Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Khảo sát, xác định các vấn đề môi trường trên địa bàn xã kim lan, huyện gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 63 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I : MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu :........................................................................................2
1.2.1. Mục đích:.....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu:.......................................................................................................2
Phần II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................3
Phần III: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...8
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :................................................................8
3.1.1. Đối tượng:...................................................................................................8
31.2. Phạm vi nghiên cứu:.....................................................................................8
3.2. Nội dung nghiên cứu:.....................................................................................8
3.3. Phương pháp nghiên cứu :..............................................................................9
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:........................................................9
3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:.......................................................10
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................11
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................12
4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Kim Lan................12
4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..............................................................12
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Kim Lan...............................................14
4.2. Hiện trạng phát sinh chất thải trên địa bàn...................................................18
4.2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn :.............................................................18
4.2.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt......................18
4.2.1.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn từ hoạt động sản xuất tiểu thủ công
nghiệp:.................................................................................................................20
4.2.1.3.Hiện trạng phát sinh chất thải rắn từ hoạt động trồng trọt :....................25
4.2.1.4.Hiện trạng phát sinh chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi:.....................26

i



4.2.2 Hiện trạng phát sinh nước thải trên địa bàn :.............................................27
4.2.2.1 Hiện trạng phát sinh nước thải từ hoạt động sinh hoạt trên địa bàn :......27
4.2.2.2 Hiện trạng phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn:.............................................................................................29
4.2.2.3.Hiện trạng phát sinh nước thải từ hoạt động chăn nuôi :........................30
4.2.3 Hiện trạng phát sinh khí thải......................................................................31
4.2.3.1 Hiện trạng phát sinh khí thải từ hoạt động sinh hoạt...............................31
4.2.3.2 Hiện trạng phát sinh khí thải từ hoạt động sản xuất................................33
4.3.Hiện trạng quản lý chất thải trên địa bàn :....................................................35
4.3.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn :...........................................35
4.3.1.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt :.......................35
4.3.1.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn từ hoạt động sản xuất :.........................37
4.3.2 Hiện trạng quản lý nước thải trên địa bàn :...............................................39
4.3.2.1 Hiện trạng quản lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn :............................39
4.3.2.2 Hiện trạng quản lý nước thải sản xuất trên địa bàn :..............................40
4.3.2.3 Hiện trạng quản lý nước thải chăn nuôi trên địa bàn :...........................41
4.3.2.4 Hiện trạng quản lý nước thải trồng trọt trên địa bàn :............................41
4.4. Hiện trạng quản lý khí thải...........................................................................41
4.4. Biện pháp đề xuất.........................................................................................41
Phần V: KẾT LUẬN..........................................................................................44

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.1: Chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp xã Kim Lan giai đoạn 20102015.....................................................................................................................17
Bảng 4.2.1. Thành phần và khối lượng RTSH tại xã Kim Lan...........................19
Bảng 4.2.2 Khối lượng RTSH tại các xóm của xã Kim Lan...............................19
Bảng 4.2.2: Số lượng lò đốt trên địa bàn xã........................................................21

Bảng 4.2.3: Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ lò than..................................25
Bảng 4.2.4. Bảng số lượng chất thải của một số loài gia súc gia cầm................26
Bảng 4.2.5: Lượng phân phát sinh toàn xã..........................................................26
Bảng 4.2.5: Lượng nước sủ dụng và nước thải tại địa phương...........................27
Bảng 4.2.6 Thành phần của men và màu vẽ.......................................................29
Bảng 4.2.7: Lượng nước thải chăn nuôi phát sinh.............................................31
Bảng 4.2.8: Bảng thể hiện mức sử dụng gas của xã Kim Lan............................31
Bảng 4.2.9 : Hệ số phát thải và tải lượng của các khí phát thải..........................32
Bảng 4.2.10: Nhiên liệu sử dụng trong 1 tháng của xã.....................................34
Bảng 4.2.11 : Hệ số phát thải và tải lượng của các khí phát thải........................34
Bảng 4.2.12: Lượng khí thải phát sinh trong 1 tháng(kg)..................................34
Bảng 4.3.1 Nhân lực, thiết bị thu gom, vận chuyển trên địa bàn xã Kim Lan....36

iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Hàm lượng Cu, Zn, Pb tổng số của đất nông nghiệp bị ảnh hưởng
nguồn ô nhiễm vùng ngoại thành và phụ cận thành phố Hà Nội..........................5
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phát thải các khí gây ô nhiễm theo các nguồn phát thải chính
của Việt Nam năm 2008........................................................................................7
Biểu đồ 2.3. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề khu
vực ĐBSH.............................................................................................................7
Biểu đồ 4.1.1: Tỷ trọng GDP theo khu vực kinh tế năm 2010............................14
Biểu đồ 4.1.2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp xã Kim Lan năm 2010............16
Biểu đồ 4.2.1. Tỷ lệ thành phần RTSH tại xã Kim Lan......................................19
Biểu đồ 4.2.3: Tỉ lệ các loại lò đốt tại xã Kim Lan............................................21
Biểu đồ 4.2.4:Biểu đồ lượng nước sử dụng và nước thải của Kim Lan..............28
Biểu đồ 4.2.5: Tỉ lệ nhiên liệu sử dụng cho hoạt động sinh hoạt........................31


iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.1.Khu Trồng rau và quất cảnh trên địa phận xóm 7.............................15
Hình 4.2.1: Khuôn tạo hình trong sản xuất gốm.................................................23
Hình 4.2.2 : Phơi sấy các sản phẩm.....................................................................24
Hình 4.2.3: Giai đoạn cắt tiện, chỉnh sửa sản phẩm............................................24
Hình 4.2.4.Vỏ bao,chai,lọ thuốc bảo vệ thực vật vút bừa bãi trên đồng ruộng...26
Hình 4.2.5: Vẽ bằng tay lên các sản phẩm gốm..................................................29
Hình 4,3,1 Sơ đồ mạng lưới thu gom rác thải trên địa bàn:................................37
Hình 4.3.2 Sơ đồ mạng lưới thu gom nước thải:................................................40

v


PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Kim Lan là một xã nhỏ nằm ven sông Hồng thuộc địa phận của huyện
Gia Lâm, nằm ngoại thành thành phố Hà Nội, là một trong những xã có làng
nghề gốm sứ lâu đời nhất cả nước. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển
chung của cả nước, Kim Lan cũng có những bước tiến nhất định cả về mặt kinh
tế cũng như xã hội. Theo thống kê năm 2010, giá trị sản xuất năm 2010 trên địa
bàn xã Kim Lan đạt 122,5 tỷ đồng, trong đó, nông nghiệp chiếm 12,9 tỷ đồng;
CN-TTCN-XD đạt 73,9 tỷ đồng; thương mại-dịch vụ đạt 36,7 tỷ đồng. Cơ cấu
kinh tế ngành của Kim Lan đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng duy trì sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ,
đặc biệt là gắn với dịch vụ làng nghề. Tuy nhiên, song song với sự phát triển
này, nhiều vấn đề môi trường đã và đang nảy sinh ngày càng nhiều.
Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được

nâng cao, kéo theo đó là lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều. Nếu
không công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt không được xử lý tốt thì sẽ
gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt là điều không thể
tránh khỏi.
Ngoài ra, Kim Lan là một làng nghề truyền thống về gốm sứ có từ lâu đời.
Tuy nhiên, điều kiện phát triển kinh tế chưa cao nên hầu hết các hộ sản xuất chủ
yếu là sử dụng lò đốt bằng than để nung sản phẩm. Quá trình đốt than phát sinh
ra các chất khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường như SO x, COx, NOx...Ngoài
ra, bụi từ quá trình sản xuất, độ rung, tiếng ồn từ các cơ sản sản xuất gạch ngói
trong xã cũng có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao nếu như không có công
tác quản lý tốt.
Từ những lý do trên, nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo
sát, xác định các vấn đề môi trường trên địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia

1


Lâm, Hà Nội ”. Từ đó có cái nhìn toàn môi trường cảnh hơn về các vấn đề môi
trường ở Kim Lan cũng như công tác quản lý môi trường ở đây. Trên cơ sở đó,
đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường ở đây
và đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại mà xã vẫn chưa có
công tác quản lý.
1.2. Mục đích, yêu cầu :
1.2.1. Mục đích:
Tìm hiểu các vấn đề môi trường trên địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia
Lâm, Hà Nội, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường
tại địa bàn.
1.2.2. Yêu cầu:
 Đánh giá tổng hợp được các nguồn phát sinh chất thải tại địa bàn
 Đánh giá công tác quản lý môi trường tại địa bàn (những mặt nào tốt,

những mặt nào chưa tốt).
 Đưa ra giải pháp để nâng cao công tác quản lý đối với những mặt đã được
thực hiện tốt.
 Đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại tại địa phương.
 Các giải pháp được xây dựng trên điều kiện thực tế của địa phương.

