Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Điều tra tình hình sản xuất và sử dụng hoa thảm tại công ty THNN nhà nước một thành viên công viên thống nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 61 trang )

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong trường đặc biệt là các thấy cô giáo khoa Nông Học. Các thầy cô đã
trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành của mình, làm hành
trang cho em vững bước về sau. Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Nông
học, các thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Phạm Thị
Minh Phượng – giáo viên hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các anh, chị ở công ty
TNHH NN MTV Công Viên Thống Nhất đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho em thu thập tài liệu để thực hiện chuyên đề được tốt nhất.
Em xin cám ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên em trong
suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.Trong chuyên đề mặc dù em đã
rất cố gắng nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn sinh viên. Cuối cùng em
xin kính chúc các thầy cô giáo khoa Nông học, gia đình và bạn bè luôn mạnh
khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày tháng
năm
Sinh viên
Phạm Thị Lệ Xuân

i


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN....................................................................................................i


MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................iv
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu....................................................................................2
1.2.1 Mục đích...................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu.....................................................................................................3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................4
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên thế giới và trong nước..........4
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới........................4
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh ở Việt Nam.........................6
2.2 Tình hình nghiên cứu hoa cây cảnh trên thế giới và Việt Nam..................8
2.2.1. Tình hình nghiên cứu hoa cây cảnh trên thế giới....................................8
2.2.2.Tình hình nghiên cứu hoa cây cảnh ở Việt Nam....................................10
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................12
3.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu............................................................12
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................12
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, chức năng và nhiệm vụ..........................................12
3.2.2. Tình hình sản xuất và nhu cầu sử dụng hoa thảm tại công ty công viên
Thống Nhất......................................................................................................12
3.3 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................12
3.3.1 Điều tra thu thập số liệu.........................................................................12
3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................13
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................14
4.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội.......................................................14
ii


4.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................14
4.1.2 Điều kiện khí hậu...................................................................................14

4.2. Tình hình sản xuất hoa thảm tại Hà Nội...................................................17
4.2.1. Cơ cấu chủng loại hoa thảm tại Hà Nội................................................17
4.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng hoa thảm tại Hà Nội.............................19
4.2.3. Điều tra về giá cả hoa thảm trên địa bàn Hà Nội năm 2012..................26
4.3 Tình hình sản xuất hoa sử dụng hoa thảm trang trí tại công ty TNHH Công
viên Thống Nhất..............................................................................................28
4.3.1. Khát quát chung về công ty công viên Thống Nhất..............................28
4.3.1.1 Tên công ty..........................................................................................28
4.3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty..................................................29
4.4. Cơ cấu giống và chủng loại hoa tại Công ty công viên Thống Nhất........30
4.5. Tình hình sản xuất hoa thảm tại Công ty công viên Thống Nhất.............31
4.6. Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc hoa thảm tại công ty công viên Thống
Nhất.................................................................................................................35
4.7. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa thảm tại công ty công viên Thống Nhất39
4.8. Tiêu chuẩn hoa thảm đem ra trang trí tại công ty công viên Thống Nhất 41
4.9. Thuận lợi và khó khăn của công ty trong lĩnh vực sản xuất hoa thảm.....43
4.9.1 Thuận lợi................................................................................................43
4.9.2. Khó khăn...............................................................................................43
4.9.3 Giải pháp khắc phục khó khăn...............................................................44
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................45
5.1. Kết luận....................................................................................................45
5.2. Đề nghị.....................................................................................................45
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................50

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội năm 2011............................15
Bảng 4.2: Phân bố diện tích sản xuất hoa và cây cây xanh tại Hà Nội và một

số cơ sở trên địa bàn........................................................................................21
Bảng 4.3. Cơ cấu chủng loại hoa thảm tại Hà Nội..........................................23
Bảng 4.4 Giá bán hoa thảm trong 3 năm gần đây (2010 – 2011 – 2012)........27
Bảng 4.5. Cơ cấu giống và chủng loại hoa thảm được sản xuất và trang trí tại
công viên Thống Nhất.....................................................................................30
Bảng 4.6: Kế hoạch sản xuất và giá bán trung bình các chủng loại hoa thảm
tại công viên Thống Nhất................................................................................32
Bảng 4.7: Kế hoạch thực hiện sản xuất các loại hoa thảm 06 tháng đầu năm
2013.................................................................................................................34
Bảng 4.8 Thời gian sinh trưởng phát triển một số loại hoa thảm phổ biến tại
công viên Thống Nhất.....................................................................................35
Bảng 4.9: Phương pháp nhân giống được áp dụng trên một số loại hoa thảm
chủ yếu tại công viên Thống Nhất...................................................................36
Bảng 4.10 Tình hình sử dụng phân bón cho các loại hoa thảm tại công viên
Thống Nhất......................................................................................................38
Bảng 4.11.1 Tình hình sâu hại trên hoa thảm tại công viên Thống Nhất........40
Bảng 4.11.2 Tình hình bệnh hại trên hoa thảm tại công viên Thống Nhất......41
Bảng 4.12 Tiêu chuẩn trang trí hoa thảm tại công viên Thống Nhất..............42

iv


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Hoa là tượng trưng cho cái đẹp. Mỗi loài hoa đều gắn liền với tình cảm

của con người và nó mang sắc thái riêng của từng vùng, của các dân tộc khác
nhau trên thế giới.Trong sự đa dạng của các loài hoa thì hoa trồng thảm,

