Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nghiên cứu ký sinh trùng cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) giai đoạn thương phẩm tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA THÚ Y
--------&--------

NHẬT KÝ THỰC TẬP
“Nghiên cứu ký sinh trùng cá Trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idellus) giai đoạn thương phẩm tại Hà
Nội”

Người thực hiện
Lớp
Khoa
Người hướng dẫn

:
:
:
:

KHẮC THỊ LUYẾN
TYB – K53
Thú y
PGS. TS. NGUYỄN VĂN THỌ
TS. BÙI QUANG TỀ

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đa nhận được sự quan


tâm và giúp đỡ của rất nhiều các cá nhân và tập thể, qua đây tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn tới những sự quan tâm và giúp đỡ đó.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Thọ đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và định
hướng cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cám ơn TS Bùi Quang Tề và trung tâm chẩn đoán bệnh thủy sản – Công
ty Quang Dương. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình về chuyên môn của thầy và cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm Công
ty. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành đến sự
giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Ký sinh trùng, Ban chủ nhiệm khoa
Thú y, Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện
cho tôi tham gia học tập và đạt được kết quả tốt trong khóa học.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, người thân và
bạn bè, những người đã cổ vũ động viên tôi vượt qua những lúc khó khăn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Khắc Thị Luyến

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................

PHẦN III ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KST

Ký sinh trùng

CĐN

Cường độ nhiễm

TLN

Tỷ lệ nhiễm

Max.

Giá trị lớn nhất

Min.

Giá trị nhỏ nhất

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


NXB

Nhà xuất bản

tb

Trung bình

cm

xentimet

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

ii


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng mẫu cá kiểm tra ký sinh trùng.Error: Reference source not
found
Bảng 4.1: Mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon
idella) giai đoạn thương phẩm......................Error: Reference source not found

iv



DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ nội dung và phương pháp nghiên cứu...........Error: Reference
source not found
Hình 2.1: Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella....Error: Reference source not
found
Hình 3.1: Cân cá Trắm cỏ giải phẫu kiểm tra ký sinh trùng.....Error: Reference
source not found
Hình 3.2: Giải phẫu cá Trắm cỏ....................Error: Reference source not found
Hình 4.1: Cryptobia makeevi .......................Error: Reference source not found
Hình 4.2: Goussia sp ở ruột cá Trắm cỏ ......Error: Reference source not found
Hình 4.3: Ichthyophthyriis multifiliis ...........Error: Reference source not found
Hình 4.4: Balathidium ctenopharyngodoni. .Error: Reference source not found
Hình 4.5: Balathidium sp .............................Error: Reference source not found
Hình 4.6: Trichodina nobilis ........................Error: Reference source not found
Hình 4.7: Dactylogylus ctenopharyngodonis .........Error: Reference source not
found
Hình 4.8: Đầu Bothiocephalus opsarichthydis ......Error: Reference source not
found
Hình 4.9: Đốt sán dây Bothiocephalus opsarichthydis chưa thành thục (A) và
đốt thành thục (B).........................................Error: Reference source not found
Hình 4.10: Capillarin sp và trứng.................Error: Reference source not found
Hình 4.11: Paraergasilus medius.................Error: Reference source not found

v


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với diện tích 331.689 km2 có trên 3.200 km bờ biển với nhiều

khu sinh thái thủy vực đa dạng làm tiền đề cho sự phong phú và đa dạng của
nguồn lợi thủy sản. Hơn nữa với hệ thống sông ngòi dày đặc phân bố trên
khắp cả nước là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của ngành nuôi
trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, sự đóng góp của ngành thủy sản là
vô cùng lớn trong nền kinh tế nước nhà. Xuất khẩu thủy sản luôn chiếm tỷ
trọng lớn. Bên cạnh việc đánh bắt cá ngoài khơi đem lại nguồn lợi lớn thì việc
nuôi trồng thủy sản cũng được chú trọng. Diện tích các ao nuôi, lồng bè ngày
càng được mở rộng. Người dân đã tìm nuôi các giống cá mới đem về lợi
nhuận cao, nhưng những giống cá có phẩm chất thịt thơm ngon và tận dụng
nguồn thức ăn tự nhiên như cá Trắm cỏ vẫn được chọn nuôi. Cá Trắm cỏ là
loài ăn thực vật điển hình, thích nghi rộng với điều kiện môi trường, được sử
dụng làm đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Thịt cá có hàm lượng dinh
dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học nên
được người dân Việt Nam và Trung Quốc ưa chuộng. Thức ăn nuôi cá trắm cỏ
đơn giản, dễ kiếm, rẻ tiền như cỏ tươi, rong, bèo... Cá được nuôi phổ biến ở
trong các ao hồ ruộng trũng và đặc biệt phát triển trong các ao hồ miền núi và
nuôi trong các lồng bè trên sông, hồ, suối và các đầm nước lợ có độ muối
thấp. Loài cá này thường thả ghép với mật độ rất thưa trong các ao nuôi cá
truyền thống nhằm tận dụng nguồn thức ăn như ốc tự nhiên có trong ao.
Trong quá trình nuôi cá Trắm cỏ không tránh khỏi gặp một số bệnh, đặc
biệt bệnh ký sinh trùng (KST) gây hại đến sự sinh trưởng của cá. Nước ta có
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đây là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát
triển và lây lan. Do đó việc nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá Trắm cỏ là
cần thiết để hạn chế sự phát triển gây hại của ký sinh trùng trên cá. Dưới sự

