Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc tại trường mầm non hoa sen vĩnh yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 90 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TRẦN THỊ NGẦN

GIÁO DỤC THẨM MỸ, TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA SEN –
TP VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TRẦN THỊ NGẦN

GIÁO DỤC THẨM MỸ, TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA SEN –
TP VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ

Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Quỳnh Mai


HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Phát triển thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo
lớn 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” là nội
dung tôi chọn để nghiên cứu và làm khoá luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các cô giáo trong Ban giám hiệu
nhà trường cùng toàn thể các cô giáo tại trường Mầm non Hoa Sen đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong kì thực tập vừa qua để tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Giao
dục Mầm non – Trường Đaị học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình và tâm
huyết truyền đạt không chỉ những kiến thức chuyên ngành mà cả những
kinh nghiệm sống vô cùng quý báu làm nền tảng vững chắc cho tôi trong
cuộc sống sau này
Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc
sỹ Nguyễn Thị Quỳnh Mai - Giảng viên âm nhạc trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
tôi làm khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Ngần


LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận này là kết quả sự cố gắng của bản thân tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Bên cạnh đó,

tôi được sự quan tâm của các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non, đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu“Phát triển thẩm mỹ, tình
cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường mầm non
Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” của riêng tôi.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Ngần


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NXB :

Nhà xuất bản

ĐT :

Động tác


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Sự cần thiết của việc giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội
cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc cho trẻ
Bảng 2 : Mức độ cô giáo lồng ghép nội dung giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và
kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc tại trường Mầm non Hoa
Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
Bảng 3: Khả năng thẩm mỹ của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc
Bảng 4: Khả năng phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua hoạt động âm nhạc

Bảng 5 : Kết quả học tập môn âm nhạc của nhóm 38 trẻ lớp 5 tuổi A3
Và nhóm 38 trẻ lớp 5 tuổi A4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
6. Những đóng góp của đề tài ...................................................................... 4
7. Bố cục khoá luận ...................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ VÀ KỸ NĂNG
TÌNH CẢM XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5 -6 TUỔI
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC .................................................. 5
1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm hoạt động âm nhạc ............................................................ 5
1.1.2. Khái niệm thẩm mỹ.............................................................................. 5
1.1.3. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ ............................................................... 6
1.1.4. Khái niệm chung về tình cảm và kỹ năng xã hội ................................ 7
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ........................ 13
1.3. Thực trạng giáo dục thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ
mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trƣờng mầm non Hoa Sen ........................... 16
1.3.1. Vài nét về nhà trƣờng .................................................................... 16
1.3.2. Thực trạng việc giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội
cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tại trƣờng mầm non Hoa Sen .............. 18
1.3.3. Khảo sát việc giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội
thông qua hoạt động âm nhạc của trẻ tại trƣờng mầm non Hoa Sen... 20
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................... 24



CHƢƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MỸ, TÌNH CẢM
VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC ....... 27
2.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình........................................................... 27
2.1.1. Căn cứ vào thực trạng tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi ..................................................................................... 27
2.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục và tính sư phạm trong khi tổ chức ... 27
2.1.3. Đảm bảo tính mới và tính phát triển của hoạt động âm nhạc cho trẻ
mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ............................................................................. 28
2.2. Các biện pháp ................................................................................... 29
2.2.1. Thẩm mỹ ........................................................................................... 29
2.2.2. Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội ............................................... 35
2.2.3. Kỹ năng sống ..................................................................................... 48
2.3. Thực nghiệm ..................................................................................... 63
2.3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................... 63
2.3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................. 63
2.3.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................... 63
2.3.4. Thời gian và địa bàn thực nghiệm ................................................. 64
2.3.5. Tiến hành thực nghiệm .................................................................. 64
2.3.6. Kết quả thực nghiệm ...................................................................... 65
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................... 66
KẾT LUẬN ................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 70


