Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lúa tại xã tùng bá huyện vị xuyên tỉnh hà giang trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.59 KB, 51 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diễn biến tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới. Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa của một số nước trên thế giới. Error:
Reference source not found
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tại Việt Nam từ 2004 – 2013.
Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011.
Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất lúa của Hà Giang trong 3 năm gần đây.
Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất lúa của huyện Vị Xuyên trong 3 năm gần đây.
Error: Reference source not found
Bảng 4.1: Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính của xã Tùng Bá
năm 2013 Error: Reference source not found
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 của xã Tùng Bá.
Error: Reference source not found
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Tùng Bá năm 2013. Error:
Reference source not found
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm của xã Tùng Bá
Error: Reference source not found
Bảng 4.5. Tình hình sản xuất lúa của xã Tùng Bá từ 2010 – 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 4.6. Cơ cấu giống lúa của xã Tùng Bá năm 2013 Error: Reference
source not found
Bảng 4.7. Phương pháp bón phân cho một số giống lúa ở 2 vụ xuân và vụ
mùa năm 2013 cho 1 ha. Error: Reference source not found
1
Bảng 4.8. Diện tích, năng suất một số giống lúa tại 3 thôn của xã vụ xuân
năm 2013. Error: Reference source not found
Bảng 4.9. Cơ cấu diện tích, năng suất một số giống lúa vụ mùa năm 2013


ở 3 thôn. Error: Reference source not found
Bảng 4.10. Tình hình sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại xã Tùng Bá
năm 2013. Error: Reference source not found
Bảng 4.11: Tình hình sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ dịch hại lúa
ở địa phương năm 2010 – 2013. Error: Reference source not found
2
MỤC LỤC
3
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề thiết của đề tài
Nông nghiệp chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
trong đó lúa là một trong 3 cây lương thực chủ yếu trên thế giới đó là: Lúa mì,
lúa và ngô. Lúa là lương thực chính cho hơn một nửa số dân trên thế giới, nó
có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định đời sống nhân dân, ổn định xã hội và
là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế.
Lúa gạo là lương thực chủ yếu của các nước ở vùng nhiệt đới, á nhiệt
đới như: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh, lúa gạo cung cấp 23% năng
lượng cho con người. Tinh bột trong lúa gạo là nguồn cung cấp năng lượng
chủ yếu, thành phần dinh dưỡng trong lúa gạo chiếm khoảng 90% gluxit và 1-
3% lipit, 7 – 10 % Prôtêin. Tuy nhiên prôtêin tập trung ở phôi và cám, ngoài
ra trong lúa gạo còn có chứa các vitamin nhóm B, B1, B6. Ngoài việc sử dụng
làm lương thực cây lúa còn có vai trò khác như: Sử dụng làm nguồn thức ăn
cho chăn nuôi, công nghiệp chế biến, sản xuất nấm, y học, dược học. Lúa gạo
còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ quốc
gia như Việt Nam, Thái Lan…
Cây lúa ở Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Lúa giúp Việt Nam thoát khỏi đói nghèo, đảm bảo chiến lược an ninh lương
thực hơn 80 triệu dân và từng bước tăng nhanh về sản lượng gạo xuất khẩu.
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp từ lâu đời, nên có điều kiện tự

nhiên thuận lợi để trồng lúa. Nền văn hóa Việt Nam gắn liền với “nền văn
minh lúa nước”, người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cộng
thêm tính chăm chỉ, sự năng động nhạy bén, đồng thời do ta đã biết áp dụng
nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất: Phân bón, giống,
4
BVTV, thủy lợi, cơ cáu mùa vụ…đã dần đưa nền nông nghiệp nước ta ngày
càng đạt được nhiều thành tựu, đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trở
thành nước đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất lúa gạo (sau Thái Lan).
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đã đạt được, tình
hình sản xuất lúa ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, chúng ta đang
đứng trước rất nhiều khó khăn đó là: Sự tăng nhanh về dân số và quá trình
công nghiệp hóa cùng với các điều kiện bất lợi khác của thiên nhiên như: Hạn
hán, bão lụt, sâu bệnh…đã làm giảm đáng kể diện tích đất canh tác và ảnh
hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Vì vậy đây vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa
là động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp, các nhà khoa học, các cơ quan quản
lý vv…phải có các giải pháp đồng bộ để đưa ngành nông nghiệp của Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung ngày một ổn định và phát triển bền vững.
Do đó việc điều tra, khảo sát thực trạng tình hình sản xuất lúa là rất cần thiết. Trên
cơ sở đó các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý, quy hoạch sẽ đưa ra những
giống lúa và các biện pháp kỹ thuật phù hợp làm tăng năng suất và sản lượng.
Tùng Bá là một xã thuộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, cách trung
tâm thành phố Hà Giang 14 km, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cây
lúa là cây lương thực được trồng lâu đời tại đây. Hiện nay nhân dân trên địa
bàn xã Tùng Bá đang trồng nhiều loại giống lúa khác nhau nhị ưu 838, nhị ưu
725, việt lai 20, HT - 1, khang dân 18, lúa nếp…Việc áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất đã được phổ biến nhưng chưa rộng rãi, nhân dân chưa chú
trọng vào thâm canh cho lúa, phòng trừ sâu bệnh hại chưa kịp thời.
Mặc dù điều kiện tự nhiên xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp đặc biệt là cây lúa, nhưng sản lượng lúa mới chỉ giải quyết được vấn
đề lương thực đơn thuần, chưa đáp ứng được nhu cầu về kinh tế. Vì vậy việc

