Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 103 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tính trung thực là một giá trị sống quan trọng trong nhân cách của
con người. Ngay từ xa xưa, trung thực là một trong 3 phẩm chất quan trọng
của con người “Chân, thiện, mĩ” được nhân loại đề cao; và cho đến hiện nay,
trung thực được coi là một trong các giá trị sống cốt lõi ở mỗi quốc gia là hòa
bình, tự do là trung thực. Trung thực làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn
vì bên trong và bên ngoài chúng ta là một hình ảnh phản chiếu. Đôi khi lòng
tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực. Trung thực với bản thân và với mọi
người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có nghĩa là ta đang gieo niềm tin trong
lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu, trở thành người có ích
cho xã hội.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta đề cao tài năng cá nhân nhưng
nếu chỉ có tài thôi thì chưa đủ. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có
tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó”. Như vậy, để trở thành người có ích cho xã hội thì đi song song với tài
phải có tư cách đạo đức tốt; luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải,
sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
1.2. Giáo dục tính trung thực cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6
tuổi nói riêng có thể thực hiện qua nhiều con đường khác nhau, một trong
những con đường thuận lợi đó là thông qua hoạt động vui chơi của trẻ ở
trường mầm non. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trong qúa trình
chơi trẻ thể hiện mình, tự điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với hoàn
cảnh và chuẩn mực hành vi. Đồng thời trò chơi của trẻ mẫu giáo có nhiều trò
chơi có luật, có tình huống rõ ràng đòi hỏi trẻ phải trung thực trong khi chơi,
có như vậy trò chơi của trẻ mới không bị phá vỡ. Chính vì vậy, hoạt động vui
chơi là phương tiện, là điều kiện thuận lợi để giáo dục tính trung thực cho trẻ.

1



1.3. Trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay đã bắt đầu chú ý hơn
đến việc giáo dục giá trị sống cho trẻ trong đó có tính trung thực, tuy nhiên còn
mang nặng về hình thức và chưa rõ ràng. Thực tế cho thấy tại các trường mầm
non trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi có những biểu hiện thiếu trung thực
như: Trẻ nhiều lần, không dám nhận mình làm sai hoặc đổ lỗi cho bạn khác khi
được bố mẹ hoặc cô giáo hỏi, trong khi chơi không dám nhận mình sai luật vì
sợ cô và các bạn cười chê, trẻ không quan tâm đến lợi ích của các bạn.... Điều
này làm cho các cô giáo, các bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng. Bởi giáo dục
mầm non là khâu đầu tiên của việc đào tạo nhân cách con người mới, có nhiệm
vụ hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách, tạo tiền đề quan trọng cho
toàn bộ sự phát triển về sau. Trong khi phương pháp khen thưởng và trách phạt
của giáo viên đôi khi chỉ mang tính hình thức và không có tính răn đe với trẻ;
hoặc số không ít giáo viên bỏ qua những biểu hiện thiếu trung thực của trẻ do
nghĩ trẻ còn nhỏ; số khác thì sử dụng phương pháp phê bình trẻ trực tiếp trước
tập thể điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí trẻ;...
Do vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non, góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức nói riêng, giáo dục giáo trị cho trẻ nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tính trung thực cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua
hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động vui chơi ở trường mầm non.

2



4. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng một số biện pháp giáo dục tính trung thực thông qua hoạt
động vui chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non theo hướng khai thác ưu
thế các loại trò chơi, đưa trẻ vào các tình huống cần phải trung thực, giúp trẻ
trải nghiệm cảm xúc, kĩ năng, hành vi thì hiệu quả giáo dục tính trung thực
cho trẻ 5-6 tuổi sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục tính trung thực cho trẻ
5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
5.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
5.3. Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua hoạt động vui chơi trong thời gian diễn ra hoạt động chơi vào buổi sáng
hàng ngày, hay ở trường MN gọi là “hoạt động góc”.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Khảo sát thực trạng và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường mầm
non Vân Phú - Phường Vân Phú - Tỉnh Phú Thọ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát những tài liệu, công trình
nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra anket

3



Sử dụng phiếu điều tra nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên và biện pháp
giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6 tuổi nói chung, trong hoạt động vui chơi nói
riêng tại ở trường mầm non Vân Phú - Phường Vân Phú - Tỉnh Phú Thọ.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát để đánh giá mức độ biểu hiện tính trung thực của trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi và các hoạt động, sinh hoạt ở một số trường
mầm non trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Quan sát hoạt động của giáo viên thông qua quá trình tổ chức hoạt
động vui chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm tìm hiểu những biện pháp giáo dục tính
trung thực mà giáo viên đã sử dụng.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với giáo viên nhằm tìm hiểu các biện pháp, các khó khăn khi
giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở
trường mầm non.
Trao đổi với trẻ để tìm hiểu suy nghĩ, thái độ của trẻ về hành vi trung
thực và không trung thực trong quan hệ với bạn và mọi người xung quanh
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của GVMN về việc giáo dục tính trung thực cho
trẻ nói chung, qua trò chơi nói riêng dựa trên các báo cáo tổng kết, các sáng
kiến kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng các phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả của
các biện pháp đề xuất.
Chúng tôi xây dựng các bài tập, thiết kế giáo án, tình huống để tiến
hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đề
xuất để khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

4



Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 70 trẻ 5 - 6 tuổi thuộc hai lớp
mẫu giáo lớn trường MN Vân Phú, thời gian thực nghiệm được tiến hành từ
tháng 03/2016 - 05/2016:
Lớp 5 tuổi A1 gồm 35 trẻ được chọn làm lớp thực nghiệm
Lớp 5 tuổi A2 gồm 35 trẻ được chọn làm lớp đối chứng.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học thống kê có liên quan:
công thức tính tỷ lệ phần trăm; công thức tính điểm trung bình cộng; công
thức tính độ lệch chuẩn; công thức tính hệ số tương quan và công thức tính
kiểm giá trị thống kê... để lượng hóa kết quả nghiên cứu thực tiễn.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống cơ sở lý luận của việc giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6
tuổi thông qua hoạt động vui chơi.
- Xây dựng một số biện pháp giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm:
* Phần Mở đầu;
* Phần Nội dung gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục tính trung thực cho
trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
+ Chương 2: Đề xuất các biện pháp giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi.
+ Chương 3: Thực nghiệm các biện pháp giáo dục tính trung thực cho
trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi.
* Phần kết luận

