Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

NGHIÊN cứu một số TRIỆU CHỨNG lâm SÀNG và đặc điểm BỆNH lý của lợn mắc PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA VIRUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 62 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
------o0o------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ ĐẶC
ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢN MẮC PORCINE EPIDEMIC
DIARRHEA VIRUS

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ NHÂM

Lớp

: TYE – K56

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN

Bộ môn

: Bệnh lý

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy, các cô ở khoa Thú y đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ, động viên
khuyến khích tôi trong suốt 5 năm học tập và rèn luyện tại Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Lan
người đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Bệnh lý,
anh chị đang công tác tại phòng thí nghiệm trọng điểm CNSH thú y, Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam, gia đình và bạn bè đã giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc toàn thể các Thầy, Cô trong khoa Thú y cùng
gia đình luôn mạnh khỏe và công tác tốt.

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Sinhviên

Nguyễn Thị Nhâm

1


MỤC LỤC
Hình ảnh 2.1. Cấu trúc của Coronavirus ( Kathryn V.Holmes, 2003)...................7
Hình ảnh 2.2 . Cơ chế gây bệnh của PEDV........................................................10
Hình ảnh 2.3. Mô hình nguyên lý của phản ứng RT-PCR...................................13
Hình ảnh 2.4 Hình ảnh Test chẩn đoán nhanh bệnh PED...................................14
Bảng 4.1. Nguồn gốc các lợn con theo mẹ trong nghiên cứu.............................27
Hình ảnh 4.1 Gen được khuếch đại một phần gen S (651bp).............................29
Bảng 4.2. Kết quả của phản ứng RT-PCR ở các mẫu bệnh phẩm.......................29
chẩn đoán bệnh PED...........................................................................................29

Bảng 4.4. Kết quả phản ứng RT-PCR ở mẫu bệnh phẩm chẩn đoán sự có mặt của
PCV2...................................................................................................................32
Bảng 4.6. Một số triệu chứng lâm sàng của lợn nghi mắc PEDV......................33
Hình ảnh 4.2. Lợn gầy yếu, mệt mỏi...................................................................35
Hình ảnh 4.3. Lợn tiêu chảy phân lỏng, phân dính bết ở hậu môn.....................35
Hình ảnh 4.4. Lợn nằm chồng đống lên nhau.....................................................35
Hình ảnh 4.5. Xác chết gầy còm.........................................................................35
Bảng 4.7. Bảng kết quả biến đổi bệnh tích đại thể chủ yếu của lợn mắc PED. .36
Hình ảnh 4.6. Ruột chứa dich lỏng màu vàng.....................................................38
Hình ảnh 4.7. Thành ruột mỏng chứa đầy hơi.....................................................38
Hình ảnh 4.8. Hạch bẹn nông sưng to.................................................................38
Hình ảnh 4.9. Lách nhồi huyết, sưng, rìa tù........................................................38
.............................................................................................................................38
Hình ảnh 4.10. Phổi xuất huyết...........................................................................38
.............................................................................................................................38
Hình ảnh 4.11. Gan sưng túi mật căng................................................................38
Bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở ruột của lợn con theo mẹ PEDV
.............................................................................................................................40

2


Bảng 4.9. Biến đổi bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của lợn con theo mẹ mắc
PED.....................................................................................................................43
.............................................................................................................................47
Hình ảnh 4.12. Dạ dày đứt nát lông nhung (H.E 10X)........................................47
.............................................................................................................................47
Hình ảnh 4.13.Gan sung huyết và thâm nhiễm tế bào (H.E 10X).......................47
Hình ảnh 4.14. Hạch lympho sung huyết (H.E10X)...........................................47
Hình ảnh 4.15. Lách sung huyết, thâm nhiễm tế bào (H.E 10X)........................47

Hình ảnh 4.16. Ruột gãy lông nhung (H.E10X)..................................................47
Hình ảnh 4.17. Tiêu bản bệnh tích vi thể ruột lợn mắc PEDV (H.E 40X)..........47
.............................................................................................................................48
Hình ảnh 4.18. Thận sung huyết, thâm nhiễm tế bào (H.E 10X)........................48
.............................................................................................................................48
Hình ảnh 4.19. Phổi viêm và sung huyết và thâm nhiễm tế bào (H.E 40X).......48
Hình ảnh 4.20. Lách sung huyết (H.E10X).........................................................48
Hình ảnh 4.21. Phổi thâm nhiễm tế bào viêm (H.E 10X)...................................48
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSF

: Classic Swine Fever

CSFV

: Classic Swine Fever Virus

DMEM

: Dulbecco's Modified Eagle's Medium

dNTP

: Deoxynucleotide triphosphate

DTL

: Dịch tả lợn

ELISA


: Enzyme Linked Immune Sorbent Assay

HE

: Hematoxilin – Eosin

IHC

: Immunohistochemistry

IMPA

: Immunoperoxidase monolayer assay

3


NXB

: Nhà Xuất Bản

OIE

: Office International Epizooties

ORF

: Open reading fraction


PBS

: Phosphate Buffer Saline

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PCV 2

: Porcine Circo Virus type 2

PED

: Porcine Epidemic Diarrhea

PEDV

: Porcine Epidemic Diarrhea Virus

PK15

: Pig Kidney 15

PRRS

: Porcine Reprodutive Respiratory Syndrome

PRRSV


: Porcine Reproductive & Respiratory syndrome Virus

TE

: Tris EDTA

TBE

: Tris borate EDTA

RT-PCR

: Reverse transcriptase polymerase chain reaction

µl

: Micro lit

4


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động gồm 12 bình.. Error: Reference
source not found
Bảng 4.1. Nguồn gốc các lợn con theo mẹ trong nghiên cứu.......Error: Reference
source not found
Bảng 4.2. Kết quả của phản ứng RT-PCR ở các mẫu bệnh phẩm.................Error:
Reference source not found
chẩn đoán bệnh PED.........................................Error: Reference source not found