tìm ra những giống lúa có năng suất cao và biện pháp canh tác kỹ thuật phù
5
hợp với đặc điểm đất đai, điều kiện sinh thái của địa phương góp phần xây
dựng một hệ thống trồng trọt chung, cây lúa nói riêng là việc cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để góp một phần nhỏ bé của mình
vào việc nâng cao năng suất lúa cho địa phương, phát triển kinh tế - xã hội. Vì
vậy trong quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã tiến hành làm đề tài “Điều tra,
đánh giá tình hình sản xuất lúa tại xã Tùng Bá huyện Vị xuyên tỉnh Hà
Giang trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích:
+ Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa tại xã Tùng Bá huyện Vị Xuyên tỉnh
Hà Giang.
+ Tìm hiểu vai trò của cây lúa trong cơ cấu trồng và trong đời sống
nông dân xã Tùng Bá.
+ Xác định những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội đến sản xuất lúa tại xã Tùng Bá huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang từ đó
đưa ra các giải pháp mới nhằm tăng năng suất, chất lượng và giúp cho nông
dân nâng cao thu nhập trong sản xuất lúa.
1.2.2.Yêu cầu của đề tài:
+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội của xã
Tùng Bá.
+ Tìm hiểu về cơ cấu giống.
+ Thu thập các thông tin về tình hình sản xuất lúa tại xã Tùng Bá huyện
Vị Xuyên tỉnh Hà Giang từ 2010 – 2013 (Diện tích, năng suất, sản lượng).
+ Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa và năng
suất lúa tại xã Tùng Bá huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
+ Điều tra phỏng vấn một số hộ nông dân điển hình để tìm hiểu thực
trạng sản xuất lúa tại địa phương.
6

+ Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lúa tại xã
Tùng Bá.
1.3. Cơ sở lý luận của đề tài.
Nền nông nghiệp của mỗi nước đều chịu ảnh hưởng lớn của các điều
kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, địa hình, trình độ canh tác, giống cây trồng và
tốc độ phát triển của nước đó. Trên con đường phát triển nông nghiệp, nhất là
giai đoạn hiện nay, nhiều quốc gia dã có những nghiên cứu và ứng dụng thành
công đối với những giống cây trồng, vật nuôi và các biện pháp kỹ thuật tiên
tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp để không
ngừng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phẩm, đó là cơ sở cho một
phần phát triển kinh tế của đất nước.
Nghiên cứu và phát triển cây trồng nhằm tăng năng suất, sản lượng
lương thực và tiết kiệm đầu tư, đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực, nhất là nước ta có tới xấp xỉ
80% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, đáp ứng các nhu cầu khác
của nền sản xuất công nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng thu
nhập của nước ta.
Trong cơ cấu cây lương thực thì lúa là cây trồng được người dân đặc
biệt coi trọng. Tuy nhiên với một xã miền núi như xã Tùng Bá hiện nay còn
gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển cây lúa. Đời sống nhân dân còn
nghèo, trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều, nên việc chuyển tải những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, cũng như việc
đầu tư về giống, phân bón còn bị hạn chế, chưa có các biện pháp kỹ thuật cải
tạo đất. Mặt khác đất đai địa hình không đồng đều, nguồn nước phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp một phần còn phụ thuộc vào nước trời, việc thâm canh
tăng vụ chưa được phổ biến rộng rãi, đất đai còn bị bỏ hóa…Nên đất đai ngày
càng xấu đi và bị xói mòn rửa trôi.
7
Vì vậy, việc đánh giá tình hình sản xuất lúa cho mỗi vùng, mỗi khu vực
nói chung và các xã trong huyện Vị Xuyên nói riêng cần căn cứ vào điều kiện

tự nhiên, khí hậu, đất đai, tập quán canh tác. Ngoài ra, còn phải quan tâm đến
phương thức sản xuất ở từng vùng, điều kiện kinh tế đầu tư cho sản xuất, đó
cũng là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng. Vì vậy, vấn đề quan trọng
trong sản xuất lúa là phải xác định được khí hậu, đất đai, giống, điều kiện
chăm sóc và đầu tư thâm canh cây lúa cho thực sự phù hợp để đạt năng suất
cao và mang lại hiệu quả lớn cho người trồng lúa.
8
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu:
2.1.1. Nguồn gốc cây lúa.
Lúa thuộc loài Oryza Sativa có cách đây ít nhất 103 triệu năm và tồn tại
như một loại cỏ dại tại Châu á, châu Phi, Châu Mỹ, châu Úc và châu Nam Cực.
Lúa trồng Oryza sativa đã được thuần hóa vào khoảng 10 nghìn năm
trước.
Lúa được coi là loại lương thực nuôi sống loài người lâu đời hơn bất cứ
loại cây nào. Những dấu vết của hạt gạo và vỏ trấu của loại Oryza sativa trên
mảnh đồ gấm vỡ được khám phá tại Nonoktha ở vùng Karut của Thái Lan
cũng chứng tỏ lúa có từ 4000 năm trước công nguyên (Tay Maclean 1985).
Căn cứ vào tài liệu cổ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…thì cây lúa có
mặt từ 2000 – 3000 năm TCN, ở vùng Triết Giang – Trung Quốc đã xuất hiện
cây lúa 5000 năm ở hạ lưu sông Dương Hà 4000 năm. Tuy nhiên vẫn còn
thiếu các tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa
vào trồng trọt.[3]
Từ trung tâm khởi nguồn là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát
triển cả về 2 hướng Đông và Tây cho đến hết thời kỳ thứ nhất, cây lúa được
đưa vào vùng Địa Trung Hải như: Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha, đến đầu thế
kỷ XV thì cây lúa từ Bắc Italia nhập vào các nước Đông Âu như: Nam Tư cũ,
Bungari, Rumani…đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và được trồng
ở các bang, Virginnia, Nam caronila và được trồng nhiều ở Califoclia,