5



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
TÍNH TRUNG THỰC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục tính trung thực nói
riêng luôn được các nhà tâm lí - giáo dục đặc biệt quan tâm. Cho đến nay đã có
rất nhiều công trình nghiện cứu theo những hướng khác nhau về vấn đề này:
- Hướng thứ nhất, nghiên cứu vai trò của giáo dục tính trung thực
trong giáo dục nhân cách đạo đức
Các nhà tư tưởng, các nhà khoa học giáo dục đã tích cực tìm kiếm con
đường, phương pháp giáo dục hiệu quả tiêu biểu như: Khổng Tử; L.S
Vygotxky; J.Dewey; B.F. Skiner; J. Piagie; Harikv;...
Quan điểm về đạo đức của Khổng Tử bao gồm rất nhiều mặt như:
nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng,... Trong đó chữ Tín là bằng hữu của uy tín,
trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, dù hứa hẹn một việc cũng không
sai lời mới gọi là người biết giữ uy tín.
L.S. Vygotxky [41,193] cho rằng, con người khi sinh ra đã mang tính
xã hội, tính xã hội phát triển sớm ở trẻ qua trung gian của người lớn mà trẻ
tham gia vào các hoạt động do nó tiến hành. Theo ông, giáo dục hành vi
ứng xử, trong đó có tính trung thực, giáo dục hành vi cho phép trẻ phải
nhìn nhận và đặt trong các mối quan hệ với cộng đồng tiếp nhận và điều
chỉnh hành vi đó dưới sự quan sát của nhà sư phạm. Như vậy có thể thấy
rằng, theo ông, giáo dục đạo đức trong đó có giáo dục TTT được ông thể

6



hiện rõ qua việc giáo dục hành vi của trẻ và sự bộc lộ hành vi đó qua môi
trường văn hóa - xã hội.
Theo J.Locke [41], cần phải giáo dục đạo đức cho con người từ rất sớm.
Ông cho rằng đạo đức được xác lập trên cơ sở các ứng xử hàng ngày với cộng
đồng và cần phải cho học sinh tập dượt ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
N.A.Lyapin, A.G.Côvalep, Lidya Bogiavie [33] các tác giả nghiên cứu
những cơ sở tâm lý của giáo dục đạo đức, những ảnh hưởng của tâm lý học
lứa tuổi đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Skiner trong tác phẩm “Hành vi của các thứ thể sống” (1938) đã chỉ ra
cơ chế hoạt động và hành vi của con người, trong đó hành vi đạo đức phải
xuất phát từ những hoàn cảnh khách quan trong cuộc sống [41].
Trong nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện qua
tài liệu T.A. Ilina [35], N.S Savin [37] đã chỉ ra việc giáo dục đạo đức cho
học sinh thông qua giáo dục lao động, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể dục,...
Các tác giả cho rằng giáo dục đạo đức là một hoạt động chuyên biệt, có mục
đích của giáo dục nhằm xây dựng cho học sinh những tính cách nhất định, và
bồi dưỡng cho các em tiêu chuẩn và những quy định thái độ, hành vi của các
em với nhau, đối với gia đình, đối với người khác, đối với người khác, đối với
nhà nước và Tổ quốc [35,117]
A.V.Daparogiet đã chỉ ra ba yếu tố cơ bản của GD đạo đức là những
tình cảm đạo đức, những thói quen hành vi đạo đức và ý niệm đạo đức (về tốt,
xấu, các hiện tượng trong đời sống xã hội). “Để tạo ra mọi phẩm chất đạo đức
- đơn giản hay phức tạp hơn - chỉ có thể được giải quyết với sự rèn luyện
những tình cảm, những thói quen và những ý niệm đạo đức, các yếu tố ấy tuy
khác nhau nhưng có liên quan đến nhau”. [18]
`Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết là người đã nghiên cứu nhiều về các hoạt
động tổ chức giáo dục trẻ và có thể kể đến một số tác phẩm như: Tổ chức

7



hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi, Giáo dục mầm non những vấn đề lý luận và
thực tiễn,... Tác giả khẳng định việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua
những hoạt động hàng ngày là vô cùng quan trọng, việc giáo dục này cần
được lồng ghép, tích hợp trong mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh.
Tác giả Ngô Công Hoàn [9] nghiên cứu khía cạnh tâm lí của hành vi. Tác
giả chỉ ra những đặc điểm hành vi và việc hình thành hành vi của trẻ. Trong
cuốn Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non
ông có nêu lên nội dung và cách thức tiến hành giáo dục những giá trị đạo đức
cho trẻ mầm non ở gia đình và trường mầm non. Bên cạnh đó, phần lí luận về
giá trị và giá trị đạo đức cũng được tác giả đề cập và làm sáng tỏ. Theo ông:
“Nội dung giáo dục giá trị đạo đức suy cho cùng là xây dựng hành vi cho trẻ,
hành vi đạo đức về bản chất là một trật tự các thao tác hợp lí, phù hợp với đối
tượng, phương tiện và điều kiện hành vi, đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của xã
hội, phù hợp với quy luật tự nhiên, xã hội nơi hành vi diễn ra”
Hướng thứ hai, nghiên cứu quá trình giáo dục tính trung thực
trong nhà trường.
A.I. Côchetop [32] nghiên cứu những vấn đề của lí luận giáo dục đạo
đức, trong đó có giáo dục TTT cho học sinh. Những vấn đề đức dục trong nhà
trường mà ông đề cập đến như mục tiêu, nội dung, các con đường giáo
dục...trong nhà trường Xô - Viết.
J.Piaget trong cuốn Các thuyết về tâm lí phát triển: “Con người bắt đầu
với một loạt các phản xạ và thừa kế những cách tương tác với môi tường”.
Nguồn gốc hành vi bắt nguồn từ sự thích nghi của cơ thể với môi trường.
Theo tác giả hành vi được tạo thành từ các yếu tố: Thành thục cơ thể + kinh
nghiệm với môi trường vật lý + Kinh nghiệm xã hội + cân bằng”