1


hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn Thọ - Bộ môn Ký sinh trùng – Khoa
Thú y – Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành thực

hiện

đề

tài:

“Nghiên

cứu

ký sinh

trùng

trên

cá Trắm

cỏ

(Ctenopharyngodon idellus) giai đoạn thương phẩm tại Hà Nội”.
1. Mục tiêu
- Tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Xác định được ký sinh trùng gây bệnh trên cá Trắm cỏ giai đoạn
thương phẩm.
- Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm do ký sinh trùng gây ra ở cá
Trắm cỏ.
2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần ký sinh trùng trên cá Trắm cỏ giai đoạn thương
phẩm.

- Xác định được ký sinh trùng gây bệnh trên cá Trắm cỏ giai đoạn
thương phẩm.
- Tìm hiểu một số bệnh ký sinh trùng thường gặp ở cá Trắm cỏ giai đoạn
thương phẩm.

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học cá Trắm cỏ
2.1.1. Phân loại khoa học

2


Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella (Cuvier & Valenciennes, 1844)
thuộc:
Bộ: Cá chép - Cypriniformes
Họ: Cá chép - Cyprinidae
Giống: Cá chép - Ctenopharyngodon
Loài: Cá Trắm cỏ - Ctenopharyngodon idella
2.1.2. Đặc điểm hình thái

Hình 2.1: Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella
Cá Trắm cỏ có thân tròn dài, hơi dẹt hai bên, cán đuôi rất dẹp bên. Đầu
hơi ngắn. Mõm ngắn, tù. Miệng ở phía trước, rộng hình cung, không có râu.
Mắt vừa phải. Vẩy tròn to, mỏng. Lưng và hông màu xám khói, bụng trắng
hơi vàng, các vây đều xám.
2.1.3. Dinh dưỡng
Thức ăn chính của cá trắm cỏ là các loại cỏ nước, thực vật thượng đẳng
như các loài rong mái chèo, rong đuôi chó, rong tôm, bèo hoa dâu. Chúng có
thể ăn cả rau, cỏ trên cạn. Cá trắm cỏ cỡ nhỏ thường ăn tảo, chất vẩn, nguyên
sinh động vật, trùng bánh xe, giáp xác. Cá cỡ 8 - 10 cm chuyển sang ăn thực

vật bậc cao, nhất là cỏ. Do vậy ống tiêu hóa cá trưởng thành dài 2,5- 3,0 chiều
dài thân. Cá trắm cỏ nuôi trong ao lồng còn được cung cấp cỏ, thức ăn tinh,
cám gạo, ngô, sắn… Cá thuộc loài phàm ăn, tính lựa chọn thức ăn không cao.
2.1.4. Sinh trưởng
Cá trắm cỏ thuộc loại kích thước lớn, con nặng nhất tới 35 - 40kg, cỡ khai

3


thác trung bình đạt 3 - 4kg. Cá có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trong ao nuôi:
cá nuôi 1 năm đạt trọng lượng 1kg, 2 năm đạt 3 kg và 3 năm đạt 9 - 10 kg.
2.1.5. Sinh sản
Tuổi thành thục của cá từ 2 tuổi trở lên, mùa sinh sản từ tháng 2 đến
tháng 10 và thường tập trung vào tháng 3 - 4. Cá có thể phát dục và đẻ nhiều
lần trong năm.
2.2. Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
2.2.1. Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá trên thế giới
Nghiên cứu ký sinh trùng ở trên cá bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, các nhóm
giun chính ký sinh trên cá như: Monogenea, Cestoidea, Digennea, Nematoda,
Acanthocephala đều đã được mô tả. Nhưng phải đến năm 1929, khi nhà ký
sinh trùng học người Nga – Dogiel đưa ra phương pháp nghiên cứu về ký sinh
trùng trên cá thì hàng loạt các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở cá đã
được thực hiện.
Viện sĩ Bychowsky và cộng sự, năm 1962 trong cuốn sách “Bảng phân
loại KST của cá nước ngọt Liên Xô cũ”, mô tả 1211 loài KST của khu hệ cá
nước ngọt Liên Xô cũ. Tiếp tục năm 1984, 1985 và năm 1987 công trình
nghiên cứu khu hệ KST cá nước ngọt Liên Xô cũ đã xuất bản làm hai phần
gồm ba tập. Công trình đã mô tả hơn 2000 loài KST của 233 loài cá thuộc 25
họ cá nước ngọt ở Liên Xô cũ. Có thể nói Liên xô cũ là nước có rất nhiều nhà
khoa học nghiên cứu KST ở cá sớm nhất, toàn diện nhất và đồ sộ nhất.

