Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Bước đầu nghiên cứu nhân nhanh in vitro giống lan thạch hộc thiết bì (dendrobium officinale kimura et migo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 84 trang )

Lời cảm ơn
Trong thời gian hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ về nhiều mặt từ các cấp lãnh đạo, các tập thể, cá nhân.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới GS. TS. Nguyễn
Quang Thạch, ThS. Nguyễn Thị Sơn đã tận tình chỉ bảo, quan tâm và giúp đỡ em
trong thời gian thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, các thầy giáo, cô giáo khoa
công nghệ sinh học đã tạo điều kiện và giúp đỡ em được báo cáo khóa luận tốt
nghiệp đợt 1 cũng như trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể các thầy giáo, cô
giáo, anh, chị trong viện sinh học nông nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ em
trong thời gian thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè
và người thân của em đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ em trong suốt thời gian
làm khóa luận.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng
Sinh viên

ĐỖ THỊ HIỀN

i

năm 2014


MỤC LỤC
2.1.2Đặc điểm hình thái của chi lan Hoàng Thảo:.................................................................8


2.1.3 Đặc điểm sinh thái học chi Dendrobium-Hoàng Thảo................................................10
2.4.1 Tình hình nuôi cấy mô lan Hoàng Thảo trên thế giới.................................................15
2.2.2 Tình hình nuôi cấy mô lan Hoàng Thảo ở Việt Nam..................................................18
2.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi trong vườn ươm.........................................................................31
2.6 Xử lí số liệu:...................................................................................................................31
CTTD...................................................................................................................................46
CTTN...................................................................................................................................46
Tỷ lệ chồi tạo rễ (%).............................................................................................................46
Số rễ/cây...............................................................................................................................46
Chiếu dài rễ (cm)..................................................................................................................46
CT1: ĐC...............................................................................................................................46
100........................................................................................................................................46
3,37.......................................................................................................................................46
1,31.......................................................................................................................................46
++.........................................................................................................................................46
CT2: ĐC + 0,3ppm IAA/lít..................................................................................................46
môi trường............................................................................................................................46
100........................................................................................................................................46
3,82.......................................................................................................................................46
1,94.......................................................................................................................................46
++.........................................................................................................................................46
CT3: ĐC + 0,7ppm IAA/lít..................................................................................................46
môi trường...........................................................................................................................46
100........................................................................................................................................46
4,3.........................................................................................................................................46
2,47.......................................................................................................................................46
+++.......................................................................................................................................46
CT4: ĐC + 0,5ppm IAA/lít..................................................................................................46
môi trường...........................................................................................................................46
100........................................................................................................................................46

4,39.......................................................................................................................................46
2,63.......................................................................................................................................46
++.........................................................................................................................................46
CT5: ĐC + 1ppm IAA/lít.....................................................................................................46
môi trường............................................................................................................................46
100........................................................................................................................................46
4,11.......................................................................................................................................46
2,21.......................................................................................................................................46
++.........................................................................................................................................46
LSD0,05...............................................................................................................................46
0,30.......................................................................................................................................46
0,15.......................................................................................................................................46
CV%.....................................................................................................................................46
4,2.........................................................................................................................................46
4,0.........................................................................................................................................46

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT

Công thức

CV(%)

Hệ số biến động (Correlation of Variants)

ĐC


Đối chứng

HSN

Hệ số nhân

MS

Murashige & Shoog, 1962

LSD

Sai khác tối thiểu có ý nghĩa ở P = 0.5
(Least Significant Difference)

ND

Nước dừa

VW

Vacin & Went, 1949

RE

Robert Ernst, 1979

iii



DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1.1. Ảnh hưởng của môi trường nền đến giai đoạn khởi động mẫu tạo vật liệu ban đầu
trong gieo hạt lan Dendrobium officinale Kimura et Migo..........Error: Reference source not
found
Bảng 4.1.2 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh protocorm loài
lan Dendrobium officinale Kimura et Migo......................Error: Reference source not found
Bảng 4.1.4Ảnh hưởng nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh protocorm loài lan
Dendrobium officinale Kimura et Migo(sau 8 tuần nuôi cấy).....Error: Reference source not
found
Bảng 4.2.1 Ảnh hưởng nồng độ BA kết hợp αNAA đến sự phát sinh hình thái và hệ số nhân của
đoạn thân mang mắt ngủ lan Dendrobium officinale Kimura et Migo Error: Reference source not
found
Bảng 4.2.2Ảnh hưởng nồng độ BA kết hợp IBA đến sự phát sinh hình thái và hệ số nhân
của đoạn thân mang mắt ngủ giống lan Dendrobium officinale Kimura et Migo..........Error:
Reference source not found
Bảng 4.3.1Ảnh hưởng của nền môi trường đến khả năng ra rễ của chồi của loài
Dendrobium officinale Kimura et Migo(sau 4 tuần nuôi cấy).....Error: Reference source not
found
Bảng 4.3.2.Ảnh hưởng của IAA đến khả năng sinh rễ chồi loài lan Dendrobium officinale
Kimura et Migo ................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây in vitro Dendrobium officinale
Kimura et Migo ngoài vườn ươm.......................................Error: Reference source not found

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Lan Thạch Hộc.........................................Error: Reference source not found
Hình 2. Lan Thạch Hộc.........................................Error: Reference source not found

Hình 3. Đoạn thân mang mắt ngủ..........................Error: Reference source not found
Hình 4 : ảnh hưởng của môi trường nền VW, MS, H đến giai đoạn khởi tạo vật liệu
ban đầu trong gieo hạt lan Dendrobium officinale Kimura et Migo..Error: Reference
source not found
Hình 5: ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh prptocorm loài
lan Dendrobium officinale Kimura et Migo (sau 8 tuần nuôi cấy).........Error: Reference
source not found
Hình 6: Ảnh hưởng nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh protocorm loài lan
Dendrobium officinale Kimura et Migo(sau 8 tuần nuôi cấy)Error: Reference source
not found
Hình 7: Ảnh hưởng nồng độ BA kết hợp αNAA đến sự phát sinh hình thái và hệ số nhân
của đoạn thân mang mắt ngủ lan Dendrobium officinale Kimura et MigoError: Reference
source not found
Hình 8: môi trường CT7 (Môi trường MS + 20g sacaroza/lít môi trường + 6g agar/lít môi
trường + 10% nước dừa (ND) + 0,5ppmBA+0,1 ppm αNAA là môi trường tốt nhất để tái
sinh chồi cho đoạn thân mang mắt ngủ của loài lan nghiên cứu.Error: Reference source not
found
Hình 9: Ảnh hưởng nồng độ BA kết hợp IBA đến sự phát sinh hình thái và hệ số nhân
của đoạn thân mang mắt ngủ giống lan Dendrobium officinale Kimura et Migo.....Error:
Reference source not found
Hình 10: Ảnh hưởng của IAA đến khả năng sinh rễ chồi loài lan Dendrobium
officinale Kimura et Migo ....................................Error: Reference source not found
Hình 11: 4 loại giá thể trồng lan............................Error: Reference source not found
Hình 12: Giá thể mùn dừa.....................................Error: Reference source not found