lonisicana…
Ở Việt Nam lúa được trồng từ hàng nghìn năm trước đây và được coi là
biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ là một trong
9
những vùng sinh thái của các nước có các nguồn gen đa dạng và phong phú
(Bùi Huy Đáp, 1990).[1]
2.1.2. Phân loại.
Cây lúa thuộc họ hòa thảo (Graminnea) chi Oryza, trong chi Oryza có
nhiều loài sống một năm hay nhiều năm trong đó chỉ có 2 loại trồng trọt là
Oryza sativa chủ yếu ở Châu á chiếm đại bộ phận diện tích trồng lúa, có nhiều
giống có đặc tính tốt cho năng suất cao Oryza Glaberima hạt nhỏ, năng suất
thấp chỉ trồng trên diện tích nhỏ ở Châu Phi.
Dựa trên những điều tra nghiên cứu về nối quan hệ về kiểu gen và kiểu
hình của lúa, người ta phân lúa thành 6 nhóm như sau:
Nhóm 1: Là loại Trcica điển hình phân bố trên toàn thế giới.
Nhóm 2: Gần các loại ngắn ngày, chịu hạn, lúa vùng cao được gọi là
aur và phân bố ở tiểu lục Ấn Độ.
Nhóm 3 và 4: Gần lúa ngập nước ở Ấn Độ và Bangladesh.
Nhóm 5: Gần lúa thơm ở tiểu lục địa Ấn Độ như Basmati 370.
Nhóm 6: Bao gồm loại Japonica và Javanica điển hình đối với việc
phân loại lúa trồng (Oryza sativa) có nhiều cách phân biệt khác nhau.
Kato (1930) đã phân loại theo điều kiện sinh thái, chia lúa thành 2
nhóm lớn là: Japonica (lúa cánh) và Indica (lúa tiên). Đinh Dĩnh (1985) cho
rằng lúa cánh bắt đầu từ Trung Quốc nên gọi là Sinojaponica.
Robung phân loại theo thời gian sinh trưởng chia các giống lúa ở Ấn
Độ thành 2 nhóm: nhóm chín sớm và nhóm chín muộn và không quan tâm
đến hình thái, theo Wah căn cứ vào vụ trồng ở Ấn Độ chia lúa thành lúa thu
và lúa đông.
Phân loại theo cấu tạo vỏ hạt: Konik và tefef Ad phân chia lúa ở Java
( Indonexia) thành lúa tẻ (litilissma) và lúa nếp (glutinosa).[3]

10
2.1.3. Vai trò của cây lúa dối với đời sống con người.
Việc thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng với sự xuất hiện của
việc trồng lúa là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử loài
người, thóc gạo là loại lương thực chính của quá nửa nhân loại. Từ khi được
thuần hóa cho đến nay lúa là một trong những cây lương thực chủ yếu nhất
trong cơ cấu sản xuất lương thực của thế giới, lúa mỳ chiếm khoảng 30,5%,
lúa gạo chiếm 26,5%, ngô chiếm 24% còn lại là các loại ngũ cốc khác.
Lúa gạo là cây lương thực có rất nhiều công dụng như giải quyết lương
thực cho toàn xã hội, thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến, y dược, bột, bánh, rượu, kẹo, đặc
biệt trong cám gạo có lượng dầu và vitamin đáng kể trong một số trường hợp
đã dùng làm thuốc chữa bệnh.
Lúa gạo ngoài việc sử dụng trong nước, còn là mặt hàng xuất khẩu,
tăng thu nhập quốc dân đối với các nước có nền nông nghiệp chủ yếu như
nước ta. Lúa có tầm quan trọng đối với đời sống con người và phát triển xã
hội, đặc biệt là nhiệm vụ của sản xuất lúa gạo được đặt ra một cách rõ ràng,
cấp bách và quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa nông thôn của Đảng và
Nhà nước.[3]
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới.
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới.
Cây lúa có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, dễ trồng và có thể cho năng
suất cao. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng lúa. Do xác
định được tầm quan trọng của cây lúa trong nền kinh tế nên nhiều nước trên
thế giới đã đặc biệt quan tâm chú trọng đẩy mạnh sản xuất phát triển cây lúa.
Đặc biệt trong những năm gần đây khi KHKT phát triển mạnh mẽ đã áp dụng
nhiều tiến bộ vào sản xuất, làm cho năng suất sản lượng lúa tăng nhanh, điều
đó thể hiện qua bảng 2.1.
11
Bảng 2.1: Diễn biến tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.

Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2006 155,581 41,076 639,068
2007 155,040 42,234 654,799
2008 159,993 42,890 686,209
2009 158,130 43,442 686,958
2010 161,189 43,551 701,999
2011 162,799 44,602 726,122
2012 162,317 45,478 738,188
2013 166,085 44,867 745,173
(Nguồn: FAOSTAT, 2013.[8])
Qua bảng 2.1 ta thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tăng dần từ
năm 2006 – 2013.
- Diện tích lúa các năm có sự biến động nhưng không đáng kể. Năm
2006 tổng diện tích trồng lúa trên thế giới là 155,581 triệu ha, đến năm 2013
tăng lên là 166,085 triệu ha (tăng 10,504 triệu ha).
- Năng suất lúa trên thế giới cũng tăng đều qua các năm. Năm 2006 là
42,076 tạ/ha thì đến năm 2013 đã tăng lên 44,867 tạ/ha (tăng 2,791 tạ/ha).
Còn sản lượng lúa thì liên tục tăng với nhịp độ khá nhanh từ năm 2006 – 2007
sản lượng lúa tăng 15,73 triệu tấn trong vòng 1 năm. Đến năm 2013 thì sản
lượng lúa đạt 745,173 triệu tấn. Như vậy qua 8 năm từ 2006 – 2013 sản lượng
lúa đã tăng từ 639,068 – 745,173 triệu tấn (tức là tăng 106,105 triệu tấn).[8]
12
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa của một số nước trên thế giới.

Tên nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Ấn Độ 43,500 36,598 159,200
Trung Quốc 32,023 67,257 203,290
Inđônêxia 13,835 51,520 71,280
Bangladesh 11,770 43,755 51,500
Thái Lan 12,373 31,348 38,787
Việt Nam 7,899 55,797 44,076
Philippin 4,746 38,852 18,439
Brazil 2,348 50,059 11,758
Nhật Bản 1,599 67,280 10,758
(Nguồn FAOSTAT, 2013[8])
Căn cứ vào bảng số liệu 2.2 cho thấy: Ấn Độ là nước có diện tích trồng
lúa lớn nhất thế giới với 43,500 triệu ha, ngay sau đó là Trung Quốc 32,023
triệu ha. Nhật Bản là nước có diện tích trồng lúa nhỏ nhất trong 9 nước nhưng
nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nên năng suất của Nhật
Bản đứng thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc: Với diện tích 1,599 triệu ha đạt
năng suất là 67,280 tạ/ha. Trong khi đó Ấn Độ chỉ đạt 36,598 tạ/ha; đứng thứ
3 là Việt Nam với năng suất là 55,797 tạ/ha. Bên cạnh đó còn nhiều nước có
năng suất thấp như Sierra Leone 19,316 tạ/ha, Modambich 11,700 tạ/ha.[8]
Về sản lượng thì Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới với tổng sản lượng là
203,290 triệu tấn tiếp đến là Ấn Độ 159,200 triệu tấn sau là Indonexia
712,797 triệu tấn.
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ
thuật, có rất nhiều nước không những sản xuất đủ lượng gạo cung cấp trong

nước mà còn xuất khẩu đem về ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh
đó có những nước do khâu sản xuất còn yếu kém và sự đầu tư chưa thích đáng
nên phải nhập khẩu lúa gạo.
13
- Trung Quốc: Tuy là nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo, chiếm 29%
sản lượng của thế giới nhưng cũng là quốc gia đông dân nhất thế giới nên
bình quân đầu người/năm bình quân chỉ đạt khoảng 100kg. Mặt khác, diện
tích trồng lúa của Trung Quốc cũng có hạn khoảng 32,022 triệu ha nên nhiều
năm nay Trung Quốc là nước rất quan tâm tới việc tăng năng suất. Hiện nay
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất lúa lai nhờ vậy năng
suất lúa của Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây và trở thành
một trong những quốc gia có năng suất lúa cao nhất thế giới.[8]
- Thái Lan: Với diện tích gieo trồng khoảng 12,373 triệu ha, sản lượng
đạt 31,348 triệu tấn. Hiện nay Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên
thế giới đáp ứng 30% yêu cầu gạo của thị trường thế giới. Thành tựu rực rỡ
nhất của Thái Lan trên thị trường lúa gạo trên thế giới là chất lượng gạo, họ
đã tạo ra gạo thơm đặc sản có giá bán cao gấp nhiều lần với gạo thường nên
Thái Lan là nước cạnh tranh chủ yếu với Việt Nam trong vấn đề xuất khẩu
gạo.[8]
- Việt Nam: Lúa được trồng với diện tích là 7,899 triệu ha; năng suất là
55,797 tạ/ha và sản lượng là 44,076 triệu tấn. đứng thứ 4 về sản lượng, thứ 3
về diện tích và thứ 4 về năng suất trong các nước trồng lúa đứng đầu thế giới.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Ngày
nay chúng ta đã lai tạo được nhiều giống mới cho năng suất, chất lượng tốt.
Bên cạnh việc phát huy các giống địa phương ngon nổi tiếng đã và đang góp
phần thúc đẩy đưa ngoại tệ về cho đất nước.[4], [8]
2.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới.
Cây lúa vốn là loài thực vật cổ xưa có tính đa dạng về di truyền với
hình thái như một số cây trồng khác. Cùng với sự phát triển của loài người,
nghề trồng lúa đã và đang đạt được nhiều thành tựu lớn, các giống lúa trồng

