinh bột có 2 loại
amilozơ và
amilopectin nhưng
không tách rời
nhau, trong mỗi hạt tinh bột amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan
được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin
trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt tinh bột.
Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng
20%, nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột
trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho
cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc… rất dẻo, dẻo tới mức dính.
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập ở phần tính chất vật lí và cấu trúc phân tử
của tinh bột trong bài: “ Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ” ( Tiết 8 – lớp 12)

9


Câu 5. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ?
a. Giải thích: Cơm chứa
một lượng lớn tinh bột, khi
ăn cơm trong tuyến nước
bọt của người có các
enzim. Khi nhai kỹ cơm
trong nước bọt sẽ xảy ra
sự thủy phân một phần
tinh bột thành mantozơ và
glucozơ nên có vị ngọt
b. Áp dụng: Giáo viên có
thể đề cập ở phần tính chất
vật lí và cấu trúc phân tử

của tinh bột trong bài: “
Saccarozơ, tinh bột và
xenlulozơ” ( Tiết 8 – lớp
12)
Câu 6: Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông
thì chỗ vải đó bị đen lại và bị thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào thì vải
mủn dần rồi mới bục ra?
a. Giải thích: Thành phần chính của sợi bông là xenlulozơ. Khi H2SO4 đặc rớt
vào thì H2SO4 đặc có tính háo nước, sẽ hút nước rất nhanh làm cho vải sợi bông
bị thủng ngay và thành phần còn lại là Cacbon (C) có màu đen. Còn khi HCl rớt
vào, bản chất của HCl chỉ là một axit mạnh nên chỉ thủy phân xenlulozơ dẫn đến
vải mủn dần.
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề ở phần tính chất hóa học
của xenlulozơ trong bài: “ Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ” ( Tiết 8 – lớp 12)
Câu 7: Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?
a. Giải thích: Trong sữa có thành phần Protein gọi là cazein, khi vắt chanh vào
sữa sẽ làm tăng độ chua tức làm giảm độ pH của dung dịch sữa. Tới pH đúng với
điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng
tách cazein rồi cho lên men tiếp. Việc làm đậu phụ cũng theo nguyên tắc tương
tự như vậy.
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt vấn đề ở đầu bài học: Peptit – Protein ( tiết 17 –
lớp 12)

10


Câu 8: Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?
a. Giải thích: Cá tanh do
trong cá có trimetylamin
(CH3)3N và đimetylamin

(CH3)2NH và metyl amin
CH3NH2 là những chất có
mùi khó ngửi.
Khi chiên cá ta cho thêm
một ít rượu có thể phá
hủy được mùi tanh cá. Vì
trimetylamin thường “lẫn
trốn” trong cá nên người
ta khó trục nó ra. Nhưng
trong rượu có cồn, cồn có
thể hòa tan trimetylamin
nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn. Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả
trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết.
Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm
mùi thơm rất tốt.
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt vấn đề ở đầu bài học: Amin ( tiết 13, 14 – Lớp
12)
Câu 9: Khi bị ngộ độc bởi chì trong thức ăn, người ta khuyên nên uống ngay
nhiều sữa?
a. Giải thích: Để protein
trong sữa kết hợp với muối
chì gây nên sự đông tụ
protein bất thuận nghịch, cơ
thể khó hấp thu sẽ hạn chế
tính độc của chì. Ngộ độc chì
có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe con người. Việc
đưa ra một cách đơn giản để
giải độc chì là một kinh
nghiệm thực tế cần thiết cho

mọi người.
b. Áp dụng: Học sinh biết
vận dụng bài học của mình để
sơ cứu khi cần thiết là điều rất