Năm 1964, Paperna đã nghiên cứu ký sinh trùng đa bào của 29 loài cá
nội địa Israel và phát hiện được 116 loài KST gồm: Monogenea 29 loài,
Trematoda 13 loài, ấu trùng Trematoda 43 loài, Cestoidea 7 loài, Nematoda
15 loài, Acanthocephala 1 loài, Hirudinea 1 loài, Mollusca 1 loài và
Crustacea 6 loài.
Năm 1973, Chen-chil-leu là chủ biên cuốn sách KST cá nước ngọt ở Hồ
Bắc, Trung Quốc, điều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại được 375 loài

4


KST trong đó Protozoa có 159 loài, Monogenea 116 loài, Cestoidea 10 loài,
Trematoda 33 loài, Nematoda 21 loài, Acanthocephala 7 loài, Hirudinea 2
loài, Mollusca 1 loài và Crustacea 26 loài.
Theo Muller và Anders (1986) có khoảng 10.000 loài KST sống ký sinh
gây bệnh ở cá nước ngọt, nước lợ và nước biển. Trong đó, 17% thuộc lớp sán
lá song chủ (Digenea) và 15% thuộc lớp sán lá đơn chủ (Monogene). Các ký
sing trùng ngoại ký sinh ở cá có khoảng 4200 loài, trong đó bao gồm
Monogenea 1500 loài, giáp xác ký sinh (Crustacea) gồm 2590 loài, lớp đỉa ký
sinh (Hirudinea) gồm 100 loài, số còn lại thuộc ký sinh trùng ngoại ký sinh
Protozoa gồm 1570 loài.
Năm 1992, Jirin Lom và Dykova trong cuốn sách “ Ký sinh trùng đơn
bào (Protozoa) của cá”. Họ cho biết xấp xỉ 2420 loài KST đơn bào ở cá đã
được công bố. Nhiều loài gây nguy hiểm cho cá nuôi nước ngọt và nước mặn.
Cuốn sách đã giới thiệu phương pháp nghiên cứu và hệ thống phân loại của 7
ngành KST đơn bào ở cá gồm: ngành Mastigophora, ngành Opalinata ,ngành
Amoebae, ngành Apicomlexa, ngành Mycrospora, ngành Myxozoa, ngành
Ciliphora.
Papena (1996) trong cuốn sách “Ký sinh trùng, sự lây nhiễm và gây bệnh
trên cá ở Châu Phi” đã mô tả thành phần ký sinh trùng ký sinh trên một số

loài cá nuôi ở Châu phi, tình trạng lây nhiễm, vòng đời phát triển, dấu hiệu
bệnh lý và biện pháp trị bệnh.
Các nhà KST học ở các nước Đông Nam Á đã có một số nghiên cứu về
KST ký sinh ở cá biển nuôi. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa toàn diện
thường đi sâu vào từng nhóm ký sinh trùng như các loài sán lá song chủ
(Digenea), được nghiên cứu nhiều ở Philippine. Trong khi đó, các loài sán lá
đơn chủ lại được nghiên cứu nhiều ở Malaysia.
Năm 1975, Vlasquez nghiên cứu sán lá song chủ (Digene) ký sinh ở cá
nuôi tại Philippine đã phát hiện và mô tả 73 loài thuộc 50 giống, 21 họ sán lá