Phần II

2


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, môi trường không còn là vấn đề của một địa phương hay một
quốc gia nào nữa mà đã trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Hiện
nay Việt Nam chúng ta đang trên đà hội nhập và phát triển, song hành với việc
phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội thì vấn đề về môi trường đang là
vấn đề nóng cần được quan tâm. Ở Việt Nam, cho đến năm 2009, có đến 70,4%
dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%.Con
số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức
nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Quá trình phát triển nông
thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tăng giá trị sản sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cơ sở phát huy thế
mạnh của mỗi địa phương, vùng, miền. Đây là chủ trương, định hướng chính
sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông thôn, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Tính đến 2011, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 59,6%,
giảm đáng kể so với mức 70,4% của năm 2006 và 79,6% của năm 2001; Tỷ
trọng lao động công nghiệp, xây dựng lần lượt ở các năm 2011, 2006 và 2001 là
18,4%, 12,5% và 7,4%; tỷ lệ lao động dịch vụ là 20,5%, 15,9% và 11,9% ở 3
năm tương ứng.

Đáng lưu ý là các làng nghề nông thôn được khôi phục và phát triển, tạo
nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn. Cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiều làng
nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân
cư, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng
những lao động phổ thông thành lao động có kỹ thuật. Đến năm 2011, khu vực
nông thôn có 961 xã có làng nghề, chiếm 11% tổng số xã (tỷ lệ tương ứng của
các năm 2001 và 2006 lần lượt là 6% và 8%). Số lượng làng nghề cũng tăng:

3


Năm 2011 có 1.322 làng nghề so với 1077 làng nghề của năm 2006 và 710 làng
nghề của năm 2001.
Các làng nghề đã thu hút 327 nghìn hộ và 767 nghìn lao động thường
xuyên. Bình quân 1 làng nghề có 248 hộ và 580 lao động so với 238 hộ và 609
lao động năm 2006. Vùng có nhiều xã có làng nghề và số lượng làng nghề nhiều
nhất là Đồng bằng sông Hồng: 485 xã (chiếm 50,5% tổng số xã có làng nghề cả
nước), 706 làng nghề (chiếm 53% số làng nghề cả nước) và 222 nghìn hộ tham
gia với 505 nghìn lao động. Việc phát triển kinh tế xã hội theo định hướng đẩy
mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông thôn đã kéo theo những ảnh hưởng
không mấy tích cực tới môi trường nông thôn.
Sự phát triển các khu công nghiệp, chế xuất, các ngành nghề phi nông
nghiệp, đặc biệt là làng nghề dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường: nước thải,
chất thải do các làng nghề tạo ra tại các vùng quê gây ô nhiễm nguồn nước,
không khí, đất đai ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe người dân còn
rất phổ biến. Ở một số làng nghề thì bụi và khí thải chưa đc xử lí gâyTheo số
liệu năm 2011 cho thấy, tỷ lệ làng nghề sử dụng thiết bị xử lý nước, chất thđộc
hại chỉ đạt 4,1% và thực trạng này đang cho thấy rõ nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường rất cao của các làng nghề ở nông thôn nước ta.

Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu đi trước chỉ ra những áp lực mà môi
trương nông thôn đang phải gánh chịu. Các tác nhân gây ô nhiễm đang ngày
càng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường : đất, nước, không khí.
 Môi trường đất:
Môi trường đất hiện nay đang bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Trong phát triển nông nghiệp, việc sử dụng phân bón không cân đối,
không đúng lúc cây cần, để lại một lượng không nhỏ dư lượng gây ô nhiễm đất.
Lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại không tuân thủ các quy trình
kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cũng gây ô nhiễm đất. Một số nơi dư lượng
thuốc BVTV có trong đất đã xấp xỉ bằng hoặc vượt ngưỡng giá trị cho phép theo

4


QCVN 15:2008/ BTNMT. Đất nông nghiệp vùng ngoại thành, xung quanh các
làng nghềtái chếkim loại đang bị ô nhiễm kim loại ngày càng tăng. Có 3 nguyên
nhân chính:
(1) Chất thải của các khu công nghiệp và dân cư chưa được xử lý, hoặc xử
lý chưa triệt để thải thẳng ra môi trường
(2)Chất thải của làng nghề
(3) Các hộ nông dân thâm canh tăng vụ. bón nhiều phân hóa học qua
nhiều năm, các chất gây độc tích trữnhiều như đồng (Cu), kẽm (Zn), Cadimi
(Cd) và chì ( Pb).

