Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

VŨ THỊ HIỀN

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG SỐ LƢỢNG
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI DỰA VÀO ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

VŨ THỊ HIỀN

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG SỐ LƢỢNG
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI DỰA VÀO ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. PHẠM ĐỨC HIẾU

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đƣợc đề tài “Đánh giá hoạt động hình thành biểu
tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin”
ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn nhận đƣợc sự giúp đỡ, động
viên, quan tâm của các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Mầm non.
Đặc biệt, em xin đƣợc tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Phạm Đức Hiếu, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình để
em có thể hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian và năng lực có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót. Em rất mong tiếp tục nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô và
các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2019
Sinh viên

Vũ Thị Hiền


LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tham khảo và sử dụng một số kết

quả của các giả khác đã đƣợc nêu trong mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hoạt động hình thành biểu tƣợng số
lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin” là kết quả mà
tôi trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu đƣợc thông qua đợt thực tập tại trƣờng Mầm
non Trƣng Nhị, Phúc Yên, Vĩnh Phúc và trƣờng Mầm non Văn Khê, Mê
Linh, Hà Nội. Đây là kết quả của riêng cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng
khớp với các đề tài khóa luận khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2019
Sinh viên

Vũ Thị Hiền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ..................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 4
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................ 4
7. Cấu trúc của khóa luận........................................................................ 4
NỘI DUNG ............................................................................................. 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH
BIỂU TƢỢNG SỐ LƢỢNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ....................................... 5
1.1. Nội dung hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi........... 5
1.1.1. Mục đích hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi ....... 5

1.1.2. Nội dung hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi........ 5
1.2. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành
biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi .............................................................. 5
1.2.1. Quan niệm ..................................................................................... 6
1.2.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình
thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi .................................................... 7
1.2.3. Biểu hiện của kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi ................................... 8
1.3. Đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi .......................................... 14
1.3.1. Quan niệm ................................................................................... 14


1.3.2. Nội dung...................................................................................... 14
1.3.3. Công cụ ....................................................................................... 15
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................. 18
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG HÌNH
THÀNH BIỂU TƢỢNG SỐ LƢỢNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ...................... 19
2.1. Mục đích khảo sát .......................................................................... 19
2.2. Đối tƣợng khảo sát ......................................................................... 19
2.3. Nội dung khảo sát .......................................................................... 19
2.4. Phƣơng pháp khảo sát .................................................................... 19
2.5. Công cụ khảo sát ............................................................................ 20
2.6. Kết quả khảo sát ............................................................................. 24
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................. 32
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG HÌNH
THÀNH BIỂU TƢỢNG SỐ LƢỢNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ...................... 33
3.1. Nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng ứng

công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5
– 6 tuổi ............................................................................................................. 33
3.1.1. Nguyên tắc xây dựng bộ công cụ đánh giá ................................. 33
3.1.2. Kỹ năng xây dựng Bộ công cụ đánh giá ..................................... 34
3.2. Xây dựng Bộ công cụ đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi .......... 35
3.2.1. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kỹ năng ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6
tuổi ................................................................................................................... 35
3.2.2. Thiết kế phiếu hƣớng dẫn đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi .......... 40


3.3. Khảo nghiệm .................................................................................. 42
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................... 42
3.3.2 Thời gian khảo nghiệm ................................................................ 42
3.3.3. Nội dung khảo nghiệm ................................................................ 43
3.3.4. Đối tƣợng khảo nghiệm .............................................................. 43
3.3.5. Phƣơng pháp khảo nghiệm ......................................................... 44
3.3.6. Triển khai khảo nghiệm .............................................................. 44
3.3.7. Kết quả khảo nghiệm .................................................................. 46
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................. 50
KẾT LUẬN ........................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 52
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi. ......................... 25

