Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Điều tra tình hình sản suất lúa tại xã yên mạc huyện yên mô tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 49 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Th.s Dương Thị Thu Hằng, cùng với sự giúp đỡ hợp tác xã dịch vụ của xã
Yên Mạc- huyện Yên Mô- tỉnh Ninh Bình và các cán bộ của phòng nông
nghiệp huyện Yên Mô, xã Yên Mạc đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô
giáo hướng dẫn Th.s Dương Thị Thu Hằng, người đã hết lòng chỉ bảo và
động viên tôi về mọi mặt trong suốt quá trình chuyên đề. Tôi xin chân thành
cảm ơn phòng nông nghiệp huyện Yên Mô và các cán bộ địa phương đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt chuyên đề.
Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã dìu dắt tôi suốt ba năm học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Mai

i


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG

ii


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1. Diện tích lúa vụ xuân của huyện Yên Mô năm 2008- 2012...........Error:


Reference source not found
Đồ thị 2. Năng suất lúa vụ xuân của huyện Yên Mô năm 2008-2012...........Error:
Reference source not found
Đồ thị 3. Sản lượng lúa vụ xuân của huyện Yên Mô năm 2008-2012...........Error:
Reference source not found
Đồ thị 4. Diện tích lúa vụ mùa của huyện Yên Mô năm 2008- 2102............Error:
Reference source not found
Đồ thị 5. Năng suất lúa vụ mùa của huyện Yên Mô năm 2008-2012............Error:
Reference source not found
Đồ thị 6. Sản lượng lúa vụ mùa của huyện Yên Mô từ năm 2008-2012.......Error:
Reference source not found
Đồ thị 7: Diện tích lúa vụ mùa tại xã Yên Mạc từ năm 2008 - 2012.............Error:
Reference source not found
Đồ thị 8: Năng suất lúa vụ mùa tại xã Yên Mạc từ năm 2008-2012.............Error:
Reference source not found
Đồ thị 9: Sản lượng lúa vụ mùa tại xã Yên Mạc từ năm 2008-2012.............Error:
Reference source not found
Đồ thị 10: Diện tích lúa vụ xuân của xã Yên Mạc năm 2008-2012...............Error:
Reference source not found
Đồ thị 11: Năng suất lúa vụ xuân của xã Yên Mạc từ năm 2008-2012...............35
Đồ thị 12: Sản lượng lúa vụ xuân của xã Yên Mạc từ năm 2008-2012........Error:
Reference source not found

iii


iv


PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu vấn đề.
Lúa gạo là lương thực chính cho hơn nửa dân số thế giới. Con người lớn
được phần lớn nhờ lúa gạo và đòi hỏi phải thường xuyên và chất lượng tốt, hai
mặt đó liên quan hữu cơ với nhau, không thể thiếu và xem nhẹ mặt nào, lương
thực là nhu cầu số 1 của toàn xã hội, lương thực đóng vai trò then chốt thúc đấy
phát triển của ngành sản xuất khác.
Trong nông nghiệp, lúa là cây lương thực xếp thứ 2 sau lúa mì. Ở Châu
Á, lúa là cây lương thực quan trọng số 1, các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh, các
nước nhiệt đới và á nhiệt đới khác, là cây lương thực nuôi sống hàng triệu
người dân nơi đây.
Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của con
người. Do đó việc giải quyết các vấn đề lương thực là mục tiêu quan trọng hàng
đầu. Trong điều kiện hiện nay, lúa gạo cung cấp cho con người 80 calo trong
khẩu phần ăn. Thóc còn cung cấp 1 phần cho việc phát triển chăn nuôi, phát
triển công nghiệp chế biến như: chế biến rượu, chế biến bánh, kẹo…Lúa gạo
còn là mặt hàng xuất khẩu góp phần tăng thu nhập quốc dân ( Việt Nam xuất
khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan).
Trong những năm gần đây sản lượng lương thực trên thế giới không
ngừng gia tăng, nhất là những nước có trình độ thâm canh cao như: Trung
Quốc, Nhật Bản…
Riêng ở Việt Nam trong những năm đổi mới, nền kinh tế đã có nhiều
khởi sắc từ nước thiếu lương thực nay đã vươn lên 1 nước có nền nông nghiệp
phát triển( sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới).