[34]


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm “trung thực” là sống phải
thật thà, trung thực, thẳng thắn, nghĩa tình; trung thực là nói phải đi đôi với

8


làm. Cán bộ, đảng viên trung thực trước hết là phải trung với nước, trung với
Đảng, với cách mạng, phải trung thực trong thực hiện đường lối cách mạng của
Đảng; trung thực với nếp sống của mình, thống nhất trong lời nói và việc làm;
phải nghiêm túc với chính mình [12]. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong
nhà trường được Người quan niệm thiếu nhi là người chủ tương lai của đất
nước nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi, Người dạy
thiếu nhi: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, Lao động tốt; Đoàn kết tốt
- Kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học giáo dục của Việt Nam đã nghiên cứu
và đạt được những kết quả nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể
hiện trong một số tài liệu, công trình nghiên cứu, tiêu biểu như:
Trong bài viết: “Tính trung thực của thầy và trò” của GS. Dương Thiệu
Tống, ông có viết: “Tôi muốn đề cập đến hai đức tính căn bản cho mọi thứ
đạo và đức. Đó tính trung thực và lòng can đảm. Tính trung thực là đức tính
lớn nhất của ý chí. Thật ra hai đức tính này không khác nhau bao nhiêu vì xét
cho cùng tính trung thực là sự can đảm của trí tuệ, và lòng can đảm cũng là sự
trung thực của ý chí. Tính trung thực là đức tính cần thiết nhất ở con người vì
nếu người ta không trung thực với chính bản thân mình thì không thể nào
trung thực được với xã hội”. [24].
Hướng thứ ba, nghiên cứu giáo dục tính trung thực cho trẻ mầm
non
* GD TTT theo hướng giáo dục giá trị sống cho trẻ MN
J.Dewey với tư tưởng giáo dục con người là đưa các em hòa nhập vào
môi trường sống [36], qua đó hình thành những giá trị về nhân cách cho trẻ

với triết lý: “Giáo dục chính là cuộc sống”. Ông xem con người là cái được
hình thành dưới sự tương tác của nó với môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội trong những tình huốn cụ thể. Ông nhận thức, con người hòa nhập vào

9


xã hội bằng tất cả hành vi của mình trong các mối quan hệ, chính vì thế mà
giáo dục đạo đức trong nhà trường được đặt ra rất rõ rệt, giáo dục hành vi trong
nhà trường phải để trẻ cọ xát, ứng xử với xã hội. Ông kêu gọi: “hãy chấm dứt coi
giáo dục như là sự hứng thú tới những mục đích và quy tắc ứng xử cộng đồng
[38,19] và khi trẻ em tham gia vào các hoạt động của các nhóm xã hội khác
nhau, khi đó vô tình xuất hiện sự đào tạo mang tính giáo dục sâu sắc mật thiết
hơn với tính cách của chúng.
JJ.Rousseau đưa ra quan điểm về giáo dục đạo đức cho học sinh với
quan điểm “tự nhiên, tự do”. Và được thể hiện qua nhân vật cậu bé E’mile
trong tác phẩm nổi tiếng “E’mile hay là về giáo dục” [32]. Ông thấy rằng
hành động của con người được giáo dục phải phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Giáo dục trẻ em như chính bản thân nó, coi trẻ em là trẻ trước khi chúng
thành người lớn, ông đưa chúng vào các mối quan hệ tự nhiên, quan hệ xã hội
để chúng khám phá và ứng xử sao cho phù hợp. Ông cho rằng: “Một đứa trẻ
đã được rèn luyện, lễ phép, văn minh chỉ đợi khi có năng lực thực thi các giáo
huấn đón đầu mà nó tiếp nhận được thì không bao giờ nhầm lẫn về thời điểm
mà năng lực ấy xuất hiện” [32,249]. “Hãy làm cho học trò của các vị luôn bận
rộn trong hành động tốt vừa ngang tầm trình độ của chúng; sao cho lợi ích của
những kẻ bần hàn luôn là lợi ích của nó; sao cho nó không giúp đỡ họ bằng
túi tiền của mình mà bằng sự chăm sóc của mình” [32,342]. Đó chính là cuộc
sống do người thầy sắp đặt và cách li khỏi mọi ảnh hưởng xấu của xã hội, do
người thầy kiến tạo, tức là người thầy “chủ động”, người thầy không xuất
hiện trực tiếp và làm cho đứa trẻ tin rằng điều đó xảy ra cho nó mặc nhiên.

Harikv nghiên cứu việc giáo dục đạo đức cho học sinh bằng việc đưa ra
những phương pháp gắn với thực tiễn. Theo ông, gắn liền việc dạy học cho
học sinh trong sách vở là tổ chức cho học sinh đi vào thực tiễn hoạt động, thể
hiện bằng việc làm,... [17]. Như vậy, tư tưởng của Harikv trong việc giáo dục

10


đạo đức cho học sinh là cho học sinh được thể hiện trong cuộc sống của
chúng, cho chúng trải nghiệm, vận dụng để từ đó chúng có các hành vi phù
hợp và có lợi ích cho cộng đồng.
Tác giả Hoàng Thị Phương [16] coi tính trung thực là một trong các
biểu hiện của hành vi văn hóa. Tác giả cho rằng giáo dục tính trung thực cho
trẻ ngay từ lứa tuổi MN sẽ dễ hơn so với lứa tuổi sau vì khi trẻ đã đã có thói
quen nói dối, thường xuyên không biết giữ lời hứa với bạn và những người
lớn xung quanh thì sẽ khó giáo dục lại. Tác giả cũng đề cao việc giáo dục tính
trung thực cho trẻ qua hoạt động chơi và cuộc sống thực.
Tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng: “Các khuôn mẫu hành vi xã hội mà
trẻ có được bắt nguồn từ những người xung quanh bằng cơ chế nhập tâm, bắt
chước mà trẻ hình thành các hành vi xã hội trong quá trình thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản. Khi hệ thống các hành vi xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất,
nhu cầu sinh học được hình thành thì đồng thời với chúng, hệ thống các hành
vi giao tiếp, hợp tác với người xung quanh cũng được hình thành và phát
triển... Những hành vi, hoạt động của người lớn xung quanh diễn ra trước mắt
trẻ luôn là nguồn tư liệu phong phú, sinh động về hành động được phép làm,
không được phép làm, thậm chí cấm không được làm....”. [9,65]. Cũng theo
tác giả: “Sự củng cố ngôn ngữ qua lời răn, dạy của cha mẹ, của người lớn
xung quanh dẫn trẻ nhận thức được điều tốt - xẫu, thiện - ác”.
Trong cuốn Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống, tác giả
Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Thu Hà, Trịnh Thúy Giang (đồng chủ biên) [37]