Bảng 2.2. Biểu hiện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi ................. 25
Bảng 2.3. Mức độ GV tiến hành các thao tác khi ứng dụng công nghệ
thông tin trong quá trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho
trẻ 5 – 6 tuổi .................................................................................... 26
Bảng 2.4. Mục đích nhà trƣờng thực hiện đánh giá kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng
cho trẻ 5 – 6 tuổi ............................................................................. 27
Bảng 2.5. Phƣơng pháp đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6
tuổi .................................................................................................. 28
Bảng 2.6. Công cụ để đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6
tuổi .................................................................................................. 29
Bảng 2.7. Hình thức nhà trƣờng đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho
trẻ 5 – 6 tuổi .................................................................................... 30
Bảng 3.1. Bảng dự kiến tên bài dạy, thời gian và địa điểm đánh giá ............. 45
Bảng 3.2. Bảng số lƣợng giáo viên tham gia đánh giá ................................... 45
Bảng 3.3. Bảng thống kế ý kiến của chuyên gia về sự cần thiết xây dựng
Bộ công cụ đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6
tuổi. ................................................................................................. 47


Bảng 3.4. Bảng thống kê ý kiến của chuyên gia về độ giá trị của Bộ công
cụ đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 ........................ 48
Bảng 3.5. Bảng thống kê kết quả từ phiếu đánh giá kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số

lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi của Giáo viên 1, Giáo viên 2 .................... 49


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tầm quan trọng của việc đánh giá hoạt động hình thành biểu tượng số
lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân với mục tiêu là giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện về thể chất,
nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách con ngƣời. Mục tiêu đó đƣợc thể hiện qua từng hoạt
động dạy học ở mầm non, trong đó có hoạt động hình thành biểu tƣợng số
lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi. Cụ thể: dạy trẻ trẻ đếm, nhận biết các chữ số, số
lƣợng và số thứ tự trong phạm vi 10; so sánh số lƣợng các nhóm đối tƣợng
trong phạm vi 10; giúp trẻ có khả năng thêm bớt trong phạm vi 10 nhằm biến
đổi số lƣợng; biết tách nhóm đối tƣợng ra làm hai nhóm nhỏ theo nhiều cách
khác nhau và xếp thứ tự trong phạm vi đã học. Để thực hiện đƣợc mục tiêu
trên, ngoài các yếu tố nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học ở
mầm non, nhân tố ngƣời dạy - giáo viên mầm non là vô cùng quan trọng, có
vai trò quyết định.
Hiện nay, việc ứng dụng tin học vào giảng dạy là rất cần thiết và đƣợc
khuyến khích rất nhiều. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ
chức các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ tạo ra những điều mới lạ kích thích sự
tò mò của trẻ với những hiệu ứng vui nhộn, màu sắc bắt mắt sẽ làm cho trẻ có
hứng thú với việc học hơn. Do đó, mỗi một giáo viên mầm non cần phải làm
chủ hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu
tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi. Một câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để xác
định đƣợc mức độ thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi? Câu trả lời chỉ có
đƣợc khi chúng ta tiến hành các hoạt động đánh giá ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi
1


của giáo viên.
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin là một phần trong hoạt động
hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi dựa vào ứng dụng công
nghệ thông tin. Đây là kỹ năng cơ bản và quan trọng, giúp giáo viên mầm non
có sự chuẩn bị kĩ lƣỡng về nội dung bài học và quá trình tổ chức trên lớp. Do
vậy, một yêu cầu đặt ra trong nghiên cứu lí luận là cần thiết phải có đề tài
khoa học nghiên cứu về vấn đề đánh giá kỹ năng này trong hoạt động hình
thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
1.2. Thực tiễn đánh giá hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 –
6 tuổi dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin
Trên thực tiễn, quá trình đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi đƣợc tiến hành
dƣới nhiều hình thức khác nhau: dự giờ dạy học, tổ chức cuộc thi giáo viên
dạy giỏi cấp (trƣờng, huyện, thành phố…). Tuy nhiên, việc đánh giá chƣa
mang lại hiệu quả thực sự. Ở nhiều trƣờng mầm non, hoạt động này diễn ra
một cách hình thức, nhằm mục đích hợp thức hóa hồ sơ giáo viên hoặc hợp
thức hóa tiêu chí nào đó trong công tác thi đua; đánh giá không đúng bản chất
vì các phƣơng pháp và công cụ đánh giá đƣợc sử dụng chủ yếu giúp thu thập
thông tin về nhận thức, kiến thức; kết quả đánh giá chƣa có sự đồng nhất cao
vì việc đánh giá chƣa dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá chung;… Do đó,
hoạt động đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin chƣa phát huy
đƣợc vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học ở mầm non
nói riêng và chất lƣợng giáo viên mầm non nói chung.
Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hoạt
động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi dựa vào ứng dụng
công nghệ thông tin” là rất cần thiết.