v


MỞ ĐẦU


Đặt vấn đề
Thạch hộc Thiết bì có tên gọi khác là Thạch hộc rỉ sắt, Hắc tiết thảo, Thiết bì
lan, Lí thụ thảo là cây thảo lâu năm thuộc Chi Thạch hộc họ Lan, thường sinh
trưởng ở các vách đá, khe đá, hoặc phụ sinh trên cây cổ thụ, ở vùng cao núi đá,
nhiệt đới, Á nhiệt đới, độ cao từ 800 – 1000 m.Theo “Dược điển nước cộng hòa
Trung Hoa” xuất bản năm 2005 đã ghi nhận ở Trung Quốc có 5 Chi Thạch hộc là:
Thạch hộc hoàng thảo, Thạch hộc bờm ngựa, Thạch hộc vỏ tím, Thạch hộc rỉ sắt,
Thạch hộc Kim thoa, trong đó Thạch hộc rỉ sắt là quý nhất được đánh giá là tuyệt
phẩm của Thạch hộc
Lan Hoàng Thảo (Dendrobium) là một trong những chi lớn nhất của họ lan
(Orchidaceae). Theo A. Takhajan (1966) chi Hoàng Thảo trên thế giới có khoảng
1400 loài, chủ yếu phân bố ở lục địa Đông Nam Á và các đảo thuộc Philippin,
Malaixia, Inđônêxia, Ghinê, Đông Bắc Ôxtrâylia (Dương Đức Huyến, 2007).
Dendrobium officinale Kimura et Migo (Thạch hộc Thiết bì) là loài lan đặc
hữu, phân bố chủ yếu ở một số vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung Quốc. Đây là
loài lan đựơc dùng để chế biến ra loại thuốc bổ có một số tác dụng trị bệnh như
dưỡng âm, thanh trừ nhiệt, lợi tiêu hóa, tăng cường sản xuất dịch tiết cơ thể, ngăn
ngừa ung thư và kéo dài tuổi thọ…Nhờ hiệu quả trị bệnh không có gì sánh bằng đã
đưa D. officinale vượt lên đứng đầu trong bảng xếp hạng 9 loại cỏ thuốc siêu nhiên
của Trung quốc. D. Officinale là một loài thực vật biểu sinh thường sống bám trên
những vách đá hay lủng lẳng trên các thân cây to phủ đầy mùn và rêu ở độ cao
khoảng từ 800m đến 1500m so với mực nước biển. Do sống ở môi trường đặc biệt
như thế nên D. officinale trở nên rất nhạy cảm khi lãnh địa của chúng bị tàn phá.
Hiện nay D. officinale phân bố rất phân tán và không liên tục do hậu quả của sự tàn
phá môi trường sống bởi các họat động đốn gỗ và khai thác quá mức của con người
đã khiến cho D. officinale đứng trên bờ vực tiệt chủng, trở thành loài có nguy cơ liệt
vào danh sách các loài cần được bảo vệ (S.Gu, 2007). Ở Trung Quốc đã có nhiều
sản phẩm thuốc từ Thạch hộc bán ra thị trường trong và ngoài nước. Thạch hộc chế

1



biến thành phong đấu, giá xuất khẩu vào những năm 80 thế kỷ trước đạt mức 3.000
USD/kg. Ở Đài Loan giá phong đấu từ 1.000-3.000USD/kg. Nhu cầu của Trung
Quốc và các nước trên thế giới về Thạch hộc còn rất lớn với giá cao, đem lại siêu
lợi nhuân cho những người trồng và chế biến thạch hộc. Nhu cầu thị trường Trung
Quốc hiện nay cần khoảng 2000 tấn/năm, nhưng mới sản xuất được 200 tấn/năm.
Dự báo trong 10 năm tới thị trường nội địa cần tới 15000 tấn/năm tương đương
hàng chục tỉ USD.
Trong 3 năm gần đây Viện Sinh học Nông nghiệp đã thành công khi áp dụng
công nghệ nuôi cấy mô nhân giống một số loài lan bản địa làm dược liệu thuộc chi
Hoàng Thảo có nguy cơ bị tuyệt chủng (Nguyễn Thị Sơn và cs, 2012 và Nguyễn
Thị Sơn và cs, 2013).
Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có đơn vị, công ty nào nhân giống, nuôi trồng
sản xuất và cung ứng nguồn cây giống lan Thạch hộc Thiết bì mà hoàn toàn phải
nhập từ Trung Quốc. Để chủ động nguồn cây giống có chất lượng cao, sạch bệnh
phục vụ cho phát triển sản xuất phục vụ nhu cầu nội tiêu cũng như xuất khẩu thì
nhiệm vụ nhân giống lan bằng phương pháp nuôi cấy mô là hướng đi đúng đắn
nhằm bổ sung thêm giống lan thuốc, đẩy mạnh phát triển loại lan dược liệu quý
hiếm cho Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay nên chúng tôi thực hiện đề tài
“Bước đầu nghiên cứu nhân nhanh in vitro giống lan Thạch hộc Thiết bì
(Dendrobium officinale Kimura et Migo)”.
I.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu xây dựng được các khâu cơ bản trong nhân nhanh in vitro giống
lan Thạch hộc thiết bì làm cơ sở để xây dựng quy trình nhân giống bằng phương
pháp gieo hạt và nhân giống vô tính hướng tới sản xuất lượng lớn cây lan nhằm
cung cấp dược liệu bổ sung vào thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Yêu cầu
• Các thí nghiệm nhân giống bằng phương pháp gieo hạt

_Xác định được môi trường thích hợp gieo hạt cho giống lan Thạch hộc thiết
bì thu thập được.
_Xác định được môi trường thích hợp nhân nhanh protocom của hạt sau khi gieo.

2


• Các thí nghiệm nghiên cứu nhân giống vô tính
_ Xác định được ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến phát sinh hình
thái và hệ số nhân của đoạn thân mang mắt ngủ.
_Xác định được môi trường tạo rễ tối ưu cho chồi lan được tái sinh từ mắt ngủ.
_Xác định được giá thể thích hợp cho cây lan hoàng thảo Thạch Hộc Thiết Bì
cấy mô khi đưa ra vườn ươm.
Ý nghĩa
I.3.1 Ý nghĩa khoa học
I.3

Cung cấp những dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của môi trường nền, các
chất điều tiết sinh trưởng đến quá trình phát sinh hình thái và nhân nhanh của giống
lan Thạch Hộc Thiết Bì, một giống lan làm dược liệu quý còn chưa được nghiên
cứu ở Việt Nam.
I.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được những khâu cơ bản của quy trình nhân giống nuôi cấy mô của
giống lan Thạch Hộc Thiết Bì làm cơ sở xây dựng quy trình nhân giống invitro
giống lan Thạch Hộc Thiết Bì phục vụ phát triển dược liệu.

I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3



2.1 Giới thiệu chung về chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium),
2.1.1 Vị trí phân bố và phân loại lan chi Hoàng Thảo (Dendrobium)


Phân bố : Dendrobium là một chi lớn trong họ Phong lan với trên

1.600 loài và đã được lai tạo thêm rất nhiều loại mới. Chi Dendrobium được phân
bố rộng rãi nhiều ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á cho đến Philippines, Borneo,
nước Úc, Tân Gui-nê, Quần đảo Solomon và New Zealand. Dendrobium mọc nhiều
nhất ở vùng Đông Nam Á. (nguồn )

Theo Dương Đức Huyến (2007) xây dựng hệ thống phân loại lan
Hoàng Thảo ở Việt Nam chủ yếu dựa trên hệ thống của Seidenfaden (1985)
thành 15 sectio
Sectio 1: Grastidium (Blume) J. J. Smith - Trúc lan
Những loài thuộc sectio này mang các đặc điểm: thân rất mảnh, lá
mảnh dạng lưng-bụng; bẹ lá nhẵn; gốc môi tự do không có cựa.
Sectio này có khoảng 100 – 120 loài. Phân bố ở lục địa Đông Nam Á,
Inđônexia, Đông bắc Oxtraylia, ưu thế ở Niu Ghinê. Ở Việt Nam có 3 loài.
Sectio 2: Conostalix Kraenzl
Thuộc về sectio này gồm các loài có đặc điểm gần với sect. Grastidium
(thân rất mảnh, lá mảnh dạng lưng-bụng) nhưng khác là bẹ lá có phủ lông dài màu
đen. Gốc cánh môi có mép dính với mép bên của chân cột tạo thành cựa ngắn.
Có 14 loài phân bố ở lục địa Đông Nam Á, Malayxia, Singapo,
Inđônêxia, Đông Nam Ôxtrâylia. Ở Việt Nam có 3 loài.
Sectio 3: Formonsae (Benth. & Hook. F.) Hook.f.
Đặc điểm: lá mỏng dạng lưng-bụng; lá non và bẹ lá mang lông ngắn màu
đen hoặc nâu giống với sect. Conosatlix. Tuy nhiên thân các loài của tông này dày
mập lên hình trụ hoặc hình con suốt; hoa to màu trắng hoặc vàng nhạt.