nhóm tác giả đã đưa ra phương pháp giáo dục kĩ năng sống - giá trị sống bằng
phương pháp trò chơi (trải nghiệm), đặc biệt là trò chơi đóng vai có chủ đề
của lứa tuổi mẫu giáo.
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh [11] ông đưa ra một số phương pháp
giáo dục giá trị sống (trong đó TTT cũng là một giá trị sống) như: Giáo dục

11


giá trị sống qua những câu chuyện cảm động, giáo dục giá trị sống qua những
câu hỏi tự vấn bản thân; Giáo dục giá trị sống qua nhận thức lại kinh nghiệm,
tương tác và sự tranh luận; Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm cảm
xúc và khẳng định: “Giáo dục giá trị sống chỉ thực sự hiệu quả khi chính bản
thân người học được trải nghiệm thực tế, trải nghiệm xúc cảm.. dẫn đến thay
đổi nhận thức, thái độ, hành vi” [11, 74].
Năm 2009, tác giả Lê Bích Ngọc qua tác phẩm “Giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ từ 5 - 6 tuổi”, tác giả nhận định “Trẻ từ 5 đến 6 tuổi thích kết bạn
mới,... Trẻ có thể hợp tác, nhận và hoàn thành nhiệm vụ, tôn trọng quy tắc xã
hội, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, quý trọng đồng tiền. Những kỹ năng này thúc
đẩy sự phát triển trí lực, tinh thần trách nhiệm, tính tích cực, lạc quan, dễ
thích ứng với xã hội của trẻ” [14]
* GD TTT cho trẻ MN qua hoạt động vui chơi
Theo chuyên gia tâm lý trường Đai học Yale - tiến sĩ Dorothy G.Singer
cho rằng các yếu tố môi trường có những tác động nhất định lên trẻ. Việc trẻ
tương tác với người lớn thông qua các trò chơi, cũng như việc chơi với các
bạn cùng trang lứa là rất quan trọng trong việc phát triển các kĩ năng xã hội và
hình thành nhân cách ở đứa trẻ. [36]
Theo học thuyết cổ điển về trò chơi của K.Groos thì trò chơi là một
hình thức hoạt động sống mà trong đó các cơ thể non nớt được hoàn thiện.
Trong quá trình vui chơi, những đưa trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch

sử của loài người. Quan điểm của V.Vient, K.Groos, S.Chiller mặc dù theo
các trường phái khác nhau nhưng đều có ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng
lý luận về trò chơi cũng như việc đưa trò chơi vào lĩnh vực giáo dục trẻ [35].
Theo N.K.Crupxkaia: “Trẻ chơi mà học, vừa là lao động, vừa là hình
thức giáo dục nghiêm túc...”. Theo bà, trò chơi là phương tiện nhận biết thế

12


giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lý... trẻ học cách tổ chức, học
nghiên cứu cuộc sống [17]
A.N.Leonchev nghiên cứu phạm trù hoạt động với đối tượng, và đặc
biệt là nghiên cứu về hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo là hoạt động
vui chơi. Tác giả đã xác định hoạt động chủ đạo của trẻ em trong giai đoạn
này là HĐVC...là hoạt động mà những biến đổi tâm lý cơ bản của nhân cách
trẻ em trong giai đoạn đó, phụ thuộc chặt chẽ vào nó. Chẳng hạn, các khả
năng ứng xử của trẻ phù hợp với các chuẩn mực xã hội ở lứa tuổi mẫu giáo,
được hình thành qua HĐVC của chúng [29].
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm "Trò chơi của trẻ em" đã giới
thiệu về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại các trò
chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
lứa tuổi mẫu giáo. Bà đã phân tích cụ thể bản chất xã hội của trò chơi, cấu trúc,
đặc điểm hoạt động chơi của trẻ em. Tác giả chỉ ra rằng bản chất xã hội của trò
chơi trẻ em và sự tác động tích cực của người lớn lên trò chơi của trẻ, khẳng
định việc sử dụng trò chơi như một phương tiện giáo dục trẻ quan trọng [20].
Bên cạnh đó, trong “Giáo trình giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em” bà cũng
đã chỉ ra những hành vi văn hóa cần giáo dục cho trẻ dưới 6 tuổi. Trong đó có
nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với mọi người xung quanh.
Các nghiên cứu trên đây cho thấy, giáo dục đạo đức nói chung và giáo
dục tính trung thực cho trẻ được quan tâm, xem xét theo nhiều hướng tiếp cận

khác nhau, và đã có những cơ sở lý luận cơ bản và rất cần thiết cho việc vận
dụng vào trong thực tiễn giáo dục đạo đức cho học sinh ở nước ta hiện nay.
Đó là cần phải đưa trẻ trải nghiệm, luyện tập trong cuộc sống. Tuy nhiên chưa
có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc giáo dục tính trung thực cho
trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non; Từ những phân tích trên

13


đây của các tác giả đã giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu để
đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
1.1.2. Lý luận về giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 - 6 tuổi.
1.1.2.1. Khái niệm “Giáo dục tính trung thực”
a. Khái niệm “Tính trung thực”
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học - Viện khoa học và xã
hội Việt Nam: Trung thực là: “Ngay thẳng, thật thà; đúng với sự thật, không
làm sai lạc đi” [24]
Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh quan niệm tính trung thực: “Đức tính
trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng” [12], người có
đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật,
ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Nói cách khác,
Trung thực là một phẩm chất đạo đức thể hiện được sự thống nhất giữa tư
tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi
đạo đức của mỗi người, mỗi cán bộ đảng viên, công chức. Đức tính trung thực
là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, Hồ Chí
Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm. Trong bài giảng “Tư cách một
người cách mệnh”, Người viết:… “Nói thì phải làm” [12]
Tác giả D.T. Diana Hsu trong cuốn Những giá trị sống dành cho trẻ từ 3 7 tuổi khẳng định, trung thực là một trong các giá trị sống quan trọng của con
người, không chỉ biểu hiện ở nhận thức, thái độ, mà còn thể hiện ở việc làm,
trung thực là nói đúng sự việc đã xảy ra, trung thực là nói đúng sự thật” [38]