2. Mục đích nghiên cứu

2


Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng Bộ công cụ đánh giá hoạt
động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi dựa vào ứng dụng
công nghệ thông tin.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đánh giá năng lực của giáo viên mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động đánh giá giáo viên trong tổ chức hình thành biểu tƣợng số
lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Xây dựng Bộ công cụ đánh giá kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5
– 6 tuổi.
- Phạm vi không gian: Giáo viên đang dạy ở các lớp 5 – 6 tuổi tại:
+ Trƣờng Mầm Non Trƣng Nhị – Phúc Yên – Vĩnh Phúc;
+ Trƣờng Mầm Non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi;
4.2. Khảo sát thực trạng đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi;
4.3. Xây dựng Bộ công cụ đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi;
4.4. Khảo nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của Bộ công cụ đánh giá kỹ
năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tượng số

lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi.

3


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và
hệ thống hóa các nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề đánh giá kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số
lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát: quan sát các hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin trong hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Phƣơng pháp điều tra: lấy ý kiến của giáo viên mầm non về nhận
thức, cũng nhƣ thực trạng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc bộ công cụ đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin trong quá trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng
cho trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi;
Chƣơng 2. Thực trạng đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi;
Chƣơng 3. Xây dựng Bộ công cụ đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi.


4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH
BIỂU TƢỢNG SỐ LƢỢNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

1.1. Nội dung hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi
1.1.1. Mục đích hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Phát triển khả năng đếm từ 1 đến 10 và đếm theo khả năng của trẻ;
- Trẻ biết thêm, bớt trong phạm vi 10 nhằm biến đổi số lƣợng;
- Phát triển khả năng nhận biết số và khái quát số lƣợng nhóm đối
tƣợng bằng thẻ số;
- Trẻ nhận biết, phân biệt và so sánh số lƣợng của các nhóm đối tƣợng
trong phạm vi 10;
- Trẻ biết ứng dụng những hiểu biết về số lƣợng vào cuộc sống.
1.1.2. Nội dung hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. Nhận biết các
chữ số, số lƣợng và số thứ tự trong phạm vi 10;
- So sánh số lƣợng các nhóm đối tƣợng trong phạm vi 10;
- Biết thêm bớt trong phạm vi 10. Hiểu đƣợc mối quan hệ số lƣợng
trong phạm vi 10;
- Dạy trẻ biết tách – gộp một nhóm đối tƣợng bằng nhiều cách khác
nhau và xếp thứ tự trong phạm vi 10.
1.2. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành
biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi

5



1.2.1. Quan niệm
a. Kỹ năng
Nghiên cứu kỹ năng có rất nhiều quan điểm khác nhau, có thể đƣa ra
một số quan điểm sau:
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả
tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện
những nhiệm vụ tương ứng”.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong
hoạt động. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành,
thực hiện trọn v n hệ thống thao tác này s đảm bảo đạt được mục đích đặt ra
cho hoạt động”.
Từ sự phân tích trên chúng ta có thể hiểu kỹ năng: là khả năng thực
hiện các hành vi, thao tác một cách linh hoạt, có hiệu quả dựa trên tri thức
thực hiện hành vi trong các điều kiện và bằng các phƣơng tiện khác nhau để
đạt đƣợc mục đích đã xác định.
b. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các
phƣơng tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và
viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con ngƣời và xã hội” - (Theo Nghị quyết 49/CP về phát triển công nghệ
thông tin của Chính phủ Việt Nam).
Ứng dụng công nghệ thông tin: là việc sử dụng công nghệ thông tin vào
các hoạt động trong đời sống, văn hóa, giáo dục… nhằm nâng cao chất lƣợng
và hiệu quả của các hoạt động.
Nhƣ vậy, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin là khả năng thực hiện
các thao tác, hành vi trong việc sử dụng công nghệ thông tin nhằm đạt đƣợc
mục đích đặt ra cho hoạt động.