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhận thức, ý chí và tình cảm là ba mặt cơ bản trong đời sống tâm lý
của con người, trong đó tình cảm là một lĩnh vực khó đánh giá nhất và có ảnh

hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Ngay từ thời Cổ đại vấn đề xúc
cảm, tình cảm đã được đề cập trong quan điểm của Platon. Đã có rất nhiều nhà
nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học và xã hội học đã đưa vấn đề giáo dục tình
cảm và kỹ năng xã hội lên hàng đầu với hai lý do: Một là , ngày nay cuộc sống
có rất nhiều hiện tương tiêu cực liên quan đời sống của cá nhân và xã hội
gia tăng đến mức báo động mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là để cho
những xúc cảm tiêu cực của trẻ phát triển không được chế ngự như hiện tượng
vô cảm, rối loạn cảm xúc, không diễn đạt được cảm xúc . Gia đình và nhà
trường chưa trang bị cho trẻ những kỹ năng xã hội cần thiết để trẻ có thể xử lý
những tình huống đó nên dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực , những hậu quả
đáng tiếc xảy ra ... Hai là trong thời kỳ đất nước ta đang trên đà công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, con người
dường như sống trong một môi trường vô cảm từ nhỏ, nó đã làm tàn lụi đi
những xúc cảm tích cực vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của
mỗi con người. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở các đô thị chịu sự ảnh hưởng
của những hiện tượng này rõ nhất. Cùng lúc đó, trẻ tiếp nhận một cách vô thức
từ môi trường xung quanh, từ người lớn, từ các phương tiện truyền thông và
bắt chước cách thể hiện đó làm cho tình cảm của trẻ có xu hướng bất ổn định.
Trong quá trình trưởng thành, con người tiếp thu rất nhiều thứ để phát triển trí
óc nhưng tình cảm là cái phải được nuôi dưỡng và bồi dưỡng từ nhỏ. Âm nhạc
được ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.
Thủa nằm nôi, chúng ta được nghe những lời ru ngọt ngào, đằm thắm của bà,
của mẹ. Lớn lên âm nhạc vẫn luôn bên ta giúp chúng ta quên đi những mệt
mỏi, muộn phiền của cuộc sống. Rồi khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay, âm

1


nhạc đưa chúng ta trở về với đất mẹ. Âm nhạc trở thành người bạn tri kỷ luôn
luôn đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường. Với trẻ mầm non âm nhạc

có vai trò vô cùng quan trọng. Gíao dục âm nhạc là phương tiện nâng cao khả
năng trí tuệ, phát triển thể chất , giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng , củng cố
khiến thức thông qua học tập, vui chơi . Thông qua hoạt động âm nhạc như
học hát , nghe hát , vận động theo nhạc , trò chơi âm nhạc … sẽ hình thành ở
trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển, hài hòa, toàn diện, đó là sự
phát triển về thẩm mỹ, trí tuệ, thể chất và đặc biệt là tình cảm, kỹ năng xã hội.
Trẻ mầm non đặc biệt rất nhạy cảm với âm nhạc. Chúng rất thích nghe nhạc
và hào hứng tham gia các hoạt động âm nhạc vì vậy mà việc lồng ghép phát
triển thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông
qua hoạt động âm nhạc sẽ mang lại hiệu quả tích cực .
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thẩm mỹ, tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non và vai trò, ý nghĩa của âm nhạc với lứa tuổi này
nên tôi chọn đề tài: “Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5 –
6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh
Yên - Vĩnh Phúc”. Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, trở thành
những công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là vấn
đề luôn được quan tâm, chú ý cả trong nước và ngoài nước. Trên thế giới đã
có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như :
Kazakova.T.C: Hãy phát triển tính sáng tạo ở trẻ mẫu giáo ,Matxcova –
1995
L.X. Vưgotxki ( 1896 – 1995 ) : Trí tưởng tượng và sáng tạo ở thiếu
nhi, NXB Phụ nữ , Hà Nội – 1985
Ở Việt nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về giáo dục
thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non như:

2


Nguyễn Ánh Tuyết: Giáo dục cái đẹp trong gia đình, NXB Phụ nữ 1984

Nguyễn Ánh Tuyết: Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ, NXB Giáo dục
Hà Nội – 1989
Phan Việt Hoa, Hoàng Thị Yến: Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ, NXB
Đại học Sư phạm - 2006
Lê Bích Ngọc: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội – 2013
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề “Phát triển thẩm mỹ,
tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc”. Chính
vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này nghiên cứu, mong rằng những đóng góp của
đề tài sẽ một phần nào giúp cho việc giáo dục trở nên thiết thực và hữu hiệu
hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu vai trò và thực trạng dạy học âm nhạc cho trẻ mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa sen. Đề tài nhằm nghiên cứu và
đề xuất các biện pháp dạy học âm nhạc, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy một
cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ và tình cảm, kỹ
năng xã hội cho trẻ mầm non lứa tuổi thông qua hoạt động âm nhạc. Qua đó
góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, nhân cách.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc giáo dục thẩm mỹ và tình
cảm - kỹ năng xã hội thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ
mầm non 5 – 6 tuổi.
 Đề xuất một số hình thức tổ chức các hoạt động âm nhạc nhằm giáo
dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi.