11


có ý nghĩa. Vì vậy, Giáo viên có thể đưa câu hỏi này vào nội dung bài học: peptit
và protein. ( tiết 17 – Lớp 12)
Câu 10: Tại sao khi nấu thịt, cá cùng với rau, quả có vị chua thì nhanh nhừ
hơn?
a. Giải thích: Trong môi trường axit là các rau, quả có vị chua sẽ xúc tác cho sự
thủy phân protein tạo thành aminoaxit và những protein đơn giản hơn, nên thịt cá
nhanh nhừ hơn.
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi này khi bắt đầu phần tính chất hóa
học của protein (tiết 17- Lớp 12)
Câu 11: Phân biệt các chất liệu vải như thế nào?
a. Giải thích: Căn cứ vào bản chất của có chất liệu làm nên vải ta có thể nhận
biết cách đơn giản sau:
Nếu vải làm bằng sợi bông: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có
mùi như đốt giấy và tro có màu xám đậm.
Nếu vải làm bằng sợi tơ tằm: Khi đốt sợi vải cháy chậm hơn vải sợi bông, có mùi
khét như đốt tóc, sợi tơ co cục, màu nâu đen, lấy tay bóp thì tan.
Nếu vải làm bằng lông cừu( len lông cừu): Khi đốt bắt cháy không nhanh, bốc
khói, có mùi khét như đốt tóc và tạo thành những bọt phồng, rồi vón cục có màu
đen hơi óng ánh, giòn, bóp tan ngay.
Nếu vải làm bằng sợi visco: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có
mùi như đốt giấy và tro có màu xám nhưng rất ít.
Nếu vải làm bằng sợi axetat: Khi đốt sợi vải bắt cháy chậm ,thành giọt dẻo màu

nâu đậm, có hoa lửa, không bốc cháy thành ngọn lửa, sau đó kết thành cục màu
đen, dễ bóp nát.
Nếu vải làm bằng sợi poliamit(nilon): Khi đốt sợi vải không cháy ngọn lửa mà co
vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, khi nguội thì biến thành cục cứng
có màu nâu nhạt, bóp khó nát.
b. Áp dụng: Giáo viên đặt ra cho học sinh dưới dạng yêu cầu về nhà (tiết 21,22Hóa học 12 chương trình chuẩn). Từng nhóm học sinh tìm hiểu một số loại vải và
thực hành ở nhà, giờ học sau sẽ trình bày kết quả. Thực tế là học sinh rất tích cực
tìm hiểu để đưa ra kết quả thực hành.Giáo viên hoàn chỉnh câu trả lời. Học sinh có
thêm những kinh nghiệm bổ ích trong việc lựa chọn vải.
2. Hệ thống các hiện tượng hóa học sử dụng cho các bài giảng phần Hóa Vô
cơ lớp 12
Câu 1: Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại kẽm (Zn) ở
phía sau đuôi tàu ?
a. Giải thích: Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim
của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc
12


thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư
hỏng.
Để bảo vệ thân tàu thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của
thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của
chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà
phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt
nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kì. Việc này
vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
b. Áp dụng: Sự ăn mòn kim loại đặc biệt là ăn mòn điện hóa hàng năm gây tổn
thất thật nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân. Con người luôn cố gắng tìm ra

những phương pháp chống ăn mòn kim loại. Phương pháp điện hóa ( dùng Zn) để
bảo vệ vỏ tàu biển như trên rất hiệu quả và được ứng dụng rất rộng rãi. Giáo viên
có thể nêu vấn đề sau khi dạy xong bài “Ăn mòn kim loại”( Tiết 31- lớp 12) để cho
học sinh giải thích nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để giải
thích hiện tượng trong cuộc sống.
Câu 2: Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?
a. Giải thích:
Dưới áp suất
khí quyển
1atm thì nước
sôi ở 100oC.
Nếu cho thêm
một ít muối ăn
vào nước thì
nhiệt độ sôi
cao hơn
100oC. Khi đó
luộc rau sẽ
mau mềm,
xanh và chín
nhanh hơn là
luộc bằng
nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.
b. Áp dụng: Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học sinh sẽ
không biết. Học sinh dễ dàng làm thí nghiệm ngay khi nấu ăn. Từ đó góp phần tạo
nên kinh nghiệm nấu ăn cho học sinh, rất thiết thực trong cuộc sống. Giáo viên có
thể nêu vấn đề trên sau khi kết thúc bài “Các hợp chất của natri” (Tiết 41 lớp 12).