Biểu đồ 2.1. Hàm lượng Cu, Zn, Pb tổng số của đất nông nghiệp bị ảnh
hưởng nguồn ô nhiễm vùng ngoại thành và phụ cận thành phố Hà Nội
Nguồn: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2008
 Môi trường nước:
Môi trường nước nông thôn cũng đang dần dần bị suy thoái, biểu hiện của
chúng nó diện tích nước mặt giảm đáng kể, chất lượng nước giảm sút.Nguyên

nhân hầu hết của sự ô nhiễm môi trường nước là do nước thải sinh hoạt của
người dân ở một số xã chưa được tập trung xử lí một cách có hệ thống mà
thường được xả trực tiếp vào hệ thống nước mặt. Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi

5


cũng góp phần đáng kể làm ô nhiễm môi trường nước, nước thải chăn nuôi trực
tiếp xả vào môi trường làm cho nước bị giàu chất hữu cơ, có nhiều vi sinh vật
gây hại cho con người và động vật. Bên cạnh đó, một số địa phương có các làng
nghề tiểu thủ công nghiệp như dệt nhuộm, làm bún,bánh đa… thì vấn đề ô
nhiễm môi trường nước càng trở nên bức xúc. lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề
thuộc da, làm miến dong ở Hà Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột,
da, mỡ làm cho nước nhanh bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng
nghề. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao
động gần đây cho biết, trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là bệnh
liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay
đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ người
dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp chiếm
khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còntại làng nghề sản
xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các
bệnh về đường ruột là 58,8%.
 Môi trường khí:
Môi trường không khí hiện nay đang bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân
rất đa dạng như hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng, hoạt động
công nghiệp nông nghiệp…Xét các nguồn phát thải các khí gây ô nhiễm trên
phạm vi toàn quốc, ước tính hoạt động giao thông đóng góp 85% lượng khí CO,
95% lượng VOCs.

6



Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phát thải các khí gây ô nhiễm theo các nguồn phát thải chính
của Việt Nam năm 2008
Nguồn: TCMT, 2009
Hoạt động của một số làng nghề cũng gây ra những áp lực lên môi trường
không khí. Các khí thải điển hình như bụi, khí SO2, NO2, hơi axit và kiềm sản
sinh từ các quá trình xử lý bề mặt, nung….

Ghi chú: Tính toán dựa trên tổng số dân
Biểu đồ 2.3. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề
khu vực ĐBSH
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường – TCMT, 2010
Qua đó ta thấy các vấn đề môi trường ở các khu vực nông thôn nhất các
làng nghề đang hết sức bức thiết.

7


Phần III
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
3.1.1. Đối tượng:
 Hiện trạng phát sinh chất thải tại địa bàn xã Kim Lan
 Công tác quản lý chất thải phát sinh tại địa bàn
 Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý cũng như giảm
thiểu chất thải phát sinh tại địa bàn.
31.2. Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi không gian:Địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội

 Phạm vi thời gian : Từ ngày 28/10/2013 đến ngày 10/11/2013.
3.2. Nội dung nghiên cứu:
 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của Kim Lan để đánh giá
khả năng phát thải cũng như công tác quản lý chât thải phát sinh tại địa
bàn xã.
 Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải tại địa bàn xã Kim Lan.
 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải tại địa bàn xã.
 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và giảm thiểu chất thải
phát sinh tại địa bàn Kim Lan.

8


3.3. Phương pháp nghiên cứu :
Sơ đồ phương pháp nghiên cứu
PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN
CỨU

Thu thập
tài
liệu
thứ cấp

Phỏng
vấn
cán bộ
chuyên
trách


Phương
pháp xử
lý số liệu

Thu thập
tài liệu sơ
cấp

ThuĐiều
thập tra,
từ các
phỏng
nguồn
vấn các
khác nhau
hộ gia
đình

Khảo
sát thực
địa

Phân loại
và cân
lượng chất
thải phát
sinh

Sử dụng hệ
số của

WHO để
tính toán,
Excel

3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
- Thu thập tài liệu từ các tài liệu từ Ủy ban nhân dân xã Kim Lan, từ các
định hướng phát triển trong tương lai của xã...
+ Phương pháp khảo sát thực địa
- Đánh giá trực quan về vấn đề môi trường của Xã Kim Lan trên đường
xuống Ủy ban nhân dân xã.