1


Trong mấy chục năm trở lại đây, đất sản xuất thu hẹp do sự bùng nổ dân
số diễn ra trên toàn cầu, làm cho dân số tăng nhanh, nhu cầu về nhà ở và các

công trình phúc lợi khác cũng tăng lên, cùng với sự phát triển về kinh tế, nền
công nghiệp cũng phát triển mạnh, đất nông nghiệp cũng chuyển sang đô thị
hóa, xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy cũng tăng lên nhiều. Nhìn chung,
trình độ dân trí ở nước ta còn hạn chế, nhiều người chưa nhận thức tầm quan
trọng của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chưa áp dụng 1 cách
triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất nông nghiệp. Do đó năng
suất lúa chưa cao. Vì vậy việc điều tra, tìm hiểu về tình hình sản suất lúa của
địa phương nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế
của địa phương. Góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa
phương và trong cả nước.
Xã Yên Mạc là 1 xã miền núi, thuần nông. Sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu, cây lúa là cây trồng chính. Xã Yên Mạc chưa áp dụng một cách hiệu quả
khoa học kỹ thuật vào sản suất nông nghiệp nói chung sản suất lúa nói riêng, cơ
cấu cây trồng chưa phù hợp với địa phương. Năng suất và sản lượng lúa tại xã
chưa cao, tình hình sâu bệnh hại nhiều.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em tiến hành thực hiện chuyên đề:
“ Điều tra tình hình sản suất lúa tại xã Yên Mạc- huyện Yên Mô- tỉnh
Ninh Bình”.
1.2. Mục tiêu.
Điều tra, đánh giá những thuận lợi khó khăn của xã về điều kiện tự nhiên,
kinh tế và xã hội có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lúa của xã Yên Mạc và
đề xuất các về sản suất lúa ở địa phương có hiệu quả cao.

2


PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới.
Cây lúa có khả năng thích ứng rộng với môi trường, có thể trồng ở nhiều

vùng khí hậu và địa phương khác nhau.
Vùng trồng lúa phổ biến rộng từ 53 vĩ độ Bắc( vùng Hắc Long GinangTrung Quốc) đên 35 vĩ độ Nam( vùng Australia).
Trên thế giới có khoảng 150 nước trồng lúa với diện tích khoảng 156 triệu ha,
nói chung cây lúa được trồng trên khắp thế giới, nhưng tập trung chủ yếu ở ccs
nước Châu Á chiếm khoảng 90% diện tích trồng lúa trên thế giới, Châu Phi
chiếm 3,6 %, Nam Mỹ 3,1 %, Bắc và Trung Mỹ chiếm 2,3%, Châu Âu 1 %,
Australia 1%.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới năm 2007- 2011
TT

Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( triệu ha)

(Tạ/ha)

( triệu tấn)

1

2007

155.14


42,347

656.97

2

2008

160.21

42,976

688.52

3

2009

158.57

43,203

685.07

4

2010

161.76


43,343

701.12

5

2011

161.12

44,037

722.74

( Nguồn số liệu của FAO năm 2011)
Số liệu trong bảng 2.1 cho ta thấy diện tích, năng suất và sản lượng trên
thế giới đều tăng rất nhanh trong vòng 5 năm ( 2007-2011) cụ thể như sau:

3


Diện tích năm 2011 so với năm 2007 tăng 5.98 triệu ha. Năng suất năm
2011 so với năm 2007 tăng 1,69 tạ/ha. Sản lượng lúa năm 2011 so với 2007
tăng 65.77 triệu tấn.
Năng suất lúa tăng do phát hiện ra các giống lúa mới cho năng suất và
chất lượng cao, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp nói chung sản xuất lúa nói riêng, có nhiều chính sách được đưa ra trong
sản xuất lúa.
Bảng 2.2. Tình hình sản suất lúa một số châu lục trên thế giới năm 2008.
TT


Khu vực

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Triệu ha)

(Tạ/ha)

(Triệu tấn)

1

Châu Á

134.20

41.30

550.12

2

Châu Âu

0.69


69.50

4.10

3

Châu Phi

9.3

25.30

20.49

Nguồn số liệu thống kê của FAO năm 2008
Qua bảng 2.2 cho thấy sản lượng lúa có sự khác biệt giữa các vùng.
Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện tự nhiên, khó khăn và trình độ canh tác
cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và trong sản suất khác nhau.
Châu Âu: có diện tích nhỏ nhất 0.69 triệu ha, nhưng năng suất lúa lại cao
hơn các châu lục khác, sản lượng lúa cũng đã tăng từ 78- 80% ở những năm
đầu thập kỷ 90. Hiện nay Châu Âu là khu vực có năng suất cao nhất đạt 69.50
tạ/ha. Nguyên nhân do tập trung chủ yếu vào phát triển ở Châu Âu, có trình độ
khoa học kỹ thuật canh tác hiện đại.
Châu Á: Không chỉ là nơi nguồn gốc của cây lúa, mà còn là nơi trồng lúa
chính của thế giới. Tuy có diện tích lớn nhất 134.20 triệu ha, chiếm 93.1% song
năng suất lúa chỉ ở mức trung bình 41.30 tạ/ha. là cái nôi của nền sản suất lúa
nước, điều kiện tự nhien- xã hội rất thuận lợi phát triển lúa. ở Châu Á có hai
nước xuất khẩu lúa gạo đứng đầu thế giới là Việt Nam, Thái Lan.