13



Câu 3: Vì sao muối NaHCO3 dùng để chữa bệnh đau dạ dày?

a. Giải thích: Trong dạ dày có chứa dung dịch axit HCl. Người bị đau dạ dày là
người có nồng độ dung dịch axit HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng
để làm thuốc trị đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong
dạ dày nhờ có phản ứng hóa học.
→ NaCl +CO2 + H2O
NaHCO3 +HCl 
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập đến vấn đề này vào nội dung bài: Kim loại
kiềm và hợp chất của kim loại kiềm ( Tiết 41 – Lớp 12)
Câu 4: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bóc lên mù mịt, nước
vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính
mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau
khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ?
a. Giải thích:
Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:
CaO + H 2 O 
→ Ca(OH)2

Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả
14


những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều
nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi
để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tánh mạng.
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở bài:
Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ ( Tiết 43, 44 – Lớp 12).
Câu 5: Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?

a. Giải thích: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho
nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi tô lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chống
khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2 
→ CaCO3 + H2O
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa
học của canxi hiđroxit ở bài :Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
( tiết 43, 44- Lớp 12).
Câu 6: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện
lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào ?
a. Giải thích: Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời - là
nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học:
Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp
cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội
khoảng một đêm rồi rửa sạch.
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng bài : Nước
cứng ( tiết 43, 44 – Lớp 12). Mục đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề
có trong đời sống từ đó có thể giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích
sự hưng phấn trong học tập. Đây là hiện tượng mà học sinh có thể quan sát và
thực hiện được dễ dàng.
Câu 7: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ với những hình dạng phong
phú đa dạng được hình thành như thế nào ?
a. Giải thích: Các vùng núi đá vôi, thành
phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa
trong không khí có CO2 tạo thành môi
trường axit nên làm tan được đá vôi.
Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá

thành những hình dạng đa dạng:


CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
15


Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá
thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:


Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những
hình thù đa dạng.
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng của bài :Một
số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ ( tiết 43, 44- Lớp 12).
Câu 8: Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?
a. Giải thích: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2
nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3.
Do đó xảy ra phản ứng hóa học :




CaCO3 + CO2 + H2O ¬
Ca(HCO3)2

Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân
bằng trên sẽ chuyển dịch qua bên phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm

cho đá bị bào mòn dần.
b. Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy
qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều
này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ
có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời
thường. Giáo viên có thể nêu vấn đề này ở phần “Canxi cacbonat” của bài :Một số
hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ ( tiết 43, 44- Lớp 12).
Câu 9: Vì sao trước khi thi đấu các VĐV thể thao cần xoa bột trắng vào lòng
bàn tay?
a. Giải thích: Loại bột màu trắng có
tên gọi là “Magiê cacbonat”(MgCO3)
mà người ta vẫn hay gọi là “ bột
magiê”. MgCO3 là loại bột rắn mịn,
nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt. Khi
tiến hành thi đấu, bàn tay của các vận
động viên thường có nhiều mồ hôi.
Điều đó đối với các vận động viên thi
đấu thể thao hết sức bất lợi. Khi có
nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay sẽ làm
giảm độ ma sát khiến các vận động viên sẽ không nắm chắc được các dụng cụ khi
thi đấu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến thành tích mà còn gây nguy hiểm
khi trình diễn. MgCO3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường độ ma sát
giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao giúp vận động viên có thể nắm chắc dụng cụ
và thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.
16


Ngoài ra với các vận động viên giàu kinh nghiệm, họ có thể lợi dụng khoảnh khắc
“xoa bột” làm giảm bớt tâm lí căng thẳng; sắp xếp lại trình tự thực hiện thao tác,
ôn tập lại các yếu lĩnh, chuẩn bị tốt hơn tâm lí thi đấu để thực hiện các thao tác

tốt.
b. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng của bài :Một số
hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ ( tiết 43, 44- Lớp 12).
Câu 10: Vì sao phèn chua lại làm sạch nước ?
a. Giải thích: Phèn chua là muối
sunfat kép của nhôm và kali ở
dạng tinh thể ngậm nước 24
phân tử nước nên có công thức
hóa học là
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Phèn chua không độc, có vị chát
chua, ít tan trong nước lạnh
nhưng tan rất nhiều trong nước
nóng. Khi cho phèn chua vào
nước sẽ phân li ra ion Al3+.
Chính ion Al3+ này bị thủy phân
theo phương trình:
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào
nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn,
nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu:
“ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng
cho tắm, giặc. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh
phàn
( minh là trong trắng, phàn là phèn).
b. Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên ở phần Ứng dụng của phèn chua
trong bài : Nhôm và hợp chất ( tiết 45, 46 – Lớp 12)
Câu 11 : Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh?