trồng chậu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan môi trường và là
một phần không thể thiếu được trong trang trí vườn cảnh công viên, trên các
trục đường giao thông, trong các công trình kiến trúc công cộng, các cung văn
hoa thể thao, nhà thờ, đình chùa…
Hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tốc độ đô thị hóa
ngày càng cao đã làm cho thiên nhiên ngày càng bị đẩy xa cuộc sống con
người thì nhu cầu về hoa cây cảnh là sự cần thiết hơn lúc nào hết. Sản xuất
hoa cây cảnh còn mang lại lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế một số nước nhất
là những nước đang phát triển.
Hoa trồng thảm đã xuất hiện ở Việt Nam từ xa xưa nhưng số lượng và
chủng loại hoa còn ít, chất lượng hoa chưa đảm bảo. Hiện nay có nhiều chủng
loại hoa như cúc CN93, CN98, CN01 được đưa ra từ Trung tâm Hoa Cây
Cảnh - Viện Di Truyền Nông nghiệp và một số loại hoa khác như Dinha,
Cosmos, Mào Gà, Dưa Cạn… được trồng trang trí vào vụ hè thu, các giống
hoa nói trên có chiều cao từ 60 –80cm do vậy mà cây rất dễ bị gãy đổ khi gặp
trời mưa bão, chỉ trang trí vào mùa hè mà không trang trí quanh năm. Đây là
một nhược điểm cơ bản của hoa thảm Hà Nội.
Công ty TNHH nhà nước một thành viên công viên Thống Nhất là một
trong những công ty trên địa bàn Hà Nội sản xuất và sử dụng hoa trồng thảm
với mục đích trang trí, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân trong
và ngoài thành phố Hà Nội, và cả du khách quốc tế.

1


Công ty trực thuộc quản lý của nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực
quản lý. Nhiệm vụ chính của công ty là duy trì, tôn tạo và xây dựng mới công
viên, vườn hoa, cây bóng mát, xây dựng công trình dân dụng và một trung
tâm vui chơi giải trí là công viên Thống Nhất. Công ty đã xây dựng và đóng
góp đáng kể vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao, vui chơi

giải trí của Thủ đô, xây dựng cho mình một truyền thống vẻ vang.
Sản xuất hoa trồng thảm là một trong những chiến lược hoạt động chính
của công ty, hàng năm công ty phải cung ứng một lượng hoa thảm khá lớn
trang trí khu vực khuôn viên công viên Thống Nhất và một số con phố trục
đường trên địa bàn thành phố Hà Nội như đường Trần Khát Chân, Nguyễn Tri
Phương, Nguyễn Chí Thanh, Đại Cồ Việt…Để đáp ứng nhu cầu vui chơi và
giải trí, mục tiêu nói riêng về lĩnh vực hoa thảm mà công ty đặt ra là phải đa
dạng về mẫu mã, màu sắc, phong phú về chủng loại và chất lượng giống đảm
bảo. Hoa có thời gian trang trí dài, hoa tươi lâu, chiều cao đạt tiêu chuẩn trang
trí cao từ 25 – 80cm tùy từng loại hoa, thích nghi được với nhiều kiểu khí hậu
khác nhau… Mặc dù công ty có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên công tác sản xuất
và sử dụng hoa thảm tại đây còn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng và thế
mạnh vốn có của mình. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài
“Điều tra tình hình sản xuất và sử dụng hoa thảm tại Công ty THNN nhà
nước một thành viên Công viên Thống Nhất”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Điều tra tình hình sản xuất, sử dụng hoa trồng thảm tại công ty công viên
Thống Nhất. Từ đó xác định những thuận lợi và khó khăn để đưa ra các đề
xuất, giải pháp khắc phục.

2


1.2.2 Yêu cầu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên.(Khí hậu, độ ẩm, ánh sáng…)
- Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất, và sử dụng hoa thảm tại công ty
Công viên Thống Nhất
- Đề xuất các biện pháp cải thiện sản xuất hoa thảm ở công ty Công viên
Thống Nhất


3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên thế
giới và trong nước
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới
Hiện nay việc sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới đang phát triển mạnh và
mang tính thương mại cao. Ngành sản xuất hoa cây cảnh đã mang lại nhiều lợi
nhuận cho nền kinh tế một số nước, đặc biệt là những nước đang phát triển.
Theo số liệu thống kê của WTO, sản lượng hoa xuất khẩu chiếm hơn
13,362 tỷ USD năm 2006, trong số đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD chiếm
45,9%, hoa chậu và hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD chiếm 43,3% loại chỉ
dùng để trang trí là 893 triệu USD chiếm 6,7% và các loại hoa khác là 559
triệu USD chiếm 4,1%.[22]
Nhìn chung hoa cắt cành, hoa chậu và hoa trồng thảm trên thế giới được
tiêu thụ với một số lượng khá lớn và ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản
phẩm, bởi các loại hoa này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như
phục vụ tiêu dùng, trang trí công cộng. Hoa cắt cành thường chủ yếu tập trung
vào Hồng, Cúc, Cẩm Chướng, Đồng Tiền, Lily, Layon. Nhưng ngược lại, hoa
trồng thảm lại rất phong phú về chủng loại và đa dạng về màu sắc. Hiện nay
có trên 150 nước tham gia vào sản xuất hoa cắt cành và hoa trồng thảm mang
lại nguồn thu nhập rất lớn.
Theo số liệu thống kê của trung tâm thương mại hoa (Thụy Sĩ, 2005) thì
tổng lượng hoa tiêu thụ trên thế giới tăng hàng năm là 10%, trong đó tỷ lệ tiêu
thụ hoa cắt chiếm 60%, hoa chậu hoa thảm 30% và các loại cây trang trí khác
10%. Hàng năm lượng hoa thảm, hoa chậu tiêu thụ ở Mỹ đạt 6,5 tỷ USD và
Đài Loan xấp xỉ 9,2 tỷ USD. Các nước xuất khẩu hoa thảm, hoa chậu lớn nhất