Bảng 4.3. Kết quả phản ứng RT-PCR ở mẫu bệnh phẩm chẩn đoán sự có mặt của
PRRSV..............................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4. Kết quả phản ứng RT-PCR ở mẫu bệnh phẩm chẩn đoán sự có mặt của
PCV2.................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5. Kết quả phản ứng RT-PCR ở mẫu bệnh phẩm chẩn đoán sự có mặt của
CSFV.................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6. Một số triệu chứng lâm sàng của lợn nghi mắc PEDV Error: Reference
source not found
Bảng 4.7. Bảng kết quả biến đổi bệnh tích đại thể chủ yếu của lợn mắc PED....Error:
Reference source not found
Bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở ruột của lợn con theo mẹ PEDV
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.9. Biến đổi bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của lợn con theo mẹ mắc
PED...................................................................Error: Reference source not found

5


DANH MỤC HỈNH
Hình ảnh 2.1. Cấu trúc của Coronavirus ( Kathryn V.Holmes, 2003)...........Error:
Reference source not found
Hình ảnh 2.2 . Cơ chế gây bệnh của PEDV......Error: Reference source not found
Hình ảnh 2.3. Mô hình nguyên lý của phản ứng RT-PCR.Error: Reference source
not found
Hình ảnh 2.4 Hình ảnh Test chẩn đoán nhanh bệnh PED. Error: Reference source
not found
Hình ảnh 4.1 Gen được khuếch đại một phần gen S (651bp).......Error: Reference
source not found
Hình ảnh 4.2. Lợn gầy yếu, mệt mỏi................Error: Reference source not found
Hình ảnh 4.3. Lợn tiêu chảy phân lỏng, phân dính bết ở hậu môn................Error:

Reference source not found
Hình ảnh 4.4. Lợn nằm chồng đống lên nhau...Error: Reference source not found
Hình ảnh 4.5. Xác chết gầy còm.......................Error: Reference source not found
Hình ảnh 4.6. Ruột chứa dich lỏng màu vàng. Error: Reference source not found
Hình ảnh 4.7. Thành ruột mỏng chứa đầy hơi........Error: Reference source not found
Hình ảnh 4.8. Hạch bẹn nông sưng to..................Error: Reference source not found
Hình ảnh 4.9. Lách nhồi huyết, sưng, rìa tù..............Error: Reference source not found
Hình ảnh 4.10. Phổi xuất huyết........................Error: Reference source not found
Hình ảnh 4.11. Gan sưng túi mật căng.................Error: Reference source not found
Hình ảnh 4.12. Dạ dày đứt nát lông nhung (H.E 10X).....Error: Reference source
not found
Hình ảnh 4.13.Gan sung huyết và thâm nhiễm tế bào (H.E 10X)................Error:
Reference source not found
Hình ảnh 4.14. Hạch lympho sung huyết (H.E10X)...Error: Reference source not
found

6


Hình ảnh 4.15. Lách sung huyết, thâm nhiễm tế bào (H.E 10X) Error: Reference
source not found
Hình ảnh 4.16. Ruột gãy lông nhung (H.E10X).........Error: Reference source not
found
Hình ảnh 4.17. Tiêu bản bệnh tích vi thể ruột lợn mắc PEDV (H.E 40X). . .Error:
Reference source not found
Hình ảnh 4.18. Thận sung huyết, thâm nhiễm tế bào (H.E 10X). Error: Reference
source not found
Hình ảnh 4.19. Phổi viêm và sung huyết và thâm nhiễm tế bào (H.E 40X).........Error:
Reference source not found
Hình ảnh 4.20. Lách sung huyết (H.E10X)......Error: Reference source not found

Hình ảnh 4.21. Phổi thâm nhiễm tế bào viêm (H.E 10X). Error: Reference source
not found

7


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của ngành
nông nghiệp nước ta hiện nay vì vậy các cơ sở chăn nuôi ngày càng được mở rộng.
Cùng với việc được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả chăn nuôi. Hiện nay, dịch bệnh đang diễn ra rất phức tạp, có nhiều bệnh
mới xuất hiện rất khó kiểm soát gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Trong đó
phải kể đến dịch tiêu chảy ở lợn do virus PED, đã làm giảm sức đề kháng của lợn
và kế phát các bệnh khác dẫn đến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Bệnh tiêu chảy do virus PED gây ra là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho đàn lợn. Lợn mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng chủ yếu gặp trên lợn con
theo mẹ, có các triệu chứng điển hình như nôn, tiêu chảy, lạnh nằm chồng lên
nhau và thích nằm trên bụng mẹ, phân lợn con màu vàng lỏng có chứa sữa chưa
tiêu hết, nếu lợn lớn bị mắc bệnh phân có màu xi-măng, thành ruột mỏng.
Ở Việt Nam, virus PED đã được phát hiện trong một số đàn lợn bị tiêu
chảy vào năm 2008, đã gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi. Từ khi phát
hiện ra bệnh PED chưa có nhiều nghiên cứu sâu về các triệu chứng lâm sàng,
đặc điểm bệnh lý đại thể và vi thể để đưa ra các kết luận chắc chắn về triệu
chứng lâm sàng và các đặc điểm bệnh lý đặc trưng mà dựa vào các đặc điểm đó
có thể khẳng định sự có mặt của PEDV do đó công tác chẩn đoán lâm sàng, phát
hiện bệnh sớm bệnh của cán bộ thú y cơ sở để kịp thời đưa ra biện pháp phòng
chống bệnh PED tại các cơ sở chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn do chưa có điều
kiện máy móc để xét nghiệm đưa ra kết quả chính xác nguyên nhân bệnh. Hơn
nữa ngày càng nhiều bệnh ghép xảy ra với tốc độ lây lan nhanh, có những triệu

chứng lâm sàng, đặc điểm bệnh tích gần giống nhau rất khó xác định nguyên
nhân. Vì vậy khi dịch bệnh xảy ra cán bộ thú y không thể chẩn đoán chính xác
được bệnh dựa vào quan sát triệu chứng lâm sàng chung chung, mổ khám bệnh