Sect. này có khoảng 30 – 35 loài ở lục địa nhiệt đới châu Á, Inđônêxia,
Philippin. Việt Nam có 10 loài.
Sectio 4: Dendrobium – Hoàng thảo

4


Đây là sectio khá lớn có nhiều loài hơn cả. Chúng mang đặc điểm khá
giống với sect. Formosae bởi thân mập, hình trụ hoặc hình con suốt. Cụm hoa
ngắn, nhiều hoa, hoa to. So với sect. Formosaei thì nó có một số đặc điểm
khác biệt ở chỗ hoa thường có cằm ngắn dạng túi, cánh môi hơi cuộn lại thành
hình phễu, tận cùng có chai dày.
Sectio này có khoảng gần 300 loài phân bố ở lục địa nhiệt đới châu Á,
Trung Quốc (Hải Nam), đảo Đài Loan, Inđônêxia. Việt Nam có 30 loài.
Sectio 5: Breviflores Hook. f.
Đây là một sectio không lớn, mang những đặc điểm phần nào giống với
sect. Dendrobium như: thân ít nhiều dày mập lên, lá mỏng dạng lưng-bụng, gốc
môi có chai dày. Tuy nhiên cánh môi ở sectio này có hình chén và vách có phủ
lông chia môi thành 2 phần.
Sectio này có khoảng 18 loài ở các lục địa châu Á, Hải Nam,
Inđônêxia. Việt Nam có 8 loài.
Sectio 6: Distichophyllum Hook. F.
Sectio này có số loài tương đối ít và mang những đặc điểm gần với sect.
Grastidium và sect. Conostalix ở chỗ thân còn mảnh; có dày lên ở một vài đại diện
nhưng không mập hẳn; hoa không lớn; lá dẹt dạng lưng-bụng. Điều khác là lá xếp
dày xít và hơi dày lên; cằm hơi dài so với kích thước của hoa.
Trên thế giới có khoảng 15 loài phân bố ở Đông Nam Á. Việt Nam có 3
loài gồm:
Sectio 7: Superbientia Kraenzl.
Đặc điểm khá giống với sect. Chrysotoxae ở chỗ thân mập hình con

suốt; lá dày dạng da, mọc cụm ở phần đỉnh; chùm hoa dài. Tuy vậy nó cũng
khác biệt căn bản ở chỗ hoa thường xếp thưa chứ không dày như ở sect.
Chrysotoxae. Hơn nữa, gốc cánh môi không có các u lồi lớn. Điều đặc biệt là
sectio này có cằm kép tạo thành khớp do sự dính lại của gốc môi, chân cột và
mép trong gốc lá đài bên.

5


Thế giới có khoảng 13 loài phân bố ở lục địa châu Á, Inđônêxia, Đông
Bắc Ôxtrâylia. Việt Nam có 1 loài.
Sectio 8: Pedilonum (Blume)
Đặc điểm của các loài trong sectio khá giống với sect. Distichophyllum
ở chỗ thân thường hình trụ, lá hình mác, ít nhiều mảnh. Hoa của sectio này có
cằm khá dài, thường hình trụ và cong, cụm hoa nhiều hoa hơn sect.
Distichophyllum.
Thế giới có 160-180 loài phân bố ở lục địa Đông Nam Á, Phylippin,
Indonexia, Đông Bắc Ôxtrâylia, các đảo ở phía tây thái Bình Dương. Việt
Nam có 3 loài.
Sectio 9: Stachyobium Lindl
Gồm các loài mang những đặc điểm khá gần với sectio Dendrobium là
có thân mập hình trụ và gần với sect. Chrysotoxae có thân hình con suốt; lá
mảnh giống với sectio Dendrobium nhưng lại thường mọc tập trung ở phía
đỉnh giống với sectio Chrysotoxae, hoa cả hai sectio kể trên ở chỗ có mép
cánh môi uốn lượn và xẻ răng, không có u lồi rõ rệt.
Trên thế giới có 40 – 50 loài phân bố ở lục địa nhiệt đới châu Á, Trung
Quốc (Đài Loan), Indonexia. Việt Nam có 6 loài.
Sectio 10: Chrysotoxae Kraenzl
Sectio này bao gồm các loài mang những đặc điểm là có cánh hoa to,
cánh môi thường phủ lông rậm, có u lồi, thân mập hình con suốt; lá tập trung

ở đỉnh; cụm hoa thường nhiều hoa.
Thế giới có 10 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới châu Á, Việt Nam
có 6 loài.
Sectio 11: Bolbidium Lindl. Ex Lindl
Đây là một sectio nhỏ. Mặc dù thân của các đại diện dày mập lên hình
con suốt giống với sect. Chrysotoxae nhưng chỉ gồm một lóng trên một cuống
ngắn gồm vài đốt dưới lóng cùng của thân. Hoa có cằm dài, cong và có cựa

6


mật; cụm hoa ở đỉnh gồm một hoa ở giữa 2 lá là điểm khác biệt căn bản so
với sect. Chrysotoxae.
Thế giới có 7 – 8 loài phân bố ở lục địa châu Á, Philippin, Indonexia. Việt
Nam có 3 loài.
Sectio 12: Crumenatae Pfitz
Các loài thuộc sectio này có thân mảnh; hoa nhỏ giống như sect.
Grastidium nhưng 2 – 3 lóng ở gốc phình lên thành bọng mập. Một số loài có
lá hình trụ, đỉnh nhọn; cánh môi chia thùy, khác hẳn với sect. Grastidium.
Thế giới có 40 – 50 loài phân bố ở lục địa châu Á, một số đảo như Hải
Nam (Trung Quốc), Đài Loan, Indonexia, Philippin. Việt Nam có 8 loài.
Sectio 13: Strongyle Lindl
Sectio này có các loài mang nhiều đặc điểm của sect. Grastidium là
thân mảnh không bao giờ dày mập lên, hoa nhỏ nhưng lại mang đặc điểm
khác hẳn là có lá hình trụ, hơi cong giống với các đại diện của sect.
Crumenatae.
Sectio này có khoảng 20 loài phân bố ở lục địa châu Á, Philippin,
Indonexia. Việt Nam có 2 loài.
Sectio 14: Aporum (Blume) Lindl.
Đặc điểm của các loài thuộc sectio này tương đối giống với sect.