5


song chủ ký sinh trên 27 họ cá này.
Arthur và Lumanlan (1997) đã điều tra và xác định được 201 loài ký
sinh trùng ký sinh ở 72 loài cá gồm 1 loài thuộc Apicomplexa; 16 loài thuộc
Ciliophora; 2 loài thuộc Mastigophora; 1 loài thuộc Microphora; 9 loài thuộc
Myxozoa; 90 loài thuộc Digenea; 22 loài thuộc Monogenea; 6 loài thuộc
Cestoidea; 20 loài thuộc Nematoda; 5 loài thuộc Acanthocephala; 2 loài thuộc
Branchiyra; 21 loài thuộc Copepoda và 5 loài thuộc Isopoda.
2.2.2. Nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở cá nước ngọt
được nhiều tác giả nghiên cứu như: ở miền Bắc Hà Ký, 1960-1968 đã nghiên
cứu ký sinh trùng của 16 loài cá nước ngọt ở miền Bắc, Nguyên Thị Muội,
Trần Văn Thành…, 1976 điều tra giun đầu móc ký sinh trên một số loài cá
nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ; Bùi Quang Tề nghiên cứu ký sinh trùng và
bệnh của 6 loại hình cá chép nuôi và một số loài cá nước ngọt khác ở đồng
bằng Bắc Bộ; O. Sey và Moravee, 1986-1989 thu mẫu ký sinh trùng của một
số loài cá nước ngọt ở sông Hồng đã đực cố định tại bảo tàng động vật
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; ở miền Trung: Hà Ký và ctv, 1976 đã điều

tra ký sinh trùng một số loài cá nước ngọt ở Tây Nguyên; Nguyễn Thị Muội
và Đỗ Thị Hòa, 1981-1985 điều tra ký sinh trùng cá nước ngọt miền Trung; ở
miền Nam: Bùi Quang Tề và ctv, 1983-1996 đã điều tra nghiên cứu ký sinh
trùng hơn 41 loài cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng
trị bệnh do chúng gây ra.
Cho đến nay đã nghiên cứu ký sinh trùng ở 110 loài cá nước ngọt và
nước lợ, thuộc 59 giống, 31 họ. Trong khi đó cá nước ngọt Việt Nam đã thống
kê được 544 loài nằm trong 228 giống, 57 họ (theo Nguồn lợi thủy sản Việt
Nam, 1996) như vậy chúng ta mới chỉ nghiên cứu ký sinh trùng được khoảng

6


20% (110/544) số loài cá nước ngọt hiện có ở Việt Nam.
Đã xác định được 373 loài ký sinh trùng, thuộc 132 giống. 83 họ, 18 lớp.
Trong đó đã phân loại được 78 loài, 3 giống, 1 họ mới đối với khoa học.
Ngoài ra còn một số loài chưa có đủ tài liệu để định danh đến loài.
Thành phần giống loài ký sinh trùng ở cá nước ngọt Việt Nam rất phong
phú. Nhiều nhất là lớp sán lá đơn chủ Monogenea, gặp 103 loài, chiếm
27,61% tổng số loài ký sinh trùng đã phát hiện; tiếp theo là lớp sán lá song
chủ Trematoda gặp 48 loài (12,87%); lớp giun tròn Nematoda gặp 47 loài
(12,60%); lớp bào tử sợi Myxosporea gặp 46 loài (12,33%); lớp trùng lông
Oligohymenophorea gặp 35 loài (9,38%); lớp chân hàm Maxillopoda gặp 27
loài (7,24%); lớp giun đầu gai Acanthocephala gặp 18 loài (4,83%); lớp sán
dây Cestoidea gặp 16 loài (4,29%). Còn 10 lớp khác số lượng loài ký sinh
trùng gặp ít hơn (tổng cộng 33 loài). Trong tổng số 373 loài ký sinh trùng thì
phần lớn là ký sinh trùng có chu kỳ phát triển trực tiếp không qua vật chủ
trung gian (242 loài), chiếm 64,88 %.
Một số loài cá bị nhiễm nhiều giống loài ký sinh trùng: Cá Chép gặp 65
loài; Cá Mè trắng Việt Nam gặp 39 loài; Cá Trắm cỏ gặp 28 loài; Cá Trê vàng

gặp 29 loài; Cá Tra nuôi gặp 29 loài; Cá Trôi gặp 27 loài; Cá Lóc gặp 25 loài;
Cá Lóc bông gặp 23 loài; Cá Rô đồng gặp 22 loài; Cá Chày gặp 21 loài; Cá
Mè hoa gặp 21 loài; Cá Rô phi vằn gặp 21 loài; Cá Thát lát gặp 20 loài; Cá Ba
sa gặp 18 loài; ngoài ra các loài cá khác số lượng ký sinh trùng gặp ít hơn.