Theo GS. Dương Thiệu Tống trong tác phẩm “Tính trung thực của thầy
và trò” ông cho rằng: “Tính trung thực là đức tính lớn nhất của ý chí” [24]
Theo định nghĩa của UNESCO về tính trung thực: “Trung thực là nói sự
thật, không có mâu thuẫn hoặc thiếu nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành

14


động. Trung thực là luôn tôn trọng sự thực. Trong mọi tình huống, nhận thức, lời
nói và việc làm, người trung thực đều tuân theo lẽ phải, tuân theo những giá trị
đúng đắn. Với sự trung thực thì không có đạo đức giả hay sự giả tạo”. [27]
Từ những phân tích như trên có thể thấy, nội hàm khái niệm “Tính
trung thực” là:
- Tính trung thực là một giá trị sống, là phẩm chất ý chí quan trọng
trong nhân cách con người
- Tính trung thực là tôn trọng sự thật
- Tính trung thực biểu hiện ở nhận thức, thái độ, hành vi của con người
Từ đó, có thể hiểu khái niệm “Tính trung thực” như sau:
Tính trung thực là giá trị sống, phẩm chất ý chí quan trọng trong
nhân cách, thể hiện ở sự tôn trọng sự thật trong nhận thức, thái độ và
hành vi của con người.
b. Khái niệm “Giáo dục tính trung thực”
Khái niệm “Giáo dục” được quan niệm theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân
cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt
động và các quan hệ giữa người được giáo dục và người giáo dục, nhằm
truyền đạt và chiễm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Theo nghĩa hẹp, Giáo dục (một bộ phận của quá trình giáo dục theo
nghĩa rộng) là quá trình hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm, thái
độ, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen ứng xử đúng

đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực tư tưởng-chính trị, đạo đức, lao động và
học tập, thẩm mĩ. Chức năng trội đó của quá trình giáo dục chỉ được thực hiện
trên cơ sở: vừa tác động đến ý thức, vừa tác động đến hành vi, vừa lĩnh hội hệ
thống kiến thức và giá trị, vừa thể nghiệm những kinh nghiệm thực tiễn của
bản thân, vừa trau dồi học vấn, vừa tham gia hoạt động xã hội, tập thể

15


Như vậy, nội hàm khái niệm Giáo dục được các tác giả thống nhất ở các
điểm sau:
- Là quá trình tác động có hệ thống của nhà giáo dục đến người được
giáo dục
- Tác động giáo dục thông qua các hoạt động, các mối quan hệ
- Tác động đến các mặt nhận thức, thái độ, hành vi để đạt được mục
tiêu giáo dục đề ra
Dựa trên quan niệm trên về Giáo dục và Tính trung thực, chúng tôi xác
định khái niệm GD TTT như sau:
Giáo dục TTT là quá trình tác động có hệ thống của nhà giáo dục
đến nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi của người được giáo dục thể hiện
ở việc tôn trọng sự thật thông qua các hoạt động và các mối quan hệ với
mọi người xung quanh.
1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành tính trung thực.
Tính trung thực là giá trị sống của con người, được thể hiện ở cả nhận
thức, thái độ và hành vi. Cụ thể:
-Về nhận thức, tính trung thực thể hiện ở hiểu biết của con người cần
phải tôn trọng sự thật: đó là biết cần phải nói đúng sự thật xảy ra, không được
nói dối; lời nói phải đi đôi với việc làm; không nói sai thực tế, khi làm sai phải
dũng cảm nhận lỗi, không được đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh.
-Về tình cảm, thái độ, tính trung thực thể hiện việc tự giác tôn trọng sự

thật trong lời nói và việc làm và cảm giác thoải mái dễ chịu khi sự thật được
tôn trọng
-Về hành vi, tính trung thực thể hiện ở hành động: luôn nói đúng sự
thật sảy ra, nhìn thấy thế nào thì nói đúng như vậy, không nói sai sự thật, đã
làm gì thì nói đúng như vậy; lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói được thì
phải làm được, không làm được thì không nên nói, phải giữ đúng lời hứa; Khi

16


làm điều gì, nói gì sai phải dũng cảm nhận lỗi, không được đổ lỗi cho người
khác, hoàn cảnh xung quanh
Các yếu tố cấu thành giá trị trung thực có liên quan mật thiết với nhau,
tác động qua lại và thống nhất với nhau. Do vậy, việc tổ chức các hoạt động
giáo dục giá trị cần tác động đồng bộ vào cả ba yếu tố: nhận thức, thía độ và
hành vi thì mới đem lại hiệu quả giáo dục mong muốn.
Việc GD tính trung thực phụ thuộc vào lứa tuổi, môi trường và các tác
động giáo dục từ phía người lớn. Do vậy, cần quan tâm đến các yếu tố trên
trong quá trình giáo dục tính trung thực cho trẻ.
1.1.2.3. Đặc điểm hình thành tính trung thực của trẻ 5-6 tuổi
- Sự phát triển nhận thức của trẻ về tính trung thực
Trẻ 5 - 6 tuổi đã có thể nhận thức được trung thực có nghĩa là phải nói
đúng những gì đã nghe thấy, nhìn thấy, hay đã làm; phân biệt được việc gì tốt
- xấu; đúng - sai; được làm - không được làm... Đồng thời đã có thể hiểu được
khi nói đúng sự thật sẽ tốt cho bản thân và mọi người xung quanh.
Theo J.Piaget, con người bắt đầu cuộc sống với một loạt các phản xạ,
và thừa kế những cách tương tác với môi trường. Những cách kế thừa tương
tác đó dựa vào xu hướng suy nghĩ được tổ chức và thích nghi của môi trường
đó. Ông chia quá trình nhận thức của trẻ làm 4 thời kì, trong đó trẻ 5 - 6 tuổi
thuộc thời kì thứ hai: thời kì tiền thao tác (2 - 7 tuổi) với những đặc điểm

chính là: Tính duy kỷ; tư duy cứng nhắc, suy luận bán logic và nhận thức xã
hội hạn chế. Một trẻ tiền thao tác đánh giá một hành vi sai trái tuỳ thuộc vào
các yếu tố bên ngoài như là thiệt hại gây nên là bao nhiêu, hoặc là hành vi bị
trừng phạt. Nó không biết tới những yếu tố bên trong như là ý đồ của con
người. Ví dụ, một cậu bé đánh vỡ 15 cái chén khi giúp mẹ dọn bàn được coi