4


thế giới là Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ. Đặc biệt là Đài Loan hàng năm xuất
khẩu một số lượng lớn hạt giống hoa các loại.[22]
Ở châu Á, những nước có xu hướng phát triển hoa trồng thảm và các loại
lá dùng để trang trí phải kể đến Đài Loan, Thái Lan, Israel, Ấn Độ, Malaysia
và Trung Quốc bao gồm Salvia, Begonia, Pansy, Viola, Primula, Cinneraria,
Torenia với diện tích xấp xỉ khoảng 50.000ha. Trong các nước châu Âu, Hà
Lan có thể xem là nước đứng đầu trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa
phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm 80 nước trên thế giới bao gồm
hoa cắt cành, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây trang trí. Trung bình một năm
Hà Lan cung cấp cho thị trường 7 tỷ bó hoa tươi và 600 triệu chậu hoa cảnh
các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ USD/năm. Riêng diện tích hoa
trồng thảm chiếm gần 10% diện tích hoa của Hà Lan. Tiếp đến là Mỹ, ngành
trồng hoa có thể xem như là một thành phần trong nền kinh tế Mỹ, chiếm
khoảng 10 tỷ USD. Bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và các loại
lá để trang trí. Trong các nước châu Á thì Nhật Bản là nước dẫn đầu về áp
dụng thành tựu khoa học tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị
kinh tế cao. Thế mạnh của nước này là cây bonsai, nghệ thuật cắm hoa và lối
trang trí độc đáo cho các vườn hoa công viên. Sau 2 thập kỷ phát triển, ngành
công nghiệp hoa của Trung Quốc đã trở thành một ngành công nghiệp có
nhiều hứa hẹn bới sản xuất hoa tăng hàng năm. Hiện nay diện tích trồng hoa
của Trung Quốc là 117.000ha vào năm 2000, số lượng hoa cắt cành được bán
là 3,22 tỷ cành và hoa chậu hoa thảm là 810 triệu cây. Năm 1991 Trung Quốc
chỉ có diện tích trồng hoa 33.000ha, sản lượng 220 triệu cành và 100 triệu
cây. Tỷ lệ tăng là 49,66%, 162,63%, 52,67%.Trung Quốc đang phấn đấu để
thúc đẩy công nghiệp hoa phát triển và sẽ trở thành một trong những nước dẫn
đầu châu Á về sản xuất tiêu thụ và xuất khẩu hoa. Tiếp đến phải kể đến Đài
Loan, với tập đoàn Đa, Si phong phú và các giống hoa thảm được tuyển chọn

hàng năm phục vụ cho nhu cầu trang trí vườn cảnh, công viên. Hạt giống hoa
5


của Đài Loan như Verbena, Vinca, Cinneraria, Salvia…[22], là những mặt
hàng đang được tiêu thụ mạnh trên thế giới. Với nhiều ưu thế về điều kiện
kinh tế, xã hội cũng như điều kiện thời tiết địa lý, Đài Loan đang phấn đấu để
trở thành Hà Lan thứ 2 ở châu Á. Theo Lim Heng Jong Mohd (1997), ở
Malaysia ngoài hoa cắt cành, các loại hoa thảm ở đây cũng phong phú, hầu
hết những giống hoa này đều nhập từ Hà Lan, Đài Loan và Trung Quốc,
Malaysia cũng rất chú trọng trong sản xuất các loại hoa thảm mùa hè như
Vinca, Torenia, Gomprena, Pentas… Việc sản xuất hoa thảm, hoa chậu cũng
có rất nhiều tiến bộ trong việc cải tiến chế độ dinh dưỡng, sử dụng quang chu
kỳ, phòng chống sâu bệnh tổng hợp và công nghệ sau thu hoạch để nâng cao
chất lượng hoa.
Như vậy một điều dễ nhận thấy không riêng gì các nước châu Á, mà hầu
hết các nước trên thế giới đều rất quan tâm trong việc sản xuất phát triển và
nghiên cứu các giống hoa, cây cảnh nói chung và hoa trồng thảm nói riêng.
Phát triển hoa cây cảnh không chỉ đóng một vai trò quan trọng là mang lại lợi
nhuận to lớn cho nền kinh tế của đất nước, mà còn góp phần đáng kể, xây
dựng trang trí công cộng và làm cho cuộc sống con người trở nên gần gũi với
thiên nhiên hơn.
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha, diện tích trồng hoa, cây
cảnh khoảng 3.500ha (N.K Dadlani, 1999), chiếm khoảng 0,02% diện tích đất
đai, tập trung chủ yếu ở các vùng hoa truyền thống, khu công nghiệp, khu du
lịch, nghỉ mát như Ngọc Hà, Quảng An, Tây Hồ, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà
Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh),
Triệu Sơn, thành phố Thanh Hóa (Thanh Hóa), Gò Vấp, Hooc Môn (TP Hồ
Chí Minh), Quận 11, quận 12 thành phố Đà Lạt…[20], nghề sản xuất hoa, cây

cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời, nhưng chỉ được coi là một ngành kinh tế hàng
hóa có giá trị từ những năm 1980. Sự phát triển của ngành này cũng đã góp
6