7


2.3.Nghiên cứu ký sinh trùng cá Trắm cỏ
2.3.1. Nghiên cứu ký sinh trùng cá Trắm cỏ trên thế giới
Trung Quốc: Theo cuốn “Ký sinh trùng cá nước ngọt tỉnh Hồ Bắc” của
tác giả Chen-Chih-Leu có 71 loài KST gây bệnh trên cá Trắm cỏ, gồm ký sinh
đơn bào (Protozoa) 32 loài; sán đơn chủ (Monogenea) 12 loài; sán lá song
chủ (Trematoda) 7 loài; giáp xác (Crustacea) 20 loài.
2.3.2. Nghiên cứu ký sinh trùng cá Trắm cỏ ở Việt Nam
Theo cuốn “Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam”, tác giả: Hà Ký – Bùi
Quang Tề thì tại Việt Nam đã nghiên cứu được 28 loài KST gây bệnh trên cá
Trắm cỏ. Trong đó ký sinh đơn bào (Protozoa) 15 loài; sán đơn chủ
(Monogenea) 4 loài; sán lá song chủ (Trematoda) 4 loài; giáp xác (Crustacea)
5 loài.
Protozoa
Cryptobia makeeri
Balantidium ctenopharyngodonis
Chilodonella piscicola
Hemiophrys macrostoma
Ichthyophthyrius multifiliis
Apiosoma minutum
Apiosoma piscicolum ssp cylindriformis var latiplanta
Trichodina nigra
Trichodina fultoni

Trichodina nobilis
Trichodina acuta
Trichodina pediculus
Trichodina esocis
Tripartiella bulbosa
Trichodinella lotae

8


Monogenea
Dactylogyrus lamellatus
Dactylogyrus ctenopharyngodonis
Gyrodactylus medius
Gyrodactylus ctenopharyngodontis
Trematoda
Metacercaria Clonorchis sinensis
Metacercaria Centrocestus formosanus
Metacercaria Haplorchis taichui
Metacercaria Haplorchis pumilio
Crustacea
Sinergasilus undulatus
Neoergasilus longispinosus
Lernaea elegans morpha ctenopharyngodonis
Alitropus typus
Corallana grandivetra

9



PHẦN III
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
3.1.1.1. Địa điểm thu mẫu
* Địa điểm thu mẫu: Ao nuôi cá thương phẩm và các chợ tại Hà Nội.
* Đặc điểm tự nhiên, tình hình nuôi trồng thủy sản của vùng nghiên cứu
-Hà Nội.
- Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng châu thổ sông Hồng trù phú, sau
khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích
3.324,92km2, gồm 10 quận, 18 huyện và một thị xã. Nằm ở phía Tây Bắc của
vùng Đồng bằng Châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20 053’ đến 21023’ vĩ
độ Bắc và 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hoà Bình ở phía Nam; Bắc Giang,
Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình cùng Phú Thọ ở phía Tây. Địa
hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với
độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển (Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia).
- Khí hậu: Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè
nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà
Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ
cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.
Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6 oC, độ ẩm 79%, lượng mưa
1245 mm (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

10


- Sông ngòi: Hà Nội có sông Hồng là con sông chính chảy qua thành phố,

sông Hồng bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu
vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp với Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà
Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất
Việt Nam. Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp
lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, qua địa
phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông
Cà Lồ... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành có sông Tô Lịch, sông Kim
Ngưu... đây là những đường tiêu thoát nước của thành phố (Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia).
- Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay của thành
phố Hà Nội khoảng 17.400ha. Mặc dù tiềm năng NTTS của thành phố rất lớn
nhưng năng suất bình quân mới đạt 4-5 tấn/ha. Chủ trương của thành phố Hà
Nội trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là xây dựng các vùng nuôi thuỷ sản
tập trung tại một số khu vực ngoại thành như: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì…
với tổng diện tích gần 3.500 ha và chuyển đổi một số vùng cấy lúa kém hiệu
quả sang nuôi trồng thuỷ sản (Báo xây dựng, 2012).
3.1.1.2. Địa điểm phân tích mẫu
Trung tâm chẩn đoán bệnh thủy sản - Cty TNHH Quang Dương
Địa chỉ: Khu phố Chùa Dận, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc
Ninh.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)
- Ký sinh trùng ký sinh ở cá trắm cỏ

11


3.2. Vật liệu nghiên cứu

- Dụng cụ bao gồm:
• Kính giải phẩu, thị kính x4, vật kính x4,x10, kính hiển vi, thị kính
x10,vật kính x4,x10,x40,x100,
• Lam kính, lamel, ống hút, khay, cân, thước đo,
• Dụng cụ giải phẫu (dao liền cán cỡ vừa để cạo nhớt, dao cán dời để
rạch cơ, dùi , kéo, panh gắp), hộp lồng, khay men, cốc thủy tinh.
• Hóa chất gồm: nước cất, cồn methylic, formalin, xylen, dung dịch
AgNO32%, nhựa Canada.
- Vật liệu: cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) giai đoạn thương

phẩm.