a. Giải thích : Đó chính là màn kịch giữa sắt và nước. Ở nhiệt độ cao, sắt và
nước tác dụng với nhau tạo nên oxit sắt từ (Fe3O4) lấp lánh màu lam.
3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2
Không nên coi thường lớp áo màu lam này của sắt, chính nó là tấm màng bảo vệ
sắt làm cho sắt không bị gỉ và bị ăn mòn.
17


b. Áp dụng : Giáo viên có thể đặt vấn đề ở bài Sắt ( tiết 52 – Lớp 12)
Câu 12 : Chảo , môi, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ? môi lại
dẻo ? còn dao lại sắc ?
a. Giải thích : Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ sắt. Thế nhưng loại sắt để chế
tạo chúng lại không giống nhau.
Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất giòn. Trong công
nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”
Môi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang.
Người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có hình dạng khác
nhau.
Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát
mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.
b. Áp dụng: Vấn đề từ sắt có thể điều chế những vật dụng có chức năng khác nhau
được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Giải thích được điều này đòi hỏi học
sinh phải biết được tính chất của sắt cũng như hợp kim của nó. Giáo viên có thể đề
cập trong bài “Hợp kim của sắt” ( Tiết 54 - lớp 12).
Câu 13 : Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống
rượu?
a. Giải thích : Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic.
Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác
dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO3. Đây là
một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da

cam. Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất
có màu xanh đen.
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3.
Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi
rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa
vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được
mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống
rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
b. Áp dụng : Giáo viên có thể đặt vấn đề trên khi dạy bài Crom và hợp chất ( tiết
55 – Lớp 12)
C. PHẦN KẾT LUẬN CHUNG
Như vậy, đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, tích cực, tự
tìm tòi, chống thói quen học tập thụ động. Các phương pháp tích cực hướng tới
việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học phải gắn liền
với giá trị thực tiễn của nội dung bài học giúp rèn luyện cho học sinh khả năng tự
lực, nhạy bén trong cuộc sống bao gồm các kĩ năng đặc trưng chung là :
- Khả năng liên hệ thực tế các vấn đề học tập vào cuộc sống.
18


- Khả năng tự học.
- Khả năng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
- Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác.
Áp dụng các hiện tượng thực tiễn phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời gian
hợp lí trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của học sinh tạo không khí
thoải mái trong tiết học, mới tạo được ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các hiện tượng thực
tiễn vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt thông qua chất
lượng học tập bộ môn này được nâng cao.
Lớp


Khá, giỏi Trên TB

12B10 ( không áp dụng)

0%

79,1%

12B13( có áp dụng)

3,6%

89,2%

Với việc áp dụng các kiến thức thực tiễn vào trong giảng dạy môn hóa học
THPT, năm học 2014-2015 taị trường THPT Trương Vĩnh Ký, tôi nhận thấy sự
tiến bộ của học sinh và đã làm tăng được tính tò mò của rất nhiều học sinh. Với cố
gắng của bản thân, tôi tin rằng tỉ lệ học sinh yếu sẽ được giảm hơn nữa, để góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Vì chưa có điều kiện tìm hiểu môi trường học ở những nơi khác nhau và
nguồn lực có hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế. Kính mong sự đóng góp ý kiến
thêm cho đề tài để những năm tiếp theo đề tài hoàn thiện hơn và phong phú hơn để
được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy bộ môn hóa học THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 10, 11, 12
( Nhà xuất bản Giáo Dục)
[2] PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC10, 11, 12.
(SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI)
[3] 385 CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG

Nguyễn Xuân Trường ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
[4] NHỮNG VẪN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC THPT MÔN HÓA HỌC
(Nhà Xuất Bản Giáo Dục)
[5] Bài tập định tính và câu hỏi thực tế hóa học 12, Tập 1.
Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng (Nhà xuất bản giáo
dục, 2002).
[6] Câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn trung học phổ thông, Tập 1
19


Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ
Công Mỹ(Nhà xuất bản giáo dục, 2006)
[7] Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung
gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm TP. HCM.
Trần Thị Phương Thảo (2008)
[8] Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng
trong dạy học hóa học ở THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học sư
phạm TP. HCM.
Lê Thị Kim Thoa (2009)
[9] Ngoài ra còn một số bài báo về dạng bài tập này được đăng trên tạp chí Hóa
học & Ứng dụng và một số website như:
/> />
20


MỤC LỤC

21




×