phần vào sự phát triển kinh tế của cả nước. Theo nguồn số liệu thống kê và
điều tra tổng hợp của viện nghiên cứu Rau Quả năm 2006 cho thấy, năm 2000
tổng diện tích trồng hoa cây cảnh là 7600ha, cho giá trị sản lượng là 463.600
triệu đồng thu nhập bình quân 1 năm đạt 61 triệu đồng/ha. Đến năm 2006 thì
tổng diện tích trồng hoa cây cảnh đã tăng gần gấp đôi 13.400ha, giá trị sản
lượng đạt 1.045.200 triệu đồng và cho thu nhập bình quân 1 năm là 78 triệu
đồng/ha. Trong những năm qua cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước,
nghề trồng hoa ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và sớm khẳng định vị trí của
mình trong nên kinh tế thị trường, góp phần đa dạng hóa cây trồng, nâng cao
thu nhập cho người dân ở các địa phương. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa
diện tích trồng hoa giảm dần và thu hẹp lại. Nhưng nhu cầu về hoa cây cảnh
dường như không giảm nên ngoài những vùng có truyền thống về sản xuất
hoa cây cảnh như Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân đã xuất hiện các vùng trồng
hoa mới như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, Phú Hưng, Mê Linh…
Hoa trồng thảm là những cây hoa thân thảo hoặc thân gỗ, có chiều cao
dưới 1m, sống theo mùa trong năm hoặc 2 đến 3 năm. Màu sắc của hoa đa
dạng, tạo nên những mảng màu rực rỡ, chúng thường được trồng trong các
công viên, mảng vườn trong các biệt thự, phối kết tạo thành cảnh ở tầng thấp,
ngoài ra chúng còn có thể trồng được trong bồn, chậu để trang trí. Các loại
hoa trồng thảm được dùng để bày xếp, phối kết trang trí trong công viên, các
loại công trình kiến trúc, đường quốc lộ… thường được quy hoạch xây dựng
đô thị. Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa
trồng thảm ở nước ta cũng được quan tâm nhiều hơn. Ở thành phố Hồ Chí
Minh có khoảng 235ha công viên tại nội thành, trong đó có khoảng 11ha (5%)
là diện tích các bồn hoa. Hàng năm thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 38,5

triệu cây hoa thời vụ các loại (khoảng 14 lần thay hoa/năm) cho nhu cầu trang
trí, chưa kể đến diện tích công viên sinh thái (công viên du lịch suối Tiên,

7


Lâm Viên Thủ Đức) và vành đai xanh thành phố. Tại thành phố Hà Nội hiện
có khoảng 20 chủng loại hoa trồng thảm khác nhau đang được trồng phổ biến.
Như vậy có thể thấy hoa trồng thảm cũng đang phát triển ở Việt Nam, cùng
với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam yêu cầu phát triển các khu
công viên giải trí là rất lớn. Bởi vậy nghiên cứu các giống hoa trồng thảm trồng
chậu là hướng đi phù hợp với yêu cầu phát triển chung của thế giới.
2.2 Tình hình nghiên cứu hoa cây cảnh trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu hoa cây cảnh trên thế giới
Những nghiên cứu về chọn tạo giống
Lịch sử nghiên cứu cây hoa, cây cảnh trên thế giới đã có từ rất lâu đời. từ
2800 năm trước công nguyên.
Jondan và Reimann philip đã nghiên cứu sự dy truyền sắc tố Anthocyanin ở
cây nguyên sinh và carotene của sắc lạp ở các tế bào cánh hoa của
C.morifolium. Ramar bằng sự phân tích di truyền của các phép lai, kết quả
cho thấy sự có mặt của một gen A quy định sự hình thành Anthocyanin trong
khi gen I khống chế sự sản xuất carotene. Hoa màu được hình thành trong sự
vắng mặt của cả 2 gen A và I, trong khi hoa màu trắng là do vắng mặt gen A.
Sự kết hợp A và I cho kết quả hoa màu hồng, màu đỏ son và màu đỏ hơi xanh,
trong khi sự có mặt của gen A không có gen I cho kết quả hoa màu đồng thiếc
và màu đỏ hơi nâu.
Đối với Cúc dùng để làm hoa vòng, hoa trang trí, Yulian và các cộng sự,
đã nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phân thùy ở lá và sự ra hoa ở cây cúc
(C.coronarium) ở miền nam Nhật Bản đã kết luận rằng, có thể phân loại giống
hoa dựa trên sự phân thùy của lá thành các loại như xẻ lá, chét lông chim

nông và lông chim sâu thường là các giống ra hoa sớm, xẻ lá thùy lông chim
thường là những giống ra hoa muộn.
Sigh và Rao khi nghiên cứu C.cinerariae folium đã chỉ ra tương quan có
ý nghĩa giữa năng suất hoa và chiều cao cây với đường kính hoa và số hoa
8


trên cây. Đường kính hoa tỷ lệ thuận với nồng độ Pyrethrin (là một chất trừ
sâu sinh học có tác dụng kháng rệp) bằng phân tích đã chỉ ra đường kính thân,
số hoa/cây, đường kính hoa và số lượng 100 hoa, có tương quan dương trực
tiếp đến nồng độ Pyrenthrin, trong khi năng suất hoa và chiều cao cây có
tương quan âm trực, tiếp đến nồng độ chất màu.
Những nghiên cứu về nhân giống và trồng cây.
Lawtence, Neverell cho biết để gieo hạt, ở Anh thường sử dụng hỗn hợp
gồm đất mùn + than mùn + cát thô (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2:1:1 để trồng
cây là 7:3:2.
Northen [14] cho rằng việc cấy cây phong lan con lấy ra từ ống nghiệm
nên dùng 3 phần vỏ thông xay nhuyễn + 1 phần cát (hoặc 8 phần Osmida xay
nhuyễn) một phần than vụn. Giá thể này cho tỷ lệ sống của cây lan con cao và
cây sinh trưởng phát triển tốt.
Những nghiên cứu về dinh dưỡng và phân bón.
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự
sinh trưởng phát triển cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Việc cung cấp
dinh dưỡng hợp lý cho cây hoa là biên pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất
và chất lượng hoa. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò dinh dưỡng khác
nhau nhưng đều hết sức quan trọng đối với cây hoa các yếu tố Đạm, Lân,
Kali, Vi lượng, Vitamin… có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh trưởng phát
triển, năng suất, chất lượng của các loài hoa.
Theo Nguyễn Như Hà [20], đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh
trưởng của cây hoa. Thiếu đạm cây yếu ớt, lá vàng, sinh trưởng còi cọc, hoa