3



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục thẩm mỹ và tình cảm, kỹ
năng xã hội cho trẻ mầm non lứa tuổi 5 - 6 tuổi trường mầm non Hoa Sen
thông qua hoạt dộng giáo dục âm nhạc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề liên quan tới giáo dục
thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non lứa tuổi 5 - 6 tuổi
trường mầm non Hoa Sen thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp thống kê phân loại
 Phương pháp phân tích đánh giá
 Phương pháp đối chiếu so sánh
 Phương pháp điều tra phỏng vấn
6. Những đóng góp của đề tài
Nếu khoá luận thành công góp phần giáo dục thẩm mỹ và bồi dưỡng tình
cảm, kỹ năng xã hội cho cho trẻ, giúp trẻ trải nghiệm, cảm thụ và thể hiện
những cảm xúc sâu sắc, làm phong phú đời sống tâm hồn trẻ thông qua hoạt
động âm nhạc. Hình thành và phát triển năng lực cá nhân, trang bị kỹ năng
sống để giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng xã hội.
7. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận phần nội dung của đề tài gồm 2 chương sau :
Chương 1 . Tổng quan về giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội đối
với trẻ mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi trong các hoạt động âm nhạc
Chương 2. Các biện pháp phát triển thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội
thông qua hoạt động âm nhạc.

4



CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ,
TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN
5 -6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm hoạt động âm nhạc
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với các phương
tiện diễ tả âm nhạc như: giai điệu, tiết tấu, cường độ, nhịp độ, âm sắc, âm khu,
âm vực, hòa âm, ... bản chất thời gian trong âm nhạc làm nó có thể truyền đạt
sự vận động của các ý tưởng và tình cảm trong tất cả những sắc thái tinh tế
nhất [10;TTr.1]
Âm nhạc là một loaị hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh [10; Tr.1]
Hoạt động âm nhạc là một môn học giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì khi
hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tai nghe, xúc cảm, tình cảm
và hình thành những động tác minh họa trong khi hát và vận động. Tạo cho
trẻ sự mạnh dạn.
Giáo dục âm nhạc còn giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và tích lũy qua nhiều
hoạt động như: dạy hát, nghe hát, trò chơi. Đây cũng là cơ sở đầu tiên của quá
trình giúp trẻ tiếp nhận những tri thức mới.
1.1.2. Khái niệm thẩm mỹ
Thẩm mỹ là một phạm trù triết học nói về cái đẹp khách quan của tự
nhiên , con người và xã hội
Nói đến thẩm mỹ là người ta sẽ nghĩ ngay đến cái đẹp . Cái đẹp là sự
cân đối, hài hòa cả trong đời sống vật chất và tinh thần. Nó còn là sự kết hợp
của các quan niệm khách quan lẫn chủ quan
Thẩm mỹ theo tiếng Hán :

5



“ Thẩm” nghĩa là xem xét
“ Mĩ” nghĩa là đẹp
Thẩm mỹ là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp
Còn các nhà Mĩ học lại có những quan điểm về thẩm mỹ khác nhau
như Baumgacten – Giáo sư người Đức cho rằng : cái hoàn mỹ là một cơ sở
của cái đẹp , sự hoàn mỹ là nhận thức thuần túy bao gồm có lý tính và ý chí,
do đó sự hoàn mỹ là sự thống nhất của chân – thiện – mĩ. Còn theo Palaton lại
coi cái đẹp là ý niệm chung được thâm nhập vào các hiện tượng cụ thể mà tạo
thành vẻ đẹp, ông cho rằng cái đẹp có tính chất vĩnh cửu trong mọi thời gian,
mọi thời điểm, mọi ý nghĩ. Chủ nghĩa Mác lại khác: “ Cái đẹp không chỉ là
thước do hoạt động của con người mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất con
người” Mác còn viết “ Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo giống loài
nó, còn con người có thể áp dụng thước đo và thích dụng cho mọi đối tượng ,
theo đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp.”
[1;Tr.19]
Như vậy cái đẹp là sự hài hòa, cân đối trong đời sống vật chất, tinh thần
hay cái đẹp gắn bó với bản chất sáng tạo của mỗi con người trong quá trình
hoàn thiện hoàn mĩ.
1.1.3. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ
Muốn trẻ được phát triển toàn diện thì giáo dục thẩm mĩ là một phương
diện vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua được và cần phải được tiến hành
trong những năm đầu đời đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo.
Theo quan điểm Mĩ học của Mác – Lenin: Giáo dục thẩm mỹ có thể
hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa hẹp : Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục có tính trường quy
về cái đẹp, giáo dục con người biết cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp
Nghĩa rộng: Giáo dục thẩm mĩ là quá trình giáo dục và tự giáo dục
nhằm phát huy mọi năng lực của con người theo quy luật của cái đẹp trong đó