1


tích mà phải gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm với nhiều chỉ
tiêu chẩn đoán rất tốn kém, mất thời gian.
Do tính chất nghiêm trọng và khả năng lây lan rộng của bệnh, việc chẩn
đoán và phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng. Những năm gần đây, kỹ thuật sinh
học phân tử đã phát triển một cách mạnh mẽ và chứng minh được vai trò ưu việt
của mình, trong đó có kỹ thuật RT- PCR ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn.
Đây là một kỹ thuật có độ chính xác cao, ít tiêu tốn thời gian. Một kỹ thuật cho kết
quả nhanh chóng, có độ chính xác cao. Từ kết quả xét nghiêm bẳng phương pháp
RT –PCR khẳng định được nguyên nhân gây bệnh PED trên lợn có những triệu
chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng có thể phân biệt với nhiều bệnh dễ lẫn khác.
Từ thực tế đó, được sự đồng ý của Khoa Thú Y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
và Bộ môn Bệnh lý, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Nghiên cứu một số
triệu chứng lâm sàng và đặc điểm bệnh lý của lợn mắc Porcine Epidemic
Diarrhea (PED)”.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Xác định được đặc điểm bệnh lý chủ yếu do Porcine Epidemic
Diarrhea Virus (PEDV), từ đó làm nguồn tư liệu tham khảo cho các bác sỹ thú y
cơ sở, người làm công tác chẩn đoán trong lĩnh vực thú y về bệnh PED.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH PORCINE EPIDEMIC
DIARRHEA (PED) TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1.Một số nghiên cứu bệnh do Porcine Epidemic Diarrhea Virus (PEDV) trên
thế giới.
Pensaert và cs (1982) đã đặt tên cho virus tiêu chảy cấp là Porcine
Epidemic Diarrhea Virus – PEDV Trên cơ sở di truyền và kháng nguyên, PEDV
được phân loại trong nhóm 1 của giống Coronavirus họ Coronaviridae, cùng
với TGEV, coronavirrus gây bệnh cho chó mèo.
Theo Kocher hans và cs (2001) đã được giải trình tự và xác định có chứa
28.033 nucleotide toàn bộ gen CV777 của PEDV. Dựa trên trình tự nucleotide
của gen sao chép PEDV được xem như là có mối quan hệ gần gũi nhất với
coronavirus người 229E và TGEV.
Bridgen và cs (1993) xác định trình tự gen protein N quyết định PEDV
giữ một vị trí trung gian giữa 229E và TGEV.
Các tác giả Callebaut, DeBouck, Lee, Yeo đã tìm ra và các đặc tính sinh
hóa của virus nhạy cảm với ether và chloroform, mật độ của nó trong succarose
là 1,18 g/ml. Tế bào thích nghi nuôi cấy PEDV phải ổn định trong 50 oC, bị mất
tác dụng gây nhiễm khi ở nhiệt độ 60 oC trong 30 phút. Virus sống được trong
khoảng pH từ 4,0 đến 9,0 ở 4oC

và khoảng pH từ 6,5 đến 7,5 ở 37oC

(Callebaut, DeBouck và cs, 1981), (Lee, Yeo và cs, 2003).
Theo Kweon và cs (1993) chỉ ra rằng không có thêm bằng chứng nào
chứng tỏ có hơn một serotype của PEDV. Các đoạn polypeptide phân lập được
ở Hàn Quốc cho thấy khối lượng phân tử cũng tương tự với dòng nguyên mẫu
CV777.
Việc nghiên cứu virus PED trong phòng thí nghiệm rất khó khăn. Đã có
rất nhiều loại tế bào được thử nghiệm để nuôi cấy PEDV nhưng vẫn không


3


thành công. Các tác giả Hofmann và Wyler (1988, 1989), Lee và Yeo (2003) đã
tìm ra tế bào Vero (thận khỉ xanh Châu Phi) để hỗ trợ cho công tác nối truyền
các đời của PEDV. Virus phát triển phụ thuộc vào sự có mặt của trypsin trong
môi trường nuôi cấy tế bào. Bệnh lý tế bào do virus gây ra là các thể không bào
và hợp bào lên tới 100 nhân. Sau 15 giờ gây nhiễm virus nhân lên nhanh với
hiệu quả cao nhất 105,5 đơn vị tế bào.
Từ năm 1982 tới năm 1990, những kháng thể kháng lại PEDV được xác định
trong các quần thể lợn tại Bỉ, Hà Lan, Thụy Sỹ, Bungari, và Đài Loan (Hofman và
Wyler, 1987). Ở vùng Đông Bắc Ấn Độ 21,2% trong số 528 mẫu huyết thanh của lợn
từ 2-6 tháng tuổi dương tính với kháng thể PEDV. Virus đã được phân lập ở hầu hết
các nước chăn nuôi lợn tại Châu Âu cũng như ở Trung Quốc. Hiện chưa có báo cáo
nào công bố về bùng phát PED ở vùng Bắc và Nam Mỹ.
Ở châu Âu, sự bùng phát PED ít xảy ra và gần đây những báo cáo nghiên
cứu về sự lưu hành cũng như chẩn đoán PED ít được thực hiện.
Tại Hà Lan, một nghiên cứu về virus học lâm sàng ở các ca PED cấp tính
trong một trại nuôi cả lợn thịt lợn giống đã được thực hiện. Kết quả cho thấy
tiêu chảy trầm trọng nhất xảy ra trên lợn vỗ béo và lợn nái sinh sản với lợn con
theo mẹ và sau cai sữa, bệnh biểu hiện nhẹ hơn hoặc không biểu hiện. Bệnh sau
đó trở thành dịch địa phương tồn tại ở tuổi 6-10 tuần và ở lợn hậu bị mới nhập
về trong thời gian ít nhất 1,5 năm kể từ khi bệnh bùng phát lần đầu tiên.
Ở Tây Ban Nha, PED đã được xác nhận là nguyên nhân gây dịch tiêu chảy
địa phương tại 7 trong số 15 trại, với triệu chứng tiêu chảy kéo dài trên một số lợn
nái tại một trại. Một khảo sát huyết thanh học đã được thực hiện từ năm 1992-1993
cho thấy 1513 trong số 5052 lợn nái có kháng thể đặc hiệu kháng PEDV, chiếm
55% trong số 803 trại giống theo dõi (Carvajal và cs, 1995).
Ở Bỉ, một nghiên cứu về huyết thanh học trên các trại lợn nuôi vỗ béo
cho thấy 50% trại kiểm tra dương tính với PEDV năm 1993. Tuy nhiên không