bé xấu. Thừa đạm cây sinh trưởng mạnh, cây yếu, vống, mềm dễ bị lốp đổ và
sâu bệnh hại phát triển, chất lượng hoa kém.
Lân: Có tác dụng làm bộ rễ cây phát triển và có tác dụng trong quá
trình tạo thành, vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Thiếu lân cây sinh trưởng
chậm, cây yếu ra hoa muộn. Có đủ lân cây ra hoa, ra búp sớm hơn.
9


Kali: Có tác dụng trong việc vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ trong
cây hoa và làm tăng tính chống chịu của cây hoa. Biểu hiện của cây hoa thiếu
kali là lá bị xoắn, đốm nâu phát triển, cây phát triển chậm.
Canxi: Tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây hoa và có tác
dụng ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, làm tăng sự nở hoa và độ bền của
hoa, thiếu canxi lá bị vàng và nhiều vết thối, ảnh hưởng đến quá trình hút
nước của cây, cây hoa còi cọc, năng suất hoa bị giảm.
2.2.2.Tình hình nghiên cứu hoa cây cảnh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghề trồng hoa, cây cảnh đã có từ lâu đời, kỹ thuật sản
xuất hoa, cây cảnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống với kỹ thuật
nhân giống cổ truyền, cây giống hoa, cây cảnh đem trồng thường từ các giống
gieo từ hạt, mầm, củ, nhánh.[4]
Năm 2006, tác giả Lê Xuân Tảo, đã tiến hành làm thí nghiệm để nghiên
cứu loại giá thể thích hợp cho một số loại hoa trồng chậu là Báo xuân, hoa
Hồng tiểu muội, cúc Indo. Trong đó tác giả đã đưa ra kết luận, giá thể thích
hợp dùng để trồng cúc Indo trong chậu gồm: 1/4 trấu hun + 2/4 vụn dừa +
1/4 phân chuồng, đồng thời tác giả cũng đề nghị giá thể thích hợp cho cây
cúc nói chung là 2 phần đất vườn + 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần
than bùn + 1 phần đá mạt.
Nhìn chung, những nghiên cứu về nhân giống và trồng cây đối với các
loại cây nói chung và cây hoa thảm nói riêng chưa được nhiều, mới chỉ dùng
chủ yếu cho cây cảnh, cây bonsai. Đã có một số Viện tiến hành nghiên cứu

các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây cho một số loại cây như lan,
cúc, cẩm chướng, … nhưng mới dừng ở bước đầu thử nghiệm chưa đưa rộng
rãi ra sản xuất. Nguyên nhân là do các biện pháp này có thành phần giá thể
phức tạp, người nông dân chưa thể tự tạo được, trong khi đó các Viện và cơ
quan nghiên cứu chưa đưa những thành phần giá thể này vào sản xuất đại trà.

10


Các chất điều tiết sinh trưởng của thực vật là những chất có bản chất hoá
học khác nhau nhưng đều có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều khiển
sinh trưởng. Tuỳ thuộc vào các chất khác nhau mà chúng có thể tham gia vào
các quá trình cơ bản như: điều khiển quá trình phát chồi, tăng trưởng chiều
cao, đường kính thân, điều khiển quá trình ra lá, ra hoa, ra rễ (đối với cành
giâm, cành chiết, …)
Mục đích của gieo, ươm cây con là thu được một quần thể cây giống
đồng nhất, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh hại, đáp ứng được yêu cầu của
sản xuất. Đất vườn ươm phải là đất tốt giàu dinh dưỡng, tưới tiêu tốt.

11


PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số chủng loại hoa trồng thảm.
- Địa Điểm: Công ty Công viên Thống Nhất.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 03/01/2013 đến 15/04/2013.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, chức năng và nhiệm vụ
- Điều kiện khia hậu, thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng… )

của thành phố Hà Nội.
- Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty.
3.2.2. Tình hình sản xuất và nhu cầu sử dụng hoa thảm tại công ty công
viên Thống Nhất
Tình hình chung của sản xuất hoa thảm (Chủng loại hoa, diện tích từng
chủng loại, các biện pháp kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc hoa, tình hình sâu
bệnh và phương pháp phòng trừ) của công ty.
- Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu nhập
của các loại hoa.
- Đặc điểm một số giống hoa trồng thảm chủ yếu tại công ty công viên
Thống Nhất (Màu sắc, kích thước, hình dạng, …).
- Nhu cầu về sử dụng hoa thảm tại công ty.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thông qua phòng, ban của công ty.
- Thu thập số liệu tại trạm khí tượng thủy văn của thành phố.
- Thu thập thông qua phỏng vận các bộ phận có liên quan của đơn vị cơ
sở (phòng tổ chức hành chính, phòng điều hành… của công ty).
- Thu thập số liệu thông qua điều tra thực địa.
12