hiện nay đều là giống lúa bản địa, qua một quá trình thâm canh lâu dài, hầu
14
như các giống đều bị thoái hóa nên năng suất rất thấp vì vậy vấn đề lai tạo
phát triển ra giống mới để thay thế các giống cũ là hết sức quan trọng.[3]
Viện nghiên cứu quốc tế (IRRI) đã lai tạo và chọn ra thành công nhiều
giống lúa tốt được trồng, phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như IR6, IR8,
IR20, IR26 và rất nhiều giống lúa khác đã tạo ra sự nhảy vọt về năng suất,
phẩm chất ở những vùng trồng lúa trên thế giới. Viện có những tập đoàn về
giống lúa rất đa dạng và phong phú. Trong những năm 1970 viện đã nhận
được 1350 giống lúa địa phương, góp phần lên 12880 giống đồng thời IRRI
đã gửi đi nhiều giống cho các nhà nghiên cứu lúa ở các nước.
- Tình hình nghiên cứu lúa ở Mỹ: Năm 1926 J.W. Jones đã bắt đầu
nêu vấn đề ưu thế lai của lúa khi khảo sát lúa ở Đài Loan. Trải qua nhiều thập
kỷ Mỹ đã có nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu trực tiếp và giải quyết
vấn đề lương thực. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học không chỉ
quan tâm nghiên cứu đến việc chọn lọc, lai tạo và đưa ra sản xuất những
giống lúa có năng suất cao, ổn định, thâm canh phù hợp với từng vùng. Năm
2003 Mỹ đã xuất khẩu được 3,4 triệu tấn gạo, sau Thái Lan và Việt Nam.
- Tình hình nghiên cứu lúa ở Ấn Độ: Theo thống kê năm 2009 Ấn Độ
có 44,1 triệu ha đất trồng lúa và là quốc gia có diện tích trồng lúa lớn nhất thế
giới, chiếm 21% tổng sản lượng lúa thế giới. Ấn Độ có điều kiện tự nhiên rất
khác nhau, người ta chia Ấn Độ ra làm 8 vùng trồng lúa, mỗi vùng gồm 2 – 4
bang, mỗi bang có từ 2 trạm khảo nghiệm. Năm 1946 Ấn Độ đã thành lập
được viện nghiên cứu Cuttack bang Orissa và có nhiều trường đại học, cao
đẳng, cùng 130 cơ quan khảo nghiệm nghiên cứu về giống lúa.
- Trung Quốc: Trung Quốc vốn là nước có diện tích đứng thứ 2 thế giới
nhưng sản lượng lại đạt 197,225 triệu tấn, năng suất bình quân 65,901 tạ/ha
có được kết quả này là do Trung Quốc đã lai tạo được nhiều giống mới có
năng suất, chất lượng cao. Trong đó có một số giống được đưa vào sản xuất ở
15

Việt Nam và mang lại kết quả cao. Hiện nay các nhà khoa học Trung Quốc đã
kết hợp với các nhà khoa học ở Việt Nam, Nhật Bản để tìm ra giống lúa
HEXI 34, HEXI 35 có năng suất cao từ 85,5 – 88,0 tạ/ha.
- Thái Lan: Là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, cây lúa được
trồng với diện tích 10,96 triệu ha, từ đầu những năm 1950 Thái Lan đã thu
nhập và tinh lục làm thuần các giống lúa địa phương và đưa ra 2 giống lúa là
Muang Huang và DOWK Rayom phổ biến ở Miền Nam, chúng có khả năng
đạt năng suất 2,8 tấn/ha. Các giống lúa này đều chịu rét rất tốt khi đưa lên
vùng cao các giống lúa này rất phù hợp, trung tâm nghiên cứu giống lúa
Pathun đã đưa 2 giống lúa mới KLG 8305 – 1 – 1 – 1 – 2 – 4; SKP 8911 – 12
– 2 – 2 – 2, 2 giống lúa này năng suất cao có thể cấy 2 vụ/năm.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất thì cần khoảng 8 triệu tấn lúa giống/năm;
khu vực cần nhất là Châu á. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất
các nhà khoa học đang ngày càng cố gắng nỗ lực để tạo ra nhiều giống mới có
năng suất cao, phẩm chất tốt, mang lại lợi nhuận cho người nông dân và lợi
ích cho người tiêu dùng.
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu lúa ở Việt Nam.
2.3.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam.
Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho sinh trưởng,
phát triển của nhiều loại cây trồng đặc biệt là lúa nước. Trải qua hơn 4000
năm lịch sử, sự phát triển của cây lúa luôn gắn liền với sự phát triển của dân
tộc. Việt Nam có những kinh nghiệm quý báu của ông cha để lại cùng với sự
thông minh, năng động, sáng tạo, cần cù lao động của nhân dân tiếp thu nhanh
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất. Cho đến nay
diện tích, năng suất, sản lượng lúa đã không ngừng tăng lên. Từ một nước có
nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lương thực không đủ cung cấp trong nước,
16
hàng năm còn phải nhập khẩu gạo của nước ngoài, đến nay Việt Nam đã vươn
lên trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tại Việt Nam từ 2004 – 2013.

Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2004 7,44 48,55 36,15
2005 7,33 48,94 35,83
2006 7,32 48,89 35,84
2007 7,20 49,86 35,94
2008 7,40 52,33 38,73
2009 7,44 52,37 38,95
2010 7,48 53,41 40,00
2011 7,65 55,3 42,39
2012 7,75 56,3 43,66
2013 7,90 55,8 44,07
(Nguồn FAOSTAT, 2013[8])
Qua bảng 2.3 ta thấy: Diện tích lúa của nước ta tăng giảm rõ rệt, nhưng
sản lượng và năng suất đều tăng do Việt Nam tự cung tự cấp được lương thực
sử dụng trong nước, đồng thời sử dụng các giống lúa có năng suất cao trong
sản xuất, do vậy Việt Nam còn dư gạo để xuất khẩu. Trong những năm gần
đây, sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Có được kết
quả trên là do Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chính
sách phù hợp tác động đến nông nghiệp tạo điều kiện cho phát triển khoa học
công nghệ. Trình độ canh tác của nông dân không ngừng được tăng lên. Sự
tăng trưởng về năng suất, sản lượng lúa là thành quả của những nỗ lực trên cả
nước trong việc tìm kiếm những giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế và biện
pháp đổi mới của Đảng và Nhà nước. Công tác cải thiện giống lúa đóng vai
trò quan trọng sau đó là sự thay đổi cơ cấu mùa vụ, cải tạo hệ thống thủy lợi,

tưới tiêu hợp lý, cải tạo đất phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, áp dụng các
tiến bộ khoa học thâm canh tổng hợp.
17
Như vậy, có thể nói sản xuất lúa gạo trong nước ngày càng tăng lên
đáng kể góp phần đảm bảo nguồn lương thực phục vụ nhu cầu của người dân
trong nước và duy trì sản lượng gạo xuất khẩu.[4]
2.3.2. Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
Kết quả phân tích cho thấy thị trường xuất khẩu gạo chính ở Việt Nam
trong 15 năm qua, thứ nhất là các quốc gia Đông Nam Á (chiếm khoảng 40 –
50% lượng gạo xuất khẩu), thứ 2 là các quốc gia châu Phi ( chiếm khoảng 20
– 30% một thị trường khá ổn định). Các thị khác là Trung Đông và Bắc Mỹ,
nhưng lượng gạo xuất khẩu sang các này không ổn định, đặc biệt là trong giai
đoạn 2001 – 2004. Trong những năm qua gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng
trưởng về số lượng và chất lượng cũng như mở rộng thị trường. Đến nay năm
2003 ngoài các thị trường truyền thống của Việt Nam như là Philippin, Việt
Nam đã mở rộng và phát triển thêm một số thị trường tiềm năng châu Phi, Mỹ
la tinh và EU, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu
gạo của Việt Nam là ít kinh nghiệm nên thiếu khả năng duy trì và khai thác
các thị trường nhiều biến động. Nếu có mối liên hệ tốt hơn và tổ chức thị
trường tốt, họ sẽ nâng cao hạng ngạch và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam.
[9]
18
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011.
STT Năm
Số lượng
(triệu tấn)
Tăng trưởng so
với năm 1995 (%)
1 1995 1,988
2 2005 5,254 264,3

3 2006 4,642 233,5
4 2007 4,580 230,4
5 2008 4,745 238,7
6 2009 5,958 299,7
7 2010 6,886 339,5
8 2011 7,350 369,7
(Nguồn tổng cục thống kê)[2]
2.3.3. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam.
Về công tác giống trong những năm qua, công tác giống cây trồng ở
nước ta đã không ngừng chọn, tạo được nhiều giống lúa mới có năng suất cao,
ổn định, có khả năng thích ứng rộng rãi như DT22, P4, P6, P12, Q5,…đã đưa
năng suất sản lượng lúa tăng một cách đáng kể. Bên cạnh công tác chọn tạo ra
những giống lúa cao sản đó thì công tác chọn lọc, phục tráng một số giống đã
có biểu hiện thoái hóa dẫn đến giảm năng suất, phẩm chất của giống. Để khắc
phục tình trạng trên các viện nghiên cứu cùng các trường đại học, các trung
tâm nghiên cứu tại các tỉnh đã liên tục nghiên cứu, lai tạo, phục tráng giống
nhằm phát huy những đặc trưng vốn có của giống.
- Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam: là một trong những cơ
quan nghiên cứu đầu não của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và về
cây lúa nói riêng. Viện đã lai tạo, nhập nội, chọn và đưa ra sản xuất nhiều
giống như: C37, CN2, C180, NR11, V15, X20. Các giống này đều được đánh
giá rất cao, đặc biệt là các loại lúa lai do trung tâm lai tạo ra có năng suất cao
hơn lúa thường 20 – 30%.
- Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam: Từ sau khi thành lập đến nay,
với đội ngũ cán bộ khoa học trẻ, năng động, sáng tạo đã nghiên cứu trên nhiều
19
lĩnh vực chọn tạo lúa mang lại nhiều lợi nhuận đáng kể cho người nông dân,
góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Các giống lúa do viện chọn tạo
DT10, A20, CM1, DT 22, Tám thơm ĐB.
- Viện cây lương thực, thực phẩm: Nhiều năm qua viện cây lương thực,