4


Châu Phi: có năng suất lúa thấp nhất là 25.30 tạ/ha. Qua đó ta thấy ở
Châu Phi tập trung ở các nước chậm phát triển, có trình độ khoa học kỹ thuật
lạc hậu, kém phát triển, mặt khác do điều kiện thời tiết khí hậu khó khăn trong
việc sản suất nông nghiệp nói chung, sản suất lúa nói riêng ở Châu Phi
Bảng 2.3. Sản lượng lúa 7 nước điển hình trên thế giới.

TT

Tên quốc
gia

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

1

Ấn Độ

44,10

35,31


155,70

2

Trung Quốc

30,31

66,86

202,67

3

Thái Lan

11,63

29,74

345,88

4

Việt Nam

76,52

55,32


423,32

5

Indonesia

13,20

49,80

65,74

6

Nhật Bản

1,58

53,31

84,02

7

Mianma

8,04

40,80


32,80

( Nguồn số liệu thống kê của FAO, năm 2011)
Sản suất lúa trên thế giới phụ thuộc vào 7 nước Châu Á vì: Sản lượng lúa
gạo của 7 nước này chiếm 82% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới.

5


Trong 7 nước , Ấn Độ là nước có diện tích sản suất lúa lớn nhất
Năng suất lúa của Trung Quốc đã tăng từ 59,3 tạ/ha năm 1993 lên 66,86
tạ/ha năm 2011. Qua đó cho thấy Trung Quốc là 1 nước có nền nông nghiệp
phát triển và là 1 nước điển hình trong việc sản suất lúa lai.
Nhật Bản là nước có diện tích sản suất lúa ít nhất trong 7 nước. Nhưng lại
là nước có năng suất cao nhất. Qua đó cho thấy trình độ khoa học kỹ thuật về
thâm canh lúa ở Nhật Bản phát triển hiện đại. Hiện nay Nhật Bản đang quan
tâm tới việc sản suất lúa gạo chất lượng cao, đi sâu nghiên cứu các đặc tính di
truyền nhằm tạo ra các giống lúa mới cho năng suất và chất lượng tốt.
Việt Nam là nước có diện tích trồng lúa cao nhất là 76,52 ha, sản lượng
lúa cao nhất là 423,32 triệu tấn.
Thái lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Với diện tích 11,63 triệu
ha, sản lượng 345,88 triệu tấn, đáp ứng 30% nhu cầu gạo của thị trường thế
giới. Đặc biêt Thái Lan đã tạo ra được những giống lúa thơm đặc sản, chất
lượng cao.
2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam.
Gạo Việt Nam đã có mặt trên thị trường quốc tế cách đây khoảng trên 100
năm. Năm 1880 Việt Nam xuất khẩu được 245.000 triệu tấn, năm 1890 xuất
khẩu gạo 900.000 tấn, năm 1907 xuất khẩu được 0.2 triệu tấn trong đó Việt
Nam xuất khẩu được 0.8 triệu tấn.s lúa bị trì chệ, năm 1945 nạn đói đã làm chết

hơn 2 triệu người
Thời điểm này miền Bắc có 1.8 triệu ha, miền Nam có 2.7 triệu ha lúa
nước, năng suất đat trung bình 13 tạ/ha mỗi năm. Sau đó, do chiến tranh nên
sản xuất lúa bị trì chệ, năm 1945 nạn đói đã làm chết hơn 2 triệu người Việt
Nam. Từ sau ngày đất nước giải phóng, năm 1975 do cơ chế quản lý tập trung
bao cấp nên sản xuất lúa vẫn chưa được cải thiện. Đến khi nền kinh tế đất nước
chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, nông nghiệp Việt

6


Nam có những thay đổi lớn. Sản xuất lúa đã có những tiến bộ vượt bậc, từ nhập
khẩu gạo chúng ta đã có gạo để xuất khẩu và sản lượng tăng dần hàng năm.
Bảng 2.4. Năng suất, diện tích và sản lượng lúa ở Việt Nam từ năm 2008-2012.
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2007