6


c. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hình thành biểu tượng số
lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu
tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi là việc sử dụng công nghệ thông tin (trang
thiết bị công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng) một cách linh hoạt,
có hiệu quả trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
1.2.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình
thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là
mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhờ vào chức năng vừa có thể tạo, vừa lƣu trữ
và hiển thị một khối lƣợng thông tin vô cùng lớn dƣới dạng văn bản, âm
thanh, hình ảnh và video, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học cung cấp cho trẻ nhiều thông tin đa dạng hơn. Ngoài ra việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp giáo viên mầm non nâng cao tính
sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học còn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp,
cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lƣợng giáo án của mình. Để làm đƣợc
điều đó đòi hỏi giáo viên luôn tự học tập, chủ động sáng tạo trong quá trình
dạy học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hoạt động
thu hút trẻ tham gia một cách tích cực, có hiệu quả.
Đặc điểm trẻ 5 – 6 tuổi là tƣ duy trực quan hình tƣợng, trẻ thƣờng tập
trung vào những gì mới lạ, hấp dẫn vì vậy giáo viên cần phải thu hút sự chú ý
của trẻ bằng các hoạt động mới (ứng dụng công nghệ thông tin) và đặc biệt
khi sử dụng giáo án điện tử sẽ kích thích đƣợc sự hứng thú, tri giác và cảm
nhận của trẻ. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình

thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi sự tƣơng tác của giáo viên và trẻ
cũng đƣợc cải thiện: trẻ hứng thú hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động
trong giờ học, giáo viên có cơ hội để hiểu thêm về tính cách và mức độ tiếp

7


thu kiến thức của trẻ để từ đó lựa chọn các phần mềm hỗ trợ phù hợp.
1.2.3. Biểu hiện của kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu
tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi gồm các thao tác sau:
1. Khai thác các phần mềm
2. Thiết kế giáo án điện tử hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng
cho trẻ 5 – 6 tuổi
3. Tổ chức hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi
qua sự hỗ trợ các phần mềm, phƣơng tiện dạy học
4. Khai thác thông tin trên mạng Internet
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu
tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi đƣợc mô tả qua biểu hiện sau:
a. Khai thác các phần mềm
Giáo viên tìm hiểu về tên, chức năng, ƣu điểm và hạn chế của một số
phần mềm cơ bản và phần mềm chuyên dụng cụ thể:
* Về phần mềm cơ bản: (Microsoft Word (Winword); PowerPoint;
Violet…)
- Microsoft Word (Winword): là chƣơng trình soạn thảo văn bản có các
hiệu ứng nhƣ: phông chữ, màu sắc, âm thanh cùng những hình ảnh đồ họa.
+ Ƣu điểm: hoạt động với tất cả các định dạng phổ thông, kiểm tra và
dịch chính tả.
+ Nhƣợc điểm: phần mềm không hỗ trợ cho video.

- PowerPoint: là phần mềm dùng để thiết kế minh họa, thuyết trình và
có đầy đủ chức năng để xây dựng nội dung bài giảng nhƣ: nhập văn bản, công
thức, hình vẽ, cũng nhƣ chèn hình ảnh, âm thanh, video...