có trại nào dương tính khi kiểm tra lại vào năm 1997, điều này chỉ ra rằng trong

4


những năm gần đây mức độ lưu hành của virus đã giảm đáng kể (Pensaert và
Van, 1998).
Ở Anh, PED bùng phát lần đầu năm 1998 kéo dài trên 2 tháng bệnh xảy ra ở
3 lứa lợn liên tiếp trong giai đoạn 8-15 tuần tuổi tại một trại nuôi hướng thịt.
Ở Hungari, năm 1995 có 5,5% trong số 92 mẫu lợn cai sữa thu từ 19 trại
kiểm tra dương tính với PEDV và virus này được xác định là căn nguyên quan
trọng nhất gây ra tiêu chảy ở lợn sau cai sữa.
Ở Cộng Hòa Séc, 27 trong số 219 mẫu phân thu được từ lợn tiêu chảy ít
hơn 21 ngày tuổi dương tính với PEDV, lợn thường bị ghép với các virus gây ra
tiêu chảy khác (Rodak và cs, 2004).
Khác với tình trạng hiện nay ở Châu Âu, dịch tiêu chảy xảy ra rất trầm
trọng với tỷ lệ cao gần đây đã được báo cáo ở khu vực châu Á. Các đợt bùng
phát xảy ra ở dạng cấp tính rất nghiêm trọng, rất khó phân biệt về mặt lâm sàng
với bệnh TGE ở thể cấp tính.
Ở Nhật Bản, những đợt dịch bùng phát vào tháng 9 năm 1993 và tháng 6
năm 1994 đã làm 1400 lợn chết với tỷ lệ 30-100% ở lợn con theo mẹ. Trong
suốt thời gian xảy ra dịch lợn trưởng thành chỉ có biểu hiện chán ăn một thời
gian ngắn và lợn nái giảm sản lượng sữa (Speyosbi và cs 1995). Mùa đông năm
1996, một đợt PED đã xảy ra ở 108 trại lợn tiêu chảy chủ yếu gặp ở lợn con và
39500 trong số 56256 lợn con mắc PED đã chết.
Cũng tại Nhật năm 2000, Shibata và cs đã nghiên cứu thành công sự nhân
lên của virus của virus PED trong tế bào bàng quang và thận lợn. Tiếp theo đó
Kadoi cs (2002) đã phân lập được dòng P-5V sử dụng như một chủng vacxin
nuôi cấy trong tế bào dòng lợn KSEK6 và IB-RS2.
Ở Hàn Quốc, PED đã gây tiêu chảy trên lợn ở tất cả lợn ở mọi lứa tuổi.

Trong 71 ca bệnh đường tiêu hóa do virus được chẩn đoán tại Viện nghiên cứu
Thú y, từ tháng 1 năm 1992 tới tháng 12 năm 1993 có 56,33% ca được xác
định là PED trong đó lợn con dưới 10 ngày tuổi chiếm tới 90% số ca mắc bệnh.

5


Từ tháng 8 năm 1997 tới tháng 7 năm 1999 có 1258 ca bệnh đường ruột ở lợn
xảy ra tại 5 tỉnh thành trong đó 50,4% được xác định là PED (Chae Kim và cs,
2000). Một khảo sát huyết thanh học tại các cơ sở sát sinh tại Hàn Quốc cho thấy
trong số 469 mẫu huyết thanh thu từ 7 tỉnh có 17,6-79% (trung bình 45%) là
dương tính với PEDV, điều này cho thấy virus đã trở thành dịch địa phương tại
một số vùng. Từ những kết quả nghiên cứu được, có một số ý kiến cho rằng tình
trạng PED ở Châu Á tiến triển trong thời gian gần đây phản ánh bệnh mang tính
địa phương rõ hơn khi lưu hành trong quần thể nái phần nào đã có miễn dịch.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do Porcine Epidemic Diarrhea Virus
(PEDV) ở Việt Nam.
Ở Việt Nam có nghiên cứu của các tác giả Đỗ Tiến Duy, Nguyễn Tất
Toàn và cs (2001), PED xảy ra lần đầu ở Việt Nam đầu năm 2008. PEDV ở Việt
Nam có sự khác biệt cao về một phần trình tự nucleotide của gen S so với các
tài liệu đã được công bố như PEDV phân lập ở Châu Âu (Brl/87.CV777) và ở
Hàn Quốc (Spk1, Chinju99, DR13 và KNU -0801). Mối quan hệ của hai gen
protein S và M đã chỉ ra rằng PEDV ở Việt Nam giống với dòng virus phân lập
ở Trung Quốc (JX -2004 -2 và DX), ở Thái Lan (07NP01,08NP02 và 08CB01),
gần đây ở Hàn Quốc (KNU -0802 và CPF299). Từ các kết quả nghiên cứu trên
chỉ ra rằng PEDV ở Việt Nam có nguồn gốc ở Trung Quốc trải qua di truyền và
biến thể nhiều đời hình thành nên một PEDV mới ở Việt Nam.
Các tác giả Nguyễn Tất Toàn, Nguyễn Đình Quát và cs (2012) đã phân
biệt virus PEDV và TGEV bằng phương pháp nested RT-PCR trong các ổ dịch
năm 2008-2010. Trong 284 mẫu phân tích có 41,09% tỷ lệ dương tính với

PEDV mà không phát hiện dương tính với TGEV và tỷ lệ mẫu dương tính với
PEDV ở ruột là 58,14% cao hơn hẳn mẫu phân 16,96%.
Ngoài nghiên cứu của nhóm tác giả trên thì Việt Nam chưa có thêm
nghiên cứu nào được công bố để cho thấy sự lưu hành các chủng của bệnh
PED ở các tỉnh thành khác.