7.207,40


49,87

35.943,70

2

2008

7.400,20

52,34

38.729,80

3

2009

7.437,20

52,37

38.950,70

4

2010

7.489,40


53,42

40.005,60

5

2011

7.651,90

55,32

42.331,60

TT

Năm

1

( Nguồn số liệu thống kê của FAO năm 2011)
Qua số liệu bảng trên cho thấy từ năm 2007- 2011 diện tích trồng lúa của
cả nước không ngừng tăng. Diện tích năm 2007 là 7.207,40 nghìn ha, đến năm
2011 là 7.651,90 nghìn ha. Từ 2007 đến năm 2011 diện tích tăng 444,50
ha.Năng suất tăng từ 49,87 tạ/ha năm 2007 lên 55,32 tạ/ha năm 2011. Từ năm
2007 đến năm 2011 năng suất tăng 4,45 tạ/ha.Sản lượng từ 35.943,70 tấn vào
năm 2007 lên 42.331,60 tấn năm 2011.tăng 638,790 nghìn ha.
Có được thành tựu trên là do cơ chế chính sách của Đảng và của nhà
nước ta đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất lúa.
Do trình độ khoa học kỹ thuật ở nước ta đã có bước phát triển, tiến bộ khoa học

kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất gieo trồng, có giống lúa lai có tiềm năng,
năng suất cao, đã thay thế các giống lúa cũ địa phương năng suất thấp. Chế độ đầu
tư thâm canh đã thay đổi, cơ cấu mùa vụ hợp lý, tăng số vụ sản xuất trong năm từ
01 vụ đến 02 vụ, công tác tưới tiêu thủy lợi được quan tâm chú trọng.
2.3. Tình hình nghiên cứu về cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống lúa, biện pháp kỹ
thuật canh tác.

7


2.3.1. Về cơ cấu giống lúa.
Nhiều giống lúa mới được nghiên cứu ra, các giống lúa chống chịu sâu
bệnh hại, giống lúa nắng ngắn ngày cho năng suất cao, chất lượng tốt, các giống
lúa chống chịu các điều kiện bất thuận của thời tiết.
Đã có nhiều dự án nghiên cứu và khỏa nghiệm các giống lúa mới thành
công và được người nông dân chấp nhận và đưa vào sản suất như: Dự án nghiên
cứu chuyển giao một số giống lúa mới năng suất, chất lượng tốt, sạch sâu bệnh
(XT28, X33) với quy mô 100 ha tại các xã Việt Đoàn, Phật Tích (Tiên Du) cho
năng suất tăng so với giống cũ 8-10%, giá lúa tăng 20-25%, lợi nhuận tăng 1-2
triệu đồng/ha, khả năng kháng một số các loại bẹnh tốt, giảm tối đa việc sử dụng
thuốc trừ sâu. Khảo nghiệm giống lúa tám xoan đột biến TĐB06 với quy mô 50
ha, đã bước đầu đánh giá khả năng thích ứng, xây dựng được quy trình thâm
canh và nhân rộng diện tích giống Tám Xoan đột biến TĐB 06 trên địa bàn,
giống này cho năng suất 65-70 tạ/ha, chất lượng gạo cao.
Nhiều giống lúa nghiên cứu phát hiện ra như: D.ưu 6511, D.ưu 725, Q.ưu
số 1, Syn6, CNR 5104, năng suất bình quân 71 tạ/ha.
Đề tài đã chuyển giao quy trình sản xuất các giống lúa mới: OM4218,
OM448, OM5472, OM4900, OM7347, OM8923, ĐT52, xây dựng mô hình với
quy mô 50ha (vụ Xuân: 10ha, vụ hè thu: 40ha) tại 3 huyện: Đức Thọ, Cẩm
Xuyên, Can Lộc. Qua theo dõi, đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của các giống

cho thấy: Trong bộ giống mà đề tài thực hiện 2 vụ sản xuất thì giống OM4218
và ĐT52 có nhiều ưu thế nhất, cụ thể:Thời gian sinh trưởng: giống OM4218, vụ
xuân 124 ngày, vụ hè thu là 94 ngày. Được xếp vào giống lúa cực ngắn ngày,
phù hợp cho vụ hè thu chạy lụt; Giống ĐT52 vụ Xuân 136 ngày phù hợp với cơ
cấu trà Xuân muộn. Năng suất giống OM4218 vụ Xuân 55.68 tạ/ha đạt 110.9%
so với giống đối chứng HT1, Hè thu đạt 48.32 tạ/ha đạt 125.7% so với giống đối
chứng PC6; Giống ĐT52 vụ Xuân 67.45 tạ/ha đạt 119,4 so với giống đối chứng

8


N98. Hai giống này có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi,
năng suất suất cao, chất lượng gạo ngon.
2.3.2. Về phân bón.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng
cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa
bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê, mangan, môlíp-đen, bo, silic, lưu huỳnh và các-bon, ô-xy, hyđrô. Tất cả các chất trên đây
(trừ các-bon, ô-xy, hyđrô) phân bón đều có thể cung cấp được. Có nhiều chất
dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần
với lượng lớn là: đạm, lân và kali là những chất cần thiết cho những quá trình
sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng
rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất, nếu thiếu thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà
bón bổ sung.
Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến
lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây
là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường,
chất béo, prôtêin… Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ
cây lúa, không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn tại.
Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò

khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây lúa. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã
nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho
từng gia đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu.