8


+ Ƣu điểm: là phần mềm đem lại hiệu quả và tính linh hoạt cao trong
giảng dạy, có khả năng liên kết với các phần mềm khác: Violet, Word...
+ Nhƣợc điểm: đòi hỏi giáo viên phải có trình độ Tiếng Anh và tin học.
Ví dụ: Một số trò chơi củng cố mà Giáo viên thiết kế qua phần mềm
PowerPoint trong hoạt động ôn số lƣợng trong phạm vi 10
Trò chơi: Bé đếm và tìm số

9


- Violet: là phần mềm ứng dụng hỗ giáo án điện tử, bài giảng điện tử
trên máy tính. Phần mềm Violet có đầy đủ chức năng để xây dựng nội dung
bài giảng nhƣ: nhập văn bản, công thức, hình vẽ, cũng nhƣ chèn hình ảnh, âm
thanh, video...
+ Ƣu điểm: Violet có giao diện đƣợc thiết kế trực quan và dễ dùng,
ngôn ngữ giao tiếp và phần mềm trợ giúp hoàn toàn bằng tiếng việt, phù hợp
với giáo viên không giỏi ngoại ngữ và tin học.
+ Nhƣợc điểm: đây là một phần mềm công cụ đóng giáo viên chỉ có thể
sử dụng các mẫu có sẫn để thiết kế bài giảng.
Ví dụ: Một số trò chơi củng cố mà Giáo viên thiết kế qua phần mềm
Violet trong hoạt động Tách – gộp nhóm đối tƣợng trong phạm vi 8.
Trò chơi: Ai nhanh nhất


10


Về Phần mềm chuyên dụng: Adobe Premiere (Premiere); Bút chì thông
minh; Macromedia Flash 8.0 (Flash)…
- Bút chì thông minh: là phần mềm đầu tiên của Việt Nam đƣợc thiết kế
riêng cho lứa tuổi mầm non, mẫu giáo. Phần mềm đƣợc thiết kế bằng các trò
chơi, bài học, bài luyện tập rất đa dạng và phong phú. (Ví dụ: các bài tập làm
quen với các hình, làm quen với con số, xem đồng hồ…)
+ Ƣu điểm: nội dung phần mềm đã đƣợc âm thanh hóa phục vụ cho trẻ
chƣa biết đọc biết viết. Chức năng tự động cho điểm, tự động nhận xét đúng
sai và các phần thƣởng ngộ nghĩnh. Giáo viên, cha mẹ trẻ có thể sử dụng phần
mềm nhƣ một công cụ hỗ trợ dạy và hƣớng dẫn học tập, rèn luyện, vui chơi
cho trẻ.
Ví dụ: Một số trò chơi làm quen với con số trong phần mềm Bút chì
thông minh (Tập đếm; Châm nến; Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau; Nổ bóng
bay, Tƣới nƣớc cho hoa…)

11


- Macromedia Flash 8.0 (Flash): là phần mềm cung cấp các công cụ
sáng tạo, cho phép tạo ra các thiết kế, các ứng dụng có khả năng tƣơng tác
cao.
+ Ƣu điểm: phần mềm thuận tiện cho việc truyền tải dữ liệu qua
Internet.
+ Nhƣợc điểm: phần mềm có tính bảo mật không cao.
- Adobe Premiere (Premiere): là phần mềm (chƣơng trình) hiệu chỉnh
video. Giúp cho bạn cắt, ghép, chỉnh sửa video, thêm chữ, chèn hiệu ứng.
+ Ƣu điểm: premiere có khả năng sắp xếp, cắt dựng File video gốc

(xuất ra từ máy quay phim) thành một video clip hoàn chỉnh.
+ Nhƣợc điểm: premiere không chỉnh sửa âm thanh sâu, cần sự hỗ trợ
của chuyên gia ứng dụng âm thanh.
Từ việc giáo viên nắm bắt thế mạnh của từng phần mềm, tùy vào từng
hoạt động dạy học mà có thể lựa chọn các phần mềm cơ bản và phần mềm
chuyên dụng phù hợp tình huống dạy học (đếm, lập số, tạo nhóm, thêm –
bớt…) để khai thác đƣợc tính năng, ƣu điểm và làm cho hoạt động học đạt
hiệu quả cao hơn.
b. Thiết kế giáo án điện tử hoạt động hình thành biểu tượng số lượng
cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Giáo viên lên ý tƣởng cho bài dạy và tìm hiểu về các chức năng, cũng
nhƣ những thế mạnh, hạn chế của một số phần mềm để từ đó lựa chọn các
phần mềm (gồm phần mềm tạo tình huống, bài tập) của bài học phù hợp với
mục tiêu đã xác định, đảm bảo tính khoa học và vừa sức; xác định đƣợc các
phầm mềm tạo tình huống (phần mềm PowerPoint, Violet, Adobe Premiere
(Premiere)....) xác định đƣợc các phần mềm tạo bài tập (phần mềm Bút chì
thông minh, PowerPoint, Macromedia Flash 8.0 (Flash)...)