Strongyle ở chỗ thân mảnh, hoa nhỏ, lá không còn dạng lưng-bụng nữa nhưn
khác sect. Strongyle căn bản là thân và lá đều dẹp bên; lá ngắn, mọng nước,
xếp xít lợp gốc lên nhau.
Thế giới có khoảng 40 loài phân bố ở lục địa châu Á, Trung Quốc (Hải
Nam), Indonexia. Việt Nam có 12 loài.
Sectio 15: Oxystophyllum (Blume) Miq.
Sectio này mang các đặc điểm khá giống với sect. Aporum là có lá và
thân dẹp bên, lá mọng nước và có gốc lợp xếp xít lên nhau, hoa nhỏ. Đặc
điểm khác biệt so với sect. Aporum là sectio này có 5 – 7 lá bắc xếp dạng vẩy
lợp, cánh môi có 1 u lồi hình côn ở mặt dưới.
7


Thế giới có khoảng 25 loài phân bố ở lục địa Đông Nam Á, Indonexia.
Việt Nam có 1 loài.
2.1.2Đặc điểm hình thái của chi lan Hoàng Thảo:
a.Thân
Các đại diện của chi Hoàng thảo (Dendrobium) rất dễ nhận biết ngoài thiên
nhiên. Đó là các cây thân thảo mọc cụm, đứng thẳng hoặc rủ thõng, phân đốt, sống
phụ sinh trên các cây gỗ hoặc ít gặp các loài sống bám trên đá, trong rừng ẩm. Chi
lan Hoàng Thảo thuộc nhóm đa thân (sympodial) với nhiều giả hành. Đây là nhóm
bao gồm các cây tăng trưởng liên tục nhưng có chu kỳ nghỉ sau những mùa sinh
trưởng. Chi này vừa có thân thật vừa có giả hành. Giả hành tuy là thân nhưng lại
chứa diệp lục, dự trữ nước và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển giả
hành mới. Cấu tạo giả hành gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài có
lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ để tránh sự mất nước do sức nóng
của mặt trời. Đa số các củ giả hành có màu xanh nên nó đã cùng với lá làm nhiệm
vụ quang hợp (Trần Hợp, 2000).
Thân của các đại diện chi Hoàng Thảo đều phân đốt, hình trụ, hình con suốt,
hình chùy, hình trứng…có chiều dài thay đổi từ 2-3cm đến 120 cm hoặc đôi khi

hơn, kích thước phổ biến là 20-50cm. Lát cắt ngang thân có thể là hình tròn, bầu
dục, đôi khi hình 4 cạnh nhưng được gọi chung theo kích thước ngang này là chiều
dày, thay đổi từ 0,3-1,5cm nhưng đa số hay gặp là khoảng 0,5-1cm. Thân có thể
mảnh, đôi khi dẹp bên hoặc là dày mập lên. Phần dầy mập lên của thân gồm một vài
lóng ở sát gốc hoặc ở sát đỉnh, còn thì đa số là ở giữa thân đều dần lên đến đỉnh và
xuống phía gốc. Đôi khi phần dày lên theo hình con suốt có 4 gờ sắc. Ở cá biệt vài
loài chỉ có các mấu dày lên, còn lóng thì hầu như không làm thân có tràng hạt hoặc
sự dày lên là dần dần độc lập ở mỗi lóng làm thành dạng đùi gà nối tiếp. Phần tận
cùng là gốc, nơi xuất phát của rễ, thường là nhỏ mảnh nhưng cũng không ít trường
hợp phình to ra (Dương Đức Huyến, 2007)
b. Rễ
Sự đa dạng về hình thái và cấu trúc rễ đã làm cho chi lan hoàng thảo phù hợp
với điều kiện sống như khi sống trong đất thì rễ mập, thân rễ bò dài (Trần Hợp,
2000). Rễ của các đại diện chi Hoàng Thảo là rễ khí sinh, mảnh, hình trụ, màu xanh
8


và chuyển thành nâu khi già, chúng thường ôm lấy giá thể hoặc buông thõng xuống.
Ở một số loài sống bám lơ lửng trên vỏ thân cây gỗ làm nhiệm vụ lấy nước, muối
khoáng, hấp thụ dinh dưỡng, chúng được bao bọc bởi lớp mô hút ẩm dày bao gồm
cả những lớp tế bào chết chứa đầy không khí do đó nó ánh lên màu xám bạc. Chiều
dài của rễ từ 0,1- 0,3cm; rễ thường mọcra từ phần gốc của thân hoặc đôi khi có thể
ở mấu thân của một vài loài
c. Lá
Lá mọc thành hai dãy so le nhau, không có cuống mà chỉ có bẹ ôm thân. Lá
phân bố suốt dọc thân nhưng ở nhiều đại diện lá tập trung 2-5 chiếc ở đỉnh thân,
cũng có khi phần đỉnh thân chỉ có hoa mà không có lá. Lá thường tồn tại khi cây ra
hoa nhưng ở nhiều loài lá rụng đi trước khi hoa nở. Số lượng lá thay đổi nhiều có
khi chỉ còn 3-5 lá, thậm chí hiếm khi 1 hoặc 2 lá. Lá thường cứng, dạng da bóng, bề
mặt thường nhẵn, đôi khi bề mặt bẹ và lá thường là khi lá còn non có phủ lông cứng

ngắn màu đen sớm rụng. Đa số lá có dạng lưng-bụng bình thường, đôi khi gặp vài
đại diện có lá hình trụ. Lá nguyên, mép nhẵn, màu xanh có các gân hình cung. Lá
thường hình mác, bầu dục, đôi khi hình kiếm, hình thuôn hoặc ít khi lá hình thoi
dài, hình nêm. Đỉnh lá nhọn hoặc tù, rất nhiều trường hợp lá xẻ 2 thùy nhọn, tù hoặc
là tròn lệch nhau. Chiều dài của lá thay đổi từ 1-19 cm và chiều rộng từ 0,3-3,5cm.
Lá hình trụ thường có bề dày (từ 0,2-0,4cm) (Dương Đức Huyến, 2007)
d. Cụm hoa
Cụm hoa chùm thường nhiều hoa, đôi khi ít hoa hoặc đơn độc. Cụm hoa dài
thường rủ thõng xuống, nhiều loài có cụm hoa đẹp có giá trị làm cảnh (Dương Đức
Huyến, 2007).
e. Hoa
Hoa lưỡng tính, đối xứng hai bên. Màu sắc hoa đa dạng, sặc sỡ. Hoa đa số các
loàicó hương thơm, Bao hoa chia 2 vòng. Vòng ngoài gồm 1 lá đài giữa và 2 lá đài bên.
Vòng trong gồm có 2 cánh hoa và một cánh môi (Dương Đức Huyến, 2007).
* Cằm
Là một bộ phận được hình thành nhờ mép phần gốc 2 lá đài bên dính nhau và
dính với chân cột. Cằm có các hình bán cầu, hình túi đến hình cựa, hình trụ cong ít
nhiều (Dương Đức Huyến, 2007).

9


* Cánh môi
So với lá đài, cánh hoa ít nhiều có kích thước và màu sắc khác biệt. Tuy
nhiên, ngay trong các cánh hoa thì cánh môi khác nhiều so với các thành phần còn
lại của bao hoa cả về màu sắc, kích thước lẫn trang trí. Trang trí đa dạng trên cánh
môi như đốm, vạch, diềm tua, u lồi, đường sống, lông phủ chiếm vị trí khá quan
trọng trong phân loại. Nhiều đại diện có gốc cánh môi dính với chân cột tạo thành
cựa (Dương Đức Huyến, 2007).
* Cột (trụ nhị-nhụy)

Cột hay còn gọi là trụ nhị-nhụy, thường thấp, mặt trước hơi lõm lòng máng;
đỉnh cột lõm để chứa khối phấn, hai mép đỉnh cột có 2 răng cột; phủ lên đỉnh cột
nắp bao phấn (thường gọi đơn giản là nắp). Ở gốc cột có mỏ, thường là một phần
phụ dạng màng nhô ra nhằm ngăn cách bao phấn với nhụy (hốc đặt phấn). Chỗ thấp
nhất phía dưới cột là chân cột, thường hình tam giác thuôn và có tuyến mật. Bao
phấn hình mũ, bề mặt thường nhẵn hoặc có nhũ mịn, đôi khi có lông nạc bao phủ.
Khối phấn hình chùy, không có chuôi, số lượng là 4, xếp thành 2 cặp. Bầu hạ,
thường nhỏ và thon dần xuống cuống hoa, ranh giới giữa bầu và cuống hoa không
rõ rệt, bầu 3 ô, rất nhiều noãn (Dương Đức Huyến, 2007).
f. Quả
Quả nang thường hình chùy hoặc hình con suốt, chứa rất nhiều hạt nằm xen
lẫn những sợi lông mảnh. Khi quả già, gặp trời ẩm sợi này sẽ hút nước và trương
lên, phá vỡ vỏ quả giải phóng hạt ra ngoài. Hạt rất nhỏ, hầu như không trọng lượng,
bao quanh hạt là lớp màng dạng mắt võng, trong suốt chứa đầy không khí dễ dàng
bay cùng hạt trong không khí nhờ gió. (Dương Đức Huyến, 2007)
2.1.3 Đặc điểm sinh thái học chi Dendrobium-Hoàng Thảo
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng phát triển của lan Dendrobium
thông qua con đường quang hợp và hoạt động trao đổi chất. Nhiệt độ thích hợp cây
quang hợp tốt, khả năng tích luỹ chất khô cao nên sinh trưởng và phát triển của cây
tốt. Ngược lại nếu nhiệt độ quá cao hoặc thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và
phát triển của lan.
Lan Hoàng Thảo thuộc loại cây ưa nóng, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 24-33 0C.