9


Theo nghiên cứu, để có năng suất 5 tấn hạt/ha/vụ thì lượng các chất dinh
dưỡng chủ yếu cây lúa hút từ đất và phân bón là: 110kg N, 34kg P2O5, 156kg
K2O, 23kg MgO, 20kg CaO, 5kg S, 3,2kg Fe, 2 kg Mn, 200g Zn, 150g B, 250
kg Si và 25kg Cl. Tuy nhiên không phải cứ bón bao nhiêu phân bón trong đất là
cây lúa hút hết được, trong thực tế, cây lúa chỉ hút được khoảng 2/3 - 3/4 lượng
phân bón, còn lại bị trông theo nước, bốc hơi và tồn dư trong đất.
Bảng 2.5. Thành phần hoá học của cây lúa qua các thời kỳ (%).
Giai đoạn sinh
trưởng
Mạ
Đẻ nhánh
Đầu làm đòng
Cuối làm đòng
Trổ
Chín

N

P2O5

K2 O


Ca

Mg

Mn

SiO2

1,54
3,56
3,06
1,95
1,17
0,46

0,664
0,593
0,527
0,521
0,499
0,171

2,86
4,15
3,69
2,98
2,27
1,69

0,404

0,396
0,319
0,306
0,298
0,397

0,265
0,239
0,342
0,315
0,312
0,196

0,185
0,112
0,117
0,167
0,203
0,175

10,56
7,86
11,36
11,73
13,97
17,50

Việc phân bố tỷ lệ lượng phân bón giữa các thời kỳ sinh trưởng cũng như
thời điểm bón thích hợp là rất quan trọng, góp phần quyết định tới năng suất
cũng như chất lượng lúa gạo sau thu hoạch.

2.3.3. Thời vụ, mật độ, khoảng cách.
Trước đây, người dân làm lúa chia là 2 vụ chiêm và vụ mùa, năng suất lúa
không cao và không tận dụng hết thời gian sử dụng đất trong một năm. Chính
vì thế hiện nay đã chia thàng vụ xuân và vụ mùa với các giống lúa ngắn ngày
năng suất cao ở miền Bắc. Ở một số vùng còn chia thành 3 vụ/năm. Tăng số vụ
trong năm cũng tăng sản lượng lương thực góp phần cải thiện đời sống cho
người dân. Mà còn tận dụng thời gian sử dụng đất trong năm, hạn chế sâu bệnh
hại, cải tạo đất trên ruộng so với ruộng chỉ trồng chuyên 1 cây trồng, thời gian
bỏ hoang cao.

10


Mật độ và khoảng cách cấy có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định năng
suất lúa. Ảnh hưởng tới cấu trúc quần thể ruộng lúa như: một quần thể lúa tốt
phải đảm bảo những chỉ tiêu nhất định về độ thông gió, cân đối về lượng ánh
sáng trong suốt cả thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Một mật độ thích hợp tạo
cho lúa sinh trưởng khỏe, phát triển tốt, cây lúa đẻ nhánh tập trung, hình thành
nhánh hữu hiệu, hạn chế được sâu bệnh hại và tận dụng tối đa các nguồn dinh
dưỡng, nước và ánh sáng, từ đó mang lại năng suất cao đạt hiệu quả kinh tế cho
người nông dân.

PHẦN THỨ BA
VẬT LIỆU- NỘI DUNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
11


3.1.Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.
Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Yên Mạc- huyện Yên Mô- tỉnh
Ninh Bình.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
Địa điểm tại xã Yên Mạc- huyện Yên Mô- tỉnh Ninh Bình
Thời gian: từ 1/1/2013 đến 15/4/2013.

3.2. Nội dung nghiên cứu.
Điều tra điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội, tình hình sản xuất lúa tại
huyện Yên Mô.
3.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Yên Mô
Vị trí địa lý
Diện tích đất
Điều kiện khí hậu
3.2.1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội.
Thu nhập người dân.
Dân số
Cơ cấu lao động: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
3.2.1.2 Tình hình sản xuất lúa.
Diện tích trồng lúa của cả huyện.
Năng suất lúa
Cơ cấu giống: các loại giống lúa hay trồng ở huyện, diện tích gieo trồng,
năng suất, sản lượng lúa.
3.2.2. Điều tra điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội, tình hình sản xuất lúa tại
xã Yên Mạc.
3.2.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã Yên Mạc.
Vị trí địa lý của xã.

12


Diện tích đất.
3.2.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.