9


- Khảo sát tình hình môi trường xung quanh khu dân cư, xung quanh các
hộ sản xuất của xã Kim Lan.
Mục đích nắm được địa bàn nghiên cứu, quan sát trục tiếp các hoạt động
phát sinh chất thải.
3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
a. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ phụ trách vấn đề môi trường của xã.
Thu được các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Kim Lan, các
vấn đề môi trường của Kim Lan.
b. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
- Thiết kế hệ thống bảng câu hỏi để phỏng vấn người dân xã Kim
Lan( bảng câu hỏi có ở phần phục lục).
- Bảng câu hỏi gồm các nội dung chính sau:
* Bảng câu hỏi về rác thải sinh hoạt của hộ gia đình :
+ Nguồn thu nhập của các hộ trong thôn.
+ Ước khoảng khối lượng rác thải sinh hoạt mà hộ gia đình thải ra trong
một ngày.

+ Khối lượng các thành phần chất thải mà hộ gia đình đã phát thải ra
+ Số lần thu gom rác thải trong tuần và khoảng cách tới điểm thu gom rác
tập trung.
+ Nguồn nước sử dụng chủ yếu của người dân và hình thức chứa nước
thải của các hộ gia đình.
+ Nguyên liệu được sử dụng để đun nấu trong các hộ gia đình và định
mức sử dụng nguyên liệu.
+ Công tác tuyên truyền về vấn đề môi trường trên địa bàn xã.
* Bảng câu hỏi về cơ sở sản xuất :
+ Loại hình sản xuất của cơ sở sản xuất
+ Quy trình sản xuất và chất thải phát sinh trong các công đoạn đó
+ Định mức sử dụng nhiên liệu trong một lần đốt

10


+ Số lần đốt lò trong một tháng
+ Số sản phẩm đốt trong một lần đốt và số sản phẩm bị hỏng trong lần đốt
đó.
+ Công tác xử lý chất thải (chủ yếu là chất thải rắn và chất thải lỏng).
+ Định hướng của cơ sở sản xuất trong tương lai.
-Chia sinh viên thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 2-3 sinh viên, điều tra
10% số hộ gia đình của từng thôn trong xã.
c. Phương pháp phân loại và cân khối lượng của từng thành phần chất thải
Do các hộ dân trong xã không bao giờ phân loại chất thải sinh hoạt nên
phương pháp này do các nhóm sinh viên tự mình thực hiện. Buổi chiều, các
nhóm sinh viên tới các hộ gia đình đã được phỏng vấn tiến hành phân loại rác và
cân các thành phần rác đã được phân loại để điều vào phiếu điều tra.
Dụng cụ được sử dụng là cân đồng hồ.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi điều tra các cơ sở sản xuất và có được khối lượng nhiêu liệu mà các
hộ đã sử dụng, nhóm tiến hành tính toán lượng khí thải phát sinh trong quá trình
sản xuất dựa trên hệ số phát thải của WHO.
Trong đó, nhóm có sử dụng phần mềm Exel để nhập các thông tin thu thập
được từ phiếu điều tra.

11


Phần IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Kim Lan
4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý :
Xã Kim Lan nằm ở phía Nam huyện Gia Lâm, cách trung tâm huyện 7
km, có vị trí trí địa lý như sau: Phia Bắc giáp Bát Tràng qua kênh đào Bắc Hưng
Hải, phía Nam giáp xã Văn Đức và có đường 179 chạy qua, phía Đông giáp xã
Xuân Quan-H.Văn Giang-T.Hưng Yên, phía Tây giáp quận Hoàng Mai qua sông
Hồng.
 Đặc điểm khí hậu
Xã Kim Lan mang đặc điểm của khí hậu vùng châu thổ sông Hồng:
+ Mỗi năm chia ra làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa
nóng ẩm và mùa khô hanh là các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí
hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
+ Nhiệt độ trung bình năm 23,5 0C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
28,80C(tháng 7) và thấp nhất là 16,20C(tháng 1).
+ Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1400-1600 mm, nhưng phân bố
không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến
tháng 9 với 75% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa (chỉ chiếm khoảng

25% tổng lượng mưa), đặc biệt là tháng 11 và tháng 12 lượng mưa rất thấp.
+ Số giờ nắng trung bình/năm là 1.832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày). Số
giờ nắng cao nhất là vào tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ
nắng từ 70 đến 90 giờ.