Hình 3.1: Cân cá Trắm cỏ giải phẫu kiểm tra ký sinh trùng

12


3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu KST trên cá
Trắm cỏ thương phẩm

Thu mẫu cá ngẫu nhiên
4 - 10 con/đợt
Đo kích thước và khối
Đo kích thước và

lượng
Nghiêncá cứu KST ký


Tìm hiểu sơ bộ về điều

khối lượng cá

sinh ở trên cá Trắm cỏ

kiện nuôi, yếu tố môi

Thu mẫu cá ngẫu nhiên
5 – 7 con/ao, bể.

trường tại nơi thu mẫu

Kiểm tra

Thu thập,

Làm tiêu

Đo, đếm

phát hiện

cố định,

bản KST

và phân

KST


bảo quản

loại KST

KST

So sánh thành phần loài và mức độ

Xác định thành phần giống loài

cảm nhiễm KST ở cá thương

KST trên cá Trắm cỏ.

phẩm.

Kết luận và đề xuất ý kiến

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ nội dung và phương pháp nghiên cứu

13


3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng ở cá
Áp dụng phương pháp nghiên cứu KST toàn diện ở cá của Dogiel
(1929), được bổ sung cho phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam của tác
giả: Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007).
3.3.2.1. Phương pháp thu mẫu
Thu mẫu cá: Mẫu cá Trắm cỏ được thu theo phương pháp ngẫu nhiên.

Mẫu được thu tại các chợ và các trại cá tại Hà Nội và mang về Trung tâm
chẩn đoán bệnh thủy sản để kiểm tra ký sinh trùng.
Cá nhập về 5 đợt có kết quả trong bảng sau:
Bảng 3.1: Số lượng mẫu cá kiểm tra ký sinh trùng
Đợt thu

Số

Chiều dài (cm)

Khối lượng (gam)

mẫu

lượng

Min.

Max.

TB

Min.

Max.

TB

1


(con)
4

25,5

53

41,7

160

1700

683

2

5

33

49

41

490

1100

790


3

4

34,5

38,1

35,8

340

510

420

4

8

24

47

33,9

139

1260


587,2

5

5

20,5

49

39,5

142

1300

647

Cộng

26

20,5

53

37,53

139


1700

613,1

Trong quá trình thu mẫu cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin: địa điểm, thời
gian, số lượng cá, kích thước, yếu tố môi trường (nhiệt độ) tại nơi thu mẫu.
3.3.2.2. Nguyên tắc kiểm tra ký sinh trùng
- Cá đưa vào kiểm tra còn sống hoặc mới chết
- Trước khi bắt đầu nghiên cứu tiến hành cân, đo nhanh chóng để cá khỏi
bị khô (xác định khối lượng, các chiều dài L, Lo). Kết quả được ghi chép đầy
đủ vào nhật ký.
- Kiểm tra bằng mắt thường trước, dụng cụ quang học sau.

14


- Kiểm tra cơ quan bên ngoài trước, cơ quan bên trong sau.
- Khi kiểm tra từng cơ quan, dụng cụ phải được khử trùng sạch sẽ để
tránh nhầm lẫn ký sinh trùng của cơ quan này với cơ quan khác.
- Khi quan sát thấy ký sinh trùng cần tiến hành kiểm đếm, đo để xác định
thành phần giống loài, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm.
- Phải quan sát hình dạng và vẽ toàn bộ hình dạng cấu tạo của trùng rồi
tiến hành cố định để tiếp tục nghiên cứu sau.
3.4. Kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng

Hình 3.2: Giải phẫu cá Trắm cỏ
Trong quá trình kiểm tra ký sinh trùng tiến hành kiểm tra một số cơ
quan: da, mang, ruột, gan, thận ở giai đoạn cá thương phẩm.
- Kiểm tra ký sinh trùng ngoại kí sinh: da, mang.

- Kiểm tra ký sinh trùng nội kí sinh: ruột, gan, thận.