6


có bồi dưỡng nhận thức , thị hiếu thẩm mĩ và lý tưởng thẩm mỹ của con
người. Xây dựng những tình cảm đẹp đẽ để con người có thể phân biệt rạch
ròi giữa cái đẹp – cái xấu, cái cao cả - cái thấp hèn.
Giáo dục thẩm mỹ là một hệ thống lý thuyết về giáo dục cái đẹp và
nghệ thuật. Giáo dục thẩm mỹ là một loại hình hoạt động có tổ chức, có quy
trình từ việc xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục. Giáo dục thẩm mỹ là
trung tâm của giáo dục cái đẹp, đưa cái đẹp vào trong đời sống một cách
sáng tạo, đây một nhiệm vụ rất quan trọng của giáo dục nhân cách, phát
triển toàn diện
Giáo dục thẩm mỹ là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống
nhằm hình thành, phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ, giúp trẻ nhận thức đúng
đắn về cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật. Giáo
dục trẻ lòng yêu cái đẹp, sống theo cái đẹp và phát triển năng lực sáng tạo ra
cái đẹp. Đối với lứa tuổi mẫu giáo thì giáo dục thẩm mỹ có vai trò vô cùng
quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Người ta nói thời kỳ mẫu giáo
là thời kỳ “Hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ bởi những đặc điểm tâm lý của
lứa tuổi này. Thông qua đó giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp, hình thành
và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ
1.1.4. Khái niệm chung về tình cảm và kỹ năng xã hội
1.1.4.1. Khái niệm về tình cảm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với
những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong
mối quan hệ. Nó còn là một dạng phản ánh tâm lý mới - phản ánh cảm xúc.
Sự phản ánh cảm xúc, ngoài những đặc điểm giống với sự phản ánh nhận thức
- đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản
chất xã hội - lịch sử, lại mang những đặc điểm khác căn bản với sự phản ánh

nhận thức [8;Tr.23]

7


Tình cảm là loại phản ánh độc đáo hiện thực khách quan do sự vật,
hiện tượng xung quanh tạo ra và phụ thuộc vào thuộc tính của sự vật,hiện
tượng đó
Tình cảm là thuộc tính tâm lí của nhân cách, do đó những thuộc tính,
thái độ đó của con người tương đối ổn định và bền vững, được biểu hiện ra
bằng cử chỉ, hành vi bên ngoài
Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự
vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ảnh ý nghĩa của chúng trong
mối liên hệ giữa nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cấp cao của
sự phát triển các quá trình cảm xúc trong điều kiện xã hội.
1.1.4.2 Khái niệm về kỹ năng xã hội
Theo Từ điển Việt Nam giải thích kỹ năng xã hội là bất kỳ năng lực
tạo thuận lợi cho sự tương tác và giao tiếp với những người khác, nơi các quy
tắc xã hội và các mối quan hệ được tạo ra, truyền đạt và thay đổi theo các
cách nói và không lời.
Kỹ năng xã hội là những cách thức giải quyết những vấn đề trong
cuộc sống xã hội nhằm giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn. Tùy
vào từng giai đoạn phát triển, với sự mở rộng dần phạm vi hoạt động, sự đa
dạng của các hoạt động và sự phong phú của các mối quan hệ thì các kỹ năng
xã hội cũng phát triển dần lên. Các môi trường xã hội của con người khá rộng
từ gia đình, trường lớp tới các tổ chức cộng đồng khác. Ở mỗi nơi với những
đặc điểm riêng sẽ đòi hỏi những kinh nghiệm xã hội riêng [8;Tr.45]
Kỹ năng xã hội: là một dạng hành động nhằm thực hiện các mối
quan hệ của cá nhân với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vũng những
phương thức thực hiện và sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm xã hội phù

hợp với điều kiện hoàn cảnh. Kỹ năng xã hội là một tập hợp những kỹ năng
giúp chúng ta tương tác, giao tiếp, thích nghi,hòa nhập với xã hội