6


2.2. HIỂU BIẾT VỀ CĂN BỆNH
2.2.1.Phân loại
PEDV được xếp vào nhóm 1, giống Coronavirus, họ Coronaviridae, cùng
với TGEV, Coronavirus gây ra bệnh cho mèo (Feline Coronavirus),
Coronavirus gây ra bệnh cho chó (Canine Coronavirus), và Coronavirus gây ra
bệnh cho người chủng 229E (Human Coronavirus). Dựa vào kết quả giải trình
tự gen cho thấy PEDV có quan hệ gần gũi với Coronavirus gây ra bệnh cho
người chủng 229E và TGEV.
2.2.2. Hình thái cấu trúc
PEDV có cấu trúc giống với các virus khác trong họ, có đường kính
khoảng 95 – 190 nm, có một lớp bề mặt hình dùi cui nhô ra ngoài khoảng
18 – 23 nm. Là virus có vỏ bọc. Nhân có cấu trúc là ARN sợi đơn, kích
thước tử 27 – 32kb.
PEDV mang glycoprotein, S (spike) có khối lượng phân tử 180000 –
200000 dalton và protein N (nucleocapsid) có khối lượng phân tử 57000 –
58000 dalton. Virus không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.

Hình ảnh 2.1. Cấu trúc của Coronavirus ( Kathryn V.Holmes, 2003)
2.2.3. Tính chất nuôi cấy
PEDV có thể nhân lên khi gây bệnh thực nghiệm bằng cách cho lợn con
uống virus PEDV có khả năng thích ứng kém trong điều kiện nuôi cấy phòng

thí nghiệm. Người ta đã thử nghiệm nuôi cấy virus trên nhiều loại tế bào khác

7


nhưng rất ít thành công. Đến nay tế bào Vero có thể cấy chuyển được PEDV, gây
bệnh tích tế bào, tuy nhiên, sự phát triển của virus phụ thuộc vào sự có mặt của
trypsin trong môi trường nuôi cấy. Hiệu giá virus đạt tối đa sau khi nuôi cấy 15 giờ.
2.2.4 Sức đề kháng
PEDV mẫn cảm với ether và chloroform. Với nhiệt độ ≥ 60 oC, virus mất
hoạt tính sau 30 phút, nhưng lại tương đối bền ở nhiệt độ 50 oC. Ở nhiệt độ 4oC,
pH dao động từ pH: 4-9 hoặc ở pH 6,5- 7,5 virus tương đối bền.
2.3. HIỂU BIẾT VỀ BỆNH DO PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA
VIRUS (PEDV)
2.3.1. Loài mắc bệnh
Bệnh xảy ra ở loài lợn có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Trong nhiểu ổ dịch, tỷ
lệ ốm lên đến 100%, tỷ lệ chết trung bình ở lợn con là 50% nhưng cũng có thể
rất cao đến 100%.
Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 6-7 ngày tuổi tỷ lệ chết khoảng 50%.
Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi lớn hơn 7 ngày tuổi tỷ lệ chết khoảng 30%.
2.3.2. Lứa tuổi mắc bệnh
Bệnh do PEDV thường gây bệnh ở lợn 1-3 tuần tuổi, khi lợn con chưa
hoàn chỉnh hệ thống miễn dịch, lợn con không còn được bú sữa mẹ, không
được nhận kháng thể từ mẹ nữa.
2.3.3. Đường xâm nhập
Các chất chứa mầm bệnh như dịch miệng, phân, hạch amidan, trong dụng
cụ chăn nuôi… của lợn bệnh có thể lây lan sang cho lợn khỏe bằng phương
thức tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, lợn khỏe tiếp xúc trực tiếp qua
phân, dịch miệng của lợn bệnh.

Tiếp xúc gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, nền
chuồng… của lợn mang virus bài thải ra.
PEDV có nhiều điểm tương đồng với TGEV về đường truyền lây, nhưng
virus này lại tồn tại lâu hơn trong các trại sau khi PED cấp tính đã đi qua.

8


2.3.4. Cơ chế sinh bệnh
Để nghiên cứu cơ chế sinh bệnh của PED, người ta sử dụng lợn con sinh
ra không được bú sữa đầu. Cho lợn 3 ngày tuổi uống virus chủng CV7 77,

sau

22, 36 giờ bắt đầu có biểu hiện bệnh. Bằng kính hiển vi điện tử, quan sát thấy
virus nhân lên đầu tiên trong tế bào chất của các tế bào biểu mô lông nhung từ
ruột non đến hết kết tràng. Tại ruột non tế bào nhiễm virus bị phá hủy khiến cho
lông nhung ngắn lại (tỷ lệ chiều cao và độ dày của lông nhung thay đổi từ 7,1
xuống 3,1) tuy nhiên không quan sát được tế bào biểu mô kết tràng bị phá hủy.
Cơ chế sinh bệnh ở ruột non của PEDV cũng giống như TGEV, tuy nhiên
do thời gian nhân lên của PEDV trong ruột non chậm hơn nên thời gian nung
bệnh thường dài hơn so với TGEV. Không có bằng chứng nào cho thấy sự có sự
nhân lên của virus ở các tế bào bên ngoài đường tiêu hóa.
Cơ chế sinh bệnh của PEDV ở lợn lớn không được nghiên cứu chi tiết,
nhưng người ta vẫn ghi nhận có sự nhân lên của virus trong tế bào biểu mô ở cả
ruột non và kết tràng. Tuy nhiên, hiện tượng một số lợn thịt bị chết đột ngột, cơ
lưng bị hoại tử cấp tính vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Biểu hiện và tiến trển lâm sàng ở lợn sạch bệnh (không nhiễm PEDV) bị
gây nhiễm chủng PEDV đã thích nghi trên môi trường nuôi cấy tế bào (chủng ca
– PEDV) nhẹ hơn nhiều so với lợn nhiễm chủng PEDV thể hoang dại (chủng wt

– PEDV). So với chủng wt – PEDV, độc lực của chủng ca – PEDV yếu hơn
nhiều tốc độ sinh sản virus chậm hơn và sự biến đổi về mặt vi thể ở các cơ quan
của lợn nhiễm virus cũng kém rõ ràng hơn.