15


3.5. Phương pháp thu thập, cố định, bảo quản và làm tiêu
bản ký sinh trùng.
3.5.1. Ký sinh trùng đơn bào
3.5.1.1.Trùng roi ký sinh
- Thu mẫu: Lấy cung mang ra, cạo lấy nhớt, để riêng chúng trên lam
kính, cho thêm 1-2 giọt nước sạch.
- Nghiên cứu ký sinh trùng sống: lấy các lam kính đã cạo nhớt dùng
lamel đậy lên (chú ý không để có bọt nước trong lamel, bằng cách đặt nhẹ
lamel trên giọt nước có nhớt và hạ từ từ để ép giọt nước dàn đều ra xung
quanh), xem dưới kính hiển vi độ phóng đại 10x10 hoặc 10x40. Đếm số
lượng KST trong 15-25 thị trường kính hiển vi, xác định trị số trung bình, số
lượng tối thiểu, số lượng tối đa trên 1 thị trường.
- Chuẩn bị tiêu bản cố định: Lấy các lam kính đã có nhớt, dùng lamel đè
lên lam kính và kéo cho mỏng lớp nhớt. Lam kính và lamel để khô trong
không khí, cố định bằng dung dịch Shaudin 15-20 phút. Dùng pinxet đưa kính
phết mẫu vào rửa trong cồn 700, nhúng vài ba lần, sau chuyển qua cồn iốt
trong 20-30 phút để rửa sạch clorua thủy ngân còn lại. Tiếp tục chuyển qua
cồn 700 và bảo quản trong cồn 700.
- Làm tiêu bản: Nhuộm Hematoxylin: Lấy các kính phết mẫu đã cố định
trong cồn 700 ra và rửa trong nước cất từ 2-3 phút. Sau đó để vào dung dịch
Feric sulfat ammonium 3% từ 12-24 giờ cho mẫu gắn chặt vào kính, tiếp theo
rửa nước từ 2-3 phút và cho vào thuốc nhuộm hematoxylin trong 12 giờ để
bắt màu, sau đó rửa qua nước chảy. Mẫu nhuộm màu tốt sẽ có màu xanh lơ
thẫm hoặc gần đen. Tiếp tục cho kính đã nhuộm màu vào dung dịch Feric
sulfat ammonium 1,5%, để phân ly màu, kiểm tra dưới kính hiển vi cho đến

khi thấy rõ nhân màu xanh lơ sáng, tế bào chất trong suốt. Tiếp theo làm mất
nước bằng cách cho kính phết mẫu lần lượt qua cồn 500, 700, 900, 960,1000,
xylen, mỗi độ giữ từ 3-5 phút. Gắn tiêu bản bằng nhựa Canada. Ghi etiket đầy

16


đủ trên lam kính.
3.5.1.2. Ngành Opalinata
- Thu mẫu: Cạo nhớt trong thành ruột, cho lên lam kính và thêm 1-2 giọt
nước sạch.
- Nghiên cứu ký sinh trùng sống: lấy các lam kính đã cạo nhớt dung
lamel đậy lên (chú ý không để có bọt nước trong lamel, bằng cách đặt nhẹ
lamel trên giọt nước có nhớt và hạ từ từ để ép giọt nước dàn đều ra xung
quanh), xem dưới kính hiển vi độ phóng đại 10x10 hoặc 10x40. Đếm số
lượng KST trong 15-25 thị trường kính hiển vi, xác định trị số trung bình, số
lượng tối thiểu, số lượng tối đa trên 1 thị trường.
- Chuẩn bị tiêu bản cố định: Lấy các lam kính đã phết mẫu và cố định
bằng Shaudin hoặc phơi khô trong khôn khí, nhuộn màu Hematoxylin.
3.5.1.3. Trùng lông – Ciliophora
- Thu mẫu: Cạo nhớt trên da, mang, vây đưa lên lam kính, nhỏ 1-2 giọt
nước sạch.
- Nghiên cứu ký sinh trùng sống: đưa lam kính lên xem dưới kính hiển
vi, nếu phát hiện trùng lông dung lamel đậy lên. Đếm số lượng mỗi loài từ 1525 thị trường trên kính hiển vi và lấy số trung binh, ghi số lượng tối thiểu, tối
đa trong 1 thị trường.
Trùng miệng lệch - Chilodonella chú ý 2 không bào co bóp bố trí lệch
nhau. Trên thân có các đường tiêm mao dọc theo cơ thể.
Trùng quả dưa - Ichthyophthyrius hình tròn có các đường tiêm mao phủ
đầy trên thân, vận động thường xuyên. Giữa thân có nhân lớn hình móng
ngựa hoặc kéo dài. Tế bào chất dạng hạt và tối hơn nền xung quanh, nhân lớn

có màu sáng.
Trùng bánh xe - Trichodinidea có đặc điểm hình tròn, giữa thân có
không bào co bóp, bụng có một đĩa bám trong vòng răng. Trùng luôn vận
động xoay tròn.