Thu nhập người dân
Dân số
Cơ cấu lao động trong: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Các chính sách cho nông nghiệp.
3.2.2.3. Tình hình sản xuất lúa.
Diện tích trồng lúa của xã.
Năng suất lúa.
Cơ cấu giống: các loại giống được trồng ở xã. Diện tích gieo trồng, năng suất.
Phần trăm(%) đóng góp sản xuất lúa và thu nhập của người dân.
3.2.3. Điều tra tình hình sản xuất lúa tại nông hộ. ( Theo mẫu phiếu điều tra
ở phần mục lục).
Điều tra trong 4 thôn, mỗi thôn 40 hộ.
Tổng số: 160 hộ.
Điều tra năm 2012 gồm: vụ xuân, vụ mùa.

13


PHẦN THỨ IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Yên Mô.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1 Vị trí địa lý.
Yên Mô là huyện thuần nông, miền núi, thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm
cách trung tâm tỉnh Ninh Bình khoảng 20km về phía Nam, có đường quốc 1A
và tỉnh lộ DT 480 đi qua.Địa giới hành chính được xác định:
Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư, huyện Yên Khánh.
Phía Nam giáp 2 huyện Nga Sơn, Hà Chung, tỉnh Thanh Hóa.
Phía Đông giáp xã Yên Nhân và xã Lai Thành huyện Kim Sơn
Phía Tây giáp thị xã Tam Điệp.

Đây là có vị trí thuận lợi có tiềm năng để phát triển sản xuất. Và thuận lợi
cho giao lưu phát triển sản xuất và kinh tế xã hội và văn hóa với các vùng.
4.1.1.2. Địa hình.
Tuy là địa hình đồng bằng nhưng không được bằng phẳng lắm. Mặt ruộng
canh tác cao dần về phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam, có nhiều
cánh đồng trũng lòng chảo. Độ cao của mặt ruộng so với mặt nước biển từ 2,0
mét đến 3,5 mét.
Diện tích ruộng vàn và vàn cao, chiếm 50% tổng diện tích canh tác. Đất
vàn trũng, thuận lợi cho việc sản suất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa của
toàn huyện.

14


4.1.1.3. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện.
Tình hình đất đai: Huyện Yên Mô là một huyện làm nông nghiệp là chủ
yếu, nên tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm khá cao 70.25% trong tổng diện tích đất
tự nhiên.Đất canh tác của Huyện chủ yếu là đất thịt nhẹ, còn lại 1 phần là đất
thịt nặng và đất pha cát.
Tình hình sử dụng đất đai của huyện: Việc sử dụng đất của huyện đã cơ
bản sử dụng đúng theo mục đích của từng loại đất đã được quy hoạch tổng thể
sử dụng đất năm 2005- 2010.
Tuy nhiên trong những năm gần đây đất nông nghiệp bị giảm, do việc đô
thị hóa và phát triển giao thông, phát triển công nghiệp.
4.1.1.4. Điều kiện khí hậu.
Huyện Yên Mô khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió
mùa, có mùa đông lạnh. Thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì
ẩm ướt, mùa hạ thì nóng ẩm, nhiều mưa bão, thời tiết hàng năm chia thành bốn
mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,6oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp

nhất là tháng 1, khoảng 13-15oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7
vào khoảng 28,5oC. Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 1100 giờ. Tổng nhiệt
độ năm đạt tới chỉ số trên 8500oC, mùa đông nhiệt độ trung bình là 20oC,mùa
hạ nhiệt độ trung bình là 27oC.
Chế độ mưa có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tương ứng với mùa hạ ( từ tháng 5
đến tháng 9) và mùa ít mưa tương ứng với mùa đông( từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau).
Tổng lượng mưa trung bình năm là 1920 mm, phân bố không đồng đều
giữ các tháng trong năm. Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 75-85%
lượng mưa cả năm.

15


Do ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa độ ẩm trung bình
năm là 85% , chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không nhiều( tháng 3 có độ
ẩm cao nhất là 90%, tháng 1 có độ ẩm thấp nhất là 81%).
Lượng bốc hơi trung bình năm 861mm. Mùa nắng bốc hơi nhiều hơn mùa
lạnh, chiếm 60% lượng bốc hơi cả năm, tháng 7 có lượng bốc hơi lớn nhất
103mm, tháng 3 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 39mm.
Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, mùa đông hướng gió thịnh hành
là Đông Bắc và có xu hướng lệch về phía Đông, mùa hè hướng gió thịnh hành
từ Đông đến Đông Nam. Trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng của gió đất
theo hướng Tây và Tây Nam.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát
triển, đặc biệt là cây lúa nước,khí hậu phân hóa 4 mùa rõ rệt trong năm, nhiệt
độ trung bình năm không cao 23,60C, lượng mưa 1920 mm, lượng bốc hơi 861
mm nên rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều khó khăn, mùa đông lạnh, có khi nhiệt độ
thấp xuống 13-15oC, vào vụ xuân gieo mạ thường hay bị chết, khi cấy lúa

xuống cây lúa sinh trưởng phát triển kém, mùa hè nhiệt độ cao có khi lên tới
38oC, có khi hạn hán kéo dài vào tháng 6-7, do gần ở miền trung( Thanh Hóa),
nên chịu ảnh hưởng của gió lào khô và nóng, nên ảnh hưởng xấu đến sản xuất
lúa của huyện Yên Mô và xã Yên Mạc. cần có biện pháp để khắc phục những
khó khăn của thời tiết gây ra.
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện.
4.1.2.1. Tình hình kinh tế của Huyện.
Bảng 4.1. Tình hình kinh tế của Huyện Yên Mô từ năm 2008- 2012.
Chỉ tiêu
Nông nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2008
68%
11%