10


Dưới 120C và trên 370C đều làm chậm và ảnh hưởng lớn đến sự ra hoa của cây.
Trong thực tế sản xuất tại miền Bắc có mùa đông lạnh và mùa hè nóng thì
cần hạn chế tác động xấu của nhiệt độ bằng cách vào mùa đông thì che phủ nilon

quanh nhà trồng lan hoặc thắp điện... còn mùa hè che lưới phản quang, có hệ thống
phun tưới thích hợp và tạo điều kiện thông thoáng trong nhà lan sẽ đem lại hiệu quả
rõ rệt (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009)
b. Ẩm độ
Độ ẩm thích hợp giúp cho cây được phát triển nhanh hơn hoa tươi và lâu tàn.
Dendrobium cũng như đa số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong điều kiện
không khí ẩm nhưng thoáng khí, vào ban ngày cây cần độ ẩm khoảng từ 40-60%,
vào ban đêm độ ẩm thích hợp từ 60-90% thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Loại giá thể
quá ẩm và úng sẽ là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của giống Dendrobium vì
có thể bị thối toàn bộ rễ và biểu hiện là các cây con mọc từ phần ngọn của thân (Bùi
Thị Thu Hiền, 2009).
c. Ánh sáng
Dendrobium là giống ưa sáng, có thể trồng trong điều kiện ánh sáng trực tiếp
hay khuếch tán. Ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium là 70%, vì thế giàn che
với độ che sáng 30% dưới đất và 40% ở trên cao với cường độ ánh sáng từ 15.00030.000 lux rất thích hợp cho sự phát triển của Dendrobium.
Mùa hè của miền Bắc cường độ ánh sáng mạnh, nhu cầu ánh sáng của lan
Hoàng Thảo khoảng 70-80% ánh sáng trực tiếp. Trong điều kiện râm mát cây
thường yếu, mọng nước, rất dễ nhiễm bệnh. Về mùa đông cường độ ánh sáng yếu
và thời gian chiếu sáng ngắn, để lan Hoàng Thảo sinh trưởng và phát triển tốt và
ra hoa được thì cần bổ sung ánh sáng bằng cách thắp điện cho vườn lan (Bùi Thị
Hiền, 2009).
d. Dinh dưỡng
Lan Hoàng Thảo yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định để sinh trưởng và
phát triển. Tuy không đòi hỏi số lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh
dưỡng N, P, K và các nguyên tố trung, vi lượng. Tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng mà
nhu cầu đối với các thành phần dinh dưỡng có khác nhau (Đào Thanh Vân, Đặng
Thị Tố Nga, 2008)

11



d. Giá thể
Giá thể của Dendrobium cần chậu phải thật thoáng và không úng nước. Tuy
nhiên do bản năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài thuộc
giống Dendrobium cần giá thể hơi ẩm chút ít nhưng không được làm thối căn hành.
Vì thế một số loài Dendrobium có thể phát triển trên các giá thể là xơ dừa hay cả
quả dừa, dùng như một cái chậu chứa sẵn giá thể. Tuy nhiên nếu giá thể là xơ dừa
phải hạn chế số lần tưới nước, nếu chậu là quả dừa nguyên phải cưa phần đáy, nếu
không cây bị thối vì quá ẩm. Cũng có thể trồng cây lan Dendrobium với căn hành
cách đáy chậu khoảng 3cm, rồi rải thật thoáng xung quanh căn hành là một số rễ lục
bình giặt sạch. Với cách trồng này thì kích thước chậu và cây phải thật tương xứng.
Tuy nhiên, giá thể than và gạch nung vẫn tỏ ra hiệu quả nhất đối với các loài
Dendrobium
2. 2 Thông tin chung về cây lan Dendrobium làm dược liệu
Chi Dendrobium được Olof Swartz đặt tên năm 1799 thuộc họ
Epidendroideae, tông Epidendreae. (R.L.Dressler,1981). Chi này lớn thứ nhì của họ
lan với 1600 loài và đã được lai tạo thêm rất nhiều loài mới, phân bố trên các vùng
Châu Á nhiệt đới cũng tập trung nhiều ở Châu Á, Châu Úc. Chi Dendrobium có trên
1000 giống (theo Dương Đức Huyến, 2007), tại Việt Nam có khoảng 110 giống.
Phần lớn các loài trong chi Lan Dendrobium được dùng làm dược liệu và điều trị rất
nhiều bệnh khác nhau. Chúng tôi thống kê một vài kết quả sử dụng làm dược liệu
của một số loài lan thuộc chi Hoàng Thảo, theo ()
+ Tại Ấn Độ, D.monticola và D. ovatum được dùng làm kem bôi cho da tay
chân được mềm mại và D. moschatum chữa chứng đau tai.
+ Tại Malaysia, D. bifarum, D. planibulbe và D. purpurum được dùng để chữa
trị nhiều chứng bệnh về da liễu. Ở Malaysia và Jova, D. crumenatum được dùng để
chữa chứng đau tai hay nhiễm trùng trong tai, còn D. hymenanthum dùng để chữa bệnh
phù thũng và D.sulbulatum được nghiền ra để trị chứng nhức đầu.
+ Lá cây D. crispatum cũng được dân đảo Haihiti vò ra để chữa nhức đầu và làm
dịu những cơn đau trầm trọng.

+ Người Philippin dùng D. taurinum làm thuốc gội đầu trị chứng rụng tóc.
+ Tại đảo QueenLand, Austraylia người ta dùng D. discolor để làm thuốc chữa
bệnh nhiễm trùng và bệnh hắc lào.

12


+ Một vài loài trong chi Dendrobium ở New Zealand được ghi nhận là có
tính chất kích thích tình dục.
+ Những loài khác như D. acinaciforme ở Ambon, D. chryseum ở Ấn Độ,
D.moniliforme tại Hàn Quốc, Đài Loan và D. nobile ở Trung Hoa đã và đang được
dùng vào mục đích gia tăng sinh hoạt tình dục.
2.3