8


Kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo là một dạng hành động của trẻ nhằm
thực hiện các mối quan hệ với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững
những phương thức thực hiện và sự vận dụng những tri thức kinh nghiệm, xã
hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh giúp trẻ giao tiếp, tương tác, thích nghi
với trường lớp, cộng đồng gần gũi
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và
phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và xã hội có mối quan hệ
chặt chẽ với kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ sẽ được cải
thiện. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng
như khả năng tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của
trẻ với xã hội. Khi trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự
chủ và tự tin hơn thì trẻ sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết
thông cảm và tôn trọng. Nếu trẻ không đạt được sự phát triển tình cảm và kĩ
năng xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống sau này.
Kết quả khảo sát về sự sẵn sàng đi học của trẻ 5 tuổi (EDI) năm học
2011- 2012 cho thấy có hơn một nửa số trẻ bị thiếu hụt ít nhất một lĩnh vực
phát triển hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt một lĩnh vực phát triển, trong đó, kỹ
năng xúc cảm - xã hội của trẻ đạt thấp, tỉ lệ % trẻ bị thiếu hụt và nguy cơ bị
thiếu hụt còn cao.
1.2 Vai trò của âm nhạc đối với trẻ mầm non
Âm nhạc kích thích các khía cạnh trong sự phát triển của trẻ em như: trí
tuệ, xã hội và cảm xúc, vận động, ngôn ngữ và khả năng đọc viết toàn diện.
Điều này giúp tinh thần và thể chất hoạt động cùng nhau. Việc cho trẻ tiếp

xúc với âm nhạc ngay từ những năm đầu đời giúp các em học âm thanh và ý
nghĩa của từ. Đối với trẻ em và người lớn, âm nhạc giúp tăng cường trí nhớ,
đồng thời mang đến niềm vui và từ đó cải thiện mức độ khỏe mạnh toàn diện
và hạnh phúc của các em. Chỉ cần nghĩ đến việc lắng nghe một ca khúc hay

9


trên ti vi trong một ngày đẹp trời cũng có thể khiến mọi người mỉm cười và
lấp đầy trái tim bằng niềm vui là bộ phận quan trọng xuyên suốt quá trình giáo
dục âm nhạc cho mọi lứa tuổi: từ nhà trẻ, mẫu giáo, trường trung học, các câu
lạc bộ, nhà văn hoá cho thiếu nhi,… cùng với các hoạt động âm nhạc khác
như hát, múa, sử dụng nhạc cụ, trò chơi âm nhạc, nghe nhạc,…trẻ tham gia
tích cực nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho văn hoá âm nhạc, những
đặc trưng tâm lý của nhân cách phát triển tính toàn diện như sự nhạy cảm với
âm nhạc, biết xúc động trước cái đẹp, phát triển trí tưởng tượng phong phú, tư
duy sáng tạo độc đáo.
1.2.1. Hoạt động âm nhạc góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ
Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Nói chung, việc sử
dụng âm nhạc như một thanh công cụ tích cực để đưa vào ý thức của trẻ một
cách sâu sắc những giá trị, vẻ đẹp trong nhân cách con người. Quan hệ giữa
thẩm mỹ được dựa trên kinh nghiệm của riêng trẻ và xác định hoạt động cũng
như cảm xúc gắn với âm nhạc ở trẻ. Nếu trẻ có được thái độ hứng thú, say mê
với âm nhạc thì nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ về cơ bản là đã được giải quyết,
bên cạnh đó các kỹ năng nhạc đa dạng và phong phú cũng được hình thành.
Giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội và
hiểu cái đẹp, phân biệt được cái hay, cái dở, hoạt động độc lập và sáng tạo
trong khi tiếp xúc với các thể loại khác nhau.
Khi cho trẻ nghe các tác phẩm âm nhạc khác nhau giúp trẻ bộc lộ cảm
xúc, diễn đạt cảm xúc. Nhịp điệu vui tươi của các bản nhạc gợi cho trẻ