thực phẩm đã có nhiều thành tựu trong công tác giống. Từ năm 1997 viện đã
lai tạo chọn lọc và được nhà nước công nhận là có 44 giống cây trồng các
loại; trong đó có 21 giống lúa như 88 – 838, xuân số 2, NN75 – 6, P4, P6…
- Viện Bảo vệ thực vật: Đã chọn lọc những giống có khả năng kháng
sâu bênh hại như C70, C71, CR203, IR50, IR17494.
- Trường đại học nông nghiệp Cần Thơ: Đã nghiên cứu, chọn tạo ra
nhiều giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao, chống chịu khá, đặc biệt là
giống chống rầy như NN3A.
- Trường đại học nông lâm Thái Nguyên: Là nơi đào tạo ra đội ngũ cán
bộ chủ yếu phục vụ cho các tỉnh miền núi phía Bắc, nhà trường có đội ngũ
nhân viên trình độ cao, ngoài công tác giảng dạy còn nghiên cứu, chọn tạo
được giống K3 có khả năng chịu rét cho năng suất cao.
2.4. Tình hình sản xuất lúa tại Hà Giang.
* Tình hình chung:
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở tọa độ địa lý 22
0
10’ vĩ
Bắc; 104
0
34’ đến 105
0
34’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung
Quốc, có chiều dài đường biên giới là 274 km. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang,
phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Cách thủ đô Hà Nội 320 km.
Hà Giang có diện tích đất tự nhiên là 791.488,92 km2 chiếm 3,40%
diện tích đất tự nhiên của cả nước, có địa hình khá phức tạp nhiều dãy núi cao
có độ dốc lớn chiếm 50,49% diện tích toàn tỉnh. Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 153.076,40 ha chiếm 19%
- Diện tích đất lâm nghiệp: 534.367,83 ha chiếm 66%

- Diện tích đất chuyên dùng: 12.292,67 ha chiếm 1,55%
20
- Diện tích đất chưa sử dụng: 86.414,94 ha chiếm 0,10%
Trong cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, lúa là cây lương
thực chủ yếu. Trong những năm gần đây lúa của tỉnh tuy đã phát triển nhưng
so với các tỉnh khác thì diện tích trồng lúa còn thấp.
Dân số toàn tỉnh là 602.684 người bao gồm 22 dân tộc cùng sinh sống.
Trong đó dân tộc H’Mông chiếm đa số với 183.944 chiếm 30,52%
Hà Giang là một tỉnh miền núi nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều
khí khăn, những năm trước đây nhân dân chủ yếu gieo các giống lúa địa
phương nên năng suất không cao. Vì thế đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn thiếu thốn, đặc biệt là lương thực. Trong vài năm trở lại đây, được sự
quan tâm của Đảng và nhà nước đầu tư hỗ trợ nguồn vốn cũng như khoa học
kỹ thuật, cung cấp các loại lúa lai của Trung Quốc, Thái Lan và một số giống
lúa lai trong nước vào trồng thử nghiệm và đã đem lại hiệu quả khá rõ rệt làm
tăng năng suất và sản lượng lúa gạo, dần đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho
nhân dân. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song những năm qua tỉnh Hà
Giang cũng đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất lúa của Hà Giang trong 3 năm gần đây.
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(Nghìn tấn)
2010 36.500 53,20 194,2
2011 37.300 54,10 201,8
2012 37.000 54,57 201,9

(Nguồn tổng cục thống kê)[2]
Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của
tỉnh tăng đều qua 3 năm.
- Năm 2010 diện tích trồng lúa của tỉnh là 36.500 ha đến năm 2011
tăng lên là 37.300 ha (tăng 800 ha) nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn
37.000 ha ( giảm 300 ha so với năm 2011). Diện tích trồng lúa của năm 2012
21
giảm do một phần diện tích của tỉnh đã được quy hoạch cho việc xây dựng cơ
sở hạ tầng.[2]
- Năng suất lúa của tỉnh tăng dần qua các năm. Năm 2010 năng suất lúa
là 53,20 tạ/ha đến năm 2011 đạt 54,10 tạ/ha tăng 0,9 tạ/ha. Năm 2012 lại tăng
lên 0,47 tạ/ha so với năm 2011. Để đạt được những kết trên là do Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Hà Giang đã quan tâm vào việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, trong đó vấn đề giống được quan tâm hàng đầu, đầu tư các
công trình thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, phòng trừ sâu bệnh hại.
Tuy nhiên, bên cạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất vẫn còn nhiều hạn chế chưa áp dụng rộng rãi, đồng đều. Nhiều nơi nông
dân vẫn còn sử dụng một số giống lúa địa phương, đầu tư thâm canh chưa
được quan tâm, do vậy năng suất lúa của tỉnh đạt được vẫn còn thấp.
- Sản lượng lúa của tỉnh đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm
2010 sản lượng đạt 194,2 nghìn tấn đến năm 2011 đã tăng lên 201,8 nghìn tấn
và năm 2012 là 201,9 nghìn tấn (tăng 7,7 nghìn tấn so với năm 2010).
2.5. Tình hình sản xuất lúa của huyện Vị Xuyên.
Vị Xuyên là một huyện nằm bao quanh bởi thành phố Hà Giang và
huyện Bắc Quang, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, quy hoạch khu dân cư
trung tâm nằm dọc hai bên đường quốc lộ 2, là huyện nằm ở phía Nam của
tỉnh Hà Giang, cách trung tâm tỉnh là 20 km. Phía Bắc giáp thành phố Hà
Giang và huyện Quản Bạ, phía Nam giáp huyện Bắc Quang và huyện Hoàng
Su Phì, phía Đông giáp Thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên

Quang), phía Tây giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc và huyện Hoàng Su Phì.
Nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hóa và là
đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh.
Vị Xuyên nằm trong miền địa hình đồi núi thấp thung lũng, có những
cánh đồng phì nhiêu, tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế
22
Nông – Lâm nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 1487,5
km
2
, chiếm 17,8% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó, diện tích đất
nông nghiệp của huyện là 6333,3 ha; đất lâm nghiệp 70.000 ha, đất chuyên
dùng 43.410 ha, đất chưa sử dụng là 29.960 ha.
Kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông – lâm nghiệp do vậy luôn
được huyện quan tâm và chú trọng, đặc biệt là sản xuất lúa đã thu được những
kết quả đáng ghi nhận góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành
mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất lúa của huyện Vị Xuyên trong 3 năm gần đây.
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2011 3900 55 214500
2012 4110 56 230160
2013 4300 56,7 243810
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Vị Xuyên, 2013)
Qua bảng 2.6 ta thấy: Tình hình sản xuất lúa của huyện Vị Xuyên trong
3 năm từ 2011 – 2013 tăng lên qua các năm cả về diện tích, năng suất và sản
lượng. Diện tích sau 2 năm từ 2011 – 2013 tăng lên 400 ha, năng suất tăng 1,7
tạ/ ha, sản lượng tăng 29310 tấn. Sở dĩ có được kết quả như trên là do sự quan
tâm của huyện, các chương trình dự án hỗ trợ sản xuất, mở các lớp tập huấn
về kỹ thuật thâm canh lúa cho nông dân, các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước hỗ trợ, các loại giống lúa mới có năng suất cao đưa vào sản xuất,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân.

PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1. Đối tượng và phạm vi điều tra.
- Đối tượng điều tra: Cây lúa
23
- Thời gian điều tra: Từ ngày 09/06/2014 – 30/08/2014
- Địa điểm điều tra: xã Tùng Bá huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
3.2. Nội dung điều tra.
Điều tra tình hình sản xuất lúa giai đoạn 2010- 2013 tại xã Tùng Bá –
Vị Xuyên – Hà Giang.
3.2.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên
- Điều tra các chỉ tiêu: Đất đai, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa của xã
Tùng Bá.
3.2.2. Điều tra các chỉ tiêu: dân số, văn hóa xã hội, giao thông,…
3.2.3. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lúa của xã (diện tích, năng
suất, sản lượng, cơ cấu giống) từ năm 2010 –2103.
- Kế hoạch sản xuất nông nghiệp chung của toàn xã.
- Tình hình sản xuất cây lúa nước tại xã.
- Cơ cấu tập đoàn giống lúa sản xuất từ năm 2010 – 2013.
- Tình hình sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại tại địa
phương từ năm 2010 – 2013.
- Những thuận lợi và khó khăn.
3.3. Phương pháp điều tra.
3.3.1. Điều tra số liệu thứ cấp tại cơ quan chức năng về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất lúa của xã Tùng Bá.
3.3.2. Tổng hợp số liệu, phân tích số liệu và viết báo cáo tình hình sản xuất
lúa của xã Tùng Bá trong những năm gần đây và giải pháp phù hợp trong
những năm tới.
PHẦN 4
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THẢO LUẬN

24
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Tùng Bá – Vị Xuyên – Hà
Giang.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Tùng Bá là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Vị Xuyên tỉnh
Hà giang, gồm 5 thôn bản thuộc xã quản lý, các phía giáp địa bàn xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Thái An huyện Quản Bạ
- Phía Nam giáp xã Ngọc Đường – TP Hà Giang, xã Minh Sơn huyện
Bắc Mê.
- Phía Đông giáp xã Yên Định huyện Bắc Mê
- Phía Tây giáp xã Thuận Hòa huyện Vị Xuyên
Xã Tùng Bá là xã có hệ thống giao thông còn yếu kém, lại có địa hình
đồi núi phức tạp nên việc đi lại và giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận rất
khó khăn.
4.1.1.2. Địa hình và đất đai.
Xã Tùng Bá có địa hình tương đối phức tạp, có độ cao từ 200 - 1000 m
so với mực nước biển, bao gồm 2 dạng địa hình chính.
- Địa hình dạng đồi trung bình xen các bãi bằng có độ cao từ 200 m đến
1000 m so với mực nước biển, dạng địa hình này chiếm khoảng 89% tổng
diện tích tự nhiên toàn xã tập trung ở khu vực các thôn Hồng Minh, Khuôn
Làng, Nậm Rịa có độ dốc từ 10 – 25
0
,chủ yếu là đất rừng.
- Dạng địa hình đồi núi thấp xen các bãi bằng tương đối bằng phẳng
chiếm khoảng 11%, diện tích này cũng được phân bố đều ở các thôn, có độ
dốc từ 0 – 10
0
, chủ yếu là đất chuyên dùng và đất nông nghiệp.
4.1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Tùng Bá.

Bảng 4.1: Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính của
xã Tùng Bá năm 2013
25

×