Đặc điểm hình thái và giá trị sử dụng của loài Dendrobium

officinaleKimura et Migo (thạch hộc thiết bì).
Thạch hộc Thiết bì có tên gọi khác là Thạch hộc rỉ sắt, Hắc tiết thảo, Thiết bì
lan, Lí thụ thảo là cây thảo lâu năm thuộc Chi Thạch hộc họ Lan, thường sinh
trưởng ở các vách đá, khe đá, hoặc phụ sinh trên cây cổ thụ, ở vùng cao núi đá,
nhiệt đới, Á nhiệt đới, độ cao từ 800 – 1000 m.Theo “Dược điển nước cộng hòa
Trung Hoa” xuất bản năm 2005 đã ghi nhận ở Trung Quốc có 5 Chi Thạch hộc là:
Thạch hộc hoàng thảo, Thạch hộc bờm ngựa, Thạch hộc vỏ tím, Thạch hộc rỉ sắt,
Thạch hộc Kim thoa, trong đó Thạch hộc rỉ sắt là quý nhất được đánh giá là tuyệt
phẩm của Thạch hộc
Trong Thạch hộc rỉ sắt có nhiều hợp chất có giá trị dược lý. Sử dụng các
phương pháp phân tích hiện đại, trong Thạch hộc rỉ sắt đã phân lập được 72 hợp
chất đơn thể, trong đó đã giám định được 63 hợp chất và phát hiện
Trong Thạch hộc rỉ sắt có nhiều hợp chất có giá trị dược lý. Sử dụng các
phương pháp phân tích hiện đại, trong Thạch hộc rỉ sắt đã phân lập được 72 hợp

chất đơn thể, trong đó đã giám định được 63 hợp chất và phát hiện thêm 18 hợp chất
mới gồm các loại: Hợp chất loại Bibenzil và các dẫn xuất gồm 27 loại: Thạch hộc rỉ
sắt (gọi tắt là THT) A, THT.B, THT.C, THT.D, THT.E, THT.S, THT.G, THT.H,
THT.I, THT.J, THT.K, THT.L, THT.M, THT.N, THT.O, THT.P, THT.Q, …v.v
Hợp chất Phenol có 12 loại; Hợp chất Lignanoid có 4 loại; hợp chất lacton có
2 loại; hợp chất dihydroflavon có 2 loại; Giám định hoạt tính kháng oxy hóa và
kháng u bướu, đã phát hiện phần lớn các hợp chất loại bibenzil đều có hoạt tính
kháng oxy hóa, có 2 loại hợp chất Bibenzil có hoạt tính kháng u bướu. Công dụng
dược lý của Thạch hộc rỉ sắt chủ yếu làTăng cường công năng miễn dịch: Thạch
hộc rỉ sắt có công năng tư âm dưỡng huyết “Dược tính luận” đời nhà Thanh của
Trung Quốc cho biết, Thạch hộc rỉ sắt bổ thận, tích tinh, dưỡng vị âm, dưỡng khí
lực. Với hàm lượng polysaccarit phong phú có công năng tăng cường miễn dịch.

13


Nghiên cứu về dược lý hiện đại cho biết, Thạch hộc rỉ sắt có thể nâng cao năng lực
ứng thích có tác dụng tốt về chống mệt mỏi và chống chịu ngạt oxy.
a. Thạch hộc rỉ sắt ích vị sinh tân: trong “Thần nông bản thảo kinh”, “Bản
thảo tái tân” đã ghi nhận Thạch hộc rỉ sắt là thuốc trường vị, chữa trị đau dạ dày,
đau bụng. Y học hiện đại cho rằng, Thạch học rỉ sắt có tác dụng kiềm chế bệnh sán
trùng, viêm dạ dày co bóp, uống nước có Thạch hộc xúc tiến bài tiết dịch dạ dày, ra
tăng năng lực bài khí của dạ dày, có lợi cho tiêu hóa
b. Hộ gan lợi mật: Thạch hộc rỉ sắt có tác dụng lợi mật. Xưa nay giới y học
đều cho rằng, Thạch hộc rỉ sắt có tác dụng tư dưỡng can âm, là dược thảo tốt điều trị
các bệnh gan, mật, chữa trị viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.
c. Kháng phong thấp: vào tuổi trung niên sức khỏe bắt đầu suy giảm, công
năng xương cốt thoái hóa, Thạch hộc rỉ sắt có khả năng tư dưỡng âm dịch, bôi trơn
các khớp, giúp cho gân cốt khỏe, khớp nối thanh thoát, có hiệu quả tăng cường
kháng phong thấp.

d. Giảm đường huyết, mỡ máu: Thạch hộc rỉ sắt dưỡng âm thanh nhiệt, thuận
táo, là thảo dược chuyên dụng để điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu lâm
sàng cho biết Thạch hộc rỉ sắt không những có hoạt tính tăng cường Insulin, đồng
thời có khả năng giảm đường huyết giúp cho máu hoạt động bình thường, xúc tiến
tuần hoàn, giãn huyết quản, giảm cholesterol và triglyceride.
e. Kháng u bướu: Thạch hộc rỉ sắt có khả năng tiêu diệt một số tế bào ác tính
của ung thư phổi, ung thư buồng trứng, bệnh máu trắng với hoạt tính kháng ung thư
tương đối mạnh. Trong lâm sàng sử dụng Thạch hộc rỉ sắt làm thuốc điều trị bổ
sung các bệnh ung thư ác tính, cải thiện tính trạng của người bệnh, giảm nhẹ tác
dụng phụ của các liệu pháp xạ trị, hóa trị, tăng sức miễn dịch, nâng cao chất lượng
cuộc sống, kéo dài tuổi thọ
f. Bảo hộ thị lực: Thạch hộc rỉ sắt có công năng dưỡng âm, dưỡng mục, là
thảo mộc quý bảo vệ mắt, có hiệu quả tương đối tốt để chữa bệnh lòa của tuổi già,
bảo vệ mắt cho trẻ em
g. Tư dưỡng da: Khi vào tuổi trung niên, âm dịch sa sút, da lão hóa, nám da
và nhăn da. Thạch hộc rỉ sắt có chất nhờn, có tác dụng tư nhuận dinh dưỡng da
h. Kháng suy não: Thạch hộc rỉ sắt là thần dược có tác dụng trẻ hóa cơ thể.
Trong Thạch hộc rỉ sắt có nhiều nguyên tố vi lượng quý có tác dụng chống lão hóa
14


tốt hơn nhiều so với các loại thuốc khác.
Ở Trung Quốc đã có nhiều sản phẩm thuốc từ Thạch hộc bán ra thị trường
trong và ngoài nước. Thạch hộc chế biến thành phong đấu, giá xuất khẩu vào những
năm 80 thế kỷ trước đạt mức 3.000 USD/kg. Ở Đài Loan giá phong đấu từ 1.0003.000USD/kg. Giá phong đấu hảo hạng cực kỳ đắt, ở thị trường Trung Quốc khoảng
30 đến 60 triệu VNĐ/kg. Giá 1 cây Thạch hộc tươi 3 tuổi có giá 25.000 VNĐ –
35.000 VNĐ, 1 ha trồng 1 triệu cây thạch hộc, có thể thu được 25-30 tỷ trong 3
năm. Ở thị trường Trung Quốc giá phong đấu Thạch hộc cao cấp là 60 triệu
đồng/kg. Nhu cầu của Trung Quốc và các nước trên thế giới về Thạch hộc còn rất
lớn với giá cao, đem lại siêu lợi nhuân cho những người trồng và chế biến thạch

hộc. Nhu cầu thị trường Trung Quốc hiện nay cần khoảng 2000 tấn/năm, nhưng mới
sản xuất được 200 tấn/năm. Dự báo trong 10 năm tới thị trường nội địa cần tới
15000 tấn/năm tương đương hàng chục tỉ USD.
2.4 Các nghiên cứu nhân giống lan Hoàng Thảo bằng kỹ thuật nuôi cấy mô
trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1 Tình hình nuôi cấy mô lan Hoàng Thảo trên thế giới
Một số kết quả đạt được trong nhân giống một số loài Dendrobium bằng
phương pháp nuôi cấy mô (theo George, 1993)
Tên loài

Mẫu cấy

D. bigibbum
Lindl.
D. spp

Các đoạn thân

Tái sinh các chồi bên

Các ngọn chồi

D.spp

Các mắt thân của
cây trưởng thành
Đỉnh sinh trưởng
chồi ngọn
Đỉnh sinh trưởng
của chồi ngọn và

chồi bên
Ngọn chồi và chồi
bên

Tạo protocorm và tăng
sinh nhanh protocorm
Cho sự kéo dài chồi
bên
Tạo protocorm và tăng
sinh nhanh protorm
Tạo sự khởi đầu và
nhân nhanh tiền củ
(protocorm)
Tạo protocorm và tái
sinh cây con