17


như là có lỗi hơn là một cậu bé chỉ đánh vỡ một cái chén trong khi định ăn
cắp bánh bính qui để trên giá.
- Sự phát triển cảm xúc, tình cảm của trẻ về sự trung thực.
Trẻ ở độ tuổi này do đã có nhận thức được việc cần phải trung thực,
phân biệt được đúng - sai; phải trái vì vậy khi khi nói đúng những gì đã xảy ra
trẻ cũng đã có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.
Không chỉ có việc trẻ cảm thấy thoải mái khi bản thân mình thành thật
mà còn có khả năng tỏ thái độ, thể hiện xúc cảm trước một sự việc: trẻ đã biết
tỏ thái độ không đồng tình và nói bạn làm thế này, thế kia là sai, là không
tốt,....; hoặc chứng kiến việc bạn mình dũng cảm nhận lỗi với cô giáo và các
bạn đã mang đồ chơi về nhà những trẻ còn lại tỏ ra vui vẻ, dễ dàng chấp nhận
và yêu quý bạn nhỏ này hơn.
Biểu hiện hành vi trung thực của trẻ 5 - 6 tuổi. Trẻ ở lứa tuổi này hành
vi trung thực của trẻ thường thể hiện ở chỗ: Nói đúng sự thật đã xảy ra (đã
nhìn thấy, nghe thấy, đã làm); Nói đúng tâm trạng, mong muốn và suy nghĩ
của mình; Giữ đúng lời hứa với bạn bè, những người lớn xung quanh; Dũng
cảm nhận lỗi, không đổ lỗi cho người khác và hoàn cảnh.
Sự hình thành hành vi TT của trẻ: Theo thuyết nhận thức - hành vi của
Behaviaral Cognitive Therapy: tư duy quyết định phản ứng chứ không phải
do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình
cảm lệch chuẩn vì chúng ta có nhứng suy nghĩ không phù hợp. Do đó để làm

thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phần thay đổi chính những
suy nghĩ không thích nghi.
Mô hình: S -> C -> R ->B
Trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là
kết quả hành vi.

18


Giải thích mô hình: theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực
tiếp của hành vi mà thay vào đó chính là nhận thức. C về tác nhân kích thích
và kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng R.
Như vậy sự hình thành hành vi TT của cũng không nằm ngoài lý
thuyết này, có nghĩa tác nhân kích thích không phải là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến hành vi thiếu trung thực của trẻ mà thay vào đó là nhận thức của
chúng. Nhận thức về những tác động bên ngoài và kết quả của hành vi dẫn
đến phản ứng.
1.1.2.4. Nội dung giáo dục tính trung thực cho trẻ 5-6 tuổi
Dựa trên khái niệm về tính trung thực và đặc điểm tính trung thực của
trẻ 5-6 tuối, chúng tôi xác định nội dung giáo dục tính trung thực như sau:
- Nói đúng sự thật đã xảy ra (đã nhìn thấy, nghe thấy, đã làm)
+ Nhận thức: Trẻ cần nhận thức được sự thật là cái có thật, cái có trong
thực tế, điều phản ánh đúng sự thật khách quan không làm sai khác đi những
gì bản thân trẻ đã nhìn thấy, nghe thấy hoặc đã làm. Và quan trọng hơn trẻ
cần hiểu rằng khi trẻ trung thực sẽ tốt cho bản thân và những người xung
quanh mình.
+ Thái độ: Trẻ thể hiện mong muốn, thiện chí chỉ muốn nói thật. Cảm
thấy dễ chịu, thoải mái khi nói, làm theo đúng sự thật.
+ Hành vi: Đối với trẻ, cần dạy và thực hành tính trung thực mọi lúc,
mọi nơi và làm đúng như những điều mình đã nói. Trẻ cần được hiểu về tầm

quan trọng của sự trung thực và cần biết về tính tích cực của sự thật mang lại
những điều tốt đẹp cho người khác và cho bản thân mình.
Trong thực tiễn cuộc sống người lớn chúng ta, cần nhìn nhận rằng
không thể áp đặt khái niệm trung thực của người lớn cho trẻ và ngược lại. Đôi
khi chính người lớn (là bố mẹ, người thân của trẻ hay các cô giáo) nói những
điều không trung thực và họ nghĩ rằng nó vô hại nhưng có thể họ không biết

19


được rằng trẻ có thể nhận thức được những điều thiếu trung thực từ những
người xung quanh và làm theo. Chẳng hạn: Một buổi tối, bố của A đi làm về
muộn, có cuộc điện thoại gọi đến và bố của A trả lời: “Tôi đang không có
nhà”. Có thể bố A cho rằng lời nói dối đó vô hại nhưng vô tình bạn A đã tiếp
thu và có thể cũng sẽ cho rằng việc nói dối người khác là bình thường.
- Nói đúng tâm trạng, mong muốn và suy nghĩ của mình
+ Nhận thức: Giáo dục trẻ thể hiện đúng mong muốn, hay suy nghĩ của
bản thân về một sự vật, sự việc nhất định. Không vì mong muốn của bản thân
mà nói sai khác đi tâm trạng hay suy nghĩ của mình với người khác.
+ Thái độ: Cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái khi nói đúng tâm trạng,
mong muốn cũng như suy nghĩ của bản thân
+ Hành vi: Nói đúng những gì trẻ nghĩ, mong muốn và sẽ làm đúng
như những gì trẻ đã nói.
- Giữ đúng lời hứa với bạn bè, những người lớn xung quanh
+ Nhận thức: Trẻ cần hiểu được rằng giữ lời hứa là thực hiện đúng điều
mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là
tự tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác và khi vì một lí do nào đó
trẻ không thực hiện được lời hứa với người khác trẻ cần phải xin lỗi và giải
thích rõ ràng.
Người lớn cần làm cho trẻ hiểu việc giữ lời hứa không chỉ thể hiện chúng