9


Virus
Nhiễm qua đường miệng

Nhân lên ở biểu mô ruột non, dạ dày

Phá hủy hệ thống lông nhung
ruột

Mất và bào mòn vi nhung mao

Giảm hoạt động của enzyme
bề mặt biểu mô ruột

Hội chứng giảm hấp thu
( mất nước nặng, chết)
Hình ảnh 2.2 . Cơ chế gây bệnh của PEDV
2.3.5. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng đặc trưng khi lợn mắc PED là hiện tượng lợn bỏ ăn mệt mỏi,
tiêu chảy, phân nhiều nước. Lợn con theo mẹ lười bú, ỉa chảy, phân lỏng tanh,
màu vàng có sữa không tiêu, nôn mửa, lợn con sụt cân nhanh do mất nước.
Triệu chứng điển hình là lợn con thích nằm trên bụng mẹ, điều trị bằng các loại
kháng sinh đặc trị tiêu chảy không có kết quả.
Nếu dịch xảy ra ở đàn lợn sinh sản, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết rất khác nhau.

Một số trại lợn mọi lứa tuổi đều mắc với tỷ lệ lên đến 100%. Bệnh xảy ra tương
tự như bệnh TGE, chỉ khác là tốc độ lan trong đàn chậm hơn (có thể phải mất
4-6 tuần) và đôi khi tỷ lệ chết ở lợn sơ sinh thấp hơn. Lợn 1 tuần tuổi sau khi bị
tiêu chảy kéo dài 3-4 ngày thường bị chết do mất nước. Tỷ lệ chết trung bình ở

10


lợn con là 50% nhưng cũng có thể lên đến 100%. Lợn trưởng thành thường qua
khỏi sau 3 tuần. Tại những trại sau khi có một ổ dịch cấp tính xảy ra lợn sau cai
sữa 2-3 tuần tuổi thường bị tiêu chảy và làm lây lan rộng cho lợn mới nhập đàn.
Trong những năm gần đây các ổ dịch xảy ra tại Châu Âu có tỷ lệ lợn sơ
sinh chết thấp nhưng các ổ dịch tại Nhật Bản và Hàn Quốc lại cho thấy tỷ lệ lợn
sơ sinh chết rất cao.
Lợn nuôi vỗ béo khi mắc bệnh có triệu chứng nặng hơn so với bệnh TGE.
Lợn có biểu hiện đau bụng, nhưng thường qua khỏi sau 9-10 ngày. Tỷ lệ chết từ
1- 3% thường chết ở thể cấp tính khi mới đi ỉa ở giai đoạn đầu hoặc chưa có
biểu hiện tiêu chảy. Vùng cơ bụng của những lợn chết ở thể cấp tính này thường
bị hoại tử.
2.3.6. Bệnh tích
Bệnh tích tập trung ở ruột non, ruột căng phồng chứa đầy dịch màu vàng.
Khi lợn tiêu chảy, lông nhung ở ruột non thường bị bong tróc, ngắn đi rất nhanh.
Bệnh tích đại thể và vi thể của lợn mắc PED tương tự TGE. Dạ dày trống
rỗng do lợn nôn và ống dưỡng chấp không chứa nhiều dịch dưỡng do sự kém hấp
thu ở ruột. Các đoạn ruột non chứa đầy dịch, căng phồng, thành ruột mỏng tới mức
có thể nhìn thấy sự teo lại của tầng niêm mạc. Chất chứa trong ruột non lợn cợn.
Về mặt vi thể, sự hình thành không bào tử, rõ trong bào tương tế bào biểu
mô và sự bong tróc của các tế bào này làm cho lông nhung ngắn và dồn lại hòa
lẫn vào nhau rõ rệt, tuy rằng các biểu hiện này không trầm trọng bằng TGE. Ở
kết tràng chưa có bệnh tích vi thể nào được báo cáo. Điều thú vị các nghiên cứu

siêu vi thể đã cho thấy sự hiện diện rõ rệt của các hạt virus bên trong bào tương
tế bào và sự thay đổi tế bào ở các tế bào biểu mô ruột non và kết tràng. Những
sự thay đổi cấu trúc siêu vi thể được khởi đầu đăc trưng bằng sự mất đi của các
bào quan vi nhung, lưới tận vì phần nhô ra của bào tương tế bào hấp thu vào
trong xoang ruột. Sau đó, các tế bào trở lên dẹt hơn liên kết vòng giữa các tế
bào biểu mô mất đi và tế bào được giải phóng vào bên trong lòng ống ruột.