D. superbiens
var.superba
D. lacniosum
D. spp
D.Miss
Hawaii

Các mắt của cọng
hoa

Kết quả

Tái sinh chồi từ mắt


Tác giả
Kukylezanka and
Wojciechowska
Morel (1965)
Ball and Arditti
(1976)
Morel (1974)
Lim-Ho (1982)
Sagawa and
Kunisaki (1982)

Nuraini and
Mohd.Shaib
(1992)
Dendrobium là loài lan được kinh doanh phổ biến trong thị trường hoa lan
15


trên thế giới. Một số phương pháp nuôi cấy phát sinh cụm chồi qua nuôi cấy đỉnh
sinh trưởng và phôi PLB đã được báo cáo (Manorama và cs, 1986; Artidi và Ernst,
1993; Nayak và cs, 1997, 2002). Nuôi cấy phát sinh phôi vô tính trong môi trường
lỏng được đặc biệt quan tâm do là một hệ thống nuôi cấy thích hợp nhân nhanh
công nghiệp trong các hệ thống bioreactor (Zimmerman, 1993). Nuôi cấy hạt
Dendrobium đầu tiên được Itsuhyko Ito thực hiện tại phòng thí nghiệm Đại học
Kyoto (Ito, 1966,1967).
Nhân giống qua nuôi cấy chồi đỉnh: Nhân giống Dendrobium đầu tiên được
thực hiện tại Đại học Hawaii (Sagawa và Choji, 1967; Kim và cs, 1970) qua nuôi cấy
chồi đỉnh. Lim-Ho (1981) nuôi cấy thành công tách rời. Gandawijaja (1980) nuôi cấy
chồi đỉnh Dendrobium phalaenopsis. Fernando (1979) nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Dendrobium caesar Lip. Singh (1976) nuôi cấy chồi đỉnh Dendrobium. Ng Eng

Cheo. Soediono (1983b) nuôi cấy chồi đỉnh Dendrobium jaquelyn Thomas ‘White’.
Nhân giống qua nuôi cấy chồi bất định: Khaw và cs (1978a, 1978b) nuôi cấy
chồi bất định Dendrobium. Khaw và Ong (1974) nuôi cấy chồi bất định Aranda và
Dendrobium Alice trên môi trường VW. Kukulczanka và Wojciechowska (1983)
nuôi cấy chồi bất định Dendrobium antennatum và Dendrobium phalaenopsis.
Nhân giống Dendrobium Joannie Ostenhault qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng:
Vasundhara (1990) nuôi cấy đỉnh sinh trưởng tách rời trên môi trường lỏng VW có
bổ sung 15% nước dừa, đặt trong tối 48h, sau đó đưa ra sáng, tạo PLB. PLB được
cấy chuyển, nhân sinh khối và tái sinh thành chồi trên môi trường bán rắn VW có
bổ sung 15% nước dừa.
Nhân giống Dendrobium qua nuôi cấy đốt thân: Arditti và cs (1973), Mosich
và cs (1973, 1974a,b) nuôi cấy đốt thân trên môi trường Knop, chồi xuất hiện sau
45 ngày nuôi cấy, chồi được tách rời và nuôi cấy ra rễ.
Nhân giống Dendrobium crumenatum qua nuôi cấy mô lá: Phương pháp này
được được trường ĐH Quốc Gia Singapore phát triển (Manorama và cs, 1986).
Gieo hạt Dendrobium crumenatum in itro, chồi tái sinh từ hạt tách lấy lá non. Lá
non được cắt thành mảnh mỏng và nuôi cấy trong môi trường lỏng VW (lắc 80rpm)
có bổ sung 2,4D (5mg/l), NAA (5mg/l), BA (2mg/l). Mô sẹo hình thành sau 40 ngày
nuôi cấy và tạo PLB sau 3 tháng nuôi cấy.

16


Nhân giống Dendrobium moschatum qua nuôi cấy lát mỏng thân:Kanjilal và
cs (1999) nuôi cấy lát mỏng thân (dày 1-1,5mm) của chồi từ hạt in vitro trên môi
trường lỏng KnudsonC (lắc 80-120rpm) có bổ sung 15% nước dừa, 2mg/l NAA và
3mg/l BA tạo PLB. Nuôi cấy tăng sinh và tái sinh PLB trên cùng môi trường bán rắn.
Nhân giống Dendrobium sonia: Prasad và cs (2001) đã nuôi cấy chồi đỉnh
trên môi trường MS có bổ sung 1mg/l NAA và 1mg/l BA hình thành cụm chồi sau
25 ngày nuôi cấy, với 11 chồi/mẫu.

Nghiên cứu sự tạo mô sẹo trên Dendrobium cho thấy: mô sẹo sinh trưởng
chậm, dễ bị hoại tử trong quá trình nuôi cấy được ghi nhận (Chang và Chang 1998;
Lin và cs, 2000; Roy và Banerjee, 2001). Hơn nữa môi trường nuôi cấy tạo mô sẹo
có bổ sung Auxin, cytokinin, nước dừa cho kết quả khả quan (Yam và cs, 1991,
Arditti và Ernst 1993) và duy trì mô sẹo (Ishii và cs, 1998; Lin và cs, 200; Chen và
Chang 2000; Huan và cs, 2004). Tuy nhiên nuôi cấy kéo dài trong môi trường có
chất kích thích sinh trưởng dẫn đến biến tính tế bào soma (Vazquez, 2001) và cần
điều khiển Auxin và xytokinin thích hợp trong tái sinh mô sẹo hình thành chồi và
PLB (Roy và cs, 2007).
Chung và cs (2007) thành công trong nuôi cấy phát sinh phôi vô tính trực
tiếp từ lá giống hoa lan Dendrobium Chiengmai Pink đã nghiên cứu ảnh hưởng của
4 loại auxin (2,4D; NAA; IBA; IAA) và 5 loại cytokinin (Ki, BA, 2ip, TDZ, zeatin)
trên môi trường 1/2MS đến sự tạo mô sẹo trực tiếp ghi nhận auxin không ảnh hưởng
đến sự hình thành phôi vô tính trong tối và ngoài sáng sau 60 ngày nuôi cấy; phôi
phát sinh tốt với 1mg/l TDZ với 5-25% mẫu nuôi cấy tạo phôi và đạt 33,6
phôi/mẫu; phôi thứ cấp phát sinh trên vết cắt bản lá và có tần suất tạo phôi cao để
trong tối; NAA (0-0,1-1mg/l) kết hợp TDZ (0-0,3-3mg/l) nâng cao hiệu suất thành
phôi; chồi tái sinh từ phôi dễ dàng trên môi trường 1/2MS không chất kích thích
sinh trưởngvà có tỷ lệ sống cao khi thuần hóa.
Roy và cs (2007) đã thành công trong nghiên cứu nhân giống Dendrobium qua
con đường nuôi cấy tạo mô sẹo và tái sinh PLB Dendrobium chrysotoxum Lindl. Trên
môi trường MS, tần suất tạo mô sẹo cao với µM TDZ hay BA; mô sẹo tạo PLB và
chưa thấy xuất hiện biến tính tế bào soma sau 18 tháng nuôi cấy trên môi trường
không bổ sung chất kích thích sinh trưởng; tuy nhiên sự hình thành PLB phụ thuộc