12


+ Hướng gió thịnh hành là hướng gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh)
và gió mùa Đông Nam (vào mùa nóng ẩm).
 Tài nguyên
- Tài nguyên đất: Xã Kim Lan có tổng diện tích đất tự nhiên là 291,93 ha.
Đất đai của xã chủ yếu là đất phù sa sông Hồng được bồi đắp nhiều năm tạo
thành. Cấu tạo địa hình theo kiểu bậc thềm sông. Bậc thềm cao không được bồi
đắp hằng năm xuất hiện quá trình feralit có tầng loang lổ đỏ. Bận thấp trũng là
đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hăng năm. Loại đất này có thành phần cơ
giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt nhẹ. Đất không chua, lân tổng số và lân dễ
tiêu nghèo, kali tổng số và kali dễ tiêu cao. Chất dinh dưỡng khác tương đối cao,
thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây trồng hằng năm, có khả
năng thâm canh cao, tăng hệ số sử dụng đất.
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt tương đối cao gồm nước trong các ao hồ và nước sông.
Tuy nhiên, nước mặt đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do nước thải sản xuất và
nước thải sinh hoạt chưa được xử lý tốt.
+ Về phần nước ngầm: Do ở gần sông Hồng nên nước ngầm ở Kim Lan
thuộc loại nước mạch nông, thuộc loại từ mềm đến rất mềm nhưng hàm lượng
sắt trong nước khá cao, cần phải xử lý trước khi sử dụng.
-Thảm thực vật: Hệ thống cây trồng phong phú đa dạng, bao gồm các cây
trồng hàng năm như ngô, rau, cây ăn quả, cay cảnh. Hệ thống cây xanh trong
khu vực dân cư chiếm tỷ lệ trung bình. Để phát triển nông nghiệp theo hướng

bền vững, trong tương lai cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất để phát triển
mạnh sản xuất hàng hóa và bảo vệ môi trường.
- Cảnh quan và môi trường: Kim Lan có các công trình đình chùa mang
đậm nét văn hóa làng quê Việt Nam. Hằng năm, ở các thôn đều tổ chức các lễ
hội văn hóa sinh động. Ngoài ra, hệ thống sông và ao hồ tạo nên cảnh quan đẹp,
có khả năng xây dựng khu nghỉ dưỡng và du lịch.

13


4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Kim Lan
Trong những năm qua, dân số của xã Kim Lan có những biến động cả về
quy mô cũng như cơ cấu. Theo kết quả điều tra về dân số và nhà ở toàn xã năm
2010 cho thấy:
Năm 2010, dân số toàn xã là 5.646 người, tốc độ tăng tự nhiên là
1,32%/năm. Người dân Kim Lan cư trú tại 8 thôn.
Toàn xã có 1.575 hộ gia đình, gồm 85 hộ làm nông nghiệp; 1.490 hộ phi
nông nghiệp.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 3.607 người, trong đó:
Nông nghiệp 420 người (11,6%), CN-TTCN có 2530 nguời (70,1%); thương
mại, dịch vụ và du lịch có 657 người (18,3%).
Lao động đã qua đào tạo là 185 người (5,12%) tổng lao động trong xã,
chưa đạt tiêu chí nông thôn mới về tỷ lệ lao động được đào tạo.
*Tăng trưởng cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Trong những năm qua, kinh tế của xã Kim Lan phát triển khá nhanh. Giá
trị sản xuất trên địa bàn năm 2010 đạt 122,5 tỷ đồng, trong đó, nông nghiệp
chiếm 12,9 tỷ đồng; CN-TTCN-XD đạt 73,9 tỷ đồng; thương mại-dịch vụ đạt
36,7 tỷ đồng. Như vậy, trong các ngành kinh tế thì tỷ trọng của ngành CNTTCN-XD chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là ngành nông nghiệp.

Biểu đồ 4.1.1: Tỷ trọng GDP theo khu vực kinh tế năm 2010


14


Cơ cấu kinh tế của Kim Lan đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng duy trì
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch
vụ gắn với dịch vụ làng nghề.
*Thực trạng phát triển nông nghiệp :
Những năm trước đây, đất canh tác của địa phương chủ yếu thâm canh ngô và một
số cây màu, năng suất cây trồng bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Thực
hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từ năm 2000 đến nay, xã đã vận động
nông hộ dồn điền đổi thửa, đã chuyển trên 40 ha từ trồng màu sang thực hiện mô hình
vườn đồng với các cây trồng có giá trị cao như cam đường canh 920ha), cam vinh, bưởi
diễn, hoa, cây cảnh cho thu nhập cao hơn trồng màu từ 6 đến 12 lần. Xã Thu nhập bình
quân một khẩu ở Kim Lan đã tăng lên gần 16 triệu đồng một năm.
Theo số liệu thống kê năm 2010,toàn xã có tổng diện tích sản xuất nông
nghiệp đạt 81.2656ha ; Trong đó,diện tích một số cây trồng chính như sau: Đất
trồng cây hằng năm 63.5256ha; đất trồng cây lâu năm 17.74ha; đất trồng cỏ
chăn nuôi 0ha; đất nuôi trồng thủy sản 13.4549ha; đất nông nghiệp khác 0ha…

Hình 4.1.1.Khu Trồng rau và quất cảnh trên địa phận xóm 7
Nguồn:Nhóm nghiên cứu

15


Sau đây là biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 2010 trên địa bàn xã
Kim Lan.