- Tại các công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố, giải phân cách, khu
vực công cộng…
3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Cơ cấu chủng loại các giống hoa thảm tại công ty công viên Thống Nhất.
- Diện tích, năng suất, sản lượng.
- Mật độ, khoảng cách trồng, đường kính tán…các chủng loại hoa thảm
- Thời vụ trồng, cách trồng, hình thức nhân giống (nhân giống nuôi cấy
mô, giâm cành, hay bằng hạt…), nguồn gốc giống (nhập khẩu hay nội địa)

của các giống hoa thảm.
- Phân bón: Loại phân, liều lượng, nồng độ, cách bón, thời điểm bón.
- Kỹ thuật chăm sóc: Tưới nước, tỉa hoa, tỉa nụ, điều khiển ra hoa.
- Loại sâu (ăn lá, cắn thân…), bệnh hại (nấm, vi khuẩn, virus…), mức độ
gây hại ( không gay hại, gây hại nhẹ, gây hại nặng). Biện pháp phòng trừ, loại
thuốc, liều lượng, nồng độ, số lần phun, cách phun, thời điểm phun….

13


PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội
4.1.1. Vị trí địa lý
Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ
20º25' đến 21º23' vĩ độ Bắc, 105º15' đến 106º03’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các
tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông
và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây. Hà Nội có khoảng cách dài nhất
từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông
30km. Ðiểm cao nhất là núi Chân Chim: 462m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất
thuộc phường Gia Thụy (quận Long Biên) 12m so với mặt nước biển.
Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù
phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để là một
trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan
trọng của cả nước.
4.1.2 Điều kiện khí hậu
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là
khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh,
mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng
bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung

bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình
hàng nǎm là 23,6ºC.
Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.
Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng
nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà
Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Được thể
hiện rõ trong bảng 4.1 dưới đây:
14


Bảng 4.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội năm 2011
Điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội
TT

Nhiệt
độ(0C)

Độ
Lượng
TT
ẩm(%) mưa(mm)

Nhiệt
độ(0C)

Độ
Lượng
ẩm(%) mưa(mm)

1


12,8

71

9,3

7

29,9

77

254,4

2

17,7

83

17,5

8

28,9

80

313,2


3

17,1

80

105,3

9

27,5

80

247,6

4

23,8

80

42,0

10

24,5

78


177,6

5

27,2

76

149,0

11

23,1

76

31,8

6

29,5

80

395,5

12

17,4


67

51,5

(Nguồn: Niêm giám thống kế 2011)

- Mùa Xuân từ tháng 2 – 5, thời tiết đẹp, nhiệt độ trung bình từ 18 –
200C, độ ẩm không khí cao rất thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển các loại
hoa, đặc biệt cho sự ra rễ cành giâm, cành chiết. Tuy nhiên mùa này hay có
mưa phùn, mây mù nhiều nhất trong năm nên sâu bệnh nhiều, hạt nãy mần dễ
bị thối.
- Mùa hè từ tháng 6 – 8, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ có
ngày lên đến 38 – 390C. Thêm vào đó là ảnh hưởng của gió tây khô nóng, làm
cho độ ẩm không khí xuống thấp tới 55 – 60%, ngoài ra Hà Nội còn phải chịu
các đợt bão, gây ra các trận mưa làm ngập úng nên ảnh hưởng rất lớn đến sự
sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt là cho việc nhân giống các loại hoa.
Mà đây là mùa mà Hà Nội cần nhiều hoa dể trang trí các ngày lễ hội như 1/5,
27/7, 19/8, 2/9… Hơn nữa những tháng mùa hè lại không thích hợp cho các
loại hoa có nguồn gốc ôn đới và Á nhiệt đới như: Hồng, Cúc, Cẩm Chướng,
Xuxi… chỉ có một số loại hoa nhiệt đới như Mào Gà, Vạn Thọ Lùn Châu Phi,
15


Cúc Bạch Nhật, Cosmos… mới sinh trưởng phát triển bình thường. Do vậy để
đáp ứng yêu cầu trồng hoa trong giai đoạn này Hà Nội cần phải có một bộ
giống mới, đa dạng về màu sắc, đặc biệt phải có khả năng chống chịu cao
trong điều kiện mùa hè như chịu nóng, chịu úng, và chống chịu sâu bệnh tốt.
Ngoài ra cũng cần phải có các biện pháp kỹ thuật để tạo cho cây sinh trưởng
phát triển tốt như làm bầu trên cây, gieo hạt trên khay, có các biện pháp che

chắn như dùng nilon che mưa, lưới đen hạn chế bớt ánh nắng trực xạ, hệ
thống tưới tiêu tốt, có nhà che ươm cây con giống, che phủ đất, sử dụng một
số loại thuốc điều tiết sinh trưởng, sử dụng các loại phân bón lá, phân vi
lượng để tăng khả năng chống chịu cho cây.
- Mùa thu từ tháng 9 – 11, có thể xem là mùa đẹp nhất trong năm rất
thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển. Cây trồng, cây giâm cũng như
việc gieo hạt tỷ lệ ra rễ rất cao, nhiều loại hoa ôn đới có thể trồng được trong
vụ này như Pansy, Cẩm Chướng, Hồng, Cúc, Violet, Thược Dược… Tuy
nhiên các giống này chiều cao cây cao nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
trang trí cho Hà Nội, do vậy việc nhập nội và tuyển chọn những giống mới
cũng như sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý để có được bộ giống mới có
chiều cao cây thấp, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, tán cây đẹp, thời
gian ra hoa lâu mới đáp ứng được nhu cầu trang trí cho Hà Nội.
- Mùa đông bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 2 năm sau, đây là thời
gian lạnh nhất trong năm, có những ngày nhiệt độ có thể xuống tới 6 -8 0C,
đầu mùa đông không khí lạnh và khô, ngoài ra chịu ảnh hưởng của các đợt
gió mùa Đông Bắc, cuối đông mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm cao 85 – 90% nên sâu
bệnh phát triển nhiều. Tuy nhiên với nhiệt độ thấp của mùa đông phù hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa trồng thảm mới có nguồn
gốc từ các nước ôn đới như Dạ Yến Thảo, Cúc Indo…
Như vậy cho thấy, điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết Hà Nội rất
thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của nhiều chủng loại hoa, hoa trồng được
16