ta là người đáng tin cậy mà còn thể hiện tính trung thực, nói được, làm được.
+ Thái độ: Khơi dậy ở trẻ lòng mong muốn thực hiện lời hứa với người
khác, cách thể hiện sự thoải mái khi thực hiện đúng những gì mình nói. Cần
phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự tôn trọng bản thân mình và tôn trọng
người khác và khi vì một lí do nào đó trẻ không thực hiện được lời hứa với
người khác trẻ cần phải xin lỗi và giải thích rõ ràng.

20


+ Hành vi: Trước khi hứa với ai, điều gì biết cân nhắc xem bản thân có
thực hiện được không? Nếu khả năng có thể thực hiện được thì sẽ hứa, nêu
khả năng không làm được thi không hứa.
Dũng cảm nhận lỗi, không đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh.
+ Nhận thức: Trẻ cần biết khi bản thân mình làm sai thì phải biết nhận
lỗi và sửa chữa; biết không nên đổ lỗi cho người khác vì làm như vậy là
không thật thà; biết làm sai dám nhận lỗi là dũng cảm, là tốt.
+ Thái độ: Trẻ tự giác, chủ động nhận lỗi, thể hiện mong muốn được
tha lỗi; đồng thời, có thái độ không đồng tình với ai hay đổ lỗi cho người
khác, hoặc có lỗi không xin lỗi.
+ Hành vi: Trẻ dũng cảm nhận lỗi, nhận phần sai về mình khi bản thân
mắc khuyết điểm và biết cách nói lời xin lỗi chân thành đến người khác; thấy
bạn làm sai không nhận lỗi, biết đến khuyên bạn, giúp bạn nhận ra hành động
đúng - sai.
Đây là những nội dung giáo dục phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi. Các nội
dung giáo dục này có liên quan với nhau, nên cần thực hiện đồng bộ trong quá
trình giáo dục tính trung thực cho trẻ qua các hoạt động và các mối quan hệ
của trẻ ở trường MN.
1.1.3. Hoạt động vui chơi với việc giáo dục tính trung thực cho trẻ 5 6 tuổi.
1.1.3.1. Khái niệm “Hoạt động vui chơi”

Nếu hoạt động lao động và hoạt động xã hội là đặc trưng của người lớn;
hoạt động học tập là hoạt động đặc trưng của người học sinh phổ thông; thì hoạt
vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Chơi chính là
cuộc sống của trẻ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo. Điều
này được thể hiện rất rõ trong cuộc sống của trẻ ở trường mầm non.

21


Có nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động vui chơi của trẻ em lứa
tuổi mầm non.
G.Spencer (1820-1903) - nhà triết học, nhà xã hội học và nhà sư phạm
người Anh cho rằng, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa ở trẻ em
giống như những con vật non. Theo ông, những năng lượng dư thừa ở cơ thể
con vật non không được sử dụng trong hoạt động thực nên đã được tiêu khiển
qua việc bắt chước các hành động thực đó bằng trò chơi. [29]
- Theo S. Freud, trò chơi của trẻ em là hành vi bản năng tình dục. Ông
cho rằng, niềm say mê, mong ước những biểu tượng bí ẩn của trẻ đều liên
quan đến bản năng tình dục, nhưng chúng không được thể hiện trực tiếp trong
cuộc sống của trẻ, nên chỉ biểu hiện trong những trò chơi. Như vậy, Freud đã
gắn trò chơi trẻ em với sự đam mê tình dục, ông xem việc trẻ chơi cốt là để
thỏa mãn niềm đam mê ấy. [29]
- G.Piagie coi trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là một
nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, tạo ra sự thích nghi của
trẻ với môi trường. G.Piagie cho rằng, trò chơi chính là sự đồng hóa thực sự
với hoạt động riêng nguyên liệu cần thiết và biến đổi thực tại tùy theo nhu cầu
của cái tôi.
Các nhà tâm lí học, giáo dục học macxit như: G.V Plekhalov;
D.B.Econhin,...[25] coi trò chơi như là một hoạt động đặc trưng của xã hội
loài người. Trò chơi của trẻ em không có nguồn gốc sinh học mà có nguồn

gốc xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua con đường
giáo dục.

Một số nghiên cứu về trò chơi của các nhà tâm lí học, giáo dục

họa phương Tây như Vallon, N.Khrixtencer [25]… cũng chỉ ra rằng, trò chơi
của trẻ là sự phản ánh cuộc sống, là hoạt động của chúng được quy định bởi
những điều kiện xã hội. Theo họ, trò chơi không phải là bất biến, nó phản ánh
hiện thực xã hội luôn vận động và phát triển.

22


Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết “Chơi là hoạt động vô tư, tự nguyện,
người chơi không nhằm vào một lợi ích thiết thực nào cả, trong khi chơi các
mối quan hệ giữa con người với con người được mô phỏng lại, nó mang đến
cho con người một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái và dễ chịu” [20].
Tác giả Nguyễn Thị Hòa định nghĩa về chơi của trẻ mẫu giáo: Chơi là
một hoạt động tự lập của trẻ, chơi không nhằm tạo ra sản phẩm (kết quả vật
chất) mà chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ (kết quả tinh thần),
được bắt chước làm người lớn của trẻ. Chơi của trẻ không phải là thật mà là giả
vờ, nhưng sự giả vờ ấy của trẻ lại mang tính chất chân thực. Động cơ chơi của
trẻ không nằm trong kết quả chơi mà nằm ngay trong các hành động chơi của
trẻ, kích thích chúng chơi và duy trì hứng thú chơi của trẻ. [7,160]
Từ những phân tích trên đây, dưới góc độ lý thuyết hoạt động, ta có thể
hiểu: Chơi là một hoạt động mà động cơ của nó nằm trong quá trình chơi chứ
không phải nằm ở kết quả chơi; Khi chơi, trẻ không chú tâm vào việc tạo ra sản
phẩm, trong trò chơi mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội được
mô phỏng lại. Chơi mang lại cho trẻ trạng thái tinh thần phấn chấn, vui vẻ.
1.1.3.2. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ em