Biểu đồ 4.1.2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp xã Kim Lan năm 2010

Kim Lan hiện có trên 100 ha đất canh tác (tập trung chủ yếu ở các khu
vực ven sông Hồng thuộc địa phận xóm 1 và xóm 7),thu nhập từ nông nghiệp
chiếm khoảng 13 tỷ đồng. Hiện tại tỷ lệ hộ tham gia sản xuất, kinh doanh và làm
dịch vụ nghề gốm sứ ở xã Kim Lan đã chiếm trên 70% số hộ trong toàn xã. Hộ
trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp chỉ còn khoảng 10%,mang lại 9% tổng
thu nhập toàn xã.
Theo đề án quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010-2015,tính đến năm
2015 cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của toàn thay đổi theo hướng chuyển dịch
cơ cấu từ sản xuất nông nghiệp sang các loại hình sản xuất khác,theo đó,diện
tích đất nông nghiệp sử dụng cho các loại cây trồng đều giảm.

16


Bảng 4.1.1: Chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp xã Kim Lan giai đoạn 2010-2015
Diện tích đất (ha)
2010
2015
Tổng diện tích đất nông nghiệp
81.2656
73.374
Đất trồng cây hằng năm
63.5256
59.580
Đất trồng cây lâu năm
17.74
15.767
Đất trồng cỏ chăn nuôi
0
0

Đất nuôi trồng thủy sản
13.4549
11.480
Đất nông nghiệp khác
0
0
Nguồn:Đề án xây dựng nông thôn mới xã Kim Lan 2010-2015
Hiện toàn xã không có trạm bơm cố định thuộc xã,chỉ có một chạm bơm
do nhà nước quản lý nằm ở gần bờ sông Bắc Hưng Hải,gần xóm 1,phục vụ 52%
diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã.
Về kênh mương,hiện trên địa bàn xã có mương dẫn nước Kim Lan-Văn
Đức dài 2,9km đã được bê tông hóa.Mương nội đồng có tổng chiều dài
3,1km,toàn bộ là mương đất.Tỷ lệ kênh mương nội đồng do xã quản lý được liên
cố hóa đạt �85% ,đảm bảo cấp nước cho sản xuất.
Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân
sinh,xong so với tiêu chí nông thôn mới thì còn chưa đạt.
Nước cấp cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là từ nước
sông Hồng ,một phần nhỏ là từ nước mưa và nước ngầm.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các khu vực ven
sông Hồng thuộc địa phận xóm 1 và xóm 7.
*Thực trạng phát triển triển Công nghiệp-TTCN và xây dựng :
CN-TTCN-XD ở Kim Lan đang từng bước phát triển. Tỷ trọng ngành
năm 2010 là 60,3%. Thu nhập CN-TTCN-XD năm 2010 đạt 73,9 tỷ đồng, gấp
1,25 lần năm 2005. Các ngành nghề CN-TTCN-XD chủ yếu ở Kim Lan là nghề
gốm sứ.
*Thực trạng phát triển thương mại-dịch vụ :

17



Thương mại-dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn, góp phần quan trọng vào
tăng trưởng kinh tế địan phương. Năm 2010, hoạt động thương mại, dịch vụ
chiếm 29,95% thu nhập trên địa bàn.
Các ngành thương mại,dịch vụ kinh doanh chủ yếu là kinh doanh vật tư
sản xuất gốm sứ.
Toàn xã có 12 doanh nghiệp và 256 hộ cá thể kinh doanh thương mại,
dịch
*Các hình thức tổ chức sản xuất :
Các hình thức tổ chức sản xuất của xã Kim Lan khá đa dạng nhưng hộ gia
đình vẫn là đơn vị sản xuất phổ biến. Trong ngành nông nghiệp có 85 hộ, 4 trang
trại và 1 HTXDVNN nông nghiệp. CN-TTCN-XD có 5 doanh nghiệp, 1 HTX
TTCN, 296 hộ cá thể. Thương mại dịch vụ du lịch có 12 doanh nghiệp, 256 hộ
cá thể. Nhìn chung, các doanh nghiệp, các HTX dều hoạt động khá hiệu quả
nhưng chưa thực sự bền cũng do còn khó khăn nhiều mặt.
4.2. Hiện trạng phát sinh chất thải trên địa bàn
4.2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn :
4.2.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt.
a ,Nguồn gốc phát sinh, thành phần RTSH :
Nguồn gốc phát sinh RTSH trên địa bàn xã Kim Lan chủ yếu từ sinh hoạt
của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các
hoạt động thương mại dịch vụ khác.
Thành phần rác thải từ các hộ gia đình chủ yếu là rác hữu cơ như thực
phẩm thừa, lá cây, bã chè, còn lại là rác vô cơ như các bao bì, túi ni lông, đồ điện
tử, vật dụng hư hỏng…
Kim Lan có 1 chợ nằm ở trung tâm của xã là nơi giao thương chủ yếu của
người dân địa phương. Rác thải từ chợ chủ yếu bao gồm chất hữu cơ dễ phân
hủy như thực phẩm thừa, lông gà vịt, rau củ quả bị hỏng… ngoài ra còn có một
khối lượng lớn các loại bao bì, giấy và túi ni lông.