17


Trùng loa kèn: Apiosoma, Epistylis không vận động. Epistylis có cuống
dài và thường sống , Apiosoma có đế bám, thường sống đơn lẻ. Để nhìn thấy
nhân trong mẫu tươi cần nhỏ 1-2 giọt acid Citric 2% lên mẫu. Trong ống hútCapriniana có dạng thân kéo dài, 1 hoặc 2 đầu đôi khi trên toàn thân có các
ống hút nhỏ.
- Làm tiêu bản: Những kính đã phết mẫu và cố định bằng Shaudin hoặc
phơi khô trong không khí, nhuộm màu Hematoxylin. Hoặc các kính để khô
trong không khí có thể nhuộm AgNO3 2%.
Phương pháp nhuộm AgNO3 2%: Các lam kính và lamel đã phết mẫu
khô, để trên đĩa petri, (chú ý tất cả đều ngửa mặt phết mẫu lên trên), dùng
pipet cho dung dịch AgNO3 2% lên chỗ phết mẫu, đậy nắp đĩa petri đã bịt
giấy ảnh tối trong thời gian 8-15 phút (thường thì 10 phút), tùy theo lượng
nhớt, không xê dịch đĩa. Bỏ nắp đĩa ra cho nước cất vào. Dùng pinxet đầu
trơn kẹp tấm kính rửa trong đĩa này (nhúng 3-4 lần). Kính phết mẫu đã rửa
cho sang đĩa petri chứa nước cất sạch, để mặt nhớt lên trên. Đưa đĩa ra phơi
sáng, dưới ánh sáng mạnh của mặt trời, phơi từ 1,5 giờ. Cần kiểm tra sau ½
thời gian quy định trên, khi thấy cấu tạo của trùng thì dừng phơi. Rửa kính
phết mẫu trong nước cất, đặt ngửa trên giấy lọc để hút khô nước. Gắn tiêu bản
bằng nhựa Canada. Ghi êtiket.
3.5.2. Ký sinh trùng đa bào
3.5.2.1. Sán lá đơn chủ - Monogenea
- Thu mẫu: Cạo nhớt trên thân cho lên lam kính có giọt nước, lấy các
cung mang để lên tấm kính lớn và thêm ít nước. Nhớt trên thân xem dưới kính

giải phẫu, đếm số lượng KST. Dùng dùi giải phẫu và pipet nhỏ thu sán, để
chúng lên lam kính có giọt nước sạch, làm sạch chất dính theo trùng như nhớt,
cơ, đậy lại bằng đĩa petri. Cung mang xem dưới kính giải phẫu, tách các KST
tìm thấy, đếm số lượng và để vào làm kính có giọt nước sạch, thêm dung dịch

18


ammoniac 1%, dùng đĩa petri đậy lại.
- Nghiên cứu trùng sống: KST được làm sạch nhớt để lên lam kính cho 1
giọt nước sạch, đậy lamel. Xem dưới kính hiển vi bội giác 10x4; 10x10;
10x40. Xem xét hình dạng chung, điểm mắt, các sắc tố, hệ thống tiêu hóa và
sinh dục, cơ quan bám.
- Làm tiêu bản không nhuộn màu: KST để lên lam kính, nhỏ 1 giọt dung
dịch ammoniac 1%, rút nước ra bằng mảnh giấy thấm, xem dưới kính giải
phẫu, làm cho trùng thẳng ra. Gắn tiêu bản bằng Gelatin - Glycerin.
3.5.2.2. Sán dây - Cestoda
- Thu mẫu: Cắt ruột thành từng đoạn mổ dọc ra xem xét tìm sán.Sán dây
có thể dung pinxet hoặc dùi nhọn lấy ra cho vào nước lạnh hoặc nước muối
sinh lý. Sau đó lấy nội chất ép giữa 2 miếng kính để quan sát dưới kính lúp.
Phía ngoài gan, bằng mắt thường có thể thấy bào nang sán dây
Polyonchobothirium, Proteocephalu…
Nghiên cứu thận cá, ép một ít để xem dưới kính hiển vi, chú ý xem xét
ống dẫn nước tiểu, trong đó có thể gặp một số ấu trùng sán dây, sán lá, bào tử
trùng…
- Nghiên cứu ký sinh trùng sống: Những KST lấy ra , làm sạch nhớt, rửa
và cho lên lam kính, thêm một giọt nước sạch. Đậy lamel lên (nếu sán lớn thì
đậy lam kính), xem dưới kính giải phẫu hoặc kính hiển vi. Chú ý sán có hay
không có đốt, cấu tạo đầu, cơ quan bám.
- Làm tiêu bản nhuộm màu: Bào nang sán được làm sạch mô và chất

nhờn, chuyển vào lam kính có giọt nước, xem dưới kính giải phẫu, dùng dùi
nhọn cẩn thận tách lớp vỏ ngoài và trong của bào nang để lấy ấu trùng ra. Cố
định, nhuộm ấu trùng và sán trưởng thành giống nhau. Để sán không hoạt động
cho sán vào đĩa đồng hồ và lam kính có nước hơ nóng đến 600 - 700. Để sán nằm
giữa 2 lam kính (đối với ấu trùng ép giữa lam kính và lamel), đặt lam kính và đĩa
petri và chặn lên một vật có trọng lượng vừa đủ để ép sán được rõ. Dùng dùi

19


×