quanh năm, hoa có nguồn gốc ôn đới hay nhiệt đới đều có thể trồng được ở
Hà Nội, đây là cơ sở cho việc nhập nội các giống hoa mới, chất lượng cao vào
Hà Nội góp phần làm phong phú tập đoàn các chủng loại hoa nói chung và
hoa thảm nói riêng. Tuy nhiên, tùy điều kiện khí hậu thời tiết của từng mùa vụ
mà bố trí cơ cấu chủng loại hoa cho phù hợp để đạt hiệu quả cao.

4.2. Tình hình sản xuất hoa thảm tại Hà Nội
4.2.1. Cơ cấu chủng loại hoa thảm tại Hà Nội
Qua quá trình điều tra khảo sát các giống hoa trồng thảm tại hà Nội,
chúng tôi thu thập được các chủng loại hoa thảm hiện nay Hà Nội chủ yếu
hay sử dụng:
- Bóng nước (Impatiens balsamina): Có khả năng chịu nóng, chịu hạn
tốt, trồng trong vụ Hè Thu, hoa có nhiều màu sắc, khả năng đậu hạt cao, dễ
trồng, dễ nhân giống. Hoa nhỏ, màu sắc nhạt, khi hoa nở lại lấp trong lá
không lộ ra bên ngoài nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trồng thảm. Tuổi
cây con 20 – 25 ngày, từ trồng đến ra hoa khoảng 70 – 80 ngày.
- Hoa Cúc Thúy (callistephus sinensis): Được trồng trong vụ Đông
Xuân, có cụm hoa lớn ở ngọn và hoa lộ ở trên mặt tán nhưng màu sắc hoa
không sặc sỡ, khả năng phối màu không cao.
- Thược dược (Dahlia variabilis): Được trồng vào vụ đông, dễ trồng.
Thân là dạng thân thảo mọng nước, cành dài rất dễ đổ bởi vậy phải cắm cọc
làm giàn cho cây, đây là điều bất lợi khi trang trí ngoài công viên.
- Hoa Dừa Cạn (Catharanthus roseus): Thích hợp trồng trong vụ hè, có
khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt, hoa có màu tím lộ trên mặt tán. Cây cao 60
– 80cm, thân cành dễ đổ, đơn điệu về màu sắc, nhưng hay bị bệnh thối ngọn.
Bởi vậy việc nhập nội những giống hoa mới với nhiều màu sắc khác nhau và
có chiều cao thấp là rất cần thiết.
- Hoa Cúc (Chrysanthemum. SP): Hoa có nhiều màu sắc khác nhau, có
thể trồng quanh năm. Nhưng có nhược điểm là cây cao từ 70 – 80cm, điều
17


này không thuận lợi cho việc trồng hoa thảm, cây dễ bị đổ do vậy được sử
dụng làm hoa cắt là chính.
- Hoa Mào Gà (Celosia critata): Có thể trồng được quanh năm nhưng
vụ Hè mới là vụ chính. Hoa có nhiều màu sắc, nhưng có nhược điểm là cây

cao dễ đổ, đồng thời nhanh bị thoái hóa giống.
- Hoa Vạn Thọ Lùn (Tagetes patula. L): Thân khỏe, dễ trồng không kén
đất, được trồng vào mùa Đông, hoa to có màu vàng sáng. Cây cao thân cành
phát triển sum suê nhưng hoa lại rất nhỏ không cân với bộ lá..
- Hoa Lốc (phlox drummoldi hook): Có khả năng chịu rét, hoa có nhiều
màu sắc như hồng, đỏ, trắng, tím, hoa lộ trên mặt tán. Hiện nay loại hoa này
có 2 loại là loại cây thân yếu, bò lan có chiều cao dưới 30cm và loại cây cao
từ 1 – 1,2m bởi vậy mà loại hoa này không được trồng trang trí trong công
viên. Do đó việc nhập nội những giống hoa mới có chiều cao cây thấp nhằm
đáp ứng được nhu cầu trang trí hiện nay là cần thiết.
- Hoa Cẩm Chướng (Dianthus caryophyllus. L) Là loại hoa trồng vào vụ
Đông, dễ trồng, dễ nhân giống. Hoa có nhiều màu sắc rất đa dạng, cây cao, phân
cành nhiều nên khi trồng phải làm giàn do vậy ít được trồng ngoài công viên
- Cúc Ngũ Sắc (Cosmos bipinnuatus): Hoa có nhiều màu sắc rực rỡ, dễ
nhân giống. Hoa nhanh tàn, cây cao, thân mềm, cành nhánh yếu rất dễ đổ khi
mưa to. Được trồng vào vụ đông xuân.
- Hoa Diễn (Salvia splendens): Có khả năng chịu rét, hoa có màu đỏ, nở
thành cụm, cụm hoa ở đỉnh mang hoa dày đặc trên một cuống chung tạo thành
trục hoa, hoa lộ trên mặt tán. Cây cao, thân dòn dễ gãy khi gặp gió to và mưa
bão, do vậy giống hoa này chỉ có thể trang trí trong điều kiện thời tiết tháng 3
– tháng 4 nhằm khắc phục tình trạng thiếu hoa
- Cúc Bạch Nhật (Gomphrena globosa. L): Chịu hạn tốt, được trồng
trong vụ hè, vụ thu, dễ nhân giống, hoa lộ trên mặt tán. Cây cao từ 50 – 60cm,
cành nhánh sum suê, hoa nhỏ, màu sắc hoa không rực rỡ.
18