2009
64%
14%


2010
60%
17%

2011
56%
20%

2012
52%
21%

16


Dịch vụ- thương mại
21%
22%
23%
24%
27%
(Nguồn số liệu thống kê của huyện Yên Mô năm 2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần
từ năm 2008- 2012. Năm 2008 sản xuất nông nghiệp là 68%, 52% vào năm
2012. Do tình hình công nghiệp hóa hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa nên sản
xuất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ trong thời kỳ 2008-2012.
Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ- thương mại, tăng dần qua các năm. Năm
2008, tiểu thủ công nghiệp là 11%, đến năm 2012 là 21%. Dịch vụ- thương mại
năm 2008 là 21%, nhưng đến năm 2012 đã đạt được 27%.
Tuy sản xuất nông nghiệp giảm nhẹ nhưng, nông nghiệp vẫn chiếm 1 vai

trò quan trong trong tình hình kinh tế của huyện Yên Mô.
Sản xuất nông nghiệp giảm do quá trình đô thị hóa, diện tích đất thu hẹp, do 1
số diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp được chuyển sang mục đích khác
như: chuyển sang đất ở, cho sản xuất nông nghiệp….
4.1.2.2. Tình hình dân cư, dân tộc và lao động của huyện.
Tổng dân số toàn thị trấn là 119.078 nhân khẩu,. Trong đó có 63.349 lao
động trong sản xuất nông nghiệp, còn lại là phi nông nghiệp.
Dân cư được phân bố ở 17 xã và một thị trấn, cơ bản dân cư sống theo
phong tục, tập quán khu vực đồng bằng bắc bộ.
Dân tộc đại đa số là dân tộc kinh, lao động nông nghiệp trồng trọt và chăn
nuôi là chính, một phần nhỏ là tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán nhỏ.
4.1.2.3. Cơ sơ hạ tầng vật chất kỹ thuật của huyện.

17


Huyện Yên Mô có cơ sở hạ tầng tương đối toàn diện, hệ thống đường
giao thông đã cơ bản được giải nhựa và bê tông hóa; đường điện được đầu tư
hiện đại, ngành điện bán điện đến tận hộ dân.
Về giao thông:
Hệ thống đường giao thông của Huyện có Quốc lộ 1A và đường sắt BắcNam chạy qua; Đường 59 chạy dọc huyện Bình Sơn đến Lợi Hòa dài 18 km;
Đường mùa thu nối Yên Mô với Thị xã Tam Điệp, thị trấn Phát Diệm. Có hệ
thống giao thông thủy rất thuận tiện giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Hệ
thống song ngòi dải đều trong huyện. Sông Vạc, sông Ghềnh, hệ thống kênh
đào nhà lê chạy dọc huyện từ Bắc xuống Nam và đổ ra biển.
Về đường điện:
Đã được đầu tư đường điện hiện và ngành điện bán điện thẳng đến hộ gia
đình. Toàn thị trấn đã có 100% số hộ dùng điện, đường dây hạ thế cơ bản dùng dây
bọc cho nên rất an toàn và thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Về giáo dục:

Đến toàn huyện có 59 trường học và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên
tăng 25 trường so với năm 1994. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục, tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập THCS, có 33 trường học đạt chuẩn Quốc gia (6 trường
Mầm non, 20 trường tiểu học, 7 trường THCS); trường tiểu học Yên Thịnh đạt
chuẩn Quốc gia giai đoạn II. Cho nên tác động trực tiếp đến giáo duc của huyện
hệ thống trường học của huyện tất cả đã được xây dựng kiên cố hóa cao tầng,
lực lượng giáo viên được chuẩn hóa. Cho nên giáo dục phát triển tốt.
Về công tác đảm bảo an ninh trật tự.