niềm vui, hào hứng, phấn khởi. Bài hát ru gợi cho trẻ những nét giai điệu
mềm mại, nhẹ nhàng, uyển chuyển, vỗ về khắc sâu thêm trong tình cảm dịu
dàng, êm ái. Trong khi nghe nhạc, trẻ không chỉ cảm nhận trực tiếp tính
chất, tình cảm âm nhạc (hưởng ứng với trạng thái, cảm xúc có rong tác
phẩm đặc biệt bởi cấu trúc âm hình tiết tấu âm nhạc) mà còn thấy cái đẹp
trong tác phẩm mà mình nghe.

10


Còn thông qua những động tác vận động cô dạy, trẻ cảm nhận được tình
cảm nồng ấm của người mẹ dành cho mình. Trẻ cảm nhận được bàn tay âu
yếm của mẹ khi mẹ bồng bế, chăm sóc trẻ. Trẻ còn cảm nhận được những bữa
cơm ngon được nấu từ tình yêu thương của mẹ, những giọt nước mát lành do
tay mẹ đun. Những cơn gió mát lành từ tay của mẹ khi trời nóng bức và cả
những cái ôm ấm áp của mẹ khi trời giá rét nữa… Qua đó trẻ cảm nhận được
sự hy sinh thầm lặng của mẹ dành cho mình.
1.2.2. Hoạt động âm nhạc góp phần phát triển thể chất của trẻ
Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển giáo dục thể chất cho trẻ.
Khi trẻ hát và vận động theo nhạc gợi lên những thay đổi của nhịp tim, mạch,
trao đổi máu, giãn nở hô hấp làm cơ thể mềm dẻo, khéo léo… Theo kết luận
của Bộ Giáo dục và Đào tạo Mỹ, vấn đề mấu chốt của việc vận động theo
nhạc nằm ở mối tương quan giữa hoạt động thể chất và hoạt động trí não, các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự luân phiên giữa vận động thể lực và vận động trí
não có tác động tích cực đến sức khỏe của con người, nhờ đó cường độ và
chất lượng của hoạt động trí não được nâng cao.
Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể của trẻ là
phương tiện được coi là tốt nhất để phát triển toàn diện cho trẻ. Trong quá
trình học hát, nghe hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm
nhạc trẻ được rèn luyện khả năng tập trung chú ý đến âm thanh, tiết tấu, sự

giống và khác nhau, quay lại hay không quay lại, sự …
Khi trẻ học hát, vận động hoặc nhảy múa theo bài háy sẽ góp phần phát
triển độ linh hoạt, tự tin, mạnh dạn, hoặc trẻ hát theo cô sẽ phát triển cho trẻ
về bộ cơ quan phát thanh hô hấp làm cho trẻ có giọng hát hay, chính xác, tạo
điều kiện rèn luyện cho trẻ sự phối hợp chặt chẽ giữa tai nghe và hát. Đồng
thời cũng tạo cho trẻ có được phong thái tự nhiên, uyển chuyển khi thể hiện
bài hát.

11


1.2.3. Hoạt động âm nhạc là phương tiện phát triển phẩm chất đạo đức ở
trẻ
Âm nhạc là phương tiện góp phần hình thành cho trẻ phẩm chất
đạo đức. Bởi khi tác động đến tình cảm của trẻ, âm nhạc đã truyền tải tới trẻ
tình cảm đạo đức, nhiều khi tác động âm nhạc còn nhanh hơn cả những lời
khuyên, hay sự ra lệnh của người lớn. Các tác phẩm ca ngợi thiên nhiên, đất
nước, con người, những hình ảnh thân thuộc với trẻ như bà, mẹ, chú bộ đội,
cô giáo, gợi cho trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu thủ đô, sự quan tâm yêu
thương, gắn bó với người ruột thịt, lòng biết ơn với những người đã cống hiến
cho đất nước vì nhân dân. Những điệu múa, trò chơi dân gian, các bài hát dân
ca các vùng, các miền đều đem đến cho trẻ những cảm xúc trữ tình, niềm tự
hào của dân tộc. Cho trẻ làm quen với những tiết tấu điển hình của các bài hát
hay trích đoạn tác phẩm của nước ngoài không chỉ giúp trẻ mở mang hiểu biết
về các dân tộc, các vùng miền khác nhau mà còn nhen nhóm trong lòng trẻ
thơ tình hữu nghị quốc tế, cộng đồng.
1.2.4. Hoạt động âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển trí tuệ ở trẻ
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ
ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những
cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm

nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm
xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những
hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp
điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi...
Ví dụ: Nghe bản nhạc vui vẻ trẻ lắc lư, đập tay vào đùi, vỗ tay, nhảy; nhạc
buồn trẻ lắng đọng, ngồi đung đưa nhè nhẹ...Trên cơ sở đó, trẻ dần nảy sinh
tình cảm với âm nhạc, hứng thú và nhu cầu hoạt động với Âm nhạc.
Khả năng nắm kinh nghiệm Hoạt động Âm nhạc như chăm chú lắng nghe,
biết so sánh và đánh giá những khái niệm Âm nhạc đơn giản và dễ hiểu nhất.
(Như phân biệt những phương tiện diễn tả cơ bản của Âm nhạc: như âm
12


thanh cao – thấp, to- nhỏ, âm sắc của các giọng hát, nhạc cụ, phân biệt tính
biểu cảm của các hình tượng Âm nhạc khác nhau, tính êm dịu ngân nga của
đường nét, giai điệu, tính sôi nổi linh hoạt của các nhịp điệu... nhận biết được
cấu trúc âm nhạc đơn giản nhất.
Việc tích lũy những khái niệm đơn giản và riêng lẻ về Âm nhạc, cũng
như số lượng tác phẩm mà trẻ nghe được, học thuộc lòng bài hát sẽ đặt cơ sở
đầu tiên của quá trình tiếp nhận tri thức mới.
Khả năng thể hiện nhạc một cách độc lập và sáng tạo như: Trẻ tự biểu diễn,
tự tổ chức chơi ở góc Âm nhạc, giáo dục ý chí: Trẻ tự sáng tác, ứng tác một
bài hát, tự sáng tạo vận động theo các bài hát. Cho nên để trẻ tự do sáng tạo
vận động cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện ý thích của mình, thể hiện cảm
nhận của bản thân.
Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ - đòi hỏi trẻ
phải chú ý, quan sát, nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc so sánh các âm thanh
tiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của các
âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất các hình tượng âm thanh, âm
nhạc. Những trải nghiệm ban đầu thử đánh giá cái đẹp trong khi nghe đòi hỏi

trí tuệ hoạt động tích cực.
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc có ý nghĩa nhận
thức. Nhiều hiện tượng của đời sống, được phản ánh trong tác phẩm âm
nhạc, làm phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ bằng những khái niệm về
xã hội, về thiên nhiên, về truyền thống, sẽ giúp trẻ tích cực tư duy, tưởng
tượng, sáng tạo.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự
nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn. Thể
hiện ở: Mức độ phong phú của các kiểu loại
 Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn.
 Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn.
13


 Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn.
 Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển.
 Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và
đặc trưng nhất, đó là tư duy.
 Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và
thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng,
thông tin giữa mới và cũ, gần và xa...
Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:
 Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà
ngay cả từ ngữ.
 Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư.
 Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ
xã hội...
 Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với
hành vi.

 Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt
động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ
mềm dẻo...
 Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan
vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy
hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng được phát triển ở trẻ. Loại tư duy
này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan.
Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè. Đời sống xúc cảm, tình cảm
ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo
các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Các sắc thái xúc cảm
con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác
nhau, được hình thành như: Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm
với cô giáo, với người thân, người lạ...
14


Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất
tình huống.
Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới
đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham
hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao
động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí
tuệ ở trẻ.
Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt,
xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được
gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ... Trẻ ý thức được nhiều hành vi
tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.
Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm
hiểu môi trường xung quanh... Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên,
hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái

đẹp cái xấu theo chuẩn ( lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh
giá của những người xung quanh ) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển.
Sự phát triển ý chí:
 Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho
nhiều việc nhỏ... Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động. Trẻ dần
dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
 Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể chuyện nhiều hơn
nhưng không được cô giáo đáp ứng, phải chuyển trò chơi mà trẻ không thích.
 Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành
công việc.
 Tình kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp "công việc" vui chơi và phải
quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng.
 Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ.
 Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục
15