18



Tại các trường học và công sở rác thải chiếm tỉ lệ nhỏ. Xã có 1 trường
Mầm non, 1 trường Tiểu học, 1 trường THCS. Thành phần rác thải chủ yếu là
giấy, báo, bìa carton, túi ni lông, bút viết hỏng…
Bảng 4.2.1. Thành phần và khối lượng RTSH tại xã Kim Lan
Thành phần RTSH
Rác thải vô cơ
Rác thải hữu cơ
Tổng

Khối lượng (tấn/ngày)
0.480
1.893
2.373

Tỷ lệ (%)
20.23
79.77
100

Biểu đồ 4.2.1. Tỷ lệ thành phần RTSH tại xã Kim Lan
Qua biểu đồ trên ta thấy, rác thải hữu cơ chiếm phần lớn trong thành phần
rác thải của xã ( chiếm 79,77 %), rác thải vô cơ chỉ chiếm (20,23%).
b. Khối lượng RTSH :
Tại 8 xóm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra thu
được kết quả như sau:
Bảng 4.2.2 Khối lượng RTSH tại các xóm của xã Kim Lan
Chỉ tiêu
Xóm


Dân số

Lượng rác trung

Lượng rác phát

Lượng

(người)

bình

sinh/ngày

rác/năm

(kg/người/ngày)

(tấn/ngày)

(tấn/năm)

19


Xóm 1
Xóm 2
Xóm 3
Xóm 4

Xóm 5
Xóm 6
Xóm 7
Xóm 8
Toàn xã

754
772
668
585
886
1068
585
760
6078

0.35
0.44
0.27
0.56
0.40
0.33
0.39
0.43
0.40

0.264
0.340
0.180
0.328

0.354
0.352
0.228
0.327
2.373

96.360
124.100
65.700
119.720
129.210
128.480
83.220
119.355
866.145

Khối lượng RTSH phát sinh từ các hộ gia đình trên địa bàn xã có sự chênh
lệch giữa các khu vực, phụ thuộc vào quy mô dân số, mức sống của người dân,
tình hình phát triển kinh tế - xã hội và diện tích thu gom. Từ bảng số liệu trên,
lượng RTSH bình quân trên địa bàn dao động ở mức 0,27 – 0,56 kg/người/ngày.
Tốc độ phát thải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và số nhân khẩu của từng hộ gia
đình. Theo ước tính, tổng lượng RTSH phát sinh từ các hộ gia đình vào khoảng
2.373 tấn/ngày. Xóm 6 là nơi có số dân cao nhất trong xã, có lượng rác thải bình
quân (0.33 kg/người/ngày). Nơi có lượng rác thải bình quân thấp nhất là xóm 3
(0.27 kg/người/ngày),
4.2.1.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn từ hoạt động sản xuất tiểu thủ công
nghiệp:
a, Nguồn gốc phát sinh :
Kim Lan là một xã có truyền thống sản xuất gốm sứ lâu đời, ngày nay tại
xã vẫn còn gần 300 hộ gia đình sản xuất gốm với quy mô vừa và nhỏ. Hoạt động

này làm phát sinh một lượng lớn chất thải rắn như hồ vụn, khuôn hỏng, sản
phẩm hỏng,… Và đặc biệt đối với những hộ gia đình sản xuất gốm bằng phương
thức truyền thống lò đốt than sẽ tạo ra lượng sỉ than lớn. Đây cũng là chất thải
rắn chủ yếu của làng nghề.
b,Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất :
Khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh từ các hộ gia đình sản xuất gốm
trên địa bàn toàn xã có sự chênh lệch với nhau phụ thuộc vào quy mô sản xuất, loại

20


×