18


An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đã chủ động năm chắc
tình hình, giải quyết tốt những việc ở cơ sở. Xây dựng kế hoạch đấu tranh phòng
chống tội phạm không để hình thành các băng nhóm tội phạm. Kiềm chế sự gia
tăng tội phạm; công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội được tăng cường; tổ
chức triển khai thực hiện có hiệu quả năm an toàn giao thông, tháng an toàn giao
thông, thực hiện tốt các giải pháp cấp bách về kiềm chế tai nạn giao thông( tai nạn
giao thông giảm 1 người chết bằng 17%, 3 người bị thương bằng 30%).
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được duy trì hoạt động có
hiệu quả .công tác xây dựng lực lượng an ninh từ huyện đến cơ sở tăng cường,
đáp ứng nhu cầu tham mưu và là lực lượng nòng cốt trong công tác đảm bảo an
ninh trật tự ở địa phương.
Về công tác y tế
Huyện có 1 bệnh viện đa khoa huyện và các trạm y tế các xã thị trấn được
xây dựng kiên cố, đảm bảo khám, điều trị bệnh cho nhân dân
Công tác y tế có nhiều cố gắng. Đã có 12/18 xã được công nhận chuẩn
Quốc gia về Y tế. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được quan tâm thường
xuyên. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm mạnh từ 1,69% năm 1994 xuống còn
0,66% năm 2008. Chất lượng dân số được nâng lên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy

dinh dưỡng, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm đáng kể.
Về tài nguyên- môi trường
Công tác quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường. Hoàn thành thẩm
định quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm giai đoạn 2011- 2015 của huyện và các xã, thị trấn. Hoàn thành công tác
kiểm tra quản lý đất đai tại xã Yên Đồng. Chỉ đạo các đơn vị rà soát, chỉnh lý

19


biến đổi đất đai, cập nhật hồ sơ địa chính. Tổ chức giao đất, cấp giấy quyền sử
dụng đất cho nhân dân kịp thời đúng quy định.
Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm, chỉ đạo các xã xây dựng bãi
trung chuyển và tập kết rác đến nay đã có đội thu gom vận chuyển, xử lý rác
thải thường xuyên hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường.
Về văn hóa- Thông tin- Thể thao.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát
triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh và các chính sách, văn bản luật mới,
tuyên truyền các sự kiện chính trị diễn ra trong năm như: hoạt động mừng
Đảng, mừng Xuân; kỷ niện 65 năm ngày thương binh liệt sỹ; 20 năm ngày tái
lập tỉnh…
Quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn
hóa. Tăng cường kiểm tra các dịch vụ văn hóa trên địa bàn, đảm bảo việc kinh
doanh đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng nhà
văn hóa thôn xóm; toàn huyện đã chỉ đạo triển khai xây dựng 18 nhà văn hóa
thôn, xóm, có 86% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 88% thôn, xóm
công nhận đơn vị văn hóa.
Phong trào tập luyện thể dục thể thao tiếp tục phát triển sâu rộng, thu hút
đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Duy trì thường xuyên các lớp năng
khiếu thể thao. Tổ chức thành công giải bóng đá nhi đồng năm 2012, giải cầu

lông câu lạc bộ mừng Đảng, mừng Xuân; giải bóng chuyền kỷ niệm 20 năm
ngày tái lập tỉnh. Tổ chức các đoàn vận động viên thi đấu cấp tỉnh đạt nhiều
thành tích cao: cao nhất là đoàn giải vật dân tộc, đạt giải 3 bóng chuyền, giải Ba
bóng đá nhi đồng cúp phát thanh và truyền hình Ninh Bình; đạt 01 huy chương

20


vàng, 01 huy chương bạc, 02 huy chương đồng tại giải quần vợt câu lạc bộ tỉnh
Ninh Bình.

4.2. Sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Mô.
Huyện Yên Mô làm nông nghiệp là chủ yếu, nên tổng diện tích gieo trồng
của toàn huyện là 18.173 ha. Trong đó:
Cây lúa là cây trồng chính của huyện Yên Mô, có tổng diện tích gieo trồng là:
6.554,6 ha, năng suất 65,67tạ/ha, sản lượng 43.044,4 tấn, trong đó vụ xuân có
diện tích 6.554,6 ha, năng suất đạt 67,25 tạ/ha, 44.080,8 tấn, vụ mùa, diện tích
7.355,4, năng suất 64,10 tạ/ha, có sản lượng là 47.148,1 tấn.
Bảng 4.2. Cơ cấu giống các giống lúa tại huyện Yên Mô năm 2012.
Vụ xuân
Giống

Lúa lai

Vụ mùa

Diện

Năng


Sản

Diện

Năng

Sản

tích

suất

lượng

tích

suất

lượng

(Ha)

(Tạ/ha)

(Tấn)

(Ha)

(Tạ/ha)


(Tấn)

22.885,

1.774,6

60,90

10.807,3

3.180,8

71,98

1
Lúa

409,3

65,81

2.693,1

1.203,8

53,88

6.486,1

2.672,9


62,10

1.904,0

3.334,9

53,87

1.796,5

291,6

65,30

1.904,0

1.108,9

56,57

6.273,0

thuần
Lúa
chất
lượng
cao
Lúa nếp


21


×