11


2.3.7. Chẩn đoán
Chẩn đoán PEDV ở lợn hoặc nhóm lợn con theo mẹ khi có đầy đủ 3 tiêu
chuẩn sau:
- Sự xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng như ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, còi cọc, lợn
con thích nằm trên bụng mẹ, xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, phân lỏng màu vàng.
- Có các tổn thương mô bệnh học bao gồm: sung huyết, lông nhung bị phá
hủy, tăng sinh các nang lympho, thoái hóa tế bào ở ruột non, gan, thận, phổi.
- Tìm thấy kháng nguyên PEDV trong các mô tổn thương.
Chẩn đoán PEDV bằng các dấu hiệu lâm sàng và tổn thương bệnh lý là chưa đủ.
Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: Lợn con tiêu chảy với tỷ lệ chết
cao, lợn con thích nằm trên bụng mẹ, điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh
không có kết quả tỷ lệ chết đối với lợn dưới 5 ngày tuổi lên tới 100%.
Lợn trưởng thành có các dấu hiệu nôn mửa, uống nước nhiều, tiêu chảy,
phân lỏng màu xi măng
Bệnh tích mổ khám: hạch bẹn nông và hạch màng treo ruột sưng, xuất
huyết, ruột căng phồng, chứa nhiều dịch màu vàng, thành ruột mỏng, gan sưng
túi mật căng.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
-Phát hiện virus bằng kỹ thuật RT – PCR,

- Phương pháp huyết thanh học: Phát hiện kháng thể kháng PEDV do lợn
nhiễm PEDV sinh ra. Kháng thể có thể được phát hiện bằng:
- Phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA: Indirect
Immunofluorescense Assay).
- Phương pháp miễn dịch peroxidase trên tế bào một lớp (IPMA: Indirect
Immunoperoxidase Monolayer Assay) với tế bào PK-15 nhiễm PEDV.
- Phương pháp Ab-ELISA (Enzym Linked Immunosorbent Assay).

12


Chẩn đoán bằng phương pháp RT – PCR
- Phương pháp RT-PCR: bao gồm các bước tách chiết RNA của virus và
các bước thực hiện kỹ thuật RT- PCR. RNA của virus được tách chiết bằng kit
QIAamp để tiến hành phản ứng RT- PCR. Quy trình tách chiết RNA của virus
theo hướng dẫn của nhà sản xuất Kit. RNA được tách chiết từ mẫu bệnh phẩm
của lợn nghi mắc PEDV được trộn với hỗn hợp RT-PCR của bộ kit One step
RT-PCR kit (invitrogen). Cặp mồi được sử dụng cho phản ứng RT-PCR gồm
mồi

xuôi

5’-TTCTGAGTCACGAACAGCCA-3’



mồi

ngược


5’-

CATATGCAGCCTGCTCTGAA- 3’ nhằm khuyếch đại đoạn gen ORF5 dài 651
bp. Tiến hành phản ứng khuếch đại sản phẩm trong máy PCR với 35 chu kỳ.
Điện di kiểm tra kết quả RT-PCR ở hiệu điện thế 100V trong 30 phút. Quan sát
kết quả điện di sản phẩm RTPCR trên máy chụp ảnh gel và chụp ảnh.

Hình ảnh 2.3. Mô hình nguyên lý của phản ứng RT-PCR
2.3.8. Giới thiệu test chẩn đoán nhanh bệnh PED
Test chẩn đoán nhanh khá tiện dụng bởi chúng có thể được sử dụng ngay
tại trang trại dùng phát hiện protein S của PEDV với độ nhạy 92% và độ đặc
hiệu 98%. Kỹ thuật này tuy ít chính xác hơn RT-PCR nhưng lại cho phép có

13


được kết quả chẩn đoán nhanh chỉ trong vòng 10 phút. Do đó, nó đặc biệt hiệu
quả trong trường hợp cần kết quả chẩn đoán nhanh, chính xác để kịp thời đưa ra
những quyết định, chính sách liên quan đến công tác kiểm dịch bệnh và giết mổ
động vật.
Mục đích tìm virus gây bệnh PED trên lợn nhiễm bệnh.
Mẫu kiểm tra: huyết thanh, huyết tương, phân.

Hình ảnh 2.4 Hình ảnh Test chẩn đoán nhanh bệnh PED
2.3.9. Phòng và kiểm soát bệnh
Phòng bệnh
Bệnh do PEDV là một bệnh do nhiều yếu tố gây ra nên việc phòng và
kiểm soát bằng cách sử dụng vac xin PEDV. Tiêm vacxin được báo cáo là cải
thiện tăng trọng bình quân trên ngày và chuyển đổi thức ăn, giảm chi phí thuốc
men vầ giảm lượng virus và tổn thương do PEDV gây ra. Ở lợn nái tiêm vacxin

làm tăng chất lượng đàn lợn con rõ rệt.
Tại Nhật Bản, từ năm 1997 đã có vacxin nhược độc chủng P-5V thích
ứng trên môi trường tế bào được đưa vào trong phòng bệnh đã đạt được hiệu
quả cao. Tại Hàn Quốc, loại vacxin phòng bệnh PED chế từ DR13 nhược độc
( thu được sau khi cấy truyền chủng cường độc 100 đời) đã được nghiên cứu và
đưa ra sản xuất. Kết quả thử nghiệm cho thấy loại vacxin này đưa theo đường
miệng thì hiệu quả hơn tiêm. Đặc biệt, virus vacxin có độ ổn định và an toàn
cao, virus vacxin đem cấy truyền 3 đời trên lợn vẫn duy trì được độ an toàn khi

14


tiêm phòng cho lợn. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong ở lợn con do PED giảm xuống khi
cho lợn nái mang thai uống virus dòng DR13. Hiệu quả kháng thể trong huyết
thanh cao hơn sẽ làm cho thời gian bài thải virus ngắn hơn, giảm mức độ trầm
trọng và thời gian tiêu chảy của lợn con thấp hơn, việc bảo hộ hoàn toàn khỏi sự
xâm nhiễm PEDV giúp phòng chống lại sự bài thải virus khi lợn tiếp xúc với
virus cường độc. Khi cho lợn con uống PEDV nhược độc, miễn dịch tạo được
chỉ phần nào bảo vệ được chúng trước thử thách từ các chủng cường độc, kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ bảo hộ liên quan mật thiết tới liều virus
được uống.
Một số cơ sở chăn nuôi đã có biện pháp phòng bệnh PEDV trên lợn khá
hiệu quả và đã giảm được thiệt hại chăn nuôi bằng cách: Tự tạo miễn dịch cho
lợn con bằng cách cho lợn mẹ ăn ruột của lợn con trước khi đẻ là một biện pháp
phòng bệnh có hiệu quả.
Phương pháp tiến hành:
- Lấy ruột 2-3 lợn con dưới 5 ngày tuổi có triệu chứng ỉa chảy do PED
đang còn sống, chưa được điều trị thuốc, cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ.
Trộn hỗn hợp thu được với 1.000ml nước cất. Lọc qua vải gạc lấy phần
nước trong cho vào 100g Colistin để diệt tạp khuẩn. Đem dung dịch trên trộn