1.4. Đặc điểm hoạt động âm nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi
Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng tốt hơn nhóm 4
– 5 tuổi. Trẻ biết phân biệt các phương tiện diễn tả âm thanh: cao độ, trường
độ, tiết tấu, giai điệu, hướng chuyển động của âm thanh và cả sự thay đổi sắc
thái, tình cảm, giọng hát hoặc của nhạc cụ. Hứng thú và khả năng âm nhạc
của trẻ thể hiện rõ. Phần lớn trẻ biết lựa chọn bài hát, điệu múa hay thể loại
trong ca khúc... Trẻ thể hiện sự nhanh nhẹn, hoạt bát, chính xác khi múa,vận
động, di chuyển đội hình.
Về khả năng vận động, trẻ có vận động cơ bản hoàn thiện hơn so với các
độ tuổi trước đặc biệt là khả năng vận động của các nhóm cơ lớn. Trẻ biết làm
các động tác phối hợp với bạn, đứng 1 chân giữ thăng bằng trong 10 giây,
nhảy lò cò, đi nối gót, đi giật lùi, khả năng thăng bằng tốt. Trẻ biết quay xung
quanh bạn và quanh mình, biết múa theo đội hình đơn giản. Các vận động và

múa của trẻ phong phú hơn. Trẻ làm được động tác nhảy chân sáo, đá chân.
Trẻ còn hạn chế ở các kỹ năng khống chế, sử dụng chân mình và các động tác
có biên độ hẹp...
Ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi, trẻ có thể sử dụng các loại nhạc cụ gõ ( dụng cụ)
đệm cho bài hát. Thêm tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp, thổi kèn các giai điệu
đơn giản.
1.5. Thực trạng giáo dục thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ
mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trƣờng mầm non Hoa Sen
1.5.1. Vài nét về nhà trƣờng
Trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc nằm ở số 10 – Đường
Phạm Văn Đồng – Tích Sơn – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc . Đây là vị trí trung
tâm, đông dân cư, giao thông phát triển, việc đưa đón trẻ của các bậc phụ
huynh rất thuận tiện. Tháng 4 năm 2011 trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh
Yên – Vĩnh Phúc được thành lập. Trường có bề dày lịch sử với nhiều thành
tích nổi bật như :
16


 16 năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc
 Năm 2005 được Bộ GD và ĐT tặng bằng khen trường chuẩn quốc gia
mức độ một
 Năm 2011 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba
 Năm 2016 được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ hai, được Uỷ
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tặng cờ đơn vị xuất sắc
 Từ khi được thành lập cho đến nay, đã có 11 lượt cán bộ, giáo viên đạt
danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 75 lượt giáo viên đạt chiến sĩ thi
đua cấp cơ sở
Trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc có 53 cán bộ , giáo
viên , nhân viên. 100% giáo viên đã qua đào tạo chuyên môn, tốt nghiệp
đúng chuyên ngành Sư phạm Mầm non, yêu nghề - mến trẻ, tâm huyết,

nhiệt tình với trường với công việc chăm sóc và giáo dục trẻ, có kinh
nghiệm chăm sóc, nuôi dạy trẻ, tinh thần trách nhiệm với công việc cao,
giọng nói chuẩn không bị nói ngọng nói lắp ...
Trường có 712 trẻ, chia thành 18 lớp từ nhà trẻ đến lớp 5-6 tuổi. Trung
bình mỗi lớp có 39 trẻ
* Cơ sở vật chất – kỹ thuật của trƣờng
Trường là môi trường lý tưởng cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ
với tổng diện tích là 8000 m2 gồm có 2 tầng, được trang bị nhiều dụng cụ
dạy học, máy móc hiện đại. Ví dụ như: Đàn piano, máy tính bàn, máy
chiếu,...
Trường gồm có 2 tầng khang trang sạch đẹp , từ cổng trường nhìn vào
tầng một là phòng kế toán và phòng phó hiệu trưởng , tầng 2 là phòng của
hiệu trưởng và phòng y tế. Bao quanh hai bên là các phòng học của trẻ từ
lớp nhà trẻ đến lớp mẫu giáo lớn. Khu nhà bếp được đặt riêng biệt phía sau
phòng phó hiệu trưởng ở tầng một. Phòng họp lớn được đặt ở tầng hai dãy
nhà đối diện ra phía cổng. Đây là nơi diễn ra các các cuộc họp nội bộ và
17


×