- Xuxi ( Calendula officinalis) Là cây thân thảo, sống hàng năm, cao 30
– 40cm bao phủ bởi lớp lông mịn, cụm hoa dạng đầu ở ngọc cành, hoa đề màu
vàng. Thích hợp trồng trong mùa Đông, là cây ưa sáng, chịu bóng một phần,

ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
- Thu Hải Đường (Begoniasemper Florens): Được trồng chủ yếu vào
vụ Đông. Có chiều cao cây thấp nhất khoảng 30 cm, tán dày.Hoa có nhiều
màu trắng, đỏ, hồng. Dễ trồng không kén đất. Tuy nhiên giống hoa này không
chịu được mưa và nắng nóng do vậy chỉ có thể trang trí trong điều kiện thời
tiết tháng 3 – 4 nhằm khắc phục tình trạng thiếu hoa
- Dạ Yến Thảo (Petunia hybrida) Là cây bản địa của các nước có khí hậu

nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở khu vực Nam Mỹ. Dạ Yến thảo có 2 kiểu cây:
Dạ Yến thảo kép: Cây thân leo, hoa lớn với nhiều cánh, đường kính của
hoa có thể lên tới 13cm.
Dạ Yến Thảo đơn: cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp
cánh (mulitflora), đường kính của hoa khoảng 5 – 7.5 cm, dễ trồng và ít bị
ảnh hưởng bởi sâu bọ. Hoa Dạ Yên Thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại Dạ
Yên Thảo lai tạo có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Cánh có thể
đơn lớp hoặc đa lớp, dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh
cánh với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, màu hoa cà, màu oải hương,
hồng, đỏ, trắng, vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi
thơm rất khác biệt. Dạ Yến Thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu
để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm.
4.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng hoa thảm tại Hà Nội
Trong thời gian qua, Hà Nội trồng chủ yếu các loại hoa thảm sẵn có
trong nước, nhưng không có sự đầu tư về công nghệ, cơ sở vật chất trang thiết
bị kỹ thuật nên giống nhanh bị thoái hóa, chất lượng kém. Vài năm trở lại đây,
các nhà nghiên cứu và các công ty cây xanh đã nhập nhiều chủng loại hoa
mới tương đối phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu tại Hà Nội, nhưng riêng
19


bộ giống hoa thảm còn nghèo nàn chưa đáp ứng nhu cầu trang trí và tiêu dùng

hiện tại. Đặc biệt năm 2008 Hà Nội đã mở rộng diện tích, sát nhập toàn bộ
tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn
tỉnh Hòa Bình làm tăng diện tích của Hà Nội lên 3324km 2 gấp 3 lần diện tích
năm 2007, dân số tăng lên gần 6 triệu người, nhu cầu công viên và khu vui chơi
giải trí cũng như nhiều tuyến đường quốc lộ được xây dựng như: Công viên Hòa
Bình, công viên Tuổi Trẻ, khu đô thị, đường Láng Hòa Lạc kéo dài… Do vậy rất
cần diện tích cây xanh, các loại hoa trồng thảm cả về số lượng và chất lượng để
phục vụ cho việc trang trí, duy trì cân bằng sinh thái [15].
- Diện tích sản xuất hoa thảm ở Hà Nội
Tại Hà Nội diện tích hoa thảm được trồng ở tất cả 14 quận, huyện nhưng
diện tích trồng hoa tập trung là 5.009ha trong đó diện tích hoa cắt cành là chủ
yếu, diện tích hoa thảm chỉ chiếm khoảng 3 – 5% so với tổng diện tích trồng
hoa, công ty TNHH MTV công viên cây xanh là địa điểm trồng nhiều chủng
loại hoa thảm và có diện tích trồng hoa thảm lớn nhất 12,5ha tiếp đến là công
ty CP thương mại công nghệ Bình Minh là 10,7ha, công ty TNHH nhà nước
MTV công viên Thống Nhất 8,3ha thể hiện ở bảng 4.2. Các đơn vị duy tu,
duy trì cây xanh trên thuộc quản lý của nhà nước, ban quản lý Ba Đình và
Lăng Bác cũng là đơn vị trực thuộc quản lý nhà nước, công ty CP thương mại
công nghệ Bình Minh là đơn vị tư nhân tham gia quản lý duy tu, duy trì cây
xanh thành phố Hà Nội.

20


Bảng 4.2: Phân bố diện tích sản xuất hoa và cây cây xanh tại Hà Nội và một số cơ sở trên địa bàn
Đơn vị/ha
Năm
Chỉ tiêu

2011

Tổng
diện

Cơ sở SX

Thành phố
Hà Nội
Công ty CV
Cây Xanh
Công viên
Thống Nhất
Công ty
Bình Minh

tích

Hoa
cắt

cây
bóng
mát

2012
cây cỏ,

hoa

Tổng


Hoa

bụi

thảm

diện tích

cắt

cây
bóng
mát

cây cỏ,

hoa

bụi

thảm

1.952,0

575

480

171


94,8

2.125,0

807

617,8

246,6

106,2

54,7

-

20,5

23,7

11,0

54,7

-

18,0

24,2


12,5

48,0

-

14,5

26,0

7,5

48,0

-

12,7

27,0

8,3

49,0

-

19,3

21,8


7,9

49,0

-

22,5

15,8

10,7

(Theo số liệu thống kê 2012)

21


×