với thức ăn trong toàn trại cho lợn nái, lợn hậu bị ăn(mỗi con 10ml). Sau khi ăn
nếu lợn xuất hiện triệu chứng ỉa chảy hoặc ủ rũ, bỏ ăn là đạt yêu cầu, nếu không
phải làm lại.
Sau 2 tuần kháng thể mới xuất hiện, vì vậy đối với lợn nái mang thai tuần
15 – 16, lợn con sinh ra vẫn chết vì PED.
Nếu phát hiện, xử lý nhanh có thể sau 3 tuần đáp ứng miễn dịch bệnh
trong toàn trại (Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs, 2011)
Kiểm soát bệnh
Hiện nay bên cạnh việc quản lý trại, nâng cao hiểu quả sản xuất thì việc
kiểm soát dịch bệnh cũng rất được lưu tâm. Trước đây mọi người chú trọng đến
việc điều trị mà chưa coi trọng việc phòng dịch. Mà trong chăn nuôi luôn có
phương châm phòng hơn chống, do vậy vấn đề phòng dịch cho trại chăn nuôi
rất quan trọng.

15


Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống dịch bệnh
a. Hạn chế tiếp xúc với lợn:
Bệnh dịch xảy ra lây lan vào trại có một số nguyên nhân do động vật
hoang dã, côn trùng, gió… nhưng nguyên nhân chính vẫn do con người,
phương thức vận chuyển, phương thức chăn nuôi, các dụng cụ trong chăn nuôi,
phân hoặc con người cũng có thể là vật chủ trung gian lây bệnh gây ra. Chính vì
vậy, trại chăn nuôi lợn phải được xây dựng các biện pháp cách ly hiệu quả,
khống chế tại cửa ra vào, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với lợn.
b. Luôn kiểm soát các nguyên nhân gây stress cho lợn:
Khi stress con vật sẽ dễ mắc bệnh. Không chỉ các yếu tố thông thường
gây stress như nhiêt độ, độ ẩm, nồng độ khí độc trong chuồng nuôi mà mật độ
nuôi cao trong quy mô công nghiệp như hiện nay, hệ thống miễn dịch lợn giảm
sút không bảo vệ được sự tấn công của vi khuẩn gây stress. Do vậy chúng ta

phải luôn theo dõi và tìm ra những biện pháp sao cho lợn tránh được tối đa các
nguyên nhân gây stress.
c. Vệ sinh- Sát trùng:
Vệ sinh các thiết bị dụng cụ trong chăn nuôi, đều đăn kiểm tra dụng cụ
từng ngày xem đạt yêu cầu vệ sinh hay chưa. Cần sát trùng đúng nồng độ, thuốc
sát trùng sao cho hiệu quả sát trùng đạt cao nhất, vệ sinh sát trùng chuồng trại
thường xuyên, theo chu kỳ sản xuất và đúng quy trình kỹ thuật. Khi bệnh dịch
xảy ra cần phải vệ sinh sát trùng kỹ càng hơn và thường xuyên hơn từ trong ra
ngoài trại. Tất cả mọi người phải có ý thức trong vệ sinh phòng chống dịch.
d. Dinh dưỡng phải được chú trọng:
Phải cho lợn con được bú sữa đầu (colostrums) vì kháng thể chỉ được sản
sinh trong khoảng 24 giờ đầu sau khi lợn mẹ sinh con và hơn nữa khả năng hấp
thụ sữa đầu trong 24 giờ đầu của lợn con là tốt nhất, trong sữa đầu có nhiều
vitamin A, nhiều protein mà đặc biệt là gamma globulin (một loại kháng thể)
của nái mẹ truyền cho con, giúp lợn con có kháng thể để kháng bệnh trong thời
kỳ bú mẹ. Để nâng cao hệ miễn dịch cần tiếp tục bổ sung khoáng chất, vitamin,
chất chống oxy hóa với liều phù hợp cho từng lứa tuổi của lợn.

16


PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Lợn mắc Porcine Epidemic Diarrhea (PED)
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm trọng điểm CNSH Thú Y, phòng
thí nghiệm bộ môn bệnh lý khoa Thú Y, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Địa điểm lấy mẫu: Các huyện trên địa bàn Hà Nội: Thanh Oai, Gia Lâm,
Phúc Thọ.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc Porcine
Epidemic Diarrhea (PED).
- Nghiên cứu bệnh tích đại thể chủ yếu của lợn mắc Porcine Epidemic
Diarrhea (PED).
-Nghiên cứu bệnh tích vi thể chủ yếu của lợn mắc Porcine Epidemic
Diarrhea (PED).
3.3. NGUYÊN LIỆU
Mẫu bệnh phẩm: Lợn và các mẫu bệnh phẩm: tim, lách, gan, phổi, hạch
phổi, hạch, dạ dày, ruột non, ruột già, phân, hạch lách, thận, huyết thanh… của
lợn mắc PEDV chưa được tiêm vacxin ngừa PED trên địa bàn Hà Nội.
Máy móc, dụng cụ, hóa chất trong nghiên cứu
Máy móc: Tủ ấm 37oC, tủ ấm 56oC, tủ -80oC, kính hiển vi, máy ly tâm,
máy votex, máy chạy điện di, máy PCR, máy đục khuôn mẫu, máy cắt tiêu bản
(Microtom), máy chụp gel, cân điện, lò vi sóng, máy PCR.
Dụng cụ: Dao, kéo, panh kẹp, khay, eppendorf, bông cồn, lamen, lam
kính, bộ cụ nhuộm, panh, dao, kéo, cưa, cốc đong hóa chất, đèn cồn, ống
nghiệm, lọ đựng formol 10%.

17


×