Các

công

trình

nghiên

cứu

khoa

học

của

L.V.Vưgotxki,

A.N.Lêonchiev, A.V.Uxova... về hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo đã chỉ
ra những nét đặc thù hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo như sau:
Hoạt động vui chơi là hình thức tổ chức đời sống của trẻ em
Chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ, nó có mặt trong các hoạt động
khác của trẻ, như hoạt động học tập, hoạt động lao động, trong giao tiếp và
trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Do vậy, việc tổ chức cho trẻ chơi vừa là
nhiệm vụ, vừa là con đường giáo dục có hiệu quả của trẻ em.
Hoạt động vui chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai có chủ đề là phương
thức thỏa mãn nhu cầu cuộc sống và được làm việc như người lớn của trẻ.

23



Trong một giờ chơi, mỗi trò chơi phản ánh một mảng của hiện thực đời sống
xã hội: bệnh viện, trường học, cửa hàng bách hóa, công viên…mỗi trẻ có vị
trí nhất định trong nhóm chơi. Trong khi chơi, trẻ không chỉ phối hợp với
nhau trong nhóm chơi: Cháu A là bác sĩ, cháu B là bệnh nhân, cháu C là
người bán hàng, các cháu C, D là người mua hàng… mà còn phối hợp với
nhau giữa các nhóm chơi: Cháu C đưa bệnh nhân B tới gặp bác sĩ A khám
bệnh rồi ghé qua cửa hàng mua sữa cho em… sự phối hợp giữa trẻ với nhau
như vậy đã hình thành một “xã hội trẻ em” trong khi chơi. Trong xã hội ấy,
trẻ thỏa sức hành động, được sống trong xã hội của người lớn thu nhỏ, được
làm việc, được nói năng, được xưng hô như người lớn…vì thế trẻ luôn là chủ
thể tích cực. Ở đây, trẻ tìm thấy vị trí của mình trong nhóm bạn bè và cũng ở
đây, trẻ cảm thấy mình được tự do thoải mái và tự tin vào bản thân mình hơn.
Khi trẻ được tự do thoải mái chúng sẽ bộc lộ những gì là tự nhiên nhất, những
gì là bản chất nhân cách của chúng, từ đó nhà giáo dục có thể quan sát thấy
những ưu điểm và hạn chế trong hành động và lời nói của chúng một cách
chân thực nhất để có thể đưa ra các biện pháp giáo dục TTT kịp thời và phù
hợp với trẻ. Muốn vậy, giáo viên phải chú ý tổ chức cho trẻ được chơi thoải
mái, tạo môi trường, tình huống cho trẻ phối hợp- liên kết với nhau trong các
nhóm chơi và làm cho hoạt động chơi của trẻ thực sự là một hình thức tổ chức
đời sống của trẻ ở trường mầm non.
Hoạt động vui chơi mang tính hồn nhiên, vô tư.
Hoạt động của trẻ mang tính chất hồn nhiên, vô tư có nghĩa là trong khi
chơi đứa trẻ không chủ tâm nhằm tới một lợi ích thiết thực nào cả. Nguyên cớ
thúc đẩy đứa trẻ chơi chính là sự hấp dẫn của đồ chơi và bản thân quá trình
chơi chứ không phải là kết quả đạt được của hoạt động đó. Trẻ chơi chỉ cốt
cho vui, có vui thì mới chơi và đã chơi thì phải vui. Ở đây vui như một thuộc
tính vốn có của chơi. Chính vì lẽ đó mà hoạt động chơi của trẻ thường được

24



gọi là hoạt động vui chơi, trẻ bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên nhờ đó mà
người nghiên cứu có thể ghi lại kết quả điều tra một cách khách quan.
Hoạt động vui chơi của trẻ em là hoạt động mang tính tự nguyện, tự
do, tự lập.
Trò chơi của trẻ mang tính tự do, tự lập cao bởi vì nó hấp dẫn trẻ, trẻ tự
tạo ra nó, làm chủ được nó. Sẽ không còn là trò chơi nữa nếu hành động của
trẻ phụ thuộc nghiêm ngặt vào thế giới hiện thực. Hơn nữa, trong hoạt động
chơi của trẻ em, hành động chơi xuất hiện từ nguyện vọng và hứng thú cá
nhân chứ không do sự áp đặt máy móc từ phía người lớn.
Một biểu hiện độc đáo của tính tự lực, độc lập là sự điều chỉnh hành vi
của mình khi chơi. Để phù hợp với yêu cầu của trò chơi, trẻ phải luôn điều
chỉnh hành vi của mình, nếu không sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Chính tính
độc lập và tự điều chỉnh hành vi đó không chỉ tạo cho trẻ niêm vui sướng và
lòng tự tin khi chơi mà còn giúp trẻ phát huy được khả năng tự lập của mình
trong cuộc sống sau này.
Chính nhờ đặc điểm này khi trẻ được tham gia trò chơi một cách tự do,
tự nguyện, thoải mái trẻ sẽ bộc lộ một cách tự nhiên nhất bản chất con người
của trẻ nói chung và trong đó có TTT của trẻ. Có thể coi trò chơi đóng vai là
cơ hội, là mảnh đất màu mỡ để người lớn vun trồng đức tính TT cho trẻ.
Hoạt động vui chơi là hoạt động mang màu sắc xúc cảm chân thực
mạnh mẽ.
Đứa trẻ lao vào cuộc chơi với tất cả lòng say mê và lòng nhiệt tình vốn
có của nó. Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ chính là vì nó
thâm nhập dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ, mà tình cảm đối với
đứa trẻ là động cơ mạnh mẽ nhất. Dẫu biết rằng trong trò chơi, mọi cái đều
mang ý nghĩa tưởng tượng, đều là không có thật (chỉ là giả vờ nhưng mang
tính chất thật) nhưng tình cảm mà các biểu hiện trong đó là tình cảm chân


25


×