12


Lƣu ý: Khi xác định các phần mềm hỗ trợ, giáo viên có thể tham khảo,
bổ sung, phát triển trên cơ sở đặc điểm, tình hình dạy học thực tế (hiểu biết
của trẻ, điều kiện vật chất của lớp, nhà trƣờng) và đặc điểm kinh tế, truyền
thống văn hóa của địa phƣơng. Giáo viên xác định đƣợc mối quan hệ logic
giữa các phần mềm hỗ trợ, từ đó sắp xếp các phần mềm theo trình tự: phần
mềm hỗ trợ tình huống là cơ sở hình thành phần mềm bài tập, phần mềm đơn
giản đến phức tạp hoặc theo tiến trình giờ học (hình thành – củng cố)
- Giáo viên thiết kế giáo án bằng các phần mềm đảm bảo phù hợp với
nội dung bài học (tình huống, bài tập, trò chơi…). Hình ảnh rõ nét, màu sắc

tƣơi sáng, ngộ nghĩnh, đáng yêu phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ, âm
thành rõ nét nghe rõ, vui nhộn, kích thích hứng thú của trẻ.
c. Tổ chức hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
qua sự hỗ trợ các phần mềm, phương tiện dạy học
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học dựa trên sự hỗ trợ của các
phần mềm. Việc cho trẻ quan sát slide trong trình chiếu đảm bảo phù hợp với
mục tiêu, nội dung, phong cách và trình độ chuyên môn của giáo viên. Điều
đó, vừa giúp trẻ tri giác về đối tƣợng, tập hợp số lƣợng các đối tƣợng một
cách rõ nét, vừa giúp trẻ thực hiện các thao tác tƣ duy và lập luận ở mức đơn
giản (kỹ năng quan sát, tìm kiếm sự tƣơng đồng, khác biệt trong những tình
huống quen thuộc). Giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng việc trình chiếu với
hƣớng dẫn, tổ chức hoạt động học tập cho trẻ, tránh lạm dụng dẫn đến việc trẻ
mất tập trung.
- Giáo viên sử dụng thành thạo các phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ: máy tính,
máy chiếu, máy chiếu đa vật thể, bảng tƣơng tác (bảng thông minh). Giáo
viên làm chủ kỹ thuật, thao tác trong sử dụng và trình chiếu.
d. Khai thác thông tin trên mạng Internet
- Để mỗi bài giảng sinh động, hấp dẫn và thu hút sự chú ý của trẻ thì

13


đòi hỏi giáo viên mạnh dạn học hỏi, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet để
lựa chọn hình ảnh, video, phần mềm hỗ trợ phù hợp với nội dung bài giảng.
- Ngoài việc khai thác thông tin trên mạng Internet giáo viên còn đƣa
bài giảng lên mạng qua thƣ điện tử, email, e- learning để cùng trao đổi, chia
sẻ về nội dung, phƣơng pháp và việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Giáo viên
có thể tự tạo cho mình một kho tài liệu về các nội dung, kiến thức, hình ảnh,
video phục vụ cho việc dạy học và tham khảo của các đồng nghiệp.
1.3. Đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi
Để làm rõ mục đích nghiên cứu của đề tài, trong khóa luận của tôi chỉ
trình bày về quan niệm, nội dung và công cụ đánh giá.
1.3.1. Quan niệm
Đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình
thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi là quá trình thu thập thông tin
một cách hệ thống về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi để từ đó thấy đƣợc thực
trạng của kỹ năng để đƣa ra những nhận định xác thực dựa trên cơ sở các
thông tin thu đƣợc, làm cơ sở để đề xuất cho những biện pháp cải tiến nhằm
nâng cao kỹ năng ứng công nghệ thông tin của giáo viên nói riêng và chất
lƣợng giáo viên mầm non nói chung.
1.3.2. Nội dung
Dựa trên các biểu hiện của kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi chúng tôi xác
định nội dung đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi là sự tổ hợp hoạt động
đánh giá các thao tác hình thành nên kỹ năng bao gồm việc đánh giá các kỹ
năng sau:
14