17


nhiều vào tỷ lệ cytikinin và auxin và kỹ thuật nuôi cấy, BA kích thích sinh trưởng mô
sẹo và tăng sinh PLB; TDZ gây hoại tử mô sẹo, NAA không tác động mạnh lên quá

trình tạo mô sẹo nhưng ảnh hưởng đến quá trình cấy truyền mô sẹo; hệ số tăng sinh
mô sẹo khi bổ sung 0,5mg/l NAA là 69 lần sau 3 tháng nuôi cấy; tái sinh sẹo đạt hiệu
quả cao nhất 133 PLB/100mg mô sẹo với môi trường bổ sung 1µM NAA, sự tái sinh
và hình thành PLB PLB phụ thuộc vào loại và nồng độ cytokinin sử dụng.
PLB Dendrobium được sử dụng làm nguyên liệu nuôi cấy chuyển gen trong
công tác tạo giống mới (Kuehnle và Sugii, 1992; Chia và cs, 1994; Tee và cs, 2003;
Janna và cs, 2006).
Khi gieo hạt một số loàiDendobium sp. Luan và cs (2006) đã bổ sung
0,5mg/l NAA kích thích sự nảy mầm và phát sinh protocorm khi gieo hạt lan trên
nền môi trường MS.
Anjum S, (2006) nghiên cứu trên lan Dendobium malones đã tái sinh
protocorm từ mẫu lá trên môi trường MS + 1,0mg/l Kinetin + 0,5mg/l NAA và
protocorm sau khi được hình thành được cấy chuyển lên môi trường MS cơ bản bổ
sung 2,0mg/l BAP để phát sinh hình thái và thu được số lượng protocorm nhiều nhất.
2.2.2 Tình hình nuôi cấy mô lan Hoàng Thảo ở Việt Nam.
• Các nghiên cứu nhân giống lan Hoàng Thảo nói chung
Chi Dendrobium (Lan Hoàng Thảo, Đăng lan), thuộc họ thực vật
Orchidacea, là một chi hoa rất lớn bao gồm trên 1500 loài, sinh sống tự nhiên trong
một khu vực trải rộng từ Triều Tiên, Nhật xuống Mã Lai, Indonesia, đến Úc và New
Zealand..
Giáo sư Tôn Thất Trình đã nhận xét về 'tiến bộ' của Thái Lan trong việc khai
thác khả năng kinh tế của Lan Hoàng thảo như sau : ' mỗi lần được ghé Thái Lan
xem triển lãm hoa lan và thi xe hoa, kết toàn hoa lan..ngắm các phong lan
Dendrobium spp.. (Giả hạc, Thanh Hoàng, Ngọc Điểm, Ngọc Vạn, Kim Điểm, Nhất
điểm Hồng...) Thái Lan tuyển chọn, lai giống hay ngoại nhập, mới thấy Thái Lan
tiến bộ quá nhiều, biến Dendrobium thành một tông chi lan, 'quốc hoa', ít nhất là
trên phương diện phổ biến thương mại quốc tế..'

18



Hình 1. Lan Thạch Hộc
Tại Việt Nam, theo nhà nghiên cứu Lan Bùi Xuân Đáng, hiện có 133 giống
Dendrobium (12-2003). Trong sách ' Tra cứu Tên cây cỏ Việt Nam' từ trang 206 đến
210, GS Võ văn Chi đã liệt kê được 104 loài..
(Về vấn đề định danh , do việc tên gọi các loải lan tại VN thiếu sự đồng nhất
và khó chính xác, Ông Bùi Xuân Đáng đề nghị cần kèm theo tên khoa học của loài
lan. Chi Dendrobium được đề nghị là Lan Hoàng thảo, Đăng lan, chi Flickingeria là
Thạch hộc, trong khi đó, GS Chi cũng dùng tên Thạch hộc cho đa số các loài
Dendrobium)
Theo tác giả Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển (2001) kết luận MS là môi
trường nuôi cấy cơ bản thích hợpcho nhân giống lan Dendrobium in vitro, 1mg/l
BA+ 0,1mg/l IBA là tổ hợp chất điều tiết sinh trưởng thích hợp cho nhân protocorm
chi lan này. Hàm lượng nước dừa 15% là chất hữu cơ bổ sung hữu hiệu nâng cao
hiệu quả phát sinh chồi trong quá trình nhân giống hoa lan Dendrobium. Môi trường
MS + 0,1mg/l BA + 20%ND là môi trường tổ hợp các chất điều tiết sinh trưởng và
chất hữu cơ bổ sung đạt hiệu quả cao trong tái sinh chồi và chiều cao của chồi lan
Dendrobium in vitro.
Theo Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006) sự ra hoa của Dendrobium sp.
liên quan đến sự chuyển tiếp mô phân sinh tạo lá và thân sang mô phân sinh tạo
hoa. Mô phân sinh hoa tự là vị trí phát sinh cơ quan liên tục với một vùng nhỏ các tế
bào gốc đa năng. Đời sống và hoạt động của mô phân sinh hoa tự liên quan đến số
nụ hoa trên hoa tự được quan sát bằng cách sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô phân sinh

19


hoa tự trên môi trường MA có bổ sung zeatin 1mg/l, AIA 0,5mg/l và GA3 1mg/l.
Với BA 5mg/l, mô phân sinh hoa tự của pháthoa tạo cụm chồi dinh dưỡng thay vì
tiếp tục tạo phát hoa.

Theo Vũ Ngọc Phượng, Thái Xuân Du (2007) có thể sử dụng ánh sáng tự
nhiên như một giải pháp tiết kiệm điện máy lạnh và đèn chiếu sáng để nuôi cấy
phong lan Dendrobium. Dendrobium có tốc độ lớn nhanh và khi sử dụng tinh bột
thay cho đường tỷ lệ nhiễm giảm. Lượng agar dùng làm đông môi trường giảm đi.
Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên chiếu mạnh cây có sắc tố tím đỏ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy ở môi trường ánh sáng tự nhiên việc sử dụng carbohydrat ở dạng tinh
bột tốt hơn so với dùng đường. Kể từ ngày 30 trở đi bắt đầu ghi nhận được sự khác
biệt với cây sống trên môi trường chứa đường. Trong vòng 60 ngày, thời gian nuôi
cấy càng kéo dài về sau thì sự vượt trội càng rõ rệt.
Bùi Thị Tường Thu, Trần Văn Minh (2007) sử dụng môi trường VW bổ sung
BA, NAA, kinetin, TDZ, nước dừa, đường sucrose nuôi cấy phát sinh và tăng sinh
tế bào soma, phát sinh và tái sinh phôi giả (PLB) của cây hoa lanDendrobium.
Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2006 đã đưa ra qui trình vi nhân giống lan
Dendrobium anosmum. Quả lan sau khi được tự thụ 4 tháng, khử trùng và gieo cấy
hạt vào môi trường sau 3 tháng gieo cấy tỷ lệ nảy mầm ≥ 85% trên môi trường MS
+ 1 mg/l NAA và môi trường MS + 1 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA. Chồi lan
Dendrobium anosmum phát triển tốt nhất trên môi trường MS + 2mg/l BA, ở thời
gian 3 tháng sau khi cấy đạt HSN chồi 3,17lần, chồi cao 20,6 mm. Chồi lan tạo rễ
tốt nhất trên môi trường MS + 1 mg/l NAA. Sau 3,5 tháng tạo được cây hoàn chỉnh,
đạt tiêu chuẩn để đưa ra ngoài vườn ươm.
Qui trình vi nhân giống lan Dendrobium mini thì chồi lan phát triển tốt trên
môi trường MS có bổ sung 1 mg/l BA. Và sau 2 tháng nhân chồi đạt HSN là 3,8
chồi, chồi cao 1,26cm. Môi trường MS/2 + 0,2 mg/l NAA cho kết quả ra rễ tốt và
sau 2 tháng chồi lan tạorễ hình thành cây hoàn chỉnh để đưa ra vườn ươm. Khi thích
ứng cây ra vườn ươm trên nhiều loại giá thể khác nhau thì thấy rằng đối với lan
Dendrobium mini trong giai đoạn đầu nuôi trồng (từ cây mới ra mô đến khi cây
được 7,5 tháng tuổi) thì giá thể thích hợp nhất cho cây là dớn và dừa miếng.
Nguyễn Văn Song và cs, 2011 đề xuất khi nhân in vitro lan Dendrobium

20



×