- Kỹ năng khai thác các phần mềm;
- Kỹ năng thiết kế giáo án điện tử hoạt động hình thành biểu tƣợng số
lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi;
- Kỹ năng tổ chức hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 –
6 tuổi qua sự hỗ trợ các phần mềm, phƣơng tiện dạy học;
- Kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet.
1.3.3. Công cụ
1.3.3.1. Một số khái niệm

Để hiểu rõ về khái niệm này, chúng ta cần tìm hiểu một số thuật ngữ:
- Tiêu chuẩn: Theo Từ điển Tâm lí học, nghĩa của từ “tiêu chuẩn (thƣớc
đo)” là “dấu hiệu trên cơ sở đó mà một phép đo, một sự đánh giá, một định
nghĩa, một sự phân loại cái gì đó đƣợc thực hiện”.
- Tiêu chí: “Tiêu chí” lá sự cụ thể hóa của tiêu chuẩn. Tiêu chí chỉ ra
những căn cứ để đánh giá chất lƣợng. Tiêu chí có thể đo đƣợc thông qua các
chỉ số thực hiện.
- Mức chỉ báo: Theo từ điển tiếng Việt, “mức” là cái đƣợc xác định về
mặt nhiều hay ít, làm căn cứ để nhằm đạt tới trong hành động để làm tiêu
chuẩn so sánh, đánh giá.
- Công cụ: Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “công cụ” là cái
dùng để tiến hành một công việc nào đó, để đạt đƣợc một mục đích nào đó.
Công cụ đƣợc sử dụng nhằm thu thập thông tin phục vụ cho các hoạt động
đánh giá.
1.3.3.2. Một số công cụ trong đánh giá kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
Việc sử dụng các phƣơng pháp đánh giá chỉ hiệu quả khi ngƣời đánh
giá chuẩn bị tốt các công cụ đánh giá phù hợp. Để đánh giá kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5
– 6 tuổi, chúng ta có thể sử dụng các công cụ chủ yếu:
15


a. Giáo án
- Giáo án là sản phẩm của hoạt động thiết kế nên đây đƣợc coi là bộ
công cụ cơ bản và có vai trò chủ đạo trong việc đánh giá kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5
– 6 tuổi. Thông qua giáo án chúng ta có thể thấy đƣợc quy trình tổ chức bài
dạy của giáo viên cách lựa chọn các phần mềm hỗ trợ cũng nhƣ cách tổ chức
hoạt động dạy học.

b. Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, tự luận
Nội dung của bài kiểm tra thƣờng yêu cầu giáo viên lựa chọn một
phƣơng án đúng cho các câu hỏi hoặc yêu cầu họ viết bài tự luận trình bày
bày sự hiểu biết về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi. Từ kết quả trên, ngƣời đánh
giá xác định đƣợc mức độ hiểu biết cũng nhƣ mức độ thành thạo trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số
lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
c. Bảng kiểm
Bảng kiểm đƣợc sử dụng trong quá trình quan sát, để ghi lại những nội
dung cần đánh giá đã quan sát đƣợc và mức độ thành thạo của kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho
trẻ 5 – 6 tuổi. Cấu tạo của bảng kiểm gồm thao tác thực hiện kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông tin. Khi quan sát, ngƣời đánh giá sẽ đánh dấu vào
những hành vi, thao tác thực hiện từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số
lƣợng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
d. Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí
Đây là tập hợp các mong đợi của ngƣời đánh giá để đánh giá kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số
16


×